You are on page 1of 18

KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

CÔNG THỨC GIẢI NHANH VỀ NST


Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
GROUP VIP SINH 2020 CỦA TS. PHAN KHẮC NGHỆ

Công thức số 1:
Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình
thường.
- Phép lai giữa hai cơ thể tứ bội sẽ sinh ra đời con có số loại kiểu gen = tổng số loại giao tử của hai giới –
1.
- Phép lai giữa cơ thể tứ bội với cơ thể lưỡng bội sẽ sinh ra đời con có số loại kiểu gen = tổng số loại giao
tử của hai giới – 1.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Hãy
xác định số loại kiểu gen của các phép lai sau:
a) ♂AAaa × ♀Aaaa. b) ♂AAAa × ♀Aaaa.
Hướng dẫn giải:
a) Ở phép lai ♂AAaa × ♀Aaaa, đực có 3 loại giao tử; cái có 2 loại giao tử  Số loại kiểu gen ở đời con = 3 +
2 -1 = 4 kiểu gen.
b) Ở phép lai ♂AAAa × ♀Aaaa, đực có 2 loại giao tử; cái có 2 loại giao tử  Số loại kiểu gen ở đời con = 2 +
2 -1 = 3 kiểu gen.
Ví dụ 2: Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Hãy
xác định số loại kiểu gen của các phép lai sau:
a) ♂AAaa × ♀Aa. b) ♂AAaaBBBb × ♀aaBb.
Hướng dẫn giải:
a) Ở phép lai ♂AAaa × ♀Aa, đực có 3 loại giao tử; cái có 2 loại giao tử  Số loại kiểu gen ở đời con = 3 + 2 -
1 = 4 kiểu gen.
b) ♂AAaaBBBb × ♀aaBb = (♂AAaa × ♀aa)(♂BBBb × ♀Bb).
- Tính số loại kiểu gen của từng cặp lai:
+ ♂AAaa × ♀aa sinh ra đời con có số loại kiểu gen = 3 + 1 – 1 = 3 kiểu gen.
+ ♂BBBb × ♀Bb sinh ra đời con có số loại kiểu gen = 2 + 2 – 1 = 3 kiểu gen.
- Tính số kiểu gen của cả bài toán = 3×3 = 9 kiểu gen.
Ví dụ 3: Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Hãy
xác định số loại kiểu gen của các phép lai sau:
a) ♂AAaaBBbb × ♀Aaaabbbb. b) ♂AAAaBbbb × ♀AAaabbbb.
Hướng dẫn giải:
a) ♂AAaaBBbb × ♀Aaaabbbb = (♂AAaa × ♀Aaaa)(♂BBbb × ♀bbbb).
- Tính số loại kiểu gen của từng cặp lai:
+ ♂AAaa × ♀Aaaa sinh ra đời con có số loại kiểu gen = 3 + 2 – 1 = 4 kiểu gen.
+ ♂BBbb × ♀bbbb sinh ra đời con có số loại kiểu gen = 3 + 1 – 1 = 3 kiểu gen.
- Tính số kiểu gen của cả bài toán = 4×3 = 12 kiểu gen.
b) ♂AAAaBbbb × ♀AAaabbbb = (♂AAAa × ♀AAaa)(Bbbb × ♀bbbb).
- Tính số loại kiểu gen của từng cặp lai:

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
+ ♂AAAa × ♀AAaa sinh ra đời con có số loại kiểu gen = 2 + 3 – 1 = 4 kiểu gen.
+ ♂Bbbb × ♀bbbb sinh ra đời con có số loại kiểu gen = 2 + 1 – 1 = 2 kiểu gen.
- Tính số kiểu gen của cả bài toán = 4×2 = 8 kiểu gen.
Công thức số 2:
Một loài có bộ NST 2n và có các đột biến lệch bội thì:
- Số loại thể một = số loại thể ba = số loại thể bốn = số loại thể không = n.
2 n  (n  1)
- Số loại thể một kép = số loại thể ba kép = số loại thể bốn kép = số loại thể không kép = C n = .
2
Chứng minh:
- Bộ NST của loài là 2n thì sẽ có n cặp NST.
- Thể một là những đột biến xảy ra ở một cặp NST.
Như vậy, trong n cặp NST thì đột biến xảy ra ở 1 cặp NST cho nên = C1n = n.
Tương tự, số loại thể ba = C1n = n. Số loại thể bốn = C1n = n.
- Thể một kép là những đột biến xảy ra ở 2 cặp NST trong tổng số n cặp NST.
n  (n  1)
Trong n cặp có 2 cặp bị đột biến thì = C2n = .
2
n  (n  1)
Tương tự, số loại thể ba kép = .
2
Ví dụ vận dụng: Một loài thực vậy có bộ NST 2n = 24.
a) Trong loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại thể ba?
b) Trong loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại thể một kép?
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Số loại thể ba = n = 12.
n  (n  1)
b)Số loại thể một kép = = 12×(12+1)/2 = 78.
2

Công thức số 3:
- Cơ thể tứ bội nếu giảm phân tạo được giao tử lưỡng bội thì giao tử là các cạnh và các đường chéo của
tứ giác.
- Cơ thể lệch bội thể ba (2n+1) nếu giảm phân tạo được giao tử thì giao tử là các cạnh và các đỉnh của
tam giác.
Chứng minh:
a. Giao tử của cơ thể tứ bội
A A
Ở cơ thể tứ bội (4n), NST tồn tại thành các bộ bốn, khi giảm phân bình thường thì sẽ phân
li cho giao tử 2n. Vì vậy nếu bố trí các gen của cơ thể thành tứ giác thì giao tử sẽ là các cạnh
và đường chéo của tứ giác đó.
1 4 1
Ví dụ cơ thể tứ bội AAaa sẽ cho các loại giao tử là: AA, Aa, aa
6 6 6
b. Giao tử của cơ thể tam bội. a a
Ở cơ thể tam bội (3n), NST tồn tại thành bộ 3 chiếc nên khi giảm phân thì 2 chiếc đi về A
giao tử thứ nhất, chiếc còn lại đi về giao tử thứ 2, do đó sẽ phân li cho giao tử 2n và giao tử n.
Nếu bố trí các gen của cơ thể thành các đỉnh của tam giác thì giao tử sẽ là các đỉnh và cạnh
của tam giác đó.
A a

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
1 2 2 1
Ví dụ cơ thể tam bội AAa sẽ cho các loại giao tử là: AA; Aa; A; a.
6 6 6 6
Ví dụ vận dụng: Hãy xác định giao tử của cơ thể sau:
a) Cơ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa.
b) Cơ thể tam bội có kiểu gen Aaa.
Hướng dẫn:
a) Kẻ hình tứ giác thì chúng ta sẽ xác định được cơ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa sẽ sinh ra 2 loại giao tử là 3Aa :
3aa = 1/2Aa : 1/2aa.
b) Kẻ hình tam giác thì chúng ta sẽ xác định được cơ thể tam bội có kiểu gen Aaa sẽ sinh ra 4 loại giao tử là 1A
: 2a : 2Aa : 1aa = 1/6A : 2/6a : 2/6Aa : 1/6a.
- Sắp xếp các gen của cơ thể tam bội thành các đỉnh của một tam giác, giao tử của cơ thể tam bội là
các đỉnh và các cạnh của tam giác đó.
- Sắp xếp các gen của cơ thể tứ bội thành đỉnh của một tứ giác, giao tử của cơ thể tứ bội là các cạnh và
đường chéo của tứ giác đó.

