You are on page 1of 77

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA BẤT ĐỘNG SẢN & KINH TẾ TÀI NGUYÊN


🙡🕮🙣

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp 64

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Mạnh Hùng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Hà

Trần Kim Chúc

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Nguyễn Thị Thu Hương

Trần Ngọc Linh

Hà Nội, năm 2024


MỤC LỤC
ii

DANH MỤC BẢNG......................................................................................................iii


DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu................................................................................................4
6. Kết cấu bài nghiên cứu.............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................5
1.1. Một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu đã đạt được...........................5
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước......................................................5
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài......................................................7
1.2. Tổng kết kết quả, đóng góp các công trình đã đạt được.......................................9
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...............................................10
2.1. Tổng quan lý thuyết............................................................................................10
2.1.1. Các khái niệm liên quan...............................................................................10
2.1.2. Vai trò của nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu...12
2.1.3. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.....13
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu..............................................................................................................16
2.1.5. Khung lý thuyết của mô hình Nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với
biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh..........................................................................22
2.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................24
2.2.1. Mô hình nuôi biển hiện đại tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa...............24
2.2.2. Mô hình RAS nổi của công ty Next Tuna và công ty Seafarming Systems
của Na Uy...............................................................................................................24
iii

2.2.3. Mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch biển đảo huyện Lý Sơn (Quảng
Ngãi).......................................................................................................................25
2.2.4. Mô hình siêu tàu nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc....................................25
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO
ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH
QUẢNG NINH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương..............................................27
3.1.1.Điều kiện tự nhiên về Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh........................27
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................28
3.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh.................................................32
3.3. Đánh giá một số mô hình đang áp dụng tại Quảng Ninh....................................35
3.3.1. Tóm tắt các mô hình.....................................................................................35
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình..............................................................38
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..........................43
3.4.1. Phương pháp định lượng..............................................................................43
3.4.2. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................43
3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................48
3.4.4. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................49
3.5. Kết quả nghiên cứu.............................................................................................49
3.5.1. Phân tích hồi quy và Anova..........................................................................49
3.5.2. Nhận xét thông số.........................................................................................51
3.5.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................................................52
3.5.4. Kết luận........................................................................................................54
CHƯƠNG IV. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.......................................................56
4.1. Định hướng tương lai của mô hình nghiên cứu..................................................56
4.2. Đề xuất mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại
tỉnh Quảng Ninh.........................................................................................................57
4.2.1. Nội dung mô hình.........................................................................................57
4.2.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình.......................................................................58
iv

4.2.3. Hiệu quả xã hội và môi trường của mô hình................................................59


4.3. Giải pháp.............................................................................................................60
4.3.1. Giải pháp phát triển thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại
tỉnh Quảng Ninh.....................................................................................................60
4.3.2. Giải pháp khắc phục rào cản và thúc đẩy phát triển mô hình thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Vân Đồn..................................................64
KẾT LUẬN...................................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................i

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh............................................32
Bảng 3.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh..........................................32
Bảng 3.3. Sản lượng nuôi cá, nuôi tôm tỉnh Quảng Ninh.............................................33
v

Bảng 3.4. Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng tỉnh
Quảng Ninh...................................................................................................................34
Bảng 3.5. Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam.......................................................34
Bảng 3.6. Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững tại Quảng
Ninh...............................................................................................................................38
Bảng 3.7. Thang đo yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh..................................................45
Bảng 3.8. Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính....................................................50
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy.............................................................................................50
Bảng 3.10. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..............................54

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sản lượng thủy sản toàn cầu từ 2002-2022...................................................12


Hình 2.2. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh........................................................22
Hình 2.3. Thiết kế khu vực neo đậu cho RASxFloater.................................................25
vi

Hình 3.1. Giá trị đóng góp của các nhóm ngành của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn
2020-2021......................................................................................................................28
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh...........................................................52

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đầy đủ

NTTS Nuôi trồng thủy sản


vii

BĐKH Biến đổi khí hậu

PRA Phương pháp đánh giá nhanh

CSA Climate Smart Agriculture (Nông nghiệp


thông minh thích ứng biến đổi khí hậu)

RAS Recirculating Aquaculture Systems (Hệ


thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn)

RASxFloater Recirculating Aquaculture Systems x


Floater (Hệ thống nuôi trồng thủy sản
tuần hoàn kết hợp cấu trúc nổi trôi)

EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích


nhân tố khám phá)

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp


Liên Hiệp Quốc

OCOP One commune one product

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

HTX Hợp tác xã


viii

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có diện tích mặt nước biển lớn, thuận lợi cho
phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã
hội và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang phải
đối mặt với những thách thức lớn của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của
nó đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Biến đổi khí hậu đã làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên, tăng mực nước biến
biến đổi môi trường và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang tạo ra những thách thức
lớn. Các loài thủy sản đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng cũng như sức khỏe
khi môi trường sống của chúng bị phá hủy, điều này dẫn đến sự suy giảm về chất
lượng sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, những cư dân ven biển gặp khó khăn với nguy
cơ mất mát đất đai và thiệt hại do sạt lở bờ biển. Tất cả những thách thức này đang đặt
ra một câu hỏi nan giải: Làm thế nào để ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh
có thể tồn tại và phát triển trong tương lai?
Ngành nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh có nhiều tiềm năng phát triển
nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn như vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,
nước biển dâng,... cần được giải quyết. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã
có những mô hình nuôi trồng giống tăng gấp đôi sản lượng nhưng lại không bảo vệ
môi trường, thiếu tính bền vững để phát triển lâu dài. Một số mô hình khác lại dù góp
phần bảo vệ môi trường nhưng lại không đem lại hiệu quả kinh tế và đòi hỏi nguồn
vốn lớn. Chính vì vậy, cấp thiết nên có một mô hình phù hợp đảm bảo hiệu quả kinh
tế, xã hội, môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Mô hình mới sẽ đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đảm
bảo chất lượng lượng cuộc sống đồng thời cũng không gây tổn hại đến môi trường,
nguồn lợi tự nhiên. Song song với đó là hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đến việc
nuôi trồng thủy sản, đảm bảo năng suất, duy trì nguồn cung thủy sản quan trọng cho
thị trường nội địa và xuất khẩu.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong nhiều mặt từ điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý, nguồn nhân lực đến định hướng phát triển của tỉnh, việc nghiên cứu, phát triển
một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững là phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát
triển.
ix

Xuất phát từ câu hỏi và thực tế trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài:“Phát
triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng
Ninh”. Đây là một đề tài cần được quan tâm, nghiên cứu sâu sắc, góp phần gỡ rối
những khó khăn trong ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng và
ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, cùng hướng đến phát triển bền vững trong điều
kiện thích ứng biến đổi khí hậu như hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung:


- Tìm hiểu về Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí
hậu nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

 Mục tiêu cụ thể:


- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và vấn đề thực tiễn.
- Đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Qua đó,
chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của một số mô hình Nuôi trồng thủy sản trong
tỉnh và ngoài tỉnh.
- Tìm ra giải pháp khả thi, phù hợp và đề xuất phát triển mô hình Nuôi trồng thủy
sản bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh, bao gồm:

 Áp dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trong quy mô lớn,
tập trung ở vùng xa bờ tỉnh Quảng Ninh; nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra
sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế, giảm nhẹ
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng các hình thái kinh tế cực đoan khác.
 Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững gắn chặt với quy hoạch phát triển
của tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện, thực trạng nuôi trồng thủy sản bền vững trong
bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023.
- Phạm vi không gian: thực hiện tại một số khu vực nuôi trồng thủy sản gần bờ
và xa bờ tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh
Quảng Ninh; phân tích, đánh giá mô hình theo hướng phát triển bền vững trong
bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một gia tăng; rút ra kết quả, hạn chế và giải
x

pháp để phát triển, nhân rộng mô hình Nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng
với biến đổi khí hậu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và kế thừa số liệu
Nghiên cứu đã tổng hợp các căn cứ pháp lý về sản xuất nông nghiệp bền vững
thích ứng với biến đổi khí hậu, các tài liệu nghiên cứu, sách, đề tài, tạp chí khoa học để
làm căn cứ xây dựng nên tiêu chí đánh giá mô hình phát triển thủy sản bền vững thích
ứng với biến đổi khí hậu. Thu thập các thông tin về điều kiện khí hậu, về các mô hình
đang được áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh bằng cách kế thừa số liệu từ các báo cáo, niên
giám thống kê của tỉnh Quảng Ninh và các huyện; từ các sở, ngành liên quan từ Trung
tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Ninh và từ kết quả các công trình đã nghiên cứu ở
địa bàn.
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
Số liệu thu thập được mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Phương pháp
nghiên cứu được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả mô hình và hiệu quả các mô hình để qua đó đánh giá được hiệu quả các mô hình
phát triển thủy sản bền vững tại Quảng Ninh cũng như đánh giá được hiệu quả mô
hình mà bài nghiên cứu đề xuất từ đó xác định thực trạng các mô hình và đề xuất mô
hình mới có hiệu quả cao hơn.
Phương pháp đánh giá tổng hợp
Chú trọng đánh giá tổng hợp các nhân tố gây nên tai biến tự nhiên dựa trên cơ
sở phân tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng như các tác động
tổng hợp các tai biến tự nhiên đến các hoạt động sản xuất thủy sản ở trên địa bàn đề từ
đó đề xuất các mô hình hợp lý nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Phương pháp thực địa
Dựa vào giả thuyết đã quan sát, đánh giá các yếu tố thực tế, và có kiểm nghiệm
giả thuyết bằng các thí nghiệm trước khi đưa vào hoạt động. Áp dụng phương pháp
này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất thủy sản theo mô
hình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm tra đối chiếu các tài liệu
về tự nhiên và kinh tế - xã hội, hiệu quả các mô hình ở trên thực địa. Trong quá trình
thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo
phương pháp đánh giá nhanh (PRA) nhằm thu thập thông tin của cư dân địa phương
(điều tra ở các xã của huyện với thành phần là người dân, cán bộ quản lý; nội dung
điều tra về các mô hình sản xuất thủy sản bền vững thích ứng biến đổi khí hậu của xã).
xi

Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát theo
tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là
cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng
với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Tìm hiểu thực trạng nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí
hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Tìm hiểu, đánh giá một số mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với
biến đổi khí hậu đã và đang được áp dụng trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh. Từ
đó chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của các mô hình đó.
- Thông qua các đánh giá trên, xây dựng mô hình Nuôi trồng thủy sản bền vững
thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm áp dụng công nghệ cao trong quy mô
lớn, tập trung ở vùng biển xa bờ tỉnh Quảng Ninh. Sau đó đánh giá hiệu quả của
mô hình trên.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển thủy sản bền vững tại
Quảng Ninh nói chung và các mô hình thủy sản bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu nói riêng.
6. Kết cấu bài nghiên cứu
Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài
nghiên cứu được chia thành 4 phần như sau:
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Chương II: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Chương III: Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với
biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh và xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương IV: Định hướng và giải pháp
xii

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu đã đạt được
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước
ThS. Đặng Thị Hoa và PGS.TS. Quyền Đình Hà (2016) đã nghiên cứu chủ đề:
“Thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển
tỉnh Nam Định” và đăng trên tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 4 (455) . Trong công trình
nghiên cứu, các tác giả đã làm nổi bật những tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nam Định, bao gồm diện tích đất lúa bị nhiễm mặn, đất
trồng trọt bị ngập úng và đất làm muối được chuyển sang để nuôi trồng thuỷ sản. Bên
cạnh đó, bài nghiên cứu đã minh chứng sự thay đổi của khí hậu đã tác động trực tiếp
đến đời sống của người dân tỉnh Nam Định và từ đó, các tác giả đưa ra một số giải
pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thuỷ sản, trong đó điển hình là
biện pháp lập kế hoạch tiếp cận tổng thể, kết hợp với chương trình sinh kế bền vững
với chương trình quản lý rủi ro.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản
ở tỉnh Quảng Nam” (Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam &
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2015) do các tác giả Bùi Thanh Sơn, Lê Văn
Ân nghiên cứu và được đăng trên tạp chí Khoa học và Giáo dục cũng là một đề tài
nghiên cứu sâu sắc về các tác động nặng nề của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy
sản. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tại tỉnh Quảng Nam – một trong những tỉnh ven
biển Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, ví dụ như tình
trạng xâm nhập mặn, hạn hán xảy ra trên quy mô lớn vào mùa khô hay tình trạng lũ lụt
diễn ra hết sức phức tạp vào mùa mưa,…Các tác giả nhấn mạnh về vấn đề gây thiệt hại
của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, các
tác giả có đề xuất một số giải pháp công trình, phi công trình nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả kinh tế ngành, bao gồm chuyển đổi quy mô hồ nuôi,
nâng cấp hệ thống nuôi trồng, thay đổi cơ cấu mùa vụ và một số giải pháp khác.
Bài nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí
hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Long & Lộ, 2019) đã giới thiệu mô hình
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới, áp dụng tại vùng đồng bằng sông Cửu
xiii

Long. Các tác giả dựa trên các tiêu chí ứng phó với biến đổi khí hậu, lựa chọn ứng
dụng CSA (Climate Smart Agriculture) với khu vực nông nghiệp. CSA là mô hình
được đánh giá cao khi có thể cùng lúc sử dụng các khoa học tiên tiến giúp kiểm soát
được hầu hết các yếu tố về thiên nhiên như nước, đất, dinh dưỡng, khí carbon, thời tiết
và kết hợp đồng thời với tri thức địa phương. Ngoài ra, các tác giả đã phát hiện các rào
cản của mô hình thông minh này và đề xuất các giải pháp tương ứng trên các khía cạnh
khác nhau như hoàn thiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, cải thiện phương
pháp tiếp cận người nông dân và thu hút vốn đầu tư.
Trong bài nghiên cứu Nguyễn Quang Thuấn, Hà Huy Ngọc, Phạm Sỹ An
(2019), “Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
trong bối cảnh mới”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019, nhóm tác giả đã nêu lên
những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam đã
nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu và đã phát triển chính sách và chương
trình hành động từ năm 2008; tuy nhiên, những chính sách và chương trình, dự án liên
quan trực tiếp đến ứng phó biến đổi khí hậu còn nhiều bất cập và hạn chế bởi vì chưa
thực sự tiếp cận trực tiếp đến đối tượng phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Để
hoàn thiện các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long trong bối cảnh mới hiện nay, các tác giả đề xuất Chính phủ và các địa phương
trong vùng cần thực hiện nhiều giải pháp mang tính tổng thể, liên kết vùng một cách
hiệu quả hơn, bao gồm hoàn thiện thể chế ứng phó, xây dựng cơ chế tài chính, nhân
rộng mô hình sinh kế và thu hút đầu tư.
Nguyễn Hùng Cường, Đỗ Thị Dung, Đỗ Khánh Duy, Đỗ Thị Hường (2020),
“Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, công nghệ cao thích ứng
với biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 37, số 1 (2021) là chủ đề được nghiên cứu tại
khu vực dải ven biển Đồng bằng sông Hồng. Các tác giả khai thác thông tin, tìm hiểu
những điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và rút ra kết luận rằng điều kiện khí
hậu mùa đông lạnh và môi trường nước có nhiều sự biến động dẫn đến sự bất thuận lợi
nhiều hơn tại các tỉnh phía Bắc so với các tỉnh ở khu vực phía Nam. Qua đó, các tác
giả đưa ra một số đánh giá về tiềm năng nuôi trồng thủy sản, dựa trên cơ sở này và đề
xuất một số biện pháp kỹ thuật mới cho từng vùng trong quá trình khai thác, bao gồm
chuyển đổi công nghệ phân phối từ truyền thống sang trực tuyến, tăng cường đào tạo
nhân lực chất lượng cao và hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn.
Hoàng Ngọc Khắc, Trịnh Quang Tú, Trần Văn Tam (2020) (Viện Nghiên cứu
Biến đổi toàn cầu và Phát triển bền vững & Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
xiv

Sản, 2020), “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản ven
biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ven biển Bắc Bộ – Bắc
Trung Bộ”, Tạp chí khí tượng thủy văn 2020 là chủ đề nghiên cứu tập trung đánh giá
các hệ thống nuôi trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Các tiêu
chí đánh giá được xây dựng trên cơ sở ba nhóm trụ cột chính trong tiếp cận CSA
(Climate Smart Agriculture), bao gồm nhóm đảm bảo an ninh lương thực, nhóm thích
ứng và phục hồi với biến đổi khí hậu, và nhóm giảm phát thải khí nhà kính. Bộ tiêu chí
được áp dụng có ý nghĩa thiết thực trong việc đánh giá tính hiệu quả và cải thiện các
hệ thống nuôi trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng Bắc
Bộ–Bắc Trung Bộ cũng như mở rộng cho các tỉnh thành ven biển Việt Nam.
Trần Thị Thanh Nga, Võ Thị Thu Em (2022), “Hệ thống tuần hoàn (RAS) -
Xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững ”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Phú
Yên, số 29 đã nêu rõ thực trạng nuôi trồng thủy sản hiện nay khi phải đối mặt với
những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như ô nhiễm môi trường nước, dịch
bệnh, sử dụng kháng sinh tràn lan,... Từ những tác động nặng nề trên, các tác giả đã
giới thiệu hệ thống nuôi trồng thủy sản (RAS), một mô hình được đánh giá là đạt mức
độ kiểm soát tốt hơn bất kỳ ứng dụng công nghệ nào khác trong nuôi trồng thủy sản.
RAS tạo điều kiện nuôi trồng được tối ưu hóa và hoàn toàn độc lập với các biến động
về chất lượng nguồn nước và nhiệt độ môi trường xung quanh góp phần tăng cao năng
suất nuôi trồng so với hệ thống nuôi trồng truyền thống. Các tác giả chỉ ra RAS được
sử dụng trong điều kiện hạn chế tài nguyên, lợi ích môi trường không có hóa chất thải
ra môi trường và mang lại hiệu quả sản xuất cao và lợi ích kinh tế đáng kể. Tuy nhiên,
thiếu kỹ thuật chuyên môn, đầu tư ban dầu cao, chi phí vận hành cao và thời gian hoàn
vốn dài là một thách thức lớn đối với công nghệ này. Các tác giả đề xuất cần có thêm
nhiều nghiên cứu để nâng cao tính an toàn sinh học của hệ thống, đồng thời giảm thiểu
chi phí vận hành để người sử dụng có thể ứng dụng phổ biến và hiệu quả.
Lê Bích Thủy (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã đánh giá thực trạng ngành nuôi trồng thủy
sản tỉnh Cà Mau và tìm ra các nhân tố tác động đến phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và
đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh
Cà Mau. Từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.
xv

