You are on page 1of 57

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Z
a
l
o

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CAPSTONE PROJECT

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Công Thuật

TS. Đinh Ngọc Hiếu

ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Sinh viên thực hiện : Võ Đình Hữu

Nguyễn Văn Lê

Đoàn Đại Nhân

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

TÓM TẮT

Tên đề tài: THIẾT KẾ KẾT CẤU VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG DỰ ÁN IMPERIAL


COLLEGE, LONDON, UK.

Nhóm sinh viên thực hiện:


Đoàn Đại Nhân MSSV: 110190062 Lớp: 19X1CLC2.
Võ Đình Hữu MSSV: 110190053 Lớp: 19X1CLC2.
Nguyễn Văn Lê MSSV: 110190057 Lớp: 19X1CLC2.

Trường đại học Hoàng gia Lodon là trường đại học công lập thuộc hệ thống Đại học
London nằm trong top 10 các trường đại học trên thế giới theo bảng xếp hạng QS World
University năm 2018 và có giá trị cao lớn trong mắt các nhà tuyển dụng toàn cầu . Chính vì
vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất rất quan trọng nhằm mở rộng môi
trường học và phát triển quy mô của một ngôi trường mang tầm vóc to lớn trong bản xếp
hạng các trường đại học trên thế giới.

Công trình trong đồ án là khu G thuộc trường đại học Hoàng gia London (Imperial
College London – Plot G) và là 1 trong 5 tòa nhà đã và đang xây dựng. Công trình này là
một tòa nhà 9 tầng với 1 tầng hầm để bố trí văn phòng của Trường Đại học Y tế Công cộng
(the School of Public Health).

Mục đích của đề tài là thể hiện được kiến trúc của công trình; tính toán các tải trọng
cho công trình theo TCVN đồng thời xét ứng xử của động đất trong hai trường hợp có và
không có khối xây; nghiên cứu biện pháp thi công cho công trình. Cụ thể:

Kiến trúc: nhóm nghiên cứu và thể hiện được mô hình 3D, thể hiện được công năng
sử dụng và tính thẩm mỹ của công trình.

Kết cấu: nhóm nghiên cứu trình bày giải pháp kết cấu của công trình, tính toán tải
trọng lên công trình đồng thời tính toán động đất trong hai trường hợp giả định công trình có
khối xây và không có khối xây, từ đó đưa ra ảnh hưởng của khối xây trong công trình có sử

Nguồn: https://duhoc.eaut.edu.vn/imperial-college-london

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

dụng khung bê tông cốt thép; thiết kế, tính toán và kiểm tra qui cách bố trí cốt thép cho các
cấu kiện trong công trình.

Thi công: sinh viên nghiên cứu và trình bày biện pháp thi công cho công trình. Ở đây
sinh viên chủ yếu tính toán sơ đồ tổ chức thi công, biện pháp thi công phần ngầm và phần
thân công trình.

Việc thực hiện đề tài nói trên giúp nhóm củng cố và tổng hợp lại kiến thức đã được
học và nghiên cứu, đồng thời là bước đệm trước để làm quen với môi trường làm việc sau
khi ra trường.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

LỜI NÓI ĐẦU VÀ CẢM ƠN


Trước khi vào phần báo cáo, lời nói đầu tiên nhóm 2 xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng và Công ty TNHH Structemp VN đã tạo
điều kiện cho chúng em được học hỏi và là tiền đề để thực hiện được đồ án tốt nghiệp này.
Đặc biệt hơn, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên hướng dẫn thầy
PGS.TS. Đặng Công Thuật, thầy TS. Đinh Ngọc Hiếu và anh ThS. Nguyễn Duy Mỹ đã luôn
theo dõi, sát cánh cùng chúng em trong đợt thực tập vừa qua. Nhờ sự sắp xếp thời gian,
deadline hợp lý của các thầy cùng sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình không ngại chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu từ anh Mỹ đã truyền đạt cho chúng em không ít kinh nghiệm và cách xử lý
thông tin từ nhà trường cho đến kỹ năng thực tế. Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, trải
qua biết bao nhiêu khó khăn trong bước đầu tiếp cận với công trình thực tế cùng với các kĩ
năng phần mềm đã tạo cho chúng em nhiều trải nghiệm, nhiều kiến thức và sẽ là hành trang
cho mỗi cá nhân chúng em để bước những bước đi thật chắc chắn trên con đường sự nghiệp,
hướng đến một tương lai rộng mở của ngành xây dựng dân dụng nói riêng và đất nước nói
chung. Tuy vậy cũng đôi lúc tiến trình bị chậm vì nhiều lý do cá nhân nên còn nhiều thiếu
xót, kính mong các thầy và anh xem xét góp ý để chúng em cải thiện tình hình cũng như
nâng cao lượng kiến thức còn ít trong giai đoạn sắp bước chân vào một môi trường mới
mang tên thực tế. Cuối cùng, nhóm 2 gồm các sinh viên Võ Đình Hữu, Nguyễn Văn Lê và
Đoàn Đại Nhân xin kính chúc các thầy và anh Mỹ lời chúc sức khỏe, chúc cho khoa Xây
dựng Dân dụng và Công nghiệp và Công ty TNHH Structemp đạt nhiều thành công hơn
trong tương lai và chung tay góp phần đào tạo các kỹ sư tương lai để đất nước ngày càng
phát triển hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT


Chúng tôi xin cam đoan trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp sẽ thực hiện nghiêm túc
các quy định về liêm chính học thuật như sau:

- Không gian lận, bịa đặt, đạo văn, giúp người học khác vi phạm.
- Trung thực trong việc trình bày, thể hiện cho hoạt động học thuật và kết quả từ hoạt
động học thuật của bản thân.
- Không giả mạo hồ sơ học thuật.
- Không dùng biện pháp bất hợp pháp hoặc trái quy định để tạo nên ưu thế cho bản
thân.
- Chủ động tìm hiểu và tránh các hành vi vi phạm liêm chính học thuật, chủ động tìm
hiểu và nghiêm túc thực hiện các quy định về luật sở hữu trí tuệ.
- Sử dụng sản phẩm học thuật của người khác phải có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung thực và chưa
hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và
được phép công bố.

Nhóm sinh viên thực hiện

Đoàn Đại Nhân


Võ Đình Hữu
Nguyễn Văn Lê

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH NHÓM

ST Mức độ đóng
Họ và tên Nhiệm vụ
T góp (%)

1 Võ Đình Hữu 33,33

2 Nguyễn Văn Lê 33,33

3 Đoàn Đại Nhân 33,33

TỔNG 100

MỤC LỤC

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...............................................................2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN..................................................................4

TÓM TẮT.............................................................................................................................. 6

LỜI NÓI ĐẦU VÀ CẢM ƠN...............................................................................................8

CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT.......................................................................9

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH NHÓM........................................................................10

MỤC LỤC...........................................................................................................................11

DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................15

DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................17

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 18

1. Sự cấp thiết của đề tài:..........................................................................................18

2. Mục tiêu của đề tài:...............................................................................................18

3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................................19

4. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................19

5. Kết quả dự kiến:....................................................................................................19

6. Kế hoạch thực hiện và phân công công việc:.......................................................19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH..........................................................22

1.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình:..................................................................22

1.2. Giới thiệu về công trình:........................................................................................22

1.2.1. Tên công trình:.............................................................................................22

1.2.2. Vị trí xây dựng:............................................................................................23

1.2.3. Đặc điểm công trình:...................................................................................23


NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

1.3. Điều kiện tự nhiên:................................................................................................24

1.3.1. Điều kiện về khí hậu:...................................................................................24

1.3.2. Điều kiện về địa hình:..................................................................................25

1.3.3. Điều kiện về thủy văn:.................................................................................26

1.4. Quy mô công trình:................................................................................................26

1.4.1. Hệ thống tầng hầm:.....................................................................................27

1.4.2. Hệ thống tầng nổi:.......................................................................................27

1.5. Giải pháp kiến trúc:...............................................................................................29

1.6. Giải pháp giao thông công trình:..........................................................................30

1.7. Các giải pháp kỹ thuật:.........................................................................................31

1.7.1. Hệ thống năng lượng mặt trời:...................................................................31

1.7.2. Hệ thống thông gió tự nhiên:......................................................................31

1.7.3. Hệ thống quản lý năng lượng thông minh:................................................31

1.7.4. Hệ thống thu thập nước mưa:.....................................................................32

1.7.5. Hệ thống chiếu sáng hiệu quả:....................................................................32

1.8. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật:..................................................................32

