You are on page 1of 10

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


--oOo--

CHỦ ĐỀ: CẢM NHẬN VỀ TỘI ÁC CỦA MỸ VÀ TAY SAI.


TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN CẢ
NƯỚC. TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN ĐỐI VỚI TỔ QUỐC

Sinh viên thực hiện: Võ Hoài Anh Huy


Mã số Sinh viên: 231A320231
Mã LHP: 232POL10816
Số điện thoại: 0941423485
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Vượng

Năm 2023
Chương I – Phần mở bài
- Nêu lý do viết đề tài: Muốn hiểu rõ hơn về lịch sử chiến tích chiến tranh mà ông
cha ta đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm cùng với đó là biết về những tội ác
man rợ và chiến tranh mang lại. Đặc biệt, về tội ác của Mỹ và tay sai, tinh thần
chiến đấu của quân và nhân dân cả nước.
- Đã được tham gia: Được tham gia trải nghiệm tại BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH
CHIẾN TRANH.
- Mục đích các buổi trải nghiệm: Giúp sinh viên khám phá lịch sử chứng tích
chiến tranh.
- Nhiệm vụ bài thu hoạch: Ghi nhận tội ác của Mỹ và tay sai và cảm nhận về tinh
thần chiến đấu của quân và nhân dân cả nước cùng với đó là xác định trách nhiệm
của sinh viên đối với tổ quốc.

Chương II – Phần nội dung của đề tài.


1. Giới thiệu buổi trải nghiệm – BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH,
thời gian ( từ 8h00 đến 10h30, ngày 23 tháng 1 năm 2024 ), địa điểm tại số 28
đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Diễn biến:
- Đại diện bảo tàng chứng tích chiến tranh có hướng dẫn viên Đoàn Thị Quỳnh
Dung chào đón. Phổ biến về cơ sở vật chất bảo tàng và sơ lược về 12 chủ đề chứng
tích chiến tranh tại bảo tàng.
3. Nội dung:
3.1 Tội ác của mỹ và tay sai:
- Hai chiến dịch ném bom tập trung bằng máy bay tiêm kích F-111 là máy bay tiêm
kịch hiện đại nhất của không quân Mỹ. Chiến dịch "Tiền Vệ" (Linebacker) từ 10/5-
23/10/1972 và chiến dịch "Tiền Vệ I" (Linebacker Il) từ 18-30/12/1972 Nixon tăng
cường chiên tranh phá hoại miền Bắc với mức độ ác liệt chưa từng thấy, sử dụng
những vũ khi tối tân nhất kể cả máy bay F-111 và máy bay chiến lược B-52 với các
loại bom điều khiển bằng radar và lade. Đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược 12
ngày đêm "Tiền Vệ II" bằng máy bay B-52 đánh vào những khu đồng dân cư ở Thủ
đô Hà Nội, Thành phố cảng Hải Phòng.

- Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ không chi dùng các loại bom đạn
gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc hóa học nhằm triệt hạ nguồn sinh
sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiền của các lực lượng vũ trang cách
mạng. Từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun
rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366kg
dioxin, xuống gần 26.000 thôn ban, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng
diện tích miền Nam Việt Nam; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần,
11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần.
- Các chất hóa học của Mỹ rải lên Việt Nam trong đó đặc biệt là chất da cam để lại
hậu quả nghiêm trọng về con người cho đến ngày nay.

- Kết quả của chính sách “ đốt sạch, phá sạch, giết sạch ” của Quân đội Mỹ tại tỉnh
Bình Dương tháng 9/1970.

- Đặc biệt man rợ là phương thức đếm xác để báo cáo thành tích của Quân Đội Mỹ
“hễ có xác chết thì đó là Việt Cộng ”.
- Kể cả những em nhỏ ngây thơ, vô tội hay là những phụ nữ đang mang thai không
có khả năng kháng cự. Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại
đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi
William Calley nhận nhiệm vụ shiêm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng.
Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503
thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuôi và già...