Công thức số 4:
Trong trong trường hợp, chỉ có 2 alen là A và a.
Phép lai giữa hai cơ thể tứ bội thì tính tỉ lệ kiểu hình ở đời con bằng cách:
Bước 1: Kẻ hình tứ giác để tìm tỉ lệ các loại giao tử. Suy ra tỉ lệ của giao tử không mang alen trội.
Bước 2: Tính tỉ lệ của kiểu hình lặn = tỉ lệ giao tử lặn của đực x tỉ lệ giao tử lặn của cái.
Bước 3: Tỉ lệ của kiểu hình trội = 1 – tỉ lệ của kiểu hình lặn.
Giải thích công thức:
- Khi chỉ có 2 alen là alen trội và alen lặn thì đời con chỉ có tối đa 2 loại kiểu hình, trong đó có kiểu hình trội và
có kiểu hình lặn.
- Kiểu hình lặn là kiểu hình mà trong kiểu gen không có alen trội nào. Vì vậy, tỉ lệ của kiểu hình lặn = tích tỉ lệ
giao tử không mang alen trội của đực với tỉ lệ giao tử không mang alen trội của cái.
Ví dụ vận dụng: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Cơ thể tứ bội
giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.
a) Tiến hành phép lai: ♂AAaa × ♀Aaaa, thu được F1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1.
b) Tiến hành phép lai: ♂AaaaBBbb × ♀AAaabbbb, thu được F1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1.
Hướng dẫn giải:
a) Phép lai: ♂AAaa × ♀Aaaa, thu được F1.
Kẻ tứ giác thì ta có: Cơ thể AAaa có 3 loại giao tử là 1AA; 4Aa; 1aa. Suy ra giao tử aa chiếm tỉ lệ = 1/6.
Kẻ tứ giác thì ta có: Cơ thể Aaaa có 2 loại giao tử là 3Aa; 3aa. Suy ra giao tử aa chiếm tỉ lệ = 3/6 = 1/2.
Kiểu hình lặn (kiểu gen aaaa) chiếm tỉ lệ = 1/6 × 1/2 = 1/12.
 Kiểu hình trội (kiểu gen A---) chiếm tỉ lệ = 1 – 1/12 = 11/12.
 Tỉ lệ kiểu hình của phép lai là 11 trội : 1 lặn.
b) Phép lai: ♂AaaaBBbb × ♀AAaabbbb = (♂Aaaa × ♀AAaa)(♂BBbb × ♀bbbb).
- Ở cặp lai ♂Aaaa × ♀AAaa có tỉ lệ kiểu hình 11 trội : 1 lặn.
- Ở cặp lai ♂BBbb × ♀bbbb có tỉ lệ kiểu hình 5 trội : 1 lặn.
 Tỉ lệ kiểu hình của F1 = (11:1)(5:1) = 55:11:5:1.

Công thức số 5:
Trong trong trường hợp, gen có nhiều alen. Muốn tìm tỉ lệ kiểu hình đời con thì phải tìm tỉ lệ của từng
cụm tính trạng, sau đó suy ra tỉ lệ kiểu hình của mỗi tính trạng trong cụm đó.
Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một loài thực vật, xét gen A có 3 alen là A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 và A3; Alen
A2 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của phép
lai A1A2A3A3 × A2A2A3A3.
Cách xác định:
Bước 1: Viết giao tử của cơ thể tứ bội (kẻ tứ giác, giao tử là các cạnh và đỉnh của tứ giác)
A1 A2 A2 A2

Cơ thể A1A2A3A3 Cơ thể A2A2A3A3

A3 A3 A3 A3

Cơ thể A1A2A3A3 sinh ra 4 loại giao tử là 1A1A2; 2A1A3; 2A2A3; 1A3A3.


Cơ thể A2A2A3A3 sinh ra 3 loại giao tử là 1A2A2; 4A2A3; 1A3A3.
Bước 2: Xác định tỉ lệ kiểu hình:
Kiểu hình A3 (hoa trắng) có tỉ lệ = tỉ lệ giao tử A3A3 của đực × tỉ lệ giao tử A3A3 của cái =
1 1 1
=   .
6 6 36
Kiểu hình A2 (hoa vàng) có tỉ lệ = (kiểu hình A2 + kiểu hình A3) – kiểu hình A3.
Mà kiểu hình A2 + kiểu hình A3 = tỉ lệ giao tử (A2A2 + A2A3 + A3A3) của đực × tỉ lệ giao tử (A2A2 + A2A3 +
1 1
A3A3) của cái =  1  .
2 2
1 1 17
 Kiểu hình hoa vàng =   .
2 36 36
1 1
- Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ = 1 – tỉ lệ kiểu hình hoa vàng – kiểu hình hoa trắng = 1 - = .
2 2
Ví dụ 2: Một loài thực vật, xét gen A có 4 alen là A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2, A3 và A4;
Alen A2 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen A3 và A4; alen A3 quy định hoa hồng trội hoàn toàn so
với alen A4 quy định hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của phép lai A1A2A4A4 × A1A3A4A4.
Cách xác định:
Bước 1: Viết giao tử của cơ thể tứ bội (kẻ tứ giác, giao tử là các cạnh và đỉnh của tứ giác)
A1 A2 A1 A3

Cơ thể A1A2A4A4 Cơ thể A1A3A4A4

A4 A4 A4 A4

Cơ thể A1A2A4A4 sinh ra 4 loại giao tử là 1A1A2; 2A1A4; 2A2A4; 1A4A4.


Cơ thể A1A3A4A4 sinh ra 4 loại giao tử là 1A1A3; 2A1A4; 2A3A4; 1A4A4.
Bước 2: Xác định tỉ lệ kiểu hình:
Kiểu hình A4 (hoa trắng) có tỉ lệ = tỉ lệ giao tử A4A4 của đực × tỉ lệ giao tử A4A4 của cái =
1 1 1
=   .
6 6 36

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Kiểu hình A3 (hoa hồng) có tỉ lệ = (kiểu hình A3 + kiểu hình A4) – kiểu hình A4.
Mà kiểu hình A3 + kiểu hình A4 = tỉ lệ giao tử (A3A3 + A3A4 + A4A4) của đực × tỉ lệ giao tử (A3A3 + A3A4 +
1 1 1
A4A4) của cái =   .
6 2 12
1 1 2 1
 Kiểu hình hoa vàng =    .
12 36 36 18
Kiểu hình A2 (hoa vàng) có tỉ lệ = kiểu hình A2 + kiểu hình A3 + kiểu hình A4 – (kiểu hình A3 + kiểu hình A4)
Mà kiểu hình A2 + kiểu hình A3 + kiểu hình A4 = tỉ lệ giao tử (A2A2 + A2A3 + A2A4 + A3A3 + A3A4 + A4A4) của
1 1 1
đực × tỉ lệ giao tử tử (A2A2 + A2A3 + A2A4 + A3A3 + A3A4 + A4A4) của cái =   .
2 2 4
1 1 2 1
 Kiểu hình hoa vàng =    .
4 12 12 6
- Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ = 1 – tỉ lệ kiểu hình hoa vàng – kiểu hình hoa hồng - kiểu hình hoa trắng = 1 -
1 3
= .
4 4