1.8.1. Mật độ xây dựng:.........................................................................................32

1.8.2. Hệ số sử dụng đất:.......................................................................................32

1.9. Các tiêu chuẩn được áp dụng và đồ án:...............................................................33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU........................34

2.1. Cơ sở lựa chọn hệ kết cấu:....................................................................................34

2.2. Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình:........................................................34

2.2.1. Hệ kết cấu khung:........................................................................................34

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

2.2.2. Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng:..............................................................35

2.2.3. Hệ kết cấu khung – giằng (khung và vách cứng):.....................................35

2.2.4. Hệ kết cấu hỗn hợp:.....................................................................................35

2.2.5. Hệ kết cấu có các tầng cứng:.......................................................................36

2.2.6. Hệ kết cấu có hệ giằng liên tưởng:..............................................................36

2.2.7. Kết luận:.......................................................................................................36

2.3. Lựa chọn vật liệu:..................................................................................................37

2.4. Lựa chọn sơ bộ các cấu kiện:................................................................................37

2.4.1. Sàn:...............................................................................................................37

2.4.2. Vách:.............................................................................................................38

2.4.3. Dầm:.............................................................................................................38

2.4.4. Cột:...............................................................................................................39

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN NỘI LỰC CHO TOÀN BỘ KẾT CẤU...........................43

3.1. Nội dung thiết kế và tính toán...............................................................................43

3.2. Sơ đồ tính:..............................................................................................................43

3.3. Tải trọng:................................................................................................................ 43

3.3.1. Tĩnh tải:........................................................................................................43

3.3.2. Hoạt tải:........................................................................................................46

3.3.3. Tải trọng gió:................................................................................................48

3.3.4. Tải trọng động đất:......................................................................................54

3.4. Tổ hợp tải trọng:....................................................................................................55

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 0.1. Sơ đồ phân chia công việc (ảnh minh họa) 20

Hình 1.1. Tổng quan công trình Plot G – Imperial College theo bản vẽ 28

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Hình 1.2. Tổng quan công trình Plot G – Imperial College đã phối cảnh 29

Hình 3.1. Sơ đồ tính khung không gian 43

Hình 3.1. Vị trí các tấm panen tường trên các tầng… 44

Hình 3.1. Vị trí các tấm panen tường trên các tầng… 46

Hình 3.1. Gán tĩnh tải trong mô hình 46

Hình 3.1. Gán hoạt tải trong mô hình 48

Hình 3.1. Tải trọng gió tác dụng theo phương X và phương Y 54

Hình 3.1. Bảng đồ phân vùng động đất ở Anh 55

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Bảng thông số quy mô công trình......................................................................26

Bảng 2.1. Bảng thông số bê tông........................................................................................37

Bảng 2.2. Bảng thông số cốt thép.......................................................................................37

Bảng 2.3. Bảng sơ bộ tiết diện cột góc................................................................................40

Bảng 2.4. Bảng sơ bộ tiết diện cột biên..............................................................................41

Bảng 2.5. Bảng sơ bộ tiết diện cột giữa..............................................................................41

Bảng 2.4. Bảng trọng lượng panen tường tầng …............................................................44

Bảng 2.4. Bảng trọng lượng panen tường tầng …............................................................45

Bảng 2.4. Bảng hoạt tải sàn theo BS-EN1992-1-1:2002....................................................46

Bảng 2.4. Bảng hoạt tải sàn có trên công trình.................................................................47

Bảng 2.4. Lực tác dụng theo phương X.............................................................................54

Bảng 2.4. Lực tác dụng theo phương Y.............................................................................54

Bảng 2.4. Bảng tổ hợp tải trọng coogn trình.....................................................................55

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài:

Sự phát triển của nền kinh tế cùng với sự gia tăng dân số tại các đô thị khiến cho nhu
cầu của con người ngày càng tăng cao. Con người ngày càng tiếp thu những kiến thức mới
nhất và tiên tiến nhất tạo nên sự giao thoa giữa các nền giáo dục với nhau. Các nước phát
triển hiện nay là điểm giao thoa chính giữa các nền giáo dục. Các trường Đại học đạt tiêu
chuẩn quốc tế ngày càng cạnh tranh với nhau về nguồn kiến thức, số lượng học sinh/ du học
sinh và đặc biệt là cơ sở vật chất.

Một ngôi trường tốt thì trước tiên phải có đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất nhằm đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của con người theo học. Và điển hình cho việc cải thiện cơ sở vật chất là
xây các tòa nhà lớn với nhiều mục đích khác nhau như làm văn phòng, phòng học, nơi sinh
hoạt… Trường Đại học Hoàng gia London cũng không phải ngoại lệ khi hiện tại đang đạt
top 10 trường Đại học trên thế giới. Việc cải thiện cơ sở vật chất của trường là một vấn đề
cần thiết nhằm củng cố vị trí và chất lượng của trường.

Trường Đại học Hoàng gia London 5 tòa nhà đã và đang xây dựng. Trong đó có khu
G được sử dụng làm văn phòng cho trường Đại học Y tế Công cộng. Nằm trên khu G này là
tòa nhà có 9 tầng với 1 tầng hầm.

Việc thiết kế, nghiên cứu, đánh giá các giải pháp kết cấu, thi công là hết sức cần thiết
đối với Công ty TNHH Structemp VN. Đó cũng là nhu cầu mà doanh nghiệp cần biết để đúc
kết những kinh nghiệm cho các dự án sau, gắn kết đầu ra với công ty.

Trước những vấn đề mang tính thực tiễn cũng như nhu cầu của doanh nghiệp, nhóm 2
dưới sự giúp đỡ của các giảng viên hướng dẫn và cho phép lựa chọn đề tài “Thiết kế kết cấu
và kỹ thuật thi công dự án Imperial College, London, UK”.
2. Mục tiêu của đề tài:

- Thiết kế, tính toán, kiểm tra và thể hiện qui cách bố trí cốt thép các cấu kiện trong
công trình.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- Thiết kế, kiểm tra ổn định hệ thống tường tầng hầm.


- Nghiên cứu những biện pháp thi công cho phần ngầm, phần thân và hoàn thiện công
trình.
- Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn về công trình và đúc kết được các
kinh nghiệm để thực hiện dự án sau, gắn kết đầu ra với công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu:

Dự án: “Imperial College, London, UK”.


4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích các phương pháp tính toán lý thuyết.


- Mô phỏng xây dựng công trình trên các phần mềm tính toán.
- Tính toán cốt thép và xuất bản vẽ một số cấu kiện.
- Kết luận và kiến nghị.
5. Kết quả dự kiến:

- Thuyết minh thiết kế, tính toán, kiểm tra và bản vẽ thể hiện qui cách bố trí cốt thép
các cấu kiện trong công trình.
- Kết quả thiết kế, kiểm tra ổn định, bản vẽ tường tầng hầm.
- Kết quả nghiên cứu những biện pháp thi công cho phần ngầm, phần thân và hoàn
thiện công trình.
6. Kế hoạch thực hiện và phân công công việc:
KẾ HOẠCH LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÔNG TRÌNH KHU G
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀNG GIA LONDON
STT Mốc báo cáo Công việc thực hiện Người kiểm tra

1 Mốc 1

Trong đồ án này, nhóm chọn BIM 360 làm phần mềm làm việc chung và trao đổi dữ
liệu. BIM 360 là một nền tảng đám mây giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu trong tòa bộ vòng đời
của dự án, nó được chia ra thành nhiều phần khác nhau gồm: BIM 360 Docs, BIM 360
Design, BIM 360 Coordinate và BIM 360 Build.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Thay vì thực hiện như cách thức truyền thống là mỗi cá nhân hoàn thành file tại thời
điểm này rồi gửi file đến cá nhân khác rồi mới tiếp tục công việc thì Worksharing trong
Revit là một cách thức làm việc mà ở đó cho phép nhiều người cùng làm việc trên cùng một
file Revit cùng một thời điểm nhưng không xảy ra các hiện tượng chồng chéo, thất thoát dữ
liệu.