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài


Kết hợp các nhà nghiên cứu từ hội Unity and Freedom, Food and Agriculture
Organization of the United Nations, UN environment và UN Women, “Climate -
smart Aquaculture: A Toolkit for Policymakers and Investors” (Nuôi trồng thủy sản
thông minh thích ứng biến đổi khí hậu: Một tài liệu hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách và nhà đầu tư) là một nghiên cứu chi tiết, đưa ra thông tin cụ thể về “Nuôi
trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”. Các tác giả nhấn mạnh tầm
quan trọng của phát triển bền vững trong lĩnh vực thủy sản với các nhà hoạch định
chính sách và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các tác giả khai thác nhiều khía cạnh liên quan
đến thủy sản thông minh thích ứng biến đổi khí hậu thông qua phân tích rủi ro đầu tư,
xác định nguyên tắc bền vững, từ đó xây dựng mô hình Kinh doanh nuôi trồng thủy
sản tại hồ Malawi, nước Úc. Tài liệu đề xuất một số giải pháp nuôi trồng phù hợp
trong điều kiện biến đổi khí hậu thông qua việc áp dụng các phương pháp nuôi trồng
thủy sản thông minh về khí hậu như đa dạng hóa loài nuôi chống chịu với biến đổi khí
hậu, sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn bền vững và xây dựng hệ thống nuôi trồng có
khả năng phục hồi và thích ứng với hiện tượng thời tiết cực đoan.
Sanzidur Rahman, Nesar Ahmed, “Climate Change Effects on Aquaculture
Production: Sustainability Implications, Mitigation, and Adaptations, 2021” (Tác
động của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất thủy sản: Tính bền vững, liên kết, giảm
thiểu và thích ứng) là một đề tài tập trung khai thác các tác động của biến đổi khí hậu
đối với sản xuất thủy sản và những hậu quả của biến đổi khí hậu với tính bền vững của
ngành này. Các tác giả tìm hiểu, phân tích các tác động tiêu cực từ các hiện tượng tự
nhiên như gia tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng, sự thay đổi lượng mưa,...và tác động
tích cực của biến đổi khí hậu như kéo dài mùa vụ, tạo cơ hội phát triển loài mới. Qua
đó, tác giả đưa ra các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
Các nhà nghiên cứu đến từ Aquaculture Stewardship Council (2022),
“Recirculating Aquaculture Systems (RAS) Module”, (Hệ thống Nuôi trồng thủy sản
tuần hoàn), là một nghiên cứu khai thác thông tin về các tác động của môi trường và
môi trường đến hệ thống công nghệ nuôi thủy sản mới, hệ thống RAS. Các tác giả
tổng hợp và diễn giải chi tiết các nguyên tắc mà các trang trại RAS phải tuân theo như
sử dụng nước, xử lý nước thải và chất thải nuôi trồng theo đúng tiêu chuẩn của ASC
thông qua các chỉ số đo lường về tiêu thụ năng lượng và phát thải nhà kính, cũng như
công tác ghi chép trong quá trình nuôi trồng. Bên cạnh đó, tài liệu cũng hướng dẫn chi
tiết về quá trình xử lý bùn và phương pháp tính toán chất thải cho các trang trại nuôi
thủy sản áp dụng mô hình RAS.
xvi

Các nhà nghiên cứu World Economic Forum - diễn đàn kinh tế thế giới, phối
hợp với FutureFish, “The Global Sustainable Aquaculture Roadmap: Pathways for
Systemic Change”, 2023 (Lộ trình nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu: Con đường
cho sự thay đổi hệ thống) là một hướng dẫn quan trọng cho công cuộc chuyển đổi hệ
thống nuôi trồng thủy sản hướng tới phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm
và bảo vệ môi trường. Các tác giả đề xuất bốn con đường chuyển đổi, bao gồm sản
xuất có trách nhiệm, cải thiện sinh kế, nhận thức tiêu dùng và môi trường nuôi trồng.
Thông qua phân tích thách thức và cơ hội trong việc áp dụng các phương pháp phía
trên, các nhà nghiên cứu kêu gọi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, chính phủ và tổ
chức xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
1.2. Tổng kết kết quả, đóng góp các công trình đã đạt được
Các công trình phía trên đã xác định được tầm quan trọng của ngành thủy sản
trong nền kinh tế và nhấn mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nhằm hướng
tới mục tiêu duy trì và thúc đẩy phát triển ngành này trong tương lai. Các công trình
đồng thời chỉ ra tiềm năng cùng thực trạng nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh nghiên
cứu, và đưa ra các giải pháp để vượt qua những thách thức, chớp lấy những thuận lợi.
Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn còn mang nặng tính chất lý thuyết
và gặp khó khăn khi áp dụng chúng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản
phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên và có yêu cầu đa dạng, hợp lý hóa tùy theo điều kiện của
từng địa phương, đặc biệt tại các tỉnh có tiềm năng xây dựng nuôi trồng thủy sản bền
vững. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu tìm hiểu sâu về phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm
2020 đến năm 2023. Các nghiên cứu phía trên chỉ phù hợp một phần hoặc không còn
phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của Quảng Ninh. Hơn nữa, các dữ liệu
được thu thập không đảm bảo tính mới, đặc biệt là trong các nghiên cứu nước ngoài
làm cho dữ liệu không phù hợp, thiếu tính tin cậy. Với các nghiên cứu trong nước,
nhiều dữ liệu cùng đã cũ, không đầy đủ và được cập nhập theo tình hình hiện nay, các
nghiên cứu mô hình này chủ yếu hướng đến nâng cao sản lượng, chưa đáp ứng được
định hướng cấp thiết phát triển hiện tại của Quảng Ninh. Ngoài ra, các nghiên cứu đã
được chỉ ra ở trên chủ yếu hướng đến nuôi trồng thủy sản trên bờ hoặc gần bờ, đây là
một lối sản xuất truyền thống, còn nhiều bất cập, đã được triển khai rất nhiều tại
Quảng Ninh và trong tương lai sẽ không còn phù hợp. Các công trình cũng chưa
hướng đến phát triển bền vững mô hình nuôi trồng thủy sản xa bờ. Đến nay, các mô
hình vẫn đang phát triển với nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những
hạn chế đối với sự phát triển của địa phương. Vì vậy, cần có nghiên cứu đầy đủ về lý
luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển
xvii

mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, với quy mô rộng
và địa điểm hướng tới những vùng nuôi trồng xa bờ.
xviii

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NUÔI TRỒNG


THỦY SẢN BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1. Tổng quan lý thuyết


2.1.1. Các khái niệm liên quan
Phát triển bền vững
Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát
triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện
tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương
lai".
Theo Điều 3, Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam, “Phát triển bền
vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Trong bài
nghiên cứu này, phát triển bền vững là một khái niệm quan trọng định nghĩa về quá
trình phát triển đáp ứng nhu cầu mọi mặt của xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp
tục phát triển của thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững nhằm mục tiêu
tạo ra một sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã
hội.
Nông nghiệp bền vững
Theo giáo sư Stephen R. Gliessman tại Đại Học UCSC “Nông nghiệp bền vững
là một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm,
nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả
thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là nhiều đối tượng
cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia)”. Trong bài nghiên cứu này, Nông
nghiệp bền vững được định nghĩa trên nhiều khía cạnh tuy nhiên được hiểu chung là
một phương thức canh tác nông nghiệp đi theo hướng bền vững, lâu dài để có thể đáp
ứng được nhu cầu về nông phẩm sạch trong cả hiện tại và tương lai mà không ảnh
hưởng xấu đến thế hệ sau này.
Biến đổi khí hậu
Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc, “Biến đổi khí hậu là sự
thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu
tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được”. Nói cách khác, “Biến
đổi khí hậu” là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh
xix

quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các tác động tự nhiên và tác động
của con người trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu
năm.
Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với BĐKH có thể được hiểu là một quá trình thay đổi hay điều chỉnh
các hoạt động kinh tế, tự nhiên và xã hội nhằm giảm tác động hiện thời hay ngăn chặn
tác động tiềm tàng của BĐKH và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng bền vững. Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn
cảnh hoặc môi trường thay đổi có mục đích làm giảm những tổn thương do biến đổi
khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Thủy sản
Thủy sản là thuật ngữ chung chỉ “những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con
người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử dụng
làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.”
Nuôi trồng thủy sản
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO (2008),
“Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn,
bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở
hữu cá nhân hay tập thể.”. Mục đích nuôi trồng thủy sản là để ra nguồn thực phẩm có
nguồn gốc từ thủy sản và các sản phẩm thương mại theo cách sẽ tăng tính khả dụng
đồng thời giảm tác hại đến môi trường và bảo vệ các loài thủy sản khác nhau.
Nuôi trồng thủy sản xa bờ là hoạt động canh tác hoặc nuôi cá, động vật có vỏ và
thực vật thủy sinh có kiểm soát. Nuôi trồng thủy sản xa bờ là phương pháp sản xuất
thủy sản được thực hiện ở các vùng biển xa bờ, thường là nơi có độ sâu lớn hơn so với
vùng ven bờ.
Nuôi trồng thủy sản gần bờ là hoạt động nuôi trồng các loài tôm, cá, mực...trên
một diện tích nhỏ, thường là trong các hồ, bể, ao nuôi nằm sát bờ biển hay sông hồ.
Các sản phẩm nuôi trồng thủy sản gần bờ thường có quy mô nhỏ, dễ quản lý và thu
hoạch.
Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency)
Theo từ điển Kinh tế học, “Hiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản
xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra
một mức sản lượng nhất định”. Hiệu quả kinh tế là mức độ mà một hoạt động, dự án
xx

hoặc tổ chức đạt được mục tiêu kinh tế của mình một cách hiệu quả nhất, mà không
tốn nhiều tài nguyên.
Hiệu quả xã hội (Social efficiency)
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt
được các mục tiêu xã hội nhất định. Xác định mức độ hiệu quả của một hoạt động
hoặc dự án trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện cuộc sống của
cộng đồng.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo định hướng bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu
Trong bài nghiên cứu, Phát triển nuôi trồng thủy sản theo định hướng bền vững
thích ứng với BĐKH là quá trình điều chỉnh các hoạt động sản xuất, phát triển thủy
sản nhằm giảm tác động hay ngăn chặn tác động tiềm tàng của BĐKH và góp phần
tích cực vào sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, cân bằng 3 yếu tố môi
trường, kinh tế và xã hội.
2.1.2. Vai trò của nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Vai trò to lớn của nuôi trồng thủy sản luôn được khẳng định theo thời gian,
thông qua các con số về mặt sản lượng. Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ thủy
sản trên thế giới tăng liên tiếp và liên tục, dự đoán vẫn tiếp tục tăng trong tương lai tới.

Hình 2.1. Sản lượng thủy sản toàn cầu từ 2002-2022


ĐVT: triệu tấn
xxi

Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu Statista (Shahbandeh, 2024), sản lượng thủy sản
toàn cầu năm 2002 là 127,8 triệu tấn (với trọng lượng sống tương đương) và đạt mức
kỷ lục vào năm 2018 với 177,7 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,3%. Sau đó
dưới tác động của đại dịch COVID-19, sản lượng giảm nhẹ vào năm 2019 (giảm 1%
so với năm 2018); tiếp đó, sản lượng đã có dấu hiệu phục hồi ngay trong năm tiếp theo
và tiếp tục tăng. Năm 2022, sản lượng lên tới con số 186,6 triệu tấn. Tính riêng trong
năm 2023, giá trị thủy sản thế giới là 236,61 tỷ USD và được dự đoán đạt 331,64 tỷ
USD vào năm 2028. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là phân khúc nuôi trồng thủy
sản lớn nhất thế giới, chiếm 68,88% sản lượng toàn cầu (2023).
Nhu cầu thủy sản được thúc đẩy cao dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản đem lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm đảm bảo
sức khỏe cho con người, cải thiện phương pháp quản lý và sử dụng tài nguyên nước,
mang đến hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm và nhiều lợi ích tích cực khác.
Đối với nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, vai trò của
nó là giúp bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên thủy sản bằng cách giảm áp lực khai
thác quá mức. Nuôi trồng thủy sản bền vững góp phần bảo vệ môi trường sống của
sinh vật thủy sản và thúc đẩy quản lý bền vững của nguồn tài nguyên. Đồng thời, nuôi
trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giúp giảm thiểu tác động tiêu
cực lên môi trường, bao gồm giảm lượng chất ô nhiễm, bảo vệ rạn san hô và mạn cỏ,
giữ vững sinh thái của vùng biển. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp các giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu tạo ra các hệ thống quản lý nguồn nước, phát triển công nghệ sản
xuất thủy sản sạch và an toàn, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên
ngành thủy sản mà vẫn tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
2.1.3. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
2.1.3.1. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản gần bờ
Nuôi trồng thủy sản gần bờ được thực hiện gần bờ biển, hồ hoặc ao. Đây là một
hình thức phổ biến và chủ yếu hiện nay.
● Đa dạng vùng sinh thái
- Nhóm vùng 1: đây là vùng nằm ở khu vực cửa sông, bãi ngang gần biển. Nước
lợ có độ mặn cao hơn nước ngọt, nhưng không cao bằng nước biển, phù hợp để
nuôi tôm, ngao, cá và các loại thủy sản khác.
- Nhóm vùng 2: nằm ở vùng trung lưu của các con kênh sâu trong lục địa, nguồn
nước ở đây là nước ngọt hoặc nước nhạt. Đối tượng nuôi chủ yếu là sò, ngao.
● Phương thức nuôi trồng
xxii

- Quảng canh: nuôi trong đê cống, tôm, cua, cá nước lợ


- Bán thâm canh: tôm sú, tôm he, cá biển
- Thâm canh cải tiến: tôm, ngao
- Nuôi trồng bằng lưới treo: Các hồ chứa thủy sản được treo dọc theo cột hoặc
khung lưới, thường được đặt trên mặt nước, dưới bề mặt nước hoặc dưới đáy
biển. Các loại thủy sản như cá hồi, cá da trơn và sò điệp thường được nuôi
trồng bằng phương pháp này.
- Nuôi trồng trong các hồ chứa trên bãi cát hoặc bờ biển: Đây là phương pháp
nuôi trồng thủy sản gần bờ nơi mà các hồ chứa được tạo ra trên bãi cát hoặc đất
liền gần bờ biển. Các loại thủy sản như tôm, cá tra, cá lóc thường được nuôi
trồng bằng phương pháp này.
- Nuôi trồng trong ao nuôi thủy sản nông nghiệp: Đây là phương pháp nuôi trồng
thủy sản trong các ao nuôi nông nghiệp gần bờ, có thể là ao bê tông, ao đất hoặc
các hồ chứa được tạo ra từ việc làm đắp đất. Các loại thủy sản như cá, tôm, ốc,
sò, cua và mực thường được nuôi trồng bằng phương pháp này.
- Nuôi trồng kết hợp với trồng cây: Kỹ thuật này kết hợp việc nuôi trồng thủy sản
với việc trồng cây trong cùng một hồ chứa hoặc khu vực. Cây được trồng
không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn cung cấp thức ăn tự nhiên cho
thủy sản.
- Nuôi trồng tái tạo và nuôi trồng kết hợp với hệ thống xử lý chất thải: Phương
pháp này tận dụng chất thải từ các hoạt động khác nhau như chăn nuôi, nông
nghiệp và công nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho thủy sản. Hệ thống xử lý
chất thải cũng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
● Hiệu quả kinh tế:
Nuôi trồng thủy sản gần bờ tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đã phát triển
mạnh trong thập kỷ qua. Tỷ lệ nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn chiếm 60%
diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện. Các hộ nuôi trồng đã áp dụng nhiều phương
thức nuôi phù hợp với từng vùng, tạo điều kiện cho tăng thu nhập và năng suất.
Nhược điểm
- Ảnh hưởng đến môi trường: Hoạt động nuôi trồng thủy sản gần bờ có thể gây ra
ô nhiễm nước và đất do lượng thức ăn không tiêu thụ hết, phân bón và hóa chất
dùng trong quá trình nuôi trồng có thể xảy ra rò rỉ hoặc rửa trôi vào môi trường.
xxiii

- Rủi ro về bệnh tật: Môi trường nuôi trồng thủy sản gần bờ thường dễ bị ô nhiễm
và có mật độ thủy sản cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của
các bệnh tật và các loại vi khuẩn gây hại.
- Nguy cơ mất môi trường sống tự nhiên: Sự phát triển của các hệ thống nuôi
trồng thủy sản gần bờ có thể dẫn đến mất mát môi trường sống tự nhiên, bao
gồm các khu vực đầm lầy và bãi biển, ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng sinh
học.
- Nhu cầu lớn về nước và thức ăn: Nuôi trồng thủy sản gần bờ thường đòi hỏi
lượng nước lớn và nguồn thức ăn dồi dào, điều này có thể gây ra các vấn đề về
cung cấp và sử dụng tài nguyên.
- Rủi ro về sự cố môi trường: Các sự cố môi trường như lũ lụt, xâm nhập nước
biển, và biến đổi khí hậu có thể gây ra nguy cơ đặc biệt lớn cho các hệ thống
nuôi trồng thủy sản gần bờ.
2.1.3.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản xa bờ
Nuôi trồng thủy sản xa bờ là một xu hướng phát triển quan trọng trong ngành
nông nghiệp thủy sản

 Ưu điểm vùng biển và hệ thống sông ngòi:


- Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng: Cung cấp không gian
rộng lớn cho nuôi trồng thủy sản.
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn: Cung cấp môi trường
phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.

 Các loại hình nuôi trồng thủy sản xa bờ:


- Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: Nuôi trong diện tích nhỏ, dùng để tự tiêu thụ
trong gia đình hoặc đem bán.
- Nuôi trồng thủy sản thương mại: Áp dụng ở quy mô lớn, để thu được lợi nhuận
tối đa và cung cấp sản phẩm ra thị trường.

 Hiệu quả kinh tế:


- Nuôi trồng thủy sản xa bờ mang lại nhiều lợi ích hơn nuôi gần bờ, bao gồm sử
dụng không gian biển rộng lớn và giảm tác động môi trường.

 Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư lớn: yêu cầu đầu tư hạ tầng, công nghệ và thiết bị phức tạp, chi
phí vận chuyển, xây dựng và bảo trì.
xxiv

- Quản lý và giám sát: do diện tích rộng lớn và phạm vi xa bờ, việc quản lý và
giám sát nuôi trồng thủy sản trên biển trở nên phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác
giữa cơ quan quản lý và người nuôi
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến
đổi khí hậu
2.1.4.1. Tự nhiên
● Khí hậu
- Tạo ra các cơ hội, đồng thời đem đến thách thức cho việc phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững.
+ Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ cao, thấp hay sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày
hoặc giữa các mùa thất thường đều gây ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu
về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Nhiệt độ cao làm giảm nồng độ oxy trong nước, tác động đến tốc độ tăng
trưởng, sinh sản của các loài thủy sản. Ngoài ra, nhiệt độ cao khiến các loài thủy sản
phải gia tăng năng lượng phục vụ cho hô hấp và hoạt động, từ đó yêu cầu về thức ăn
của chúng sẽ gia tăng và dẫn đến sự cạnh tranh về sinh tồn giữa các loại thủy sản cùng
loài cũng như khác loài. Sự đe dọa từ các vi khuẩn, vi-rút nhiễm bệnh trở nên mạnh
mẽ hơn khi hệ miễn dịch của các loài thủy sản giảm đi dưới tác động của nền nhiệt
cao.
Nhiệt độ thấp làm giảm hoạt động quang hợp của thực vật dưới nước, dẫn tới
giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước.
Nhiệt độ không ổn định làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sự
cân bằng sinh thái và đặc biệt là sự đa dạng sinh học.
+ Độ mặn: Lượng muối và các chất liên quan đến độ mặn đều tác động trực
tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản.
Mỗi loại thủy sản đều có yêu cầu riêng về độ mặn. Nếu không kiểm soát được
nồng độ muối sẽ khiến thủy sản khó sinh trưởng, trường hợp xấu nhất là thủy sản chết
hàng loạt và gây thiệt hại.
+ Độ pH: Chỉ số đo độ axit và độ kiềm của nước là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định đến sinh trưởng, tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh và
dinh dưỡng của các loài thủy sản.
Ví dụ: Độ pH thích hợp trong nuôi trồng thủy sản được tính trong khoảng từ 6,5-8,5,
nếu pH môi trường biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ gây chết tôm,cá,...
xxv

+ Ánh sáng:
Sự quang hợp, sinh trưởng của các loài sống dưới nước đều phụ thuộc vào ánh
sáng. Ánh sáng khác nhau theo mùa là một những nhân tố điều khiển sự di cư và sinh
sản của cá, tôm. Không những vậy, ánh sáng còn điều khiển đồng hồ sinh học và sự
vận động hằng ngày của các loài thủy sản.
+ Gió
Tác động tích cực của gió đến nuôi trồng thủy sản: Gió điều khiển dòng chảy
của nước, giúp trộn nước trong môi trường nuôi trồng thủy sản, từ đó cải thiện mức độ
oxy hóa và chất lượng nước.
Tác động tiêu cực từ gió: Gió mạnh gây sóng lớn và động chấn, có khả năng
gây hư hỏng cho cơ sở vật chất dùng trong nuôi trồng thủy sản như làm hỏng, gây hư
hại và làm gián đoạn sự phát triển và sinh tồn của các sinh vật thủy sản.
+ Mưa, bão
Mưa, bão lớn đều tác động đến nuôi trồng thủy sản theo chiều hướng bất lợi vì
có thể gây ra hiện tượng thủy sản tràn bờ ao hoặc đầm tràn ra ngoài, gây thất thoát và
thiệt hại; mưa bão lớn cũng làm giảm sức đề kháng của các loài thủy sản, làm gia tăng
dịch bệnh và làm giảm hiệu quả nuôi trồng.
+ Triều cường
Sự lên xuống của thủy triều giúp gia tăng sản lượng của thủy sản. Tuy nhiên,
triều cường cũng có thể gây ra thiệt hại vật lý cho tư liệu nuôi trồng và gây ra hiện
tượng tràn bờ ao, đầm nuôi.
+ Xâm nhập mặn
Gây biến đổi môi trường sống, ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của các
loài thủy sản.
2.1.4.2. Môi trường nuôi trồng
Môi trường nước là điều kiện cho sự sinh trưởng, sinh sản, chất lượng và năng
suất của các loài thủy sản.
Môi trường tốt đòi hỏi các biện pháp bảo vệ, cải thiện và khôi phục môi trường
nuôi trồng. Ví dụ như xử lý nước thải, bùn đất, thức ăn dư thừa; quản lý chất thải,
thuốc thú y, hóa chất; bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái,...
Bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu giải pháp đối với nuôi trồng thủy sản
đáp ứng với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính, tăng cường
xxvi

hấp thụ carbon, song song với đó là nâng cao năng lực chống chịu của hệ sinh thái và
cộng đồng địa phương.
2.1.4.3. Nguồn nhân lực
● Sức khỏe của người dân địa phương
Sức khỏe của người dân dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Ô nhiễm môi trường nước do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất
thải công nghiệp và sinh hoạt, gây ra các bệnh lây nhiễm, ung thư, dị ứng, suy
giảm miễn dịch.
- Thiếu hụt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, gây ra
các vấn đề về mắc bệnh, tử vong, khuyết tật, tăng sinh, giảm chất lượng cuộc
sống.
Sức khỏe người dân không tốt có thể dẫn đến thiếu hụt các nguồn nhân lực
tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, quản lý và bảo vệ tài nguyên thủy
sản.
● Tình hình sinh kế trong ngành thủy sản tại địa phương
Sự tham gia của người dân để kiếm ăn, mưu sinh trong ngành thủy sản cũng là một
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu. Người dân sẽ là người sử dụng các
nguồn lực về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội... để khai thác, phát triển
và bảo tồn ngành nuôi trồng thủy sản.
● Văn hóa
Nuôi trồng thủy sản là ngành nghề truyền thống và là thế mạnh phát triển của tỉnh
Quảng Ninh. Con người sinh sống hoặc những người tìm hiểu và muốn khai thác tiềm
năng tại địa phương đều có được lợi thế về điều kiện tự nhiên và có khả năng thu lại
giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, Quảng Ninh luôn chú trọng trong học tập, nghiên cứu, cải
tiến ngành nuôi trồng thủy sản, đây cũng là một trong những sức mạnh văn hóa riêng
biệt của người dân địa phương. Sự thay đổi trong văn hóa về nuôi trồng thủy sản tại
địa phương cũng sẽ tác động đến quá trình nghiên cứu.
2.1.4.4. Cơ chế chính sách
● Các chính sách, quy định
Hoạt động tìm hiểu sự phát triển và đưa ra các giải pháp phù hợp đều dựa trên
các chính sách, quy định pháp luật cụ thể của nhà nước về nuôi trồng thủy sản, như:
- Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản năm 2021: quy định chính sách
về đầu tư, bảo hiểm để phát triển thủy sản.
xxvii

- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm hiện
đại hóa tàu cá, bảo vệ an ninh, giảm tai nạn trên biển và góp phần tăng sản lượng
khai thác.
- Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, được áp dụng từ ngày 04/10/2021 nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trở
thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn,
bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái
● Hoạt động quy hoạch và hỗ trợ từ Nhà nước
Bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí, tài nguyên và vật tư đầu vào đối với các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần
nghề cá.
 Các chính sách tạo thuận lợi giúp tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu, hỗ trợ giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và nâng cao
thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển. Ngoài ra, các chính sách, quy định là chất
xúc tác giúp thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu về nuôi trồng thủy
sản với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
2.1.4.5. Khoa học công nghệ
Các ứng dụng công nghệ và khả năng chuyển giao công nghệ tại địa phương là
nhân tố giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành nuôi trồng thủy
sản. Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp nâng cao vị thế cạnh tranh và
góp phần lợi ích to lớn trong quy trình bảo quản, đóng gói và vận chuyển thực phẩm
thủy sản, giúp sản phẩm luôn đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.1.4.6. Vốn
Nguồn vốn là yếu tố quyết định đầu vào về mặt cơ sở hạ tầng, những yếu tố liên
quan đến thiết bị, công nghệ,...quyết định đến giống thủy sản được chọn, thức ăn được
dùng trong nuôi trồng, thuốc thú y sử dụng,...và quyết định về bảo hiểm cũng như các
dịch vụ hỗ trợ trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
Nguồn vốn được đặt ra nhằm đem đến lực lượng lao động chất lượng cao, đã
qua đào tạo, hỗ trợ quá trình hướng dẫn và làm việc cùng người dân nuôi trồng thủy
sản.
Nguồn vốn giúp mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, nguồn vốn còn đóng vai trò hỗ trợ, bảo vệ và khuyến khích người nuôi trồng.
xxviii

Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, quá trình nghiên cứu cần ngăn chặn sự lãng
phí, thất thoát, tham nhũng, gian lận hay những cạnh tranh, xung đột lợi ích không
đáng có và tránh sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên.
Tóm lại, nguồn vốn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
nghiên cứu. Nguồn vốn cần được phân bổ, điều phối và giám sát một cách hợp lý,
công bằng và bền vững để phát huy tối đa lợi ích của người nuôi trồng thủy sản.
2.1.4.7. Thị trường
● Nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu
Nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu quốc tế tạo động lực cho người nuôi
trồng, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngành, góp phần cân bằng thương
mại, tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế địa phương, quốc gia trên thị trường quốc
tế.
Nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu chịu tác động bởi những biến động kinh tế thế giới,
chịu ảnh hưởng từ các chính sách thương mại, dịch bệnh, thiên tai,...
Yếu tố này tạo nên sự cạnh tranh, áp lực giảm giá, nâng cao chất lượng,...
● Giá cả
Giá cả tác động đến lợi nhuận, đầu tư, mở rộng và nâng cấp sản xuất của người
nuôi trồng thủy sản.
Giá cả cạnh tranh, chênh lệch, biến động và không ổn định sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển bền vững, cân bằng lợi ích, chi phí và giải quyết các vấn đề xã
hội đối với ngành nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, giá cả cần được quan sát, theo dõi, phân tích và điều chỉnh một cách cân
đối, linh hoạt.
2.1.4.8. Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản xa bờ
Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản xa bờ,
quyết định đến năng suất, giúp giải quyết các vấn đề từ sản xuất giống, xử lý nguồn
nước, nuôi và thu hoạch đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế lẫn bảo vệ hệ sinh thái,
phục hồi môi trường. Việc quản lý môi trường là vô cùng quan trọng công nghệ giúp
người chăn nuôi theo dõi và kiểm soát môi trường nuôi trồng, bao gồm nhiệt độ, độ
pH, lượng oxy hòa tan và sự hiện diện của các chất độc hại. Các cảm biến, hệ thống
giám sát từ xa và phần mềm quản lý môi trường giúp tối ưu hóa điều kiện sống cho
thủy sản. Sử dụng IoT (Internet of Things): Thiết bị IoT như cảm biến, hệ thống tự
xxix

động hóa và kết nối mạng giúp tăng cường sự hiểu biết về điều kiện môi trường và
quản lý nuôi trồng thủy sản hiệu quả hơn. Các dữ liệu thu thập từ các thiết bị này có
thể được phân tích để đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
Sử dụng hệ thống quản lý thâm canh (RAS): Công nghệ RAS cho phép nuôi trồng
thủy sản trong các hệ thống đóng (đóng hồ) với sự kiểm soát chặt chẽ về môi trường.
Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và tạo ra sản phẩm
thủy sản chất lượng cao. Áp dụng trí tuệ nhân tạo và học máy: Công nghệ AI và
Machine Learning được sử dụng để dự đoán và điều chỉnh điều kiện môi trường tối ưu
cho sự phát triển của thủy sản. Các hệ thống này có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe
sớm và đề xuất các biện pháp khắc phục. Cải thiện dinh dưỡng và thức ăn: Công nghệ
cung cấp phương tiện để nghiên cứu và phát triển thức ăn đa dạng và dinh dưỡng cho
thủy sản. Sử dụng các phương pháp tiên tiến như nuôi cấy vi sinh vật, tái chế thức ăn
và điều chỉnh cụm vi sinh vật giúp tối ưu hóa sự phát triển của thủy sản. Quản lý thông
tin và phân tích dữ liệu: Công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu giúp người chăn
nuôi thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu liên quan đến sản xuất thủy sản. Điều này
giúp họ hiểu rõ hơn về hiệu suất sản xuất, dự đoán xu hướng và tối ưu hóa quy trình.
2.1.4.9. Yếu tố vốn ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản xa bờ
Yếu tố vốn luôn là một yếu tố quan trọng quyết định cơ sở vật chất, chất lượng
của các công nghệ được đầu tư cũng như các nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư và
phát triển các nguồn giống mới, phương pháp nuôi trồng mới đồng thời mở rộng quy
mô sản xuất. Với tiềm lực vốn lớn thì sẽ giảm được rủi ro tài chính cho những người
chăn nuôi, đặc biệt trong môi trường không chắc chắn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, giúp đảm
bảo hoạt động bền vững. Đặc biệt là khi nuôi trồng thủy sản xa bờ, nguồn lực vốn lại
càng đóng vai trò quan trọng khi công nghệ là yếu tố quyết định trong nuôi trồng thủy
sản xa bờ, công nghệ càng hiện đại thì tiềm năng thành công càng lớn. Hơn thế, để xây
dựng được mô hình xa bờ, cần chi phí vận chuyển lớn cũng như chi phí để xây dựng
mô hình ngoài xa và có thể là cả chi phí xây dựng nhà máy chế biến.
xxx

2.1.5. Khung lý thuyết của mô hình Nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với
biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh
2.1.5.1. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản
(NTTS) bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh và giả thuyết nghiên cứu

Hình 2.2. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh
2.1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Nhân tố vốn tác động đến nuôi trồng thủy sản bền vững thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H2: Nhân tố nguồn nhân lực tác động đến nuôi trồng thủy sản thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giải thuyết H3: Nhân tố công nghệ tác động đến nuôi trồng thủy sản thích ứng
với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H4: Nhân tố nguyên vật liệu tác động đến nuôi trồng thủy sản thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H5: Nhân tố môi trường nuôi tác động đến nuôi trồng thủy sản thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H6: Nhân tố cơ chế chính sách tác động đến nuôi trồng thủy sản
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H7: Nhân tố thị trường nội địa tác động đến nuôi trồng thủy sản
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H8: Nhân tố xuất khẩu tác động đến nuôi trồng thủy sản thích ứng
với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
xxxi

- Giả thuyết H9: Nhân tố chất lượng thủy sản tác động đến nuôi trồng thủy sản
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H10: Nhân tố thị hiếu người tiêu dùng tác động đến nuôi trồng thủy
sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
2.1.5.3. Xác định mô hình tương quan hồi quy định tính
Mô hình định tính được dùng để nghiên cứu mối tương quan giữa các biến số
định tính. Dựa vào sơ đồ trên, ta lập mô hình tương quan hồi quy định tính của “Các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng
với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh”:

NTTS = a0 + a1.Vốn + a2.Nguồn nhân lực + a3.Công nghệ + a4.Nguyên vật liệu +
a5.Môi trường nuôi + a6.Cơ chế chính sách + a7.Thị trường nội địa + a8. Xuất khẩu +
a9.Chất lượng thủy sản + a10.Thị hiếu người tiêu dùng + D

Trong đó:
- NTTS là biến phụ thuộc, đại diện cho mức độ phát triển của ngành nuôi trồng
thủy sản bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
- Vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, nguyên vật liệu, môi trường nuôi, cơ chế chính
sách, thị trường nội địa, xuất khẩu, chất lượng thủy sản và thị hiếu người tiêu dùng là
các biến độc lập định tính, đại diện cho nhân tố đầu vào, đầu ra và quản lý ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
- a0, a1, a2,…, a10 là các hệ số hồi quy, biểu thị mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc.
- D là sai số ngẫu nhiên.
Mô hình giúp xác định mức độ tương quan giữa những nhân tố đầu vào và đầu
ra. Cùng với đó, mô hình giúp xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố so với các
yếu tố khác.
2.1.5.4. Phương pháp phân tích mức độ tương quan
Đánh giá ảnh hưởng của từng biến độc lập thông qua Hệ số hồi quy. Hệ số hồi
quy được ước lượng bằng phương pháp tối ưu bình phương tối thiểu. Dựa vào hệ số
này, ta xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.
xxxii

2.2. Cơ sở thực tiễn


2.2.1. Mô hình nuôi biển hiện đại tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
Mô hình được thực hiện bởi Công ty TNHH thủy sản Australis Việt Nam - Một
trong những đơn vị tiên phong đưa lồng HDPE (nhựa có độ bền cao) vào vùng biển
Khánh Hòa. Mô hình phát triển nuôi cá chẽm quy mô công nghiệp, ứng dụng công
nghệ Na Uy, hiện có 46 lồng tròn, mỗi lồng nuôi đạt sản lượng từ 250 - 300 tấn cá, cho
tổng sản lượng hằng năm đạt hơn 10.000 tấn. Mô hình còn có sà lan cho cá ăn tự động
lớn nhất Đông Nam Á, trên mỗi sà lan có tám hầm chứa với 150 - 250 tấn thức ăn, đủ
cho bốn lồng cá ăn cùng một lúc mà chỉ cần một người điều khiển, trong khi lồng
truyền thống cần đến ba, bốn người điều khiển. Lồng HDPE phù hợp nuôi với quy mô
lớn, tối ưu diện tích nuôi, lồng tùy chỉnh được kích thước và có sức chịu sóng gió tốt
đặc biệt là mưa bão đến cấp 12. Tại vịnh Vân Phong, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, thay
vì sát các khu dân cư, ngư dân đã chủ động di dời ra xa bờ, các vùng nước vắng để
đảm bảo môi trường, chi phí vận hành dù có tăng nhưng an toàn và mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn. Đây đang là xu hướng mới để phát triển thủy sản bền vững tại tỉnh.
2.2.2. Mô hình RAS nổi của công ty Next Tuna và công ty Seafarming Systems của
Na Uy
RASxFloater là mô hình linh hoạt, có thể kéo ra xa hoặc đưa vào sát bờ, tùy
mục đích sử dụng, được thiết kế dạng bể nổi được làm bằng thép cách nhiệt.
RASxFloater có hai chế độ hoạt động: chế độ sản xuất, nơi hệ thống được kết nối với
bến cảng hoặc neo đậu ở khu vực có mái che và tiếp nhận nguồn cung thiết yếu từ đất
liền hoặc sà lan và chế độ phân phối, tại đó hệ thống bị ngắt kết nối với nguồn cung
trên đất liền và được kéo ra khơi. Hệ thống khép kín nên nước thải được xử lý trên đất
liền hoặc sà lan; và do được tích hợp quá trình tiền xử lý nước nước thải nên
RASxFloater có thể được sử dụng ở những khu vực chất lượng nước không đủ tiêu
chuẩn để nuôi thủy sản. Nhờ lớp vỏ thép cách nhiệt, RASxFloater có thể nuôi được cá
nước lạnh trong nước ấm và ngược lại. Đồng thời, lớp thép cách nhiệt cũng có tác
dụng làm giảm âm thanh của sóng đập vào cấu trúc lồng. Ngoài ra, mô hình còn giúp
hạn chế những tác động tiêu cực từ tự nhiên như bão, lũ lụt xảy ra liên tiếp và với diễn
biến phức tạp hay một số hiện tượng như tảo nở hoa, nguồn nước ô nhiễm, sứa xâm
lấn và nguy cơ gây ô nhiễm nước biển do chất thải của cá và 1 số sinh vật khác.
xxxiii