Công thức số 6: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14, chỉ xét 1 cặp gen nằm trên NST số 1. Ta có bảng sau:
Kiểu gen của P Giảm phân của đực Giảm phân của cái Số loại KG
Không Đột biến
ĐB
♂AA × ♀aa Một số tế bào không Diễn ra bình thường 1 2
phân li ở giảm phân I
♂Aa × ♀Aa Một số tế bào không Diễn ra bình thường 3 4
phân li ở giảm phân I
♂Aa × ♀aa Một số tế bào không Diễn ra bình thường 2 2
phân li ở giảm phân I
♂aa × ♀Aa Một số tế bào không Diễn ra bình thường 2 4
phân li ở giảm phân I
♂Aa × ♀Aa Một số tế bào không Một số tế bào không 3 6
phân li ở giảm phân I phân li ở giảm phân I
Giải thích công thức:
- Ở phép lai: ♂AA × ♀aa, khi một số tế bào của cơ thể đực (cơ thể AA) không phân li thì cơ thể AA sẽ tạo ra 3
loại giao tử, đó là A, AA, O. Cơ thể cái (cơ thể aa) giảm phân bình thường sẽ tạo ra 1 loại giao tử là a.
Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra 1 kiểu gen không đột biến (kiểu gen Aa) và 2 kiểu gen đột biến (kiểu gen AAa và
kiểu gen a).
- Ở phép lai: ♂Aa × ♀Aa, khi một số tế bào của cơ thể đực (cơ thể Aa) không phân li thì cơ thể Aa sẽ tạo ra 4
loại giao tử, đó là A, a, Aa, O. Cơ thể cái (cơ thể Aa) giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử là A và a.
Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra 3 kiểu gen không đột biến (kiểu gen AA, Aa, aa) và 4 kiểu gen đột biến (kiểu gen
AAa, Aaa, A, a).
- Ở phép lai: ♂Aa × ♀aa, khi một số tế bào của cơ thể đực (cơ thể Aa) không phân li thì cơ thể Aa sẽ tạo ra 4
loại giao tử, đó là A, a, Aa, O. Cơ thể cái (cơ thể aa) giảm phân bình thường sẽ tạo ra 1 loại giao tử là a.
Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra 2 kiểu gen không đột biến (kiểu gen Aa, aa) và 2 kiểu gen đột biến (kiểu gen Aaa,
a).
- Ở phép lai: ♂aa × ♀Aa, khi một số tế bào của cơ thể đực (cơ thể aa) không phân li thì cơ thể aa sẽ tạo ra 3
loại giao tử, đó là a, aa, O. Cơ thể cái (cơ thể Aa) giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử là A và a.
Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra 2 kiểu gen không đột biến (kiểu gen Aa, aa) và 4 kiểu gen đột biến (kiểu gen AAa,
Aaa, A, a).
- Ở phép lai: ♂Aa × ♀Aa, khi một số tế bào của cơ thể đực (cơ thể Aa) không phân li thì cơ thể Aa sẽ tạo ra 4
loại giao tử, đó là A, a, Aa, O. Một số tế bào của cơ thể cái (cơ thể Aa) không phân li thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử
là A, a, Aa, O.
Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra 3 kiểu gen không đột biến (kiểu gen AA, Aa, aa) và 6 kiểu gen đột biến (kiểu gen
AAaa, AAa, Aaa, A, a, O).
Ví dụ vận dụng:
Ví dụ 1: Một phép lai ♂AaBB × ♀AaBb. Biết rằng trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào
có cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân
bình thường; Cơ thể cái giảm phân bình thường. F1 sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Hướng dẫn giải:
- Phân tích ♂AaBB × ♀AaBb = (♂Aa × ♀Aa)(♂BB × ♀Bb).
+ Cặp ♂Aa × ♀Aa có 1 số tế bào có Aa của đực không phân li trong giảm phân I cho nên sẽ sinh ra 3 kiểu gen
không đột biến, 4 kiểu gen đột biến.
+ Cặp ♂BB × ♀Bb phân li bình thường sẽ sinh ra 2 kiểu gen không đột biến.
- Số loại kiểu gen ở đời con = tích số loại kiểu gen của các cặp = (3+4) × 2 = 14 kiểu gen.
Ví dụ 2:
Một phép lai ♂AaBbdd × ♀AaBbDD. Biết rằng trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có
cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình
thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số tế bào có cặp DD không phân li trong giảm phân I,
giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. F1 sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu
gen?
Hướng dẫn giải:
- Phân tích ♂AaBbdd × ♀AaBbDD = (♂Aa × ♀Aa)(♂Bb × ♀Bb) (♂dd × ♀DD).
+ Cặp ♂Aa × ♀Aa có 1 số tế bào có Aa của đực không phân li trong giảm phân I cho nên sẽ sinh ra 3 kiểu gen
không đột biến, 4 kiểu gen đột biến.
+ Cặp ♂Bb × ♀Bb phân li bình thường sẽ sinh ra 3 kiểu gen không đột biến.
sinh ra 3 kiểu gen không đột biến, 4 kiểu gen đột biến.
+ Cặp ♂dd × ♀DD có 1 số tế bào có DD của cái không phân li trong giảm phân I cho nên sẽ sinh ra 1 kiểu gen
không đột biến, 2 kiểu gen đột biến.
- Số loại kiểu gen ở đời con = tích số loại kiểu gen của các cặp = (3+4) × 3 × (1+2) = 63 kiểu gen.