Worksharing này thực hiện bằng cách: Leader (nhóm trưởng) sẽ quản lý tất cả dữ liệu
trong file và sẽ là người chia nhỏ công trình ra thành nhiều phần khác nhau. Sau đó sẽ cung
cấp quyền thay đổi/ thêm dữ liệu tại một (hay nhiều) trong những phần đó cho các cá nhân.
Ví dụ mô hình được chia ra 3 bản vẽ gồm kiến trúc, kết cấu và thi công. Leader sẽ giao cho
người A được phép chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu trong bản vẽ kiến trúc nhưng không thể tác
động đến bản vẽ kết cấu và thi công. Điều này làm tương tự với 2 người còn lại, từ đó ta
được một hệ thống bản vẽ đã được phân chia sẵn.

Hình 0.1. Sơ đồ phân chia công việc (ảnh minh họa)

Để có thể kết nối được giữa các người dùng với nhau, tốt nhất là tất cả người dùng
phải sử cùng một phiên bản Revit với Leader. File dữ liệu của Leader được mặc định là
Central File (File trung tâm) và nhiều Local File (File độc lập) là tệp con của Central File.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Các tệp con này hoạt động dưới sự giám sát và điều phối của Central File. Sau mỗi giai
đoạn, các Local File sẽ tự động sao chép và lưu về Central File thông qua dữ liệu đám mây,
các giai đoạn trên lặp lại đến khi công việc đã hoàn thành và Central File của Leader không
cho phép truy cập.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH


1.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình:

Cùng với sự phát triển vượt bậc của con người về các lĩnh vực trên toàn cầu, bản thân
mỗi quốc gia đều phải trau dồi và phát triển vốn hiểu biết của con người nơi ấy. Như ta đã
biết, bộ não con người là vô giá và số lượng hiểu biết là vô hạn. Vì vậy việc không ngừng
cải thiện và nâng cao vốn hiểu biết ấy là một đều hiển nhiên nhằm khám phá ra cái mới và
nâng cao mức sống của con người. Để đáp ứng nhu cầu ấy, Vương quốc Anh đã nâng cao
giáo dục và nghiên cứu của mình bằng cách nâng cao cơ sở vật chất với tòa nhà Plot G thuộc
Imperial College (hay còn gọi là trường Đại học Hoàng gia London).

White City Campus và Plot G - Imperial College được xây dựng nhằm mục đích tạo
ra một trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới và khởi nghiệp tại
thành phố London, Vương quốc Anh. Nơi đây được coi là một trong những khu vực có tiềm
năng phát triển lớn của thành phố, với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp, trung tâm nghiên
cứu, viện nghiên cứu, các trường đại học nổi tiếng.

Việc xây dựng Plot G - Imperial College tại White City Campus cũng có mục tiêu
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu của trường Đại học Imperial College
London, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giảng viên có thể tiếp cận với các trang
thiết bị, công nghệ hiện đại nhất, từ đó giúp họ đạt được những thành tựu xuất sắc trong lĩnh
vực học thuật và nghiên cứu.

Ngoài ra, dự án này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, đổi mới và khởi nghiệp của thành phố London và Vương quốc Anh, qua đó tạo ra nhiều
cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào khu vực này.
1.2. Giới thiệu về công trình:
1.2.1. Tên công trình:

Plot G – Imperial College

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

1.2.2. Vị trí xây dựng:

Địa chỉ: 80 Wood Ln, Shepherd’s Bush, London, UK. (số 80 đường Wood Lane, thị
trấn Shepherd’s Bush, thành phố London, Vương quốc Anh).

Plot G - Imperial College được xây dựng tại White City Campus, nằm ở phía Tây
thành phố London, Vương quốc Anh. Khu đô thị này có diện tích khoảng 25 acre (khoảng
10 ha), gần các trung tâm thương mại và khu vực trung tâm của thành phố. Trong khuôn
viên White City Campus, Plot G nằm ở cửa ngõ chính của khuôn viên, với vị trí đắc địa nằm
trên đường Wood Lane, giáp ranh với công viên văn hóa phục vụ cho cư dân địa phương.

Vị trí của Plot G - Imperial College là một trong những vị trí thuận lợi nhất để tiếp
cận với các trung tâm thương mại, các trường đại học lớn, sân bay và các khu vực khác ở
thành phố London. Các phương tiện giao thông công cộng cũng rất thuận tiện, bao gồm tàu
điện ngầm, xe buýt và đường sắt trên cao, giúp sinh viên và giảng viên dễ dàng di chuyển
trong thành phố và đến nơi làm việc.
1.2.3. Đặc điểm công trình:

Plot G - Imperial College là một phần dự án White City Campus của trường Đại học
Imperial College London tại thành phố London, Vương quốc Anh. White City Campus là
một khu đô thị với diện tích khoảng 10 ha, nằm ở phía Tây thành phố London, gần trung tâm
thương mại Westfield London và Công viên Tâm linh Phật giáo Quốc gia (National
Buddhist Shrine). Khu đô thị này được xây dựng để trở thành một trung tâm học thuật,
nghiên cứu và khởi nghiệp đa ngành, với sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nhân,
chính phủ và cộng đồng địa phương.

Plot G - Imperial College tại White City Campus là một tòa nhà cao 9 tầng được thiết
kế để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật sinh học và y tế.

Tòa nhà này được thiết kế để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, khởi
nghiệp và cộng đồng, với mục tiêu mang lại giá trị cao nhất cho sinh viên, học giả và cộng
đồng. Một vài đặc điểm nổi bật của công trình này có thể kể đến là:

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- Thiết kế hiện đại: Plot G được thiết kế với kiến trúc hiện đại và tiên tiến, sử dụng các
công nghệ mới nhất để tạo ra một tòa nhà thông minh, tiết kiệm năng lượng và bền vững.
- Trang bị đầy đủ tiện nghi: Tòa nhà này được trang bị đầy đủ các tiện nghi và trang
thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phòng họp, phòng chờ, thư viện, quán cà phê, phòng
tập thể dục, v.v... để đáp ứng các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, khởi nghiệp và cộng
đồng.
- Vị trí thuận tiện: Plot G có vị trí đắc địa, nằm ở cửa ngõ chính của khuôn viên White
City Campus, giáp ranh với các trung tâm thương mại, các trường đại học lớn, sân bay và
các khu vực khác ở thành phố London. Các phương tiện giao thông công cộng cũng rất
thuận tiện, giúp sinh viên và giảng viên dễ dàng di chuyển trong thành phố và đến nơi làm
việc.
- Thiết kế theo chuẩn xanh: Plot G được thiết kế và xây dựng để đáp ứng các tiêu chuẩn
cao về môi trường sống và làm việc, tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu thoải mái,
sáng tạo và hiện đại. Tòa nhà này có hệ thống điều hòa không khí thông minh, hệ thống quản
lý năng lượng hiệu quả, hệ thống tái sử dụng nước và các công nghệ khác để giảm thiểu tác
động của tòa nhà đến môi trường tự nhiên.
1.3. Điều kiện tự nhiên:
1.3.1. Điều kiện về khí hậu:

Công trình được xây dựng tại White City Campus, nơi tọa lạc Plot G - Imperial
College, nằm ở phía Tây London, Vương quốc Anh, có khí hậu ôn đới với mùa đông ẩm ướt
và mát mẻ, mùa hè ấm áp và thoải mái. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông dao động từ 2 đến
8 độ C, trong khi nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng 20 độ C.

Thành phố London có mưa phân bố khắp nơi và quanh năm, nhưng tháng 6 và tháng
7 là các tháng ít mưa nhất. Số ngày có mưa trong năm trung bình khoảng 150 ngày, và lượng
mưa trung bình là khoảng 600 mm/năm.

Về nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 12,5°C.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 23°C.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 5°C.


- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 37,9°C.
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: -11,2°C.
Về độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 75%.
- Độ ẩm không khí cao nhất trung bình: 90%.
- Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình: 60%.
Về lượng mưa
- Lượng mưa trung bình năm: 650mm.
- Lượng mưa năm lớn nhất (1976): 1.038mm.
- Lượng mưa năm nhỏ nhất (2011): 413mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 105mm.
- Số ngày mưa trung bình năm: 145 ngày.
Về gió:
- Hướng gió thịnh hành mùa hè (tháng 4-9): Gió Tây Nam và gió Nam.
- Tốc độ gió trung bình: 15-20 km/h
- Hướng gió thịnh hành mùa đông (tháng 10-3): Gió Bắc và gió Tây Bắc.
- Tốc độ gió mạnh nhất: 70 km/h
- Trong một số trường hợp có bão, tốc độ gió có thể đạt từ 118 km/h trở lên.
1.3.2. Điều kiện về địa hình:

White City Campus là một khuôn viên rộng lớn nằm ở phía Tây của thành phố
London, Anh. Khuôn viên này bao gồm nhiều tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác nhau, với một
số khu vực có độ cao khác nhau.

