You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN:
DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

Đề tài: Ảnh hưởng của dân số và môi trường


(Liên hệ thực tiễn và đề xuất chính sách)

Lớp học phần: NLDS1103(123)_01_TL_01

Họ và tên Mã sinh viên


Nguyễn Trúc Quỳnh 11215108
Nguyễn Phúc An 11216498
Nguyễn Thị Chúc 11216519
Nguyễn Thu Phương Linh 11202236
Nguyễn Trọng Trung 11216000

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Vân


ThS. Phạm Thị Thanh Nhàn

HÀ NỘI, 11/2023
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................................1
ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC.................................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................................................................................4
I. KHÁI NIỆM........................................................................................................................................................................................ 4
1. Khái niệm về dân số................................................................................................................................................................. 4
2. Tổng quan về môi trường.................................................................................................................................................... 4
2.1. Khá i niệm về mô i trườ ng.................................................................................................................................................................. 4
2.2. Quá trình con ngườ i là m thay đổ i mô i trườ ng.........................................................................................................................5
2.3. Cá c vấ n đề về mô i trườ ng..................................................................................................................................................................6
2.4. Tà i nguyên thiên nhiên cạ n kiệt và suy giả m đa dạ ng sinh họ c........................................................................................7
II. ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN MÔI TRƯỜNG....................................................................................................................8
1. Quy mô dân số ảnh hưởng đến môi trường (dân số và tài nguyên, dân số và khí hậu, biến đổi
khí hậu,..)............................................................................................................................................................................................. 8
1.1. Dâ n số vớ i mô i trườ ng đấ t................................................................................................................................................................ 8
1.2. Dâ n số vớ i mô i trườ ng rừ ng và đồ ng ruộ ng...........................................................................................................................10
1.3. Dâ n số vớ i mô i trườ ng nướ c......................................................................................................................................................... 11
1.4. Dâ n số vớ i mô i trườ ng khô ng khí............................................................................................................................................... 11
2. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến môi trường.................................................................................................... 12
3. Ảnh hưởng của phân bố dân số đến môi trường................................................................................................. 13
III. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN DÂN SỐ................................................................................................................13
1. Ảnh hưởng của môi trường đến mức sinh.............................................................................................................. 13
2. Ảnh hưởng của môi trường đến mức chết.............................................................................................................. 13
3. Ảnh hưởng của môi trường đến di dân..................................................................................................................... 14
4. Ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng dân số..........................................................................................15
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN................................................................................................................................................................ 15
1. Ô nhiễm do rác thải nhựa.................................................................................................................................................. 16
2. Ô nhiễm môi trường nước................................................................................................................................................ 16
3. Ô nhiễm không khí................................................................................................................................................................. 17
4. Các vấn đề môi trường khác............................................................................................................................................ 18
V. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.........................................................................................................................................................18
1. Vấn đề dân cư........................................................................................................................................................................... 18
2. Bảo vệ môi trường................................................................................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................20

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC


Mức độ
Họ và tên Mã sinh viên Công việc
hoàn thành
Nguyễn Trúc Quỳnh 11215108 - Nhóm trưởng

1
- Làm nội dung: Ảnh hưởng
của dân số đến mô trường (II), 100%
Liên hệ thực tiễn (IV)
- Báo cáo Word
Nguyễn Phúc An 11216498 - Thuyết trình 50%
11216519 - Làm nội dung: Ảnh hưởng
Nguyễn Thị Chúc của môi trường đến dân số 100%
(III)
Nguyễn Thu - Slide
11202236 100%
Phương Linh - Làm nội dung: Khái niệm (I)
11216000 - Thuyết trình 70%
Nguyễn Trọng Trung - Làm nội dung: Đề xuất
chính sách

LỜI MỞ ĐẦU
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển
của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân
2
số có tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững
của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai
mặt. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân
chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số.
Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền
đề cho chất lượng môi trường.
Dân số và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề đến môi
trường toàn cầu. Quá trình hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã, đang và sẽ ngày
càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả cuối cùng là
làm suy thoái chất lượng sống của con người.
Trong bài tập này, chúng em xin được làm rõ mối quan hệ tác động lẫn nhau
này của dân số và môi trường bên cạnh đó bài làm cũng đưa ra những thực tiễn trong
cuộc sống hiện nay, đồng thời chúng em xin phép đề xuất một số chính sách để cải
thiện chất lượng môi trường và cuộc sống cho dân cư. Bài làm của chúng em còn
nhiều thiếu sót mong cô có thể góp ý để nhóm chúng em có được một bài làm tốt nhất.

NỘI DUNG
I. Khái niệm
1. Khái niệm về dân số
Dân số là tổng số người sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ, một quốc gia,
thành phố hay quận, huyện, khu vực (Macquarie Dictionary, 2014). Dân số thường
được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (một thời điểm) và trạng thái động (một thời kỳ),
khi nghiên cứu rộng hơn, chúng ta lại xét tới nhiều vấn đề nảy sinh và liên quan khác
nữa.
Tuy nhiên “Dân số nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này
không chỉ là số lượng mà còn gồm cả cơ cấu và chất lượng…” (Giáo trình Dân số
Phát triển với Quản lý). Có thể nói, phức tạp hơn, dân số còn được nghiên cứu trên

3
các khía cạnh về cơ cấu và chất lượng. Nó thường xuyên biến động, tăng lên, giảm
xuống về số lượng, trẻ hóa, già hóa, hay ổn định, trình độ dân cư, tỷ lệ giới tính,…

2. Tổng quan về môi trường


2.1. Khái niệm về môi trường
a. Môi trường tự nhiên
Là tập hợp các điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Là tổng hòa các
mối quan hệ tác động qua lại giữa các khách thể bao quanh chủ thể con người.
Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm:
+ Các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên tồn tại, vận động, phát triển gắn bó hữu
cơ; ảnh hưởng trực tiếp, có lợi, có hại tới con người.
+ Bản thân con người cũng là yếu tố quan trọng thường xuyên tác động đến
quá trình vận động và phát triển của môi trường đó.
Theo nghĩa hẹp, môi trường được hiểu là nơi cư trú, sinh sống của con người
(môi trường dân số). Là tổng hòa các mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các hiện
tượng, quá trình, các thành phần của cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường nhân tạo,
môi trường xã hội, phát sinh và tồn tại gắn bó chặt chẽ với quá trình sinh sản và phát
triển của con người và dân số. Môi trường theo nghĩa hẹp thông thường có phạm vi
không gian xác định (khác với môi trường nghĩa rộng).

