You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ TÀI: SO SÁNH ỨNG XỬ ĐỘNG ĐẤT CỦA NHÀ
CAO TẦNG KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ XÉT
ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI XÂY (MASONRY
INFILL RC FRAME)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Công Thuật

TS. Đinh Ngọc Hiếu

ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Sinh viên thực hiện : Võ Đình Hữu

Nguyễn Văn Lê

Đoàn Đại Nhân

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

TÓM TẮT

Tên đề tài: SO SÁNH ỨNG XỬ ĐỘNG ĐẤT CỦA NHÀ CAO TẦNG KHUNG BÊ
TÔNG CỐT THÉP CÓ XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI XÂY

Nhóm sinh viên thực hiện:


Đoàn Đại Nhân MSSV: 110190062 Lớp: 19X1CLC2.
Võ Đình Hữu MSSV: 110190053 Lớp: 19X1CLC2.
Nguyễn Văn Lê MSSV: 110190057 Lớp: 19X1CLC2.

Xã hội loài người ngày càng phát triển và ngày càng hiện đại hơn. Việc phát triển của
thời kì đồ đá lên thời kì sử dụng kim loại cũng là một minh chứng cho thấy sự phát triển của
con người luôn mong muốn các công cụ, vật dụng của mình trở nên ngày càng bền bỉ và đẹp
hơn. Song song với việc phát triển của con người thì ngành xây dựng cũng không ngừng cải
tiến và điển hình như ở Việt Nam từ xưa sử dụng những ngôi nhà lợp mái tranh, sử dụng đất
làm vách ngăn giữa các phòng nhưng khó có thể chống chọi lại những cơn gió lớn hay xảy
ra các thiên tai như bão, gió lốc..v..v... Khi vào thời kì phát triển hơn, họ biết sử dụng đất
nung (hay còn gọi là gạch) làm tường để tăng độ vững chắc cho căn nhà và đến giai đoạn xi-
măng1 xuất hiện thì các công trình được xây dựng chỉnh chu hơn và sử dụng các vật liệu
chắc chắn hơn như sử dụng vữa xây, bê tông, hồ dầu..v..v..

Các công trình xây dựng hiện nay ở Việt Nam thường dùng hệ kết cấu khung bê tông
cốt thép (BTCT) có khối xây khá phổ biến. Việc sử dụng khối xây để ngăn cách các không
gian trở thành một thói quen và gần như là mặc định trong các công trình lớn cho đến công
trình nhỏ kể cả nhà dân dụng. Tuy nhiên việc sử dụng khối xây chỉ đóng vài trò cách âm,
cách nhiệt mà không chịu lực.

Trên thức tế, các khối xây còn ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ khung kết cấu trong
đó có phản ứng lại tác động của động đất. Với xu thế phát triển của vật liệu xây dựng nói
chung và vật liệu làm khối xây nói riêng ngày càng được cải thiện về cường độ thì việc xét
1
Ciment: là chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Được người Pháp mang công nghệ và kĩ thuật
qua Việt nam và đặt nền móng vào năm 1900 tại Hải Phòng.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

đến ảnh hưởng của khối xây là cần thiết. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về sự làm việc
khung BTCT có khối xây này và trong TCVN 9386:2012 cũng có liên quan nhưng chỉ dừng
lại ở nguyên tắc chung và thiếu chỉ dẫn để áp dụng và thiết kế thực hành.

Với những lý do trên, nhóm chúng em đã con đề tài: “So sánh ứng xử động đất của
nhà cao tầng khung bê tông cốt thép có xét đến ảnh hưởng của khối xây”. Bài nghiên cứu
này sẽ trả lời được cho câu hỏi về khối xây có ảnh hưởng đến khung BTCT khi chịu ảnh
hưởng của tải trọng động đất hay không.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