Địa hình tại khu vực này được xem là đất phẳng với độ cao trung bình từ 15 đến 20
mét so với mực nước biển. Không có địa hình đáng kể hoặc dốc đứng tại khu vực này, và
điều này giúp cho việc di chuyển và xây dựng trở nên dễ dàng hơn.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Ngoài ra, White City Campus cũng nằm gần sông Thames và các con đường nước
khác, do đó, trong thời gian mưa lớn, khu vực này có nguy cơ bị ngập lụt. Tuy nhiên, các cơ
quan chức năng đã thiết lập các biện pháp phòng ngừa để ứng phó với tình huống này.

Tóm lại, White City Campus có địa hình phẳng, không có độ cao đáng kể hoặc dốc
đứng, và nằm gần các con đường nước, có nguy cơ bị ngập lụt trong thời tiết mưa lớn.
1.3.3. Điều kiện về thủy văn:

White City Campus nằm gần sông Thames, một con sông lớn chảy qua London với
chiều dài khoảng 346 km và đổ ra biển Bắc ở phía Đông. Sông Thames là một trong những
con sông quan trọng nhất của Anh, tạo điều kiện cho việc giao thông và kinh tế phát triển.

Tổng diện tích lưu vực của sông Thames là khoảng 13.000 km2, bao gồm các khu
vực ở khu vực miền Nam và miền Đông của Anh. Sông này có công suất lớn và thường
được sử dụng để cung cấp nước uống cho các thành phố lớn ở Anh, cũng như để giải tỏa
lượng nước mưa lớn vào mùa mưa.

Vì White City Campus nằm gần sông Thames, do đó có nguy cơ bị ngập lụt trong
trường hợp sóng áp và mực nước sông tăng cao trong thời tiết mưa lớn hoặc khi có mưa lớn
liên tục trong một thời gian dài.
1.4. Quy mô công trình:

Công trình có quy mô 01 tầng hầm và 09 tầng nổi.

Bảng 1.1. Bảng thông số quy mô công trình

Kích thước Thông số

Diện tích khu đất 1280,8 m2

Diện tích xây dựng 995,344 m2

Mật độ xây dựng 77,71%

Tổng diện tích sàn 9795,77 m2

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Kích thước Thông số

Tổng diện tích sàn tầng hầm 837,675 m2

Tổng diện tích sàn các tầng 8957,33 m2

Hệ số sử dụng đất 7,64 lần

Chiều cao công trình (tính từ cốt ±0.00 đến


42,65 m
đỉnh mái).

Chiều cao công trình (tính từ cốt nền sân


52,55 m
hoàn thiện đến đỉnh mái)

Số tầng hầm 01

Số tầng nổi 09
1.4.1. Hệ thống tầng hầm:

Tòa nhà Plot G - Imperial College được thiết kế 01 tầng hầm. Tầng hầm của tòa nhà
sử dụng để đáp ứng nhu cầu về đỗ xe và lưu trữ. Cụ thể, tầng hầm này được thiết kế để đậu
xe cho khoảng 200 xe máy và 40 xe đạp, đồng thời cũng được sử dụng để lưu trữ các thiết bị
và nguyên liệu cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong tòa nhà.
1.4.2. Hệ thống tầng nổi:

• Tầng 9: Đây là tầng cao nhất của tòa nhà và được sử dụng làm không gian cho các
phòng thí nghiệm.

• Tầng 8: Tầng này được dành riêng cho các phòng học, thư viện và phòng tập thể dục.

• Tầng 7: Các phòng thí nghiệm và văn phòng cho các nhóm nghiên cứu ở tầng này.

• Tầng 6: Tầng này cũng được sử dụng cho các phòng thí nghiệm và văn phòng như
tầng 7.

• Tầng 5: Được sử dụng cho các phòng học và nhóm nghiên cứu.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

• Tầng 4: Tầng này được sử dụng cho các phòng thí nghiệm và văn phòng cho các
nhóm nghiên cứu.

• Tầng 3: Tầng này được sử dụng cho các phòng học và nhóm nghiên cứu.

• Tầng 2: Tầng này dành cho các phòng thí nghiệm và văn phòng như các tầng trên.

• Tầng 1: Các tiện ích chung như quầy lễ tân, khu vực đón khách và quán cafe được đặt
ở tầng này.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Hình 1.2. Tổng quan công trình Plot G – Imperial College theo bản vẽ

Hình 1.3. Tổng quan công trình Plot G – Imperial College đã phối cảnh
1.5. Giải pháp kiến trúc:

Công trình Plot G - Imperial College được thiết kế với ý tưởng tạo ra một không gian
làm việc và học tập hiện đại, đồng thời tôn vinh tính đặc trưng của khu vực lịch sử White
City.

Tòa nhà này có kiến trúc hiện đại, được xây dựng từ các vật liệu bền vững như thép,
kính và bê tông, giúp tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm năng lượng. Mặt ngoài của
tòa nhà có hình dạng độc đáo, với các khối hình chữ nhật xoắn ốc tạo thành những mảng
màu sắc đa dạng, tạo ra sự độc đáo và thu hút cho người xem.

Bên trong tòa nhà, thiết kế được tối ưu hóa để tạo ra không gian làm việc linh hoạt và
thoải mái. Các phòng học và phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết,

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

trong khi các khu vực làm việc cho sinh viên và giảng viên được bố trí một cách thông minh,
giúp tối đa hóa sự thoải mái và hiệu quả trong công việc và học tập. Tổng thể, kiến trúc của
Plot G - Imperial College tại White City Campus đã tạo ra một không gian đẹp mắt và tiện
nghi, kết hợp giữa sự hiện đại và tính chức năng để phục vụ cho mục đích giảng dạy và
nghiên cứu của Imperial College. Dưới đây là một số giải pháp kiến trúc được áp dụng tại
công trình này:

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Các khu vực nghiên cứu, phòng thí nghiệm và văn
phòng được thiết kế để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Các tòa nhà được xây dựng với các khe
hở và cửa sổ lớn để cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào từ bên ngoài, giảm thiểu sự sử dụng
điện năng và tăng cường sự thoáng khí trong không gian nội thất
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường: Các tòa nhà được xây dựng với các vật
liệu thân thiện với môi trường, bao gồm cả gỗ và bê tông có khả năng tái chế. Các tòa nhà
cũng được thiết kế để tối đa hóa việc sử dụng năng lượng và giảm thiểu lượng khí thải
carbon.
- Thiết kế theo hướng cộng đồng: Các khu vực xanh và không gian công cộng được
thiết kế để tạo ra một không gian sống xanh trong khu vực đô thị. Các khu vực này cũng có
thể được sử dụng để tổ chức các hoạt động giao lưu và tương tác giữa cộng đồng nhằm đóng
góp vào sự phát triển của khu vực.
- Tạo ra không gian làm việc hiệu quả: Các khu vực nghiên cứu và văn phòng được
thiết kế để tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và sáng tạo. Các khu vực này được trang
bị các thiết bị tiên tiến, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống điều hòa nhiệt độ và các thiết bị an
ninh tiên tiến để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
1.6. Giải pháp giao thông công trình:

Công trình Plot G – Imperial College cũng được thiết kế với các giải pháp về giao
thông nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho việc di chuyển và giảm thiểu ùn tắc giao thông. Dưới
đây là một số giải pháp về giao thông được áp dụng tại công trình này:

- Giao thông công cộng: Công trình được đặt tại vị trí thuận tiện cho việc di chuyển
bằng giao thông công cộng. Khu vực này có các tuyến đường xe buýt, tàu điện ngầm và tàu

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

hỏa liên kết với các khu vực khác trong thành phố, giúp cho việc di chuyển của nhân viên và
khách hàng được thuận tiện hơn.
- Đường dành cho xe đạp: Các đường dành cho xe đạp được thiết kế và xây dựng để
đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp và giúp giảm thiểu lượng phương tiện giao thông cá
nhân trên đường phố. Các đường dành cho xe đạp được liên kết với các tuyến đường giao
thông chính, giúp cho việc di chuyển của người đi xe đạp được thuận tiện hơn.
- Bãi đỗ xe và khu vực đỗ xe đạp: Công trình được thiết kế với các bãi đỗ xe và khu
vực đỗ xe đạp rộng rãi để đảm bảo người sử dụng có đủ chỗ để đỗ xe. Khu vực này cũng
được đặt tại vị trí thuận tiện và an toàn để giúp cho việc di chuyển của nhân viên và khách
hàng được dễ dàng hơn.
- Tái sử dụng và chia sẻ xe: Các giải pháp tái sử dụng và chia sẻ xe như xe đạp địa
hình, xe đạp điện, xe tay ga và ô tô được đưa vào sử dụng tại công trình để giúp giảm thiểu
lượng phương tiện giao thông cá nhân và tối ưu hóa việc sử dụng không gian đỗ xe.
1.7. Các giải pháp kỹ thuật:

