You are on page 1of 105

Chương 3

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ


TRONG KINH DOANH

Bộ môn Thương mại điện tử - Khoa HTTT Kinh tế & TMĐT


Mục tiêu chương 3
 4 Mục tiêu chính

1 Hiểu được khung đánh giá quá trình thực hiện CĐS trong kinh doanh
của doanh nghiệp và nắm bắt được các thành phần cơ bản của khung
đánh giá.

Hiểu và nắm được các giai đoạn của CĐS trong kinh doanh của
2
doanh nghiệp

Hiểu và nắm được lộ trình CĐS trong kinh doanh của doanh nghiệp
3

Hiểu và nắm bắt được các bước của quá trình CĐS số trong kinh doanh
4 của DN
NỘI DUNG CHƯƠNG 3

3.1 Khung đánh giá quá trình thực hiện CĐS trong kinh doanh

3.2 Lộ trình CĐS trong kinh doanh

3.3 Các giai đoạn trong CĐS trong kinh doanh

3.4 Quá trình CĐS trong doanh nghiệp


NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 3 – MỤC 3.1
----------------------------------------
3.1. Khung đánh giá quá trình thực hiện CĐS trong kinh doanh
3.1.1. Tăng cường trải nghiệm khách hàng
3.1.2. Định hình mô hình kinh doanh
3.1.3. Quá trình vận hành thông suốt
3.1.4. Bộ chỉ số đánh giá quá trình thực hiện CĐS của doanh nghiệp
3.1.4.1. Giới thiệu chung về bộ chỉ số DBI
3.1.4.2. Chỉ số đánh giá mức độ CĐS của DN nhỏ và vừa
3.1.4.3. Chỉ số đánh giá mức độ CĐS của DN lớn
3.1.4.4. Chỉ số đánh giá mức độ CĐS của tập đoàn/tổng công ty
3.1.4.5. Các mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 3 – MỤC 3.2
----------------------------------------
3.2. Lộ trình CĐS trong kinh doanh
3.2.1. CĐS mô hình kinh doanh
3.2.2. Hoàn thiện và CĐS mô hình quản trị
3.2.3. Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ mới
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 3 – MỤC 3.3
----------------------------------------
3.3. Các giai đoạn trong CĐS trong kinh doanh
3.3.1. Giai đoạn khởi đầu CĐS
3.3.2. Giai đoạn mở rộng CĐS
3.3.3. Giai đoạn hoàn tất CĐS
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 3 – MỤC 3.4
----------------------------------------
3.4. Quá trình CĐS trong doanh nghiệp
3.4.1. Xác định chiến lược CĐS
3.4.1.1 Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
3.4.1.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
3.4.1.3. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp
3.4.2. CĐS mô hình kinh doanh
3.4.2.1. Truyền thông, tiếp thị
3.4.2.2. Thiết kế và phát triển sản phẩm mới
3.4.2.3. Tối ưu hóa hậu cần/ phân phối
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 3 – MỤC 3.4
----------------------------------------
3.4. Quá trình CĐS trong doanh nghiệp
3.4.3. Hoàn thiện và CĐS mô hình quản trị
3.4.3.1. Tối ưu hóa vận hành nội bộ
3.4.3.2. Chuyển đổi sản xuất
3.4.4. Kết nối kinh doanh và quản trị bằng hệ thống số tích hợp
3.4.4.1. Hạ tầng dữ liệu
3.4.4.2. Hạ tầng công nghệ
3.4.4.3. Cơ cấu tổ chức, mô hình vận hành
3.1. KHUNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CĐS
TRONG KINH DOANH
--------------------------------------------

Hình 3.1: Khung chuyển đổi số cho


Doanh nghiệp do VIDTI đề xuất
3.1.1. TĂNG CƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
--------------------------------------------

 Tăng cường trải nghiệm khách hàng là một yếu tố quan trọng trong
trụ cột chuyển đổi số và mục đích của việc tăng cường trải nghiệm
khách hàng cũng là để định hình mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp:
- Trải nghiệm của khách hàng từ khâu mua hàng
- Trải nghiệm của khách hàng về việc chăm sóc khách hàng
- Trải nghiệm của khách hàng về dịch vụ thanh toán
- Trải nghiệm của khách hàng về dịch vụ phân phối, vận chuyển
3.1.2. ĐỊNH HÌNH MÔ HÌNH KINH DOANH
--------------------------------------------

 Đánh giá hoạt động chuyển đổi số mô hình kinh doanh liên quan
tới: Trải nghiệm khách hàng và bao gồm các yếu tố và các hoạt
động tác nghiệp của mô hình kinh doanh: Cách thức truyền thông
hay tiếp thị tới khách hàng, phát triển sản phẩm mới tới khách
hàng, cách thức phân phối tới khách hàng,…
3.1.3. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THÔNG SUỐT
--------------------------------------------

 Đánh giá quá trình vận hành trong doanh nghiệp liên quan đến các
yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

- Tối ưu hóa vận hành nội bộ: Vận hành nội bộ được hiểu là bao
gồm các hoạt động chức năng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh như:
hành chính nhân sự, tài chính kế toán, lập kế hoạch, quản lý cơ sở vật
chất, v.v.

- Chuyển đổi sản xuất: Bao gồm việc Nâng cao hiệu suất vận hành
sản xuất, Phòng tránh rủi ro, Gia tăng lợi ích, Kết nối chuỗi giá trị
3.1.3. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THÔNG SUỐT
--------------------------------------------

 Đánh giá quá trình vận hành trong doanh nghiệp liên quan đến các
yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

- Văn hóa số, nhân tài, nguồn lực số:


+ Đội ngũ lãnh đạo cấp cao và cấp trung trong doanh nghiệp cần được
bồi dưỡng và tự rèn luyện năng lực dẫn dắt sự thay đổi, cần hiểu rõ sự
thay đổi của hành vi tổ chức trong quá trình chuyển đổi tổ chức.

+ Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức bổ sung thêm nhiều loại năng lực, kỹ
năng mới vào tập hợp năng lực hiện tại.
3.1.4. BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP
--------------------------------------------
3.1.4.1. Giới thiệu chung về bộ chỉ số DBI

3.1.4.2. Chỉ số đánh giá mức độ CĐS của DN nhỏ và vừa

3.1.4.3. Chỉ số đánh giá mức độ CĐS của DN lớn

3.1.4.4. Chỉ số đánh giá mức độ CĐS của tập đoàn/tổng công ty

3.1.4.5. Các mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp


3.1.4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ DBI
-----------------------------------------

Bộ chỉ số DBI (Digital Business Indicators) có tên đầy đủ là Bộ chỉ số


chuyển đổi số doanh nghiệp. Đây là cơ sở đánh giá chuyển đổi số cho
các doanh nghiệp toàn quốc nhằm giúp từng đơn vị xác định giai đoạn
chuyển đổi đã đạt được chuẩn xác nhất. Nhờ có bộ chỉ số DBI, doanh
nghiệp không còn gặp khó khăn khi đo lường kết quả chuyển đổi số. Từ
đó, nhà lãnh đạo căn cứ để xây dựng kế hoạch, tìm ra giải pháp phù
hợp và hoàn thiện quá trình chuyển đổi số nhanh hơn.
3.1.4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ DBI
-----------------------------------------

• Bộ chỉ số DBI gồm 3 Chỉ số áp dụng cho 3 loại doanh nghiệp phân
theo quy mô:
(1) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp
dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản
xuất kinh doanh;
(2) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn, áp
dụng cho các doanh nghiệp lớn độc lập, không tổ chức
theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
(3) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty, áp
dụng cho các tập đoàn, tổng công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức
theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
3.1.4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ DBI
-----------------------------------------

• Cả 03 Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa, doanh nghiệp lớn và tập đoàn, tổng công ty đều được cấu trúc
theo 06 trụ cột (pillar) gồm:
(1) Trải nghiệm số cho khách hàng,
(2) Chiến lược,
(3) Hạ tầng và công nghệ số,
(4) Vận hành,
(5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, và
(6) Dữ liệu và tài sản thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số
thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí
3.1.4.2. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS CỦA
DN NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------

Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số


doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ


chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------

 Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng

- Chỉ số Hiện diện trực tuyến: 9 tiêu chí

- Chỉ số Hoạt động trực tuyến: 4 tiêu chí

 Trụ cột Chiến lược số : 1 tiêu chí


 Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số

- Chỉ số Kết nối mạng: 2 tiêu chí

- Chỉ số Hạ tầng Công nghệ thông tin - truyền thông: 14 tiêu chí
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------
 Trụ cột Vận hành
- Chỉ số Chính sách Công nghệ thông tin - truyền thông: 6 tiêu chí

- Chỉ số Nguồn nhân lực: 7 tiêu chí

 Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

- Chỉ số Sử dụng Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT): 5 tiêu chí

- Chỉ số Cơ sở hạ tầng R&D (Nghiên cứu và phát triển): 5 tiêu chí

 Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin

- Chỉ số Sử dụng và quản trị dữ liệu: 7 tiêu chí


THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------
 Thang điểm
Thang điểm tối đa
Số lượng
TT Chỉ số
tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Đánh giá tổng thể 60 64 128 192 256 320


1 Trải nghiệm số cho khách hàng 13 13 26 39 52 65
2 Chiến lược số 1 5 10 15 20 25
3 Hạ tầng và Công nghệ số 16 16 32 48 64 80
4 Vận hành 13 13 26 39 52 65
5 Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp 10 10 20 30 40 50
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 7 7 14 21 28 35

Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá mức độ CĐS doanh nghiệp nhỏ và vừa
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------
 Phương pháp đánh giá
• Đánh giá từng trụ cột
Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số

0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động

1 Từ trên 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Bảng 3.2: Thang điểm đánh giá mức độ CĐS theo từng trụ cột của DNVVN
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
-----------------------------------------
 Phương pháp đánh giá
• Đánh giá tổng thể
+ Mức 0 - Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 20
điểm;
+ Mức 1- Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 20 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức
1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;
+ Mức 2 - Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 64 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;
+ Mức 3 - Hình thành: Điểm tối đa trên 128 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;
+ Mức 4 - Nâng cao: Điểm tối đa trên 192 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 4;
+ Mức 5 - Dẫn dắt: Điểm tối đa từ trên 256 cả 6 trụ cột đều đạt mức 5.
3.1.4.3. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
CỦA DN LỚN
-----------------------------------------

Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số


doanh nghiệp lớn

Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ


chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng

- Chỉ số Thấu hiểu khách hàng từ bên ngoài: 9 tiêu chí

- Chỉ số Quản lý trải nghiệm khách hàng: 8 tiêu chí

- Chỉ số Thấu hiểu khách hàng: 3 tiêu chí


- Chỉ số Niềm tin của khách hàng: 5 tiêu chí
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Trụ cột Chiến lược số :

- Chỉ số Quản lý marketing và thương hiệu: 4 tiêu chí

- Chỉ số Quản lý hệ sinh thái: 3 tiêu chí

- Chỉ số Bảo trợ tài chính: 3 tiêu chí


- Chỉ số Trí tuệ thị trường: 3 tiêu chí

- Chỉ số Quản lý danh mục đầu tư: 3 tiêu chí

- Chỉ số Quản lý chiến lược: 8 tiêu chí


CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số

- Chỉ số Quản trị công nghệ: 5 tiêu chí

- Chỉ số Kiến trúc công nghệ và ứng dụng: 7 tiêu chí

- Chỉ số An toàn và bảo mật: 4 tiêu chí


- Chỉ số Ứng dụng và nền tảng: 4 tiêu chí

- Chỉ số Kết nối và tính toán: 9 tiêu chí


CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Trụ cột Vận hành

- Chỉ số Quản trị vận hành: 4 tiêu chí

- Chỉ số Thiết kế và đổi mới dịch vụ: 6 tiêu chí

- Chỉ số Triển khai/Chuyển đổi dịch vụ: 4 tiêu chí


- Chỉ số Vận hành dịch vụ: 8 tiêu chí
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp:
- Chỉ số Giá trị Doanh nghiệp: 6 tiêu chí