Hình 2.3. Thiết kế khu vực neo đậu cho RASxFloater


Nguồn: Next Tuna
2.2.3. Mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch biển đảo huyện Lý Sơn (Quảng
Ngãi)
Lý Sơn có diện tích nuôi trồng thủy sản là 50ha mặt nước, khuyến khích người
dân nuôi thủy sản có giá trị cao như cá bớp, cá mú, tôm hùm. Tại xã An Hải, người
dân cùng với việc nuôi tôm hùm thương phẩm, một số người dân đang thí điểm gây
nuôi tôm hùm giống trong môi trường biển tự nhiên để phát triển nghề nuôi tôm hùm
xuất khẩu bền vững. Nuôi trồng thủy sản tại đây sẽ cung ứng cho dịch vụ du lịch. Nhờ
vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của Đảo Lý Sơn, người dân có nhiều cơ hội việc làm ngoài
phát triển nuôi trồng thủy sản còn du lịch. Huyện tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc
biệt là du lịch trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm biển. Huyện tập trung tuyên truyền
quảng bá hình ảnh du lịch Lý Sơn thông qua các sự kiện văn hóa thể thao mang tầm
quốc gia và quốc tế. Tại đảo Bé, được coi là đảo ngọc của Lý Sơn, mô hình nuôi trồng
thủy sản kết hợp trải nghiệm du lịch đã mang lại kinh tế cho hàng trăm hộ gia đình tại
đây.
2.2.4. Mô hình siêu tàu nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc
Mô hình này dựa vào những con tàu khổng lồ có trọng tải 100000 tấn để mở
rộng khả năng nuôi trồng thủy sản trên biển. Trang trại cá di động có tên Guoxin-1
đang được coi là bước đột phá công nghệ cho ngành nuôi trồng thủy sản biển sâu của
Trung Quốc. Hệ thống sản xuất của con tàu dựa vào sự trao đổi nước không ngừng
giữa cabin và biển. Việc thay nước này cho phép môi trường nước trên tàu được bao
bọc hoàn toàn và có thể kiểm soát được. Bên trong con tàu thông minh này là một
trang trại cá quy mô lớn. Khoang của con tàu có 15 bể cá, mỗi bể có diện tích lớn hơn
hai bể bơi tiêu chuẩn. Cải tiến quan trọng nhất của Guoxin-1 là hệ thống trao đổi nước,
xxxiv

liên tục tuần hoàn và làm sạch nước biển nhằm tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho
loài nuôi. Con tàu có thể sản xuất 3.700 tấn cá mỗi năm và sẽ tập trung vào các loại cá
đù vàng, cá mú và cá hồi Đại Tây Dương. Con tàu được chế tạo đang nhắm mục tiêu
rút ngắn chu kỳ sản xuất (25%) và có khả năng sinh sản cao hơn từ ba đến năm lần so
với mô hình nuôi lồng bè truyền thống. Mô hình này được đánh giá cao bởi hiệu quả
kinh tế và môi trường mà nó đem lại.
xxxv

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TỈNH QUẢNG NINH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương
3.1.1.Điều kiện tự nhiên về Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển
với các thế mạnh như chiều dài đường bờ biển hơn 250km và 2.077 hòn đảo (chiếm
phần lớn số đảo của cả nước), trên 40.000ha bãi triều và hơn 20.000ha diện tích eo
biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100km 2. Nơi đây là nơi sinh sống của nhiều
loài có giá trị cao, tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu cũng như công nghiệp chế biến chế thực
phẩm tạo ra giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó Quảng Ninh có 1 hệ sinh thái, địa chất đa
dạng là điều kiện để phát triển nền kinh tế theo hướng kết hợp giữa nuôi trồng thuỷ sản
biển gắn với du lịch sinh thái, dịch vụ.
Vân Đồn là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, nằm ở phía đông bắc
của đất liền, gần biển Đông và gần vịnh Hạ Long nổi tiếng với diện tích tổng thể 551,5
km2. Vân Đồn được biết đến với một bờ biển dài, với nhiều vịnh, cảng, và bãi biển
đẹp. Đường bờ biển dài và đa dạng này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động
như du lịch biển, thủy sản và giao thông vận tải biển. Vân Đồn có nguồn nước sạch từ
các dòng sông và suối, cũng như từ biển. Điều này làm cho môi trường sống của thủy
sản trở nên lý tưởng và phát triển tốt. Vân Đồn được biết đến với hệ sinh thái phong
phú, bao gồm cả rừng nước và hệ thống đầm lầy. Sự đa dạng này tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của nhiều loại thủy sản, từ cá biển đến các loại giáp xác và động
vật giáp. Vân Đồn được biết đến với hệ sinh thái phong phú, bao gồm cả rừng nước và
hệ thống đầm lầy. Sự đa dạng này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều
loại thủy sản, từ cá biển đến các loại giáp xác và động vật giáp. Biến đổi thủy văn và
nhiệt đới: Khí hậu của Vân Đồn thường ẩm ướt và ổn định, với mùa đông dịu mát và
mùa hè nóng ẩm. Điều này cung cấp môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát
triển của thủy sản. Vân Đồn là một nơi trú ngụ và sinh sản quan trọng cho nhiều loài
thủy sản, bao gồm cả cá diêm, cá mú, tôm, và nhiều loại hải sản khác với môi trường
đặc biệt của các hòn đảo, bãi cát và rạn san hô xung quanh Vân Đồn tạo ra một môi
trường sống đa dạng và phong phú cho các loài thủy sản, đặc biệt là trong việc tìm
kiếm thức ăn và bảo vệ. Khí hậu của Vân Đồn thường ẩm ướt và ổn định, với mùa
đông dịu mát và mùa hè nóng ẩm. Điều này cung cấp môi trường lý tưởng cho sự sinh
trưởng và phát triển của thủy sản. Đây cũng là một nơi trú ngụ và sinh sản quan trọng
cho nhiều loài thủy sản, bao gồm cả cá diêm, cá mú, tôm, và nhiều loại hải sản khác.
xxxvi

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội


3.1.2.1. Về kinh tế
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một trung tâm thủy lớn phía Đông Bắc,
đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam. Quảng Ninh có
nhiều khu kinh tế, đặc biệt có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đầu mối giao
thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Kinh tế Quảng Ninh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích
cực theo hướng bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước,
nhất là trong bối cảnh cả năm 2020 nền kinh tế chịu tác động nặng nề từ đại dịch
Covid-19. Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế tỉnh đạt 211.476 tỷ đồng, tăng gấp 1,86
lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững so với
năm 2015. Theo đó, tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng từ 43,1% lên
44,6%; công nghiệp - xây dựng duy trì ổn định ở mức 49%; nông, lâm, thủy sản giảm
từ 7,7% xuống 5,9%. Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch tích cực; thu ngân sách nội địa
luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước có đóng góp về
Trung Ương.
Có thể nhận thấy, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh gắn bó chặt chẽ với
phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội. Qua
đó, góp phần nhanh chóng làm thay đổi diện mạo thành thị và nông thôn, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, nhất là tại các khu
vực đặc biệt khó khăn, nông thôn, miền núi, biên giới, biển đảo. Giai đoạn 2016-2020,
tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước đạt 341.644 tỷ đồng, tăng 1,56 lần so với
giai đoạn 2011-2015, bình quân tăng 10,3%/năm. GRDP bình quân đầu người năm
2020 ước đạt trên 6.700 USD, gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước; tỷ lệ hộ nghèo
theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 0,36%. Trong giai đoạn 2016-2022, Quảng Ninh 7 năm
liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số, tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu
cả nước chỉ sau các thành phố trực thuộc Trung ương. Chất lượng tăng trưởng được
cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững hơn.

Hình 3.4. Giá trị đóng góp của các nhóm ngành của tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn 2020-2021
xxxvii

Có thể cho thấy tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - ngư
nghiệp giảm, nhưng phần đóng góp vào GDP lại tăng thể hiện trình độ khoa học - kỹ
thuật trong ngành đã tăng, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm tăng, từ đó đẩy
ra thị trường với giá thành cao hơn. Tuy nông nghiệp không là ngành kinh tế đóng vai
trò chủ đạo ở Quảng Ninh, song phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đã được thực hiện
trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngành
dịch vụ cũng có bước phát triển nhảy vọt (tỷ trọng tăng từ 40,8% trong giai đoạn 2010-
2015 lên 45% trong giai đoạn 2015-2021) khi áp dụng các chính sách kêu gọi đầu tư,
đặc biệt là du lịch.
Đặc biệt, trong 3 năm 2020 và 2021, 2022 dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch
Covid19, Quảng Ninh là một trong số các thành phố hiếm hoi đạt mục tiêu kép, tốc độ
tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 đạt 10,28%, GRDP năm 2022 đạt
10,28%, thu ngân sách nhà nước đạt 56.500 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn
đầu cả nước có số thu nội địa cao. Trong khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-
19, tỉnh đã có nhiều cách làm hiệu quả để huy động nguồn lực thông qua hợp tác công
- tư. Giai đoạn 2020 - 2022, tổng thu hút vốn ngoài ngân sách đạt trên 475,2 nghìn tỷ
đồng, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2,15 tỷ USD, tăng bình quân
54%/năm; tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 267 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân
10%/năm; bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 2 nghìn doanh nghiệp. Kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 7.684 triệu USD, tăng bình quân trên 9%/năm.
Riêng quý I-2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước
đạt trên 14.800 tỷ đồng. Cụ thể, GRDP của tỉnh ước tăng 8,04%. Tổng thu ngân sách
nhà nước ước đạt 14.870 tỷ đồng, tăng 9% cùng kỳ, trong đó thu nội địa ước đạt
11.270 tỷ đồng, tăng 8% cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu ước đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 7%
cùng kỳ năm 2022. Nhiều chỉ tiêu kinh tế của tỉnh trong quý I-2023 cũng tăng so với
cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao nhất (tăng
13,25%, cao hơn 4,42 điểm % so với cùng kỳ năm 2022). Kim ngạch xuất khẩu của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 674 triệu USD, tăng 15,2% cùng kỳ năm
2022. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%, cao hơn 0,24 điểm % so với
cùng kỳ năm 2022. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 14.800 tỷ đồng (bằng 27%
so với dự toán, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022). Về thu hút FDI, theo báo cáo của
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến ngày 20-3-2023, tỉnh Quảng
Ninh thu hút được 341,82 triệu USD, đạt hơn 41,3% kế hoạch thu hút FDI cả năm
2023 và đứng thứ bảy trong cả nước.
Quảng Ninh là địa phương đi đầu cả nước về thực hiện các mô hình có tính đột
phá, phát huy cao độ sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tinh thần “Kỷ luật và
xxxviii

đồng tâm”, điều này khiến cho Quảng Ninh có điều kiện phát triển trở thành điểm sáng
cho nền kinh tế đất nước.
Vân Đồn là một trong những huyện đảo đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, tạo nên thế vững chắc, trụ cột trong phát triển kinh
tế biển của tỉnh. Về kinh tế và tổ chức sản xuất, thời gian qua mặc dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn, vướng mắc về những thay đổi của cơ chế chính sách, điều chỉnh quy
hoạch của Khu kinh tế, ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19... song kinh tế
của huyện luôn giữ được mức tăng trưởng cao (đặc biệt từ năm 2020 đến nay): tốc độ
tăng trưởng năm 2020 đạt 17,8%; năm 2021 đạt 20,2%, năm 2022 đạt 32%. Giá trị sản
xuất năm 2022 đạt 9.663,7 tỷ đồng (tăng 8.099,7 tỷ đồng so với năm 2010, tăng
2.340,7 tỷ đồng so với năm 2021). Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng,
tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư
nghiệp. Năm 2023, Huyện tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, duy trì đạt tốc
độ tăng trưởng cao, đạt 30,7%, vượt 0,7% so với chỉ tiêu nghị quyết và thấp hơn 1,4%
so với chỉ tiêu kịch bản tăng trưởng. Trong đó, khu vực ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản năm đạt 2.290 tỷ đồng, đạt 102% so với kịch bản tăng trưởng, tăng 6,2% so
với cùng kỳ. Khu vực công nghiệp - xây dựng năm đạt 6.650 tỷ đồng, bằng 100% so
với kịch bản tăng trưởng, tốc độ tăng đạt 32,1% so với cùng kỳ. Khu vực thương mại -
dịch vụ ước đạt 3.690 tỷ đồng, đạt 95,5% so với kịch bản tăng trưởng, tốc độ tăng đạt
49,1% so với cùng kỳ.
Vân Đồn cũng là địa bàn tích cực trong công tác thu hút vốn đầu tư nhờ sự độc
đáo về địa lý và khác biệt về cơ chế. Riêng năm 2021, gần 6.000 tỷ đồng được đầu tư
vào Vân Đồn, dần hoàn thiện hạ tầng và các công trình phục vụ phát triển. Năm 2022,
cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đi vào khai thác, hoàn thiện hành lang đường cao tốc
Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN, tiếp tục khẳng định vị thế “mũi đột phá” của
Vân Đồn trong định hướng phát triển của Quảng Ninh. Kinh tế biển - một lĩnh vực lợi
thế tiềm năng của địa phương đang được phát huy mạnh. Vùng biển của huyện có
nhiều chủng loại hải sản quý: tôm he, các mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai, bào ngư,
… Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven
bờ. Huyện đã thực hiện thành công việc nuôi trồng các loại thủy hải sản có giá trị kinh
tế cao như nuôi ngọc trai, tu hài, hàu, điệp, quạt... đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho
huyện, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua nuôi nhuyễn thể phát triển mạnh góp
phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường huyện. Dịch vụ du
lịch biển đang dần được khai thác và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế của Vân Đồn, tốc độ tăng trưởng hằng năm là 24,30%. Các mô hình du lịch sinh thái
xxxix

biển, du lịch trải nghiệm cộng đồng tại các xã đảo đã thu hút nhiều lượt khách du lịch
trong và ngoài nước.
3.1.2.2. Về xã hội
Trong giai đoạn mới 2016-2023, Quảng Ninh đã từ 1 địa phương nằm trong
tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương trở thành một trong
những tỉnh công nghiệp, dịch vụ năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh
vực, trở thành trung tâm đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cực tăng trưởng toàn
diện của phía bắc. Trong 7 năm liên tục từ 2016-2022, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng
GRDP trên hai con số, tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu cả nước chỉ sau các thành phố
trực thuộc Trung ương.
Trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 19 chính sách riêng
về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt
khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế; từng
bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền. Bên cạnh đó,
tỉnh mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tỉnh
Quảng Ninh thực hiện tốt các mục tiêu, như: chính trị ổn định, xã hội trật tự, giữ vững
kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, chủ quyền
biên giới, biển, đảo quốc gia được giữ vững, không để xảy ra các tình huống bị động,
bất ngờ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.
Đặc biệt, trong 3 năm 2020 và 2021, 2022 dù chịu tác động tiêu cực, nghiêm
trọng chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, song tỉnh Quảng Ninh vẫn tự lực, tự
cường, bằng những quyết sách khoa học, đúng đắn, táo bạo, sát thực tiễn, phát huy
hiệu quả, giữ vững địa bàn “An toàn - Ổn định - Phát triển trong trạng thái bình
thường mới”, vừa chăm lo bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân, vừa thực hiện
thành công “mục tiêu kép”; đời sống vật chất, tình thần của nhân dân không ngừng
được nâng lên.
Vân Đồn là huyện đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, với 12 đơn vị
hành chính gồm 1 thị trấn và 11 xã, trong đó có 5 xã đảo. Khi bước vào thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào năm 2010, Vân Đồn chỉ
đạt 2/19 tiêu chí nông thôn mới. Qua 12 năm thực hiện hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, 100% các tuyến đường giao thông nông
thôn đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% các tuyến
đường giao thông nông thôn đã có điện chiếu sáng; trên 89,8% tổng số tuyến đường
nông thôn đã được trồng cây xanh. Đến hết năm 2021, 11/11 xã của huyện Vân Đồn
được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 4 xã được công nhận đạt
xl

chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 1 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
kiểu mẫu. Đến năm 2023, Vân Đồn không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo chỉ còn
0,53% với 53 hộ. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đạt 106,6 triệu
đồng/người/năm vào năm 2021 và đạt 114,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2022.
3.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế nổi bật trong phát triển kinh tế thủy sản nhờ vị trí
địa lý thuận lợi và sở hữu nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao.
- Về diện tích nuôi trồng thủy sản:
Bảng 3.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 TTBQ(%/năm)

Diện tích (ha) 23.500 27.700 29.000 32.029 11

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh.


Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2023, có xu hướng
tăng. Giai đoạn 2020 - 2023, tốc độ tăng bình quân diện tích nuôi trồng thủy sản là
11%/năm. Năm 2020 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 23.500ha thì đến năm 2023
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 32.029ha. Với cơ cấu vùng nuôi tôm
9.662ha, vùng nuôi nhuyễn thể gần 4.400ha, vùng nuôi cá song 550ha, vùng nuôi ghẹ
(36ha), vùng nuôi tôm kết hợp cá, tôm (1.854,6ha).... Số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên
10.400 cơ sở. Toàn tỉnh có 17/17 cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy
sản. Với số cơ sở trên, việc sản xuất, ương dưỡng tại chỗ đạt 1.616 triệu con giống
gồm: tôm, cá biển, nhuyễn thể, cá nước ngọt…
- Về sản lượng nuôi trồng thủy sản:
Bảng 3.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Năm 2020 2021 2022 2023 TTBQ(%/năm)

Sản lượng (tấn) 71.412 74.712 90.121 103.000 13,18

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh.


Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2023, có xu
hướng tăng nhanh qua các năm. Giai đoạn 2020 - 2023, tốc độ tăng bình quân sản
lượng đạt 13,18%/năm. Năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản là 71.412 tấn thì đến
năm 2023 sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 103.000 tấn.
xli

Số lượng giống sản xuất, ương dưỡng tại chỗ trong 6 tháng đầu năm 2023 được
1,96 tỷ con giống các loại, đáp ứng 45,2% nhu cầu giống thả nuôi. Quảng Ninh phấn
đấu đến năm 2025 đáp ứng cơ bản 70% nhu cầu về con giống thủy sản chất lượng cao,
sạch bệnh cho các cơ sở nuôi biển trên địa bàn.
Bảng 3.3. Sản lượng nuôi cá, nuôi tôm tỉnh Quảng Ninh

Năm 2020 2021 2022

Sản lượng cá nuôi (tấn) 20.379 20.992 18.656

Sản lượng tôm nuôi (tấn) 13.203 13.792 27.630

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Quảng Ninh hiện có gần 7.000 ha tôm nuôi, trong đó khoảng 4.000 ha nuôi tôm
công nghiệp và trở thành địa phương có diện tích nuôi tôm lớn ở miền bắc. Các mô
hình nuôi tôm công nghiệp chủ yếu nuôi theo hướng quảng canh cải tiến, thâm canh,
siêu thâm canh, áp dụng công nghệ tiên tiến cho năng suất tăng cao hơn hẳn so với mô
hình nuôi tôm quảng canh thông thường… mang lại thu nhập cao.
Nuôi trồng hải sản ở Quảng Ninh hiện đang phát triển 2 nhóm đối tượng chính
là cá biển (cá song, cá chim vây vàng, cá giò…) và nhuyễn thể (hàu, ngao, trai cấy
ngọc, …). Phương thức nuôi chủ yếu là lồng (treo trên bè nổi, đặt dưới đáy biển), giàn
bè hay nuôi thả trực tiếp trên các bãi triều. Ngoài ra, tôm cũng là loài mũi nhọn trong
phát triển kinh tế nông nghiệp ở Quảng Ninh.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản chủ động về nguồn giống tôm, tuy nhiên
năng suất nuôi đạt chưa cao và chưa xứng với tiềm năng của địa phương, nhất là sự
liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng, tiêu thụ còn yếu, tình trạng nuôi
trồng thủy sản tự phát ở một số nơi vẫn còn, cơ sở thu mua, chế biến tôm và sản phẩm
nuôi biển chưa thật sự đem lại được hiệu quả.
Nguồn giống nhuyễn thể, nguồn vật tư sản xuất, thức ăn, thuốc thú y thủy sản
và vật liệu nổi vẫn đang phụ thuộc vào thị trường. Năng suất nuôi biển của Quảng
Ninh chưa được cao, đặc biệt là tính liên kết yếu, thiếu và yếu hạ tầng dùng chung các
vùng nuôi trồng thuỷ sản khi vẫn tồn tại tình trạng tự phát, cơ sở thu mua, chế biến
tôm và sản phẩm nuôi biển mới phát triển ở bước đầu.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, việc phát triển nuôi trồng thủy sản không
theo quy hoạch vẫn còn tồn tại như một vấn đề nhức nhối, hệ lụy là gây lãng phí hoặc
xlii

quá tải tài nguyên mặt nước, chất lượng thủy sản nuôi giảm, không cân đối nguồn
cung cầu, sản phẩm ế ẩm phải giải cứu.
- Về tác động của biến đổi khí hậu:
● Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy
hải sản tỉnh Quảng Ninh
Nước biển dâng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói
chung và thủy sản nói riêng. Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam” dưới sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đến năm 2030 nhiệt độ
trung bình ở tỉnh Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,7 0C so với nhiệt độ trung bình giai
đoạn 1980 - 1999. Đến năm 2030, lượng mưa trung bình hàng năm có thể tăng thêm
2,0% so với trung bình năm 1989 - 1999. Quảng Ninh là địa phương ít chịu ảnh hưởng
của nước biển dâng so với cả nước, đến năm 2020 mực nước biển ở Quảng Ninh tăng
lên từ 7 - 8 cm và 11 - 12cm năm 2023 so với giai đoạn 1980 - 1999. Nhưng những
thay đổi này cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến ngành thủy sản tỉnh
Quảng Ninh
Bảng 3.4. Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng
tỉnh Quảng Ninh

