CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI DÂNDÙNG NHIỀU THỜI GIAN CHO SMARTPHONE ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

You might also like

You are on page 1of 9

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI DÂNDÙNG NHIỀU THỜI GIAN CHO

SMARTPHONE ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng điện thoại thông
minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hàng ngày của mọi
người. Tuy nhiên sự bùng nổ của công nghệ này cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện
nhiều vấn đề mới, đặt biệt là trong việc quản lý và sử dụng smartphone của thanh thiếu
niên cũng như người trưởng thành. Hiện nay, một số xu hướng đáng lo ngại đã quan sát
thấy:

Trong thực tế, môi trường gia đình và giáo dục ngày nay đã chứng kiến một hiện tượng
đáng lo ngại, đó là sự phụ thuộc quá mức vào smartphone của trẻ em và việc sử dụng nó
như một phương tiện để giải quyết các tình huống hàng ngày, như việc giữ trẻ yên tĩnh
trong khi ăn. Điều này tạo ra một môi trường quen thuộc với việc tiêu thụ nội dung kỹ
thuật số từ khi còn rất nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của trẻ trong tương lai.
Ngoài ra, lứa tuổi thanh thiếu niên và sinh viên cũng đang trở nên phụ thuộc vào
smartphone một cách ngày càng trầm trọng, đặc biệt là trong quá trình học tập và làm
việc. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game và xem nội dung trên smartphone đã
chiếm lĩnh một phần lớn thời gian mà họ có thể dùng để nghiên cứu và phát triển kỹ năng
mới, dẫn đến mất tập trung và giảm hiệu suất học tập. Và sự kỳ lạ của thế giới kỹ thuật số
cũng đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến khả năng giải quyết vấn đề và sự phụ thuộc
xã hội của con người. Thay vì tương tác trực tiếp với nhau và môi trường xã hội, nhiều
người đã chọn cách khép mình vào thế giới riêng của mình thông qua smartphone, gây ra
sự mất liên kết và cảm giác cô đơn.
Cuối cùng, hậu quả của việc sử dụng smartphone mất kiểm soát không chỉ dừng lại ở
mức độ xã hội và tinh thần, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của cá
nhân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất kiểm soát trong việc sử dụng smartphone có thể dẫn
đến những vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm và căng thẳng, tạo ra một chuỗi hậu quả
tiêu cực đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cá nhân.
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến sự
phát triển và trạng thái tâm lý của thanh thiếu niên và người trưởng thành trở nên cấp
bách và cần thiết để tìm ra các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu những tác động tiêu
cực của công nghệ này đối với xã hội và cá nhân.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của việc sử dụng smartphone với công việc, khả năng cạnh tranh với
các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế nói chung.

Điều tra vai trò của smartphone như một công cụ thúc đẩy sự phát triển mục tiêu của đề
tài nghiên cứu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định mối quan hệ giữa thời gian sử dụng smartphone và các chỉ số kinh tế quan
trọng.

Xác định các con đường trung gian thông qua đó thời gian sử dụng smartphone ảnh
hưởng đến nền kinh tế

Phân tích các tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc sử dụng smartphone quá mức, đối với
phát triển kinh tế, chẳng hạn như sự phân tâm, giảm năng suất và tác hại đối với sức
khỏe.

Đề xuất các chính sách và khuyến nghị để tối ưu hóa việc sử dụng smartphone và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Thời gian sử dụng smartphone ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lao động?

Smartphone có tác động ra sao đến sự phát triển cảu các ngành kinh tế?

Sử dụng smartphone có ảnh hưởng gì đến chính sách của chính phủ?

Sử dụng smartphone có thực sự thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và phát triển như
thế nào?

Smartphone có thể giúp phát triển các mô hình kinh doanh mới kỹ thuật số và tạo ra việc
làm hay không?

4. Đối tượng nghiên cứu

Mức độ ảnh hưởng của smartphone đến hành vi tiêu dùng của người dân.