b. Môi trường sống của con người


Bao gồm 3 thành phần: môi trường tự nhiên, môi trường kỹ thuật, môi trường
xã hội
- Môi trường tự nhiên
Là toàn bộ hiện tượng và đối tượng có sẵn trong tự nhiên như: đất, nước, không
khí, thế giới động vật và thực vật quanh ta trong trạng thái tự nhiên của nó. Các yếu tố
của môi trường tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau và qua hàng triệu năm đã hình
thành nên sự cân bằng tự nhiên. Bất cứ sự thay đổi nào của một trong các yếu tố đều
ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong môi trường. Sự biến đổi thường xuyên liên tục
dẫn vượt quá khả năng tự phục hồi những cân bằng đó làm cho môi trường tự nhiên bị
biến đổi và phá vỡ, gây nên những hậu quả bất lợi đối với sinh quyển và sức khỏe
cũng như cuộc sống xã hội loài người.
- Môi trường kỹ thuật
Là môi trường nhân tạo, do con người tự tạo như: địa điểm dân cư, đô thị, nhà
ở, các công trình xây dựng, công trình cấp nước, kênh mương tưới tiêu, trạm điện,
đường xá, cầu cống,...
Tạo nên môi trường kỹ thuật là đặc trưng cơ bản gắn liền với sự phát triển xã
hội loài người. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện của sản xuất xã hội, nhu cầu con
người về môi trường kỹ thuật càng ngày càng tăng cao, điều này sẽ gây nên nhiều biến
đổi lớn trong môi trường tự nhiên. Hiện nay, một bộ phận của môi trường tự nhiên bị
phá hủy và được thay thế bởi bộ phận khác của môi trường kỹ thuật. Thậm chí ở một
số nước, môi trường tự nhiên chỉ còn là “ốc đảo” riêng biệt và môi trường kỹ thuật
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong môi trường sống của con người. Môi trường kỹ thuật

4
biến đổi đến mức đã và đang bắt đầu ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khỏe tâm lý
của con người.
- Môi trường xã hội
Là nơi con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối toàn bộ quá trình
vận động và biến đổi của môi trường đó. Môi trường xã hội được hình thành từ các
quan hệ xã hội và thông qua phẩm chất, tư cách và hành vi ứng xử của con người dưới
nhiều hình thức giao thiệp, tiếp xúc xã hội.
Đặc điểm, đặc tính của quan hệ sản xuất quyết định đặc điểm, đặc tính của môi
trường xã hội. Môi trường xã hội thực chất là môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, du lịch,... tồn tại và vận động xoay quanh hoạt
động sống của con người.
→ Môi trường tự nhiên, môi trường kỹ thuật, môi trường xã hội liên quan mật
thiết và gắn bó hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
trong một thể thống nhất gọi là môi trường sống của con người. Trong đó, môi trường
tự nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sản xuất, đời sống và sự phát triển của
xã hội loài người, cung cấp cho xã hội loài người của cải vật chất và nguồn năng
lượng, đảm bảo cho nhân loại điều kiện cần thiết để sinh tồn và phát triển. Môi trường
sống thường xuyên vận động và không ngừng biến đổi.
2.2. Quá trình con người làm thay đổi môi trường
a. Cách thức con người làm thay đổi môi trường
Các tác động của con người đến môi trường có thể chia thành 3 loại:
- Các tác động vào cấu trúc: bắt nguồn từ việc biến đổi và phá hủy nơi cư trú của
các hệ sinh thái động, thực vật.
- Các tác động vào quá trình: là hậu quả của việc con người tác động có chủ đích
và không chủ đích vào các nhân tố vật lý hóa học và sinh học cua của môi
trường.
- Các tác động vào tiện ích của môi trường: sự thay đổi của môi trường làm giảm
cơ hội hiện tại và tương lai đối với việc sử dụng các vùng thiên nhiên (phong
cảnh, không khí trong lành, cung cấp nước, thực phẩm…).

b. Các hoạt động của con người quá trình phát triển tác động tới môi trường
Ảnh hưởng trực tiếp của dân số đến môi trường chủ yếu là hoạt động sinh lý, tự
nhiên của con người trong quá trình sống gây nên. Con người từ xưa đến nay muốn
tồn tại và phát triển đều phải sử dụng các nguồn lương thực, thực phẩm để ăn, nước để
uống, không khí để thở, quần áo để mặc, nhà để ở, phương tiện giao thông để đi lại,...
Con người không chỉ tìm cách để thích nghi với điều kiện thay đổi của môi
trường, mà còn tìm cách chinh phục, cải tạo môi trường, biến đổi môi trường cho phù
hợp với yêu cầu, lợi ích và mục đích của chính mình → Ngoài những hoạt động có tác
tác động tích cực, nhiều hoạt động không kiểm soát được, thiếu chủ quan, ý thức của
con người gây nên những biến đổi bất lợi cho con người.
Xã hội loài người trải qua 5 phương thức sản xuất. Mỗi phương thức sản xuất,
mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn phát triển, lịch sử quy mô, mục đích và cách thức tác
động vào môi trường khác nhau. Chỉ từ sau thế kỷ 18 đến nay, khi cuộc cách mạng
công nghiệp đầu tiên xuất hiện, khi lao động thủ công được máy móc thay thế đã mở

5
ra khả năng to lớn cho phép con người tác động vào môi trường tích cực và mạnh mẽ
hơn, môi trường sống mới có những biến đổi mạnh mẽ.
2.3. Các vấn đề về môi trường
Ô nhiễm môi trường
Là sự thay đổi các yếu tố, thành phần và bộ phận trong môi trường; làm biến
đổi tính chất và có ảnh hưởng bất lợi đến lao động, sản xuất, đời sống và sức khỏe của
con người.
Môi trường được coi là ô nhiễm khi hàm lượng, nồng độ, cường độ của các tác
nhân gây ô nhiễm đạt đến mức làm ảnh hưởng xấu đến con người và các loài sinh vật
khác.
Biểu hiện: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn,...

a. Ô nhiễm môi trường đất


Khi các tính chất lý, hóa, sinh học… trong thành phần của đất bị biến đổi do
xuất hiện các chất lạ làm nhiễm bẩn môi trường đất → gây bất lợi tới hoạt động sống
của con người và các sinh vật khác.
Các nguồn ô nhiễm đất có thể do: chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp; do nguồn từ tự nhiên (nham thạch),...

b. Ô nhiễm môi trường nước


Khi các tính chất lý, hóa, sinh học… trong thành phần của nước bị biến đổi xấu
khác với trạng thái tự nhiên ban đầu làm cho nguồn nước trở thành độc hại, không
thích hợp cho việc sử dụng hàng ngày.
Nguồn gây ô nhiễm: mưa, tuyết tan, bão, lũ, nước thải bẩn, xác chết động vật…

c. Ô nhiễm không khí


Khi trong không khí có một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm không khí bị nhiễm bẩn, gây ra tác động có hại hoặc sự
khó chịu (tỏa mùi, giảm tầm nhìn)..., ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sống của
con người.
- Nguồn ô nhiễm:
+ Nguồn tự nhiên: núi lửa phun trào (nhiều khói bụi), cháy rừng do sấm chớp,
bão bụi do gió mạnh tung bụi từ đất vào không khí, phản ứng hóa học giữ khí tự
nhiên, quá trình phân hủy thối rữa…
+ Nguồn nhân tạo: chủ yếu do hoạt động công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp,
các phương tiện giao thông, đốt cháy nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch, các chất
phóng xạ…

d. Các dạng ô nhiễm khác: Ô nhiễm thực phẩm, môi trường do độ rung tiếng ồn, do
điện từ trường…
2.4. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và suy giảm đa dạng sinh học
a. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên gồm hai loại: có thể tái tạo được và không thể tái tạo
được. Tài nguyên tái tạo được bao gồm các loại như nước ngọt, đất đai, sinh vật là