Trung bình Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông

Mức thay đổi (0C) nhiệt độ trung bình so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình

Năm 2020 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Năm 2023 0,7 0,8 0,6 0,7 0,8

Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải
trung bình

Năm 2020 1,3 -0,4 2,3 0,6 0,4

Năm 2023 2,0 -0,5 3,3 0,8 0,6

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Cục biến đổi khí
hậu
Bảng 3.5. Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam
Đơn vị tính:cm
xliii

Thấp Trung bình Cao

Năm 2020 7-8 7-8 7-8

Năm 2023 10-12 11-12 11-13

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Cục biến đổi khí
hậu
● Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy hải
sản tỉnh Quảng Ninh
Nhiệt độ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Mỗi loài có một nhiệt độ thích hợp.
Khả năng chống chịu của mỗi loài nằm trong một giới hạn nhất định. Nhiệt độ nước
trong các ao nuôi tăng lên do hiện tượng nắng nóng kéo dài, đã làm cho tôm, cá chết
hàng loạt. Thay đổi nhiệt độ tạo điều kiện phát sinh các loại dịch bệnh trên các đối
tượng nuôi từ đó gây nên hiện tượng chết hàng loạt và làm giảm sản lượng nuôi trồng
thủy sản, gây thiệt hại cho người nuôi.
● Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết
cực đoan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán,... làm ảnh hưởng đến sản xuất
thủy sản, gây thiệt hại về kinh tế.
3.3. Đánh giá một số mô hình đang áp dụng tại Quảng Ninh
3.3.1. Tóm tắt các mô hình
Nuôi hàu thương phẩm trên sông Nhật Lệ: Mô hình được thực hiện bởi
người dân trong xã Lương Ninh, Võ Ninh, thị trấn Quán Hàu trong 12 tháng, từ
10/2010 đến tháng 9/2011. Mục đích của mô hình là nhằm hoàn thiện quy trình sản
xuất, chuyển giao kỹ thuật nuôi hàu ứng dụng công nghệ cho các hộ tham gia, đồng
thời nhân rộng mô hình, giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh phí thực hiện mô hình
là 113.060.000 VNĐ với mô hình có nguồn lực bao gồm: công nghệ nuôi là giống hàu
đơn nuôi trong lồng treo bè, Một bè gỗ có kích cỡ 3mx6m, treo 50 lồng hình trụ 4
tầng, lồng có khung thép, phủ lưới xangtylen. Mô hình nuôi tại 3 điểm tương ứng với 3
hộ, 2 bè/hộ với số lượng giống hàu thả nuôi là 60 ngàn con. Đội ngũ kỹ thuật, theo dõi
cùng với đội ngũ chỉ đạo, đánh giá quá trình thực hiện mô hình. Người dân đã được
tập huấn chuyển giao kỹ thuật thực hiện mô hình. Sau khi khảo sát, chọn vùng phía
Tây Bắc Cồn Soi để đặt giàn treo nuôi, khoảng cách bờ 10-30m, độ sâu mực nước 2-
5m. Bắt đầu làm bè nuôi khi hoàn thành bước tập huấn kỹ thuật, tiếp đó các hộ nhận
xliv

cung ứng giống, thả được 30 ngàn con. Tiến hành theo dõi sinh trưởng và nghiệm thu
mô hình. Ưu điểm của mô hình là hệ thống lồng bè dễ di chuyển, đảm bảo chống lũ,
thuận lợi chăm sóc và thu hoạch.
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP : Mô hình có mục đích tăng lợi
nhuận, giảm thiểu rủi ro và hạn chế dịch bệnh đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hóa đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện với quy mô 2 ha tại thành phố Móng
Cái và thị xã Quảng Yên bởi các hộ người dân tại phạm vi. Mô hình được thực hiện từ
năm 2015 và phát triển đến nay . Ban đầu mô hình thả nuôi khoảng 160.000 con tôm
giống, có hệ thống cấp nước, thoát nước riêng biệt; ao lắng, ao chứa và ao nuôi được
xây đảm bảo không rò rỉ, riêng với ao lắng chiếm >15-20% diện tích mặt bằng; xử lý
nước và diệt tạp trước khi thả giống nuôi; ao nuôi cần chứa bùn. Tôm giống được nuôi
trong điều kiện đảm bảo từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến công đoạn xử lý nước thải cuối
vụ nuôi luôn làm đúng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôm nuôi gần nguồn nước
sạch, tại vùng đất cát hoặc cát pha, cách xa nguồn nước thải nhà máy, công
nghiệp,...hạn chế sử dụng thuốc hóa chất. Người nuôi được hỗ trợ 100% giống, 30%
thức ăn, vật tư và cấp giấy chứng nhận sản xuất quy trình VietGAP. Tôm thả nuôi với
mật độ 80 con/m2, quá trình nuôi thả sẽ áp dụng công nghệ sinh học (sử dụng các
chủng vi sinh vật có lợi nhằm cải tạo môi trường) giúp hạn chế dịch bệnh.
Mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa: Mô hình được thực hiện trên
hồ chứa Đồng Và, xã Yên Than (Tiên Yên) từ tháng 4/2015 đến nay với mục đích phát
triển thủy sản theo hướng công nghệ cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân và đa dạng hóa đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Mô hình có quy mô diện
tích 100m2, dung tích hồ chứa 100m 3, mật độ 10 con/m2, số lượng cá giống thả 1.000
con, kích cỡ 15cm/con; lồng cá đạt yêu cầu kỹ thuật của mô hình; phổ biến kỹ thuật
nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh; đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ kiểm tra, giám sát. Mỗi hộ
được cấp cá lăng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ đầu vào. Cá được
theo dõi, giám sát về lượng thức ăn, kỳ sử dụng vôi, chế phẩm xử lý nước, môi trường
nước nuôi.
Mô hình liên kết nuôi cá rô phi VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm: Mô
hình được xây dựng tập trung tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều từ năm 2017 và
phát triển tới nay. Mục đích của mô hình là giải quyết việc quản lý dịch bệnh, các yếu
tố đầu vào, giúp tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cá rô phi. Mô hình còn là
cơ sở hình thành vùng nguyên liệu sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và hướng tới xuất khẩu theo phương thức liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất.
Quy mô mô hình 3 ha, gồm 3 hộ tham gia (1 ha/hộ). Tại vùng thực hiện dự án, bố trí
cán bộ chuyên môn bám sát, hướng dẫn các hộ thực hiện theo các tiêu chí VietGAP và
xlv

khuyến khích các hộ lân cận học hỏi, áp dụng. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ
100% con giống, 30% vật tư, được tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi thương
phẩm, được hướng dẫn áp dụng VietGAP trong nuôi cá rô phi và được ký hợp đồng
bao tiêu sản phẩm với đơn vị tiêu thụ. Mật độ giống thả 3 con/m 2. Thức ăn được sử
dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. Quá trình nuôi, cá được bổ sung thêm
vitamin C và chế phẩm EM để tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển tốt.
Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn: Mô hình được phát triển bởi Công ty CP cơ
khí Uông Bí vào năm 2020 và phát triển tới nay nhằm nâng cao năng suất nuôi tôm.
Mô hình có hệ thống ao ương, hệ thống xử lý nước, bể nuôi trong nhà, kết cấu khung
thép, vải bạt siêu bền. Tôm giống sẽ được thả vào ao ương giai đoạn 1 với mật độ
5.000-12.000 con/m2. Sau khoảng 25-30 ngày, tôm được chuyển vào ao nuôi giai đoạn
2 với mật độ từ 300-500 con/m2. Khoảng 1 tháng sau, tôm chuyển vào ao nuôi giai
đoạn 3 và nuôi trong 30-35 ngày, đây cũng là giai đoạn nuôi thương phẩm, mật độ
nuôi 200-300 con/m2.
Mô hình Farm nuôi trồng thuỷ sản Phất Cờ : Đây là mô hình nuôi thủy sản
với vật liệu bền vững kết hợp du lịch trải nghiệm tại HTX Phất Cờ được xây dựng vào
năm 2020 đến nay. Mô hình này nhằm nâng cao năng suất, doanh thu ổn định từ nuôi
trồng thuỷ sản và du lịch, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. HTX Phất Cờ là đơn
vị tiên phong sử dụng phao nổi và lồng bè nuôi cá bằng chất liệu HDPE trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh. Phao nổi và lồng bè HDPE thay thế cho phao xốp và lồng gỗ truyền
thống, giảm thiệt hại mỗi khi có bão, lũ, tuổi thọ dùng lâu, không gây rác ra biển.
Trang trại nổi được xây dựng trên diện tích 5ha gồm nhiều phân khu: Nhà điều hành
kết hợp đón khách 240m2 với sức chứa trên 60 người; Lồng phục vụ khách tham quan
bơi, tắm biển; bè check-in với diện tích 16m 2 Cùng với đó là hệ thống lồng vuông (12
chiếc với diện tích từ 16 – 30m2/chiếc), hệ thống lồng tròn (02 chiếc với đường kính
12m); hệ thống giàn hàu trên diện tích 4ha (trên 6.000 quả phao nổi); hệ thống bè
ương, nuôi giống rong sụn (100 ô có diện tích 9m 2); Hệ thống sân phơi rong thương
phẩm rộng trên 2.000m2 .Đây là phần diện tích thử nghiệm nuôi các loài thủy sản mới
có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời cũng là nơi xây dựng
mô hình trình diễn các loại vật liệu nổi kết hợp với du lịch trải nghiệm. Đến tham
quan, du khách được trao đổi kinh nghiệm thiết kế, vận hành, quản lý mô hình nuôi.
Đặc biệt có thể được trải nghiệm câu cá trên bè và thưởng thức những sản phẩm do tự
tay mình khai thác, chế biến…
Mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE đảm bảo an toàn thực
phẩm: Mô hình được phát triển tại Thắng Lợi, huyện Vân Đồn vào năm 2020 với
mục đích chuyển giao, áp dụng kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản, nhằm nâng cao
xlvi

giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường nuôi. Mô hình có quy mô lồng 1.000 m 3 . Lồng
nuôi làm bằng nhựa HDPE tròn, thiết kế chịu bão, chu vi 60m, lưới sâu 3,5m; người
dân có kinh nghiệm, hưởng ứng, ủng hộ mô hình; Đội ngũ theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo
cùng với đội ngũ kỹ thuật tập huấn; giống cá chim vây vàng được chọn lọc theo quy
chuẩn. Hộ dân được hỗ trợ chi phí giống và chi phí thức ăn công nghiệp, sau khi thả
giống sẽ tiến hành theo dõi, đánh giá kết quả vật nuôi dựa vào trọng lượng, sức khỏe,
môi trường nước nuôi,...
Mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương, Rong sụn công nghiệp đạt tiêu: Mô
hình được xây dựng tại khu vực biển phía Tây đảo Ngọc Vừng thuộc xã Ngọc Vừng,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được đầu tư hỗ trợ bởi STP Group. Mô hình đầu tư
trang trại nuôi trồng thủy sản trên biển công nghiệp, hiện đại theo tiêu chuẩn xuất
khẩu, tập trung 2 đối tượng nuôi chính là Hàu Thái Bình Dương. Dự án áp dụng công
nghệ nuôi giàn dây treo với quy mô lớn, tích hợp quy trình nuôi hiện đại. Hình thức
nuôi này cả Hàu và Rong đều có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, dễ quản lý,
chăm sóc và thu hoạch. Hàu giống bám trên các giá thể (vỏ nhuyễn thể...) được đục lỗ
và treo trên các dây. Rong giống cũng được buộc thành từng bụi, nhiều bụi trên 1 dây
treo và được buộc vào dây chủ có phao nổi. Hình thức nuôi này cá thể giống được treo
lơ lửng trong môi trường nước, tạo điều kiện cho hàu có thời gian lọc thức ăn tối đa,
rong hấp thụ được ánh sáng và thực hiện quá trình quang hợp tự nhiên. Việc quản lý,
chăm sóc, thu hoạch hàu và rong cũng dễ dàng hơn và tận dụng được diện tích mặt
nước và năng suất sinh học vùng nuôi cao nhất. Mô hình còn xây dựng hệ thống thu
gom thoát nước thải sinh hoạt, hệ thống các bể tự hoại, khu chứa chất thải với các
thùng chứa có nắp đậy.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình
Bảng 3.6. Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững tại Quảng
Ninh

Tên
Kết quả Hạn chế
mô hình

Nuôi hàu thương - Kết quả: sau khi nuôi từ 3-8 - Hiệu quả kinh tế chưa
phẩm trên sông tháng, hàu chắc, tỷ lệ ruột ⅓ -¼ cao do thực hiện mô hình
Nhật Lệ và đạt trọng lượng 20 gam trở lên. trong điều kiện khó khăn
Sản lượng thu được: 160,6 kg. và môi trường nước không
- Mô hình đem lại hiệu quả xã hội ổn định, thời gian ngắn
xlvii

và môi trường khi thành công đưa phải thu hoạch để tránh lũ.
đối tượng mới vào nuôi trồng, tạo - Sản lượng thu hoạch thấp
nghề nuôi mới. Đồng thời, mô hơn so với kế hoạch.
hình là cơ hội giúp khai thác có
- Kết quả mô hình chưa đạt
hiệu quả tiềm năng mặt nước một
được mục tiêu đề ra, còn
cách bền vững.
gặp nhiều khó khăn vì
- Mô hình tạo việc làm, tăng thu không thích ứng được với
nhập cho nhân dân các xã, thị trấn hiện tượng tự nhiên như
dọc sông Nhật Lệ ngọt hóa nước, nước lũ.
Cần hoàn thiện hơn về quy
trình kỹ thuật.
- Mô hình không được
khuyến cáo nhân rộng do
năng suất, sản lượng còn
thấp và quy trình nuôi chưa
hoàn thiện cả về lý thuyết
và tiến hành thực hiện.
- Mô hình thiếu kinh phí
trong mua giống đối tượng
nuôi.

Nuôi tôm thẻ - Mô hình nuôi tôm theo tiêu - Thiếu vốn: Để phát triển
chân trắng theo chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả nuôi trồng lâu dài và bền
VietGAP kinh tế cao nhờ giảm thiểu được vững, người dân gặp khó
chi phí nuôi trồng. Sản lượng tôm khăn trong việc tiếp cận
nuôi ở Móng Cái năm 2015 đạt nguồn vốn ưu đãi để đầu tư
1.747 tấn, tăng 50% so với kế mở rộng mô hình.
hoạch. - Khâu kiểm soát chặt chẽ
Người dân tiếp xúc, tập huấn với toàn bộ quá trình nuôi vẫn
mô hình sẽ nâng cao nhận thức về còn tồn tại nhiều hạn chế
tầm quan trọng của xử lý nước ao do thói quen của người
nuôi, tôn trọng quy trình kỹ thuật nuôi và thiếu sự quản lý từ
và bảo vệ môi trường, góp phần các cơ quan quản lý
phát triển các loại mô hình bền chuyên nghiệp.
vững.
xlviii

- Kết quả thu được cho thấy tôm - Quy mô chưa rộng, cần
nuôi đạt tỷ lệ sống trung bình có sự khuyến khích, động
80%, tôm phát triển nhanh, môi viên đối người người dân
trường nuôi ổn định. Thu nhập vẫn đang áp dụng cách
đem lại gấp đôi cách nuôi truyền nuôi trồng truyền thống
thống, đạt trên 400 triệu đồng/hộ như cấy lúa nuôi tôm.
người dân.

- Kết quả: cá có tỷ lệ sống trung - Mô hình chưa phổ biến


bình >80%. Sau 8 tháng, cỡ cá đạt do thói quen trong lựa
1,5kg/con; sản lượng >600kg/ hộ. chọn sản phẩm tiêu dùng
Giá bán 160.000-180.000 của người dân. Thiếu hoạt
VNĐ/kg. Lãi khoảng 30-45 triệu động tuyên truyền, tập
đồng/ ô lồng (50m3)/ chu kỳ nuôi. huấn.
- Mô hình làm thay đổi phương - Công tác kiểm tra, giám
thức sản xuất của người nuôi cả, sát thiếu sự sát sao. Người
chuyển sang phát triển đối tượng dân khi áp dụng kỹ thuật
Mô hình nuôi cá
nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao.
nuôi, khai thác hiệu quả tự
lăng trong lồng
trên hồ chứa - Mô hình phù hợp với những địa nhiên vẫn có khả năng gây
phương có hồ chứa và mặt nước tác động xấu tới hệ sinh
lớn. Là cơ sở để xây dựng và nhân thái của hồ.
rộng phương hướng chuyển đổi - Chưa đạt được mục tiêu
đối tượng đem lại hiệu quả kinh tế lớn: tạo ra khu vực sản
cao trong tương lai. xuất hàng hóa tập trung,
xây dựng thương hiệu, tìm
đầu ra cho sản phẩm,
hướng tới mục tiêu xuất
khẩu.

Xây dựng mô - Sau 6 tháng, cá đạt tỉ lệ sống - Người dân gặp khó khăn
hình liên kết nuôi 70%, kích cỡ cá thu hoạch trung trong tiếp cận nguồn vốn
cá rô phi bình là 750g/con, sản lượng đạt và đầu ra của sản phẩm.
VietGAP gắn với 47,1 tấn/3ha (15,7 tấn/ha). - Việc nhân rộng mô hình
tiêu thụ sản - Mô hình đã hạn chế dịch bệnh, chưa đáp ứng mục đích
phẩm tình trạng ô nhiễm môi trường, xuất khẩu số lượng lớn,
xlix

giảm thiểu việc sử dụng thuốc, còn nhiều vướng mắc trong
hoá chất trong nuôi trồng thuỷ khâu tận dụng diện tích đất
sản, tạo sản phẩm đảm bảo an trồng lúa hiệu quả thấp để
toàn vệ sinh thực phẩm. nuôi trồng thủy sản.
- Sau 6 tháng tính lãi trên
69.266.000 đồng/ha, cao hơn so
với các hộ nuôi trong vùng từ 10-
15 triệu đồng/ha.