- Chỉ số Quản lý tài năng: 8 tiêu chí

- Chỉ số Hỗ trợ nơi làm việc: 8 tiêu chí

 Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin:

- Chỉ số Quản trị dữ liệu: 7 tiêu chí

- Chỉ số Kỹ thuật dữ liệu: 7 tiêu chí

- Chỉ số Hiện thực hóa giá trị dữ liệu: 3 tiêu chí


THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Thang điểm

Thang điểm tối đa


Số lượng
TT Chỉ số
tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Đánh giá tổng thể 139 139 278 417 556 695
1 Trải nghiệm số cho khách hàng 25 25 50 75 100 125
2 Chiến lược số 24 24 48 72 96 120
3 Hạ tầng và Công nghệ số 29 29 58 87 116 145
4 Vận hành 22 22 44 66 88 110
5 Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp 22 22 44 66 88 110
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 17 17 34 51 68 85

Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá mức độ CĐS doanh nghiệp lớn
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ CĐS DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Phương pháp đánh giá
• Đánh giá từng trụ cột

Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số
0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động
1 Từ 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Bảng 3.4: Thang điểm đánh giá mức độ CĐS theo từng trụ cột của DN lớn
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ CĐS DOANH NGHIỆP LỚN
-----------------------------------------
 Phương pháp đánh giá
• Đánh giá tổng thể
+ Mức 0 - Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40
điểm;
+ Mức 1 - Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 40 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức
1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;
+ Mức 2 - Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 139, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc
cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;
+ Mức 3 - Hình thành: Điểm tối đa trên điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc
cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;
+ Mức 4 - Nâng cao: Điểm tối đa từ trên 417 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn;
+ Mức 5 - Dẫn dắt: Điểm tối đa từ trên 556 điểm và tất cả 6 trụ cột đạt mức 5.
3.1.4.4. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS CỦA
TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------

Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số


của tập đoàn/ tổng công ty

Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ


chuyển đổi số của tập đoàn/ tổng công ty
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
CẤU TRÚC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĐS
TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
 Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng: 4 chỉ số thành phần, 25 tiêu chí

 Trụ cột Chiến lược số : 6 chỉ số thành phần, 24 tiêu chí

 Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số: 5 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí

 Trụ cột Vận hành: 4 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí


 Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp: 3 chỉ số thành phần và 22
tiêu chí

 Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin: 3 chỉ số thành phần và 17 tiêu chí
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
Việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty được tổng hợp
trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thành viên (gồm
công ty mẹ và các công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh,
văn phòng đại diện, ... của tập đoàn/tổng công ty). Phương pháp đánh giá, tổng
hợp cụ thể như sau:
(1)Bước 1: Thực hiện đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số cho từng
đơn vị thành viên và gắn điểm chuyển đổi số Mđv cho đơn vị thành
viên theo nguyên tắc sau:
- Các đơn vị thành viên được đánh giá bao gồm công ty mẹ, công ty con cấp 1,
cấp 2 (bao gồm cả đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc), đơn vị sự nghiệp, chi
nhánh, văn phòng đại diện v.v....; không bao gồm các công ty liên kết.
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
- Đối với đơn vị công ty mẹ và công ty con có công ty con cấp dưới trực thuộc:
áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.
- Đối với đơn vị là công ty con không có công ty con cấp dưới trực thuộc thì tùy
theo quy mô đơn vị theo quy định.
+ Nếu thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa thì áp dụng Chỉ số đánh giá
mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Nếu thuộc doanh nghiệp lớn thì áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số
doanh nghiệp lớn.
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
- Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số tổng thể của từng đơn vị (hoặc
mức độ chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị) sẽ được gán điểm chuyển
đổi số Mđv tương ứng cho đơn vị thành viên đó theo nguyên tắc:
+ Mức 0: Mđv = 0 điểm;
+ Mức 1: Mđv = 1 điểm;
+ Mức 2: Mđv = 2 điểm;
+ Mức 3: Mđv = 3 điểm;
+ Mức 4: Mđv = 4 điểm;
+ Mức 5: Mđv = 5 điểm;
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
(2) Bước 2: Xác định trọng số của từng đơn vị (Wđv) theo tỷ lệ % nhân sự:

(3) Bước 3: Xác định Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng
công ty (Đth) theo công thức sau:
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
Trong đó:
- n: là số đơn vị thành viên trong tập đoàn/tổng công ty
- Đth : là Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/ tổng công ty;
- Mđv : Là Điểm Mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên được xác
định ở Bước 1;
- Wđv: Là trọng số của đơn vị thành viên theo Tỷ lệ % nhân sự của đơn vị trên
tổng số nhân sự của tập đoàn/tổng công ty như nêu ở Bước 2;
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
(4) Bước 4: Xác định mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty
theo nguyên tắc sau:
- Mức 0 (Chưa khởi động chuyển đổi số): Đth nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 điểm; hoặc
trên 0,5 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn.
- Mức 1 (Khởi động): (i) Đth từ trên 0,5 đến dưới 1 điểm và Mức độ chuyển đổi số
của công ty mẹ đạt mức 1 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 1 điểm đến dưới 2 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 2:
- Mức 2 (Bắt đầu): (i) Đth từ trên 1,5 đến dưới 2 điểm và Mức độ chuyển đổi số
của công ty mẹ đạt mức 2 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 2 điểm đến dưới 3 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 3;
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------

