You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN

BAN: ĐÚC

Giảng viên hướng dẫn:Th.S NGUYỄN LINH GIANG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN PHÚC

Lớp: 20C1A

MSSV: 101200052

Đà Nẵng, 2023
A Lý thuyết
I. Định Nghĩa
Đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn
có hình dạng nhất định, sau khi rót kim loại kim loại hoá rắn trong khuôn ta thu
được vật đúc có hình dạng giống khuôn đúc
II. Đặc điểm
+ Đúc có thể gia công được nhiều loại vật liệu khác nhau: thép, gang, hợp kim
màu,.. có khối lượng từ một vài gam đến hàng trăm tấn.
+ Chế tạo vật đúc có hình dáng, kết cấu phức tạp như: thân máy công cụ, vỏ
động cơ, … mà các phương pháp khác khó hoặc không thể làm được.
+ Độ chính xác về kích thước, hình dáng và độ bóng không cao.
+ Có thể đúc nhiều lớp kim loại khác nhau trong một vật đúc.
+ Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng
suất tương đối cao.
+ Có khả năng cơ khí hoá và tự động hoá.
+ Tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót, đậu hơi.
+ Dễ gây ra nhưng khuyết tật như: thiếu hụt, rỗ khí, cháy cát,..
+ Kiểm tra khuyết tật bên trong vật đúc khó khăn, đòi hỏi thiết bị hiện đại.
III. Hỗn hợp làm khuôn, làm lõi
1. Vật liệu làm khuôn và lõi
+ Cát.
+ Đất sét.
+ Chất kết dính.
+ Chất sơn khuôn.
2. Hỗn hợp làm khuôn và lõi
a. Hỗn hợp làm khuôn
+ Cát áo chiếm 10% - 15% lượng cát trong khuôn.
+ Cát đệm chiếm 83% - 90% lượng cát.
b. Hỗn hợp làm lõi
+ Điều kiện làm việc khác bất lợi nên hôn hợp cần độ bền, tính kín, độ thuỷ khí
cao hơn khi làm khuôn nhiều. Để tăng độ bền cần giảm lượng đất sét, để tăng
tính chịu nhiệt, lượng thạch anh đạt tới 100%, ít dùng hỗn hợp cũ
IV. Làm khuôn trên nền xưởng
Chuẩn bị:
+ Mẫu má tĩnh ê tô
+ Hộp lõi má tĩnh ê tô
+ Bộ dụng cụ làm khuôn
+ Hỗn hợp làm khuôn: cát áo, cát đệm
+ Hòm khuôn, mẫu hệ thống rót và các dụng cụ khác
Các bước thực hiện:
Để tiến hành làm khuôn cần phải qua giai đoạn làm khuôn dưới nền xưởng,
khuôn trên trong hòm khuôn, rút mẫu, sửa khuôn.
Sau khi kiểm tra hỗn hợp cát áo và cát đệm đạt độ ẩm yêu cầu chúng ta tiến
hành làm khuôn.
Giai đoạn làm khuôn dưới: dùng cuốc và xẻng trộn đều hỗn hợp làm khuôn,
dùng tay gạt đều hỗn hợp làm khuôn trên nền xưởng. Ta tiến hành hạ mẫu nữa
mẫu dưới, đặt thanh gỗ lên mặt phân mẫu dùng búa để hạ mẫu.
Chú ý: dùng búa đánh đều, đánh mạnh, đánh đúng trọng tâm của mẫu để đảm
bảo chi tiết không bị lệch và xê dịch về các hướng.
Hình 1: Dùng búa hạ mẫu má tĩnh trên nền xưởng
Sau khi hạ mẫu xong dùng thước Nivo để kiểm tra mặt phẳng sao cho cân bằng,
nếu nhìn vào chính giữa thước mực nước bị lệch một bên điều đó chứng tỏ
chưa cân bằng, nếu chưa đạt yêu cầu thì dùng thanh gỗ và búa gõ để điều chỉnh.
Chú ý: khi dùng thước đo cần làm sạch bề mặt chi tiết trên nền mẫu để đảm bảo
độ chính xác.