6
nguồn tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung khi được quản lý. Tuy nhiên khi
không được quản lý, nguồn tài nguyên này cũng có thể bị suy thoái không tái tạo
được. Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên tồn tại hữu hạn như than đá, dầu
mỏ và các loại khoáng sản khác.
Sự đa dạng sinh học cũng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, không những
cung cấp phúc lợi như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,...
mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong sản xuất nông lâm
nghiệp thủy sản… → Khai thác quá mức và quy hoạch không hợp lý gây suy thoái đa
dạng sinh học. Nguyên nhân là do:
+ Chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi sử dụng đất, khai thác hủy diệt
thủy sản, động đất, cháy rừng bão, lốc, dịch bệnh … → Làm suy giảm, mất đi
nơi cư trú của các loài sinh vật.
+ Áp lực dân số đông, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức. Một số
phương pháp có tính hủy diệt như nổ mìn, sử dụng hóa chất tràn lan.
+ Chất thải từ công nghiệp, khai khoáng, phân bón nông nghiệp, chất thải đô
thị…
+ Sự xâm nhập của các loài ngoại lai không kiểm soát → sự cạnh tranh, sự ăn
mồi hay qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa.
b. Biến đổi khí hậu
Là trạng thái khí quyển ở vùng địa lý, đặc trưng bởi chỉ số trung bình nhiều
năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mây, gió,... → tính ổn định, khó thay đổi.
Nguyên nhân: biến động, thay đổi độ nghiêng của trục quay trái đất, sự thay đổi
quỹ đạo quay, sự thay đổi vị trí lục địa và đại dương, sự thay đổi thành phần khí
quyển.
Nguyên nhân lớn nhất là do sự can thiệp của con người gây ra hiệu ứng nhà kính. Khi
lượng nhiệt giữ lại trong bầu khí quyển sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên.
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra nghiêm trọng, biểu hiện là băng tan,
nước biển dâng, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, cùng với các hiện tượng thời tiết
bất thường khác → dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm, xuất hiện hàng loạt dịch
bệnh, sự mất đi đa dạng sinh vật…

II. Ảnh hưởng của dân số đến môi trường


1. Quy mô dân số ảnh hưởng đến môi trường (dân số và tài nguyên, dân số
và khí hậu, biến đổi khí hậu,..)
Theo Quỹ Dân số thế giới (UNFPA) của Liên Hợp Quốc, dân số 8 tỷ là nguồn
lực to lớn để cùng thực hiện những mục tiêu đã đề ra về phát triển con người, bởi đây
là nguồn lao động dồi dào và quý báu. Quy mô dân số lớn đồng nghĩa với quy mô
nguồn nhân lực lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động xã hội, tạo ra
lực lượng lao động đông đảo, đủ mạnh để thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội phát
triển, để mỗi quốc gia thực hiện các mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có nhiều người hơn trên trái đất gây ra nhiều
áp lực hơn đối với thiên nhiên. Dân số tăng nhanh kết hợp với biến đổi khí hậu cũng
có khả năng gây ra tình trạng di cư hàng loạt và xung đột trong những thập kỷ tới.
Trên bình diện quốc tế, dân số 8 tỷ người tạo áp lực đáng kể đối với môi trường, hệ

7
sinh thái, dẫn tới nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác động tới an
ninh lương thực, an ninh nguồn nước... Những cuộc khủng hoảng lương thực, khủng
hoảng năng lượng, các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu...vừa qua đang đe dọa
các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Những tác động mà chúng gây ra có thể sẽ
còn trầm trọng hơn một khi quy mô dân số thế giới không ngừng gia tăng.

Biểu đồ dân số thế giới (Nguồn: Worldometer)


Cũng theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 8,5 tỷ
vào năm 2030; 9,7 tỷ vào năm 2050; 10,4 tỷ vào năm 2080 và duy trì con số này cho
đến năm 2100. Tình trạng mất an ninh lương thực thậm chí còn trở thành một vấn đề
cấp bách hơn. Dân số tăng nhanh đồng nghĩa với việc nhiều người phải tranh giành
nguồn nước khan hiếm, nhiều gia đình phải đối mặt với nạn đói khi biến đổi khí hậu
ngày càng tác động tiêu cực đến sản xuất cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
1.1. Dân số với môi trường đất
Các nguyên nhân của ô nhiễm môi trường đất có thể kể đến là nguyên nhân tự
nhiên như sự gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên trong đất cùng việc có thêm nhiều
chất độc lạ hay đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Bên cạnh đó, những nguyên nhân đến từ
con người cũng gây ra việc ô nhiễm môi trường đất một cách nặng nề, một số nguyên
nhân đó là:
- Tro than và xỉ than:
Than thường được dùng để chạy nhà máy nhiệt điện, quá trình khai thác mỏ,
sản xuất nhựa dẻo, hóa chất, nylon,… Chất thải công nghiệp này không được qua xử
lý đã thải trực tiếp vào môi trường đất. Đồng thời thải vào môi trường nước, không
khí. Hành động này tưởng như vô hại nhưng trong quá trình vận chuyển, lắng đọng lại
và từ đó di chuyển ngấm dần vào đất, gây ra hiện tượng ô nhiễm đất.
Tro than và xỉ than có thể được nhận biết bằng mắt thưởng. Khi đất bị nhiễm
tro than hoặc xỉ đều xuất hiện các hạt màu trắng trong đất. Đất sẽ có màu xám và
không đồng nhất. Đặc biệt hơn, khi đất có xỉ than sẽ có nhiều bọt và các hạt sỏi có lỗ
hổng.
- Thuốc trừ sâu, diệt cỏ:
Thuốc trừ sâu hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông
nghiệp. Đây là một chất hoặc hỗn hợp của các chất có thể tiêu diệt sâu bệnh. Mặc dù

