You are on page 1of 4

Chương II: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRUYỀN THỐNG

PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI


I. Phân nhóm các HTPL
1. Mục đích phân nhóm
- René David: giúp cho người nghiên cứu có thể trình bày một cách thấu đáo về
các HTPL trên thế giới trong một công trình nghiên chứu có phạm vi hạn hẹp.
- Zweigert vad Kotz: việc phân nhóm một số lượng lớn các HTPL theo một
trật tự có thể lĩnh hội được se giúp cho các học giả luật so sánh hoàn hành nhiệm
vụ nghiên cứu so sánh dễ dàng hơn.
- Christian Hertel: con người có thể nhớ được đặc điểm của 01 HTPL nhưng
hiếm khi có thể nhớ được hơn 200 HTPL trên thế giới để có thể tiến hành nghiên
cứu so sánh mà không bị sa đà vào một danh sách bất tận các HTPL quốc gia.
- Lukianov: giúp dễ dàng tiếp cận các HTPL đa dạng trong phân tích khoa học
và trong việc xác định vị trí của chúng giữa hàng trăm HTPL khác.
- Ugo Mattei: có khả năng thiết lập khuôn khổ trí tuệ của pháp luật và giúp
người nghiên cứu nắm bắt được tính phức tạp của pháp luật dễ dàng hơn; đóng vai
trò quan trọng trong chuyển giao kiến thức từ lĩnh vực pháp luật này sang lĩnh vực
pháp luật khác, từ HTPL này sang HTPL khác.
- Bogdan: mục tiêu sư phạm, giúp người học, các luật gia tương lai, nắm bắt
một cách nhanh chóng các HTPL hết sức đa dạng trên thế giới, để sau khi tốt
nghiệp nhiều năm, khi cần, họ vẫn có thể dễ dàng nghiên cứu các HTPL mà họ
quan tâm.
 2 nhóm mục đích lớn:
(1) Mục đích nghiên cứu: nhằm mở mang tầm hiểu biết của người
nghiên cứu và nhằm phục vụ cho thực tiễn xây dựng và áp dụng
pháp luật.
(2) Mục đích sư phạm.
2. Tiêu chí phân nhóm
Nhiều học giả cố tìm ra tiêu chí duy nhất (như hệ thống kinh tế, hệ thống chính
trị,…) để phân loại bởi họ cho rằng đó mới là biện pháp khoa học nhất VD: trong
quá khứ các học giả đã căn cứ trên tiêu chí hệ thống kinh tế để phân nhóm các hệ
thống PL trên thế giới. Sự bất hợp lý là ở chỗ xét về tiêu chí này thì Pháp và Anh
có hệ thống kinh tế tương đối giống nhau nhưng hệ thông pháp luật của chúng lại
không hề tương đồng, nếu như Anh coi trọng án lệ hơn thì Pháp lại coi trọng pháp
luật thành văn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp. Vì vậy thực tế là xu hướng
chọn duy nhất 1 tiêu chí đang dần bị thay thế bới một xu hương quan điểm tiến bộ
hơn. Hiện nay phần lớn các tác giả đều đồng ý rằng để việc phân chia có ý nghĩa
thì cần dựa trên một vài tiêu chí khác nhau.
- David: 02 tiêu chí: (1) kỹ thuật pháp lý
phải gắn liền (2) ý thức hệ (hthanh từ các nhân tố triết học, chính trị, kinh
tế).
- Zweigert và Kotz: 05 tiêu chí:
(1) bối cảnh lịch sử và sự phát triển của HTPL;
(2) các tư duy đặc trưng và nổi trội về các vấn đề pháp lý;
(3) các chế định pháp luật tiêu biểu;
(4) loại nguồn luật mà HTPL thừa nhận và cách sử dụng các loại nguồn trong
HTPL đó;
(5) ý thức hệ hay các quan niệm tôn giáo/ chính trị xoay quanh vấn đề liệu đời
sống xã hội/ kinh tế nên được tổ chức như thế nào.
- Mattei: 01 tiêu chí: vai trò của pháp luật với tư cách là một công cụ để tổ chức xã
hội.
- Lukianov: ý thức pháp luật + văn hóa pháp lý của xã hội (tiêu chí phụ: nguồn
luật).
Mặc dù vậy, không thể khẳng định được rằng sử dụng bao nhiêu tiêu chí và
phân chia các hệ thống pháp luật trên toàn thế giới thành bao nhiêu dòng họ pháp
luật là chính xác. Việc phân loại dựa trên các tiêu chí nào cho phù hợp hoàn toàn
phụ thuộc vào mục đích của việc nghiên cứu.
3. Các cách phân nhóm các HTPL
 DAVID: chia HTPL trên thế giới thành 04 TTPL:
o TTPL La Mã - Giéc-manh:
- HTPL của các nước mà ở đó khoa học luật phát triển trên nền tảng luật của
La Mã.
- QPPL được coi là quy tắc xử sự gắn chặt với ý tưởng về công bằng và đạo
đức.
- VD: HTPL của Pháp, Đức, Ý, TBN,…

o TT common law:
- khởi thủy, QPPL được các thẩm phán làm ra trong quá trình giải quyết các
tranh chấp tại tòa án và ngày nay QPPL vẫn còn mang những đặc điểm cội
nguồn này.
- VD: HTPL của Anh và những quốc gia xây dựng pháp luật theo kiểu Anh
(Mỹ, Úc, Canada, New Zealand,…)
o TTPL XHCN:
- những HTPL của các quốc gia, theo David, trước đây thuộc nhóm La Mã -
Giéc-manh
- vẫn tiếp tục giữ một vài đặc điểm của TTPL LM-GM, bên cạnh những nét
đặc thù của pháp luật XHCN: thể hiện bản chất cách mạng với mục tiêu thay
đổi xã hội, sáng tạo ra trật tự xã hội mới, không có nhà nước và pháp luật.
- VD: HTPL của Liên Xô cũ và các nước XHCN ở Đông Âu, TQ và VN.
o Nhóm các HTPL chịu sự tác động của các quan niệm khác biệt về pháp luật
và trật tự xã hội:
- HTPL chịu ảnh hưởng của tôn giáo
- HTPL chịu ảnh hưởng của triết lý đặc thù: HTPL Viễn Đông (TQ, NB);
HTPL của châu Phi đen và Madagascar.

 ZWEIGERT VÀ KOTZ: chia các HTPL trên thế giới thành 06 nhóm:
o Nhóm luật La Mã:
- những HTPL có luật tư chịu ảnh hưởng mạnh bởi BLDS Pháp.
- VD: HTPL của Pháp, TBN, BDN, Nam Mỹ.
o Nhóm luật Giéc-manh:
o Nhóm luật Bắc Âu
o Nhóm luật Anh - Mỹ
o Nhóm luật Viễn Đông
o Nhóm HTPL chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo

 MATTEI: Chia thành 03 nhóm lớn (không lấy phương Tây làm trung tâm)
o Nhóm các HTPL thuần pháp trị
o Nhóm HTPL mà ở đó pháp luật bị chi phối bởi chính trị
o Nhóm pháp luật truyền thống

 LUKIANOV: chia thành 04 nhóm:


o Nhóm HTPL La Mã - Giéc-manh
o Nhóm HTPL Anh - Mỹ
o Nhóm HTPL chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo
o Nhóm HTPL chịu ảnh hưởng bởi truyền thống
 Các HTPL Viễn Đông (TQ, NB, Mông Cổ, HQ, Malay, Indo, Myanmar)
 Nhóm các HTPL ở Châu Phi (hơn 40 nước nằm ở lục địa châu Phi và
Madagascar).

You might also like