- Quá trình nuôi tôm 3 giai đoạn - Phải đầu tư hệ thống bể


kết thúc trong khoảng 90-100 trong nhà
ngày - Giai đoạn 3 cần thay
- Tỷ lệ sống trong cả quá trình nước thường xuyên
nuôi đạt đến mức 80%
Nuôi tôm 3 giai
- Tỷ lệ quay vòng vụ nuôi đạt tới
đoạn
9 vụ/năm, cao hơn gấp 4 lần
- Năng suất có thể đạt 160-200
tấn/ha/năm, cao hơn từ 8-9 lần.
- Tuyệt đối tranh tác động từ môi
trường

Mô hình khu nuôi sử dụng tối đa - Cần vốn đầu tư lớn, phao
tài nguyên mặt nước, đưa năng nhựa HDPE đắt hơn phao
Mô hình Farm suất, sản lượng tăng gấp 1,5-2 lần xốp đến 3-4 lần
NTTS Phất Cờ- so với nuôi biển thông thường dẫn đến khó khăn trong
Mô hình nuôi (10-20 tấn/ha/vụ). Chi phí nhân việc thuyết phục người dân
thủy sản với vật công giảm được 1/2, tái sử dụng chuyển đổi
liệu bền vững kết vật liệu trên 50%, giảm chi phí
hợp du lịch trải bảo trì bảo dưỡng.
nghiệm tại HTX - Do nuôi trồng thủy sản
Phất Cờ trên địa bàn tỉnh nhìn
chung là tự phát
l

- Kết quả thu hoạch: Sau 8 tháng - Chi phí đầu tư trang thiết
thả nuôi, cá đạt khối lượng từ 0,7- bị khá cao: hệ thống lồng
1 kg/con, tỷ lệ sống đạt hơn 72%, HDPE có giá khoảng 500
lợi nhuận thu được hàng trăm triệu đồng cho 1.000 m3
triệu đồng cho người dân tham lồng.
gia. - Quy mô mô hình không
- Mô hình là minh chứng cho sự lớn và khó nhân rộng do
chuyển giao, phát triển nghề nuôi giống nuôi có nhu cầu cao
trồng thủy sản bền vững và có về chất lượng nước, cần
hiệu quả cao, đảm bảo vực lại nền môi trường nuôi không ô
Mô hình nuôi cá
kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhiễm, có độ mặn và nhiệt
chim vây vàng
hướng tới tương lai nền kinh tế độ ổn định.
bằng lồng HDPE
vững mạnh. - Việc kiểm soát chất
đảm bảo an toàn
lượng sản phẩm gặp khó
thực phẩm
khăn khi loài cá chim vây
vàng thường dễ mắc phải
các bệnh virus, vi khuẩn
hoặc ký sinh trùng,...luôn
cần theo dõi sát sao quá
trình sử dụng thuốc và hóa
chất.
- Thời gian nuôi kéo dài
gần một năm để có thể thu
hoạch.

Mô hình nuôi hàu Mô hình trải dài trên diện tích - Chi phí cho cơ sở vật
Thái Bình khoảng 5ha, trong đó có 1ha hàu chất ban đầu cao
Dương, Rong sụn và 4ha rong sụn được nuôi xen - Một số người dân chưa
công nghiệp đạt canh, 1 dây hàu đến 1 dây rong được đào tạo về kỹ thuật
tiêu chuẩn xuất sụn. Khi tích hợp nuôi rong với kỹ, bởi mô hình này cần
khẩu hàu, cây rong sẽ phát huy tác chú trọng vào chất lượng
dụng làm sạch môi trường sống, môi trường nước, khiến
làm sạch nguồn thức ăn. Điều này cho thủy sản bị chết.
làm cho chất lượng hàu được cải
thiện, hàu khỏe mạnh hơn, phát
li

triển tốt hơn, đáp ứng được các


tiêu chuẩn trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ. 1ha hàu cho thu
hoạch khoảng hơn 100 tấn
hàu/năm, còn 4ha rong sụn đạt
sản lượng 200 tấn tươi mỗi năm.
Mỗi năm, nguồn thu từ việc nuôi
xen canh khoảng trên 2 tỷ đồng.
Phương pháp nuôi này có thể đa
dạng hóa sản lượng trang trại và
mang lại lợi ích cho hệ sinh thái
như chất lượng môi trường được
cải thiện, người nuôi tăng thêm
nguồn thu khi tận dụng tối đa giá
trị sử dụng của diện tích mặt nước
được giao”

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Phát triển Nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.4.1. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng của bài nghiên cứu được xây dựng dựa trên bảng câu
hỏi liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đơn vị khảo sát của
bảng câu hỏi là người dân nuôi trồng (các hộ, cơ sở) trong lĩnh vực thủy sản tại tỉnh
Quảng Ninh. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert, đơn vị tham gia khảo sát sẽ chọn
một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với từng nội dung về các yếu tố Đầu vào, Đầu
ra theo khung sơ đồ lý thuyết đã xác định ở phía trên. Thang đo có 5 mức độ từ mức
không đồng ý hoàn toàn đến mức đồng ý hoàn toàn.
3.4.2. Thiết kế nghiên cứu
3.4.2.1. Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu là
phương pháp Chọn mẫu phi xác suất. Đây là phương pháp chọn các đơn vị từ tổng thể,
giúp thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và không tiết kiệm chi phí.
lii

Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis), bài
nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Phát triển Nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh theo mối tương quan dựa
các biến với nhau. Bài nghiên cứu rút gọn một tập 35 biến quan sát đại diện cho các
yếu tố ảnh hưởng.
Theo Hair và cộng sự, Multivariate Data Analysis, Pearson, New Jersey (2014),
kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Nếu bảng
khảo sát có 30 biến quan sát khác nhau và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tỷ lệ 5:1)
thì cỡ mẫu tối thiểu là 300. Bài nghiên cứu dự kiến gồm 11 nhân tố với 35 biến quan
sát. Vì vậy, số lượng mẫu cần thiết là 35x5=175 mẫu trở lên. Để đảm bảo hiệu quả của
khảo sát, số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=500.
3.4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được từ khảo sát sẽ được kiểm tra và chọn lọc những khảo sát
đạt yêu cầu. Sau đó, dữ liệu được mã hóa, nhập liệu và phân tích thông qua phần mềm
SPSS 20.0. Một số công cụ trên SPSS mà bài nghiên cứu sử dụng bao gồm:
- Trung bình (Mean): tính giá trị trung bình của một biến số và giá trị trung bình
của tất cả các giá trị trong mẫu.
- Phương sai (Variance): độ biến động của dữ liệu so với giá trị trung bình.
Phương sai càng lớn thì dữ liệu càng phân tán, ngược lại, càng nhỏ thì dữ liệu
càng gần giá trị trung bình.
- Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): đo lường mức độ phân tán của dữ liệu
xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn lớn thì dữ liệu phân tán rộng.
- Min (Minimum) và Max (Maximum): giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong mẫu dữ
liệu, định rõ phạm vi giá trị dữ liệu. Ở bài nghiên cứu, Min=1 và Max=5.
- Trung vị (Median)
- Phân tích tương quan (Correlation Analysis): xác định mức độ tương quan giữa
các biến số.
- Phân tích phương sai (ANOVA): kiểm tra sự khác biệt về trung bình giữa các
nhóm biến. ANOVA phân tích tổng thể biến thể (total variation) của dữ liệu; từ
đó, so sánh mức độ biến thể giữa các nhóm với mức độ biến thể bên trong các
nhóm để xác định sự khác biệt giữa chúng. ANOVA biển hiện qua thông số F,
là giá trị thống kê. Nếu F lớn và P-value tương ứng nhỏ hơn mức ý nghĩa (mức
ý nghĩa chọn trong bài nghiên cứu là 0.05), nghĩa là có thể bác bỏ giả thuyết
không và chấp nhận giả thuyết thay thế rằng có sự tương quan tồn tại.
liii

Và nhiều công cụ khác để tóm tắt dữ liệu, đặc điểm của người nuôi trồng tham gia
khảo sát.
Tiếp theo, tiến hành phân tích EFA và đưa các biến vào phân tích hồi quy để
xác định mức độ tương quan giữa các biến và kiểm tra độ phù hợp của mô hình. Sau
cùng, tiến hành đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Phát triển Nuôi trồng thủy
sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3.4.2.3. Xây dựng thang đo
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng
với biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh được đo lường bằng 35 biến. Nghiên cứu sử dụng
thang đo Likert 5 điểm với 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập,
4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý. Đặc điểm của thang đo này là thang đo định lượng.
Nghiên cứu dựa trên điểm đánh giá các tiêu chí để tiến hành phân tích thống kê. Bài
nghiên cứu xây dựng thang đo trên các yếu tố đầu vào : (I) Vốn; (II) Nguồn nhân lực;
(III) Công nghệ; (IV) Nguyên vật liệu; (V) Môi trường nuôi; (VI) Cơ chế chính sách
và các yếu tố đầu ra: (VII) Thị trường nội địa; (VIII) Xuất khẩu; (IX) Chất lượng thủy
sản; (X) Thị hiếu người tiêu dùng.
Từ mô hình đã được thiết kế ở phần trên, nghiên cứu thiết kế bộ công cụ thu
thập thông tin là phiếu khảo sát để đo lường biến số phục vụ phân tích mô hình.
Bảng 3.7. Thang đo yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy
sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh

STT Mã hóa Nội dung

ĐẦU VÀO

I. Vốn

1 NV1 Vốn tài chính sẵn có của người nuôi trồng phù hợp với phát triển
NTTS bền vững thích ứng với BĐKH tại địa phương

2 NV2 Vốn vay phù hợp với phát triển NTTS bền vững thích ứng với
BĐKH tại địa phương

3 NV3 Vốn đầu tư từ bên thứ ba khả thi và bền vững với phát triển NTTS
liv

bền vững thích ứng với BĐKH tại địa phương

4 NV4 Chiến lược quản lý vốn phù hợp với phát triển NTTS bền vững
thích ứng với BĐKH tại địa phương

II. Nguồn nhân lực

5 NL1 Nhân lực có trình độ học vấn phù hợp với ngành nghề

6 NL2 Nhân lực có hiểu biết, kinh nghiệm lâu năm về NTTS

7 NL3 Nhân lực tích cực trong quá trình làm việc

III. Công nghệ

8 CN1 Hộ, cơ sở trong ngành được khuyến khích áp dụng công nghệ hiện
đại vào quá trình nuôi trồng thủy sản

9 CN2 Địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn công nghệ, kỹ thuật
cho người dân nuôi trồng thủy sản

10 CN3 Công tác thực thi công nghệ nuôi trồng thích ứng với biến đổi khí
hậu được chính quyền địa phương quan tâm

11 CN4 Công nghệ bền vững, xử lý nước và khả năng ứng dụng tự động
hóa trong nuôi trồng thủy sản được quan tâm sâu sắc

IV. Nguyên vật liệu

12 VL1 Chất lượng thức ăn được hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản quan tâm

13 VL2 Thuốc thú y, dụng cụ hỗ trợ y tế trong phòng chống dịch bệnh
được hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản và chính quyền địa phương
lv

xem trọng

14 VL3 Vật liệu làm lồng, bè và nhiều vật tư nuôi trồng khác được hộ, cơ
sở nuôi trồng thủy sản và chính quyền địa phương xem trọng

V. Môi trường nuôi

15 MT1 Vị trí địa lý phù hợp với phát triển NTTS bền vững thích ứng với
BĐKH tại địa phương

16 MT2 Đất, nguồn nước và khí hậu phù hợp với phát triển NTTS bền
vững thích ứng với BĐKH tại địa phương

17 MT3 Quảng Ninh chịu nhiều ảnh hưởng của bão, lũ lụt và các hiện
tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu nên cần phát triển
NTTS bền vững thích ứng với BĐKH.

VI. Cơ chế chính sách

18 CS1 Hộ, cơ sở được hỗ trợ chính sách và xúc tiến đầu tư NTTS từ địa
phương và trung ương

19 CS2 Hỗ trợ tín dụng, ưu đãi lãi suất vay tác động tích cực tới NTTS
bền vững thích ứng với BĐKH tại địa phương và trung ương

20 CS3 Chính sách miễn giảm thuế ảnh hưởng tới NTTS bền vững thích
ứng với BĐKH tại địa phương và trung ương

21 CS4 Địa phương và trung ương triển khai nhiều chính sách hỗ trợ khi
hộ, cơ sở gặp khó khăn khi đối phó với biến đổi khí hậu

ĐẦU RA

VII. Thị trường nội địa


lvi

22 NĐ1 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước ngày càng tăng

23 NĐ2 Giá cả mặt hàng thủy sản tại địa phương ổn định

24 NĐ3 Các sản phẩm thủy sản ngày một đa dạng và phong phú

VIII. Xuất khẩu

25 XK1 Thị trường tiêu thụ thủy sản ngoài nước ngày càng được mở rộng

26 XK2 Giá cả mặt hàng thủy sản tại thị trường ngoài nước ổn định

27 XK3 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản nhìn chung khá tốt

IX. Chất lượng thủy sản

28 CL1 Yêu cầu về chất lượng các sản phẩm thủy sản ngày một cao hơn

29 CL2 Sản phẩm thủy sản được quan tâm về nguồn gốc và quy trình sản
xuất

30 CL3 An toàn thực phẩm ngày càng được xem trọng

X. Thị hiếu người tiêu dùng

31 TH1 Sản phẩm thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn quản lý môi trường đang
được khách hàng quan tâm

32 TH2 Sản phẩm có lợi cho sức khỏe được chú trọng

33 TH3 Cách thức chế biến được quan tâm để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng
lvii

XI. Hiệu quả phát triển NTTS bền vững thích ứng với BĐKH

34 NTTS1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận theo mong muốn của hộ, cơ
sở

35 NTTS2 Thị phần ổn định và được mở rộng theo mong muốn của hộ, cơ sở

3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu


3.4.3.1. Kích thước mẫu khảo sát và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 500 phiếu và thu về 500 phiếu hợp lệ. Với quy
trình thực hiện trên thì nghiên cứu này đã đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu cho phân tích
nhân tố.
Mẫu được chọn bao gồm 500 phiếu khảo sát thực hiện trên các hộ nuôi trồng
thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh.
3.4.3.2. Công cụ và quy trình thu thập dữ liệu
Công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu sử dụng là phiếu điều tra dựa trên mô hình
Kovach ( 1987). Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ từ “ Rất không
đồng ý” đến “ Rất đồng ý”. Phiếu điều tra gồm 10 nhân tố với 33 biến quan sát độc lập
và 01 nhân tố với 02 biến quan sát phụ thuộc nhằm thu thập ý kiến của các hộ nuôi
trồng thủy sản tại Quảng Ninh.
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng việc thu thập trực tuyến qua ứng
dụng xã hội. Phiếu điều tra được xây dựng ngắn gọn để đảm bảo thu được số phiếu trả
lời nhiều nhất.
3.4.4. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4.4.1. Kích thước mẫu khảo sát và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 500 phiếu và thu về 500 phiếu hợp lệ. Với quy
trình thực hiện trên thì nghiên cứu này đã đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu cho phân tích
nhân tố.
Mẫu được chọn bao gồm 500 phiếu khảo sát thực hiện trên các hộ nuôi trồng
thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh.
3.4.4.2. Công cụ và quy trình thu thập dữ liệu
Công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu sử dụng là phiếu điều tra dựa trên mô hình
Kovach ( 1987). Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ từ “ Rất không
lviii

đồng ý” đến “ Rất đồng ý”. Phiếu điều tra gồm 10 nhân tố với 33 biến quan sát độc lập
và 01 nhân tố với 02 biến quan sát phụ thuộc nhằm thu thập ý kiến của các hộ nuôi
trồng thủy sản tại Quảng Ninh.
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng việc thu thập trực tuyến qua ứng
dụng xã hội. Phiếu điều tra được xây dựng ngắn gọn để đảm bảo thu được số phiếu trả
lời nhiều nhất.
3.5. Kết quả nghiên cứu
3.5.1. Phân tích hồi quy và Anova
Phân tích hồi quy tuyến tính giải quyết được mục tiêu mà nghiên cứu cũng như
các giả thuyết đề ra là đã có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần
PT, thành phần nào tác động mạnh nhất vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 3.8. Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính

Mô hình Tổng các bình df Trung bình F Sig.


phương bình
phương

Hồi quy 60.224 10 6.022 12.056 .000b

Phần dư 244.264 489 .500

Tổng 304.488 499

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS 20


Bảng thể hiện kết quả hồi quy bội và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập
với biến phụ thuộc căn cứ và hệ số hồi quy riêng phần B, hệ số beta và hệ số tương
quan từng phần, riêng phần.
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy

Mô hình Các hệ số hồi quy Các hệ số t Sig. Đa cộng tuyến


chuẩn hóa

B Sai lệch Beta


lix

chuẩn

1 1.749 .361 4.843 .000 VIF


(Constant)

NV .318 .038 .366 8.293 .000 .840 1.190

NL .117 .051 .102 2.282 .023 .819 1.220

CN .167 .044 .160 3.810 .000 .935 1.070

VL .102 .052 .094 1.916 .056 .684 1.462

MT .108 .041 .112 2.654 .008 .913 1.095

CS .203 .030 .186 3.830 .000 .694 1.441

ND .151 .053 .130 2.854 .005 .795 1.257

XK .086 .042 .083 2.016 .044 .966 1.036

CL .121 .044 .120 2.732 .007 .850 1.176

TH .039 .041 .039 .949 .343 .949 1.054

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS 20


3.5.2. Nhận xét thông số
Hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2, do vậy không có hiện tượng đa cộng
tuyến xảy ra
Trị số Sig < 0.05 thì biến độc lập có ý nghĩa đối với phương trình hồi quy. Từ
bảng Kết quả hồi quy cho thấy 8/10 biến độc lập trên đây có ý nghĩa đối với phương
trình hồi quy lần lượt là NV, NL, CN, MT, CS, ND, XK, CL còn lại 2 biến độc lập
VL, TH có giá trị Sig kiểm định t lớn hơn 0.05 nên 2 biến độc lập không tác động lên
biến phụ thuộc.
lx

Từ đó, ta có phương trình hồi quy


NTTS = 0.366*NV + 0.102*NL +0.160*CN + 0.094*MT + 0.186*CS + 0.130*ND +
0.083*XK + 0.120*CL
Phương trình hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng như thế nào của các biến độc
lập NV, NL, CN, MT, CS, ND, XK,CL lên biến phụ thuộc NTTS. Hệ số hồi quy riêng
phần của biến độc lập CN đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ
thuộc NTTS khi biến độc lập CN thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại
không đổi. Cụ thể trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi thì nếu tăng 1 đơn vị
CN sẽ làm tăng trung bình 0.16 đơn vị NTTS. Giải thích tương tự đối với các hệ số hồi
quy riêng phần của cá biến độc lập còn lại trong phương trình.
Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, ta xếp theo thứ tự mức độ tác động
từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là: NV (0.366) > CS
(0.186) > CN (0.160) > ND (0.130) > CL (0.120) > MT (0.112) > NL (0.102) > XK
(0.083) tương ứng với:
- Biến độc lập Nguồn vốn (NV) ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả nuôi trồng
thủy sản tại Quảng Ninh.
- Biến độc lập Chính sách (CS) ảnh hưởng mạnh thứ hai tới hiệu quả nuôi trồng
thủy sản tại Quảng Ninh.
- Biến độc lập Công nghệ (CN) ảnh hưởng mạnh thứ 3 tới hiệu quả nuôi trồng
thủy sản tại Quảng Ninh.
- Biến độc lập Nội địa (ND) ảnh hưởng mạnh thứ 4 tới hiệu quả nuôi trồng thủy
sản tại Quảng Ninh.
- Biến độc lập Chất lượng thủy sản (CL) ảnh hưởng mạnh thứ 5 tới hiệu quả nuôi
trồng thủy sản tại Quảng Ninh.
- Biến độc lập Môi trường (MT), Nguồn nhân lực (NL), Xuất khẩu (XK) lần lượt
ảnh hưởng tiếp theo tới hiệu quả nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh.
lxi