LỜI NÓI ĐẦU VÀ CẢM ƠN


Trước khi vào phần báo cáo, lời nói đầu tiên nhóm 2 xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng và Công ty TNHH Structemp VN đã tạo
điều kiện cho chúng em được học hỏi và là tiền đề để thực hiện được đồ án tốt nghiệp này.
Đặc biệt hơn, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên hướng dẫn thầy
PGS.TS. Đặng Công Thuật, thầy TS. Đinh Ngọc Hiếu và anh ThS. Nguyễn Duy Mỹ đã luôn
theo dõi, sát cánh cùng chúng em trong đợt thực tập vừa qua. Nhờ sự sắp xếp thời gian,
deadline hợp lý của các thầy cùng sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình không ngại chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu từ anh Mỹ đã truyền đạt cho chúng em không ít kinh nghiệm và cách xử lý
thông tin từ nhà trường cho đến kỹ năng thực tế. Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, trải
qua biết bao nhiêu khó khăn trong bước đầu tiếp cận với công trình thực tế cùng với các kĩ
năng phần mềm đã tạo cho chúng em nhiều trải nghiệm, nhiều kiến thức và sẽ là hành trang
cho mỗi cá nhân chúng em để bước những bước đi thật chắc chắn trên con đường sự nghiệp,
hướng đến một tương lai rộng mở của ngành xây dựng dân dụng nói riêng và đất nước nói
chung. Tuy vậy cũng đôi lúc tiến trình bị chậm vì nhiều lý do cá nhân nên còn nhiều thiếu
xót, kính mong các thầy và anh xem xét góp ý để chúng em cải thiện tình hình cũng như
nâng cao lượng kiến thức còn ít trong giai đoạn sắp bước chân vào một môi trường mới
mang tên thực tế. Cuối cùng, nhóm 2 gồm các sinh viên Võ Đình Hữu, Nguyễn Văn Lê và
Đoàn Đại Nhân xin kính chúc các thầy và anh Mỹ lời chúc sức khỏe, chúc cho khoa Xây
dựng Dân dụng và Công nghiệp và Công ty TNHH Structemp đạt nhiều thành công hơn
trong tương lai và chung tay góp phần đào tạo các kỹ sư tương lai để đất nước ngày càng
phát triển hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT


Chúng tôi xin cam đoan trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp sẽ thực hiện nghiêm túc
các quy định về liêm chính học thuật như sau:

- Không gian lận, bịa đặt, đạo văn, giúp người học khác vi phạm.
- Trung thực trong việc trình bày, thể hiện cho hoạt động học thuật và kết quả từ hoạt
động học thuật của bản thân.
- Không giả mạo hồ sơ học thuật.
- Không dùng biện pháp bất hợp pháp hoặc trái quy định để tạo nên ưu thế cho bản
thân.
- Chủ động tìm hiểu và tránh các hành vi vi phạm liêm chính học thuật, chủ động tìm
hiểu và nghiêm túc thực hiện các quy định về luật sở hữu trí tuệ.
- Sử dụng sản phẩm học thuật của người khác phải có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung thực và chưa
hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và
được phép công bố.

Nhóm sinh viên thực hiện

Đoàn Đại Nhân


Võ Đình Hữu
Nguyễn Văn Lê

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH NHÓM

ST Mức độ đóng
Họ và tên Nhiệm vụ
T góp (%)

1 Võ Đình Hữu 33,33

2 Nguyễn Văn Lê 33,33

3 Đoàn Đại Nhân 33,33

TỔNG 100

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...............................................................2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN..................................................................4

TÓM TẮT.............................................................................................................................. 6

LỜI NÓI ĐẦU VÀ CẢM ƠN...............................................................................................8

CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT.......................................................................9

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH NHÓM........................................................................10

MỤC LỤC...........................................................................................................................11

DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................13

DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................15

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 16

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:....................................................................................16


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:..............................................................................................16
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:....................................................................16
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:....................................................................................17
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN:.....................................................................................................17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỐI XÂY TRONG HỆ KẾT CẤU KHUNG BÊ


TÔNG CỐT THÉP.............................................................................................................18

1.1. SƠ LƯỢC VỀ KHỐI XÂY..........................................................................................18


1.1.1. Phân loại khối xây...........................................................................................18
1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của khối xây............................................................19
1.2. VAI TRÒ CỦA KHỐI XÂY TRONG HỆ KHUNG BTCT.............................................19
1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG...............................................................................................19