Công thức số 7:
Trong một phép lai có 3 cặp NST, nếu ở đực có một số tế bào bị đột biến ở cặp số 1; Ở cái có 1 số tế bào
bị đột biến ở cặp số 2 thì số loại KG ở đời con được tính = Số loại KG ở cặp số 1 × số loại KG ở cặp số 2 ×
số loại kiểu gen ở cặp số 3.
Giải thích công thức:
Vì các cặp NST phân li độc lập với nhau và đột biến ở cặp 1 xảy ra ở đực còn đột biến ở cặp 2 lại xảy ra ở cái
cho nên tất cả các kiểu gen có thể tổ hợp đồng thời với nhau. Khi các kiểu gen có thể tổ hợp đông thời thì số
loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của các cặp NST.
Ví dụ vận dụng: Một loài có bộ NST 2n = 6, trên mỗi cặp NST xét 1 cặp gen là Aa, Bb và Dd. Tiến hành phép
lai ♂AaBbDd × ♀AaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen
Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Trong quá trình giảm phân của cái, ở

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
một số tế bào có cặp NST mang cặp gen dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường;
Các cặp NST khác phân li bình thường. F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ghép theo từng cặp NST để tính số loại kiểu gen của mỗi cặp NST.
♂AaBbDd × ♀AaBbdd = (Aa × Aa)(Bb × Bb)(Dd × dd).
- Aa × Aa: Cặp NST này phân li bình thường nên số loại KG = 3.
- Bb × Bb: Cặp NST này có một số tế bào của đực (cặp Bb) không phân li nên nên sẽ tạo ra 3 KG không đột
biến và 4 kiểu gen đột biến.
- Dd × dd: Cặp NST này có một số tế bào của cái (cặp dd) không phân li nên nên sẽ tạo ra 2 KG không đột biến
và 4 kiểu gen đột biến.
Bước 2: Tích số kiểu gen của các cặp NST sẽ = số KG của phép lai = 3×(3+4)×(2+4) = 126.

Công thức số 8:
Trong một phép lai, nếu ở đực có một số tế bào bị đột biến ở cặp số 1; Ở cái có 1 số tế bào bị đột biến ở
cặp số 2; một số tế bào khác bị đột biến ở cặp số 3 thì số loại KG ở đời con được tính = Số loại KG ở cặp
số 1 × (số loại KG ở cặp số 2 × số loại kiểu gen ở cặp số 3 – số loại kiểu gen đột biến ở cặp số 2 × số loại
KG đột biến ở cặp số 3).
Giải thích công thức:
Ở cơ thể cái, có một số tế bào bị đột biến ở cặp NST số 2, có một số tế bào khác bị đột biến ở cặp NST số 3. Do
đó, không thể có kiểu gen đồng thời vừa đột biến ở cặp số 2 vừa đột biến ở cặp số 3 được. Vì vậy, số loại kiểu
gen do cặp số 2 và số 3 tạo ra = số KG ở cặp số 2 x số loại kiểu gen ở cặp số 3 – số kiểu gen đột biến ở cặp số 2
x số kiểu gen đột biến ở cặp số 3.
Còn cặp NST số 1 bị đột biến ở đực nên xảy ra độc lập với hai cặp NST số 2 và số 3. Vì vậy, số loại kiểu gen =
Số loại kiểu gen của cặp số 1 x số loại KG của cặp số 2, số 3.
Ví dụ vận dụng: Xét phép lai ♂AaBbdd × ♀AaBBDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của đực có 2% số tế
bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể
cái có 4% số tế bào có cặp NST Dd không phân ly trong giảm phân I và có 2% tế bào khác có cặp NST BB
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. F1
có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ghép theo từng cặp NST để tính số loại kiểu gen của mỗi cặp NST.
♂AaBbdd × ♀AaBBDd = (Aa × Aa)(Bb × BB)(dd × Dd).
- Aa × Aa: Cặp NST này có một số tế bào có cặp NST Aa của đực không phân li nên sinh ra loại 3 KG không
đột biến, 4 kiểu gen đột biến.
- Bb × BB: Cặp NST này có một số tế bào của cái (cặp BB) không phân li nên nên sẽ tạo ra 2 KG không đột
biến và 4 kiểu gen đột biến.
- dd × Dd: Cặp NST này có một số tế bào của cái (cặp Dd) không phân li nên nên sẽ tạo ra 2 KG không đột
biến và 2 kiểu gen đột biến.
Bước 2: Tích số kiểu gen của các cặp NST sẽ = số KG của phép lai =
= (3+4)×[(2+4)×(2+2) – 4 × 2] = 7×16 = 112.

Công thức số 9:
Một cơ thể lưỡng bội (bộ NST 2n) có x tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu trong quá
trình giảm phân, có y tế bào có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường thì sẽ sinh ra 3 loại giao tử:

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
y
- Loại giao tử không đột biến (có bộ NST n) chiếm tỉ lệ = 1  .
x
y
- Loại giao tử đột biến thừa 1 NST (giao tử n+1) chiếm tỉ lệ = .
2x
y
- Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST (giao tử n-1) chiếm tỉ lệ = .
2x
Chứng minh:
y
- Có x tế bào giảm phân, trong đó có y tế bào có đột biến thì tỉ lệ giao tử bị đột biến = .
x
y y
- Tỉ lệ giao tử đột biến = thì tỉ lệ giao tử không đột biến = 1  .
x x
- Trong số các giao tử đột biến thì có 2 loại là giao tử thừa một NST và giao tử thiếu một NST. Do đó, giao tử
y
thừa 1 NST (giao tử n+1) chiếm tỉ lệ .
2x
Ví dụ vận dụng:
Ví dụ 1: Một cơ thể lưỡng bội có 1000 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo giao tử. Giả sử trong quá trình
giảm phân có 20 tế bào có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào còn lại giảm phân bình thường. Hãy cho biết:
a) Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
y 20
Áp dụng Công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1   1   0,98 .
x 1000
b) Loại giao tử đột biến thừa 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng Công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử thừa 1 NST (giao tử n+1) chiếm tỉ lệ =
y 20
  0,01.
2x 2000
c) Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng Công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử thiếu 1 NST (giao tử n-1) chiếm tỉ lệ =
y 20
  0,01.
2x 2000
Ví dụ 2: Một cơ thể lưỡng bội có 500 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo giao tử. Giả sử trong quá trình
giảm phân có 40 tế bào có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào còn lại giảm phân bình thường. Hãy cho biết:
a) Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
y 40
Áp dụng Công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1   1   0,92 .
x 500
b) Loại giao tử đột biến thừa 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng Công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử thừa 1 NST (giao tử n+1) chiếm tỉ lệ =
y 40
  0,04 .
2x 1000
c) Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng Công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử thiếu 1 NST (giao tử n-1) chiếm tỉ lệ =
y 40
  0,04 .
2x 1000

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Công thức số 10:
Trong một phép lai, cơ thể đực xảy ra đột biến ở cặp NST số 1; Cơ thể cái xảy ra đột biến ở các cặp NST
khác thì:
- Tỉ lệ hợp tử không đột biến = giao tử đực không đột biến × giao tử cái không đột biến.
- Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1 – tỉ lệ hợp tử không đột biến.
Ví dụ vận dụng:
Ví dụ 1: Trong một phép lai ♂AaBbDd × ♀AabbDD. Biết rằng trong quá trình giảm phân của đực có 6% số tế
bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Các tế
bào còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân của cái có 4% tế bào có cặp NST mang cặp gen DD
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường.
Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử đột biến với tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Giao tử đực không đột biến có tỉ lệ = 1 – 0,06 = 0,94.
- Giao tử cái không đột biến có tỉ lệ = 1 – 0,04 = 0,96.
- Hợp tử không đột biến có tỉ lệ = 0,94 × 0,96 = 0,9024.
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,9024 = 0,0976 = 9,76%.
Ví dụ 2: Trong một phép lai ♂AabbDd × ♀AaBBDd. Biết rằng trong quá trình giảm phân của đực có 2% số tế
bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Các tế
bào còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân của cái có 8% tế bào có cặp NST mang cặp gen BB
không phân li trong giảm phân I; có 4% tế bào khác có cặp Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử đột biến với tỉ
lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Giao tử đực không đột biến có tỉ lệ = 1 – 0,02 = 0,98.
- Giao tử cái không đột biến có tỉ lệ = 1 – 0,08 – 0,04 = 0,88.
- Hợp tử không đột biến có tỉ lệ = 0,98 × 0,88 = 0,8624.
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,8624 = 0,1376 = 13,76%.