3.5.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu


3.5.3.1.Mô hình nghiên cứu chính thức phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích
ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh

Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu chính thức phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh
Tám giả thuyết trong mô hình nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Nhân tố vốn tác động đến nuôi trồng thủy sản bền vững thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H2: Nhân tố nguồn nhân lực tác động đến nuôi trồng thủy sản thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giải thuyết H3: Nhân tố công nghệ tác động đến nuôi trồng thủy sản thích ứng
với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H4: Nhân tố môi trường nuôi tác động đến nuôi trồng thủy sản thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H5: Nhân tố cơ chế chính sách tác động đến nuôi trồng thủy sản
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H6: Nhân tố thị trường nội địa tác động đến nuôi trồng thủy sản
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
lxii

- Giả thuyết H7: Nhân tố xuất khẩu tác động đến nuôi trồng thủy sản thích ứng
với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Giả thuyết H8: Nhân tố chất lượng thủy sản tác động đến nuôi trồng thủy sản
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh.
5.3.2. Nhận xét về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí
hậu tỉnh Quảng Ninh.
Từ bảng đánh giá , ta có thể thấy được yếu tố về vốn có mức ảnh hưởng lớn đến
phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ninh với beta=0.366. Bên cạnh đó,
đánh giá điểm trung bình của nhân tố này cũng ở mức khá cao với Mean= 3,51. Với
việc sử dụng vốn đề đầu tư công nghệ đã làm cho năng suất thủy sản cao, chất lượng
tốt và môi trường nuôi được đảm bảo. Có thể thấy nguồn vốn đóng vai trò quan trọng
trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị, đây cũng là điều kiện tiên quyết để
một dự án lớn có thể thực hiện.Chính sách được đánh giá có tác động mạnh thứ 2 đến
phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững của tỉnh Quảng Ninh với beta = 0,186, hiện
nay Quảng Ninh đang tích cực đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ
người dân phát triển nuôi trồng thủy sản cũng như phát triển chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Yếu tố tác động mạnh thứ 3 đến phát triển nuôi trồng thủy sản là Công nghệ với beta =
0.16. Xét trong thời đại hiện nay, công nghệ luôn là một yếu tố quan trọng, đóng vai
trò to lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong mô hình nuôi
trồng thủy sản xa bờ, áp dụng công nghệ càng giữ chức năng thiết yếu. Tuy nhiên hiện
nay việc áp dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản của nước ta nói chung và Quảng
Ninh nói riêng chưa được thực hiện triệt để.
Bảng 3.10. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Beta Mean Std.Deviation

Vốn (NV) .366 3.44 .745

Công nghệ ( CN) .160 3.51 .901

Môi trường nuôi ( MT) .112 3.38 .718

Chính sách ( CS) .186 3.34 .717


lxiii

Nhân lực ( NL) .102 3.46 .682

Thị trường nội địa ( ND) .130 3.43 .671

Xuất khẩu ( XK) .083 3.50 .758

Chất lượng thủy sản ( CL) .120 3.41 .774

PT ngành NTTS ( PT) 3.47 .781

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS 20


3.5.4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu xác định được 8 nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh bao gồm 5 yếu tố đầu vào
là vốn, công nghệ, nhân lực, chính sách, môi trường nuôi và 3 yếu tố đầu ra là thị
trường nội địa, xuất khẩu, chất lượng thủy sản.
Về thống kê mô tả, kết quả thống kê mô tả cho thấy hầu hết mức đánh giá về
các nhân tố tác động đến nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
tại tỉnh Quảng Ninh đều nhỏ hơn 4. Ngành nuôi trồng thủy sản bền vững với biến đổi
khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu phát triển
thủy sản bền vững của tỉnh.
Về mô hình hồi quy nghiên cứu, có 8 thành phần góp phần giải thích cho yếu tố
phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng
Ninh, nhưng mức độ giải thích của mỗi thành phần là khác nhau. Trong đó thành phần
vốn là thứ nhất, tiếp đến là công nghệ; điều này chứng tỏ rằng để phát triển thủy sản
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, Quảng Ninh cần quan tâm về vấn đề vốn và
khoa học công nghệ của địa phương.
lxiv

CHƯƠNG IV. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Định hướng tương lai của mô hình nghiên cứu


Trong “Báo cáo tổng hợp phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến 2023 ”, Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh là phát triển thủy sản làm ngành
mũi nhọn cho tỉnh, phát triển nghề cá tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững, có trách
nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống, sinh kế của người dân vùng ven
biển, tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản bền
vững, đảm bảo hiệu quả ở các phương diện kinh tế - môi trường - xã hội, kế thừa và
phát huy các mô hình hiệu quả và đồng thời khắc phục những hạn chế của các mô hình
đó.
Toàn bộ diện tích thủy sản tại Quảng Ninh hiện nay chủ yếu là nuôi trong ao
trên đất liền, bãi triều và ven biển, một số ít nuôi trên mặt biển nhưng chủ yếu nằm ở
các eo, ngách, nơi có lợi thế kín gió song diện tích nhỏ, độ sâu thấp, khả năng lưu
thông nước hạn chế... ít có khả năng phát triển mở rộng. Đơn cử như mô hình nuôi cá
lồng bè (kích thước nhỏ, vật liệu thông thường), nuôi hàu, ngao, tu hài, một số ít là
nuôi trai lấy ngọc và nuôi cá gắn với du lịch trên Vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, ngành
nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh hiện đang đối mặt với nguy cơ bị dịch bệnh, ô nhiễm
môi trường và chất lượng sản phẩm không đảm bảo, dẫn đến rủi ro cao. Hiện toàn tỉnh
không có vùng nuôi nào đảm bảo về hệ thống hạ tầng và chưa sản xuất được nhiều con
giống tại chỗ để có thể kiểm dịch. Công nghệ nuôi còn lạc hậu với nuôi tôm quảng
canh, sử dụng thức ăn là cá tạp trong khi không có giải pháp xử lý thức ăn dư thừa...
dẫn đến đối tượng nuôi rất dễ mắc bệnh và lây lan ra cả vùng nuôi. Người nuôi sử
dụng quá nhiều hóa chất, kháng sinh, khiến sản phẩm dư lượng các chất độc hại, đồng
nghĩa với việc phải chấp nhận các thị trường giá rẻ và thiếu ổn định.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi ở
các vùng biển sâu, xa, sử dụng mặt nước vùng vịnh hở và khu vực biển mở. Quảng
Ninh không chỉ có bờ biển dài, nhiều rừng ngập mặn, bãi triều, chương bãi, cồn rạn,
vịnh kín gió... mà còn có diện tích mặt biển trên 6.000 km 2 (tương đương diện tích đất
liền), trong đó 2 vị trí tiềm năng là Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long với 1.553km 2. Đây là
những điều kiện, lợi thế nổi trội để phát triển các hình thức nuôi lồng bè, nuôi đáy mà
rất ít địa phương trong cả nước có được. Nuôi trồng thủy sản tại các vùng biển sâu, xa
không chỉ khắc phục được các vấn đề tồn tại của thực trạng nuôi trồng thủy sản trên
bờ, gần bờ hiện nay của tỉnh mà còn đa dạng đối tượng nuôi, đảm bảo chất lượng sản
phẩm dẫn đến gia tăng giá trị kinh tế. Nhất là trong chiến lược phát triển thủy sản của
tỉnh, nuôi trồng thủy sản được xác định chiếm sản lượng, giá trị và tỷ trọng lớn trong
lxv

toàn ngành. Cụ thể, đến năm 2020 sản lượng thủy sản nuôi chiếm 55% tổng sản lượng
thủy sản, với 70.000 tấn; đến năm 2030 đạt 98.000 tấn, chiếm gần 60% tổng sản lượng
thủy sản toàn tỉnh. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản tại các vùng biển sâu, xa còn dành
diện tích trên đất liền cho các hoạt động phát triển kinh tế động lực khác của tỉnh, điều
kiện mà một địa phương đang phát triển năng động như Quảng Ninh rất cần.
4.2. Đề xuất mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại
tỉnh Quảng Ninh.
4.2.1. Nội dung mô hình
Hướng tới mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2020 - 2025, định
hướng 2030, Quảng Ninh cần chú trọng khắc phục những hạn chế của các mô hình
nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu đã được áp dụng mà
nghiên cứu đã nêu ra ở trên. Dựa vào những đánh giá mô hình trên và định hướng phát
triển thủy sản bền vững của tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình
nuôi trồng thủy sản bền vững ứng dụng công nghệ cao trong quy mô lớn tập trung
vùng xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu mô hình:
- Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản tôm, cá lồng bè, hàu, tu hài, hải sâm, bào ngư,
sá sùng áp dụng công nghệ cao nhằm cung cấp thủy sản và sản phẩm thủy sản có giá
trị cao, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng.
- Tạo sự chuyển dịch trong nuôi trồng thủy sản theo hướng liên kết chuỗi từ nuôi trồng
đến chế biến sản xuất, tạo ra lượng sản phẩm an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn để
tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật
Bản, Mỹ,..
- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại của Na Uy, Thụy Điển,
từng bước thay đổi tập quán trang trại nhỏ lẻ của địa phương có tính cạnh tranh và
hiệu quả hơn.
- Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công
nghệ cao, tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, xử lý vấn đề về môi trường và biến đổi
khí hậu giúp ngành thủy sản phát triển bền vững.
- Xây dựng thương hiệu ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh giúp thay đổi hình ảnh thủy
sản Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế, xây dựng sự nhận diện trên thị
trường, giúp nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển thị trường xuất
khẩu, đồng thời hỗ trợ phát triển thương hiệu, hình ảnh, uy tín của các doanh nghiệp.
Chủ thể mô hình: doanh nghiệp tư nhân
lxvi

Địa điểm thực hiện mô hình: huyện đảo Vân Đồn


Mô tả mô hình:
Theo kinh nghiệm từ các nước phát triển cũng như các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm trong nước, hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS nổi (Recirculating
Aquaculture System - Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn ) chính một chìa khóa
giúp giải quyết vấn đề đặt ra cho ngành trồng thủy sản Việt Nam. Mô hình mà nghiên
cứu đề xuất áp dụng tích hợp công nghệ nuôi thủy sản trong lồng thép cách nhiệt, kế
thừa mô hình RASxFloater của công ty Next Tuna đã hợp tác với công ty Seafarming
Systems của Na Uy. Công nghệ này sẽ tạo ra sự đổi mới cho ngành nuôi trồng thủy
sản tại tỉnh Quảng Ninh, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, thích ứng với biến đổi
khí hậu, đáp ứng đủ các yếu tố phát triển bền vững phù hợp với định hướng của tỉnh
Quảng Ninh, đóng góp cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại huyện đảo
Vân Đồn.
Ngoài việc áp dụng công nghệ cao thì mô hình còn kết hợp với việc xây dựng
nhà máy chế biến bảo quản thủy sản ngay tại huyện đảo Vân Đồn nhằm bảo quản được
thủy sản ở điều kiện tốt đạt tiêu chuẩn và xây dựng thương thủy sản Vân Đồn uy tín,
chất lượng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế khi tham quan du lịch trên
huyện đảo.
Bên cạnh đó, với lợi thế về logistic, khi xây dựng nhà máy chế biến tại đảo thì
sẽ thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản của Vân Đồn. Huyện đảo nằm trên đường
trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN - Trung
Quốc, nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam -
Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực hợp tác liên vùng
vịnh Bắc Bộ mở rộng. Ở trong nước, Vân Đồn nằm trong quy hoạch phát triển vành
đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh và trong chuỗi đô thị quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng, do đó có khả
năng tiếp cận nhanh và phát triển quan hệ với các trung tâm chính trị, kinh tế lớn của
vùng và khu vực. Với lợi thế so sánh về vị trí và cơ sở hạ tầng của Vân Đồn,việc xuất
khẩu sẽ đem lại nguồn doanh thu vô cùng lớn và ổn định. Với mô hình nuôi trồng liên
kết với nhà máy chế biến như vậy có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt ở quy
mô lớn, đảm bảo số lượng để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài, đem lại
hiệu quả kinh tế tối ưu cho doanh nghiệp.
4.2.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Có thể thấy mô hình này là một mô hình giúp phát triển thủy sản bền vững
thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh nhờ vào những ưu điểm của nó. Mô
lxvii

hình có thể khắc phục những hạn chế mà các mô hình đã được áp dụng để nâng cao
hiệu quả kinh tế. Với mô hình công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng
và nâng cao chất lượng vì thủy sản nuôi ở trong lồng kín sẽ to hơn, tỷ lệ chết thấp hơn.
Ngoài ra, về lâu dài công nghệ sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp rất nhiều so
với các mô hình công nghệ khác ví dụ như chi phí về quản lý và điều hành, chi phí
thức ăn,.. Hơn nữa, do không phụ thuộc vào địa điểm nên người nuôi cá có thể đưa
mô hình tiến gần khu vực khách hàng, từ đó giảm bớt chi phí vận chuyển và đảm bảo
chất lượng sản phẩm luôn tươi ngon. Bên cạnh đó doanh nghiệp áp dụng mô hình khi
liên kết với nhà máy chế biến tại Vân Đồn, nhờ lợi thế của huyện đảo có thể gia tăng
xuất khẩu, tạo thương hiệu sản phẩm dễ dàng hơn.
Tuy nhiên mô hình vẫn còn một số nhược điểm là chi phí đầu tư cho cơ sở hạ
tầng và chi phí vận hành, bảo trì cao nếu mua sắm thiết bị từ nước ngoài. Hệ thống này
cũng đòi hỏi người vận hành có hiểu biết nhất định về cơ khí, tự động hóa, được đào
tạo về vận hành và bảo trì, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và một số lĩnh vực liên quan.
4.2.3. Hiệu quả xã hội và môi trường của mô hình
- Hiệu quả môi trường:
Trong định hướng phát triển thủy sản bền vững, huyện dự định sẽ sắp xếp lại
vùng nuôi trồng theo hướng giảm dần nuôi ven bờ sang phát triển vùng biển; chuyển
dần từ phương thức nuôi lồng bè truyền thống sang hình thức nuôi ứng dụng công
nghệ cao. Phát triển mạnh các mô hình sản xuất theo chuỗi, hình thành những vùng
nuôi trồng thủy sản biển tập trung, bền vững, nâng cao hiệu quả và giảm bớt rủi ro. Mô
hình RAS nổi là một mô hình phù hợp với định hướng thủy sản bền vững của huyện
đảo do có môi trường nước nuôi ổn định, hạn chế sử dụng nước, hạn chế tối đa việc
thải nước thải ra ngoài, nước thải không bị nhiễm. Mô hình nuôi đảm bảo an toàn sinh
học và không xả thải nguồn nhiễm vì thế được xem làm hình thân thiện với môi
trường.
- Hiệu quả xã hội:
Mô hình tạo ra cơ hội việc làm, nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người
dân vùng ven biển huyện đảo Vân Đồn. Việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và
chế biến tạo ra cơ hội cho người dân khu vực nông thôn có thể gắn kết lại, phát triển
cộng đồng và cải thiện điều kiện sống. Đồng thời làm thay đổi nhận thức, hành động
và tạo điều kiện chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hiện đại
đạt hiệu quả và chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc liên kết chuỗi cung ứng nuôi trồng
thuỷ sản - chế biến giúp tăng giá trị cho sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đến
với khách hàng, tạo thương hiệu sản phẩm huyện đảo Vân Đồn chất lượng trong mắt
lxviii

khách du lịch. Ngoài ra để xây dựng mô hình cần có sự giúp đỡ từ các nước đã xây
dựng mô hình thành công qua đó tăng cường sự hợp tác và trao đổi về công nghệ với
các nước có công nghệ RAS nổi, làm gia tăng mối quan hệ với các nước và quá trình
hội nhập quốc tế.
4.3. Giải pháp
4.3.1. Giải pháp phát triển thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh
Quảng Ninh
Hoàn thiện chính sách
Quảng Ninh cần hoàn thiện và phát triển các chính sách phát triển nuôi trồng
thủy sản theo hướng bền vững. Tạo điều kiện cho người dân có thể xây dựng các mô
hình nuôi trồng hiệu quả theo hộ gia đình, doanh nghiệp hay cả một xã. Cần có các
chương trình đầu tư, hỗ trợ bước đầu về vốn, công nghệ để người dân có thể áp dụng
các mô hình phù hợp với giống, điều kiện tự nhiên.
Cần quy hoạch và mạnh dạn giao diện tích mặt nước ở quy mô nhất định cho
những tổ chức, cá nhân có khả năng đầu tư vào nuôi trồng thủy sản.
Cần xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng
cao, các chuyên gia đầu ngành trong nuôi trồng thuỷ sản.
Quy hoạch vùng biển , xây dựng hạ tầng công cộng
Nuôi trồng thủy sản trên biển đòi hỏi quản lý cẩn thận để bảo vệ môi trường
biển, cần có quy hoạch cụ thể để hướng dẫn phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.
Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản trên biển là trở thành một ngành sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi
trường sinh thái. Việt Nam dự kiến có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển đạt
270.000 ha vào năm 2030 và 300.000 ha vào năm 2045. Việc giao khu vực biển để
nuôi trồng thủy sản phải căn cứ vào quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch
tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng và an ninh.
Xây dựng hạ tầng công cộng là một phần quan trọng trong việc phát triển nuôi
trồng thủy sản. Việc đầu tư và xây dựng hạ tầng giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho
ngành nuôi trồng thủy sản trên biển và trong các vùng nước ngọt. Hạ tầng nước: Đầu
tư vào hệ thống thủy lợi, bao gồm các hồ chứa, kênh rạch, đập, và hệ thống cấp nước
cho nuôi trồng thủy sản. Điều này giúp đảm bảo nguồn nước ổn định và đủ cho việc
nuôi trồng. Hạ tầng giao thông: Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để kết nối các vùng
nuôi trồng thủy sản với các cơ sở chế biến, thị trường và cảng biển. Điều này giúp tối
ưu hóa việc vận chuyển sản phẩm thủy sản.
lxix