- Mức 3 (Hình thành): (i) Đth từ trên 2,5 đến dưới 3 điểm và Mức độ chuyển đổi số
của công ty mẹ đạt mức 3 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 3 điểm đến dưới 4 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 4;
- Mức 4 (Nâng cao): (i) Đth từ trên 3,5 điểm dưới 4 điểm và Mức độ chuyển đổi số
của công ty mẹ đạt mức 4 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 4 điểm đến dưới 5 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 5:
- Mức 5 (Dẫn dắt): (i) Đth từ trên 4,5 đến dưới 5 điểm và Mức độ chuyển đổi số của
công ty mẹ đạt mức 5; hoặc (ii) Đth đạt 5 điểm;
THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ CĐS TẬP ĐOÀN/ TỔNG CÔNG TY
-----------------------------------------
(5) Việc xác định Mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của tập đoàn/tổng
công ty áp dụng phương pháp đánh giá tương tự như đánh giá tổng thể theo các
bước từ 1 đến 4 trên đây, trong đó:
- Thay giá trị điểm mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên (Mđv)
bằng giá trị điểm mức độ chuyển đổi số trụ cột tương ứng của đơn vị thành viên
(Mtcđv).
- Thay giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty (Đth)
bằng giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số theo trụ cột của tập đoàn/tổng công ty
(Đtcth).
Việc đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị thành
viên để gán điểm Mtcdv thực hiện tùy theo loại hình và quy mô đơn vị như quy
định tại khoản 1 Mục này.
3.1.4.5. CÁC MỨC ĐỘ CĐS CỦA DOANH NGHIỆP
-----------------------------------------
- Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc
có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;
- Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động
việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;
- Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi
số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong
từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt
động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
- Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành
theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt
động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt
chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;
3.1.4.5. CÁC MỨC ĐỘ CĐS CỦA DOANH NGHIỆP
-----------------------------------------

- Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước.
Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi
số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính
dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;
- Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện,
doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh
doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và
dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái
doanh nghiệp số vệ tinh.
3.2. LỘ TRÌNH CĐS TRONG KINH DOANH
--------------------------------------------

3.2.1. CĐS mô hình kinh doanh

3.2.2. Hoàn thiện và CĐS mô hình quản trị

3.2.3. Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới


sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới
3.2.1. CĐS MÔ HÌNH KINH DOANH
-----------------------------------------

 Áp dụng công nghệ số (CNS) để mở rộng hệ thống kênh phân phối tiếp
thị bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng
hình thành Trải nghiệm khách hàng
 Từng bước triển khai áp dụng CNS cho chuỗi cung ứng (kết nối quản lý
hàng tồn kho sản xuất mua hàng đầu vào)
 Áp dụng CNS cho nghiệp vụ kế toán tài chính
 Xây dựng khung cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh cung ứng và kế
toán
 Xây dựng chính sách bảo mật kinh doanh dữ liệu và áp dụng các công
cụ bảo mật
3.2.1. CĐS MÔ HÌNH KINH DOANH
-----------------------------------------

• Do mục tiêu của hầu hết của DN tại Việt Nam là tăng trưởng do đó
trong giai đoạn đầu tiên của CĐS, DN nên thực hiện CĐS đối với mô
hình kinh doanh trước để nhận lại những giá trị tức thời từ các thành
tựu của việc áp dụng công nghệ số.
• Doanh nghiệp cần nhanh chóng áp dụng công nghệ số để mở rộng hệ
thống kênh phân phối tiếp thị bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt
động chăm sóc khách hàng.
3.2.1. CĐS MÔ HÌNH KINH DOANH
-----------------------------------------

• Bên cạnh nâng cao trải nghiệm khách hàng doanh nghiệp cần triển khai
áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng quản lý hàng tồn kho dây
chuyền sản xuất quản lý mua hàng để tăng cường lợi thế cạnh tranh
kiểm soát hiệu quả chi phí đảm bảo hàng hóa đáp ứng được nhu cầu
khách hàng và với chi phí thấp nhất.
• Đồng bộ hóa các quy trình làm việc trên nền tảng đám mây hỗ trợ
doanh nghiệp quản lý an toàn dữ liệu tạo thuận lợi cho việc chia sẻ dữ
liệu và cắt giảm chi phí đáng kể.
• Ngoài mô hình kinh doanh doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc
áp dụng công nghệ số vào các nghiệp vụ quản lý như kế toán tài chính.
3.2.2. CĐS MÔ HÌNH KINH DOANH
-----------------------------------------

• Với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ doanh nghiệp nên có kế
hoạch để xây dựng cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh doanh thu khách
hàng cung ứng hàng tồn kho chi phí kế toán lợi nhuận giá vốn. Đó sẽ là
tiền đề để doanh nghiệp triển khai các giai đoạn tiếp theo trong lộ trình
chuyển đổi số.
• Bảo mật thông tin không còn là chuyện nhỏ với các doanh nghiệp khi mà
những mối đe dọa việc bảo mật ngày càng nhiều và phức tạp. Do đó ở
giai đoạn bắt đầu này khi công nghệ số được áp dụng và đã xây dựng
được cơ sở dữ liệu cơ bản doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính
sách và công cụ bảo mật để bảo vệ các bí mật kinh doanh thông tin
khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh và phòng ngừa rủi ro trong hoạt
động của doanh nghiệp.
3.2.2. HOÀN THIỆN VÀ CĐS MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
-----------------------------------------

 Bước 1: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu
về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo
 Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức con
người chính sách quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng
của doanh nghiệp
 Xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR) và hệ thống báo cáo quản trị và
yêu cầu cơ sở dữ liệu
 Xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp chuyển đổi số toàn
diện
3.2.2. HOÀN THIỆN VÀ CĐS MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
-----------------------------------------

• Khi đã đạt được tăng trưởng về mặt doanh thu và khách hàng doanh
nghiệp cần xem xét hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức, hệ
thống công nghệ thông tin, dữ liệu con người chính sách quy trình và
quản lý hiệu quả hoạt động ở đầu giai đoạn này. Một mô hình quản trị
hiệu quả có thể kích thích tăng trưởng hướng doanh nghiệp tới sự phát
triển bền vững.
• Quá trình hoàn thiện mô hình quản trị có thể bao gồm rà soát hoàn thiện
cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng định
biên nhân sự mô tả công việc của từng vị trí chức danh, v.v… đòi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động
(KPI/OKR) nhằm góp phần tạo dựng một văn hóa làm việc với trọng tâm
là thúc đẩy hiệu quả làm việc.
3.2.2. HOÀN THIỆN VÀ CĐS MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
-----------------------------------------

