You are on page 1of 171

VIỆN ĐÀO TẠO QUẢN LÝ XÂY DỰNG DCMT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội


Tel: 04.3559.1684 –* Fax: 04.3559.3521
Email: hanoidaotao@vnn.vn * contact@dcmtvietnam.com
Website: http://www.dcmtvietnam.com

DCMT

KHÓA ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

NGHIỆP VỤ CHỨC DANH CHỈ HUY TRƯỞNG


CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

HÀ NỘI – THÁNG 10/2014


Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

MỤC LỤC

CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .......................... 5
A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................... 5
I. Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình ... 5
1. Những nội dung cơ bản của Luật Xây dựng ........................................................................................................ 5
2. Những vấn đề của Luật Đất đai liên quan tới hoạt động xây dựng ...................................................................... 16
3. Những nội dung cơ bản của Luật Đầu tư liên quan tới hoạt động xây dựng ........................................................ 22
4. Những nội dung cơ bản của Luật Đấu thầu liên quan tới hoạt động xây dựng ..................................................... 26
II. Những khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng công trình ................................................................30
II.A. Khái niệm chung về dự án............................................................................................................................ 30
1. Khái niệm về Dự án ......................................................................................................................................... 30
2. Đặc điểm chủ yếu của dự án: ............................................................................................................................ 31
3. Những đặc điểm khác của dự án : ..................................................................................................................... 31
4. Vòng đời của Dự án ........................................................................................................................................ 31
5. Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................................................. 33
II. B. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình............................................................................................ 34
1. Dự án đầu tư xây dựng ..................................................................................................................................... 34
2. Các yêu cầu chủ yếu của Dự án đầu tư xây dựng công trình............................................................................... 34
III. Điều kiện năng lực các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng công trình ....................................35
1. Các quy định chung về điều kiện năng lực đối với tổ chức và cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng ............. 35
2. Điều kiện năng lực hành nghề xây dựng đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ....................................... 35
3. Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động xây dựng của tổ chức ........................................................................ 40
iV. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình .....................43
1. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lập dự án đầu tư xây dựng công trình .................................................. 43
2. Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong khảo sát xây dựng .................................................................................... 44
3. Quyền và nghĩa vụ trong thiết kế xây dựng ....................................................................................................... 44
4 . Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong thi công xây dựng công trình .................................................................... 45
5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động giám sát thi công ................................................................ 46
6. Quyền và nghĩa vụ của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng công trình............................................................ 47
CHUYÊN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG..............................................................50
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ..................................................................................................................50
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ....................................50
1. Khái niệm: ............................................................................................................................................50
2. Đặc điểm của hợp đồng xây dựng: ........................................................................................................50
3. Khung pháp luật của hợp đồng xây dựng ...............................................................................................50
II. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG .............................................50
1. Theo tính chất, loại công việc trong hoạt động xây dựng cần thực hiện có các loại hợp đồng sau: ..........50
III. NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG.................................................................................51
IV. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ..........................................................................52
V. HIỆU LỰC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG..............................................................52
VI. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG .................................................................................53
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ..................................................................................................................53
I. CÁC THÔNG TIN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG .......................................................................................53
1. Thông tin về hợp đồng xây dựng ............................................................................................................53
2. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng ..........................................................................................................54
3. Hồ sơ hợp đồng xây dựng......................................................................................................................54
4. Luật và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng ..............................................................................54
II. NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC, YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .....55
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng .....................................................................55
2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng ........................55
3. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng .................................................................................56
III. GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG ..........................................................................................................................................................56
1. Giá hợp đồng xây dựng .........................................................................................................................56
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng...................................................57
3. Tạm ứng hợp đồng xây dựng .................................................................................................................58
4. Thanh toán hợp đồng xây dựng .............................................................................................................59
5. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng ....................................................................................................60
6. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng...........................................................................62
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
2
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

7. Quyết toán hợp đồng xây dựng ..............................................................................................................62


8. Thanh lý hợp đồng xây dựng .................................................................................................................63
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ...................................63
1. Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu ...............................................................63
2. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn..........................................................................................63
3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn .........................................................................................64
4. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng công trình .......................................................64
5. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình.......................................................65
6. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu cung cấp thiết bị công nghệ.........................................................66
7. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu EPC ............................................................................................67
8. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC ...........................................................................................68
9. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu hợp đồng chìa khóa trao tay ........................................................69
10. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu hợp đồng chìa khóa trao tay......................................................69
V. ĐIỀU CHỈNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ..............................................................69
1. Nguyên tắc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng..................................................................69
2. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng ....................................................................69
3. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng ........................................................................................................70
4. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng ..............................................................................................................71
5. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng....................................................................................71
VI. TẠM NGỪNG, CHẤM DỨT, THƯỞNG, PHẠT DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ......................72
1. Tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng ......................................................................72
2. Chấm dứt hợp đồng xây dựng................................................................................................................72
3. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng .............................................................................................73
4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng..........................................................................................73
VII. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG .............................................74
1. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng.........................................................................74
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng .............................................................................................74
VIII. CÁC NỘI DUNG KHÁC CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG .....................................................................75
1. Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng xây dựng .....................................................................................75
2. Hợp đồng thầu phụ ...............................................................................................................................75
3. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ ...............................................................76
4. Điện, nước và an ninh công trường .......................................................................................................77
5. Vận chuyển thiết bị công nghệ ...............................................................................................................77
6. Rủi ro và bất khả kháng ........................................................................................................................77
CHUYÊN ĐỀ 3: QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TRƯỜNG .............................................................................................................................................79
I. XÁC ĐỊNH CÁC CÔNG VIỆC VÀ SẮP XẾP TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC CỦA DỰ ÁN...79
II. LẬP TIẾN ĐỘ...........................................................................................................................................81
1. Tại sao phải lập tiến độ ? ......................................................................................................................81
2. Các phương pháp lập tiến độ.................................................................................................................81
3. Tiến hành lập tiến độ.............................................................................................................................84
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN THI CÔNG THEO TIẾN ĐỘ ............................................................86
1. Công tác chuẩn bị .................................................................................................................................86
2. Tổ chức điều hành thi công trên công trường.........................................................................................87
IV. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ...........................................................................................................................87
1. Mục tiêu quản lý lao động .....................................................................................................................87
2. Xác định nhu cầu về lao động................................................................................................................87
3. Đánh giá kết quả và trả công người lao động ........................................................................................88
V. QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG ...........................................................................................89
1. Tính toán nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị thi công ............................................................................89
2. Quản lý và điều hành việc sử dụng máy móc, thiết bị .............................................................................89
CHUYÊN ĐỀ 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............90
I. TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ...................90
1.1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ................................................................................................90
1.2. Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng .................................................................................92
1.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư, thiết bị) ......................94
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..................................... 113
2.1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng ...................................................................................................... 113
2.2. Lập hệ thống quản lý chất lượng....................................................................................................... 115

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


3
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2.3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng................................................................................................... 117


2.4. Các biện pháp kiểm soát chất lượng ................................................................................................. 120
CHUYÊN ĐỀ 5: QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH....................... 122
I. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................................. 122
II. NỘI DUNG CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT .................................................................................................. 123
2.1. CHI PHÍ DỰ ÁN CỦA GIAI ĐOẠN LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ........................................................... 123
2.2. CHI PHÍ DỰ ÁN CỦA GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................... 123
2.3. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT CỦA GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ ................................................................. 126
2.4. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT CỦA GIAI ĐOẠN THI CÔNG ................................................................ 126
2.4.1. Giá hợp đồng trọn gói................................................................................................................... 126
2.4.2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định ............................................................................................... 126
2.4.3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh................................................................................................. 126
2.4.4. Giá hợp đồng theo thời gian ......................................................................................................... 127
2.4.5. Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) .......................................................................................................... 127
2.5. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT CỦA GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG, ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO
KHAI THÁC SỬ DỤNG .......................................................................................................................... 127
III. LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ................................................................................................................... 127
3.1. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án ......................................................................... 127
3.2. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất
vốn đầu tư xây dựng công trình ............................................................................................................... 132
3.3. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự
đã thực hiện ............................................................................................................................................ 133
3.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư ........................................................................... 134
3.5. Quản lý tổng mức đầu tư .................................................................................................................. 134
IV. LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ............................................................................................................. 135
4.1. Chi phí xây dựng .............................................................................................................................. 137
4.7. Quản lý dự toán công trình ............................................................................................................... 146
V. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................................................. 146
5.1. Định mức xây dựng .......................................................................................................................... 146
5.2. Giá xây dựng công trình ................................................................................................................... 147
5.3. Quản lý chỉ số giá xây dựng ............................................................................................................. 148
VI. KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................................ 148
CHUYÊN ĐỀ 6: QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................................ 150
I. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ........................................................... 150
I.1. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 150
I.2. Mục đích, ý nghĩa tính chất của công tác bảo hộ lao động ................................................................. 150
I.2. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng............... 151
I.3. Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng .............................................................. 154
I.4. Các biện pháp kiểm soát và bảo đảm an toàn lao động, môi trường xây dựng .................................... 155
II. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...................... 166
1. Nhận dạng và phân tích các loại rủi ro ................................................................................................ 166
1.1 Nhận dạng ................................................................................................................................................... 166
1.2 Phân tích các loại rủi ro ................................................................................................................................ 167
2. Lập kế hoạch quản lý rủi ro................................................................................................................. 167
2.1 Quản lý rủi ro được xem như là yếu tố cơ bản trong cách tiếp cận quản lý dự án có hiệu quả và hoàn chỉnh .... 167
2.2 Lập kế hoạch quản lý rủi ro .......................................................................................................................... 168
2.3 Lập kế hoạch đổi phó rủi ro .......................................................................................................................... 168
3. Các biện pháp kiểm soát và đối phó với rủi ro ..................................................................................... 170

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


4
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG


TRÌNH

A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG


TRÌNH

I. Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu
tư xây dựng công trình

1. Những nội dung cơ bản của Luật Xây dựng


Kỳ họp thứ 4, khoá XI (tháng 11/2003), Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xây dựng. Việc thể chế hoá Luật nhằm đáp ứng yêu
cầu vận hành các hoạt động xây dựng theo hướng vừa bảo đảm tính cạnh tranh, hội nhập
của ngành xây dựng vào nền kinh tế trong khu vực, vừa bảo đảm tuân thủ các quy định
đã được Chính phủ và các Bộ, ngành cụ thể hóa trong các Nghị định, Quyết định, Thông
tư hướng dẫn. Hệ thống các văn bản trên, lần đầu tiên đã xác lập khung pháp lý tương
đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm điều tiết hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt nam.
1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và kết cấu của Luật Xây dựng
1.1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Luật Xây dựng điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động xây dựng
giữa các tổ chức, cá nhân; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư
xây dựng công trình và hoạt động xây dựng. Các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức,
cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ
Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng. Trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với
Luật Xây dựng thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1.1.2. Kết cấu Luật Xây dựng
Luật Xây dựng với 9 chương, 123 điều gồm những quy định chung về hoạt động
xây dựng; quy hoạch xây dựng; dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát, thiết kế xây
dựng; xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý nhà nước
về xây dựng; khen thưởng, xử lý vi phạm và điều khoản thi hành.
1.2. Hoạt động xây dựng
Trong các dự án đầu tư xây dựng, hoạt động xây dựng là việc tạo lập nên sản
phẩm xây dựng theo thiết kế được duyệt. Các hoạt động xây dựng cụ thể có mối liên
quan chặt chẽ với nhau; mặt khác, các hoạt động xây dựng có thể thực hiện đan xen với
nhiều chủ thể đồng thời tham gia. Để hiểu rõ Luật Xây dựng, cần tiếp cận, nắm bắt được
các nguyên tắc, nội dung, yêu cầu và quy định của pháp luật đối với từng hoạt động xây
dựng cụ thể. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng
công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan
đến xây dựng công trình.
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
5
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Để hoạt động xây dựng thực sự phát huy hiệu quả, khi tham gia các hoạt động
xây dựng, các chủ thể cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a. Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội
Quy hoạch xây dựng là cơ sở để triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm soát
quá trình phát triển đô thị và các khu chức năng, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt
động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo
vệ môi trường. Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, môi trường nhằm định
hướng việc xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, tạo lập sự cân bằng giữa môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, đảm bảo sự hài hoà trong việc tổ chức không gian và sự
đồng bộ việc kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hoạt động xây dựng cũng đòi hỏi
phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội từng vùng nhằm khai thác
hài hòa các nguồn lực, tạo cơ sở phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của vùng, miền.
b. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng là các công cụ quan trọng để quản lý
hoạt động xây dựng. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt
động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành còn
tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật,
trình tự thực hiện các công việc, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên
được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt
động xây dựng. Việc tuân thủ quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng là cơ sở tăng
cường hiệu quả quản lý Nhà nước và xây dựng; giúp các chủ đầu tư, nhà thầu sử dụng
tiết kiệm, hợp lý các nguồn lực, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn công trình và tính
đồng bộ trong từng công trình, toàn dự án.
c. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài
sản
Chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản là các yêu
cầu quan trọng khi đầu tư xây dựng công trình. Do công trình xây dựng thường có quy
mô lớn, đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực, có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn tới khu
vực không gian xung quanh….nên vấn đề chất lượng, tiến độ và an toàn trong xây dựng
có ý nghĩa rất lớn. Việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn khi xây dựng công trình
không những là yêu cầu mà còn là trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng, đặc biệt đối với chủ đầu tư và nhà thầu.
d. Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả kinh tế, đồng bộ trong từng công trình, trong toàn
dự án
Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình là vấn đề quan trọng cần được
xem xét trước khi quyết định đầu tư. Mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả kinh tế, tạo lập tính
đồng bộ trong từng công trình, toàn dự án đòi hỏi các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng phải thực hiện theo những phương pháp khoa học về tính toán hiệu quả kinh tế-xã
hội của dự án, về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, về giám sát thi
công, về quản lý dự án….
1.2.2. Lập quy hoạch xây dựng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


6
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông
thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích
hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích
quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án
quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. Quy hoạch xây
dựng bao gồm quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Trong toàn bộ các hoạt động xây dựng thì quy hoạch xây dựng là hoạt động diễn ra
trước tiên, mang tính định hướng, là cơ sở để quản lý và thực hiện các hoạt động xây dựng
tiếp theo. Quy hoạch xây dựng do Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập và phê
duyệt.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong
địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây
dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình. Trong trường hợp
Uỷ ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch
xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng,
điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện. Mọi tổ
chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
- Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp
với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển
kinh tế - xã hội;
+ Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm
lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai
đoạn phát triển;
+ Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các
nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn
hoá, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản
sắc văn hoá dân tộc.
1.2.3. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
a. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
phát triển ngành và kế hoạch đầu tư được duyệt, chủ đầu tư tổ chức lập dự án đầu tư xây
dựng công trình để làm rõ về sự cần thiết và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Việc
đầu tư xây dựng công trình nhằm tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế
quốc dân với các hình thức xây mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp các tài sản cố định
của xã hội.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tại những công trình xây dựng nhằm mục đích
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
7
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời
hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần
thiết kế cơ sở. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô nhỏ, đơn giản và các
công trình tôn giáo thì chỉ lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình trong đó
bao gồm các yêu cầu, nội dung cơ bản theo quy định.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại như sau:
+ Theo quy mô và tính chất, bao gồm: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội
thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A,
B, C;
+ Theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án
sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước; dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; dự án sử dụng
vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
- Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an
toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và
pháp luật khác có liên quan. Tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước thực hiện
việc quản lý các dự án theo các quy định sau:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần,
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư,
lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng
đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Các dự án sử
dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định
theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
+ Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà
nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết
định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản
lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành
phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo
phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc
lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.
b. Mối liên quan giữa công trình xây dựng và dự án; loại, cấp công trình xây dựng,
thiết bị lắp đặt vào công trình, thi công xây dựng công trình
- Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể có một hoặc nhiều công trình xây dựng;
các công trình thuộc dự án có thể khác nhau về loại và cấp công trình. Trường hợp dự án
có một công trình thì dự án đồng thời là công trình. Công trình xây dựng là sản phẩm
được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