Công trình White City Campus North Plot G cũng được thiết kế với nhiều giải pháp
kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Dưới đây là
một số giải pháp kỹ thuật áp dụng tại công trình này:
1.7.1. Hệ thống năng lượng mặt trời:

Công trình sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng sạch và
tiết kiệm chi phí điện. Các tấm pin được đặt trên mái nhà và các khu vực tiếp xúc trực tiếp
với ánh sáng mặt trời.
1.7.2. Hệ thống thông gió tự nhiên:

Công trình được thiết kế với hệ thống thông gió tự nhiên, giúp cho việc lưu thông
không khí và giải nhiệt được tối ưu hóa, giảm thiểu sự sử dụng các hệ thống điều hòa không
khí.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

1.7.3. Hệ thống quản lý năng lượng thông minh:

Công trình được trang bị các hệ thống quản lý năng lượng thông minh, giúp giảm
thiểu lượng điện tiêu thụ và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống điều hòa không khí và các
thiết bị khác.
1.7.4. Hệ thống thu thập nước mưa:

Công trình được trang bị hệ thống thu thập nước mưa, giúp sử dụng lại nước này cho
các mục đích khác như tưới cây và rửa xe. Việc sử dụng lại nước mưa giúp giảm thiểu sự sử
dụng nước sạch và tiết kiệm nước.
1.7.5. Hệ thống chiếu sáng hiệu quả:

Công trình sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng và
giảm thiểu lượng khí thải nhà kính. Các thiết bị chiếu sáng được điều khiển bằng hệ thống
điều khiển thông minh để tối ưu hoá việc sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
1.8. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật:

Tuy công trình được xây dựng tại London, Vương quốc Anh – sử dụng tiêu chuẩn
Eurocodes nhưng để thuận tiện cho việc so sánh giữa hai tiêu chuẩn Eurocodes và TCVN thì
nhóm sẽ tính toán đồ án này theo TCVN.

Theo TCXDVN 323:2004 Nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế về mật độ xây dựng và
hệ số sử dụng đất:
1.8.1. Mật độ xây dựng:

là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%), trong đó diện tích
xây dựng công trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.

Mật độ xây dựng:

Theo bảng 2.10 QCXDVN 01:2019/BXD (QCXDVN 01:2019/BXD, Quy chuẩn kỹ


thuật quốc giá về quy hoạch xây dựng):

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Đối với nhóm nhà dịch vụ đô thị và nhà sử dụng hỗn hợp mật độ xây dựng đảm bảo
không quá 80% với nhà có diện tích lô đất ≤ 3000m2; chiều cao >46m.
1.8.2. Hệ số sử dụng đất:

là tỉ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất.

Theo bảng 2.13 QCXDVN 01:2019/BXD (QCXDVN 01:2019/BXD, Quy chuẩn kỹ


thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng), hệ số sử dụng đất tối đa của công trình sử dụng hỗn
hợp cao tầng lấy với nhà có diện tích lô đất ≤ 3000m2; chiều cao > 46m là 12.8.
1.9. Các tiêu chuẩn được áp dụng và đồ án:

TCXDVN 323:2004, Nhà ở cao tầng-Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế.

TVXD 229:1999, Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN
2737:1995.

TCVN 5574:2018, Kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 9386:2012, Thiết kế công trình chịu động đất.

TCXD 198:1997, Nhà cao tầng-Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối.

TCVN 9362:2012, Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

TCVN 10304:2014, Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 9395:2012, Cọc khoan nhồi-Thi công và nghiệm thu.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT


CẤU
2.1. Cơ sở lựa chọn hệ kết cấu:

Việc lựa chọn hệ kết cấu thích hợp cho nhà nhiều tầng phải căn cứ vào các yếu tố như
chiều cao nhà, hình dạng mặt bằng, công năng sử dụng, yêu cầu phòng chống thiên tai và
điều kiện xây dựng.

Chiều cao giới hạn đối với hệ kết cấu bê tông cốt thép nhà nhiều tầng xây dựng trong
các vùng có cấp động đất khác nhau.

Theo phụ lục I ta tra được gia tốc nền tại địa điểm xây dựng là Shepherd’s Bush,

London, UK có giá trị:

Với gia tốc nền thiết kế là nằm trong điều kiện là

thì khu vực công trình thuộc vào vùng động đất mạnh nên phải tính toán và cấu
tạo khoáng chất.
2.2. Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình:

Các hệ kết cấu BTCT toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao
gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu từng chịu lực, hệ khung vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình
ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào
điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của ngồi nhà và độ lớn của tải
trọng ngang (động đất, gió).
2.2.1. Hệ kết cấu khung:

Hệ kết cấu khung có khả năng tạoHệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian
lớn, linh hoạt thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ
ràng, nhưng có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao của công trình lớn. Trong thực tế
kết cấu khung BTCT được sử dụng cho các công trình có chiều cao đến 10 tầng đối với
phòng chống động đất cấp 9.
NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

2.2.2. Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng:

Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo một phương, hai phương
hoặc có thể liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của
loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình
có chiều cao trên 20 tầng. Tuy nhiên độ cứng theo phương ngang của các vách cứng tỏ ra là
hiệu quả ở những độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải
có kích thước đủ lớn, mà điều đó thì khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, hệ thống vách
cứng trong công trình là sự cản trở để tạo ra các không gian rộng. Trong thực tế hệ kết cấu
vách cứng thường được sử dụng có hiệu quả cho các công trình nhà ở, khách sạn với độ cao
không quá 40 tầng đối với cấp phòng chống động đất ≤ 7. Độ cao giới hạn bị giảm đi nếu
cấp phòng chống động đất của nhà cao hơn.
2.2.3. Hệ kết cấu khung – giằng (khung và vách cứng):

Hệ kết cấu khung-giằng (khung và vách cứng) được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ,
cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc ở các tường biên, là các khu vực có tường liên tục
nhiều tầng. Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Hai hệ thống
khung và vách được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn. Trong trường hợp này hệ sàn liền
khối có ý nghĩa rất lớn. Thường trong hệ thống kết cấu này hệ thống vách đóng vai trò chủ
yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự
phân rõ chức năng này tạo điều kiện tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và
dầm, đáp ứng được yêu cầu của kiến trúc.

Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng.
Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công trình được thiết
kế cho vùng có động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30 tầng, cho vùng
động đất cấp 9 là 20 tầng.
2.2.4. Hệ kết cấu hỗn hợp:

Đây là hệ kết cấu được cấu tạo từ sự kết hợp giữa 2 hay nhiều hệ kết cấu kể trên với
nhau như: khung – vách, khung – lõi, khung – vách – lõi.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

2.2.5. Hệ kết cấu có các tầng cứng:

Trong kết cấu ống-lõi, mặc dù cả ống và lõi đều được xem như các công xôn ngàm
vào đất để cùng chịu tải trọng ngang, nhưng do các dầm sàn có độ cứng nhỏ nên hầu như tải
trọng ngang do lõi cứng gánh chịu. Hiện tượng này làm cho kết cấu ống làm việc không hiệu
quả. Vấn đề này được khắc phục nếu như tại vị trí một số tầng, người ta tạo ra các dầm hoặc
dàn có độ cứng lớn nối lõi trong với ống ngoài. Dưới tác dụng của tải trọng ngang, lõi cứng
bị uốn làm cho các dầm này bị chuyển vị theo phương thẳng đứng và tác dụng lên các cột
của ống ngoài các lực theo phương thẳng đứng. Mặc dù các cột có độ cứng chống uốn nhỏ,
song độ cứng dọc trục lớn đã cản trở sự chuyển vị của các đầm cứng và kết quả là chống lại
chuyển vị ngang của cả công trình. Trong thực tế, các dầm này có chiều cao bằng cả tầng
nhà và được bố trí tại tầng kĩ thuật nên còn được gọi là các tầng cứng.
2.2.6. Hệ kết cấu có hệ giằng liên tưởng:

Là hệ kết cấu có hệ thống khung bao quanh nhà nhưng không thuần túy tạo thành kết
cấu ống mà được bổ sung một hệ giăng chéo thông nhiều tầng, gọi là hệ giằng liên tầng. Hệ
thống giằng liên tầng này có đặc điểm là làm cho hệ khung biên làm việc gần như một hệ
dàn, các cột và đầm của khung biên gần như chỉ chịu lực dọc trục. Ưu điểm của hệ kết cấu
này là có độ cứng lớn theo phương ngang, thích hợp với những ngôi nhà siêu cao tầng.
Ngoài ra hệ giằng liên tầng có ưu điểm là không ảnh hưởng nhiều đến công năng của công
trình như hệ giằng chéo chỉ bố trí trong 1 tầng, hệ thống cột không đặt dày đặc như kết cấu
ống thuần túy.
2.2.7. Kết luận:

Để chọn hệ kết cấu cho công trình, ta xét các yếu tố như sau:

- Chiều cao công trình tính từ mặt đất: 40,995 m.


