You are on page 1of 3

Câu 1

Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng
phát triển cơ bản của nhà nước. Nhà nước có tính giai cấp vì:

 Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được.
 Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp
khác.
Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho
giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp
tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn
xã hội.

Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận
động cơ bản của nhà nước. Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ:

 Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi
ích chung của xã hội.
 Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung.
Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể
hiện ý chí chung của xã hội.

Bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện
bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua
việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để
thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai
cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã
hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của
giai cấp thống trị.

Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có
đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của
thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc
lột.

Bản chất xã hội của nhà nước

Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của
mình. Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế – xã hội
của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của
Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy
sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm
đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.
Ví dụ: Nhà nước giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật,
chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo và
các chính sách xã hội khác.v.v

Câu 2

1 Sai vì Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng
đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong
phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi
không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

2. Đúng vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.Sai vì …………… 48h trong 01 tuần

4.Đúng vì Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương,
Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Khoản 1
Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 cũng quy định:

"1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu,..."

5. sai vì Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp
trong đó có hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng
với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

 6.Sai vì Đến nay, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã công bố các án
lệ đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.
Bên cạnh đó, quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng cũng được thừa nhận
là nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. 1. Văn bản quy phạm pháp luật
 2. Tập quán pháp
 3. Án lệ
 4. Điều ước quốc tế
 5. Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội
 6. Hợp đồng
 7. Pháp luật nước ngoài
Câu3
a, chủ thể:Chị C có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý
-Chủ quan: +Lỗi:Cố ý gián tiếp vì chị C nhận thấy hậu quả khi thực hiện hành vi này , tuy không mong
muốn nhứng mặc để cho hậu quả xảy ra
+ Động cơ : Do nghi ngờ chồng ngoại tình
+ Mục đích: Trả thù
-Khách thể: Việc làm của chị C đã xâm phạm quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ
-Khách quan:+ Hành vi nguy hiểm:Mua axit và tạt vào mặt chị H. Đây là tội cố ý gây thương tích
+Hậu quả : Chị H bỏng nặng tỷ lệ thương tật là 12%
+Phương tiện: sử dụng axit

b,chị C thuộc loại tôi phạm nghiêm trọng, sẽ bị xử phạt theo tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khoẻ của người khác, quy định tại điều 134 bộ luật hình sự 2015

You might also like