8
sử dụng thuốc trừ sâu là có tác dụng tốt. Ngăn sâu bệnh phá hoại mùa màng. Tuy
nhiên đây chỉ là một phần nhỏ. Bởi vì độc tính tiềm tàng trong hoá chất có thể gây
ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, sinh vật và đặc biệt là con người.
Ngoài ra thuốc diệt cỏ cũng được người dân sử dụng phổ biến. Thuốc diệt cỏ
thường được sử dụng để tiêu diệt cỏ dại. Đặc biệt là trên vỉa hè, ở đường sắt và trong
hoạt động nông nghiệp. Tuy hầu hết các loại thuốc diệt cỏ có thể dễ dàng phân hủy
trong đất. Thế nhưng có một nhóm có lẫn tạp chất dioxin. Chất này rất độc hại và có
thể gây tử vong ngay cả khi ở nồng độ thấp. Thuốc diệt cỏ có tác động trực tiếp tới
nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối,..). Và nguy hiểm tới hệ sinh thái dưới nước như
tôm, cua, cá,…
- Các ngành công nghiệp:
Hoạt động công nghiệp hiện nay đang phát sinh bụi, nước thải, và rác thải ra
môi trường. Khiến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ như bụi thải từ các
nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá,…
Ngoài ra các chất thải khác đến từ các hoạt động sản xuất cơ khí, thép, gia công
kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy,… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ. Mà công nghệ
xử lý nước thải lại chưa được bảo đảm tiêu chuẩn. Thêm nữa, các chất thải từ quá
trình sản xuất giấy và bột giấy đều chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, sunfua. Gây
ảnh hưởng lớn đến vi sinh vật sống trong đất và chất lượng đất.
- Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như rác thải, đồ ăn,
túi nilon, chai nhựa, nước thải sinh hoạt,… Do các loại rác thải này xả trực tiếp lên
mặt đắt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Nên môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông;
cùng các tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị cũng gây nên ô nhiễm
môi trường đất.
Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc
trực tiếp với đất. Đặc biệt, nó còn là mối đe dọa tiềm tàng khi xâm nhập vào tầng nước
ngầm. Theo đó, khi các chất ô nhiễm ở đất ngấm vào nguồn nước ngầm. Cơ thể chúng
ta phải tiếp xúc nhiều với crom, chì, các kim loại nặng khác, xăng dầu,… và nhiều
thuốc hóa học trừ sâu và diệt cỏ. Các chất này có thể gây các bệnh mãn tính, ung thư
hay là mắc phải rối loạn bẩm sinh. Các loại phân gia súc dược thải từ các hoạt động
chăn nuôi nông nghiệp cũng có thể ngấm vào mạch nước ngầm. Sau đó, ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn ảnh hưởng đến sự phát triển hệ
sinh thái. Chất gây ô nhiễm thường làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, gây
giảm năng suất cây trồng. Đất bị ô nhiễm, cây cối kém phát triển nên việc bảo vệ đất
chống xói mòn bị hạn chế.
1.2. Dân số với môi trường rừng và đồng ruộng
Tại Nghệ An, trung bình mỗi năm toàn tỉnh bà con nông dân đã sử dụng từ 450
– 500 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) các loại. Sau khi đã sử dụng hết thuốc, tất cả
bao bì, chai, lọ… đựng thuốc được vứt bỏ lại trên đồng ruộng khoảng 40 – 50 tấn
(bằng 10 – 12% tổng trọng lượng thuốc thương phẩm). Trong các loại bao bì, vỏ chai,
lọ vứt ra đó đang có ít nhất 7 – 10% tổng lượng thuốc còn dính lại mà chúng ta không
hề hay biết.

9
Sự tồn dư của thuốc BVTV trên đồng ruộng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước,
đất, nó còn thẩm thấu sâu xuống cả mạch nước ngầm…làm cho các loại sinh vật sống
ở dưới nước khó tồn tại, con người sử dụng nước, hít thở không khí nơi ô nhiễm nặng
và ăn các loại động, thực vật nơi đất và nước ô nhiễm nặng thuốc BVTV sẽ mắc nhiều
căn bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh về ung thư.
Riêng vỏ bao bì và vỏ chai lọ hầu hết làm bằng nhựa nếu bị vùi lấp trong đất phải mất
hàng chục năm sau mới phân hủy được và sẽ gây hại lâu dài cho đất canh tác. Biết
được nguy hại do sử dụng thuốc BVTV gây nên, chúng ta đã khuyên người dân hạn
chế sử dụng và sau mỗi lần sử dụng thuốc phải thu gom hết bao bì, vỏ chai lọ bỏ vào
nơi quy định và để làm được việc đó, một số địa phương đã xây bể chứa rác thải
BVTV ngay trên đồng ruộng để bà con nông dân tiện vứt bỏ bao bì, chai lọ đựng
thuốc sau khi đã dùng hết thuốc.
Hiện nay, đồng ruộng ở nhiều địa phương trong tỉnh đang bị ô nhiễm với các
mức độ khác nhau. Đồng chí Vương Đức Dũng, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Cẩm Giàng cho biết: Nước của con kênh Cẩm Đông - Phí Xá trên
địa bàn huyện đang bị ô nhiễm, vì nước thải của khu công nghiệp Tân Trường xả ra
liên tục. Những lúc nước cạn, dòng kênh đen ngòm. Nếu lấy nước tưới tiêu sẽ ảnh
hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Chính vì vậy, nông dân những địa
phương có con kênh này chảy qua phải chọn thời điểm nguồn nước dồi dào, mức ô
nhiễm giảm đi, mới cho nước vào đồng. Nước thải, rác thải chưa qua xử lý và việc
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón là những tác nhân chính gây ra ô
nhiễm môi trường đồng ruộng. Nguồn nước thải xuất phát từ các khu công nghiệp,
làng nghề, khu dân cư chủ yếu thải ra hệ thống sông, kênh mương nội đồng. Nông dân
ở nhiều địa phương đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm để canh tác. Nếu nước
quá ô nhiễm, sử dụng nhiều sẽ làm chết lúa, rau màu. Mức ô nhiễm nước nhẹ hơn sẽ
dần dần tích tụ vào đất, nước, ảnh hưởng lâu dài tới đồng ruộng. Nguồn rác thải vào
đồng ruộng là các loại rác sinh hoạt, một phần rác xây dựng, công nghiệp. Hầu hết
nông dân có thói quen vứt bừa bãi bao bì thuốc BVTV ở ngoài đồng. Đây là loại rác
thải độc hại, khó phân hủy. Một số địa phương trong tỉnh đã xây dựng những hố đựng
bao bì thuốc BVTV, nhưng nhiều người dân vẫn không bỏ vỏ thuốc BVTV đúng nơi
quy định.
1.3. Dân số với môi trường nước
- Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số:
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.
Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy
liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó,
con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường
tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng.
- Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt:
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn
đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân
gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối
sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.