Công thức số 11:


Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n. Giả sử có một thể đột biến ở m cặp NST (trong đó mỗi cặp chỉ bị đột
biến ở 1 NST). Nếu thể đột biến này giảm phân bình thường thì:
m
1
- Tỉ lệ giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ =   .
2
m
1
- Tỉ lệ giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ = 1 -   .
2
m
1
- Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ = m.  .
2
m
1
- Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở x NST chiếm tỉ lệ = C .  .
x
m
2
Chứng minh:
- Có bộ NST lưỡng bội 2n nhưng chỉ bị đột biến ở m cặp NST, vì vậy tỉ lệ giao tử phụ thuộc vào m cặp NST
này.
- Ở các cặp NST bị đột biến, mỗi cặp chỉ bị đột biến ở 1 NST nên được xem là đột biến ở thể dị hợp.

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
m
1
a) Chứng minh tỉ lệ giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ =   .
2
- Ở mỗi cặp NST bị đột biến, khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử, đó là giao tử mang NST không đột biến
(chiếm tỉ lệ = 1/2) và giao tử mang NST đột biến (chiếm tỉ lệ = 1/2).
m
1
- Ở m cặp NST bị đột biến, giao tử không bị đột biến về tất cả các NST sẽ chiếm tỉ lệ =  
2
m
1
b) Chứng minh tỉ lệ giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ = 1 -   .
2
- Khi giảm phân sẽ sinh ra 2 loại giao tử là giao tử đột biến và giao tử không đột biến. Tổng của hai loại giao tử
này chiếm tỉ lệ = 100%.
m m
1 1
- Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ =   thì giao tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1    .
2 2
m
1
c) Chứng minh tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ = m.  .
2
- Với m cặp NST bị đột biến ở dạng dị hợp thì giao tử đột biến ở 1 NST sẽ có m trường hợp.
m
1
- Với mỗi trường hợp sẽ có tỉ lệ giao tử =   .
2
m
1
 Tỉ lệ giao tử đột biến ở một NST = m.  .
2
m
1
d) Chứng minh tỉ lệ giao tử bị đột biến ở x NST chiếm tỉ lệ = C .  .
x
m
2
- Với m cặp NST bị đột biến ở dạng dị hợp thì giao tử đột biến ở x NST sẽ có tổ hợp chập x của m phần tử =
x
Cm .
m
1
- Với mỗi trường hợp sẽ có tỉ lệ giao tử =   .
2
m
1
 Tỉ lệ giao tử đột biến ở một NST = C .  .
x
m
2
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến
mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST
của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì hãy cho biết:
a) Tỉ lệ giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 4 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử không bị đột biến
4
1 1
=   .
 2  16
b) Tỉ lệ giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 4 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử bị đột biến = 1 -
4
 1  15
   .
 2  16
c) Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 4 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1
4
1 1
NST = 4.   .
2 4
d) Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 4 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3
4
1 1
NST = C34 .   .
2 4
Ví dụ 2: Một loài có bộ NST 2n = 10. Giả sử có một thể đột biến ở 3 cặp NST, trong đó cặp số 2 bị đột biến lặp
đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 4 bị đột biến mất đoạn ở một NST. Nếu quá trình
giảm phân diễn ra bình thường thì hãy cho biết:
a) Tỉ lệ giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 3 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử không bị đột biến
3
1 1
=   .
2 8
b) Tỉ lệ giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 3 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử bị đột biến = 1 -
3
1 7
   .
2 8
c) Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 3 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1
3
1 3
NST = 3.   .
2 8
d) Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Theo Công thức số giải nhanh, ta có ở bài toán này có 3 cặp NST bị đột biến  Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3
3
1 1
NST = C33 .   .
2 8
Công thức số 12.
Một loài thực vật có bộ NST 2n. Một thể đột biến cấu trúc NST ở m cặp, trong đó mỗi cặp chỉ đột biến ở
1 NST. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường và cơ thể này tự thụ phấn thì:
- Ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = (1/4)m.
- Ở F1, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 - (1/4)m.
- Ở F1, hợp tử đột biến ở 1 NST hoặc 1 cặp NST chiếm tỉ lệ = .
Chứng minh:
Mỗi cặp NST chỉ đột biến ở 1 NST. Như vậy, có thể kí hiệu các cặp NST này là AaBbDd.…
Các cặp NST không đột biến thì có thể được kí hiệu là MMPPQQKK……
- Do đó, khi có m cặp NST bị đột biến ở dạng dị hợp thì khi tự thụ phấn, đời con sẽ có tỉ lệ hợp tử không đột
biến (AABBDD…) chiếm tỉ lệ = (1/4)m. Nguyên nhân là vì, ở mỗi cặp NST đột biến, khi tự thụ phấn thì đời
con sẽ có tỉ lệ kiểu gen không đột biến (AA) chiếm tỉ lệ = 1/4.
- Vì hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = (1/4)m cho nên hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – (1/4)m.
- Hợp tử đột biến ở 1 hoặc 1 cặp NST có tỉ lệ = C1m . 3/4 . (1/4)m-1 = .
Ví dụ vận dụng: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến cấu trúc NST ở 5 cặp, trong đó mỗi
cặp chỉ đột biến ở 1 NST. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường và cơ thể này tự thụ phấn thu được F1.

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
a) Ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu? = (1/4)m.
b) Ở F1, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu? = 1 - (1/4)m.
c) Ở F1, hợp tử đột biến ở 1 hoặc 1 cặp NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu? = .
Hướng dẫn giải:
Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = (1/4)m = (1/4)5 = 1/1024.
b) Ở F1, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 - (1/4)m = 1 – 1/1024 = 1023/1024.
c) Ở F1, hợp tử đột biến ở 1 NST hoặc 1 cặp NST chiếm tỉ lệ = = = 15/1024.