 Bước 2: CĐS mô hình quản trị và hoàn thiện cơ sở dữ liệu


 Áp dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị
 Chuyển đổi số tự động hóa quy trình cho các mảng nghiệp vụ bao gồm
lập kế hoạch ngân sách và dự báo quản trị nhân sự quản lý công việc
 Tiếp tục hoàn thiện CĐS cho mô hình kinh doanh tại giai đoạn 1
 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn doanh nghiệp
 Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng
3.2.2. HOÀN THIỆN VÀ CĐS MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
-----------------------------------------

• Sau khi đã hoàn thiện mô hình quản trị ở bước 1 doanh nghiệp đã có
đòn bẩy để áp dụng các công nghệ nhằm số hóa một số quy trình như
lập kế hoạch quản trị nhân sự. Chuyển đổi số mô hình quản trị nên bắt
đầu từ việc áp dụng các giải pháp công nghệ cho hệ thống báo cáo
quản trị hệ thống lập kế hoạch ngân sách và dự báo hệ thống quản trị
nhân sự của doanh nghiệp.
3.2.2. HOÀN THIỆN VÀ CĐS MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
-----------------------------------------
• Cần phải nhấn mạnh rằng CĐS liên quan đến việc dữ liệu được quản lý
nhằm phục vụ hoạt động của doanh nghiệp cũng như tạo ra sự khác
biệt của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Do vậy doanh nghiệp
luôn cần ưu tiên vai trò quản trị dữ liệu bền vững tối ưu hóa dữ liệu để
đáp ứng nhu cầu chức năng và các yêu cầu công việc cụ thể hướng tới
chuyển đổi số hoàn toàn hiệu quả.
• Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu chung về quản trị tài chính kinh doanh
và nhân sự ở giai đoạn này được coi là tất yếu. Đồng thời hệ thống đảm
bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cũng cần được doanh nghiệp
xây dựng và phát triển tương ứng nhằm đảm bảo các hệ thống quản trị
doanh nghiệp thực hiện đúng chức năng phục vụ đúng đối tượng một
cách sẵn sàng chính xác và tin cậy.
3.2.3. KẾT NỐI KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
BẰNG HỆ THỐNG SỐ TÍCH HỢP
-----------------------------------------
 Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ
thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị
trong doanh nghiệp
 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ DN
 Đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản
phẩm dịch vụ và không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại
 Áp dụng CNS mới để đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ
liệu của toàn DN
3.2.3. KẾT NỐI KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
BẰNG HỆ THỐNG SỐ TÍCH HỢP
-----------------------------------------
• Sau khi đã thực hiện chuyển đổi số mô hình kinh doanh ở giai đoạn 1 và
chuyển đổi số mô hình quản trị ở giai đoạn 2 doanh nghiệp cần áp dụng
các giải pháp công nghệ nhằm từng bước kết nối các hệ thống hiện có
thành một hệ thống thông tin xuyên suốt sử dụng một cơ sở dữ liệu
chung trong toàn bộ doanh nghiệp của mình.
• Một hệ thống tích hợp giúp theo dõi quản lý thông suốt tăng tính năng
động đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi
liên tục của môi trường kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu
dài thông qua việc tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.
3.2.3. KẾT NỐI KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
BẰNG HỆ THỐNG SỐ TÍCH HỢP
-----------------------------------------
• Ở các giai đoạn trước doanh nghiệp đã xây dựng được bộ dữ liệu về
kinh doanh và quản trị, ở giai đoạn này doanh nghiệp cần có giải pháp
để kết nối các dữ liệu để làm tiền đề cho data mining phân tích dữ liệu
theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm hỗ trợ cho lãnh đạo doanh
nghiệp trong quá trình ra quyết định. Giai đoạn này cũng đòi hỏi lãnh
đạo phải đầu tư vào các giải pháp tập trung hiệu quả cao nhằm đảm
bảo an toàn thông tin doanh nghiệp thông tin khách hàng phòng ngừa
các rủi ro liên quan đến an ninh mạng để tránh sự gián đoạn trong hoạt
động kinh doanh và rò rỉ thông tin của toàn doanh nghiệp.
3.2.3. KẾT NỐI KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
BẰNG HỆ THỐNG SỐ TÍCH HỢP
-----------------------------------------
• Sau khi đã đạt được tăng trưởng ổn định và bước vào giai đoạn biến
động doanh nghiệp cần có những sáng kiến để tạo ra chu kỳ phát triển
mới cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào đổi
mới sáng tạo (R&D) sử dụng các công nghệ số tiên tiến nhằm tạo ra
các sản phẩm dịch vụ và mang lại giá trị mới cho khách hàng. Đối với
các hệ thống kinh doanh và quản trị hiện có doanh nghiệp cần có kế
hoạch để bảo trì nâng cấp nhằm duy trì hoạt động liên tục.
3.3. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CĐS TRONG
KINH DOANH
--------------------------------------------

3.3.1. Giai đoạn khởi đầu CĐS

3.3.2. Giai đoạn mở rộng CĐS

3.3.3. Giai đoạn hoàn tất CĐS


3.3. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CĐS
TRONG KINH DOANH
--------------------------------------------

Giai đoạn khởi Giai đoạn mở Giai đoạn hoàn


đầu CĐS rộng CĐS tất CĐS

• Triển khai riêng lẻ


• Chuyển đổi mô hình • Thu thập và liên kết
chưa có tính kết nối
quản trị dữ liệu xuyên suốt
• Tập trung vào
chuyển đổi MHKD
• Áp dụng công nghệ • Chuyển đổi số hoàn
và mở rộng kênh
số cho nhiều lĩnh toàn mô hình kinh
bán hàng
vực khác nhau trong doanh và mô hình
• Số hóa cho từng bộ
doanh nghiệp quản trị
phận
3.3.1 GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CĐS
--------------------------------------------