10
Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những
năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản
đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn
sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.
1.4. Dân số với môi trường không khí
Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong
không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch,
gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các
bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà
máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu
gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo
động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người.
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít thở không khí
chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong
nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực
Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng
60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Dù trở thành nạn nhân của vấn nạn ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, con người
cũng là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng này.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp:
+ Đây là một nguyên nhân phổ biến nhưng lại chưa thể tìm ra hướng khắc phục
triệt để, nhất là với các nước đang phát triển.
+ Khói bụi từ hệ thống ống xả thải của nhà xưởng, xí nghiệp trong những khu
công nghiệp thường làm đen ngòm cả một khoảng trời, với thành phần chủ yếu
là khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác cùng mức nồng độ
cực cao.
+ Không chỉ dừng lại ở việc làm ô nhiễm môi trường không khí, những khu
công nghiệp còn trở thành tác nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, khiến cho rất
nhiều "làng ung thư" được hình thành.
+ Quá trình xử lý rác thải không đạt chuẩn tại các khu công nghiệp cũng trở
thành nguyên nhân gây nên tình trạng mưa Axit.
+ Việc lạm dụng thuốc phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay các hoạt động đốt
rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là một yếu tố khiến môi trường không khí trở
nên ô nhiễm.
- Hoạt động giao thông vận tải:
+ Với một số lượng khổng lồ phương tiện giao thông di chuyển một cách liên
tục, lượng khí thải phát sinh ra cũng vô cùng khủng khiếp.
+ Đặc biệt, đối với những dòng xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém
khiến lượng khí thải ra lại càng lớn. Các phương tiện giao thông chủ yếu thải
vào không khí những chất độc hại như: NO2, SO2, CO, VOC,... với nồng độ
cực cao.
- Hoạt động quân sự, quốc phòng: Các chất độc tồn đọng từ chiến tranh và
những cuộc thử nghiệm quân sự có tác động tiêu cực rất lớn tới sức khỏe con

11
người. Ngoài ra, mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn luôn thường trực mỗi ngày và
nếu chúng bị rò rỉ ra ngoài thì hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.
- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng: Các hoạt động xây dựng chung cư cao
tầng, cao ốc hay cầu đường luôn luôn đem đến tình trạng ô nhiễm môi trường
không khí nặng nề. Khi vận chuyển nguyên vật liệu, cho dù được che chắn kỹ
càng đến đâu thì bụi bẩn vẫn sẽ vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm.
- Hoạt động thu gom xử lý rác thải: Việc rác bị thải ra quá nhiều khiến cho
những khu tập kết không thể xử lý kịp thời. Điều này dẫn tới tình trạng xuất
hiện mùi hôi thối. Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải theo phương pháp thủ công
là đốt sẽ khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng hơn.
- Hoạt động sinh hoạt: Trong quá trình nấu nướng, sinh hoạt, các khí thải từ
nguyên liệu cháy như Gas, than, củi,... sẽ giải phóng ra một lượng lớn khí độc
và bụi vào môi trường không khí.

2. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến môi trường


Già hóa dân số đang là xu hướng chung của dân số thế giới; điều này có thể
nhận diện được thông qua sự biến động cơ cấu tuổi của dân số trong những năm qua ở
nhiều quốc gia với việc gia tăng quy mô nhóm người từ 60 tuổi trở lên và giảm số
lượng dân số dưới 15 tuổi. Theo bản công bố tình trạng dân số thế giới 2022 của PRB,
khu vực dân số già nhất thế giới chính là Nam Âu với 22% người từ 65 tuổi trở lên
trong khi tỷ trọng người dưới 15 tuổi chỉ còn 14% tổng dân số khu vực này.
Trái lại, bản công bố cũng cho thấy vùng Trung Phi của châu Phi có dân số trẻ
hơn cả với tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 45% dân số trong khi tỷ trọng người
từ 65 tuổi trở lên chỉ chiếm có 3% dân số của cả vùng.
Theo Yan Wang và cộng sự (2021), qua nghiên cứu từ 31 quốc gia trên thế giới
đã cho thấy rằng kết quả của già hoá dân số có thúc đẩy tới hành vi bảo vệ môi trường
cả ở cấp độ cá nhân và quốc gia. Rủi ro từ ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ con
người đã khuyến khích người cao tuổi tích cực tham gia vào bảo vệ môi trường để
giảm thiểu những mối đe doạ tới môi trường. Ở cấp quốc gia, vì người lớn tuổi nhìn
chung hành động bền vững hơn nên số lượng vấn đề già hoá của nguời dân ngày càng
tăng có thể sẽ góp phần chung vào việc bảo vệ môi trường và khuyến khích các cá
nhân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động có ý nghĩa cho môi trường.

12
Mức độ ô nhiễm không khí tại Nam Âu (Nguồn: dicf.unepgrid)

Mức độ ô nhiễm không khí tại Trung Phi (Nguồn: dicf.unepgrid)

3. Ảnh hưởng của phân bố dân số đến môi trường


Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và
sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô

13
thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn
đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp
nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi
trường không khí, môi trường nước tăng lên. Theo đó, các tệ nạn xã hội và vấn đề
quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

III. Ảnh hưởng của môi trường đến dân số


1. Ảnh hưởng của môi trường đến mức sinh
Hầu như ở đâu môi trường sống trong lành, không bị ô nhiễm nặng, khí hậu
mát mẻ thì ở đó mức sinh thường cao hơn và ngược lại, những nơi mà môi trường ô
nhiễm nặng, mức sinh thấp hơn. Môi trường, thời tiết, khí hậu trong lành là điều kiện
thuận lợi để nâng cao mức độ thụ thai, tăng khả năng sinh đẻ. Sống trong điều kiện
môi trường thiếu oxy sẽ gây đột biến gen, thay đổi nội tiết tố và những điều này có thể
tác động đến khả năng sinh sản nói chung.
Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn đến làm cho môi trường
ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng nhờ việc khai thác đó mà thúc đẩy được sản xuất phát
triển, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. Mức sống người dân được cải
thiện góp phần tích cực điều chỉnh các quá trình dân số trong đó có mức sinh, nâng
cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.
Môi trường sống bị ô nhiễm dẫn tới rủi ro trong cuộc sống lớn, bệnh tật và mức
chết tăng lên đặc biệt là rủi ro về chết của trẻ em và người già cao, điều này kích thích
tâm lý người dân phải sinh nhiều để đề phòng rủi ro xấu. Điều này kích thích mức
sinh làm gia tăng dân số.
Do việc khai thác thác quá mức dẫn tới nhiều nơi bị cạn kiệt tài nguyên, đất đai
bạc màu không thể canh tác hoặc ô nhiễm nguồn nước ngọt không đủ nguồn nước
phục vụ cho tưới tiêu hay hiện tượng nước biển dâng khiến cho diện tích đất liền suy
giảm dẫn tới cuộc sống của con người trở nên nghèo đói, khó khăn. Đói nghèo, thất
nghiệp, bệnh tật dẫn tới rủi ro chết luôn thường trực kéo theo mức sinh tăng cao.