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CHƯƠNG 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT ĐẾN HỆ KẾT
CẤU KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP (KHÔNG CÓ KHỐI XÂY)...............................21

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................21


2.2. MÔ HÌNH HÓA KHUNG BTCT KHÔNG CÓ KHỐI XÂY................................................21

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 3.1.. Sơ đồ tính tải trọng gió động 34

Hình 3.2.. Mô hình công trình bằng phần mêm Etabs v17.0.1 35

Hình 3.3. Bảng khai báo đường cong phổ phản ứng theo TCVN 9386:2012 45

Hình 3.3. Bảng khai báo trường hợp phân tích phổ phản ứng phương X theo TCVN
9386:2012 45

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo..............................................................32

Bảng 3.2. Giá trị hệ số động lực .....................................................................................38

Bảng 3.3. Các thông số dẫn xuất để xác định phổ phản ứng đàn hồi................................43

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay thường dùng hệ kết cấu khung BTCT
có khối xây khá phổ biến. Tuy nhiên khối xây chỉ đóng vai trò cách âm, cách nhiệt mà
không chịu lực.

Trên thực tế, các khối xây còn ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ khung kết cấu trong
đó có phản ứng lại tác động của động đất.

Với xu thế phát triển của vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu làm tường chèn càng
ngày được cải thiện về cường độ thì việc xét ảnh hưởng khối xây là cần thiết.

Nhiều nghiên cứu về sự làm việc khung BTCT có khối xây này trong TCVN
9386:2012 có liên quan nhưng chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung, thiếu chỉ dẫn để áp dụng
vào thiết kế thực hành.

Đây chính là lý do để chúng em nghiên cứu đề tài: “So sánh ứng xử động đất của
nhà cao tầng khung bê tông cốt thép có xét đến ảnh hưởng của khối xây”.
2. Mục tiêu của đề tài:

Mục tiêu tổng quát : Khảo sát sự ảnh hưởng của khối xây trong khung BTCT.

Mục tiêu cụ thể : Tìm ra ảnh hưởng của khối xây trong khung BTCT có khối xây và
khung BTCT không có khối xây khi chịu ảnh hưởng của động đất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Công trình xây dựng có sử dụng hệ kết cấu khung BTCT có khối xây.

Phạm vi nghiên cứu: So sánh sự khác nhau giữa hai trường hợp khung BTCT có khối
xây và không có khối xây.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

4. Phương pháp nghiên cứu:

Ở đề tài này, nhóm sẽ sử dung phương pháp “Mô hình hóa” khung BTCT ở hai
trường hợp có khối xây và không có khối xây. Sau đó sử dụng phương pháp “Phân tích,
khảo sát mô hình và so sánh” để tìm ra được điểm khác nhau giữa trường hợp.
5. Kết quả dự kiến:

Sự khác nhau giữa hệ kết cấu khung BTCT có sử dụng khối xây và khung BTCT
không sử dụng khối xây.

Đưa ra được tầm quan trọng của việc tính toán khối xây trong hệ kết cấu khung
BTCT khi chịu ảnh hưởng của tải trọng động đất.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỐI XÂY TRONG HỆ


KẾT CẤU KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
1.1. Sơ lược về khối xây
1.1.1. Phân loại khối xây

Khối xây hợp thành bởi các viên gạch đặt chồng lên nhau theo những quy tắc nhất
định và liên kết chặt với nhau bằng vữa, tạo nên một khối đồng nhất.

Khối xây có thể được tạo bởi một loại vật liệu duy nhất, chẳng hạn đất đồi, đất trình
tường, bê tông đá hộc đổ vào khuôn..v..v.. khi đông cứng ta được khối đồng nhất.