• Ở giai đoạn này CĐS tại các DN được triển khai riêng lẻ chưa có tính kết
nối.
• DN chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ để tập trung vào chuyển
đổi MHKD nhằm nâng cao trải nghiệm KH và duy trì ổn định chuỗi cung
ứng với mục tiêu hướng tới gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
nhanh chóng tạo ra giá trị cho DN.
• Các giải pháp công nghệ cho phát triển kinh doanh mở rộng kênh bán
hàng đơn giản trong giai đoạn này được DN lựa chọn có thể nói đến
như TMĐT và hỗ trợ bán hàng đa kênh (omni channel), truyền thông và
marketing online, thanh toán trực tuyến,…
3.3.2 GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG CĐS
--------------------------------------------

• Trong giai đoạn này DN chú trọng vào áp dụng công nghệ số ở phạm vi
rộng có sự kết nối giữa các chức năng để chuyển đổi mô hình quản trị
và tạo ra kết nối ban đầu với mô hình kinh doanh nhằm mang lại hiệu
quả tối ưu cho việc điều hành DN bền vững và duy trì tăng trưởng.
• DN bắt đầu áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị
hoàn chỉnh và liên kết với các dữ liệu sẵn có như số liệu bán hàng nhập
xuất kho số liệu hạch toán kế toán. Ngoài hệ thống báo cáo ở giai đoạn
quá độ này DN sẽ số hóa quy trình lập kế hoạch ngân sách và dự báo
(và quản trị nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí nhân
sự).
3.3.2 GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG CĐS
--------------------------------------------

• Dữ liệu doanh nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với
nhau một cách xuyên suốt trong các chức năng từ bán hàng quản lý
hàng tồn kho cho đến kế toán.
• Sự kết nối liên tục của dữ liệu cho phép doanh nghiệp xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh kế hoạch ngân sách dự báo doanh thu và
dòng tiền xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, v.v... cho các giai đoạn
tiếp theo của mình.
3.3.3 GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT CĐS
--------------------------------------------
• Đây có thể được gọi là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn khi các hệ
thống kinh doanh và quản trị của DN được kết nối và tích hợp đồng bộ
với nhau thông tin chia sẻ xuyên suốt các phòng ban và theo thời gian
thực.
• Ở giai đoạn này DN bắt đầu đầu tư nhiều vào các sáng kiến để tạo ra sự
đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra các giá trị mới cho DN và là động lực để
bứt phá đuổi kịp các DN lớn hơn.
• Tuy nhiên để một DN có thể trở thành DN số đòi hỏi những thay đổi sâu
sắc về kỹ năng vai trò của lãnh đạo và thậm chí là văn hóa DN. Chính vì
vậy ngay từ ở những giai đoạn đầu của lộ trình chuyển đổi số yếu tố con
người luôn cần được coi trọng và phát triển.
3.4. QUÁ TRÌNH CĐS TRONG DOANH NGHIỆP
--------------------------------------------

3.4.1. Xác định chiến lược CĐS

3.4.2. CĐS mô hình kinh doanh

3.4.3. Hoàn thiện và CĐS mô hình quản trị

3.4.4. Kết nối kinh doanh và quản trị bằng hệ


thống số tích hợp
3.4.1. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CĐS
--------------------------------------------

3.4.1.1 Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp

3.4.1.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp

3.4.1.3. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp
3.4.1.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DN
--------------------------------------------
 Phân tích và đánh giá về môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
3.4.1.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DN
--------------------------------------------
 Phân tích và đánh giá về môi trường ngành của doanh nghiệp
3.4.1.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DN
--------------------------------------------
 Phân tích các công nghệ số và nguồn lực bên trong DN

(1) Doanh nghiệp đang sử dụng những công nghệ nào ở từng khâu, từng bộ
phận?
(2) Doanh nghiệp có thường xuyên cập nhật các công nghệ, nền tảng không?
(3) Trong đó có thể tối ưu, cải thiện được nhóm nào? Cần loại bỏ thay thế nhóm
nào? Khâu nào chưa sẵn sàng để chuyển đổi và khắc phục?
(4) Doanh nghiệp có đội ngũ chuyên nghiên cứu, phân tích và phát triển công
nghệ số không?
3.4.1.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DN
--------------------------------------------
 Phân tích mô hình hoạt động & kinh doanh hiện tại

Mô hình phân tích


chuỗi giá trị của Porter
3.4.1.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DN
--------------------------------------------
 Phân tích mô hình hoạt động & kinh doanh hiện tại

Các giai đoạn phát


triển của e-biz
(J. McKay 2000)
3.4.1.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DN
--------------------------------------------
 Phân tích con người và tiềm năng văn hóa để thay đổi

(1) Doanh nghiệp đã truyền đạt và đảm bảo mỗi nhân viên đều hiểu rõ mục
tiêu chuyển đổi số, vai trò và nhiệm vụ của họ trong chuyển đổi số chưa?
(2) Doanh nghiệp có một hệ thống dữ liệu và truyền thông nội bộ hiệu quả
chưa?
(3) Doanh nghiệp hiện có văn hoá phản hồi cởi mở, hướng đến mục tiêu
chung chưa?
3.4.1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DN
--------------------------------------------

Sử dụng công cụ đánh giá trên website:


https://digital.business.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn.
3.4.1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DN
--------------------------------------------

Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số


3.4.1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DN
--------------------------------------------
Bước 1: Truy cập vào website của Bộ kế hoạch và Đầu tư để tham gia
khảo sát đánh giá: https://digital.business.gov.vn/danh-gia-1/

Bước 2: Nhập thông tin theo mẫu:


3.4.1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DN
--------------------------------------------
Bước 3: Đọc kỹ nội dung các câu hỏi và tích chọn thang đánh
giá tương ứng lần lượt với từng câu hỏi trong Phiếu khảo sát:
3.4.1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DN
--------------------------------------------
Bước 4: Nhận kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp:
3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------

- Tầm nhìn của doanh nghiệp là những mong


muốn của doanh nghiệp trong tương lai.
+ 5 đến 10 năm tới doanh nghiệp sẽ thuộc về
ngành công nghiệp nào, phục vụ đối tượng khách
hàng nào?