2. Ảnh hưởng của môi trường đến mức chết


Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến mức chết, dễ nhận thấy nhất là chết do
thiên tai, thảm họa có nguyên nhân tự nhiên. Khi hệ sinh thái môi trường bị biến đổi,
gây nên nhiều thảm họa tự nhiên giết chết hàng loạt người trong một khoảng thời gian
ngắn như bão tố, cháy rừng, lũ lụt, động đất, núi lửa, sóng thần…
Có thể thấy những trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản như trận động đất
năm 1923 tại Kanto mạnh 7,9 độ Richter làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tokyo –
Yokohama. Rung chấn khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo một cơn sóng
thần cao 12 m. Một loạt trận hỏa hoạn diễn ra sau vụ động đất khiến 90% các tòa nhà
của Yokohama bị hư hỏng nặng, khoảng 2/5 thành phố Tokyo bị phá hủy, một nửa
dân số bị mất nhà cửa, gần 143.000 người chết.
Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng gián tiếp đến gây nên cái chết của rất nhiều
người dân như những căn bệnh bắt nguồn từ hậu quả khủng hoảng môi trường (như
bệnh ung thư, viêm phổi,, hoặc có thể làm xuất hiện nhiều bệnh dịch mới, lạ, tốc độ

14
lây lan nhanh, rộng, tái xuất dịch bệnh với mức độ nguy hiểm hơn như sốt rét, thủy
đậu, H5N1, H1N1,...)
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết trong năm 2000, trên thế giới có khoảng
154000 người tử vong vì các chứng bệnh phát sinh do tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo cảnh báo của WHO thì biến đổi khí hậu có thể góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp
gây nên cái chết của 77 nghìn người mỗi năm tại Đông Nam Á và Đông Á.
Một nguyên nhân khác khiến cho mức chết gia tăng là do hậu quả của ô nhiễm
môi trường sống như ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… kéo
theo hàng loạt những di chứng, bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
con người hoặc các hậu quả gián tiếp như thiếu lương thực thực thực phẩm, đất đá để
sinh sống, điều kiện phục vụ những nhu cầu thiết yếu…
Theo ước tính có hơn 1/6 dân số toàn cầu không thể tiếp cận với nước sạch an
toàn trong đó có gần 1 tỷ trẻ em sống mà không có những điều kiện vệ sinh cơ bản, cứ
20 giây lại có 1 trẻ em chết vì vệ sinh kém.
Hoặc sự kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 do người dân núi Phú Sĩ
đã sử dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng khiến cho
Cadimi tích trữ dần trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là 34 người chết, 280 người
bị tàn phế.
Do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm
và trở nên khan hiếm …khiến cho nhiều cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia,
các khu vực có thể xảy ra để tranh giành các nguồn lực tự nhiên, hậu quả dẫn đến là
mức chết tăng lên ( chiến tranh nước ngọt, lấn chiếm đất đai, tài nguyên ) Theo nhận
định của GS Michael Kerschgesn – giám đốc viện vật lý địa cầu và khí tượng, trường
ĐH tổng hợp KOLN nhận định: khan hiếm nước sẽ là thách thức lớn nhất. Nguy cơ
cuộc chiến tranh giành nguồn nước có thể thành hiện thực.

3. Ảnh hưởng của môi trường đến di dân


Di dân và môi trường có mối quan hệ rất khăng khít với nhau. Dễ thấy người
dân thường chuyển từ nơi có môi trường ô nhiễm đến nơi khác trong lành hơn để sinh
sống và những nơi môi trường trong sạch sẽ được nhiều người từ khu vực khác đến cư
ngụ, làm ăn. Môi trường sống trở thành 1 trong những yếu tố hút-đẩy rất quan trọng,
quyết định quy mô, cường độ, luồng, hướng các dòng di chuyển của dân cư.
Đi kèm với sự phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình
trạng môi trường nhiều nơi cũng trở nên ô nhiễm, suy thoái trầm trọng, tình trạng
thiếu đất canh tác, mất việc làm, mất nơi cư trú, nguồn nước ngọt bị nhiễm bẩn và
khan hiếm, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và biến đổi thất thường, hạn hán, bão lũ, dịch
bệnh … là nguyên nhân chủ yếu đe dọa cuộc sống của con người, dẫn đến tình trạng
người dân phải chuyển đến 1 nơi khác (trường hợp người dân đổ về thành thị của Việt
Nam rất phổ biến). Người ta gọi đó là di dân theo hiện tượng “Tị nạn môi trường”.
VD: Cơn bão cát khổng lồ xảy ra khoảng thập niên 1930 tàn phá đồng cỏ miền
Trung nước Mỹ khiến hàng triệu chủ trại và nông dân mất hết tài sản, công việc, phải
di cư đến nơi khác.
Theo ước tính của Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), do biến đổi khí
hậu, trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, khoảng 20% dân số VN sẽ mất nhà ở,
12,2% đất canh tác màu mỡ sẽ bị nhấn chìm, khoảng 40000 km đồng bằng và 17km

15
vùng biển của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt nặng (Nguồn: Báo tiền phong
5-6-2007).

4. Ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng dân số


Môi trường sống trong lành, sạch đẹp, không bị nhiễm bẩn là điều kiện rất quan
trọng để chất lượng dân số được nâng lên. Các yếu tố, các thành phần của môi trường
sinh thái bao quanh luôn tác động đến cuộc sống, sự phát triển của con người, chất
lượng dân số của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình
hoạt động tâm, sinh lý, trí tuệ, tinh thần, sức khỏe, tuổi thọ, giống nòi,… của chúng ta.
Ảnh hưởng của tài nguyên môi trường đến chất lượng dân số có thể nhìn nhận
ở 1 số phương diện:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt dẫn đến không đủ nguồn nguyên liệu cho
sản xuất, nhiều ngành không được mở rộng và phát triển được, tăng trưởng kinh tế
chậm lại, thu nhập bình quân đầu người tăng chậm hoặc không tăng, thậm chí giảm
dẫn đến chất lượng dân số ít được cải thiện.
+ Môi trường đất bị ô nhiễm, tài nguyên đất khai thác quá mức, đất bị bạc màu,
hóa mặn. Thiếu đất canh tác an ninh lương thực của loài người bị đe dọa, đói nghèo và
suy dinh dưỡng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
+ Ô nhiễm không khí gây nên các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, đặc biệt
ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai và người già. Đây là 1
trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển về thần kinh, trí não ở thai nhi
và trẻ em, suy thoái giống nòi, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể làm giảm tuổi
thọ. Khi tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng thì các bệnh liên quan càng phát triển như
làm gia tăng tụ huyết và nghẽn mạch, làm suy yếu lưu thông máu, tăng huyết áp và
đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư tăng lên, hệ thống miễn dịch suy giảm làm cho sức
đề kháng, sức khỏe con người, tuổi thọ trung bình giảm xuống. Ô nhiễm môi trường
không khí, đặc biệt tình trạng thiếu oxy đã làm biến đổi gen, làm chất lượng con người
không đảm bảo, ảnh hưởng sự phát triển dân số ở thế hệ tương lai.

