You are on page 1of 2

1.

Đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại


Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Hồi tôi mới về đây, tối nào cũng thấy thằng Suku ngồi dưới chân cầu
thang ngước cổ nhìn lên phòng ngủ của gia đình chị Ni ở tầng trên. Nó ngồi suốt
đêm như vậy, kiên trì và bất động - như một con chó đá.

Sau này thì tôi mới biết thằng Suku mắc chứng "nhớ con người". Còn lúc
đó tôi cứ tưởng nó đang chầu chực gì đó nên tò mò đến gần nó, cũng ngồi xổm
trên đuôi, ngước cổ nhìn lên cầu thang.Tôi cứ nhìn như vậy, chờ đợi trong nỗi
thấp thỏm mơ hồ, hy vọng sẽ có một cái gì bất chợt hiện ra - một thỏi xúc xích
hay một cái xương gà chẳng hạn.

Nhưng chẳng có gì xảy ra cả. Ngước lâu mỏi cổ, tôi quay nhìn thằng Suku
ra ý hỏi nhưng nó chẳng thèm để ý gì đến tôi, cứ đăm đăm chong mắt lên các
bậc cầu thang. Suku không nhìn tôi nhưng khi tôi chán quá, nhúc nhích chân
định bỏ đi thì nó phát ra một tiếng gầm khe khẽ trong cổ họng. Thế là tôi vội
vàng thu chân lại, liếc nó vẻ thăm dò nhưng nó vẫn tỉnh bở giữ nguyên cái tư thế
đơn điệu chán ngắt mà tôi nhìn thấy từ đầu hôm. Suốt nhiều đêm liền, tôi ép
mình ngồi cạnh thằng Suku, ngước cổ lên nhìn tầng trên mà chẳng biết để làm
gì, y như thực hiện một nghi thức tôn giáo.

Trong thời gian đó, tụi Êmê, Haili và Pig chưa về, trong nhà chỉ có mỗi
tôi và thằng Suku nên tôi không thể chia sẻ gánh nặng với ai được. Nhiều lúc tôi
chỉ mong rằng thằng Suku gục xuống do mệt mỏi hay do buồn ngủ để tôi có thể
nằm nghỉ ngơi một chút, nhưng nó giống như một con chó được đúc bằng nghị
lực khiến tôi muốn gãy cổ với nó luôn.

Cuộc sống của tôi chắc sẽ trôi qua trong tột cùng khổ sở nếu một lần nọ
mẹ chị Ni không tình cờ phát hiện hai đứa tôi ngồi chầu suốt đêm dưới chân cầu
thang khi nửa khuya bà mở cửa bước xuống nhà bếp.”
(Trích Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng- Nguyễn Nhật Ánh)
Câu 1: Xác định và cho biết tác dụng của ngôi kể trong đoạn văn trên.
- Đoạn văn trên thuộc ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”
- Tác dụng: Người kể thuận lợi trong việc bộc lộ cảm xúc
- Tạo tính chủ quan cho câu chuyện được kể.
Câu 2: Tại sao nói đoạn văn trên thuộc thể loại truyện đồng thoại?
Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện đồng thoại vì:
- Nhân vật trong đoạn văn là những con chó: Con chó kể chuyện, con chó
Suku.
- Biện pháp tu từ nổi bật là nhân hóa.
- Nhân vật vừa mang đặc điểm của loài chó vừa mang đặc điểm loài người:
+ Đặc điểm của loài chó: cả đêm không ngủ để canh gác, bảo vệ chủ nhân;
món ăn yêu thích gặm xương, ngồi xổm trên đuổi, dọa bằng cách gầm gừ
trong cổ họng, trung thành tuyệt đối với chủ nhân.
+ Đặc điểm của con người: biết kể chuyện, có kí ức, có suy nghĩ và tâm trạng
như con người.
- Rất gần gũi với trẻ em.
Câu 3: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn
“Suốt nhiều đêm liền, tôi ép mình ngồi cạnh thằng Suku, ngước cổ lên
nhìn tầng trên mà chẳng biết để làm gì, y như thực hiện một nghi thức tôn giáo.”
- Biện pháp tu từ là nhân hóa: Người kể chuyện là con chó xưng “tôi”
- Tác dụng của phép nhân hóa:
+ Đối với việc miêu tả: làm cho nhân vật chú chó gần gũi với con người.
+ Thể hiện được cảm xúc của nhân vật dành cho chủ nhân: kính yêu và trung
thành tuyệt đối.
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhờ phép so sánh,
trong câu văn hiện lên hình ảnh hai chú chó ở tầng 1 ngước lên tầng 2, tập
trung toàn bộ sự chú ý bảo vệ gia đình chủ nhân. Phép so sánh thể hiện
được cảm xúc của nhân vật: kính yêu và trung thành tuyệt đối.
Câu 4: Đoạn văn gửi tới người đọc thông điệp gì? Hãy lí giải bằng một đoạn
văn ngắn 5-7 câu trong đó có câu mở rộng chủ ngữ. (Gạch chân chỉ rõ)

You might also like