8
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dưới mặt đất, phần trên
mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
- Các công trình xây dựng được phân thành loại và cấp. Loại công trình xây dựng
được xác định theo công năng sử dụng, bao gồm công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Cấp công trình được xác định theo
loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và
tuổi thọ công trình xây dựng. Mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp gồm cấp đặc
biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
- Luật Xây dựng còn quy định về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội, cụ thể như sau:
+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các
chất thải và các công trình khác.
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các
công trình khác.
- Hệ thống thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị
công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo
thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ
được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
Việc quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện từ các
công trình xây dựng của dự án đến toàn bộ dự án . Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, điều kiện năng lực,
lập và quản lý chi phí....đều gắn với từng loại và cấp công trình xây dựng. Do vậy, hiệu
quả quản lý, thực hiện dự án bắt nguồn từ việc quản lý, thực hiện tốt từng công trình của
dự án.
Công trình xây dựng có thể bao gồm các hạng mục như phần ngầm, phần thân, hệ
thống kỹ thuật của công trình và hệ thống thiết bị của công trình. Các bộ phận của công
trình gồm cột, dầm, sàn, nền, mái.....Việc hiểu và thực hiện thống nhất giữa các chủ thể
về dự án, công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình có ý nghĩa quan trọng
trong việc quản lý, thực hiện và đảm bảo hiệu quả dự án.
1.2.4. Khảo sát xây dựng
a. Khái niệm
Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát
địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ
cho hoạt động xây dựng. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát
đã được phê duyệt. Tài liệu về khảo sát xây dựng là một trong các căn cứ để lập các loại
đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng công trình.
Vì vậy, phải thực hiện khảo sát xây dựng để thu thập các số liệu về điều kiện tự
nhiên của vùng địa điểm xây dựng; các số liệu về hiện trạng công trình; hiện trạng của
vùng, địa điểm xây dựng, nhằm phục vụ các công tác: Lập đồ án quy hoạch xây dựng;
Lựa chọn, xác định địa điểm xây dựng; vạch tuyến công trình; lập thiết kế công trình;
lập giải pháp kỹ thuật thi công xây dựng công trình; dự đoán ảnh hưởng qua lại giữa
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
9
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

công trình xây dựng và môi trường thiên nhiên xung quanh trong quá trình xây dựng và
sử dụng công trình.
b. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Nhiệm vụ khảo sát phải phù
hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế; Bảo đảm tính trung thực, khách
quan, phản ánh đúng thực tế; Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát
xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Đối với
khảo sát địa chất công trình còn phải xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực
nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những
công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động
của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng.
1.2.5. Thiết kế xây dựng công trình
a. Khái niệm
Thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba
bước. Sở dĩ thiết kế được phân thành các bước như vậy là vì các công trình có quy mô,
tính chất và độ phức tạp khác nhau, mức độ yêu cầu kỹ thuật và quản lý cũng khác nhau.
Các công trình nhỏ, đơn giản thì không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước thiết kế
vì các yêu cầu thiết kế có thể được xác định rõ ràng ngay từ đầu. Các công trình có quy
mô lớn, các yêu cầu thiết kế chưa thể xác định được đầy đủ ngay từ đầu nên thiết kế cần
được chuẩn xác và cụ thể dần qua các bước.
b. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây: Phù hợp
với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc;
phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có
thiết kế công nghệ; nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến
dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân
cận; nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết
kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý; an
toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu
chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối
với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;
đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ
với các công trình liên quan.
c. Các bước, nội dung và hồ sơ từng bước thiết kế
- Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người
quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
+ Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây
dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các
thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn
cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


10
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu
tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật
và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển
khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
+ Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số
kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được
áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với
một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ
thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước
như sau:
+ Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình
chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ
sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và
gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển
hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi
công;
+ Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy
định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết
kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
+ Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước
thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ
theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết
định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo
phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp
chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng
lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà
thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực
theo quy định.
- Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình
+ Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các
bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự
toán xây dựng công trình.
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật
về lưu trữ.
d. Thẩm định, thẩm tra thiết kế
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


11
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Đối với thiết kế kỹ thuật:


Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê
duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
 Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
 Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
 Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
 Đánh giá mức độ an toàn công trình;
 Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công
trình có yêu cầu công nghệ;
 Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm
cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
+ Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của
chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra
thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản
vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai
bước và thiết kế một bước
+ Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế
bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế
bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây
dựng công trình.
+ Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định đôí vơí
thẩm định thiết kế kỹ thuật.
Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định đôí
vơí thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước. Chi phí thẩm định, thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng
công trình.
e. Các hành vi bị cấm trong thiết kế xây dựng: Cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn,
trùng tu, tôn tạo công trình không có thiết kế xây dựng công trình được duyệt theo quy
định hoặc xây dựng sai thiết kế được duyệt; hoạt động thiết kế xây dựng sai hoặc không
phù hợp với chứng chỉ hành nghề, vượt quá năng lực theo quy định, cho thuê mượn
danh nghĩa; hoạt động thiết kế không có chứng chỉ hành nghề.
1.2.6. Thi công xây dựng công trình
Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các xây
dựng công trình mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo
hành và bảo trì công trình.
a. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


12
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Có mặt
bằng xây dựng; có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có
giấy phép xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt
(đối với công trình lập Báo cáo Kinh tế- Kỹ thuật thì sau khi Báo cáo được phê duyệt);
có hợp đồng xây dựng; đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến
độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình; có biện pháp để bảo đảm
an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
b. Giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án. Phương án
giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và
được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự
án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải thực
hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng. Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng
phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê
duyệt. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực
hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.
Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng phải bảo đảm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ
chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn
chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường
hợp có thoả thuận khác giữa các bên liên quan. Trong trường hợp đền bù tài sản để giải
phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải
phóng mặt bằng phải bảo đảm vừa xây dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được
các công trình mặt phố theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; bảo đảm Nhà nước
điều tiết được giá trị chênh lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng
công trình.
c. Giấy phép xây dựng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng thì trước khi khởi công xây
dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Quy định việc cấp giấy phép
xây dựng là để quản lý xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt,
tránh tình trạng xây dựng lộn xộn, tuỳ tiện không theo các chỉ giới xây dựng, kiến trúc
đô thị đã được duyệt, đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho các công trình lân cận, bảo
đảm hành lang bảo vệ đối với các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng,
khu di sản văn hoá, di tích lịch sử, đồng thời quản lý việc xây dựng không ảnh hưởng
đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường, cháy nổ, an ninh, quốc phòng.
- Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng công trình
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng,
trừ trường hợp xây dựng những công trình sau đây:
+ Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công
trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
+ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy
hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


13
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi
kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
+ Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân
cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng
được duyệt.
Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây
dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có
thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Điều kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị thực hiện theo quy định tại
Điều 65 của Luật Xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng thực
hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Xây dựng.
- Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình
xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá;
công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình
quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình
thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình
khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở
riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình nêu trên. Ủy
ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông
thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
d. Yêu cầu đối với công trường xây dựng
Tất cả các công trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công.
Nội dung biển báo bao gồm: Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày
khởi công, ngày hoàn thành; tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;
tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế; tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây
dựng công trình; chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ
nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi
rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
g. Các hành vi bị cấm khi thi công xây dựng công trình
- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn
chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích
lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;
xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng
để khắc phục những hiện tượng này;
- Nhà thầu xây dựng bố trí cán bộ quản lý, người trực tiếp chỉ huy thi công không
đủ năng lực hành nghề xây dựng tương ứng với loại, cấp công trình;
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
14
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Nhận thầu thi công xây dựng công trình vượt quá năng lực hoạt động xây dựng
theo quy định;
- Cho mượn danh nghĩa nhà thầu; sử dụng danh nghĩa nhà thầu khác để hoạt động
xây dựng;
- Triển khai thi công xây dựng công trình không đúng với các cam kết theo hồ sơ
dự thầu và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng công trình;
- Thi công xây dựng bộ phận công trình, công trình không có giấy phép xây dựng
hoặc sai giấy phép xây dựng; không có thiết kế xây dựng được duyệt hoặc sai thiết kế
xây dựng được duyệt;
- Thực hiện không đúng quy trình, quy phạm xây dựng gây lún, rạn nứt các công
trình lân cận;
- Không có biển báo công trường theo quy định; không có biển báo an toàn; không
có phương tiện che, chắn an toàn; không có hàng rào bảo vệ an toàn;
- Nhà thầu xây dựng có hành vi sử dụng kết quả kiểm tra vật liệu xây dựng hoặc
cấu kiện xây dựng của các phòng thí nghiệm chưa được hợp chuẩn;
- Sử dụng vật liệu xây dựng; sử dụng cấu kiện xây dựng; sử dụng thiết bị công
nghệ nhưng không có chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định;
- Không có hệ thống quản lý chất lượng; không tổ chức giám sát thi công xây
dựng; thi công không đúng thiết kế; thi công không đúng quy chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây sự cố công trình;
- Nghiệm thu khống; nghiệm thu sai khối lượng; làm sai lệch giá trị thanh toán,
quyết toán.
1.2.7. Giám sát thi công xây dựng công trình
Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám
sát. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về
chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công
xây dựng công trình. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự
thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Người
thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi
công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
a. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện ngay từ khi khởi
công xây dựng công trình một cách thường xuyên, liên tục, trung thực, khách quan,
không vụ lợi trong quá trình thi công xây dựng. Việc giám sát phải căn cứ vào thiết kế
được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
c. Các hành vi bị cấm trong giám sát thi công xây dựng công trình: Thực hiện
giám sát không đúng với cam kết trong hồ sơ dự thầu; giám sát khi không đủ điều kiện
năng lực hoặc năng lực không phù hợp; thông đồng, móc ngoặc với nhà thầu trong việc
nghiệm thu khối lượng, chất lượng; làm sai lệch hồ sơ, thông tin, dữ liệu trong quá trình
giám sát và các hành vi bị cấm của pháp luật có liên quan.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


15
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

1.2.8. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng,
khối lượng, chi phí, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư
quyết định và được ghi trong Quyết định phê duyệt dự án. Hình thức quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình bao gồm: thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình hoặc trực tiếp quản lý dự án. Pháp luật xây dựng nghiêm cấm việc quản lý
dự án không phù hợp với điều kiện năng lực; nghiêm cấm việc thông đồng, móc ngoặc
giữa chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tham gia quản lý dự án để làm sai lệch các nội dung
quản lý dự án; lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án không đủ năng lực....
Các nội dung cụ thể về tổ chức quản lý dự án được trình bày tại mục III Chuyên
đề này.
1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng
Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động
xây dựng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Chính phủ là cơ quản thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả
nước. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước về xây dựng. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. Uỷ ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn
theo phân cấp của Chính phủ.
2. Những vấn đề của Luật Đất đai liên quan tới hoạt động xây dựng
2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật
Luật Đất đai quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất
đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm: Cơ
quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất và
các các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


16
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2.2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung
quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc gắn quy hoạch sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và thực hiện, triển khai các dự án đầu tư xây
dựng công trình là yêu cầu quan trọng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát
triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư một cách bền vững.
ở cấp quốc gia và địa phương, quy hoạch sử dụng đất xác định tổng nhu cầu đất
cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có đất phục vụ mục đích đầu tư xây
dựng công trình và phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất nêu rõ kế
hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, khu dân cư…..Đối với các công trình, dự án đã
có chủ đầu tư thì trong kế hoạch sử dụng đất sẽ có danh mục nêu rõ quy mô sử dụng đất,
địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất. Sự gắn kết, đồng bộ, phù hợp
giữa quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng tạo thuận lợi
rất lớn trong việc đầu tư xây dựng các công trình.
Chính phủ là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi
cả nước trình Quốc hội quyết định. ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Chính phủ là cơ
quan xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; UBND các cấp xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ
quan hành chính cấp dưới trực tiếp.
2.3. Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình
2.3.1. Khái niệm
Giao đất để đầu tư xây dựng công trình là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất
bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất nhằm thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, thông
thường Nhà nước sẽ thực hiện thủ tục giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất với thời hạn ổn định là 5 năm. Trường hợp có nhu cầu điều
chỉnh thời hạn thuê thì đơn giá thuê đất sẽ được điều chỉnh.
Chuyển mục đích sử dụng đất là việc Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử
dụng các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở hồ sơ đề nghị chuyển đổi theo quy
định.
2.3.2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Đất đai là loại tài sản đặc biệt, có hạn, giữ vai trò là tư liệu sản xuất của nhiều
ngành kinh tế, trong đó có việc đầu tư xây dựng công trình nên căn cứ để quyết định
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định
rất chặt chẽ nhằm đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
được thực hiện đúng đối tượng, tăng hiệu quả sử dụng đất.
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất bao gồm:
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
17
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên thực tế, việc thể hiện nhu cầu sử dụng đất trong dự án đầu tư đang gây khó
khăn rất lớn khi đầu tư xây dựng công trình vì khi chưa được giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất thì chủ đầu tư không có mặt bằng để điều tra, khảo sát, đo
đạc, xác định diện tích đất phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Để tháo
gỡ vướng mắc này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày
30/11/2007 về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây
dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, trong đó nêu rõ: Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép Chủ đầu tư các dự án khi có chủ
trương đầu tư hoặc sau khi được đăng ký đầu tư hoặc sau khi được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư mà phù hợp với quy hoạch: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của khu vực dự án, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
ngành hoặc quy hoạch sản phẩm thì được vào khu vực đó để tiến hành việc điều tra,
khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án.
- Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của tổ chức
kinh tế không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư
nước ngoài do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có
liên quan thẩm định về nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư;
- Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo đã được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xét duyệt;
- Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác
nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với
trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở;
2.3.3. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở
tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê
đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối
với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư. Uỷ ban nhân dân cấp xã,
phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
của xã, phường, thị trấn. Điều đáng lưu ý là cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền.
2.4. Tài chính về đất đai và giá đất
2.4.1. Tài chính về đất đai
Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước các khoản
kinh phí, phí, lệ phí, thuế theo quy định, bao gồm: tiền sử dụng đất trong các trường hợp
giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất được Nhà nước
giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất,
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
18
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất; tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất; tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi
thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; phí và lệ phí
trong quản lý, sử dụng đất đai.
a. Tiền sử dụng đất
- Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước được
tính trên cơ sở diện tích đất, giá đất và thời hạn sử dụng đất. Diện tích đất tính thu tiền
sử dụng đất là diện tích đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Giá đất tính
thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao tại thời điểm giao
đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ. Giá đất tính thu
tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất là giá
đất trúng đấu giá. Thời hạn sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất.
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất
Người sử dụng đất mà Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được miễn tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất khi sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh
vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích
kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao; thực hiện chính
sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, đồng bào dân
tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà máy, xí nghiệp
phải di dời theo quy hoạch; sử dụng đất để xây dựng nhà chung cư cho công nhân của
các khu công nghiệp, ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người phải di dời do thiên tai...
Người sử dụng đất mà Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được giảm tiền
sử dụng đất khi sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực, địa bàn
ưu đãi đầu tư; khi được nhà nước giao đất đối với nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo
quy hoạch...
b. Tiền thuê đất
- Tiền thuê đất là khoản tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước theo
hợp đồng thuê đất. Tiền thuê đất thu một năm bằng diện tích thuê nhân với đơn giá thuê
đất
- Miễn, giảm tiền thuê đất
Người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất được miễn tiền thuê đất đối với
dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn; dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của
các khu công nghiệp; dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân
sách nhà nước; dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh
doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, khoa học -
công nghệ; dự án gặp khó khăn phải tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động được
miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian tạm ngừng xây dựng cơ bản, tạm
ngừng hoạt động theo sự xác nhận của cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc cấp đăng ký
kinh doanh. Người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất để sử dụng làm mặt bằng
sản xuất kinh doanh, thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


19
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng .....được giảm tiền thuê đất.
c. Thuế sử dụng đất
Cơ sở pháp lý của vấn đề này hiện nay vẫn là Pháp lệnh Thuế nhà đất ban hành
năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung năm 1994. Bất hợp lý lớn nhất là thuế đối với đất
phi nông nghiệp và tài sản gắn liền với đất. Căn cứ tính thuế là diện tích đất, giá đất tính
thuế và thuế suất. Tuy nhiên, thuế sử dụng đất đối với đất ở tính theo thuế nhà đất còn ở
mức thấp. Về mặt kinh tế, cùng với việc xóa bỏ bao cấp nhà ở thì khi đưa bất động sản
(nhà, công trình) vào kinh doanh thì mức thuế đó đang khuyến khích đầu cơ, tích trữ.
Việc đánh thuế lũy tiến chưa thực hiện được, đặc biệt là việc đánh lũy tiến ở mức cao
vào diện tích đất được giữ nhưng không sử dụng.
d. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
Căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất, giá đất tính thuế và
thuế suất. Giá đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ phù hợp thực
tế ở địa phương. Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất được quy định theo nhiều
trường hợp phù hợp với mục đích sử dụng đất.
2.4.2. Giá đất
Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện
tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng
đất.
Giá đất được hình thành trong các 03 trường hợp:
- Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá: Căn cứ vào nguyên tắc định giá đất,
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương. Giá đất do Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01
tháng 01 hàng năm.
- Giá đất do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất: Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng
đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất trong các trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc cho thuê; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; sử
dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; sử dụng đất làm mặt bằng
xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng
đấu thầu dự án có sử dụng đất không thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quy định.
- Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi
thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
Giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố được sử dụng làm căn cứ để tính
thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và
tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc
đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