Sử dụng smartphone quá mức gây ảnh hưởng gì cho nền kinh tế.

Làm thế nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực của smartphone đến sức khỏe và giáo
dục.

Làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng smartphone để nâng cao hiệu suất lao động và
hiệu quả công việc.
5. Phạm vị nghiên cứu

Không gian: nghiên cứu sẽ tập trung trên lãnh thổ Việt Nam. Các thông tin về dữ liệu thu
thập chủ yếu liên quan đến thời gian sử dụng smartphone ảnh hưởng như thế nào đến nền
kinh tế, xã hội.
Địa điểm: phạm vi địa lí nghiên cứu bao gồm các đối tượng sử dụng smartphone.

Thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu đi khảo sát và các nghiên cứu trước năm 2023.
+ Dữ liệu thứ cấp: được tập hợp từ …đến…( làm khảo sát)

6. Tổng quan nghiên cứu

Với sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng smartphone đã tạo ra rất nhiều thách thức
cũng như cơ hội cho nền kinh tế của một số quốc gia. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ
các yếu tố tác động đến thời gian mà người dân dành cho việc sử dụng smartphone không
chỉ có ý nghĩa về mặt cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế của
một quốc gia.
Lĩnh vực nghiên cứu về ảnh hưởng của smartphone đến cuộc sống hàng ngày của con
người đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng nghiên cứu. Từ việc thay đổi cách thức
giao tiếp đến tác động đến sức khỏe tinh thần và thậm chí là hành vi mua sắm,
smartphone đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hiện đại.
Các nghiên cứu trước đây đã phân tích sự tác động của việc smartphone đến các khía
cạnh như sức khỏe, mối quan hệ xã hội và năng suất lao động. Ví dụ như nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Nghĩa và cộng sự (2017) đã chứng minh rằng việc sử dụng smartphones
quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến học tập và quan hệ xã hội của sinh viên và cần có
các biện pháp để khuyến khích sinh viên sử dụng smartphone hợp lý và hiệu quả. Bên
cạnh đó với nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm và cộng sự (2017) việc sử dụng
smartphones cũng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm lý. Hơn thế nữa trong
hai bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh và cộng sự (2023) thực trạng lạm dụng
điện thoại thông minh và mối liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm ở sinh viên đại học
ngành điều dưỡng và Lưu Huỳnh Trang và cộng sự (2023) Thực trạng lạm dụng điện
thoại thông minh (ĐTTM) và mối liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm ở sinh viên
Trường đại học Phenikaa đã chứng minh rằng việc lạm dụng smartphone sẽ gây ra tình
trạng âu lo.
Đặc biệt, cũng có một bài báo nghiên cứu của tác giả nước ngoài như: Laurie A Manwell
và cộng sự (2022) Sa sút trí tuệ kỹ thuật số trong thế hệ internet: thời gian sử dụng màn
hình quá mức trong quá trình phát triển não sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và
chứng mất trí nhớ liên quan ở tuổi trưởng thành, của Mikeld Falah Maayah và cộng sự
(2023) Đau cổ liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học, của
Vaishnavi S.Nakshine và cộng sự (2022) về Thời gian sử dụng thiết bị tăng lên là nguyên
nhân làm suy giảm sức sức khỏe thể chất tinh thần, tâm lý và giấc ngủ, qua đó tác giả cho
thấy mối quan hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị và việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số,
chính xác là vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ, nguyên nhân gây lo lắng, cảm giác trầm
cảm và các vấn đề liên quan đến lòng tự trọng cũng như những ảnh hưởng về thể chất ở
mỗi cá nhân; của khoa tâm lý học Đại học Sunway Selangor Malaysia (2020) về điện
thoại di động: ảnh hưởng của sự hiện diện của nó đối với học tập và trí nhớ. và kết quả
cho thấy sự hiện diện của điện thoại thông minh và những suy nghĩ thường xuyên về điện
thoại thông minh của họ là những nguyên nhân góp phần làm gián đoạn quá trình ghi nhớ
của họ.
Nghiên cứu trước đây đã phân tích sự tác động của việc sử dụng smartphone đến các khía
cạnh như sức khỏe, mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu nghiên cứu mối liên
hệ giữa việc sử dụng smartphone và sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Nghiên cứu này nhấn mạnh vào việc phân tích các yếu tố tác động đến lượng thời gian
mà người dân dành cho việc sử dụng smartphone và tác động của điều này đối với sự
phát triển kinh tế của đất nước. Bằng cách này, nghiên cứu mong muốn đóng góp thông
tin quý giá cho việc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa smartphone và kinh tế.
6.1 Tỷ lệ người sử dụng smartphone.
Theo Nguyễn Xuân Nghĩa và cộng sự (2017), các số liệu đầu năm 2015 cho thấy, với dân
số hơn 93 triệu, Việt Nam hiện có gần 40 triệu người sử dụng internet; 123,8 triệu thuê
bao điện thoại di động, khoảng 32,4 triệu người sử dụng smartphone chiếm tỷ lệ khoảng
36% dân số. Tỷ lệ người sử dụng smartphone tăng lên rất nhanh: 36,5% vào năm 2016 và
43,7% dân số vào 2017.
Theo Phan Như Ngọc và cộng sự (2022), ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật hiện đại, điện thoại thông minh (ĐTTM) đã ra đời và trở thành một phần quan trọng
trong cuộc sống của mỗi người với những lợi ích mà nó đem lại. Thống kê năm 2020 trên
toàn cầu, số lượng người dùng ĐTTM đạt 3,5 tỉ người. Tại Việt Nam, năm 2020 có đến
50 triệu người hiện đang có sử dụng ĐTTM, đạt tỷ lệ 45% dân số, thuộc 15 thị trường có
số lượng người dùng ĐTTM cao nhất thế giới.
Nguyễn Bá Diệp (2022) đã chỉ ra rằng theo dữ liệu thống kê của Statista (2022b), tỷ lệ
thâm nhập điện thoại di động thông minh của Việt Nam xếp hạng thứ 7 trên thế giới với
tỷ lệ là 68,2% vượt qua các cường quốc về công nghệ như là Trung Quốc và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có số lượng người sử dụng điện thoại di động
nhiều đứng thứ 9 trên thế giới (66,9 triệu người dùng), sau các quốc gia lần lượt là Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Nhật Bản và Mexico (Statista, 2022a). Với số
lượng sử dụng điện thoại và độ phủ sóng của công nghệ thông tin ngày nay thì nó cũng
có ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế.