- Cùng với đó là những hình thức tra tấn phạt tù vô cùng dã man của bọn chúng.
Chuồng cọp kẽm gai, vĩ sắt Đặc biệt là hình thức máy chém.
Thông qua lời kể của Paul Meadlo ( Binh nhất, trung đội 1 ): "Có khoảng 40-
45 người bị chúng tôi tập trung ở giữa làng...Chúng tôi bất họ ngồi xổm xuống, sau
đó Trung úy Calley đên bảo rằng, mày có biết phải làm gì với bọn này không? Tôi
đáp có, ngỡ rằng anh ta chỉ muốn chúng tôi canh giữ họ. Anh ta rời di, rồi khoảng
10 hoặc 15 phút sau quay lại hòi sao mày không giết chúng nó đi? Tôi đáp rằng tôi
không nghĩ anh muốn chúng tôi giết họ mả chỉ canh chừng họ. Anh ta nói, không,
tao muốn chúng nó phải chết…Anh ta lùi lại khoảng 10, 15 bước chân và bắt đầu
bắn. Sau đó anh ta bảo tôi hãy bắn đi thế là tôi bắt đầu xả bốn băng đạn vào dân
làng... Rồi chúng tôi tập trung thêm, được khoảng 7, 8 người, dây họ vào một túp
lều... sau đó thả một quả lựu đạn vảo đó... Có ai đó... bảo chúng tôi dẫn dân lắng
đến một con mương... Có khoảng 70-75 người đang bị dồn lại ở đó... rồi Trung úy
Calley,,. bước đến đẩy họ xuống con mương và xã súng... Tất cả chúng tôi đều đẩy
họ xuống và sử dụng súng tự động đề bắn họ".
=> Qua lời kể của một lính Mỹ tôi cảm thấy được sự man rợ và tàn ác vô cùng của
bọn lính Mỹ và tay sai đã gieo nỗi đau thương cho đồng bạo dân tộc ta. Trong suốt
bao nhiêu năm chiến tranh, qua bao nhiêu cuộc hành xác và tàn sát và sử dụng vũ
khí hóa học tàn sát người dân Việt Nam, Tôi cảm thấy phẫn nộ về tất cả hành động
của Mỹ và tay sai đối với dân tộc ta.
3.2 Tinh thần chiến đấu của quân và dân cả nước:
- Nhân dân ta từ bấy lâu nay nổi tiếng là kiên cường, bất khuất, dũng cảm không
ngại khó khăn và tinh thần chiến đấu đó được lan tỏa rộng rãi ra khắp toàn thể nhân
dân vì một đất nước độc lập tự do.
Sau đây là những chứng tích thể hiện cho tinh thần chiến đấu đó:
- Ngoài những chiến sĩ dũng cảm xông pha thân mình không sợ chết để bảo vệ cho
dân tộc thì còn đó những chiến sĩ áo trắng đứng sau hỗ trợ tiêu biểu trong mặt trận
B2. Tại miền Nam, mạng lưới quân y đã rất kịp thời và hiệu quả trong việc cứu
chữa thương binh, bệnh binh và nhân dân vùng giải phóng. Vượt qua những điều
kiện thiếu thốn, ngặt nghèo của chiến trường, họ không chỉ lập nên những trạm
quần y mà còn có các đội điều trị dã chiến đồng hành cùng Quân Giải phóng trong
các chiến dịch lớn. Những ca phẫu thuật thường xuyên được thực hiện tại những
nơi tưởng chừng không thể: dưới lòng đất, trên mặt nước giữa rừng tràm hay rừng
đước,...Nhiều cán bộ, chiến sỹ quân y và dân y vừa chữa trị vừa cầm súng sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ thương bệnh binh khi bị phục kích. Do tính chất ác liệc của cuộc
chiến, đã có nhiều cán bộ, chiến sỹ quân y, dân y đã anh dũng hy sinh trong khi làm
nhiệm vụ.
- Cùng với đó là tinh thần không bao giờ khuất phục của những tù nhân chính trị ở
Nhà lao Tân Hiệp trước hiểm nguy và đã tổ chức nhà tù thành trường học cách
mạng. Trong suốt hai mươi năm (1955 - 1975), tại đây đã có hàng trăm cuộc đấu
tranh diễn ra, đặc biệt tù nhân đã tổ chức nhiều cuộc vượt ngục dũng cảm, táo bạo
để trở về tiếp tục hoạt động cách mạng. Điển hình là cuộc vượt ngục của tù nhân
chính trị ngày 02/12/1956. Đây là cuộc nổi dậy, phá khám có tổ chức, có lãnh đạo
của Đảng và quy mô lớn nhất trong lịch sử đấu tranh của Biên Hòa, 462 cán bộ,
chiến sĩ cách mạng thoát khỏi ngục tù, trở về tiếp tục tham gia chiến đấu giải phóng
dân tộc.
3.3 Trách nhiệm của sinh viên đối với tổ quốc:
- Sinh viên như tôi - những công dân mới của Việt Nam, qua chuyến đi Bảo tàng
chứng tích chiến tranh-nơi tái hiện một góc nhỏ của cuộc chiến tranh tại Việt Nam
của quân đội Mỹ, cũng phần nào thấu hiểu được nỗi đau của dân tộc, những mất
mát đau thương, những hi sinh lớn lao của thê hệ đi trước. Vậy nên tôi phải tích cực
tham gia các hoạt động cũng như phong trào về an ninh quốc phòng. Đề cao cảnh
giác trước những âm mưu của các thành phần chống phá nhà nước. Từ những việc
làm nhỏ thế thôi cũng góp phần giúp cho đất nước tốt đẹp hơn. Cùng với đó tôi giữ
gìn truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc và phải biết ơn và cố gắng xây dựng
để đất nước phát triển, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn bất hạnh để tiếp nối
những trang sử vẻ vang của dân tộc, trang sử xây dựng Việt Nam thời kì đổi mới,
đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác đã từng căn dặn !
Chương III – Kết luận.
Qua cuộc trải nghiệm tại Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh tôi được hiểu rõ
hơn về lịch sử về những trang sử hào hùng của dân tộc và sự tàn bạo của bọn Mỹ
và tay sai đã gieo sầu làm khổ nhân dân ta trong suốt bao nhiêu năm và những hậu
quả vô cùng nặng nề của chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là chất hóa
học da cam. Thật đáng ngưỡng mộ khi ta được những ông cha đời trước là các
chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, bất khuất không ngại sống chết để bảo vệ đất nước
đó là tinh thần chiến đấu quân và dân cả nước. Cùng với đó là mỗi chúng ta, như
tôi là sinh viên thì phải có trách nhiệm xây dựng đất nước ngày càng vững bền,
hùng mạnh sánh vai với các cường quốc.

You might also like