20
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường
đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.
2.5. Thu hồi đất; bồi thường, tái định cư liên quan tới dự án đầu tư xây dựng
công trình
2.5.1. Khái niệm
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Giá trị quyền sử dụng đất là giá
trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử
dụng đất xác định. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến
địa điểm mới.
2.5.2. Các trường hợp thu hồi đất
a) Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng trong các trường hợp: Sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an
ninh; sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất; sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài
có chức năng ngoại giao; sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng không
nhằm mục đích kinh doanh; sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư
nông thôn; sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;
b) Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong các
trường hợp: sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
kinh tế; sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch
thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); sử dụng đất để thực hiện dự án có một
trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Trường hợp thuê đất của người đang sử dụng đất thì người thuê đất không được
chuyển mục đích sử dụng đất. Hơn nữa, pháp luật về đất đai nghiêm cấm không được
chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất đã giao để sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, xây dựng khu công nghiệp, làm mặt bằng
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang mục đích xây dựng kinh doanh nhà ở.
2.5.3. Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thì có mục đích kinh doanh thì Hội
đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng; đối với
dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đích kinh doanh, phục vụ cho cộng
đồng thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp có

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


21
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phóng mặt
bằng.
Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng
mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị
quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi
thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái
định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn với điều kiện phát
triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu
hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu
của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn,
trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì
người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công
trình; thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của dự án
đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.
Khi dự án đầu tư đã được chấp thuận, xét duyệt theo quy định của pháp luật về
đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được vào khu vực dự án để thực hiện
các công việc liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án.
Phương án này sẽ được chuẩn xác lại sau khi thiết kế kỹ thuật của dự án được duyệt để
làm căn cứ trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất. Trình tự, thủ tục
liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án đầu tư xây dựng
công trình thực hiện theo các hướng dẫn do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành. Chủ
đầu tư dự án được tạm ứng tiền chi cho bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề nghị
của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trình tự, thủ tục và mức tạm ứng cho
Chủ đầu tư dự án để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng do Bộ Tài chính
hướng dẫn. Theo quy định về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí
đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư là một khoản mục chi phí trong tổng mức đầu
tư của dự án.
2.6. Quản lý Nhà nước về đất đai
Bộ Tài nguyên và môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đất
đai. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hopự với Bộ Tài nguyên
và môi trường tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai.
ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai trong
phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp của Chính phủ và hướng
dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương..
3. Những nội dung cơ bản của Luật Đầu tư liên quan tới hoạt động xây dựng
3.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Luật Đầu tư quy định về hoạt động
đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


22
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư được hiểu
là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư,
thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
Đối tượng áp dụng Luật Đầu tư là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước
ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.
3.2. Hình thức đầu tư
Theo cách phân loại phổ biến hiện nay dựa trên cách thức tham gia của nhà đầu tư
thì hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là
hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu
tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các
giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung
gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Hoạt động
đầu tư xây dựng công trình chủ yếu liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp, đặc biệt là
việc đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế và đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC,
hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
Theo quy định của Luật Đầu tư, các hình thức đầu tư trực tiếp liên quan tới hoạt
động xây dựng được thể hiện ở các hình thức đầu tư cụ thể sau:
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp
đồng BOT): Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời
hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho
Nhà nước Việt Nam.
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Hợp
đồng BTO): Hợp đồng BTO là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong,
Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho
Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận.
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT): Hợp
đồng BT là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực
hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo
thoả thuận trong Hợp đồng BT.
- Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong
nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh
giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để triển khai các dự án
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Tùy thuộc hình thức và quy mô đầu tư của các dự án, các quy định củaLuật Đầu
tư và các văn bản hướng dẫn đòi hỏi nhà đầu tư thực hiện các thủ tục khi đề xuất và
triển khai các dự án như đăng ký đầu tư, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư…..
3.3. Thủ tục về đầu tư khi triển khai dự án đầu tư
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
23
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

3.3.1. Đăng ký đầu tư


Theo quy định của Luật Đầu tư, trước khi triển khai dự án (trong đó có dự án đầu
tư xây dựng công trình), chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc xin cấp
Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15
tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư
không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ
được thực hiện đầu tư với các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến
dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì
nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp
tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm: Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy
mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử
dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có). Nhà đầu tư
đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng
Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ
tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: Văn bản về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
mục tiêu, quy mô, địa điểm dự án; vốn đầu tư và tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử
dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường; báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; hợp
đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
3.3.2. Thẩm tra dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư
a) Thời điểm thực hiện thủ tục thẩm tra: Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận
đầu tư được tiến hành trước khi thực hiện dự án đầu tư.
b) Đối tượng và nội dung thẩm tra
- Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô
vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có
điều kiện thì phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nội dung thẩm tra cấp Giấy
chứng nhận đầu tư bao gồm xem xét sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ
thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và
các nguồn tài nguyên khác; nhu cầu sử dụng đất; tiến độ thực hiện dự án và giải pháp về
môi trường.
- Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc Danh
mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì kiện thì cũng phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận
đầu tư. Riêng nội dung thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư có những yêu cầu khác
so với quy định trên, phù hợp với từng loại dự án theo quy định. Các Bộ, ngành liên
quan có trách nhiệm thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp
ứng đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu
tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


24
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Trên thực tế, việc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xây
dựng công trình rất phiền phức, làm mất nhiều thời gian và thủ tục. Từ phản ánh của các
doanh nghiệp và kiến nghị của các địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong
hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp,
trong đó nêu rõ: Đối với các dự án đầu tư xây dựng trong nước sử dụng vốn nhà nước
thì Quyết định đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền đồng thời là Giấy
chứng nhận đầu tư.
3.3.3. Thẩm quyền thực hiện đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Hiện nay, hầu hết các dự án đầu tư không phân biệt quy mô đều do ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện đăng ký đầu tư (tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư, lập và bổ sung
danh mục các dự án đầu tư do chủ đầu tư đăng ký) hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Việc phân cấp này nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của ủy ban nhân dân các địa
phương trong quản lý hoạt động đầu tư.
- Theo quy định hiện hành về đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu
tư các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư thuộc một số lĩnh vực
quan trọng, nhạy cảm như xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; xây dựng và kinh
doanh cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; xây dựng kết cấu hạ tầng
đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa.... Riêng đối với các dự án đầu tư nằm trong
quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt thì cơ
quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà
không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
- ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận
đầu tư đối với các dự án dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận chủ trương đầu tư và các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối
tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực
hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án dự án đầu tư
trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các
dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Cơ
quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là bộ phận trực thuộc Ban Quản lý.
3.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động đầu tư. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa
bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


25
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

4. Những nội dung cơ bản của Luật Đấu thầu liên quan tới hoạt động xây
dựng
4.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Luật Đấu thầu quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau:
- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao
gồm: dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự
án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án quy
hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông
thôn; dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và các dự án
khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang
nhân dân;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa
chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu của
các dự án nêu trên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu phải thực
hiện theo quy định của Luật Đấu thầu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài áp dụng Luật Đấu thầu đối với các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật này.
Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy
định của luật đó. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là
ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
4.2. Quy định chung về đấu thầu
4.2.1. Một số khái niệm
Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn
bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án
hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
Gói thầu trong hoạt động xây dựng là một phần công việc tương đối độc lập của dự
án như công trình, hạng mục công trình, công việc hoặc toàn bộ dự án. Gói thầu trong hoạt
động xây dựng bao gồm gói thầu tư vấn xây dựng, gói thầu thi công xây dựng công trình
(xây lắp) và gói thầu tổng thầu xây dựng (tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công; tổng thầu
thiết kế và thi công; tổng thầu EPC và tổng thầu chìa khóa trao tay).
Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở
tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


26
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Kế hoạch đấu thầu là tài liệu được lập cho toàn bộ dự án để phân chia dự án thành
các gói thầu và xác định nội dung cho từng gói thầu bao gồm tên gói thầu, hình thức lựa
chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, giá gói thầu và nguồn vốn sử dụng, thời gian tổ
chức lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu
hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị
hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng
thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Hồ sơ mời thầu
trong hoạt động xây dựng là tài liệu do chủ đầu tư lập để sử dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế với các nội dung: thông tin cung cấp cho nhà thầu, các yêu cầu nhà thầu kê
khai, đề xuất và chỉ dẫn đối với nhà thầu. Hồ sơ mời thầu do người quyết định đầu tư phê
duyệt và được sử dụng cho một lần đấu thầu. Trong trường hợp chỉ định thầu, chủ đầu tư
không lập hồ sơ mời thầu mà chỉ lập hồ sơ yêu cầu.
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu
trong hoạt động xây dựng là tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu để
tham dự đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Trong trường hợp chỉ định thầu, nhà thầu
không lập hồ sơ dự thầu mà chỉ lập hồ sơ đề xuất.
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh
nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về
đấu thầu. Bên mời thầu trong hoạt động xây dựng là chủ đầu tư xây dựng công trình. Chủ
đầu tư có thể thành lập tổ chuyên gia đấu thầu ( khi có đủ năng lực theo quy định) hoặc
thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của bên mời thầu.
Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu phụ, bên mời thầu là tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính.
Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu
trực tiếp với chủ đầu tư để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án
đầu tư xây dựng công trình.
Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận
thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công
trình. Tổng thầu xây dựng có thể là một pháp nhân hoặc một số pháp nhân tham gia lựa
chọn nhà thầu. Các loại tổng thầu xây dựng là tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây
dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế,
cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC); tổng thầu lập
dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng
công trình (tổng thầu chìa khóa trao tay).
Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực
hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để
vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc
của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên
cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá.
4.2.2. Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn nhà thầu
Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu là khi một người có nhu cầu về mua sắm,
cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó (trong đó có dịch vụ xây dựng) và trên thị
trường thì đã có sẵn nhiều người có khả năng cung cấp được các hàng hóa, dịch vụ này
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
27
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

theo yêu cầu của người mua và thông qua việc tổ chức đấu thầu, người mua có thể chọn
ra được người khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của mình.
Ngoài ra, người mua cũng có thể được đáp ứng đồng thời về nhu cầu đối với nhiều loại
hàng hóa, dịch vụ khác nhau từ một người cung cấp do mình lựa chọn. Điều này đưa
đến các khái niệm về lựa chọn nhà thầu (người cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ) và
lựa chọn tổng thầu (người cung cấp toàn bộ hoặc đồng thời nhiều loại hàng hóa, dịch vụ
khác nhau) trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Đối với gói thầu tư vấn xây dựng, do bản chất là việc lựa chọn nhà thầu cung cấp
dịch vụ chất xám nên yếu tố giá không phải lúc nào cũng mang tính quyết định. Nhà
thầu cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ được lựa chọn trúng thầu khi có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được
đánh giá là đáp ứng yêu cầu; có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và mặt tài chính cao
nhất. Đối với gói thầu tư vấn xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có điểm về
mặt kỹ thuật cao nhất; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt sẽ
được lựa chọn trúng thầu. Bên mời thầu sẽ tiến hành đàm phán với nhà thầu được lựa
chọn trúng thầu các nội dung về tiến độ, giải pháp thực hiện gói thầu, tạm ứng, thanh
toán....trước khi ký kết hợp đồng. Trường hợp không thành, nhà thầu xếp hạng liền kề sẽ
được bên mời thầu mời vào đàm phán, thương thảo.
Đối với gói thầu thi công xây dựng, do tính phức tạp cao, thường có quy mô lớn
nên cần coi trọng đầy đủ các yếu tố về năng lực, kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật của
nhà thầu. Đối với gói thầu xây lắp, nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ; được đánh giá là
đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; có giải pháp kỹ thuật, đề xuất về tiến độ, giá
dự thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt
bằng (giá đánh giá thấp nhất); có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được
duyệt sẽ được kiến nghị trúng thầu và được mời đàm phán, ký kết hợp đồng.
4.2.3. Chi phí, lệ phí trong đấu thầu
Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu thuộc
trách nhiệm của nhà thầu. Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác
định trong tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán của dự án. Các chi phí, lệ phí trong đấu
thầu bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; chi phí
tổ chức đánh giá, lựa chọn nhà thầu
- Lệ phí thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu
- Một số khoản chi phí khác.
4.3. Các chủ thể tham gia đấu thầu
Trong hoạt động đấu thầu các dự án sử dụng vốn Nhà nước, các chủ thể liên quan
đến quá trình lựa chọn nhà thầu bao gồm: Người quyết định đầu tư (người có thẩm
quyền), chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu và các cơ quan có liên quan (gồm cơ quan
thẩm định, các nhà tài trợ và tổ chức cho vay vốn).
4.3.1. Người có thẩm quyền
Người quyết định đầu tư (người có thẩm quyền) là người phê duyệt dự án. Luật
Xây dựng sử dụng thuật ngữ “người quyết định đầu tư” còn Luật Đấu thầu sử dụng thuật
ngữ “người có thẩm quyền”, cả hai thuật ngữ này đều chỉ người phê duyệt dự án. Ví dụ,
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
28
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp là
người quyết định đầu tư; nói cách khác, đó là người có thẩm quyền đối với mọi loại dự
án thuộc phạm vi ngân sách của Bộ, tỉnh. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể uỷ
quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực
tiếp là các Cục trưởng, giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện….Khi đó người quyết định
đầu tư hay người có thẩm quyền sẽ là các Cục trưởng, Chủ tịch UBND cấp huyện...
(được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, đối
với các dự án sử dụng vốn khác (không phải vốn Ngân sách nhà nước) thì chủ đầu tư có
thể đồng thời là người quyết định đầu tư; khi đó, họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
cả hai chủ thể này. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu
thầu, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt hoặc uỷ quyền phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu, giải quyết
kiến nghị trong đấu thầu, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. Người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các quyết định của mình.
4.3.2. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn
để đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định trực tiếp các nội
dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu; phê duyệt danh sách các nhà thầu tham
gia đấu thầu; thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu
về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu; phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với
các trường hợp quy định; đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu; ký kết hợp đồng
với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký; chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu; giải quyết kiến nghị trong đấu
thầu và bảo mật các tài liệu về đấu thầu.....Chủ đầu tư là chủ thể trung tâm, có vai trò
quan trọng, mang tính quyết định tới hiệu quả, chất lượng của việc lựa chọn nhà thầu.
4.3.3. Bên mời thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ
dự thầu; tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển,
kết quả lựa chọn nhà thầu; tham gia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả
lựa chọn nhà thầu được duyệt; trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu
thầu và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4.3.4. Nhà thầu
Nhà thầu là các cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu
tham gia đấu thầu. Đây là các chủ thể được lựa chọn để thực hiện gói thầu. Nhà thầu
trong hoạt động xây dựng có thể bao gồm tổng thầu, thầu chính và thầu phụ. Khi tham
gia đấu thầu, nhà thầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với nhà thầu là tổ chức: phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoạt
động hạch toán độc lập; không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính
không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả,
đang trong quá trình giải thể. Nhà thầu xây dựng còn phải có đủ điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình.
- Đối với nhà thầu là cá nhân: Có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, có chứng chỉ hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
29
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Các nhà thầu khi tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu phải đảm bảo các điều
kiện cạnh tranh lành mạnh, không thực hiện các hành vi bị cấm trong Luật Đấu thầu,
Luật Xây dựng và các quy định khác mà pháp luật quy định.
Nhà thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà
thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh; yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu; thực
hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có);
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu; tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu
thầu; bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo trong đấu thầu; bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do
lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
4.3.5. Cơ quan, tổ chức thẩm định
Cơ quan, tổ chức thẩm định phải hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật
này và quy định của pháp luật có liên quan khi thẩm định; yêu cầu chủ đầu tư, bên mời
thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan; bảo mật các tài liệu liên quan; trung thực,
khách quan, công bằng; bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của
mình và thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.4. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu
Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu bao gồm việc ban hành, phổ biến, hướng
dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu; đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu; tổng kết, đánh giá, báo cáo tình
hình thực hiện hoạt động đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi
cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia; hợp tác quốc tế về đấu thầu; kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy
định của Luật Đấu thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
II. Những khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng công trình

II.A. Khái niệm chung về dự án


1. Khái niệm về Dự án
Theo Đại bách khoa toàn thư , từ “ Project – Dự án” được hiểu là “ Điều có ý
định làm” hay “ Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có
khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vùa có ý năng động, chuyển động hành động.
Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thể như:
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự
ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối
cùng đạt được mục tiêu nhất định đã dề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay
một dịch vụ mà bạn mong muốn (Tổ chức điều hành dự án -VIM).
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm
đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn
xác định ( khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu)
Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được
phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