Giả thuyết H1: Tỷ lệ người sử dụng smartphone ảnh hưởng nền nền kinh tế.
6.2 Công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Lý Quỳnh Anh và cộng sự (2023) đã nghiên cứu “sự quan tâm của giới trẻ trong việc sử
dụng thanh toán di động tại Thành phố Hồ Chí Minh”, những phát hiện của nghiên cứu
này sẽ mang lại lợi ích cả về mặt lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực thanh toán di
động.Kết quả lý tưởng không chỉ làm sáng tỏ phản hồi lý thuyết của họ mà còn cung cấp
thông tin hữu ích cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh cũng như các nhà hoạch
định ngân hàng, thương nhân, nhà phát triển phần mềm, chính phủ và các nhà thực hành
trong việc phát triển chiến lược kinh doanh truyền thông và thanh toán di động.
ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự (2020) đã nghiên cứu “Đề xuất mô hình chia sẻ
hạ tầng khoa học - công nghệ thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và giải pháp ứng
dụng mô hình”. Đề tài đã xác định ra hai mô hình để phù hợp với viễn cảnh của Việt
Nam. Mô hình 1: Cụm đại học chọn lọc. Cụm này tận dụng được yếu tố văn hóa lịch sử
Việt Nam. Mô hình 2: các HSTKN dựa trên ngành CNTT độc lập, chủ yếu tận dụng đặc
điểm của CMCN 4.0 Từ nghiên cứu này có thể áp dụng khung lý thuyết và phân tích viễn
cảnh từ các nhân tố của đề tài (như nhân tố địa phương có trường đại học nghiên cứu, có
khả năng tự hình thành cụm xuất sắc, có thị trường doanh nghiệp địa phương có nhu cầu
mua sáng chế KHCN ở một số lĩnh vực nhất định.
Trần Minh Tuần và các cộng sự (2021) đã nghiên cứu Sử dụng mô hình phân tích IO trên
các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam để dự báo tác động của 5G đến các ngành kinh tế-xã
hội vào các thời điểm (năm 2025 và năm 2030), từ đó, đề xuất một số định hướng trong
lộ trình triển khai các ứng dụng tiềm năng 5G tại Việt Nam. Để chuẩn bị cho việc cấp
phép thương mại chính thức, tháng 11/2020, các nhà mạng tiếp tục được Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp phép triển khai thử nghiệm 5G thương mại.
Vũ Thị Thanh Hà và cộng sự (2012) đã nghiên cứu giải pháp xây dựng giao diện cổng
đầu nối dịch vụ giá trị gia tăng cho doanh nghiệp viễn thông di động. Cùng với việc
nghiên cứu kiến thức đã học và các thông tin công nghệ mới hiện nay, Hà cũng đã tiếp
cận được các cơ sở lý thuyết về kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), bao gồm các khái niệm,
các tính chất, và các nguyên tắc thiết kế, cũng như các bước cần thực thi khi xây dựng hệ
thống SOA.Từ đó, nghiên cứu ra một hệ thống SOA khi đó có thể dễ dàng tùy biến để
đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu thay đổi với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với các
giải pháp trước đây. SOA làm được điều này bởi khả năng tái sử dụng lại các tài nguyên
sẵn có, khả năng mở rộng và liên kết tốt với các hệ thống mới để tạo nên một môi trường
đồng nhất.
Giả thuyết H2: Công nghệ và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
6.3 Năng suất lao động
Trần Đỗ Trúc Phương và cộng sự (2022) đã nói rằng những công nghệ cung cấp cho
nhân viên tùy chọn để làm nhiệm vụ liên quan đến công việc bên ngoài giới hạn của
không gian văn phòng truyền thống hoặc thời gian làm việc (Olson-Buchanan & Boswell,
2007; Nansen, Arnold, Gibbs, & Davis, 2010; O’Driscoll, Brough, Timms, & Sawang,
2010). Việc sử dụng điện thoại di động cho phép nhân viên cộng tác giao tiếp với những
người khác và luôn cập nhật các nhu cầu công việc trong ngày, được cho là mang lại cho
nhân viên nhiều quyền tự chủ và kiểm soát hơn, với tác động cùng chiều đến năng suất
của họ.