Hình 2: Kiểm tra mặt phẳng bằng thước Nivo


Sau khi đã cân bằng dùng chày giã xung quang từ trong ra ngoài theo hình tròn.
Chú ý giã chặt từ ngoài vào trong cách mẫu khoảng 2 ngón tay, tránh trường
hợp chày giã lên mẫu làm hư mẫu. Bề mặt dùng chày giã phải rộng hơn hòm
khuôn 10 cm, các góc của mẫu không giã được thì dùng ngón tay ấn vào để
đảm bảo độ đầm chặt trên toàn bộ mặt phân khuôn. Sau mỗi lần dùng chày giã
ta tiến hành dùng xẻng đổ thêm hỗn hợp làm khuôn lên và tiến hành dùng chày
giã cứ lặp lại cho đến khi hỗn hợp làm khuôn cao hơn mặt phân khuôn. Chú ý
giã một chày cách một chày.

Hình 3: Dùng chày giã hỗn hợp làm khuôn


Sau khi hỗn hợp làm khuôn cao hơn mặt mẫu ta dùng đầm để đầm chặt hỗn hợp
làm khuôn.

Hình 4: Dùng đầm để đầm chặt hỗn hợp làm khuôn


Sau khi đầm chặt hỗn hợp làm khuôn ta dùng thước để gạt phẳng mặt phân
khuôn.

Hình 5: Dùng thước để gạt hỗn hợp làm khuôn


Sau khi mặt phân khuôn được gạt phẳng, dùng bay để miết bóng mặt phân
khuôn trên nền xưởng

Hình 6: Dùng bay miết bóng mặt phân khuôn


Sau đó dùng khí nén để vệ sinh sạch sẽ các lỗ định vị, mặt phân khuôn của mẫu.
Hình 7: Dùng khí nén để vệ sinh
Ta tiến hành lắp nữa mẫu trên sao cho đúng lỗ định vị giữa hai mẫu chi tiết để
chuẩn bị làm nữa khuôn trên.
Sau đó lấy nữa khuôn trên đặt lên sao cho đảm bảo khoảng cách giữa chi tiết và
thành của hòm khuôn.
Hình 8: Đặt nữa mẫu trên

Hình 9: Đặt hòm khuôn trên


Sau đó ta tiến hành bố trí rãnh lọc xỉ, ống rót, đậu ngót, đậu hơi, và rải cắt trắng
mặt phân khuôn.

Hình 10: Bố trí hệ thống rót, đậu ngót trong hòm khuôn
Sau đó dùng xẻng đổ hỗn hợp làm khuôn vào hòm khuôn và dùng chày giã chặt
hỗn hợp làm khuôn, mỗi lớp hỗn hợp làm khuôn dày 50-60mm, chú ý đầm chặt
các góc của hòm khuôn, cứ lặp lại đến khi đầy.
Hình 11: Dùng chày giã chặt hỗn hợp làm khuôn trong hòm khuôn trên
Sau khi hỗn hợp làm khuôn điền đầy hòm khuôn ta tiến hành đổ thêm một lớp
và dùng đầm để đầm chặt.

Hình 12: Dùng đầm để đầm chặt hỗn hợp làm khuôn trong hòm khuôn trên
Sau đó dùng thước gạt phẳng hỗn hợp thừa cho hòm khuôn trên

Hình 13: Dùng thước gạt phẳng hòm khuôn trên


Sau đó ta tiến hành xiên hơi để thoát khí
Hình 14: Xiên hơi cho hòm khuôn trên
Rút ống rót, đậu hơi, tạo phễu rót.
Hình 15: Tạo phễ rót cho nữa khuôn trên tỏng hòm khuôn
Tiến hành đóng 3 cọc định vị và tách hòm khuôn trên để đánh động rút mẫu
trên nền xưởng và trong hòm khuôn
Hình 16: Đóng cọc định vị và tách nữa khuôn trên
Dùng cờ lê lục giác để đánh động mẫu, nhớ dùng bút lông nhúng nước quét
quanh mẫu và hỗn hượp làm khuôn
Hình 17: Đánh động mẫu khuôn trên trong hòm khuôn
Hình 18: Đánh động mẫu nữa khuôn dưới ở nền xưởng
Dùng búa cao su và budong để tiến hành rút mẫu
Hình 19: Khuôn sâu khi rút mẫu

You might also like