30
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu
cầu cụ thể (trường Đại học Quản lý Henley ).
Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần, có mục
tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu
phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước
và nói chung không được vuợt qua dự toán đó.
2. Đặc điểm chủ yếu của dự án:
2.1. Nhiệm vụ có tính đặc thù riêng, có tính một lần: không có nhiệm vụ nào khác
có thể giống hoàn toàn với nhiệm vụ này. Điểm khác biệt của nó được thể hiện trên bản
thân nhiệm vụ và trên thành quả cuối cùng.
2.2. Phải đáp ứng những mục tiêu rõ ràng.Mục tiêu của dự án bao gồm hai loại:
- Mục tiêu mang tính thành quả là yêu cầu mang tính chức năng của dự án như:
công suất , chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Mục tiêu mang tính ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng.
2.3. Mang những yếu tố không chắc chắn và rủi ro.
2.4. Chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.
2.5. Yêu cầu có sự kết hợp nhiều nguồn lực đa dạng.
2.6. Là đối tượng mang tính tổng thể
3. Những đặc điểm khác của dự án :
3.1. Một dự án cá biệt có thể là một phần của một dự án lớn
3.2. Trong quá trình triển khai thực hiện, các mục tiêu và đặc điểm kết quả một
số dự án sẽ được xác định lại.
3.3. Kết quả của dự án có thể là một sản phẩm hoặc một số đơn vị của sản phẩm.
3.4. Bộ máy tổ chức chỉ là tạm thời và được thành lập trong thời gian thực hiện dự
án
3.5. Sự tương tác giữa các hoạt động dự án có thể phức tạp.
4. Vòng đời của Dự án
4.1. Khái niệm về vòng đời của dự án
Vì có thời gian khởi đầu và kết thúc nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của Dự
án bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết
quả của Dự án. Trong vòng đời này, công tác quản lý chú trọng vào phương thức kiểm
soát nhằm giảm thiểu những nguồn lực và tiền của dành cho những mục tiêu không chắc
chắn.
Khái niệm vòng đời xuất phát từ ba quan điểm sau:
• Dự án có thời gian khởi đầu và kết thúc
• Dự án giải quyết một vấn đề hoặc nhằm đạt tới một nhu cầu về tổ chức
• Quá trình quản lý được thực hiện song song với vòng đời.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


31
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Hầu hết các dự án phát triển sử dụng vòng đời bốn giai đoạn:

Giai đoạn Tên gọi Những mục tiêu quản lý

Hình thành Đề án và khởi • Quy mô và mục tiêu


xướng • Tính khả thi
• Ước tính ban đầu +/- 30%
• Đánh giá các khả năng
• Quyết định triển khai hay không

Phát triển Thiết kế và đánh • Xây dựng Dự án


giá • Kế hoạch thực hiện và phân bổ nguồn lực
• Dự toán +/- 10%
• Kế hoạch ban đầu
• Phê duyệt

Trưởng Thực hiện và • Giáo dục và thông tin


thành quản lý • Qui hoạch chi tiết và thiết kế
• Khống chế ở mức +/- 5%
• Bố trí công việc
• Theo dõi tiến trình
• Quản lý và phục hồi

Kết thúc Hoàn công và kết • Hoàn thành công việc


thúc • Sử dụng kết quả
• Đạt được các mục đích
• Giải thể nhân viên
• Kiểm toán và xem xét

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


32
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

4.2. Vòng đời của dự án theo các xác định của Ngân Hàng Thế giới:
a) Xác định các nội dung của dự án
b) Chuẩn bị dữ liệu
c) Đánh giá dữ liệu và lựa chọn giải pháp cho dự án
d) Đàm phán và huy động thành lập tổ chức dự án
đ) Triển khai bao gồm thiết kế chi tiết và xây dựng dự án
e) Thực hiện Dự án
g) Đánh giá tổng kết sau dự án
5. Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
5.1. Dự án xã hội : Cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ an
ninh trật tự cho tất cả các tầng lớp dân chúng, khắc phục những hậu quả thiên tai
5.2. Dự án kinh tế: Cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức hệ thống đấu thầu, bán
đấu giá tài sản, xây dựng hệ thống thuê mới.
5.3. Dự án tổ chức: Cải tổ bộ máy quản lý. thực hiện cơ cấu sản xuất kinh doanh
mới. tổ chức các hội nghị quốc tế, đổi mới hay thành lập các tổ chức xã hội, các hội
nghề nghiệp khác.
5.4. Các dự án nghiên cứu và phát triển: Chế tạo các sản phẩm mới, nghiên cứu
chế tạo các kết cấu xây dựng mới, xây dựng các chương trình. phần mềm tự động hóa
5.5. Dự án đầu tư xây dựng: Các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng
và hạ tầng kỹ thuật.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


33
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

II. B. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình


1. Dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời
hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần
thiết kế cơ sở.
Dự án đầu tư xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần, cần có một
lượng đầu tư nhất định, trải qua một loạt các trình tự . Dự án đầu tư xây dựng có những
đặc trưng cơ bản sau :
- Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần có mối liên hệ nội tại
chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng.
- Hoàn thành công trình là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng buộc nhất
định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tư và về hiệu quả đầu tư.
- Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởng đến khi
công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Mọi công việc chỉ thực hiện một lần : đầu tư một lần, địa điểm xây dựng cố
định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất.
2. Các yêu cầu chủ yếu của Dự án đầu tư xây dựng công trình
2.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau
đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành
và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2.2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án, chủ
đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có
thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần thiết
đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về công
nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng
hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
2.3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, ngoài
việc phải bảo đảm các yêu cầu quy định, thì việc xác định chi phí xây dựng phải phù
hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư xây dựng
công trình có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo đảm kịp thời
vốn đối ứng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


34
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

III. Điều kiện năng lực các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng công trình

1. Các quy định chung về điều kiện năng lực đối với tổ chức và cá nhân khi
tham gia hoạt động xây dựng
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu về
năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại dự án,
loại, cấp công trình và công việc theo quy định của pháp luật xây dựng. Năng lực hành
nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Năng lực
hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng.
Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng
lực: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
quản lý chi phí ; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Khảo sát
xây dựng công trình; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng công
trình; Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng
nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng
lực phù hợp với công việc đảm nhận. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án
thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, chủ nhiệm khảo sát xây
dựng, chủ trì các đồ án thiết kế, kỹ sư giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ kỹ
sư, kiến trúc sư; kỹ sư định giá xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động
xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định. Chứng chỉ hành nghề
trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết
định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề
trong hoạt động xây dựng theo quy định.
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo số lượng, cấp bậc
trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm
hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Một tổ
chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, quản lý dự án, quản lý chi phí, khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực
theo quy định.
Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ
đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng
lực phù hợp với công việc. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản
lý dự án, quản lý chi phí, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây
dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện
năng lực theo quy định.
2. Điều kiện năng lực hành nghề xây dựng đối với cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng
2.1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


35
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2.1.1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên
thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác
thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án
quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
2.1.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư
Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc
chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít
nhất 5 công trình.
2.1.3.Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có
trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký;
đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công
trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc
chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng
hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ giám sát thi công xây dựng thì có thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công
xây dựng. Chứng chỉ này chỉ được sử dụng hành nghề trong phạm vi vùng sâu, vùng xa.
2.1.4. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi
công xây dựng công trình
- Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi
công xây dựng công trình như sau: Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành
nghề; có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công
xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Phạm vi hoạt động:
+ Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về
việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp
với chứng chỉ;
+ Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công
trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;
+ Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công
xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của
pháp luật.
2.1.5. Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng
Trong cơ chế thị trường, kỹ sư định giá xây dựng là chức danh nghề nghiệp quan
trọng. Các cá nhân này sẽ thực hiện việc xác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù
hợp với từng giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí
có hiệu quả trong suốt quá trình đầu tư xây dựng nhằm đạt mục tiêu của dự án. Cá nhân
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
36
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ kỹ sư định
giá xây dựng. Bộ Xây dựng quy định phạm vi hoạt động của cá nhân hoạt động tư vấn
quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hạng kỹ sư định giá xây dựng, hướng dẫn việc đào
tạo, cấp, quản lý chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
2.2. Điều kiện năng lực hành nghề xây dựng và phạm vi hoạt động của một số chức
danh
2.2.1. Đối với chủ nhiệm lập dự án
Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình.
Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất,
yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng
- Chủ nhiệm lập dự án hạng 1 khi có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối
thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là
chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án. Chủ nhiệm lập dự án hạng
1 được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C
cùng loại.
- Chủ nhiệm lập dự án hạng 2 khi có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối
thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc
đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án. Chủ nhiệm
lập dự án hạng 2 được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại.
Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc
chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế
tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây
dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại.
2.2.2. Đối với Giám đốc tư vấn quản lý dự án
Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự
án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng
phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng.
- Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phải có thời gian liên tục làm công tác thiết
kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý
dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng
công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1. Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng
1 được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
- Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phải có thời gian liên tục làm công tác
thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn
quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy
trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2. Giám đốc tư vấn quản lý dự
án hạng 2 được quản lý dự án nhóm B, C.
Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc
chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


37
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám
đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.
Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án
phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ
về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với
các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có
trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm
việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình
hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án.
Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được
quản lý dự án nhóm C cùng loại.
2.2.3. Đối với chủ nhiệm khảo sát xây dựng
Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau :
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 1 phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là
chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II. Chủ
nhiệm khảo sát xây dựng hạng 1 được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp
đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã tham
gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình
cấp III, kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 2
được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV. Đối với
khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
2.2.4. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
- Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1 phải có chứng chỉ hành nghề kiến
trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công
trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết
kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. Chủ
nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1 được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng
loại cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B,
C cùng loại.
- Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kiến
trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công
trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực
chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công
trình hạng 2 được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II, cấp III và cấp IV
và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
2.2.5. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình
Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
- Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 1 phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
38
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Chủ trì thiết kế xây
dựng công trình hạng 1 được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình
cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
- Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1
công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công
trình cùng loại. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 2 được làm chủ trì thiết kế
cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.
Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp
thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết
kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công
trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực
theo quy định.
2.2.6. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với
điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình.
2.2.7. Đối với chỉ huy trưởng công trường
Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng
công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và
đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng, cụ thể như sau:
- Chỉ huy trưởng công trường hạng 1 phải có thời gian liên tục làm công tác thi công
xây dựng tối thiểu 7 năm; đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt
hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 được
làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại.
- Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 phải có thời gian liên tục làm công tác thi công
xây dựng tối thiểu 5 năm; đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2
công trình cấp III cùng loại. Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 được làm chỉ huy trưởng
công trình từ cấp II, III và IV cùng loại.
Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc
chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5
năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình
cấp IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công
trình cấp III cùng loại.
2.2.8. Đối với cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây
dựng công trình, định giá xây dựng
Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng
công trình, định giá xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành
nghề, có đăng ký hoạt động hành nghề tương ứng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về
việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp
với chứng chỉ. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
39
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây
dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở
riêng lẻ. Cá nhân có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (tùy theo hạng năng lực) được
thực hiện một hoặc một số công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B; được thực hiện tất cả các công
việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án nhóm C, dự án
chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
3. Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động xây dựng của tổ chức
3.1. Điều kiện năng lực khi lập dự án
Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như
sau:
- Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu
cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc
chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại. Hạng 1 được lập dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
- Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu
cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ
nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại. Hạng 2 được lập dự án nhóm B, C cùng
loại;
- Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật của công trình cùng loại.
3.2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án
Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; có tối
thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít
nhất 3 kỹ sư kinh tế; đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng
loại. Tổ chức tư vấn quản lý dự án hang 1được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A, B, C;
- Hạng 2: Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại
dự án; có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án
trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án
nhóm C cùng loại. Tổ chức tư vấn quản lý dự án hang 2 được quản lý dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm B, C;
Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật xây dựng công trình. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp
hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
3.3. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát,
trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1; có đủ thiết bị phù hợp với
từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn; đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát
của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
40
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

cấp II cùng loại. Hạng 1 được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt,
cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát
trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2; Có đủ thiết bị khảo sát
để thực hiện từng loại khảo sát; đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình
cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại. Hạng 2 được
thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện
khảo sát địa hình các loại quy mô.
Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít
nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo
sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại.
3.4. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng
Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại
công trình như sau:
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù
hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1;
có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; đã thiết kế ít nhất
1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Hạng 1 được thiết
kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng
quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù
hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;
Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; Đã thiết kế ít
nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. Hạng 2 được thiết kế công
trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình cấp IV
cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.
Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công
trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.
3.5. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công
trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công
trình.
3.6. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo
loại công trình như sau:
- Hạng 1: Có chỉ huy trưởng hạng 1 của công trình cùng loại; có đủ kiến trúc sư,
kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; có đủ công
nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; có thiết bị thi công
chủ yếu để thi công xây dựng công trình; đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp
đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Hạng 1 được thi công xây dựng công
trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


41
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Hạng 2: Có chỉ huy trưởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại; có đủ
kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;
có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; có thiết
bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; đã thi công xây dựng ít nhất 1
công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. Hạng 2 được thi công xây dựng
công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại.Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để
xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư
dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.
Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi
công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu
đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình
cấp III cùng loại.
3.7. Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát công trình
Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công
trình như sau:
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1
công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1
công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
Tổ chức giám sát công trình hạng 1 được giám sát thi công xây dựng công trình
cấp đặc biệt,cấp I, II, III và IV cùng loại; hạng 2 được giám sát thi công xây dựng công
trình cấp II, III và IV cùng loại. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được
giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.
Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để
xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công
xây dựng công trình cấp III cùng loại.
3.8. Điều kiện đối với tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kinh doanh có điều
kiện. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người
có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí xây
dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: có ít nhất 5 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. Tổ chức tư vấn quản lý chi phí
hạng 1: được thực hiện tất cả các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, dự án chỉ yêu cầu lập
báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Hạng 2: có ít nhất 3 kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây
dựng hạng 1. Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 2 được thực hiện các công việc tư vấn
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 1,
trừ một số công việc như: lập, thẩm tra tổng mức đầu tư; đánh giá hiệu quả của dự án;
lập, thẩm tra dự toán công trình; lựa chọn nhà thầu; kiểm soát chi phí xây dựng công
trình của dự án quan trọng quốc gia.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
42
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng thì được thực hiện các công việc tư
vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án chỉ yêu cầu lập Báo
cáo kinh tế-kỹ thuật.
iV. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình

1. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lập dự án đầu tư xây dựng công
trình
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây
dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình; đàm
phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng; yêu cầu các tổ chức liên quan cung cấp thông
tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình; đình chỉ thực hiện
hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng và các quyền
khác theo quy định của pháp luật.
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ thuê tư vấn lập dự án trong trường
hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực
hiện; xác định nội dung nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình; cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự án đầu tư
xây dựng công trình; tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
công trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; thực
hiện đúng hợp đồng đã cam kết; lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình; bồi
thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu
tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo
đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra và
các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án
+ Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có quyền yêu cầu chủ đầu
tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư và các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
+ Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ được nhận lập dự án
đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình; thực
hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết; chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu
tư xây dựng công trình được lập; không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến
việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của
bên thuê hoặc người có thẩm quyền; bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài
liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành
vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng công trình
+ Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có quyền không phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng công trình khi dự án không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả; đình chỉ thực

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


43
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện
khi thấy cần thiết; thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư xây dựng
công trình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ tổ chức thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình và các nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong khảo sát xây dựng
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư: Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu
thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu
khảo sát xây dựng; điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát theo đề nghị hợp lý của nhà thầu khảo
sát xây dựng, nhà thầu thiết kế và nhà thầu thi công xây dựng; lựa chọn nhà thầu khảo
sát xây dựng có đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác khảo sát; phê duyệt phương
án kỹ thuật khảo sát do nhà thầu khảo sát xây dựng lập; Bàn giao mặt bằng cho nhà
thầu khảo sát xây dựng; tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký
kết. Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát và thanh toán đầy đủ kinh phí cho nhà thầu
khảo sát theo hợp đồng đã ký kết.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc khảo sát xây dựng công
trình do mình thiết kế: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế
khi có yêu cầu của chủ đầu tư; đề xuất khảo sát bổ sung và lập nhiệm vụ khảo sát bổ
sung khi phát hiện những yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
hoặc phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng được yêu cầu thiết kế; sử dụng thông tin,
tài liệu khảo sát xây dựng phục vụ công tác thiết kế phù hợp với nhiệm vụ thiết kế theo
các bước được quy định; bồi thường thiệt hại khi xác định sai nhiệm vụ khảo sát xây
dựng do mình thực hiện gây ảnh hưởng đến thiết kế công trình và các hành vi vi phạm
khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng: Chỉ được nhận thực hiện
công việc khảo sát xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực theo quy định; cử chủ
nhiệm khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định, bố trí cán bộ có đủ năng lực
thực hiện khảo sát; lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập
phương án khảo sát; thực hiện công tác khảo sát theo đúng nhiệm vụ khảo sát xây dựng
được giao, phương án khảo sát được duyệt và hợp đồng đã ký kết; đề xuất, bổ sung
nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp
thiết kế; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án đã được chủ
đầu tư phê duyệt; ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng; bảo
vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát; chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả khảo sát.
3. Quyền và nghĩa vụ trong thiết kế xây dựng
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
+ Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có
đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình theo quy định, đàm phán,