IV. Liên hệ thực tiễn


Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó kinh tế tăng
trưởng mạnh, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm
sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn
định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả,... Tuy
nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ những bất cập và tạo áp lực lớn
đối với môi trường sinh thái. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức
tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận
chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa dạng sinh
học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán
và xâm nhập mặn gia tăng;..., gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa.
Những vấn đề này cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

16
1. Ô nhiễm do rác thải nhựa
Ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” đang hiện hữu, tác
động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, môi trường sống.
Có lẽ chưa bao giờ vấn đề môi trường và rác thải nhựa được đề cập nhiều như
thời gian gần đây. Rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu và ở
mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự tồn tại của
rác thải nhựa trong môi trường đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường đất, nước và sức khỏe con người. Hiểm họa này xuất phát từ chính những thói
quen sinh hoạt hàng ngày của con người là dùng quá nhiều bao bì ni lông và các vật
dụng bằng nhựa.
Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt. Ở Việt
Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có
khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng
một kg túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần và
được vứt ra môi trường tự nhiên. Minh chứng rõ nét nhất là mỗi lần đi chợ của một
gia đình cũng mang về cả chục chiếc túi nilon đựng các đồ thực phẩm và toàn bộ số
đó được thải ra môi trường.
Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến
không khí, môi trường đất, ao hồ, sông suối, biển, đại dương... Ô nhiễm trắng đang
xảy ra ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến biển đảo, bởi việc xả rác
nhựa ra môi trường của con người.
Có một thực tế mà không phải ai cũng biết, đó là khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ
làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua
đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô
nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
Để phân hủy được rác thải nhựa có thể kéo dài rất lâu từ hàng trăm đến hàng
nghìn năm. Chính vì thế, khi tích tụ quá nhiều hoặc nằm rải rác trên các bề mặt nước,
đất sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm trắng ảnh hưởng rất lớn đến hàng nghìn sinh vật
sống. Trong đó, bao gồm các loài động vật, vi sinh vật và cả con người.

2. Ô nhiễm môi trường nước


Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang diễn ra ở khắp nơi
trên thế giới đặc biệt tại các nước đang phát triển như ở miền Nam sa mạc Sahara,
Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Kể từ năm 2016, các tổ chức môi trường quốc tế đã báo
động Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đang đứng TOP 5
những quốc gia có lượng rác thải đổ ra biển nhiều nhất thế giới.
Có một thực trạng rất đáng buồn ở Việt Nam là hành động xả thải ra sông hồ
và biển cả đã trở thành hình ảnh quá quen thuộc với người dân. Các hình thức chế tài,
nhắc nhở và phạt hành chính đều trở nên quá nhẹ nhàng, không có tính răn đe đối với
những trường hợp vi phạm. Ví dụ: việc dòng sông Thị Vải bị “bức tử” bởi hóa chất
thải ra từ nhà máy Vedan 14 năm liền luôn là nỗi trăn trở của những người yêu môi
trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau con sông Thị Vải, hàng năm nước ta vẫn chứng
kiến nhiều con sông và vùng biển khác chịu thảm cảnh tương tự.

17
Vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường báo cáo có đến
hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch. Những người dân
này phải chấp nhận sống chung với nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ nhà máy
lọc không an toàn. Chưa dừng lại tại đó, cứ mỗi năm các tổ chức môi trường quốc tế
và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm
nguồn nước ở nước ta:
- Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (theo
thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)
- Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những
nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên & Môi trường)
- 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại
Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO)
- Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo cáo
của Bộ Tài nguyên & Môi trường)
- 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi
người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày (theo TS Quách Thị Xuân –
Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng)
Bất chấp những con số báo động đỏ này vẫn có đến 30% dân số chưa nhận thức
được tầm quan trọng của nước sạch.

3. Ô nhiễm không khí


Vấn đề ô nhiễm không khí tại nước ta đang cảnh báo sự nguy hiểm tới sức
khoẻ con người, đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Theo như
thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, trong mỗi năm có tới 7 triệu ca tử vong sớm
do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí. Trong đó, bụi PM2.5 chính là nguyên nhân chủ
yếu với loại bụi siêu mịn này có thể đi sâu vào trong cơ thể con người. Tình trạng ô
nhiễm không khí ngày càng báo động và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con
người. Hơn 1.300 người ở TP Hồ Chí Minh tử vong mỗi năm gây ra do sự ô nhiễm
không khí.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ô nhiễm không khí
không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, mà với tốc độ phát triển kinh tế
như hiện nay, mỗi năm ô nhiễm không khí sẽ làm Việt Nam thiệt hại 10,82-13,63 tỷ
USD, tương đương 4,45-5,64% GDP.
Theo thống kê UBND TP Hà Nội, thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng
806 làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận; hơn 7 triệu xe gắn máy
và hơn 600.000 ô tô… Đây đều là những nguồn phát thải lượng lớn khí nhà kính gây
ra ô nhiễm không khí. Khảo sát đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) từ năm 2015
cho thấy, 40% tổng dân số của Hà Nội bị phơi nhiễm với nồng độ bụi mịn PM2.5, ở
ngưỡng gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia và gấp nhiều lần tiêu chuẩn thế giới. Hiện
nay, Tại TP Hồ Chí Minh phần lớn việc phát thải bụi PM2.5 đến từ các hoạt động giao
thông chiếm phần lớn, sau đó là các hoạt động công nghiệp và hoạt động dân sinh,
thương mại.

18
Báo cáo của tổ chức này cũng cho thấy các nguồn phát thải bụi mịn PM2.5
chính ở Hà Nội bao gồm: 35% từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm làng nghề;
25% từ giao thông; 20% từ phát thải amoni (phân bón, chăn nuôi); 10% từ dân sinh
(đun nấu/đốt sinh khối); 7% từ đốt phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ) ngoài trời. Phần
còn lại đến từ nguồn đốt rác lộ thiên không kiểm soát. Và chỉ có khoảng 1/3 bụi
PM2.5 có trong không khí xung quanh đến từ các nguồn tại chỗ ở Hà Nội. Phần còn
lại đến từ các vùng rộng lớn bên ngoài Thủ đô như Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh
khác của Việt Nam, cũng như xuyên biên giới, nguồn từ tự nhiên và vận chuyển hàng
hải quốc tế.

4. Các vấn đề môi trường khác


Ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng
lo ngại. Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu
tư giải quyết. Hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm, trong
khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn. Phần lớn chất thải rắn
được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán
mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân.
Ô nhiễm trên Biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu
quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét, nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự cố
môi trường biển có xu hướng gia tăng, như ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai
thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên Biển Đông đã ảnh hưởng lớn
đến các vùng ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang
gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.
Các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và xuống cấp
về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng phòng hộ, mất nguồn
cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật. Số loài và số
cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh. Nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái
phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật
ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.