Công thức số 13 (Tính số tế bào đột biến)


Một tế bào có bộ NST 2n tiến hành nguyên phân k lần. Ở lần nguyên phân thứ m, có 1 tế bào có tất cả
các NST không phân li tạo ra tế bào 4n. Sau đó tất cả các tế bào con đều tiếp tục nguyên phân bình
thường đã tạo ra x tế bào có bộ NST 2n và y tế bào có bộ NST 4n.
- Số lần nguyên phân = log2(x+2y).
- Đột biến xảy ra ở thời điểm m = log2(x+2y) – log2y.
- Số NST mà môi trường cung cấp = 2n.(2k – 1).
- Số NST có trong các tế bào đột biến = 4n.y
Chứng minh:
- Số NST có trong các tế bào con = 2n.2k = x.2n + y.4n
 2k = x + 2y.  k = log2(x+2y).
- Từ 1 tế bào đột biến đã sinh ra y tế bào đột biến.
 Số lần nguyên phân của tế bào đột biến = log2y.
 Thời điểm bị đột biến = tổng số lần nguyên phân – số lần nguyên phân của tế bào đột biến
= k - log2y = log2(x+2y) – log2y.
- Số NST mà môi trường cung cấp được tính theo số lần nhân đôi của NST = (2k – 1).2n
Ví dụ vận dụng: Một tế bào của cơ thể có bộ NST 2n = 20 tiến hành nguyên phân 5 lần. Ở một lần nguyên
phân nào đó, có 1 tế bào bị rối loạn phân li NST, tất cả các NST không phân li tạo ra tế bào 4n. Sau đó tất cả
các tế bào con đều tiếp tục nguyên phân bình thường đã tạo ra 4 tế bào tứ bội. Hãy xác định:
a) Đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ mấy?
b) Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Đột biến xảy ra ở thời điểm m = 5 – log2y = 5 – log24 = 5 - 2 = 3.
Vậy, ở lần nguyên phân thứ 3 thì có 1 tế bào bị rối loạn phân li NST.
b) Số NST mà môi trường cung cấp = 2n.(2k – 1) = 20 . (25 – 1) = 630.

Công thức số 14. (Tính tỉ lệ tế bào bị đột biến lệch bội)


Ban đầu có a tế bào tiến hành nguyên phân. Ở lần nguyên phân thứ k có 1 tế bào có 1 NST kép không
phân li thì kết thúc nguyên phân, tế bào đột biến chiếm tỉ lệ = .
Chứng minh:
- Ở lần nguyên phân thứ k, số tế bào tiến hành nguyên phân = a.2k-1. Sau khi hoàn thành giai đoạn nguyên phân
ở lần thứ k thì:
+ Số tế bào đột biến = 2.
+ Tổng số tế bào = a.2k.
Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
- Các tế bào con tiếp tục nguyên phân thêm m lần nữa thì:
+ Số tế bào đột biến = 2.2m.
+ Tổng số tế bào = a.2k+m.
 Trong tổng số các tế bào con được sinh ra, tế bào đột biến chiếm tỉ lệ = .
Ví dụ vận dụng:
Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, có 10 tế bào của 1 cơ thể tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần. Ở lần nguyên
phân thứ 3, có 1 tế bào bị rối loạn phân li NST, có 1 NST hép không phân tạo ra tế bào 2n+1 và tế bào 2n-1.
Kết thúc quá trình nguyên phân, tế bào đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có tế bào đột biến chiếm tỉ lệ = = = .
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, có 5 tế bào của 1 cơ thể tiến hành nguyên phân liên tiếp 7 lần. Trong quá trình
nguyên phân, có 1 tế bào bị rối loạn phân li NST, có 1 NST hép không phân tạo ra tế bào 2n+1 và tế bào 2n-1.
Kết thúc quá trình nguyên phân, tế bào đột biến chiếm tỉ lệ 10%. Đột biến đã xảy ra ở lần nguyên phân thứ
mấy?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có tế bào đột biến chiếm tỉ lệ 10% = = .
 5.2k = 20.  k = 2.
Vậy, đột biến đã xảy ra ở lần nguyên phân thứ 2.

Công thức số 15.


Một tế bào tiến hành nguyên phân. Trong quá trình nguyên phân có 1 tế bào mẹ bị rối loạn phân li NST,
tạo ra tế bào 4n. Sau đó tất cả các tế bào đều tiếp tục nguyên phân tạo ra x tế bào lưỡng bội và y tế bào
tứ bội.
- Số lần nguyên phân = log2( )
.
( )
- Thời điểm xảy ra đột biến = log2 - log2( ).
Chứng minh:
- Nếu không xảy ra đột biến thì y tế bào tứ bội sẽ trở thành 2y tế bào lưỡng bội.
 Số tế bào được tạo ra = x + 2y.
Gọi k là số lần nguyên phân thì ta có 2k = x + 2y.
Tiến hành logarit cơ số 2 cả 2 vế ta được log22k = log2(x+2y).
Vì log22k = k. Cho nên suy ra k = log2(x+2y)
- Có y tế bào tứ bội nên tế bào tứ bội này đã tiến hành số lần nguyên phân = log2y.
 Thời điểm xảy ra đột biến = log2(x+2y) - log2y.
Ví dụ vận dụng: Một tế bào của một cơ thể tiến hành nguyên phân. Trong quá trình nguyên phân có 1 tế bào bị
rối loạn phân li NST tạo ra tế bào tứ bội (4n). Kết quả của quá trình nguyên phân đã tạo ra 112 tế bào lưỡng bội
và 8 tế bào tứ bội.
a) Hãy xác định số lần nguyên phân.
b) Đột biến đã xảy ra ở lần nguyên phân thứ mấy?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Số lần nguyên phân = log2(x+2y) = log2(112+2.8) = log2(128) = 7.
b) Thời điểm xảy ra đột biến = log2(x+2y) - log2y = 7 – log28 = 7 – 3 = 4.
Như vậy, đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ 4.

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Công thức số 16.
Có a tế bào của một cơ thể tiến hành nguyên phân. Trong quá trình nguyên phân có 1 tế bào mẹ bị rối
loạn phân li NST, tạo ra tế bào 4n. Sau đó tất cả các tế bào đều tiếp tục nguyên phân tạo ra x tế bào
lưỡng bội và y tế bào tứ bội.
- Số lần nguyên phân = log2( )
.
- Thời điểm xảy ra đột biến = log2( )
- log2(y).
Chứng minh:
- Nếu không xảy ra đột biến thì y tế bào tứ bội sẽ trở thành 2y tế bào lưỡng bội.
 Số tế bào được tạo ra = x + 2y.
Gọi k là số lần nguyên phân thì ta có a.2k = x + 2y.  2k =
Tiến hành logarit cơ số 2 cả 2 vế ta được log22k = log2( )
.
Vì log22k = k. Cho nên suy ra k = log2( )
.
- Có y tế bào tứ bội nên tế bào tứ bội này đã tiến hành số lần nguyên phân = log2y.
 Thời điểm xảy ra đột biến = log2( )
- log2y.
Ví dụ vận dụng: Có 8 tế bào của một cơ thể tiến hành nguyên phân. Trong quá trình nguyên phân có 1 tế bào
bị rối loạn phân li NST tạo ra tế bào tứ bội (4n). Kết quả của quá trình nguyên phân đã tạo ra 504 tế bào lưỡng
bội và 4 tế bào tứ bội.
a) Hãy xác định số lần nguyên phân.
b) Đột biến đã xảy ra ở lần nguyên phân thứ mấy?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Số lần nguyên phân = log2( )
= log2( )
= log2(64) = 6.
b) Thời điểm xảy ra đột biến = log2( )
- log2y = 6 – log24 = 6 – 2 = 4.
Như vậy, đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ 4.