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


44
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế và
các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư: Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong
trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình; xác
định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà
thầu thiết kế; thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ
quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định; tổ chức nghiệm thu hồ
sơ thiết kế; lưu trữ hồ sơ thiết kế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
+ Quyền của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: Từ chối thực hiện các yêu cầu
ngoài nhiệm vụ thiết kế; yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết
kế; quyền tác giả đối với thiết kế công trình và các quyền khác theo quy định của pháp
luật.
+ Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: Chỉ được nhận thầu thiết
kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng
công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình; thực hiện đúng nhiệm vụ
thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình
đảm nhận; giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng; lập nhiệm vụ khảo sát xây
dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế; không
được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình; mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp; bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng
thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không
phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt
hại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong thi công xây dựng công trình
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư:
+ Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có
đủ năng lực hoạt động; đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng; đình chỉ
thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng; dừng thi công, yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà
thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường; yêu
cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi
công xây dựng công trình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình: Lựa chọn nhà thầu có đủ điều
kiện năng lực hoạt động phù hợp để thi công xây dựng công trình; tham gia với Uỷ ban
nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình;
tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh môi trường; tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình; thuê tổ chức tư
vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần
thiết; xem xét và quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá
trình thi công xây dựng công trình; mua bảo hiểm công trình; lưu trữ hồ sơ công trình;
bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; bảo đảm công trình
thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả và các nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
45
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình
+ Quyền của nhà thầu thi công xây dựng công trình: Từ chối thực hiện những yêu
cầu trái pháp luật; đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất
lượng và hiệu quả công trình; yêu cầu thanh toán theo đúng hợp đồng; dừng thi công
xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã
ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu; yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên
thuê xây dựng công trình gây ra và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình: Thi công xây dựng theo
đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi
trường; có nhật ký thi công; kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng; quản lý công nhân
xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu
dân cư xung quanh; lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình; bảo hành
công trình; mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; bồi thường
thiệt hại khi vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công
trình do mình đảm nhận và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình
+ Quyền của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình: yêu cầu
chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo
đúng thiết kế; từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây
dựng công trình; từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không
theo đúng thiết kế.
+ Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình: cử
người có đủ năng lực để giám sát tác giả theo quy định; tham gia nghiệm thu công trình
xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình; xem xét xử lý theo đề nghị
của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết kế; phát hiện và
thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với thiết kế
được duyệt và kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động giám sát thi công
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình:
+ Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực
giám sát thi công xây dựng; đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực
hiện hợp đồng; thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong
trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định; đình chỉ thực hiện hoặc
chấm dứt hợp đồng và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình: Thuê tư vấn giám sát trong
trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện;
thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; xử lý kịp thời
những đề xuất của người giám sát; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong
hợp đồng giám sát thi công xây dựng; lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng; bồi
thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực, nghiệm thu
khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại và các
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


46
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
+ Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: Nghiệm thu xác
nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng và bảo đảm chất lượng; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng
hợp đồng; bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; từ
chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan và các quyền khác theo quy định của
pháp luật.
+ Nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: Thực hiện công
việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; không nghiệm thu khối lượng không bảo
đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; từ chối
nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; đề xuất với chủ đầu tư xây
dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp; các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại và các nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
6. Quyền và nghĩa vụ của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng công trình

6.1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 34
của Nghị định 12/CP

1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ
quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản
lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:

a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có
của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với
dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm
nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.

b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức
quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.

- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự
án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.

2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực
tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý
dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công
việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền
hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


47
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ
chức quản lý thực hiện dự án.

c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó
giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của
Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực
hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án
làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án
nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời
theo đúng quy định của pháp luật.

đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự
án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến
độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc
đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.

4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường
hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số
12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những
công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát
thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản
lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc
phạm vi quản lý thực hiện dự án.

5. Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có
thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành
lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp
này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ
chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện
đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản
lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại
này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản
lý dự án cho phép.

6.2. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 35
của Nghị định 12/CP

1. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một
pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải cử
cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng
của tư vấn quản lý dự án.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
48
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2. Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy
định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng
ký với Chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc
và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu tư.

4. Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn
quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và
bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới
các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một
số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


49
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

CHUYÊN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG


Biên soạn: Nguyễn Văn Thủy
Giám đốc Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG
1. Khái niệm:
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là hợp đồng xây dựng) là hợp đồng
dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một,
một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
2. Đặc điểm của hợp đồng xây dựng:
- Là loại hợp đồng dân sự chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế.
- Có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài.
- Nội dung hợp đồng và việc thực hiện gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu.
Hợp đồng cũng chính là sản phẩm của quá trình lựa chọn nhà thầu. Gần như toàn bộ các
tài liệu của quá trình lựa chọn nhà thầu cũng chính là tài liệu của hợp đồng và những
thương thảo để hình thành hợp đồng xây dựng đều không được trái với hồ sơ mời thầu
và dự thầu.
- Các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng của các chủ thể hợp đồng có liên quan đến
bên thứ 3.
3. Khung pháp luật của hợp đồng xây dựng
- Bộ Luật Dân sự từ Điều 388 đến Điều 427 và từ Điều 518 đến Điều 526.
- Luật Xây dựng năm 2003 quy định tại Chương VI - Mục 2 từ Điều 107 đến
Điều 110.
- Luật Thương mại.
- Luật Đấu thầu.
- Nghị định của Chính phủ số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về hợp đồng
trong hoạt động xây dựng.
II. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc và mối quan hệ giữa các bên
tham gia, hợp đồng xây dựng có nhiều loại với hình thức và nội dung khác nhau. Có một
số cách phân loại hợp đồng như sau:
1. Theo tính chất, loại công việc trong hoạt động xây dựng cần thực hiện có các loại
hợp đồng sau:
1.1. Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện
một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


50
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

1.2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là
hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc
phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây
dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của
một dự án đầu tư.
1.3. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp
đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế
công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết
bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
1.4. Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC) là hợp đồng để
thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng
tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây
dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
1.5. Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP) là hợp đồng để
thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết
kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng
thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
1.6. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là
PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
1.7. Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
(viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu
EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các
công trình của một dự án đầu tư.
1.8. Hợp đồng tổng thầu chính khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ
các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công
trình của một dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
2.1. Hợp đồng trọn gói;
2.2. Hợp đồng theo đơn giá cố định;
2.3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
2.4. Hợp đồng theo thời gian;
2.5. Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).
III. NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp
tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Hợp đồng xây dựng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà
thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
51
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

3. Giá ký kết hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không
vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu); trường hợp bổ
sung khối lượng công việc hoặc số lượng thiết bị nằm ngoài khối lượng hồ sơ mời thầu
(hồ sơ yêu cầu) dẫn đến giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu (giá đề xuất) nhưng
không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt
thì chủ đầu tư được quyền quyết định; nếu làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng
mức đầu tư đã được phê duyệt thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
quyết định.
4. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì tất cả
các nội dung liên quan đến hợp đồng có thể ghi ngay trong văn bản hợp đồng. Đối với
hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn thì các nội dung của
hợp đồng có thể được lập thành điều kiện chung, điều kiện riêng của hợp đồng.
5. Trường hợp trong một dự án, chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu để thực hiện
các gói thầu khác nhau thì nội dung của các hợp đồng này phải thống nhất, đồng bộ về
tiến độ, chất lượng trong quá trình thực hiện nội dung của từng hợp đồng, bảo đảm hiệu
quả đầu tư chung của dự án.
6. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì các thành viên trong liên danh
phải có thỏa thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên
tham gia liên danh.
7. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử người đại diện để đàm phán, ký kết hợp đồng
xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách
nhiệm về các quyết định của mình.
IV. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng
về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức
và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.
2. Thực hiện hợp đồng xây dựng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn
nhau và đúng pháp luật.
3. Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
V. HIỆU LỰC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 4
Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm
quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp
đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên và đóng dấu;
d) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy
định của pháp luật.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


52
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng
dấu nếu có) và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận
thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng) hoặc thời điểm
khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý mà bên giao thầu, bên nhận thầu và
các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các
tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy
định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan khác có liên quan phải căn cứ vào nội dung hợp
đồng xây dựng có hiệu lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định,
không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
VI. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ
chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa
thuận trong hợp đồng.
2. Tùy từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng có thể bao
gồm:
a) Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
b) Quản lý về chất lượng;
c) Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
d) Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
đ) Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. CÁC THÔNG TIN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Thông tin về hợp đồng xây dựng
Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
1. Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký
kết hợp đồng.
2. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ
đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số
tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin
liên quan khác.
3. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của
các thành viên trong liên danh theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó phải nêu
thành viên đứng đầu liên danh.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


53
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng


1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực
hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC ngoài các căn cứ nêu ở khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết
hợp đồng còn bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt và thiết kế FEED
(trường hợp thiết kế do tư vấn nước ngoài thực hiện).
3. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm văn bản hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp
đồng.
2. Hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: nội dung và khối lượng công việc
phải thực hiện; yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật; thời gian và tiến độ thực
hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp
đồng và phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành (đối với các hợp đồng xây dựng có
công việc phải bảo hành); quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng; ngôn ngữ sử dụng; các thỏa thuận khác tùy theo từng loại hợp đồng.
3. Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng xây dựng.
Tùy theo quy mô, tính chất, phạm vi công việc và loại hợp đồng xây dựng cụ thể các tài
liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm:
a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu hoặc văn bản chấp thuận;
b) Điều kiện riêng, các điều khoản tham chiếu;
c) Điều kiện chung;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu kèm
theo hợp đồng để xử lý mâu thuẫn (nếu có).
4. Luật và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ sử
dụng là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết bằng hai ngôn ngữ
thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và
thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng (nếu có).
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
54
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

II. NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC, YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG VÀ
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối
lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu và phải được các bên thoả
thuận rõ trong hợp đồng. Nội dung và khối lượng công việc được xác định căn cứ vào
hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm
phán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tùy từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể, nội
dung công việc thực hiện được xác định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng
công trình; thiết kế; khảo sát; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và
các công việc tư vấn khác;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng: là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực,
máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình;
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn
lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);
d) Đối với hợp đồng EPC: là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng
công trình;
đ) Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư; thiết
kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo, hướng dẫn vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử.
2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại
Điều 35 Nghị định 48/2010/NĐ-CP.
2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng
xây dựng
1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:
a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về
chất lượng theo quy định của pháp luật. Quy chuẩn, tiêu chuẩn (Quốc tế, Việt Nam,
Ngành), tiêu chuẩn dự án áp dụng cho sản phẩm các công việc phải được các bên thỏa
thuận trong hợp đồng;
b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại điểm a khoản này còn phải
quy định về nguồn gốc, xuất xứ.
2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:
a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời
điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự
tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người
ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải được các bên thỏa thuận trong hợp
đồng;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


55
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng
theo quy định tại mục 1 nêu trên;
d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua
các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm
thu;
đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa
chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó
phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí liên quan
đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.
3. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các
bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của
dự án.
2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao
thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công
việc, sản phẩm chủ yếu.
4. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến
độ thi công được lập cho từng giai đoạn.
5. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc
bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn
giao.
6. Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng
giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết
bị và thi công xây dựng).
7. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản
phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án
thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
8. Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị
định này.
III. GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VÀ THANH
LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Giá hợp đồng xây dựng
1. Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận
thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện
thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Giá hợp đồng phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu có); giá
hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và
phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Giá hợp đồng có các loại sau:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


56
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện
hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ
trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định
này;
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các
công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không
thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá cho các công
việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng
công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện theo phương pháp quy định
tại khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định 48/2010/ND-CP;
d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia,
các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng)
tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.
- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở mức
lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: chi phí đi lại, khảo sát,
thuê văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác.
đ) Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình hoặc giá trị
khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng,
bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong
hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
4. Trong một hợp đồng xây dựng có nhiều công việc tương ứng với các loại giá hợp
đồng, thì hợp đồng có thể áp dụng kết hợp các loại giá hợp đồng như quy định tại mục 3
nêu trên.
5. Giá hợp đồng được xác định như sau:
a) Trường hợp đấu thầu thì căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thương thảo hợp đồng
giữa các bên;
b) Trường hợp chỉ định thầu thì căn cứ vào dự toán, giá gói thầu được duyệt, giá đề xuất
và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp
đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong
thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp
đồng có hiệu lực, được bên giao thầu chấp nhận và phải kéo dài cho đến khi chuyển
sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành; trừ hợp đồng tư vấn xây dựng và những hợp đồng
xây dựng theo hình thức tự thực hiện.
3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm
thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với tỷ lệ giá trị hợp

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


57
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên
danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho
bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu
liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.
4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ
yêu cầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá
trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và
phải được Người quyết định đầu tư chấp thuận.
5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ
chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm được
quy định trong hợp đồng.
6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi bên
nhận thầu đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm
bảo hành.
7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (trường hợp các bên thỏa thuận phải có bảo lãnh tiền tạm
ứng):
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên
nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương
đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng
thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với
giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên;
b) Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với phần giá trị
giảm trừ tiền tạm ứng qua mỗi lần thanh toán theo thỏa thuận của các bên.
3. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên
nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực
và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có).
3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa
thuận trong hợp đồng.
4. Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:
- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng;
- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng;
- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa
trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


58
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

5. Mức tạm ứng tối đa là 50% giá hợp đồng, trường hợp đặc biệt thì phải được Người
quyết định đầu tư cho phép.
6. Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từng lần do
hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80%
giá hợp đồng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý
việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm
việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng vốn ứng không đúng mục đích. Trường
hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, chủ
đầu tư có trách nhiệm thu hồi.
7. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải
dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức
tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
4. Thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và
các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.
2. Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời
điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
3. Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên
nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận
trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.
4. Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá
công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn
thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có
xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
5. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: được thực hiện trên cơ
sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được
nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng
các thỏa thuận trong hợp đồng.
6. Đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định như sau:
a) Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các
chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực
tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
b) Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức
quy định trong hợp đồng.
7. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ
(%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu
hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận
thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn
thành được quy định trong hợp đồng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


59
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

8. Đối với hợp đồng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu tại khoản 4 Điều 15
Nghị định này, thì việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng đó.
9. Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp
đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước
khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
10. Thời hạn thanh toán
Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngày làm việc kể từ
ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng và
được quy định cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán
hợp lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị
thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn;
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ
của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán
cho bên nhận thầu.
5. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp
đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao
gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên
giao thầu xác nhận.
2. Hồ sơ thanh toán hợp đồng bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đối với hợp đồng trọn gói:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận
của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên
bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công
trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng
(đối với hợp đồng thi công xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo
thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà không
cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
- Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có
xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận
thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng
hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ
tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này
có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng
theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc
đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


60
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong
đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện
bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng
hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ
tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này
có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng
theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc
đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo đúng
thỏa thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư
vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong
đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện
bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng
hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ
tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này
có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
d) Đối với hợp đồng theo thời gian:
- Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế hoặc bảng chấm công (theo tháng,
tuần, ngày, giờ) tương ứng với kết quả công việc trong giai đoạn thanh toán có xác nhận
của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.
Trường hợp, trong quá trình thực hiện có công việc phát sinh cần phải bổ sung chuyên
gia mà trong hợp đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia này thì các bên phải
thỏa thuận và thống nhất mức thù lao trước khi thực hiện. Khi đó, hồ sơ thanh toán phải
có bảng tính giá trị các công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải thực
hiện theo hợp đồng và được đại diện các bên: giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và
bên nhận thầu xác nhận;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị hoàn thành
theo hợp đồng, giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng,
giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận
của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
đ) Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%):
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có
xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận
thầu; biên bản này được xác định căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hay các sản phẩm mà
bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao thầu xác nhận tương ứng với các giai đoạn
(lần) thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