?
+ Doanh nghiệp chỉ cung cấp sản phẩm hay sẽ mở
rộng sang bán dịch vụ, trải nghiệm xoay quanh sản
phẩm?
3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------

- Sứ mệnh của doanh nghiệp là một phát biểu có giá


trị lâu dài về mục đích. Là đặc điểm để phân biệt các
doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, nguyên tắc kinh
doanh của doanh nghiệp.

?
+ Sứ mệnh của DN trong hoạt động CĐS là gì?
+ Điều gì giúp doanh nghiệp tạo khác biệt so với các
doanh nghiệp khác?
3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể xem như
là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh
doanh xác định. Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh
của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ
hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt.

?
- Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược nào? Chiến lược khác
biệt (sản phẩm/ dịch vụ), giá hay cả hai?
- Định vị chiến lược của doanh nghiệp là gì?
- Các yếu tố chìa khóa thành công (key success factors) của
ngành công nghiệp mà doanh nghiệp thuộc về là gì?
3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------
Chiến lược đa dạng hóa

Chiến lược Chiến lược tích hợp


cấp công ty
Chiến lược cường độ

Chiến lược dẫn đạo chi phí

Chiến lược Chiến lược khác biệt hóa


KD tổng quát
Chiến lược tập trung
3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------

Quy trình hoạch định chiến lược TMĐT


3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------

Chiến lược TMĐT: “kế hoạch tổng thể xác định định
hướng và phạm vi hoạt động ứng dụng và triển khai
Internet và CNTT (IT) trong dài hạn, ở đó tổ chức phải
giành được lợi thế thông qua kết hợp các nguồn lực trong
một môi trường TMĐT luôn thay đổi, nhằm thỏa mãn tốt

?
nhất nhu cầu của thị trường điện tử và đáp ứng mong
muốn của các đối tượng có liên quan đến tổ chức.”
3.4.1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CĐS CỦA DN
--------------------------------------------

 Lựa chọn & ra quyết định mô hình KD TMĐT.


 Lựa chọn & ra quyết định thị trường mục tiêu.
 Lựa chọn & ra quyết định phát triển thị trường & SP.

?
 Lựa chọn & ra quyết định định vị & khác biệt hóa.
 Lựa chọn & ra quyết định tái cấu trúc tổ chức.
3.4.2. CĐS MÔ HÌNH KINH DOANH
--------------------------------------------

3.4.2.1. Truyền thông, tiếp thị

3.4.2.2. Thiết kế và phát triển sản phẩm mới

3.4.2.3. Tối ưu hóa hậu cần/ phân phối


3.4.2.1. TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ
--------------------------------------------

- Chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua việc chuyển đổi kênh bán
hàng truyền thống sang bán hàng trực tuyến, tiến tới các mô hình thương mại
trực tuyến có độ kết nối với khách hàng cao hơn như bán hàng đa kênh (omni
channel), bán hàng kết hợp truyền thống và trực tuyến (O2O).
- Khía cạnh thứ hai, trên mỗi nền tảng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiếp
tục thiết lập những phương thức truyền thông và tiếp thị một cách cụ thể, đa
dạng hơn, phong phú hơn và phù hợp với môi trường số và sự thay đổi nhanh
chóng của khách hàng trong môi trường số.
3.4.2.1. TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ
--------------------------------------------

Chuyển đổi số mảng truyền thông trong doanh nghiệp nhằm mục đích:
- Thích nghi với hành vi thay đổi của khách hàng
- Trở thành một nhà sản xuất nội dung, cung cấp những nội dung phù hợp trên
toàn bộ hành trình của khách hàng
- Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
- Biến những khách hàng thường xuyên thành khách hàng trung thành và đại sứ
thương hiệu
- Lắng nghe và tích hợp những ý kiến phản hồi của khách hàng để liên tục cải
tiến quy trình và gia tăng giá trị cung cấp cho khách hàng
3.4.2.1. TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ
--------------------------------------------

Các công nghệ và xu hướng chủ chốt trong chuyển đổi số mảng
truyền thông doanh nghiệp:
Quảng cáo tìm kiếm (PPC, SEO); Tiếp thị qua mạng xã hội (Facebook,
Twitter, Tiktok,..); Tiếp thị nội dung (content marketing); Tiếp thị qua những
người ảnh hưởng (influencers); Call Center, Chatbot; AR/VR; Tiếp thị liên kết;
Email marketing; SMS marketing; Tiếp thị tự động
3.4.2.2. THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
--------------------------------------------

Mục đích của doanh nghiệp với yếu tố này là nhằm:


- Tăng khả năng đáp ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường.
- Giảm thiệt hại đầu tư nhờ phát triển sản phẩm qua các vòng lặp.
- Cùng sáng tạo giá trị với khách hàng.
Với mục đích đó, một số công nghệ và xu hướng chủ chốt trong
chuyển đổi số khâu phát triển sản phẩm mới có thể tham khảo bao gồm:
- Sử dụng A/B testing, Tung ra MVP (Sản phẩm và nguyên mẫu khả thi tối
thiểu) thay vì sản phẩm hoàn thiện, Ứng dụng in 3D, Sử dụng AR/VR để trải
nghiệm sản phẩm
3.4.2.3. TỐI ƯU HÓA HẬU CẦN PHÂN PHỐI
--------------------------------------------

Chuyển đổi số kênh phân phối/ hậu cần nhắm đến giải các bài
toán sau:
- Tối ưu việc vận hành hệ thống phân phối
- Tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh truyền thống (từ offline sang online)
và chuyển đổi vai trò của các cấp trung gian như nhà phân phối, nhân viên bán
hàng để nâng cao vai trò của nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng.
- Giảm bớt các nút phân phối trung gian (xu hướng D2C)
- Hiểu hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng cuối
3.4.2.3. TỐI ƯU HÓA HẬU CẦN PHÂN PHỐI
--------------------------------------------

- Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đặc biệt nhóm khách
hàng sinh ra trong thời đại số
- Có thể rút ngắn được thời gian giao hàng, quản lý được hàng hóa và
biết được hàng hóa đang ở đâu, khi nào giao.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp có khả năng: Dự báo nhu cầu tích trữ hàng,
lưu trữ hàng trong kho, Giảm chi phí tồn kho.
3.4.2.3. TỐI ƯU HÓA HẬU CẦN PHÂN PHỐI
--------------------------------------------

Các công nghệ và xu hướng chủ chốt trong chuyển đổi số hệ


thống phân phối:
ERP, CRM, nRMS (New Retail Management System - Hệ thống quản trị
bán hàng kiểu mới); WMS (Warehouse Management System – Hệ thống quản
lý kho hàng); TMS (Transportation Management Systems – Hệ thống quản lý
vận tải), AI/Machine learning; Mobile app (app bán hàng); Ứng dụng truy
xuất nguồn gốc; QR code; Mô hình mua hàng Thương Mại Điện Tử; Ví điện tử,
trung gian thanh toán; IoT hậu cần (logistic)
3.4.3. HOÀN THIỆN VÀ CĐS MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
--------------------------------------------

3.4.3.1. Tối ưu hóa vận hành nội bộ

3.4.3.2. Chuyển đổi sản xuất


3.4.3.1. TỐI ƯU HÓA VẬN HÀNH NỘI BỘ
--------------------------------------------

Vận hành nội bộ được hiểu là bao


gồm các hoạt động chức năng, hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh như: hành chính
nhân sự, tài chính kế toán, lập kế hoạch,
quản lý cơ sở vật chất, v.v.
3.4.3.1. TỐI ƯU HÓA VẬN HÀNH NỘI BỘ
--------------------------------------------

Chuyển đổi số trong vận hành nhắm đến giải các bài toán sau:
- Ở khâu này, chuyển đổi số hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc số
(digital workplace), liên quan không chỉ đến việc cung cấp các công cụ và
thiết bị số (như máy tính, kết nối mạng, phần mềm/ứng dụng làm việc nhóm,
làm việc từ xa), v.v mà quan trọng hơn là tạo ra một môi trường làm việc phù
hợp với đội ngũ nhân viên thế hệ số, kích thích họ phát huy tối đa năng lực và
sở trường trong công việc.
- Ví dụ:
+ Hệ thống phần mềm của Base (Base.vn)
+ Hệ thống phần mềm Misa Amis của Công ty cồ phần Misa (Misa.vn)
3.4.3.2. CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT
--------------------------------------------

Chuyển đổi số trong sản xuất nhắm đến giải các bài toán sau:
- Nâng cao hiệu suất vận hành sản xuất:
- Phòng tránh rủi ro: giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm, nâng cao độ tin cậy
về tuân thủ giao hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng.
- Gia tăng lợi ích: giảm chi phí hoạt động sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư, hỗ
trợ đưa ra quyết định tối ưu ngay tại nơi sản xuất theo thời gian thực.
- Kết nối chuỗi giá trị: kết nối liền mạch khâu sản xuất với các hoạt động
trọng yếu khác trong chuỗi giá trị doanh nghiệp.
3.4.4. KẾT NỐI KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
BẰNG HỆ THỐNG SỐ TÍCH HỢP
--------------------------------------------

3.4.4.1. Hạ tầng dữ liệu

3.4.4.2. Hạ tầng công nghệ

3.4.4.3. Cơ cấu tổ chức, mô hình vận hành


3.4.4.1. HẠ TẦNG DỮ LIỆU
--------------------------------------------
3.4.4.2. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ
--------------------------------------------

Hạ tầng công nghệ đề cập đến các công nghệ kỹ thuật số cung
cấp nền tảng cho hoạt động công nghệ thông tin của một tổ chức.
Nói cách khác, đây là các ứng dụng và công nghệ mà doanh nghiệp
đang sử dụng để thực hiện công cuộc chuyển đổi số.
3.4.4.2. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ
--------------------------------------------

- Các công nghệ kết nối & mạng -


Nền tảng làm việc nội bộ
Networking & Connectivity
- Dịch vụ đám mây hạ tầng, nền tảng -
Cloud Services/IaaS & PaaS
Nền tảng làm việc với
khách hàng, đối tác - Các công nghệ về bảo mật – Security
- Các công nghệ về Cơ sở dữ liệu
3.4.4.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, MÔ HÌNH VẬN HÀNH
--------------------------------------------

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một chiến lược lâu dài ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, vì thế các tổ chức/doanh nghiệp
có thể áp dụng mô hình vận hành hai chế độ trong chuyển đổi số, theo gợi ý
của các chuyên gia tại Gartner.
- Chế độ thứ nhất là chế độ vận hành của các hoạt động kinh doanh hiện tại.
- Chế độ thứ hai là chế độ vận hành cho các dự án chuyển đổi số, với quy
trình ra quyết định nhanh, trao quyền, thử nghiệm, sẵn sàng tăng tốc.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
--------------------------------------------

Câu 1: Bộ chỉ số DBI là gì?


Câu 2: Trình bày các tiêu chí trong 6 trụ cột chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Câu 3: Trình bày các tiêu chí trong 6 trụ cột chuyển đổi số của các doanh nghiệp lớn?
Câu 4: Trình bày về nội dung “Chuyển đổi số mô hình kinh doanh”?
Câu 5: Trình bày về nội dung “Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị”?
Câu 6: Trình bày về nội dung “Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ”?
Câu 7: Tìm hiểu và phân tích giai đoạn khởi đầu của chuyển đổi số.
Câu 8: Tìm hiểu và phân tích giai đoạn mở rộng của chuyển đổi số.
Câu 9: Tìm hiểu và phân tích giai đoạn hoàn tất của chuyển đổi số.
Câu 10: Trình bày các bước của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

You might also like