Nguyễn Thị Hội (2022) đã nói rằng thiết bị di động (mobilde devices) mang 5 đặc điểm
cơ bản, gồm: tính đồng thời, tính thuận tiện, khả năng tiếp cận, tính cá nhân hoá, tính địa
phương hoá: Thứ nhất, tính đồng thời ở khắp mọi nơi, nghĩa là ở bất kì vị trí nào và bất kì
thời điểm nào, một thiết bị như điện thoại di động có thể truy cập thông tin dễ dàng hơn
trong thời gian thực và cho phép thiết lập các kết nối, các giao tiếp, thực hiện các giao
dịch không phụ thuộc vào vị trí hay khoảng cách của người sử dụng; Thứ hai, tính tiện
thể hiện qua việc dễ dàng mang đi khi di chuyển, dễ thực hiện các kết nối ngay lập tức và
luôn luôn được mở (trong trạng thái hoạt động), do đó có thể liên lạc hay tiến hành giao
dịch ngay khi đang di chuyển; Thứ ba, khả năng tiếp cận cho phép người sử dụng kết nối
dễ dàng và nhanh chóng tới mạng internet, internet và các thiết bị di động khác cũng như
các cơ sở dữ liệu trực tuyến; Thứ tư, tính các nhân hoá được thể hiện qua việc luôn luôn
được sở hữu và chịu sự điều khiển hoạt động bởi một các nhân riêng lẻ; Thứ năm, tính
địa phương hoá, biết được vị trí của người sử dụng điện thoại di động ở bất kì thời điểm
nào luôn là chìa khoá để đưa ra các dịch vụ phù hợp.