- Mặt bằng nhà hình vuông có bề ngang là 31,2 m.
- Công năng chính của công trình là công trình dân dụng.

Với các yếu tố trên đồng thời dựa vào bản vẽ kiên trúc của công trình và ưu nhược
điểm của các loại hệ kết cấu chịu lực ở những mục trên, ở đồ án này sinh viên lựa chọn hệ

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

kết cấu chịu lực chính cho công trình là hệ kết cấu khung – giằng nhằm phù hợp với công
năng của công trình.
2.3. Lựa chọn vật liệu:

 Bê tông:
C30/37 (đối với dầm và sàn).
C50/60 (đối với vách và cột).
C35/45 (đối với móng, cọc).

Bảng 2.2. Bảng thông số bê tông

Cường độ nén mẫu trụ Cường độ nén mẫu lập


Trạng thái D15x30cm phương15x15x15cm

fck,cyl (MPa) fck,cub (MPa)

Bê tông 30/37 30 37

Bê tông 30/45 30 45

Bê tông 50/60 50 60

 Cốt thép

Bảng 2.3. Bảng thông số cốt thép

STT Loại thép Kết cấu sử dụng

Thép CB400V: Rs=350 MPa; Rsw=280 MPa; Es=


1 Cốt thép dọc
2.105 MPa

Thép CB240T: Rs=225 MPa; Rsw=175 MPa; Es=


2 Cốt thép đai
2,1.105 MPa

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

2.4. Lựa chọn sơ bộ các cấu kiện:


2.4.1. Sàn:

Chọn chiều dày bản:

Do có nhiều ô bản có kích thước và tải trọng khác nhau dẫn đến có chiều dày bản sàn
khác nhau.

Theo trang 12 sách Sàn sườn BTCT toàn khối của GS. Nguyễn Đình Cống (Sàn sườn Bê
tông cốt thép toàn khối, GS. Nguyễn Đình Cống), chiều dày của bản được chọn theo công
thức:

Trong đó:

- m: Hệ số phụ thuộc vào liên kết của bản:


- m = 40-45 đối với bản kê bốn cạnh; Chọn m = 45.
- m = 30-35 đối với bản loại dầm; Chọn m = 35
- D: Trị số phụ thuộc vào tải trọng (0,8-1,4)

- : Cạnh ngắn của ô bản (cạnh theo phương chịu lực).

- Chiều dày bản sàn thỏa mãn điều kiện cấu tạo đối với sàn nhà dân dụng.

 Chọn hb=275mm
2.4.2. Vách:

Theo mục 3.4.1 TCXD 198:1997, Nhà cao tầng – Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
toàn khối. Chiều dày vách được xác định theo công thức:

Với Ht: chiều cao tầng

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Công trình có số tầng là 10 tầng, mặt bằng khá phức tạp nên chọn chiều dày sơ bộ của
vách bao thang máy và cầu thang bộ là 300 (mm), chiều dày vách còn lại là 250 (mm). Kích
thước của vách được thể hiện trên mặt bằng.
2.4.3. Dầm:

Chọn kích thước dầm chính:

Chiều cao dầm thường chọn trong khoảng:

Với lmax = 7800mm => 975:650 (mm)

Chọn

Bề rộng dầm thường chọn trong khoảng:

Chọn để đảm bảo bố trí đủ cốt thép chịu lực.


2.4.4. Cột:

Kích thước tiết diện cột thường chọn theo diện tích truyền tải từ dầm (sàn) lên, phân
đều theo các phương, mỗi tầng. Trên cơ sở đó, xác định được lực nén và từ lực nén (có gia
tang hệ số để xét thêm ảnh hưởng của Moment), sẽ tính được tiết diện cột (vuông, hình chữ
nhật, tròn,…). Về nguyên tắc, khi truyền tải không đổi theo chiều cao thì theo “Tính toán tiết
diện cột BTCT” – GS Nguyễn Đình Cống – NXB Xây Dựng – Hà Nội 2006 / trang 20.

Trong đó:

- – diện tích sàn truyền tải trọng lên cột đang xét.
- ms – số sàn phía trên tiết diện đang xét (kể cả sàn mái)

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- q – tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông sàn, trong đó gồm tải trọng thường
xuyên và tải trọng tạm thời trên bản sàn, trọng lượng dầm, tường, cột đem tính ra
phân bố đều trên sàn. Giá trị q được lấy theo kinh nghiệm thiết kế.
 Với nhà có bề dày sàn bé (10cm÷14cm) kể cả các lớp cấu tạo mặt sàn, có ít tường,
kích thước của dầm và cột thuộc loại bé, q = (10÷14) kN/m2.
 Với nhà có bề dày sàn trung bình (15cm÷20cm) tường, kích thước của dầm và cột
thuộc loại trung bình hoặc lớn, q = (15÷18) kN/m2.
 Với nhà có bề dày sàn khá lớn (>25cm) kích thước của dầm và cột đều lớn, q có thể
lên đến 20kN/m2 hoặc hơn nữa.

Kích thước tiết diện cột A0 được tính:

là hệ số xét ảnh hưởng khác như Moment uốn, hàm lượng cốt thép, độ mảnh của
cột. Xét sự ảnh hưởng này, theo phân tích và kinh nghiệm của người thiết, khi ảnh hưởng

của moment là lớn, độ mảnh lớn (l0 lớn) thì lấy kt lớn = 1,3÷1,5 (cột biên và cột góc). Khi

ảnh hưởng của moment là bé, thì lấy = 1,1÷1,2 (cột giữa).

Bảng 2.4. Bảng sơ bộ tiết diện cột góc

Str.tải q N F tt b x h Fchọn
Tầng k
(m2 ) (kN/m2) (kN) cm2 (cm) cm2

Sân thượng 12.96 20 259.20 1.25 223 55 x 35 1925

Tầng 9 12.96 20 518.40 1.25 447 55 x 35 1925


Tầng 8 12.96 20 777.60 1.25 670 55 x 35 1925
Tầng 7 12.96 20 1036.80 1.25 894 55 x 35 1925
Tầng 6 12.96 20 1296.00 1.25 1117 55 x 35 1925
Tầng 5 12.96 20 1555.20 1.25 1341 55 x 35 1925
Tầng 4 12.96 20 1814.40 1.25 1564 70 x 35 2450

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Str.tải q N F tt b x h Fchọn
Tầng k
(m2 ) (kN/m2) (kN) cm2 (cm) cm2

Tầng 3 12.96 20 2073.60 1.25 1788 70 x 35 2450


Tầng 2 12.96 20 2332.80 1.25 2011 70 x 35 2450
Tầng 1 12.96 20 2592.00 1.25 2234 70 x 35 2450
Tầng 0 12.96 20 2851.20 1.25 2458 70 x 35 2450

Bảng 2.5. Bảng sơ bộ tiết diện cột biên

Str.tải q N F tt b x h Fchọn
Tầng k
(m2 ) (kN/m2) (kN) cm2 (cm) cm2

Sân thượng 25.92 20 518.40 1.2 429 85 x 35 2975

Tầng 9 25.92 20 1036.80 1.2 858 85 x 35 2975


Tầng 8 25.92 20 1555.20 1.2 1287 85 x 35 2975
Tầng 7 25.92 20 2073.60 1.2 1716 85 x 35 2975
Tầng 6 25.92 20 2592.00 1.2 2145 85 x 35 2975
Tầng 5 25.92 20 3110.40 1.2 2574 85 x 35 2975
Tầng 4 25.92 20 3628.80 1.2 3003 110 x 35 3850
Tầng 3 25.92 20 4147.20 1.2 3432 110 x 35 3850
Tầng 2 25.92 20 4665.60 1.2 3861 110 x 35 3850
Tầng 1 25.92 20 5184.00 2.2 7865 110 x 35 3850
Tầng 0 25.92 20 5702.40 1.2 4719 110 x 35 3850
Bảng 2.6. Bảng sơ bộ tiết diện cột giữa