Cơ sở lưu trữ và chế biến: Xây dựng các cơ sở lưu trữ và chế biến thủy sản để
bảo quản và gia công sản phẩm. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị thủy sản và tạo ra các
sản phẩm chất lượng. Cùng với đó là hạ tầng nghiên cứu và đào tạo: Đầu tư vào các
trung tâm nghiên cứu và đào tạo về nuôi trồng thủy sản để nâng cao trình độ kỹ thuật
của người lao động trong ngành.
Hoàn thiện theo chuỗi giá trị
Theo xu hướng của thế giới cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, việc truy
xuất nguồn gốc của sản phẩm được vô cùng chú trọng. Bên cạnh đó, với đặc thù là
ngành có sản phẩm tươi, có thời hạn bảo quản ngắn thì cần thu hẹp thời gian vận
chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi chuyển đến tay người tiêu dùng. Hợp tác và
đầu tư: Tạo sự kết hợp giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức nông dân để đầu
tư vào các giai đoạn của chuỗi giá trị. Điều này bao gồm việc huy động vốn, xây dựng
cơ sở hạ tầng, và áp dụng công nghệ cao.
Số hóa và ứng dụng công nghệ: Áp dụng công nghệ số và công nghệ cao để tối
ưu hóa quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Số hóa giúp giảm chi phí, tăng hiệu
suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tạo chuỗi giá trị khép kín: Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, bao
gồm cả các khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị
gia tăng và đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu và phát triển giống, kỹ thuật
canh tác, chế biến, và tiêu thụ là cơ sở để cải thiện chất lượng và hiệu suất của chuỗi
giá trị.
Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng: Đảm bảo quản lý hiệu quả trong
từng bước của chuỗi giá trị. Kiểm soát chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn và
yêu cầu của thị trường.
Mở rộng thị trường
Tỉnh Quảng Ninh cần phát triển và mở rộng thị trường các nguồn tiêu thụ mới
trong nước và nước ngoài cho các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, tăng
cường quảng bá thông tin sản phẩm nuôi trồng thủy sản đến với mọi người để tăng cơ
hội tiếp cận thị trường và cùng với đó tạo ra được nhiều giá trị thương mại hơn.
Hợp tác và đầu tư: Tạo sự kết hợp giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức
nông dân để đầu tư vào các giai đoạn của chuỗi giá trị. Điều này bao gồm việc huy
động vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng công nghệ cao.
lxx

Số hóa và ứng dụng công nghệ: Áp dụng công nghệ số và công nghệ cao để tối
ưu hóa quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Số hóa giúp giảm chi phí, tăng hiệu
suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tạo chuỗi giá trị khép kín: Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, bao
gồm cả các khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị
gia tăng và đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu và phát triển giống, kỹ thuật
canh tác, chế biến và tiêu thụ là cơ sở để cải thiện chất lượng và hiệu suất của chuỗi
giá trị.
Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng: Đảm bảo quản lý hiệu quả trong
từng bước của chuỗi giá trị. Kiểm soát chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn và
yêu cầu của thị trường.
Phòng chống bệnh tật
Tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường kiểm tra và giám sát thường xuyên chất lượng
con giống, thức ăn thủy sản để phòng chống nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cùng với
đó, cải tạo và vệ sinh môi trường nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Xây dựng các hệ
thống nuôi trồng thủy sản hợp lý với điều kiện phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản,
cải tạo các ao đầm và các dụng cụ trước khi ương nuôi trồng thủy sản, kết hợp cùng
các biện pháp thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi. Bên cạnh đó tỉnh cũng cần tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người nuôi trồng thủy sản về các biện pháp phòng
chống dịch bệnh để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ứng dụng công nghệ
Theo tình hình phát triển công nghệ hiện nay, ứng dụng công nghệ cao công
nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản là xu hướng tất yếu để phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản. Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng được với nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới. Việt Nam phải có các bước đi đúng
đắn mang tính chiến lược để khai thác phát triển thế mạnh của đất nước. Việc ứng
dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản sẽ giúp nâng cao sản lượng, chất lượng của
thủy sản đồng thời giảm chi phí nhân công. Giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu:
Công nghệ giúp theo dõi và dự đoán biến đổi khí hậu, từ đó tối ưu hóa quy trình nuôi
trồng và giảm thiểu tác động của thời tiết xấu. Tận dụng hiệu quả nguồn lực: Công
nghệ giúp kiểm soát nguồn nước, thức ăn, và môi trường nuôi trồng. Điều này giúp tối
ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm lãng phí. Tiết kiệm chi phí: Công nghệ tự động hóa
quy trình nuôi trồng, giảm sự phụ thuộc vào lao động và tối ưu hóa chi phí vận hành.
lxxi

Nâng cao hiệu quả kinh tế: Công nghệ giúp tăng sản lượng, chất lượng, và giảm thất
thoát. Điều này đóng góp vào tăng thu nhập cho người nuôi trồng. Bảo vệ môi trường:
Công nghệ giúp giảm ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa sử dụng hóa chất, và duy trì cân
bằng sinh thái.
Thích ứng với biến đổi khí hậu: mực nước biển dâng, thời tiết cực đoan...
Để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản, Quảng
Ninh cần tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản như xây dựng các công
trình bảo vệ hệ thống thoát nước hiệu quả. Tích cực đầu tư vào công nghệ nuôi trồng
tiên tiến như hệ thống nuôi trồng khép kín để giảm thiểu các tác động tiêu cực của môi
trường và cũng tăng cường khả năng chống chọi của thủy sản trước các điều kiện thời
tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, Quảng Ninh tích cực nghiên cứu và ứng dụng các giống
thủy sản có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, cần đẩy mạnh
các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho ngư dân giúp họ tiếp cận
các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
Cải tiến giống
Tỉnh đã và đang chú trọng đảm bảo nguồn cung và nâng cao chất lượng giống
thủy sản, với việc hình thành các trung tâm giống thuỷ sản công nghệ cao, hướng tới
chủ động, đáp ứng được nhu cầu con giống các đối tượng nuôi chủ lực.
- Nghiên cứu và phát triển giống:
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu và chuyên gia thủy sản phải nghiên cứu và phát
triển giống thủy sản. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về các loài, chọn lọc và tạo ra
giống có khả năng tăng trưởng tốt, kháng bệnh và thích ứng với môi trường.
- Chọn tạo giống:
Sau khi có giống thủy sản được phát triển, các cơ sở sản xuất giống thực hiện
quá trình chọn tạo giống. Điều này bao gồm việc chọn lọc cá bố mẹ có phẩm chất tốt
nhất để đảm bảo con giống có chất lượng cao.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng giống:
Các con giống thủy sản được nuôi dưỡng trong điều kiện đặc biệt để đảm bảo
tăng trưởng và phát triển tốt. Điều này bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng,
dinh dưỡng và môi trường nước.
- Kiểm tra chất lượng:
Trước khi tải tiến, con giống thủy sản phải được kiểm tra chất lượng. Điều này
bao gồm kiểm tra sức kháng, tốc độ tăng trưởng và khả năng thích ứng với môi trường.
lxxii

- Tải tiến và phân phối:


Cuối cùng, con giống thủy sản được tải tiến và phân phối đến các trang trại nuôi
thủy sản. Quá trình này đảm bảo rằng nguồn giống chất lượng cao sẽ được sử dụng
trong sản xuất thủy sản.
Cung cấp ổn định con giống một số đối tượng thuỷ sản đang được triển khai
nuôi trên địa bàn tỉnh, như: Cá đối mục, cá chép Tam Bội, cá Cát Phú, cá rô đầu
vuông, ốc nhảy, hải sâm gai, tôm thẻ chân trắng.
4.3.2. Giải pháp khắc phục rào cản và thúc đẩy phát triển mô hình thủy sản bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Vân Đồn
Theo bài “Để phát huy thế mạnh nuôi trồng, chế biến thủy sản ở Vân Đồn” (Tạ
Quân, 2022), Vân đồn có tiềm năng to lớn về ngành thủy sản, là quê hương của nhiều
sản phẩm OCOP từ thuỷ sản nức tiếng nhưng Vân Đồn phải thường xuyên đối mặt với
vấn đề về nuôi trồng, tiêu thụ, chế biến, nâng cao giá trị thủy sản. Vậy nên việc đầu tư,
thu hút đầu tư, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững, thúc đẩy chế biến
sản phẩm thuỷ sản, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP chất lượng… là cách căn cơ, bền
vững mà Vân Đồn cần tập trung, hướng tới. Để mô hình thủy sản bền vững thích ứng
với biến đổi khí hậu phát triển và được nhân rộng trong tương lai, huyện đảo cần có
những chính sách, phương hướng đúng đắn cùng sự kết hợp với người dân, doanh
nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Thứ nhất, cần tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp nhận mô hình
công nghệ RAS nổi trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Giao lưu và hợp tác với các
nước đã xây dựng và phát triển thành công mô hình như Nauy, Thụy Điển,.. để học
hỏi và được hỗ trợ về máy móc, thiết bị, nhân lực chuyên môn cao. Doanh nghiệp tại
Vân Đồn có thể ký kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, phối hợp nghiên cứu
và phát triển mô hình nuôi trồng, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để xây dựng mô hình
công nghệ cao, xây dựng chuỗi chế biến, thu mua, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu thủy
sản khép kín. Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, các giải pháp mà các nước xây
dựng thành công mô hình hỗ trợ sẽ giúp Vân Đồn phát triển xây dựng mô hình thành
công, cải thiện quy trình chế biến để gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm phục vụ
trong nước và đáp ứng các thị trường xuất khẩu khó tính.
Thứ hai, Vân Đồn cần thúc đẩy phát triển thị trường thủy sản, trọng tâm là xây
dựng mới chợ đầu mối thủy sản tại Vân Đồn để hình thành các kênh phân phối, hệ
thống bán buôn thủy sản. Duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị
trường xuất khẩu chủ lực: Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản; mở rộng thị trường sang
các nước ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên cần đưa ra các phương pháp quản lý
lxxiii

bền vững, thúc đẩy việc chế biến, quản lý tiêu thụ để tránh việc giá và sản lượng thủy
sản bấp bênh, phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó cần thực
hiện đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù
hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu.
Thứ ba, để thu hút đầu tư, cần thu hút các nhà đầu tư có năng lực tài chính,
trình độ khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, có khả năng đứng đầu chuỗi sản xuất,
làm hạt nhân dẫn dắt tại các vùng biển khai thác mô hình. Vân Đồn cần tạo ra một môi
trường kinh doanh thuận lợi và đáng tin cậy bao gồm cải thiện quy trình thủ tục hành
chính, tăng cường sự minh bạch và công bằng trong quản lý ngành gắn liền với việc tái
cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh. Chính quyền cần xây dựng và hoàn thiện các chính
sách ưu đãi thuế, lãi suất, các khoản hỗ trợ khác để thu hút các nhà đầu tư mô hình
công nghệ RAS nổi. Việc đảm bảo an ninh và an toàn cho hoạt động nuôi trồng thủy
sản xa bờ trên biển cũng rất quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư. Theo Vietnam+,
2023, để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trên cho các nhà đầu tư, huyện đảo cần
khoanh vùng, phân ranh giới hoặc lập sơ đồ không gian biển chi tiết, tạo mặt bằng
sạch, rà soát danh mục, xác nhận thống nhất các khu vực dành để thu hút đầu tư. Theo
Ông Hà Văn Ninh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện “Trên nền tích hợp quy
hoạch địa phương sẽ sắp xếp lại vùng nuôi tập trung có lợi thế; đơn vị tư vấn sẽ đánh
giá sức tải môi trường, kiểm tra thổ nhưỡng, độ sâu của nước để phân lại vùng phù
hợp với đối tượng nuôi; có kế hoạch thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực
này.”
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn cao về kỹ thuật
để xây dựng mô hình. Việc vận hành và quản lý hệ thống RAS nổi đòi hỏi kiến thức
kỹ thuật cao và cần được đào tạo đặc biệt. Huyện đảo cần xây dựng hoàn thiện chính
sách đãi ngộ, bổ sung chính sách về tiền lương, nhà ở để thu hút lao động có trình độ
về tỉnh công tác, nghiên cứu. Bên cạnh đó có thể tạo điều kiện cho nguồn nhân lực
tiềm năng trao đổi học tập, làm việc trong một khoảng thời gian tại nước ngoài, sau đó
trở về phát triển mô hình tại tỉnh.
Thứ năm, tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản tại Vân Đồn.
Hiện nay Vân Đồn đã nổi tiếng với những sản phẩm mang thương hiệu riêng của
huyện đảo như tinh hàu, ruốc hàu, ruốc cơ trai, ruốc bề bề hay mắm sá sùng. Huyện
đảo có thể tận dụng lợi thế về du lịch, xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp tại các
địa điểm du lịch, đồng thời đào tạo và hỗ trợ các đối tác phân phối để đảm bảo chất
lượng và uy tín của sản phẩm được duy trì. Bên cạnh đó, kết hợp sản phẩm thủy sản
với trải nghiệm du lịch độc đáo tại Vân Đồn như tham quan hải cảng, tham gia vào các
hoạt động câu cá truyền thống hoặc tham quan làng chài để tạo ra trải nghiệm toàn
lxxiv

diện và tạo thương hiệu sản phẩm chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng trong mắt khách
du lịch.
lxxv

KẾT LUẬN

Ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và phát triển
bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Nó cung cấp nguồn thu nhập cho cộng đồng địa
phương, đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra việc làm cho người dân, đảm bảo an
ninh lương thực và tạo ra việc làm cho người dân. Có thể thấy rằng biến đổi khí hậu và
xu hướng phát triển đang tạo ra nhiều thách thức cho nuôi trồng thủy sản. Các công
trình đã đưa ra nhiều nhận định, mô hình tuy nhiên những mô hình này chưa phù hợp
với điều kiện hiện tại của Quảng Ninh cũng như còn nhiều thiếu sót. Qua đánh giá, kế
thừa phân tích, nhóm đã đưa ra nhận định thực hiện mô hình nuôi trồng xa bờ áp dụng
công nghệ cao là việc làm cấp thiết. Sử dụng công nghệ cao trong mô hình nuôi trồng
thủy sản xa bờ giúp tăng năng suất và hiệu suất sản xuất đồng thời kiểm soát được chất
lượng nước, giảm thiểu chất thải ra môi trường và đảm bảo môi trường sống tiêu
chuẩn cho thủy sản. Điều này giúp tăng cường sức mạnh sản xuất và tăng cường lợi
nhuận cho người nuôi, tạo nên nguồn cung ổn định cho trong nước, xuất khẩu. Với
điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường tại Quảng Ninh, ta nên thí điểm mô hình tại
huyện đảo Vân Đồn, giúp thích ứng với biến đổi khí hậu, điều khiển môi trường nuôi
trong các điều kiện khí hậu thay đổi giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu lên quá trình nuôi trồng và đảm bảo sự ổn định và liên tục trong sản xuất. Mô hình
nuôi trồng thủy sản xa bờ áp dụng công nghệ cao sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng đáp
ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường, giúp tăng tính cạnh tranh và thu nhập cho
người nuôi từ đó tạo nên thương hiệu sản phẩm riêng cho Vân Đồn.
lxxvi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi My. (2023, July 6). Một huyện nông thôn mới của Quảng Ninh có thu nhập bình
quân đầu người đạt 114,1 triệu đồng/người/năm. Dân Việt.
Chiến Minh. (2023, February 13). Những 'nhà máy' nuôi cá trên vịnh Vân Phong. Báo
Tuổi Trẻ.
Hải Ngân. (2022, November 19). Quảng Ninh tập trung phát triển kinh tế thuỷ sản bền
vững | Kinh tế địa phương. Diễn đàn Doanh nghiệp.
Hiểu Trần, & Thu Trang. (2023, November 8). Vân Đồn: Nâng cao giá trị sản phẩm
thủy sản. Báo Quảng Ninh.
Hoa, Đ. T., & Hà, Q. Đ. (2016, 4). Thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân nuôi
trồng thuỷ sản vùng ven biển tỉnh Nam Định. qtkd.dhlnvfu.edu.vn.
Long, N. H. Đ., & Lộ, D. H. (2019, 6 21). Phát triển nông nghiệp thông minh, thích
ứng biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Việt Nam.
Minh, Đ. (2023, October 20). Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Tạp chí Cộng sản.
Minh Tuấn. (2023, October 5). RAS nổi – mô hình nuôi biển trong tương lai – Tạp chí
Thủy sản Việt Nam. Tạp chí Thủy sản.
Một số thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh từ 1963 đến nay .
(2023, 10 24). Báo Nhân Dân.
Năm 2023, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) duy trì tốc độ tăng trưởng cao. (2023,
December 28). Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
Nguyên Dũng. (2023, December 19). Trung Quốc: Tham vọng nuôi biển xa bờ – Tạp
chí Thủy sản Việt Nam. Tạp chí Thủy sản.
Nguyễn Thành. (2022, September 21). Sức hấp dẫn từ mô hình nuôi biển kết hợp du
lịch trải nghiệm. Báo nông nghiệp.
Oliver J. Hasimuna, & Dean DaMascene Nsekanabo. (2021, February 18). Climate
Change Effects on Aquaculture Production: Sustainability Implications, Mitigation,
and Adaptations. Frontiers.
Phạm Hoạch. (2023, 12 21). Thích ứng với biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh: Hiệu quả
từ tuyên truyền đến cách làm. Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi.
Quyết định 4209/QĐ-UBND 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản
Quảng Ninh. (2016, December 15). Thư Viện Pháp Luật.
lxxvii

Shahbandeh, M. (2024, February 26). World fish production 2023. Statista.


Shahbandeh, M. (2024, March 11). Global seafood market value forecast 2028.
Statista.
Sustainable Aquaculture Working Group. (2023, March 3). The Global Sustainable
Aquaculture Roadmap: Pathways for Systemic Change. The World Economic Forum.
Tạ Quân. (2022, 7 10). Để phát huy thế mạnh nuôi trồng, chế biến thủy sản ở Vân
Đồn. Báo Quảng Ninh.
Thái, B. (2023, May 16). Nuôi trồng thủy sản từng bước tiến ra xa bờ là hướng đi tất
yếu. VOV.VN.
Thanh Phương. (2023, 11 10). Lý Sơn nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch biển đảo.
Vietnamnet.
Thi Nguyên. (2022, September 6). Quảng Ninh: Phát triển bền vững kinh tế biển,
nâng cao giá trị sản xuất ngành thuỷ sản. Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh.
Trần, H. Đ. (2018, 2 8). Một số xu thế cơ bản và quan điểm chiến lược phát triển đồng
bằng sông Cửu Long bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. VIỆN KHOA HỌC
THỦY LỢI VIỆT NAM.
Trần, N. T. T., & Võ, E. T. T. (2022, 2 15). Hệ thống tuần hoàn (RAS) - Xu hướng
nuôi trồng thủy sản bền vững. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Phú Yên.
Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam & Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế. (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy
sản tỉnh Quảng Nam.
Tú Anh. (2023, December 19). Xây dựng tỉnh Quảng Ninh phát triển bền vững, định
hình tương lai đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Tạp chí Cộng sản.
Văn Bá. (2024, 1 14). Đặt kỳ vọng vào ngành thủy sản. Cổng thông tin Quảng Ninh.
Viện Nghiên cứu Biến đổi toàn cầu và Phát triển bền vững & Viện Kinh tế và Quy
hoạch Thủy Sản. (2020, 8 25). Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các hệ thống nuôi trồng
thuỷ sản ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ven biển Bắc
Bộ–Bắc Trung Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy.
Việt Hoa. (2022, 02 27). Phát triển kinh tế thuỷ sản trong bối cảnh ứng phó biến đổi
khí hậu. Báo Quảng Ninh.
Vietnam+. (2023, October 23). Quảng Ninh ưu tiên thu hút đầu tư nuôi biển công
nghiệp, hiện đại. Vietnam+ (VietnamPlus).

You might also like