Trần Hữu Quang (2022) đã nói rằng kể từ năm 2012, việc dùng thiết bị di động cá nhân
tại nơi làm việc đã trở nên phổ biến, các nhân viên có thể tận hưởng sự thoải mái khi làm
công việc của họ không chỉ trong mà sau giờ làm việc (Diaz, Chiaburu, Zimmerman, &
Boswell, 2012; Disterer & Kleiner, 2013). Bên cạnh đó, Turel và cộng sự (2019) cho rằng
hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân sẽ làm mờ ranh giới giữa cá nhân với xã
hội, ảnh hưởng nghề nghiệp của nhân viên. Ngoài ra, theo Tandon, Dhir, Talwar, Kaur,
và Mäntymäki (2020) hành vi này có khả năng lây lan cho các cá nhân ở nơi làm việc,
mang ý nghĩa tiêu cực đáng kể đối với mối quan hệ tại tổ chức. Hiện nay, các tập đoàn
trên thế giới đang chú ý đến hành vi nhân viên sử dụng điện thoại để truy cập Internet
(Websense Inc, 2000). Ở Việt Nam, đa số các ngành nghề có quy định thời gian làm việc
một ngày không quá 8 giờ, áp dụng với tổ chức sử dụng lao động (Điều 105 trong Quốc
hội, 2019). Bên cạnh đó, Cao và Nguyen (2022) đã chứng minh nhân viên có nhiều nhu
cầu sử dụng điện thoại cho mạng xã hội sẽ thay đổi cách thức làm việc truyền thống. Với
điện thoại di động của mình thì họ làm việc riêng như đọc báo, lướt website, tán gẫu
không liên quan đến công việc lên đến 02 - 04 giờ trong một ngày làm việc bình thường,
… từ đó dẫn đến sự thiếu tập trung trong lúc làm việc, giảm hiệu suất mong đợi
(Budnick, Rogers, & Barber, 2020; Elhai, Yang, & Montag, 2020), giảm năng suất và sự
tham gia vào công việc của nhân viên bị cản trở (Clark & Roberts, 2010), gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tổ chức. Hãng nghiên cứu thị trường Statista (2020) đã báo cáo mức độ dùng
Internet ở Việt Nam, nhóm đang trong độ tuổi lao động và làm việc đạt tỉ lệ cao nhất khi
dùng Internet trên Smartphone.
Giả thuyết H3: Smartphone tác động tới năng suất lao động và với sự phát sự phát triển
của nền kinh tế.
6.4 Giáo dục.
Kết quả nghiên cứu của Tuấn và cộng sự (2023) cho thấy việc học tập là yếu tố ảnh
hưởng thuận chiều đến hành vi sử dụng smartphone. Hiện nay sinh viên sử dụng
smartphone rất phổ biến. Smartphone đã trở thành công cụ quan trọng trong việc trao đổi
thông tin, tìm kiếm và lưu trữ tài liệu. Sự phát triển này không chỉ cải thiện chất lượng
giáo dục mà còn tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao hơn.
Trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc học tập thông qua
mạng xã hội là vô cùng dễ dàng và thuận tiện đối với học sinh sinh viên trên thế giới nói
chung và học sinh sinh viên tại Việt Nam nói riêng. Mạng xã hội và internet là kho tàng
kiến thức vô tận, nơi chứa đựng tinh hoa của nhân loại. Sự phổ biến của mạng xã hội và
internet đã mở ra một thị trường lớn cho các doanh nghiệp kỹ thuật số. (Đạt và Thức