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Str.tải q N F tt b x h Fchọn
Tầng 2 2
k 2 2
(m ) (kN/m ) (kN) cm (cm) cm

Sân thượng 51.84 20 1036.80 1.1 717 Phi650 3316.625

Tầng 9 51.84 20 2073.60 1.1 1434 Phi650 3316.625


Tầng 8 51.84 20 3110.40 1.1 2150 Phi650 3316.625
Tầng 7 51.84 20 4147.20 1.1 2867 Phi650 3316.625
Tầng 6 51.84 20 5184.00 1.1 3584 Phi650 3316.625
Tầng 5 51.84 20 6220.80 1.1 4301 Phi650 3316.625
Tầng 4 51.84 20 7257.60 1.1 5018 Phi800 5024
Tầng 3 51.84 20 8294.40 1.1 5735 Phi800 5024
Tầng 2 51.84 20 9331.20 1.1 6451 Phi800 5024
Tầng 1 51.84 20 10368.00 1.1 7168 Phi800 5024
Tầng 0 51.84 20 11404.80 1.1 7885 Phi800 5024

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN NỘI LỰC CHO TOÀN BỘ KẾT


CẤU
3.1. Nội dung thiết kế và tính toán

- Các bộ phận kết cấu được tính toán theo trạng thái giới hạn cường độ ULS (Ultimate
Limit State).
- Trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sử dụng thì mới tính toán theo trạng giới hạn điều
kiện sử dụng SLS (Service Limit State).
- Kiểm tra tính ổn định tổng thể công trình.
- Những nội dung cơ bản:

+ Mô hình hóa công trình bằng phần mềm Revit.

+ Chuyển sơ đồ Revit sang RSAP (Robot Structural Analysis Professional) để phân tích,
tính toán.

+ Tiến hành gắn tải trọng cho công trình.

+ Tổ hợp tải trọng công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam và Châu Âu

+ Tiến hành so sánh nội lực các tiêu chuẩn trên.

+ Thiết kế sàn điển hình, cột, dầm theo tiêu chuẩn Châu Âu.

+ Thiết kế móng: cọc khoan nhồi, đài cọc, kiểm tra sức chịu tải.
3.2. Sơ đồ tính:

Hình 3.4. Sơ đồ tính khung không gian


3.3. Tải trọng:
3.3.1. Tĩnh tải:

- Tải trọng bản thân của các kết cấu chịu lực (dầm, cột, giằng, sàn, vách,v.v.) được Etabs
2017 tính tự động dựa trên mô hình kết cấu không gian gồm các phần tử thanh và tấm.

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- Tải trọng của tường xây và các bộ phận bao che khác, thường được gán vào mô hình dưới
3 dạng:
 (PP1) Quy đổi thành tải trọng phân bố đều và gán vào sàn
 (PP2) Gán trực tiếp lên các dầm đỡ, bao gồm cả các dầm ảo tại các vị trí tường kê
trực tiếp lên sàn (không có dầm)
 (3) Một phần gán lên dầm, một phần được quy đổi thành tải trọng phân bố để gán lên
sàn

Ở đây nhóm 2 dùng PP2, đây là phương án chính xác nhất, do khai báo được đầy đủ
giá trị và vị trí tải trọng tường nguy hiểm nhất. Ta tính theo công thức:

Công thức quy đổi tải tường: .

Trong đó:

: bề rộng tường (m).

: chiều cao tường (m).

: trọng lượng riêng của tường xây (daN/m3).

- Tải trọng lớp hoàn thiện:

Bảng 3.7. Trọng lượng riêng của các lớp cấu tạo

Lớp cấu tạo Trọng lượng riêng (kN/m3)

Gạch Ceramic 20

Vữa lót M50 18

Trần thạch cao 18


3.3.1.1. Tĩnh tải tác dụng lên sàn

Bảng 3.8. Trọng lượng sàn tầng điển hình

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Trọng lượng Tĩnh tải Tĩnh tải


Chiều dày Hệ số
STT Vật liệu riêng tiêu chuẩn tính toán
vượt tải
3 2 2
(kN/m ) (mm) (kN/m ) (kN/m )
1 Bản thân kết cấu sàn 25 275 6.88 1.1 7.56
2 Các lớp hoàn thiện sàn và trần
3 - Gạch Ceramic 20 8 0.16 1.2 0.19
4 - Vữa lát nền (30-50) 18 35 0.63 1.3 0.82
5 - Vữa lát trần (10-15) 18 15 0.27 1.3 0.35
6 Hệ thống kỹ thuật 0.50 1.2 0.60
8 Tổng tĩnh tải 8.44 9.52

Bảng 3.9. Trọng lượng sàn tầng hầm


Tĩnh
Trọng Tĩnh tải
Chiều Hệ tải
lượng tiêu
ST dày số tính
Vật liệu riêng chuẩn
T vượt toán
tải (kN/
(kN/m3) (mm) (kN/m2)
m2)
1 Bản thân kết cấu sàn 25 400 10.00 1.1 11.00
Các lớp hoàn thiện sàn và
2          
trần
- Vữa lát nền + tạo
  18 50 0.90 1.3 1.17
  dốc
    - Lớp chống thấm 10 3 0.03 1.3 0.04
3 Hệ thống kỹ thuật     0.00   0.00
4 Tường xây trên sàn     0.00   0.00
5 Tổng tĩnh tải:     10.93   12.21
Bảng 3.10. Trọng lượng sàn tầng mái
Trọng Tĩnh tải Hệ Tĩnh tải
Chiều
ST lượng tiêu số tính
Vật liệu dày
T riêng chuẩn vượt toán
(kN/m3) (mm) (kN/m2) tải (kN/m2)
1 Bản thân kết cấu sàn 25 350 8.75 1.1 9.63
Các lớp hoàn thiện sàn và
2          
trần
    - Lớp gạch chống nóng 20 10 0.20 1.2 0.24

    - Vữa lát nền 18 15 0.27 1.3 0.35

    - Vữa tạo dốc 18 35 0.63 1.3 0.82

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Trọng Tĩnh tải Hệ Tĩnh tải


Chiều
ST lượng tiêu số tính
Vật liệu dày
T riêng chuẩn vượt toán
(kN/m3) (mm) (kN/m2) tải (kN/m2)
    - Lớp chống thấm 10 3 0.03 1.3 0.04

    - Vữa lát trần 18 15 0.27 1.3 0.35

3 Hệ thống kỹ thuật     0.50 1.2 0.60

4 Tường xây trên sàn     0.00   0.00

5 Tổng tĩnh tải:     10.65   12.03

Bảng 3.11. Trọng lượng sàn hành lang và sảnh


Trọng Tĩnh tải Hệ Tĩnh tải
Chiều
ST lượng tiêu số tính
Vật liệu dày
T riêng chuẩn vượt toán
(kN/m3) (mm) (kN/m2) tải (kN/m2)
1 Bản thân kết cấu sàn 25 300 7.50 1.1 8.25
Các lớp hoàn thiện sàn và
2          
trần
3   - Gạch Ceramic 20 10 0.20 1.2 0.24
4   - Vữa lát nền + tạo dốc 18 30 0.54 1.3 0.70
5   -Lớp chống thấm 10 3 0.03 1.3 0.04
5   - Vữa lát trần 18 15 0.27 1.3 0.35
6 Hệ thống kỹ thuật     0.00 1.2 0.00
7 Tổng tĩnh tải     8.54   9.58
Bảng 3.12. Trọng lượng sàn vệ sinh
Trọng Tĩnh tải Tĩnh tải
Chiều Hệ số
ST lượng tiêu tính
Vật liệu dày vượt
T riêng chuẩn toán
tải
(kN/m3) (mm) (kN/m2) (kN/m2)
1 Bản thân kết cấu sàn 25 275 6.88 1.1 7.56
Các lớp hoàn thiện sàn và
2          
trần
3   - Gạch Ceramic 20 10 0.20 1.2 0.24
4   - Vữa lát nền + tạo dốc 18 50 0.90 1.3 1.17
5   -Lớp chống thấm 10 3 0.03 1.3 0.04
5   - Vữa lát trần 18 15 0.27 1.3 0.35