61
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Bảng tính giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải
thực hiện theo hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn
(nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng
hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ
tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này
có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
e) Đối với các hợp đồng xây dựng có công việc cung cấp thiết bị, thì khối lượng hoàn
thành được xác định căn cứ vào hóa đơn của bên nhận thầu hoặc vận đơn; biên bản
nghiệm thu, bàn giao thiết bị, giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác có
liên quan.
3. Đối với hợp đồng xây dựng kết hợp các giá hợp đồng, hồ sơ thanh toán cho từng loại
hợp đồng thực hiện theo các quy định tương ứng nêu tại khoản 2 Điều này.
6. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng xây dựng là đồng tiền Việt Nam; trường
hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán thì các bên thỏa thuận nhưng không được trái với
các quy định của pháp luật.
2. Trong một hợp đồng xây dựng có những công việc đòi hỏi phải thanh toán bằng nhiều
đồng tiền khác nhau, thì các bên phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo
nguyên tắc đồng tiền thanh toán phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu
cầu (trường hợp chỉ định thầu).
3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do
các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.
7. Quyết toán hợp đồng xây dựng
1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng
mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn
thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và
giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các
thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;
b) Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp
đồng;
c) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu
rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho
bên nhận thầu;
d) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công
việc thi công xây dựng;
đ) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không
được quá sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
62
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

việc cần thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có); trường hợp
hợp đồng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp
đồng nhưng không quá một trăm hai mươi (120) ngày.
8. Thanh lý hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
2. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể
từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp
đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo điểm b khoản 1 Điều này; đối với những hợp đồng có
quy mô lớn thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn không quá chín
mươi (90) ngày.
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG
1. Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về quyền
và trách nhiệm của người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng. Khi các bên thay đổi
người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết bằng
văn bản. Riêng trường hợp bên nhận thầu thay đổi người đại diện để quản lý thực hiện
hợp đồng, nhân sự chủ chốt thì phải được sự chấp thuận của bên giao thầu.
3. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể, quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu, bên nhận
thầu còn được quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 Nghị định
48/2010/NĐ-CP.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn
1. Quyền của bên giao thầu tư vấn:
a) Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn theo hợp đồng;
b) Từ chối nghiệm thu sản phẩm tư vấn không đạt chất lượng theo hợp đồng;
c) Kiểm tra chất lượng công việc của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt
động bình thường của bên nhận thầu;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn:
a) Cung cấp cho bên nhận thầu thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu và các phương
tiện cần thiết để thực hiện công việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
b) Bảo đảm quyền tác giả đối với sản phẩm tư vấn có quyền tác giả theo hợp đồng;
c) Giải quyết kiến nghị của bên nhận thầu theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện
hợp đồng không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị của bên
nhận thầu. Sau khoảng thời gian này nếu bên giao thầu không giải quyết mà không có lý
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
63
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

do chính đáng gây thiệt hại cho bên nhận thầu thì bên giao thầu phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có);
d) Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn
1. Quyền của bên nhận thầu tư vấn:
a) Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn và
phương tiện làm việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
b) Được đề xuất thay đổi điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn vì lợi ích của bên giao thầu
hoặc khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn;
c) Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng và những yêu cầu
trái pháp luật của bên giao thầu;
d) Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật (đối với những sản phẩm tư
vấn có quyền tác giả);
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn:
a) Hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thiết kế: tham gia nghiệm thu công trình xây dựng cùng chủ đầu tư
theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát tác giả,
trả lời các nội dung có liên quan đến hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Bảo quản và giao lại cho bên giao thầu những tài liệu và phương tiện làm việc do bên
giao thầu cung cấp theo hợp đồng sau khi hoàn thành công việc (nếu có);
d) Thông báo ngay bằng văn bản cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không
đầy đủ, phương tiện làm việc không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;
đ) Giữ bí mật thông tin liên quan đến dịch vụ tư vấn mà hợp đồng hoặc pháp luật có quy
định.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng công trình
1. Quyền của bên giao thầu thi công xây dựng:
a) Tạm ngừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận
thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi
trường và phòng chống cháy nổ;
b) Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu
nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu của bên giao thầu thi công xây dựng:
a) Trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư thì phải xin giấy phép xây dựng theo quy
định;
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
64
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b) Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử
dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng;
c) Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý
và thực hiện hợp đồng;
d) Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu có liên quan, vật tư (nếu có) theo thỏa
thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng;
e) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy
nổ của nhà thầu thi công;
h) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định;
i) Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn thì phải quy định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tư vấn;
k) Xem xét và chấp thuận kịp thời bằng văn bản các đề xuất liên quan đến thiết kế, thi
công của bên nhận thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình
1. Quyền của bên nhận thầu thi công xây dựng:
a) Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ
chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên
thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
b) Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm
đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp
đồng đã ký kết;
c) Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán
theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao
thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng:
a) Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên
quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường
hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo
nội dung hợp đồng đã ký kết;
b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình;
c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn dự án, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
d) Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


65
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

đ) Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của
Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiêu chuẩn dự án, quy chuẩn và
tiêu chuẩn;
e) Quản lý người lao động trên công trường, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, không gây
ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
g) Lập biện pháp tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
h) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa
chữa sai sót trong công trình đối với những công việc do mình thi công;
i) Phối hợp với các nhà thầu khác cùng thực hiện trên công trường;
k) Định kỳ báo cáo với bên giao thầu về tiến độ thi công, nhân lực và thiết bị chính để
thi công xây dựng công trình;
l) Di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công
trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng
có thỏa thuận khác;
m) Hoàn trả mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
n) Giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng hoặc pháp luật có quy định;
o) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu cung cấp thiết bị công nghệ
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, mặt bằng lắp đặt thiết bị cho bên nhận thầu.
2. Phối hợp với bên nhận thầu trong quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng
dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành.
3. Từ chối nghiệm thu và có quyền không nhận bàn giao thiết bị công nghệ không đúng
với thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, chủng loại và nguồn gốc xuất
xứ.
4. Trường hợp bên giao thầu cấp thiết kế công nghệ cho bên nhận thầu thì bên giao thầu
phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ của thiết kế này.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu cung cấp thiết bị công nghệ
1. Bàn giao thiết bị công nghệ cho bên giao thầu đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng
về số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian, cách thức đóng gói, bảo quản, nguồn gốc
xuất xứ và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.
2. Cung cấp cho bên giao thầu đầy đủ các thông tin cần thiết về thiết bị công nghệ;
hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo trì thiết bị công nghệ; đào tạo cán
bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình (nếu có thỏa thuận trong hợp
đồng).
3. Cùng với bên giao thầu vận hành thử thiết bị công nghệ.
4. Về sở hữu trí tuệ đối với thiết bị công nghệ:
a) Thiết bị công nghệ do bên nhận thầu cung cấp phải bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ. Bên
nhận thầu không được cung cấp những thiết bị công nghệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
66
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong trường hợp có tranh chấp liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ đối với những thiết bị công nghệ đã cung cấp;
b) Trường hợp thiết bị công nghệ được chế độ theo thiết kế hoặc theo những số liệu do
bên giao thầu cung cấp thì bên nhận thầu không phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại
liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ những thiết bị công nghệ
đó;
c) Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp không
thông báo ngay cho bên kia biết những khiếu nại của bên thứ ba về quyền sở hữu trí tuệ
đối với thiết bị công nghệ sau khi đã biết hoặc phải biết về những khiếu nại.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
7. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu EPC
1. Quyền của bên giao thầu EPC:
a) Từ chối nghiệm thu sản phẩm không đạt chất lượng theo hợp đồng; không nghiệm thu
những thiết bị công nghệ không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Kiểm tra việc thực hiện các công việc của bên nhận thầu theo nội dung hợp đồng đã
ký kết nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
c) Tạm ngừng việc thực hiện công việc theo hợp đồng và yêu cầu khắc phục hậu quả khi
phát hiện bên nhận thầu thực hiện công việc vi phạm các nội dung đã ký kết trong hợp
đồng hoặc các quy định của nhà nước;
d) Yêu cầu bên nhận thầu bàn giao các hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm của hợp
đồng theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
đ) Xem xét, chấp thuận danh sách các nhà thầu phụ đủ điều kiện năng lực chưa có trong
hợp đồng EPC theo đề nghị của bên nhận thầu;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên giao thầu EPC:
a) Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý
và thực hiện hợp đồng;
c) Cung cấp cho bên nhận thầu thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực
hiện công việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
d) Nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt kịp thời thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
của các công trình, hạng mục công trình theo quy định;
đ) Xin giấy phép xây dựng theo quy định, bàn giao mặt bằng sạch cho bên nhận thầu
theo tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giám sát việc thực hiện công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra các
biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy
định;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


67
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

g) Thỏa thuận với bên nhận thầu về hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị công nghệ (nếu có
thỏa thuận trong hợp đồng);
h) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định;
i) Bảo đảm quyền tác giả đối với các sản phẩm tư vấn theo hợp đồng;
k) Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
8. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC
1. Quyền của bên nhận thầu EPC:
a) Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện làm việc (nếu có
thỏa thuận trong hợp đồng) liên quan đến công việc của hợp đồng theo nội dung hợp
đồng đã ký kết;
b) Được đề xuất với bên giao thầu về những công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp
đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết khi chưa
được hai bên thống nhất hoặc những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
c) Tổ chức, quản lý thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC:
a) Cung cấp đủ nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị và các phương tiện cần thiết khác
để thực hiện các công việc theo hợp đồng;
b) Tiếp nhận, quản lý, bảo quản, bàn giao lại các tài liệu, phương tiện do bên giao thầu
cung cấp (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
c) Thông báo cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện
làm việc không đảm bảo ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký
kết;
d) Giữ bí mật các thông tin liên quan đến hợp đồng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện công việc theo hợp đồng đảm bảo an toàn, chất lượng, đúng tiến độ và các
thỏa thuận khác trong hợp đồng;
e) Lập thiết kế (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) các hạng mục công trình,
công trình chính của gói thầu, dự án phù hợp với thiết kế cơ sở hoặc thiết kế FEED được
duyệt và trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt;
g) Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và
tiến độ thực hiện của hợp đồng; lựa chọn nhà thầu phụ (nếu có) thông qua đấu thầu hoặc
chỉ định thầu trình chủ đầu tư chấp thuận; thỏa thuận và thống nhất với chủ đầu tư về
nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ (nếu có thỏa thuận trong hợp
đồng);
h) Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình, chuyển
giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


68
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

i) Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công
trình và bàn giao công trình hoàn thành cho bên giao thầu theo đúng thỏa thuận trong
hợp đồng và theo quy định của pháp luật hiện hành;
k) Đảm bảo các sản phẩm do mình cung cấp không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo
quy định của pháp luật;
l) Bàn giao các hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm của hợp đồng cho bên giao thầu
theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
9. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu hợp đồng chìa khóa trao tay
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Nghị định này, thì bên giao thầu
trong hợp đồng chìa khóa trao tay còn nghĩa vụ nghiệm thu dự án đầu tư xây dựng để
trình Người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt hoặc thẩm định, phê duyệt theo
thẩm quyền.
10. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu hợp đồng chìa khóa trao tay
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, thì bên nhận thầu
hợp đồng chìa khóa trao tay còn nghĩa vụ lập dự án đầu tư xây dựng, tham gia bảo vệ dự
án cùng bên giao thầu trước Người quyết định đầu tư và hoàn thiện dự án theo yêu cầu
của bên giao thầu phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng.
V. ĐIỀU CHỈNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Nguyên tắc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Việc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng trong thời gian
thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng (giá
hợp đồng sau điều chỉnh) không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu
tư được quyền quyết định điều chỉnh, trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt
thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
2. Đối với hợp đồng trọn gói, thì chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng
công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng
là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là
nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).
2. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
1. Khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường
hợp sau:
a) Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý
những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là
khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng
tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi
điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng
mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết
phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì
phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


69
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới,
việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: trường hợp khối lượng
thực tế hoàn thành được nghiệm thu ít hơn hoặc nhiều hơn so với khối lượng trong hợp
đồng đã ký thanh toán theo khối lượng hoàn thành thực tế được nghiệm thu;
c) Đối với hợp đồng theo thời gian: trường hợp thời gian thực tế ít hơn hoặc nhiều hơn
so với thời gian theo hợp đồng đã ký mà bên nhận thầu đã thực hiện thì thanh toán theo
thời gian thực tế bên nhận thầu đã thực hiện.
2. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có
đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực
hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.
3. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn
giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa
thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự, phạm vi, phương
pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù
hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.
2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điều chỉnh đơn giá, điều
chỉnh khối lượng và được quy định như sau:
a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương
ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì
các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về
đơn giá cho khối lượng phát sinh;
b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc
tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã
được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;
c) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá nhiên
liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp
lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền
lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá nếu được phép
của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được điều
chỉnh theo phương pháp hướng dẫn tại khoản 3, 4 Điều này cho những khối lượng công
việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều
chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực.
3. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:
a) Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc,
loại giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công
việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin giá

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


70
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá theo
công thức sau:
GTT = GHĐ x Pn
Trong đó:
- “GTT”: là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được
nghiệm thu
- “GHĐ”: là giá trong hợp đồng tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được
nghiệm thu.
- “Pn”: hệ số điều chỉnh (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với
các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
4. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều
chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng.
2. Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không
vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; trường hợp
làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
5. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh
tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng thì các
bên phải xác nhận rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ
gây ra.
2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự
kiện bất khả kháng;
b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao
thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;
c) Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, các thủ
tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của
bên nhận thầu gây ra.
3. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ
đầu tư và nhà thầu thỏa thuận và thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến
độ hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ đầu tư phải báo cáo Người
quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


71
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

VI. TẠM NGỪNG, CHẤM DỨT, THƯỞNG, PHẠT DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
XÂY DỰNG
1. Tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng
1. Các tình huống được tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng, quyền được tạm
ngừng; trình tự thủ tục tạm ngừng, mức đền bù thiệt hại do tạm ngừng phải được bên
giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Hợp đồng xây dựng được tạm ngừng trong các trường hợp sau:
a) Bên giao thầu quyết định ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng khi
bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ
theo hợp đồng đã ký kết;
b) Bên nhận thầu thực hiện quyền tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây
dựng khi bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu quá 28 ngày kể từ ngày hết
hạn thanh toán theo quy định tại khoản 10 Điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Trước khi một bên tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải báo cho
bên kia biết bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm ngừng thực hiện; bên giao thầu,
bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện
đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Chấm dứt hợp đồng xây dựng
1. Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt; trình tự thủ tục chấm
dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây
dựng.
2. Mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các
trường hợp quy định tại các mục 7 và 8 nêu dưới đây.
3. Trường hợp đã tạm ngừng mà bên vi phạm không khắc phục lỗi của mình trong
khoảng thời gian các bên đã thống nhất mà không có lý do chính đáng thì bên tạm
ngừng có quyền chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi
của bên kia gây ra, thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
5. Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia
trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít
hơn hai mươi mốt (21) ngày và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên
chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường
thiệt hại cho bên kia.
6. Hợp đồng xây dựng không còn hiệu lực kể từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải
hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng trong khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp
đồng, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Ngoài thời gian này nếu
một bên không làm các thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết
định việc thanh lý hợp đồng.
7. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


72
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc chuyển nhượng lợi ích của hợp đồng xây dựng cho
chủ nợ của mình mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.
b) Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc 45 ngày liên tục
không thực hiện công việc theo hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.
8. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể.
b) Sau 45 ngày liên tục công việc bị ngừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau 45 ngày kể từ ngày bên giao
thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
9. Sau hai (02) ngày kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng xây dựng, bên nhận thầu phải di
chuyển toàn bộ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị và các tài sản khác thuộc sở hữu của
mình ra khỏi công trường, nếu sau khoảng thời gian này bên nhận thầu chưa thực hiện
việc di chuyển thì bên giao thầu có quyền xử lý đối với các tài sản này.
3. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi cụ thể trong hợp đồng;
mức thưởng, phạt do các bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không
vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi
nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ
việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.
4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng
Ngoài các trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quy định tại Nghị định này và pháp luật có
liên quan thì bên giao thầu, bên nhận thầu còn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng cụ thể như sau:
1. Bên nhận thầu phải bồi thường cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài
thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây tổn hại cho người và tài sản trong thời
hạn bảo hành.
2. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
a) Nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị bỏ dở giữa chừng,
thực hiện chậm, ngừng công việc, rủi ro, điều phối máy móc, thiết bị, vật liệu và cấu
kiện ứ đọng cho bên nhận thầu;
b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các
thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm ngừng hoặc sửa
đổi công việc;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