Công thức số 17.


Một tế bào có bộ NST 2n tiến hành nguyên phân đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương x
NST. Biết rằng ở một lần nguyên phân nào đó đã có 1 tế bào có tất cả các NST kép không phân li. Trong
số các tế bào con được sinh ra, các tế bào đột biến có tổng số y NST.
- Thời điểm xảy ra đột biến = log2( +1) - log2( ).
- Số tế bào không đột biến
Chứng minh:
- Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân = 2n.(2k – 1) = x.
 2k – 1 .  2k = + 1.  k = log2( +1).
m
- Số NST có trong các tế bào đột biến = 4n.(2 ) = y.
Tế bào đột biến đã tiến hành nguyên phân số lần = log2( ).
 Thời điểm xảy ra đột biến = log2( +1) - log2( ).
- Tổng số NST có trong các tế bào = x + 2n.
 Số NST có trong các tế bào không đột biến = x + 2n – y.
 Số tế bào không đột biến = tổng số NST : 2n = =

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Ví dụ vận dụng: Một tế bào của cơ thể 2n = 10 tiến hành nguyên phân một số lần đã cần môi trường cung cấp
nguyên liệu tương đương 310 NST. Trong quá trình nguyên phân, có 1 tế bào xảy ra rối loạn phân li NST tạo ra
tế bào 4n. Kết thúc quá trình nguyên phân, trong các tế bào đột biến có tổng số 160 NST.
a) Đột biến đã xảy ra ở lần nguyên phân thứ mấy?
b) Có bao nhiêu tế bào không đột biến?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Thời điểm xảy ra đột biến = log2( +1) - log2( ) = log2( +1) - log2( ) = 5 – 3 = 2.
Như vậy, đột biến xảy ra ở 1 tế bào trong lần nguyên phân thứ hai.
b) Số tế bào không đột biến = = 16 (tế bào).

Công thức số 18:


- Một loài có bộ NST 2n, trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen thì số loại kiểu gen ở các đột biến lệch
n 1
bội thể một của loài này là = 3  2n.
- Một loài có bộ NST 2n, trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen thì số loại kiểu gen ở các đột biến lệch
n 1
bội thể ba của loài này là = 3  4n.
Chứng minh:
n 1
a) số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một của loài này là = 3  2n.
- Trên mỗi cặp NST xét 1 cặp gen thì mỗi cặp NST sẽ có số loại kiểu gen = 3.
- Vì đột biến thể một, cho nên có 1 cặp NST bị đột biến, số cặp NST không bị đột biến là n-1 cặp.  Số loại
kiểu gen ở các cặp NST này = 3n-1.
- Ở cặp NST bị đột biến dạng thể một thì sẽ có 2 kiểu gen. (Giải thích: Vì ở dạng thể một, NST chỉ có 1 chiếc,
do đó với 1 gen có 2 alen là A và a thì chỉ có 2 kiểu gen là kiểu gen A và kiểu gen a).
- Loài có bộ NST 2n thì số loại đột biến thể một = C n  n.
1

n 1 n 1
 Số kiểu gen = 3  Cn  2 = 3  2  n.
1

n 1
b) số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể ba của loài này là = 3  4n.
- Trên mỗi cặp NST xét 1 cặp gen thì mỗi cặp NST sẽ có số loại kiểu gen = 3.
- Vì đột biến thể một, cho nên có 1 cặp NST bị đột biến, số cặp NST không bị đột biến là n-1 cặp.  Số loại
kiểu gen ở các cặp NST này = 3n-1.
- Ở cặp NST bị đột biến dạng thể bathì sẽ có 4 kiểu gen. Vì ở dạng thể ba, NST có 3 chiếc, do đó với 1 gen có 2
alen là A và a thì sẽ có 4 kiểu gen là kiểu gen AAA, kiểu gen AAa, kiểu gen Aaa và kiểu gen aaa.
- Loài có bộ NST 2n thì số loại đột biến thể một = C n  n.
1

n 1 n 1
 Số kiểu gen = 3  Cn  4 = 3  4n.
1

Ví dụ vận dụng:
Ví dụ 1: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Giả sử trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen.
a) Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một của loài này là bao nhiêu?
n 1 7 1
Áp dụng công thức, ta có số loại kiểu gen = 3  2n  3  14  14  3 .
6

b) Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể ba của loài này là bao nhiêu?
n 1 7 1
Áp dụng công thức, ta có số loại kiểu gen = 3  4n  3  28  28  3 .
6

Ví dụ 2: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen.
a) Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một của loài này là bao nhiêu?

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
n 1 12 1
Áp dụng công thức, ta có số loại kiểu gen = 3  2n  3  24  24  3 .
11

b) Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể ba của loài này là bao nhiêu?
n 1 12 1
Áp dụng công thức, ta có số loại kiểu gen = 3  4n  3  48  48  311.

Công thức số 19:


Mỗi gen một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; xét n cặp gen phân li độc lập. Trong loài có các đột
biến thể một.
- Số loại kiểu gen quy định kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng = n + 1.
- Số loại KG quy định KH trội về tất cả các tính trạng = 2n-1. (n+2).
- Số loại KG quy định KH trội về 1 tính trạng = n.(2n+1).
Chứng minh:
a) Số loại kiểu gen quy định kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng = n+1 là vì ở các thể lưỡng bội có 1 kiểu gen;
ở các thể một có n kiểu gen.
b) Số loại KG quy định KH trội về tất cả các tính trạng = 2n-1. (n+2).
- Ở các cơ thể không đột biến (cơ thể lưỡng bội) thì kiểu hình có n tính trạng sẽ có số kiểu gen = 2n.
- Ở các thể đột biến (thể một) thì kiểu hình có n tính trạng sẽ có số kiểu gen = n.2n-1.
Vì: Số loại đột biến thể một = C1n = n.
Ở mỗi dạng thể một, với kiểu hình có n tính trạng trội thì có số kiểu gen = 2n-1 × 1 = 2n-1.
 Số loại kiểu gen = n × 2n-1.
 Trong loài, tổng số kiểu gen quy định kiểu hình có n tính trạng trội =2n + n.2n-1 = 2n-1.(n+2)
c) Số loại KG quy định KH trội về 1 tính trạng = n.(2n+1).
- Ở các cơ thể không đột biến (cơ thể lưỡng bội) thì kiểu hình có 1 tính trạng sẽ có số kiểu gen = C1n . 21 = 2n.
- Ở các thể đột biến (thể một) thì kiểu hình có 1 tính trạng trội sẽ có số kiểu gen = C1n .(1+2n-2).
Vì: Số loại đột biến thể một = C1n = n.
Ở mỗi dạng thể một, nếu gen thể một mang kiểu hình trội thì kiểu hình đó chỉ có 1 kiểu gen. Nếu gen thể một
mang kiểu hình lặn thì kiểu hình đó sẽ có C1n-1 ×21 = 2.(n-1) = 2n-2.
 Số loại kiểu gen ở các đột biến thể một = n × (1 + 2n – 2) = n × (2n – 1).
 Trong loài, tổng số kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội =
= 2n + n × (2n – 1) = n.(2n+1).
Ví dụ vận dụng: Một loài thực vật, xét 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST khác nhau, mỗi cặp gen quy định một
cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong loài xuất hiện các đột biến lệch bội thể một ở các cặp NST khác
nhau.
a) Ở các đột biến thể một, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 5 tính trạng trội?
b) Ở trong loài, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 5 tính trạng trội?
c) Ở các đột biến thể một, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội?
d) Ở trong loài, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Ở các đột biến thể một, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 5 tính trạng trội =
= n.2n-1 = 5 × 25-1 = 5 × 16 = 80 kiểu gen.
b) Ở trong loài, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 5 tính trạng trội =
2n-1.(n+2) = 25-1 × (5+2) = 5 × 16 = 80 kiểu gen.
c) Ở các đột biến thể một, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội =
= n × (2n – 1) = 5 × (10 – 1) = 45.
d) Ở trong loài, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội =
Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
= n.(2n+1) = 5.(10+1) = 55.