2021)
Dung và công sự (2017) khảo sát 512 sinh viên thuộc Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp liên quan đến hành vi sử dung smartphone. Sử dụng
mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên, bao gồm cả các nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của sinh
viên. Sự hiểu biết này không chỉ giúp cải thiện chất lượng giáo dục, mà còn có thể tạo ra
lực lượng lao động có trình độ cao hơn.
Giả thuyết H4: Giáo dục ảnh hưởng thuận chiều tới tác động của sử dụng thiết bị di
động đến sự phát triển kinh tế.
6.5 Thị trường lao động và việc làm
Nguyễn Phương Linh và cộng sự (2022). Theo một số ý kiến, khoa học công nghệ sẽ mở ra
những cách thức hoạt động, làm việc mới và tạo ra nhiều việc làm hơn. Mặt khác, có những ý
kiến cho rằng khoa học công nghệ sẽ loại bỏ cơ hội việc làm của con người. Trên thực tế, những
phát triển về mặt khoa học công nghệ có thể dẫn đến việc loại bỏ những công việc không cần tay
nghề cao nhưng nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới hơn, đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về
năng suất. Những công việc có nhiều khả năng bị thay thế bởi công nghệ kỹ thuật số là những
công việc đòi hỏi kỹ năng thấp. Bên cạnh đó, mặt tích cực mà khoa học công nghệ tác động tới
cơ hội việc làm của con người là nó giúp đỡ người lao động tiếp cận gần hơn đến công việc của
họ, giúp họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Ngày nay, có rất nhiều trang web được
lập ra để giúp con người tìm kiếm việc làm nhưLinkedIn ,Monster,...Ngoài ra, những nhà tuyển
dụng cũng tận dụng các nền tảng mạng xã hội nhiều người dùng như Facebook, Zalo,
Twitter,...để đăng các bài đăng tìm nhân công. Việc này đã tạo ra cơ hội tìm việc trực tuyến cho
rất nhiều người lao động. Thông qua đó, người lao động có thể tùy thích ứng tuyển vào các công
việc mình mong muốn, ngược lại, các nhà tuyển dụng cũng có nhiều ứng viên hơn để cân nhắc,
lựa chọn.Việc có những công cụ tìm việc trực tuyến cho phép người lao động mở rộng phạm vi
tìm kiếm việc làm. Ngoài tìm việc trong nước, người lao động hoàn toàn có thể tìm kiếm các cơ
hội việc làm tại nước ngoài. Song song, vẫn còn một số mặt tiêu cực, công nghệ hoàn toàn có thể
thay thế được con người trong tương lai để thực hiện một số công việc, điều này đương nhiên
dẫn tới người lao động bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Với những đặc tính nổi trội mà công
nghệ mang lại, nếu như trước kia một số kỹ năng chỉ có con người mới có thì ngày nay công
nghệ hoàn toàn có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ. Hậu quả ngay lập tức mà ta có thể nhận ra
được là các thiết bị khoa học công nghệ mới sẽ làm thay con người rất nhiều việc và do đó, có
một số công việc sẽ trở nên dư thừa.