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

6 Hệ thống kỹ thuật     0.50 1.2 0.60


7 Tổng tĩnh tải     8.78   9.96

3.3.1.2. Tĩnh tải tác dụng lên dầm và sàn

Bảng 3.13. Trọng lượng các loại trường


Trọng
Tổng
lượng Chiều cao tường
Loại tường Trừ cửa TL
riêng
kN/m3 m kN/m
Tường gạch có lỗ dày 220 (có cửa) 15.00 20% 2.93 9.28
Tường gạch đặc dày 110 (có cửa) 18.00 20% 3.53 6.71
Tường gạch có lỗ dày 220 (không
15.00 0% 2.93 11.60
cửa)
Tường gạch đặc dày 110 (không
18.00 0% 3.53 8.39
cửa)

3.3.2. Hoạt tải:

Theo Tiêu chuẩn BS-EN1992-1-1:2002 [4], hoạt tải tiêu chuẩn tương ứng với các
công năng các phòng như:

Bảng 3.14. Bảng hoạt tải sàn theo BS-EN1992-1-1:2002


qk Qk
Category
(kN/m2) (kN/m2)
Category A (domestic and residential areas)
- Floors 2 2
- Stairs 2 2
- Balconies 2.5 2
Category B (office areas) 3 4,5
Category C (common areas)
- C1 (Areas with Tables) 3 4
- C2 (Areas with Fixed seats) 4 4
- C3 (Areas without obstacles for moving people) 5 4

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- C4 (Areas with possible physical activities) 5 7


- C5 (Areas susceptible to large crowds) 5 4,5
Category D (shopping areas)
- D1 (Areas in general retait shops) 4 4
- D2 (Areas in department stores) 5 7
Category E (storage areas)
- E1 (Areas susceptible to accumulation of goods, including
access areas) 7,5 7
- E2 (Areas susceptible to accumulation of goods, including
access areas)
Category F (parking areas light <=35kN) 2,5 20
Category G (parking areas medium 35kN< ~ <=160kN) 5 90
Category H (roofs) 0,4 1

Bảng 3.15. Bảng hoạt tải sàn có trên công trình


qk Qk
Category
(kN/m2) (kN/m2)
Category A (domestic and residential areas)
- Floors 2 2
- Stairs 2 2
- Balconies 2.5 2
Category B (office areas) 3 4,5
Category C (common areas)
- C1 (Areas with Tables) 3 4
- C2 (Areas with Fixed seats) 4 4
- C3 (Areas without obstacles for moving people) 5 4
- C4 (Areas with possible physical activities) 5 7
- C5 (Areas susceptible to large crowds) 5 4,5

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Category F (parking areas light ≤ 35kN) 2,5 20


Category G (parking areas medium 35kN < ~ ≤160kN) 5 90
Category H (roofs) 0,4 1

Hình 3.5. Gán hoạt tải trong mô hình


3.3.3. Tải trọng gió:

Tính toán tải trọng gió tác dụng lên công trình theo tiêu chuẩn EUROCODE [5].

Tham khảo luận văn “Tính Toán Tải trọng gió lên nhà Cao tầng theo Tiêu chuẩn
EUROCODE” [6]

❖ Xác định các thông số tính toán

- Xác định vận tốc cơ bản:

Công trình được xây dựng ở Bắc Luân Đôn thuộc vùng áp lực gió IV có vận tốc gió
cơ bản Vb =21,8 m/s.

- Xác định hệ số vận tốc gió theo độ cao:

Vị trí xây dựng công trình được xây dựng ở khu vực mà bề mặt công trình được bao
phủ và che chắn bởi các công trình với độ cao trung bình trên 15m thuộc địa hình IV nên có
chiều dài nhám z0=1 m, zmin= 10 m.

Hệ số vận tốc gió theo độ cao được xác định theo công thức:

với trường hợp 10m < z < zmax =200m

với trường hợp z ≤ 10m

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- Xác định áp lực gió theo độ cao:

Áp lực gió tiêu chuẩn chuẩn ứng với vùng IV được xác định như sau:

Hệ số áp lực gió theo chiều cao:

với 10 < z < zmax = 200m

với z ≤ 10

Áp lực gió theo độ cao được xác định theo công thức:

- Xác định hệ số Cf:


 Theo phương X: b=31,2 m, d=31,2 m.

 Dùng công thức 19d

 Theo phương Y: b=31,2 m, d=31,2 m.

 Dùng công thức 19d

+ Hệ số =1.0

+ Hệ số :

Vì chiều cao 15m<l=40,995m<50m  nên ta phải nội suy tuyến tính

 Độ mảnh theo phương X:

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Với trường hợp l=15:

Với trường hợp l=15:


 Theo công thức 19k Với


 Độ mảnh theo phương X:

Với trường hợp l=15:

Với trường hợp l=15:


 Theo công thức 19k Với


 Hệ số Cf:

Theo phương X:

Cf =2.1.0,9 =1,8

Theo phương Y:

- Cf =2.1.0,9 =1,8
- Xác định chiều cao tham chiếu ze, L(ze), Iv(ze).

Chiều cao tham chiếu ze được xác định theo công thức:

Ze =0,6.40,995=24,597 m.

với α = 0,67 + 0,05 ln(1) = 0,67

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

- Xác định hệ số địa hình (B2)

Theo phương X: b=31,2 m; h=40,995m.

Theo phương X: b=31,2 m; h=40,995m.

- Xác định hệ số phản ứng động (R2)

+ Vận tốc gió tại độ cao ze, vm(ze):

+ fL(Ze,n1x):

Theo phương dọc (phương X) mode 1, tầng số dao động thu được từ kết quả tính toán
phần mềm n1x=1,209 (Hz):

Theo phương dọc (phương Y) mode 1, tầng số dao động thu được từ kết quả tính toán phần

mềm n1y=1,642 (Hz):

+ Hàm mật độ phổ SL:

Theo phương X:

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Theo phương Y:

+ Hệ số :

Theo phương X:

Theo phương Y:

+ Hàm số khí động Rh, Rb:

Theo phương X:

Theo phương Y:

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

+ Hệ số giảm loga dao động δ:

Công trình thuộc dạng kết cấu nhà bê tông cốt thép → δs=0.1.

Theo phương X:

Theo phương Y:

+ Hệ số phản ứng động R2:

Theo phương X:

Theo phương Y:

- Xác định hệ số kp:

+ Hệ số vượt tần số v:

Theo phương X:

(Thỏa mãn điều kiện)

Theo phương Y:

(Thỏa mãn điều kiện)

+ Hệ số kp:

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Theo phương X:

Theo phương Y:

- Xác định hệ số Cs, Cd

Theo phương X:

Theo phương Y:

- Xác định áp lực gió động tác động lên công trình vào mặt ngoài công trình

Lực gió áp dụng vào mặt ngoài công trình được xác định theo công thức:

 Kết quả tính toán

Bảng kết quả tính toán gió tác dụng theo phương X, phương Y:

Bảng 3.16. Lực tác dụng theo phương X

Bảng 3.17. Lực tác dụng theo phương Y

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS. Đặng Công Thuật – TS. Đinh Ngọc Hiếu
CAPSTONE PROJECT ThS. Nguyễn Duy Mỹ

Hình 3.6. Tải trọng gió tác dụng theo phương X và phương Y
3.3.4. Tải trọng động đất:

Thiết kế động đất theo Tiêu chuẩn EC8 EN 1998-1-1:2004 [7]

Vị trí công trình: Tottenham Island, London, UK.

Khu vực 2 có gia tốc nền ag=0,02g < 0,04g m/s2. Công trình thuộc khu vực động đất
rất yếu.

Kết luận: Vậy không cần áp dụng Tiêu chuẩn EN 1998-1-1:2004 lên tính toán công
trình.

Hình 3.7. Bảng đồ phân vùng động đất ở Anh

3.4. Tổ hợp tải trọng:

Tổ hợp tải trọng với mục đích tìm ra trường hợp gây bất lợp nhất cho toàn bộ kết cấu.
Tổ hợp được lấy theo Tiêu chuẩn Eurocode 2.

Bảng 3.18. Bảng tổ hợp tải trọng công trình

NHÓM 2: Võ Đình Hữu – Nguyễn Văn Lê – Đoàn Đại Nhân Trang

You might also like