You are on page 1of 1

Văn mẫu 3

Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ
lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi
đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và
xã hội.

Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ
cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng “nóng” của từ
vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó
dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là
trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi
mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược
đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi
này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến
mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”,
“công dân thời @” hay “tuổi teen”.

Ngôn ngữ “lai căng” được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được
tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử
hiện nay. Nó hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong các bạn trẻ. Tiếng Việt hiện
đang có sự lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn và bản sắc dân tộc Việt.

Lướt qua một vài trang mạng xã hội ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ.
Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này. Trước hết là sự đơn giản hóa ngôn từ
giao tiếp: “yêu” viết thành “iu”, “biết” viết thành “bít”, ,…

– Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành
“vs”, “cũng” viết thành “cg”, “quá” viết thành “wá”, “scd” (sao cũng được), “ko hc dì” (không học gì)

You might also like