Ma, Wanglin và cộng sự (2023). Ngày càng nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu
khác nhau đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại thông minh của mọi
người, từ đó cho thấy rằng sự hữu ích và sự dễ dàng của việc sử dụng Smartphone được nhận
thấy là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng của người dân. Mặc dù việc
sử dụng điện thoại thông minh ở nông dân nông thôn được dự đoán là thấp so với người dân
sống ở thành phố và thành thị nhưng điều quan trọng là phải đẩy nhanh tốc độ thâm nhập sử
dụng điện thoại thông minh ở khu vực nông thôn. Điều này là do nông nghiệp vẫn là hoạt động
kinh tế truyền thống của người dân nông thôn ở nhiều nước đang phát triển. Công nghệ điện
thoại thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự phát triển bền vững
của ngành nông nghiệp thông qua việc tiếp cận thông tin liên quan về sản xuất, tiếp thị và khí
hậu cũng như các công nghệ nông nghiệp chính xác. Ví dụ, nông dân có thể sử dụng công nghệ
điện thoại thông minh có cảm biến độ ẩm đất để xác định thời điểm tưới chính xác,...

Schlogl, Lukas và cộng sự (2020). Các nhà kinh tế thị trường lao động khái niệm thay đổi công
nghệ là “sự ra đời của các sản phẩm mới và kỹ thuật sản xuất cũng như những thay đổi về công
nghệ nhằm giảm chi phí vốn. Công nghệ mở rộng khả năng sản xuất, tức là nó làm tăng sản
lượng sản xuất đối với một tập hợp đầu vào nhất định. Nhìn qua lăng kính thị trường lao động,
thay đổi công nghệ là một thuật ngữ khác để chỉ mức tăng về năng suất yếu tố. Tác động việc
làm của thay đổi công nghệ có thể là 'thay thế' hoặc 'bổ sung' cho lao động con người tùy thuộc
vào sự kết hợp các kỹ năng của lao động. Do đó, thay đổi công nghệ kéo theo những thay đổi về
nhu cầu kỹ năng và thay đổi về thù lao cho các kỹ năng khác nhau.

Das Swain, Vedant và cộng sự (2022). Sự phát triển khoa học công nghệ nói chung và
Smartphone nói riêng, không thể phủ nhận việc sử dụng Smartphone đã góp phần cho sự tăng
trưởng của đất nước. Đồng thời, công nghệ điện thoại thông minh ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong việc cải thiện sự phát triển bền vững của đa dạng ngành nghề thông qua việc tiếp cận
các thông tin liên quan.
Giả thuyết H5: Smartphone tác động tới thị trường lao động và việc làm.
6.6 Tính dễ dàng sử dụng và tiện ích
Nguyễn Văn Quẫn và cộng sự (2020) đã nói rằng với smartphone, ngoài việc gọi điện và
nhắn tin chúng ta còn thực hiện được rất nhiều tính năng khác như: game, email, mạng xã
hội, bản đồ, thời tiết, chụp hình, quay phim và nhiều ứng dụng khác. Thương mại di động
cũng ngày càng trở nên phổ biến, các trang web di động phát triển nhanh chóng.
Smartphone trở thành một người bạn đồng hành không thể tách rời với con người trong
cuộc sống, công việc và giải trí trong thời đại mới. Ở Việt Nam, thị trường công nghệ số,
đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động đang có sự phát triển nhanh chóng và
ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ. Sự thuận tiện trong smartphone có thể đề cập đến khả
năng sử dụng smartphone mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải chuyển smartphone trong
một máy cố định (Ding et al., 2011). Smartphone là một thiết bị hoạt động mạnh mẽ như
một máy tính xách tay, giữ mọi thứ như tài liệu, hình ảnh, trò chơi và ứng dụng khác. Đã
cho thấy sư tiện lợi của của smartphone mang lại và giúp cho lĩnh vực kinh doanh phát
triển.

Tỷ lệ người sử dụng Smartphones

Công nghệ và cơ sở hạ tầng ảnh


hưởng đến việc sủ dụng smartphone

Smartphone tác động lên năng suất


lao động.
Sự phát triển của nền
kinh tế
Smartphone tác động lên nền giáo
dục giáo dục

Smartphone tác động lên thị trường


lao đông việc làm.

Tính dễ dàng sử dụng và tiện lợi của


smartphone.
Mô hình nghiên cứu:

You might also like