V. Đề xuất các giải pháp


1. Vấn đề dân cư
- Giảm gia tăng dân số:
+ Kiểm soát tỷ lệ sinh: Càng ngày khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đời sống
vật chất ngày càng tốt, y tế ngày càng phát triển nên tuổi thọ con người ngày
càng được nâng cao. Vì vậy, cách duy nhất để có thể kiểm soát và giải quyết
bùng nổ dân số là kiểm soát tỷ lệ sinh. Một số quốc gia Châu Á như Trung
Quốc đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh. Các quốc gia có dân
số lớn như Trung Quốc thậm chí còn áp dụng các chính sách chỉ được sinh 01
con (nếu là con trai). Được phép sinh thêm 01 con nếu con đầu lòng là con gái.
Nhưng tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/cặp vợ chồng.
+ Giáo dục và tuyên truyền: Tập trung vào giáo dục, tuyên truyền về các hậu
quả của vấn đề bùng nổ dân số. Tuyên truyền lợi ích của kế hoạch hóa gia đình.
Tuyên truyền các phương pháp kiểm soát sinh sản, các lợi ích của việc sinh vừa

19
đủ con. Tuyên truyền về bình đẳng giới, loại bỏ các hủ tục và quan điểm lạc
hậu.
- Hạn chế di dân tự do:
+ Ở “đầu đi” cần quản lý dân cư thật tốt, nếu không sẽ khó ngăn chặn nạn di
dân tự do. Ở "đầu đến", cho thực hiện hai chính sách cơ bản đó là mua bảo
hiểm y tế để người dân được hưởng các quyền lợi căn bản và tạo thêm nhiều
trường học cho con em di dân tự phát.
+ Cần rà soát tổng thể các quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp, tài
chính, chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do, các
hộ nghèo thiếu đất sản xuất để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết, ưu tiên nguồn lực đất đai, kinh phí và con người
để thực hiện chính sách đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư
tự do nhằm giảm thiểu việc lấn chiếm đất đai, phá rừng lấy đất sản xuất.

2. Bảo vệ môi trường


- Chính sách của nhà nước:
+ Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ
gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ
môi trường.
+ Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện
pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây
dựng văn hóa bảo vệ môi trường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng
kỹ thuật bảo vệ môi trường.
+ Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái,
chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư
+ Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi
riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo
khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu
tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
+ Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ
môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
+ Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái
chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
+ Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật.
+ Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế
về bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ
quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch,
chương trình và dự án đầu tư.

20
+ Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây
dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án
phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, những việc làm cụ thể mà mỗi người có thể thực hiện để chung tay
bảo vệ môi trường như: luôn dọn dẹp, vệ sinh khuôn viên nhà ở, phòng làm việc ngăn
nắp, sạch sẽ; Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, thực hiện phân loại rác
theo hướng dẫn; Trồng nhiều cây xanh; Hạn chế sử dụng túi nilon và hạn chế sử dụng
hóa chất độc hại; Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt; sử dụng nguồn năng lượng
sạch, tận dụng gió trời, ánh nắng mặt trời trong đời sống; Hăng hái tham gia các
phong trào bảo vệ môi trường; Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Võ Nhất Trí, TS. Doãn Thị Mai Hương (2016). Chương 9. Dân số và Môi
trường. Giáo trình Dân số Phát triển và Môi trường.
2. Minh Vân (2022). Áp lực về tài nguyên, môi trường khi dân số thế giới đạt 8 tỷ
người. Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường.
https://thiennhienmoitruong.vn/ap-luc-ve-tai-nguyen-moi-truong-khi-dan-so-
the-gioi-dat-8-ty-nguoi.html
3. PN (2023). Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm đất?. Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nhung-
nguyen-nhan-nao-dan-den-o-nhiem-dat-635419.html
4. Doãn Trí Tuệ (2020). Giải bài toán gây ô nhiễm trên đồng ruộng hiện nay.
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An.
https://khuyennongnghean.com.vn/index.php/trong-trot/giai-bai-toan-gay-o-
nhiem-moi-truong-tren-dong-ruong-hien-nay-823.html
5. VH (2021). Nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
nước. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-
giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-594443.html
6. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam. World Health Organization.
https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/air-pollution
7. TS. Tạ Thị Hương (2022). Tổng quan tình hình dân số thế giới năm 2022. Tạp
chí Quản lý nhà nước.
https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/10/20/tong-quan-ve-tinh-hinh-dan-so-the-
gioi-nam-2022/
8. Thái Hà An (2011). Dân số và áp lực về môi trường. Báo điện tử Đại biểu
Nhân dân.
https://daibieunhandan.vn/moi-truong/Dan-so-va-ap-luc-ve-moi-truong-
i185570/

21
9. Minh Vân (2022). Áp lực về tài nguyên môi trường khi dân số thế giới đạt 8 tỷ
người. Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường.
https://thiennhienmoitruong.vn/ap-luc-ve-tai-nguyen-moi-truong-khi-dan-so-
the-gioi-dat-8-ty-nguoi.html
10. Hà Anh (2023). Thảm hoạ ô nhiễm trắng và nỗi nguy hại tại Việt Nam. Tạp chí
điện tử Môi trường và Cuộc sống.
https://moitruong.net.vn/tham-hoa-o-nhiem-trang-va-noi-nguy-hai-tai-viet-
nam-67804.html
11. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam. Trung tâm công nghệ xử lý môi
trường.
http://trungtammoitruong.vn/thuc-trang-o-nhiem-nguon-nuoc-tai-viet-nam.html
12. Thanh Xuân (2023). Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng
và giải pháp. Tạp chí Kinh tế nông thôn.
https://kinhtenongthon.vn/Ha-Noi-tai-dien-tinh-trang-o-nhiem-khong-khi-
post56321.html
13. Nguyên Mạnh (2022). Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng
và giải pháp. Tạp chí Cộng sản.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/2018/82577
0/nhung-van-de-moi-truong-cap-bach-hien-nay--thuc-trang-va-giai-phap.asp
14. Hồng Nhung (2016). Báo động đỏ mức độ ô nhiễm không khí ở châu Phi. Báo
điện tử Tổ quốc.
https://toquoc.vn/bao-dong-do-muc-do-o-nhiem-khong-khi-o-chau-phi-
99159253.htm
15. Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh (2023). Các chính sách của nhà nước về bảo vệ
môi trường. Luật Minh Khuê.
https://luatminhkhue.vn/cac-chinh-sach-cua-nha-nuoc-ve-bao-ve-moi-
truong.aspx
16. Hoàng Linh. Làm sao để giảm sự gia tăng dân số. ACC Group.
https://accgroup.vn/lam-sao-de-giam-su-gia-tang-dan-so
17. Trung Tân (2018). Chặn dòng di dân tự do: giải pháp nào?. Tuổi trẻ
https://tuoitre.vn/chan-dong-di-dan-tu-do-giai-phap-nao-
20181210085228979.htm
18. Wang, Y., Hao, F., & Liu, Y. (2021). Pro-Environmental Behavior in an Aging
World: Evidence from 31 Countries. International journal of environmental
research and public health, 18(4), 1748.
https://doi.org/10.3390/ijerph18041748

22

You might also like