Khối xây còn có thể được tạo thành bởi hỗn hợp viên xây và bê tông, tuy vậy thông
dụng nhất là khối xây bằng gạch đá.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của khối xây

Ưu điểm:

 Dùng vật liệu tại chỗ, dùng ít xi  Xây dựng bằng kĩ thuật thủ công,
măng và cốt thép không phức tạp lắm, không đòi hỏi
 Có độ cứng lớn, khá vững chắc, lâu thiết bị thi công hiện đại.
bền.  Ít phải tu sửa.
 Dễ tạo hình kiến trúc và ít độc hại.  Chịu được lửa, nhiệt độ, ăn mòn.
 Có khả năng cách âm, cách nhiệt.

Nhược điểm:

 Trọng lượng bản thân lớn.  Chịu tải trọng động, chịu kéo, uốn,
 Khả năng chịu lực không cao lắm. cắt kém.
 Khó cơ giới hóa.  Có khả năng bị phong hóa.

1.2. Vai trò của khối xây trong hệ khung BTCT

Khối xây là một phần quan trọng trong hệ khung BTCT. Vai trò chính có khối xây là
giúp chuyển tải tải trọng từ các cột và dầm đến nền móng. Trong gần 70 năm qua, các kết
quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau đều cho thấy, dưới tác động của tải trọng ngang,
các khối xây thường làm gia tăng độ cứng ngang, đồ bền, khả năng phân tán năng lượng của
hệ khung chịu lực.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nói trên, nhiều trường hợp các khối xây lại là
nguyên nhân gây ra sụp đổ công trình hoặc phá hoại các bộ phận khung khi động đất xuất
hiện. Chính vì thế việc tính toán và thiết kế khối xây trở thành một vấn đề rất quan trọng cho
những công trình lớn hoặc nằm ở nơi có cấp động đất trung bình và lớn.
1.3. Kết luận chương

Có rất nhiều dạng khối xây được hình thành từ rất nhiều loại vật liệu xây dựng. Tầm
quan trọng của khối xây đối với hệ khung kết cấu bê tông cốt thép nói riêng và cả công trình
nói chung là không thể phủ nhận nhưng việc không tính toán khối xây đối với các công trình

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

lớn năm tại những địa điểm có cấp động đất trung bình và lớn là một thiếu xót không nhỏ
bởi nó là nguyên nhân gây sụp đổ công trình hoặc phá hoại các bộ phân khung chịu lực khi
xảy ra động đất. Vì thế phải tính toán và thiết kế khối xây phải trở thành một trong những
bước chính trong quá trình thiết kế và xây dựng công trình.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CHƯƠNG 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẢI TRỌNG ĐỘNG


ĐẤT ĐẾN HỆ KẾT CẤU KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
(KHÔNG CÓ KHỐI XÂY)
2.1. Đặt vấn đề

Để có thể so sánh được mức ảnh hưởng của khối xây đối với hệ kết cấu khung BTCT,
ta phải tính toán được sự ảnh hưởng của tải trọng động đất đối với hệ kết cấu khung BTCT
trong trường hợp không có khối xây. Từ đó, ta sẽ có cơ sở dữ liệu để so sánh với trường hợp
hệ khung BTCT có khối xây khi chịu ảnh hưởng của tải trọng động đất và từ đó đưa ra được
kết luận và mức độ ảnh hưởng của khối xây.

Ở chương 2 này, nhóm sẽ mô hình hóa hệ khung BTCT không có khối xây và giả sử
tải trọng động đất tác dụng lên hệ khung này. Từ đó nhóm sẽ tính toán sự ảnh hưởng của tải
trọng động đất đối với trường hợp không có khối xây và đưa ra cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ
cho phương pháp so sánh và đối chiếu.
2.2. Mô hình hóa khung BTCT không có khối xây

Trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ giả sử một công trình sử dụng hệ khung BTCT
liền khối cao 3 tầng với các kích thước không đổi theo chiều cao được đặt trên nền đất loại D

với các thông số gồm hệ số tầm quan trọng ; cấp dẻo trung bình theo TCVN
9386:2012.

Vật liệu sử dụng cho công trình này sẽ sử dụng theo TCVN 5574:2018 bao gồm bê
tông B30, cốt thép dọc loại CB 400-V, cốt thép đai loại CB240-T.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang

You might also like