73
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật
liệu, thiết bị, và các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo
quy định;
d) Bên giao thầu chậm thanh toán thì phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất
quá hạn áp dụng cho ngày đầu tiên chậm thanh toán do ngân hàng thương mại mà bên
nhận thầu mở tài khoản công bố kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi bên
giao thầu đã thanh toán đầy đủ cho bên nhận thầu.
3. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp
sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất nếu bên kia còn bị những tổn
thất khác, mức bồi thường tổn thất phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.
4. Nếu một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ 3, bên vi phạm phải
gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm
với bên thứ 3 được giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản
của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp
đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
VII. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trong Nghị định này được
hiểu là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa
vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nội dung hợp đồng
đã ký. Khi đó bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này.
2. Khi một bên khiếu nại bên kia thì phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm
sáng tỏ những nội dung khiếu nại.
3. Trong vòng 30 ngày kể từ khi phát hiện những nội dung không phù hợp với hợp đồng
đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại
về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các
bên phải thực hiện theo đúng những thỏa thuận đã ký.
4. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải
đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia
là không phù hợp với hợp đồng đã ký, nếu những căn cứ và dẫn chứng không thuyết
phục, không hợp lý thì phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia. Ngoài khoảng
thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận
với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.
5. Các khiếu nại của mỗi bên phải được gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao
đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1. Các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký
kết. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp
được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của
pháp luật.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
74
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng
thông qua hòa giải thì cơ quan hoặc tổ chức hòa giải có thể được các bên nêu trong hợp
đồng hoặc xác định sau khi có tranh chấp xảy ra.
3. Trường hợp một bên không đồng ý kết luận hòa giải thì có quyền đề nghị Trọng tài
hoặc Tòa án giải quyết; thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án được
thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn đề nghị Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp
hợp đồng xây dựng là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm
phạm.
5. Hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt không ảnh hưởng tới hiệu lực của các điều khoản về
giải quyết tranh chấp.
VIII. CÁC NỘI DUNG KHÁC CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng xây dựng
1. Bảo hiểm
a) Bảo hiểm công trình xây dựng do chủ đầu tư mua. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã
được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo
quy định;
b) Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo
hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp
luật.
2. Bảo hành
a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các
thỏa thuận trong hợp đồng. Việc bảo hành công trình được quy định như sau:
- Đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I: thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng kể từ
ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, mức bảo hành là
3% giá trị hợp đồng.
- Đối với các công trình còn lại: thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng, mức bảo hành
là 5% giá trị hợp đồng.
b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do
các bên thỏa thuận;
c) Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời
hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
d) Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai
mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong
khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có
quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.
2. Hợp đồng thầu phụ
1. Hợp đồng thầu chính hoặc hợp đồng tổng thầu có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ.
Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải thực hiện theo các quy
định sau:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


75
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

a) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì
phải được chủ đầu tư chấp thuận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
b) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất
lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và sai sót của mình và các công việc do các
nhà thầu phụ thực hiện;
c) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng
cho nhà thầu phụ thực hiện.
2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có).
a) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là một nhà thầu được chủ đầu tư chỉ định cho
nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc
chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng
được tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư
được chỉ định nhà thầu phụ;
b) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định
nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng
các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu
tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
3. Chủ đầu tư có thể thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán
của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trường hợp này các bên phải thỏa thuận trong hợp
đồng thầu chính.
3. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
1. Trách nhiệm của các bên về an toàn lao động phải được thỏa thuận trong hợp đồng và
được quy định như sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình
trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận. Trường hợp các biện pháp an
toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thống nhất;
b) Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên
công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công
trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn;
c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên
kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm
về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an
toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;
d) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy
định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào
tạo về an toàn lao động;
đ) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động,
an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công
trường;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


76
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

e) Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan
có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động
theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những
thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường xây dựng của mỗi bên phải thỏa thuận trong hợp
đồng và được quy định như sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho
người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện
pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các loại
chất thải khác phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu đô thị, phải thực hiện các biện
pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định;
b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn
bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc
thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân
thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện
pháp bảo vệ môi trường;
d) Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây
dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của
mình gây ra.
3. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định hiện hành về phòng
chống cháy nổ.
4. Điện, nước và an ninh công trường
Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc
cung cấp, thanh toán chi phí điện, nước và an ninh công trường.
5. Vận chuyển thiết bị công nghệ
1. Bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu ít nhất 21 ngày về thời điểm
giao thiết bị.
2. Bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm về việc đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, lưu kho
và bảo quản thiết bị, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Bên nhận thầu phải bồi thường cho bên giao thầu đối với các hư hỏng, mất mát và chi
phí phát sinh do việc vận chuyển thiết bị của bên nhận thầu gây ra.
6. Rủi ro và bất khả kháng
1. Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng. Trong
hợp đồng phải có nội dung quy định trách nhiệm của các bên về việc xử lý rủi ro khi xảy
ra của mỗi bên; trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp gặp rủi ro.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


77
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2. Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không
thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng như: động đất, bão, lốc, lũ, lụt, sóng thần,
lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh.
3. Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho
bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
4. Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng như: thông báo
về bất khả kháng; trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng; chấm dứt và thanh
toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


78
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

CHUYÊN ĐỀ 3: QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG


TRÌNH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG

Biên soạn: Th.s Hoàng Thọ Vinh


Phó vụ Trưởng Vụ Quản lý Hoạt động XD

I. XÁC ĐỊNH CÁC CÔNG VIỆC VÀ SẮP XẾP TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÁC
CÔNG VIỆC CỦA DỰ ÁN

1. Để lập được tiến độ thực hiện dự án, trước hết cần phải xác định những công việc
chính phải thực hiện của dự án; đồng thời xác định được khối lượng của từng công việc,
từ đó xác định được thời gian cần thiết để hoàn thành công việc đó. Mặt khác để lập
được tiến độ tổng thể cho cả dự án còn phải sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của
từng hạng mục công trình và các công trình của dự án.
Khi xác định những công việc chính để lập tiến độ cho dự án, cần phân chia các công
việc của dự án theo tính đồng bộ về công nghệ và mục tiêu sử dụng của các hạng mục
công trình của dự án; theo khối lượng của từng loại công tác.
2. Xác định và sắp xếp công việc theo tính đồng bộ về công nghệ và mục tiêu sử dụng
của dự án
Việc phân chia dự án thành các hạng mục công trình, phân chia hạng mục công trình
theo công năng sử dụng hoặc công nghệ sản xuất để khi hoàn thành từng hạng mục công
trình mới tiến hành hạng mục tiếp theo hoặc có thể đưa từng phần vào sử dụng mà
không nhất phải xong toàn bộ dự án; tuy nhiên cần phải xem xét tính đồng bộ đáp ứng
điều kiện tối thiểu mới có thể đưa hạng mục hoặc công trình vào sử dụng.
Những hạng mục công trình nào cần phải hoàn thiện trước mới có thể tiến hành thực
hiện được công việc tiếp theo. Ví dụ đường phục vụ cho thi công, công trình tạm, phụ
trợ phải thực hiện xong, trước khi khởi công công trình chính; đối với công trình dân
dụng thì hạng mục công trình ngầm dưới đất phải thực hiện trước, trong hạng mục ngầm
thì phải làm phần sâu nhất trước, phần nông sau
3. Xác định và sắp xếp công việc theo khối lượng công tác
Việc phân chia công việc theo khối lượng cần xác định quy mô công việc, hạng mục
công trình không nên quá lớn và không quá nhỏ. Quy mô khối lượng công tác nên sắp
xếp theo khả năng thực hiện cũng như kế hoạch cung ứng vốn. Ví dụ xác định khối
lượng cho công tác móng, phần thân, phần hoàn thiện, trong phần hoàn thiện có thể chia
thành trang trí nội thất, ngoại thất, cấp điện, cấp nước, mạng thông tin liên lạc,...
4. Vai trò của công tác quản lý tiến độ
Bất kể một dự án đầu tư xây dựng công trình nào đều có sự tác động tương tác giữa các
chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai công trình xây dựng, đó là chủ đầu tư
A (O), nhà thầu thiết kế TK (P) và nhà thầu thi công xây dựng B (C) (thể hiện bằng sơ
đồ 1).

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


79
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

A (O)

B (C) TK (P)

Từ khi mở cửa hội nhập với thế giới, khái niệm về tư vấn quản lý dự án đã thâm nhập
vào nước ta. Mối quan hệ giữa ba chủ thể nêu trên được trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua tổ chức tư vấn quản lý dự án C (thể hiện bằng sơ đồ 2)

B TK

Để quản lý bất kể dự án đầu tư xây dựng nào đạt hiệu quả, các chủ thể này đều phải
quan tâm trực tiếp đến công việc do mình thực hiện hoặc quản lý vào mục tiêu cuối
cùng là phải đạt được 3 tiêu chí: thời gian, chất lượng và chi phí. Dự án đầu tư xây dựng
nào đạt được yêu cầu về cả 3 tiêu chí này thì dự án đó được coi là đạt hiệu quả tối ưu
(thể hiện bằng sơ đồ 3).

Chi phí

Chủ
đầu tư

Nhà Tư
thầu vấn
vấn

Thời gian Chất lượng

Để quản lý việc thực hiện công trình theo đúng thời gian yêu cầu, người lãnh đạo phải
quản lý thời gian thực hiện từng khâu thật sát sao trong suốt quá trình thực hiện dự án
được gọi là quản lý tiến độ.
Khuôn khổ bài giảng này giới thiệu công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình trên
công trường – quản lý tiến độ xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


80
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Tiến độ xây dựng là gì ? Tiến độ xây dựng là tiến hành thi công công trình theo các mốc
thời gian đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và phù hợp với quy trình, quy phạm kỹ thuật.
Thông thường để biết được công trình đang thực hiện đến đâu ? Chủ đầu tư hay nhà
quản lý thường đưa ra câu hỏi “tiến độ thi công đến đâu rồi ?”.
Để quản lý việc thực hiện công trình theo tiến độ, nhà thầu thi công phải lập tiến độ hay
kế hoạch tiến độ cho từng công trình (hạng mục công trình) đối với dự án lớn gồm nhiều
công trình thì phải lập tổng tiến độ xây dựng cho cả dự án.

II. LẬP TIẾN ĐỘ

1. Tại sao phải lập tiến độ ?

Lập tiến độ là giúp cho nhà thầu điều hành và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất trên công
trường để đạt được thời gian thi công theo đúng yêu cầu mà nhà thầu đã ký kết hợp
đồng với chủ đầu tư hay bên giao thầu (trường hợp là thầu phụ).
Kế hoạch tiến độ phải thể hiện được:
- Tên công việc, tính chất công việc, khối lượng công việc và thời gian thực hiện từng
công việc.
- Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của từng công việc, mối quan hệ giữa các
nguồn lực để thực hiện về lao động, thiết bị và tổ chức điều hành, trong đó thể hiện
rõ nhu cầu lao động, vật tư, máy móc thiết bị để thực hiện từng công việc, trong từng
thời gian..
- Quan hệ giữa các nhà thầu trong trường hợp trên công trường gồm nhiều nhà thầu
phụ cùng tham gia và quan hệ giữa các tổ đội trường hợp một công trình có nhiều bộ
phận công trình.
2. Các phương pháp lập tiến độ

a. Các nguyên tắc để lập tiến độ


- Tiến độ là thời gian để thực hiện một công việc, hạng mục công trình hay công trình.
- Tuỳ thuộc vào tính chất công việc, quy mô và tính chất công trình mà nhà thầu đã ký
kết với chủ đầu tư để thực hiện trong khoảng thời gian nhất định; trên cơ sở quy
trình, quy phạm kỹ thuật nhà thầu phải cân đối về thời gian để thực hiện các công
việc đó sao cho thời gian trống giảm đến mức tối thiểu.
- Tương ứng với thời gian và khối lượng thực hiện, đòi hỏi có lao động và máy móc
thiết bị để thực hiện các công việc tương ứng trong khoảng thời gian theo yêu cầu
đặt ra.
- Việc điều động lao động, máy móc thiết bị cần được tính toán hiệu quả nhất, đảm
bảo việc điều động được phân bố đều, tránh tình trạng có thời điểm tập trung quá
lớn, có thời điểm huy động ít dẫn đến khó khăn trong việc quản lý lao động, máy
móc, thiết bị trong những thời điểm dư thừa.
b. Các phương pháp tổ chức thi công xây dựng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


81
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Để đưa ra các phương pháp lập tiến độ, trước hết xác định việc chọn tổ chức thi công
theo phương thức nào ? Việc chọn phương pháp tổ chức thi công dựa trên khối lượng
công việc, tính chất, quy mô công trình và thời gian theo yêu cầu của hợp đồng.
Có 4 phương pháp tổ chức thi công sau đây:
- Thi công tuần tự:
Là hình thức thực hiện lần lượt từng công việc, công trình, xong công trình này mới tiến
hành đến công trình tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ điều hành, quản lý nhưng nhược điểm là thời gian
sẽ kéo dài.
- Phương pháp song song:
Là hình thức tiến hành khởi công đồng thời các công trình trong cùng thời điểm.
Ưu điểm là tiến độ thực hiện nhanh, nhưng nhược điểm là khó điều hành, quản lý, đòi
hỏi việc điều động lao động, máy móc, thiết bị chính xác, tiến độ thực hiện từng công
trình phải khớp nhau.
- Phương pháp gối đầu:
Là hình thức khởi công thực hiện công trình hay công việc sau được tiến hành sau công
trình, công việc trước một khoảng thời gian nhất định khi công trình trước vẫn đang tiếp
tục thực hiện chưa kết thúc.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện rút ngắn hơn phương pháp thi công
tuần tự nhưng đòi hỏi việc quản lý và điều hành tổ chức sản xuất thật sát sao, chuẩn xác
trong từng khâu.
- Phương pháp dây chuyền:
Là hình thức sắp xếp sản xuất theo tính chất công việc của tất cả công trình. Quá trình
xây lắp của các công trình được tiến hành liên tục đến khi kết thúc một công việc trong
dây chuyền đã được phân chia.
Ưu điểm của phương pháp này là các công việc, lực lượng lao động và máy móc thiết bị
được huy động để tham gia hoạt động liên tục, thời gian thi công được rút ngắn hợp lý.
Hình 1: phương pháp tuần tự

Tiến độ (tháng)
Công
trình
3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33

Công
trình A

Công
trình B

Công
trình C

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


82
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Hình 2: phương pháp song song

Tiến độ (tháng)
Công
trình
3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33

Công
trình A

Công
trình B

Công
trình C

Hình 3: phương pháp gối đầu

Tiến độ (tháng)
Công
trình
3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33
Công
trình A

Công
trình B

Công
trình C

Hình 4: phương pháp dây chuyền

Tiến độ (tháng)
Công
tác
3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33
Móng

Thân

Mái

Hoàn
thiện

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


83
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

3. Tiến hành lập tiến độ

a. Các nội dung cần thể hiện trong tiến độ:


- Xác định danh mục các công việc có tính chất khác nhau, thực hiện độc lập, những
công việc có liên quan phụ thuộc nhau.
- Xác định khối lượng của từng công việc nêu trên
- Xác định thời gian thực hiện từng công việc, hạng mục công trình dựa trên khối
lượng công việc và quy trình, quy phạm đối với từng loại công việc.
- Sắp xếp trình tự thực hiện các công việc, hạng mục công trình
Việc sắp xếp trình tự thực hiện các công việc căn cứ vào các yêu cầu và quan hệ sau:
+ Yêu cầu về thời gian hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử
dụng.
+ Yêu cầu về quy trình, quy phạm kỹ thuật, công nghệ thi công
+ Các điều kiện về cung cấp vật tư, thiết bị, tài chính, nhân lực, mặt bằng thi
công…
+ Điều kiện và năng lực của nhà thầu thi công.
b. Yêu cầu đối với việc lập tiến độ
Tiến độ thi công phải thể hiện được những nội dung quan trọng nhất, chủ yếu nhất làm
cơ sở cho việc tổ chức, điều hành thi công công trường, trong đó phải nêu được danh
mục công việc và khối lượng của từng loại công việc, biện pháp thực hiện, nhân lực,
máy móc, thiết bị cần huy động và thời gian thực hiện từng công việc, trình tự thực hiện,
sự phối hợp giữa các tổ chức thực hiện các công việc có liên quan.
Tiến độ thi công được duyệt là công cụ để điều hành sản xuất, kiểm tra, theo dõi việc
thực hiện và là cơ sở để điều động vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị trên công trường.
c. Trình tự các bước xây dựng tiến độ:
Bước 1: Phân tích đặc điểm, điều kiện và yêu cầu của hạng mục công trình, công trình
về:
+ Điều kiện mặt bằng thi công, điều kiện khí hậu tự nhiên
+ Yêu cầu về thời gian hoàn thành
+ Khả năng tài chính huy động cho thi công
+ Quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan
Bước 2: Lập danh mục công việc
+ Trước hết xác định được nhóm công tác (hay tổ hợp công tác) căn cứ vào tính
chất của công việc có ràng buộc bởi quy trình, quy phạm hay trình tự thực hiện. Nhóm
công tác có thể là bộ phận công trình, như bộ phận móng, bộ phận thân công trình hoặc
nhóm công tác không liên quan đến quy trình, quy phạm kỹ thuật nhưng bị ràng buộc
bởi trình tự thực hiện giữa các công việc, nhóm công tác thì không nhất thiết phải đưa
vào danh mục. Đối với những loại công việc này chỉ cần tổng hợp để xác định nhu cầu
về nhân lực.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