Công thức số 20:


Mỗi gen một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; xét n cặp gen phân li độc lập. Trong loài có các đột
biến thể ba.
- Số loại kiểu gen quy định kiểu hình có n tính trạng trội = 2n-1. (3n+2).
- Số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội = 2n + n.(2n+1) = n.(2n+3).
Chứng minh công thức:
a) Số loại kiểu gen quy định kiểu hình có n tính trạng trội = 2n + n.3.2n-1 = 2n-1. (3n+2).
- Ở các cá thể không đột biến, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có n tính trạng trội = 2n.
- Ở các thể đột biến (thể ba), số loại kiểu gen quy định kiểu hình có n tính trạng trội = 3n.2n-1.
Giải thích:
+ Loài này có bộ NST 2n thì số loại thể ba = C1n = n.
+ Ở mỗi thể ba, NST có bị đột biến (có 3 chiếc) thì có 3 KG quy định kiểu hình trội (AAA, AAa, Aaa); Các cặp
NST còn lại, mỗi cặp có 2 KG quy định kiểu hình trội (BB, Bb).  Mỗi thể ba có số kiểu gen quy định kiểu
hình trội về n tính trạng = 3.2n-1.
 Ở tất cả các đột biến thể ba có số kiểu gen = n.3.2n-1.
 Trong loài có tổng số kiểu gen quy định kiểu hình trội về n tính trạng =
= 2n + n.3.2n-1 = 2n-1. (3n+2).
b) Số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội = n.(2n+3).
- Ở các cá thể không đột biến, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội = 2n.
Giải thích: Vì trong tổng số n tính trạng, chỉ có 1 tính trạng trội sẽ có số trường hợp = C1n = n.
Với mỗi trường hợp, số kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trôi = 2×1n-1 = 2.
 Tổng số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng = n.2 = 2n.
- Ở các thể đột biến (thể ba), số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội =
= n. (2n+1).
Giải thích:
+ Loài này có bộ NST 2n thì số loại thể ba = C1n = n.
+ Ở mỗi thể ba, vì chỉ có 1 tính trạng trội nên xảy ra 2 trường hợp.
Trường hợp 1: NST đột biến có kiểu hình trội.  NST này sẽ có 3 kiểu gen là AAA, AAa, Aaa.
Trường hợp 2: NST đột biến có kiểu hình lặn.  NST này sẽ có 1 kiểu gen là aaa. Khi đó, kiểu hình trội sẽ
thuộc về 1 cặp NST trong tổng số (n-1) cặp NST còn lại = C1n-1 . 2 = 2.(n-1)
 Cả hai trường hợp 1 và 2 có tổng số kiểu gen của mỗi thể ba = 3 + 2.(n-1) = 2n+1.
 Trong các đột biến thể ba, số kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội = n . (2n + 1).
 Trong loài, số kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội = n.(2n +1) + 2n = n.(2n+3).
Ví dụ vận dụng: Ở một loài động vật, xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST thường, mỗi gen một tính trạng, alen
trội là trội hoàn toàn. Trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau.
a) Ở các đột biến thể ba, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội?
b) Ở trong loài, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội?
c) Ở các đột biến thể ba, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội?
d) Ở trong loài, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
a) Ở các đột biến thể ba, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội =

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)


KHÓA VIP SINH 2020 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
= 3n.2 = 3 × 4 × 24-1 = 96 kiểu gen.
n-1

b) Ở trong loài, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội =
= 2n-1. (3n+2) = 24-1 × (3 × 4 + 2) = 8 × 14 = 112 kiểu gen.
c) Ở các đột biến thể ba, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội =
= n. (2n+1) = 4 × (2×4 + 1) = 36 kiểu gen.
d) Ở trong loài, số loại kiểu gen quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội =
= n.(2n+3) = 4 × (2×4 + 3) = 44 kiểu gen.

Công thức số 21:


Trên một cây lưỡng bội có cành tứ bội. Cây này có n cặp gen dị hợp phân li độc lập tiến hành tự thụ
phấn, thu được F1 thì F1 có tối đa số loại kiểu gen = 3n + 4n + 5n.
Chứng minh:
Cơ thể có n cặp gen dị hợp thì trên cây này sẽ có 2 loại kiểu gen, đó là kiểu gen lưỡng bội và kiểu gen tứ bội.
Khi cây này tự thụ phấn thì sẽ có 3 phép lai:
- Kiểu gen lưỡng bội lai với nhau: P có n cặp gen dị hợp phân li độc lập tự thụ phấn thì F1 có số kiểu gen = 3n
(vì cứ 1 cặp gen dị hợp thì đời con có 3 loại kiểu gen)..
- Kiểu gen tứ bội lai với nhau: Với kiểu gen AAaa tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có 5 loại kiểu gen. Có n
cặp gen dị hợp thì đời con sẽ có số kiểu gen = 5n.
- Kiểu gen lưỡng bội lai với kiểu gen tứ bội thì đời con sẽ có số kiểu gen = 4n (Vì AAaa × Aa sẽ sinh ra đời con
có 4 loại kiểu gen). Có n cặp gen thì đời con sẽ có 4n kiểu gen.
Do đó, tổng số kiểu gen ở F1 = 3n + 4n + 5n.
Ví dụ vận dụng: Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb và Dd phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính
trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Sử dụng cônsixin tác động lên 1 đỉnh sinh trưởng của cây có kiểu gen
AaBbDd để gây tứ bội. Cây này tự thụ phấn, thu được F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? Biết rằng chỉ xảy ra
đột biến tứ bội mà không xảy ra đột biến gen.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:
Ở bài toán này có 3 cặp gen dị hợp nên số kiểu gen ở F1 = 33 + 43 + 53 = 27 + 64 + 125 = 216.

Đăng kí khóa VIP Sinh 2020 – Inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)

You might also like