84
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Bước 3: Xác định khối lượng công việc


Sau khi lập danh mục các công việc chủ yếu, trên cơ sở hồ sơ thiết kế, quy trình, quy
phạm và định mức kinh tế – kỹ thuật phải tính toán và xác định cụ thể khối lượng của
từng công việc.
Bước 4: Lựa chọn phương án kỹ thuật và tổ chức thi công
Trên cơ sở khối lượng của các công việc và nhóm công tác, thời gian yêu cầu hoàn
thành, quy trình, quy phạm thi công lựa chọn và xác định được phương án kỹ thuật thi
công phù hợp và hiệu quả nhất để tổ chức thi công các giai đoạn đảm bảo thực hiện theo
thời gian yêu cầu.
Bước 5: Xác định nhu cầu về lao động và thiết bị thi công
Việc xác định nhu cầu về lao động và thiết bị thi công trên cơ sở khối lượng công việc,
khối lượng công tác, phương án kỹ thuật được chọn định mức kinh tế – kỹ thuật thi công
tương ứng và nhu cầu về lao động được tính bằng ngày công theo từng loại bậc thợ, nhu
cầu về xe máy được tính bằng ca máy cho mỗi loại thiết bị
Bước 6: Xác định thời gian thực hiện
+ Thời gian thi công từng công việc, từng nhóm công tác được tính ra ngày công
trên cơ sở lấy tổng số ngày công thực hiện, từng nhóm công tác chia cho số công nhân,
số máy tham gia thi công trong một ngày. Trường hợp tính toán này được áp dụng khi
số lượng lao động, số máy móc, thiết bị đã được xác định và thời gian hoàn thành không
đòi hỏi gấp.
Trường hợp bị giới hạn về thời gian, thì phải ấn định tiến độ thực hiện những
công việc chính, công tác chủ đạo, trên cơ sở đó tính ngược lại số người và số máy móc,
thiết bị cần huy động để đảm bảo thực hiện đúng thời gian theo yêu cầu.
Bước 7: Lập biểu đồ thời gian và sử dụng lao động, máy móc thiết bị sau khi xác định
được các thông tin cần thiết, tính toán được các số liệu theo yêu cầu từ bước 1 đến bước
6, tiến hành lập tiến độ thi công.
Trước khi tiến hành lập tiến độ, cần làm rõ các yêu cầu sau:
+ Công việc, nhóm công tác được thực hiện liên tục hay có gián đoạn.
+ Công việc, nhóm công tác là chủ đạo của tiến độ
+ Công việc, nhóm công tác này tổ chức thi công theo phương pháp nào ?
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau của các công việc, công tác.
+ Thời gian sớm nhất có thể bắt đầu, thời gian muộn nhất phải hoàn thành.
+ Lập biểu đồ tiến độ
Trước khi lập biểu đồ phải xác định được thời điểm bắt đầu sớm nhất và thời điểm kết
thúc muộn nhất của một công việc, nhóm công tác và sự tương tác với các công việc,
nhóm công tác trước nó và kế tiếp sau nó.
Nếu công việc nằm trong nhóm công tác được tổ chức thi công theo phương pháp dây
chuyền thì khoảng cách thời gian giữa sự bắt đầu của hai công việc có quan hệ công
nghệ kế tiếp gọi là bước dây chuyền.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


85
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Nếu công việc không được tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền thì mức độ
gối đầu thực hiện của các công việc được xác định dựa trên cơ sở quy phạm kỹ thuật và
kinh nghiệm của người tổ chức thi công.
Nếu dùng chương trình tự động để lập tiến độ thì chỉ cần xác định rõ công việc tiếp
trước công việc đang xét và chỉ ra được khoảng cách giữa các công việc nếu thực hiện
theo phương pháp gối đầu.
Sau khi xác định được đầy đủ các yếu tố nêu trên tiến hành vẽ biểu đồ tiến độ.
+ Trên cơ sở biểu đồ tiến độ đã lập, tiến hành vẽ biểu đồ sử dụng nguồn lực theo
tiến độ thực hiện các công việc.
Biểu đồ nguồn lực chỉ yêu cầu vẽ cho các loại sau:
+ Biểu đồ nhân lực (Lao động kỹ thuật)
+ Biểu đồ sử dụng máy thi công chính.
+ Biểu đồ sử dụng các loại vật tư chủ yếu.
Bước 8: Phê duyệt tiến độ
Sau khi lập xong biểu đồ tiến độ và sử dụng nguồn lực thì trình người có thẩm quyền
phê duyệt.
Trước khi phê duyệt, bộ phận giúp người phê duyệt kiểm tra lại sự hợp lý của việc bố
trí, sắp xếp thời gian thực hiện từng công việc, từng nhóm công tác và tính khả thi của
việc huy động các nguồn lực.

III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN THI CÔNG THEO TIẾN ĐỘ

1. Công tác chuẩn bị

Để thực hiện tốt quá trình thi công theo tiến độ được duyệt, chỉ huy trưởng công trường
phải thực hiện công tác chuẩn bị thật tốt, bao gồm:
a). Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công.
Bên cạnh việc tổ chức thi công các công việc, nhóm công tác liên quan trực tiếp đến
công trình, một yếu tố không kém phần quan trọng là phải tính toán và bố trí hợp lý các
hạng mục tạm dưới đây phục vụ cho công tác thi công theo tiến độ:
- Hệ thống giao thông trên công trường.
- Hệ thống kho tàng, bến bãi.
- Hệ thống nhà tạm.
- Hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước.
- Hệ thống các công trình phụ trợ khác liên quan.
Việc bố trí các công trình phục vụ thi công phải đảm bảo nguyên tắc thuận lợi, an toàn
vệ sinh, tiết kiệm tối đa...
b). Chuẩn bị công tác quản lý và chuẩn bị các nguồn lực cho sản xuất.
- Xác định cơ cấu tổ chức quản lý thi công trên công trường phù hợp với đặc
điểm công trình, tiến độ thi công đã được duyệt.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
86
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Cử chỉ huy trưởng công trường có đủ điều kiện năng lực theo quy định và bố
trí sắp xếp những cán bộ chủ chốt có năng lực về chuyên môn và kinh nghiệm
quản lý phụ trách các khâu điều hành sản xuất theo tiến độ, quản lý kỹ thuật
và chất lượng.
- Bố trí hệ thống thông tin đủ điều kiện để phục vụ công tác điều hành sản xuất
và các hoạt động khác trên công trường và ngoài khu vực công trường.
- Điều động vật tư và huy động lao động, máy móc thiết bị đủ số lượng chủng
loại đáp ứng yêu cầu về chất lượng phù hợp với tiến độ thi công đã được
duyệt.
2. Tổ chức điều hành thi công trên công trường

- Việc tổ chức điều hành thi công trên công trường về nguyên tắc phải bám sát
tiến độ đã được phê duyệt. Căn cứ tiến độ, chỉ huy trưởng công trường có
trách nhiệm điều phối việc thực hiện các công việc, sự phối hợp giữa các
nhóm công việc thông qua phiếu giao việc cho các tổ, đội hoặc nhóm sản
xuất.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc theo kế hoạch đã giao.
- Kịp thời phát hiện để điều chỉnh những bất hợp lý trong từng khâu gây ảnh
hưởng tới dây chuyền sản xuất.
- Đôn đốc và ra lệnh thực hiện các công việc theo yêu cầu khẩn cấp khi cần
thiết.
- Báo cáo và phản ánh những vấn đề phát sinh, những vấn đề vượt ra khỏi
phạm vi hợp đồng với người có thẩm quyền và chủ đầu tư để có hướng xử lý
kịp thời.

IV. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

1. Mục tiêu quản lý lao động

Mục tiêu của quản lý lao động là huy động, sử dụng và bố trí lao động phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật để thực hiện các công việc, nhóm công tác theo tiến độ đã được duyệt nhằm
đạt được năng suất lao động cao nhất, hạn chế tới mức tối đa sự thất thoát về thời gian,
tăng thu nhập cho người lao động, công trình xây dựng hoàn thành đúng tiến độ.
2. Xác định nhu cầu về lao động

Xác định nhu cầu về lao động là để có kế hoạch huy động lao động nhằm đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ theo tiến độ đã duyệt.
Để xác định được số lao động cần phải thực hiện các bước dưới dây:
a. Xác định số ngày công lao động trong một năm.
- Xác định những ngày nghỉ theo các quy định của nhà nước.
+ Nghỉ tết, nghỉ lễ.
+ Nghỉ phép.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


87
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Nghỉ việc và ốm đau, sinh đẻ.


- Xác định những ngày nghỉ ngoài quy định của Nhà nước.
+ Nghỉ việc vì mưa, bão.
+ Nghỉ để chờ việc, chuyển quân.
+ Các ngày nghỉ khác ngoài chế độ quy định của Nhà nước.
Tổng số ngày nghỉ trong năm gọi là A được tính bằng tổng số ngày nghỉ theo chế độ và
tổng số ngày nghỉ ngoài chế độ. Riêng tổng số ngày nghỉ ngoài chế độ được tính dựa
trên kinh nghiệm của người lập kế hoạch sử dụng lao động phụ thuộc vào quy mô, tính
chất công trình, địa điểm xây dựng công trình và một số yếu tố khác.
Ngày công lao động C trong một năm là:
C = 365 - A
b. Xác định số lượng lao động cần thiết theo tiến độ và yêu cầu thi công
Việc xác định số lượng lao động cần thiết phải căn cứ vào khối lượng của từng loại công
việc, từng nhóm công việc, và các yêu cầu khác.
Khi xác định số lượng lao động phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Bố trí lao động theo ngành nghề, bậc thợ đảm bảo tận dụng tối đa thời gian sử dụng
máy móc đối với những công việc, công tác có sử dụng máy móc.
- Giảm tới mức tối thiểu thời gian ngừng việc của người lao động, nhóm lao động,
máy móc và đối với từng công việc, từng nhóm công việc. Đặc biệt đối với những
lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao.
3. Đánh giá kết quả và trả công người lao động

a. Đánh giá kết quả lao động


Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong thành công của bất kể một công việc nào. Hiệu
quả sản xuất được đánh giá qua năng suất và chất lượng công việc do người lao động
làm ra. Do vậy, để đạt được những yêu cầu này đòi hỏi phải bố trí sắp xếp lao động vào
đúng vị trí phù hợp với nghề nghiệp được đào tạo, năng lực và sở trường của họ, đồng
thời phải đánh giá đúng, toàn diện về con người lao động để sắp xếp công việc, trả công
cho thích đáng và có hướng đào tạo, bồi dưỡng để họ duy trì và phát huy ngày càng cao
tay nghề của mình.
b. Trả công người lao động
Một trong những nội dung về quản lý lao động là công tác tổ chức đánh giá và trả công
cho người lao động.
Trả công cho người lao động trước hết phải đánh giá đúng năng suất lao động phân theo
ngành nghề, nhóm công việc có mức độ nặng nhọc và môi trường làm việc tương đối
gần nhau.
Việc trả công lao động phải công khai minh bạch. Đối với những công việc đã xác định
được cụ thể khối lượng thì cần thực hiện trả công theo hình thức khoán và có ký kết
ngay từ trước khi thực hiện công việc.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


88
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Đối với hình thức trả công cho người lao động thông qua tổ, đội, nhóm thì yêu cầu phải
công khai, có ký xác nhận của từng người lao động. Nhà thầu hoặc chỉ huy trưởng công
trường phải thực hiện việc giám sát trả công của các tổ, đội, nhóm và kiểm tra, xử lý
những vi phạm trong công tác này khi có phản ánh của người lao động hoặc khi phát
hiện có dấu hiệu vi phạm.

V. QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG

1. Tính toán nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị thi công

Để tính toán nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị thi công trước hết phải căn cứ vào khối
lượng và tiến độ thực hiện công việc, nhóm công tác hoặc công trình để lựa chọn
phương pháp thi công. Phương pháp thi công phải căn cứ vào đặc điểm công trình, khối
lượng công tác, điều kiện trang bị của nhà thầu và khả năng cung cấp nguồn nhân lực,
vật tư, cấu kiện liên quan đến công trình.
Để chọn được phương pháp thi công tối ưu cần phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ
bản sau:
- Tận dụng điều kiện cơ giới hoá và nửa cơ giới nhằm sử dụng tối đa máy móc, thiết bị
thi công và lực lượng lao động, giảm tới mức tối thiểu thời gian gián đoạn trong sản
xuất đối với việc sử dụng máy móc và người lao động.
- Các phương pháp thi công đưa ra đều phải có sự tính toán hiệu quả về kinh tế - kỹ
thuật để chọn được phương pháp tối ưu đảm bảo được mục tiêu thi công đúng tiến
độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Trên cơ sở phương pháp thi công đã lựa chọn để tính toán được nhu cầu về loại, số
lượng máy móc, thiết bị cần thiết cho thi công.
2. Quản lý và điều hành việc sử dụng máy móc, thiết bị

Việc điều độ sử dụng máy móc, thiết bị căn cứ vào tiến độ và nhu cầu sử dụng máy
móc, thiết bị theo tiến độ đã được duyệt. Máy móc, thiết bị hoạt động trên công trường
phải được quản lý chặt chẽ đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Phải thường xuyên kiểm tra để nắm được tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị,
thực hiện chế độ duy tu, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo tình trạng máy
móc, thiết bị hoạt động bình thường, đảm bảo công suất, an toàn.
- Sử dụng máy móc, thiết bị thực hiện theo đúng biện pháp thi công, quy trình, quy
phạm kỹ thuật thi công và quy trình vận hành máy móc, đảm bảo sử dụng tối đa
công suất và thời gian vận hành.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


89
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

CHUYÊN ĐỀ 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


CÔNG TRÌNH

Ths. Nguyễn Xuân Phương


Phó Văn phòng Cục Giám định NN về CLCTXD
Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình là một trong các nội dung
quan trọng để dự án đạt được hiệu quả tối ưu. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình không nằm ngoài 9 lĩnh vực quản lý trong quá trình dự án theo thông lệ quốc
tế gồm: quản lý sự kết nối của dự án, quản lý quy mô của dự án, quản lý tiến độ thời
gian của dự án, quản lý chi phí dự án, quản lý chất lượng dự án, quản lý nguồn nhân lực
của dự án, quản lý thông tin trong dự án, quản lý rủi ro dự án, quản lý cung ứng dự án.
Chuyên đề này bao gồm 2 phần chính: Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng theo quy định pháp luật Việt Nam và các phương pháp quản lý chất
lượng công trình xây dựng.

I. TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG

1.1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

1.1.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng


Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát,
từng bước thiết kế và có các nội dung sau:
a. Mục đích khảo sát;
b. Phạm vi khảo sát;
c. Phương pháp khảo sát.
d. Khối lượng công tác khảo sát;
e. Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;
f. Thời gian thực hiện khảo sát.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng
lập và do chủ đầu tư phê duyệt.
1.1.2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
a. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập và do chủ
đầu tư phê duyệt.
b. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng
được chủ đầu tư phê duyệt và tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp
dụng.
1.1.3. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
a. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm: Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ
khảo sát xây dựng; Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; Vị trí và điều kiện tự
nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng;
Khối lượng khảo sát; Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát; Phân tích số liệu,
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
90
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

đánh giá kết quả khảo sát; Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công
xây dựng công trình; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Các phụ lục kèm theo.
b. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu theo
quy định.
c. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về
tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát; bồi thường thiệt hại khi thực hiện
không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai; sử dụng các thông
tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng không phù hợp.
1.1.4. Bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a. Phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
b. Nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c. Nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát
ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và biện pháp thi công.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bổ sung nội dung nhiệm vụ khảo
sát.
1.1.5. Giám sát công tác khảo sát xây dựng
a. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng:
- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát;
- Chủ đầu tư cử người có chuyên môn phù hợp với loại hình công tác khảo sát xây
dựng để giám sát công tác khảo sát xây dựng. Trường hợp không có người có
chuyên môn phù hợp thì chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp
thực hiện việc giám sát.
b. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng:
- Theo dõi, kiểm tra
- -Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra.
c. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
- Kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết bị máy móc
phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;
- Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và quy trình khảo sát.
- Thực hiện bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát.
1.1.6. Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng
a. Căn cứ để nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng:
- Hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;
- Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
91
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b. Nội dung nghiệm thu:


- Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu
chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
- Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
- Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây
dựng đã ký kết.
c. Kết quả nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải lập thành biên bản theo mẫu quy
định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu báo cáo kết quả
khảo sát xây dựng.
1.2. Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

1.2.1. Thiết kế kỹ thuật


a. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
- Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình (xây dựng
công trình) được phê duyệt;
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo
sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ
thuật;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
b. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưung
được duyệt, bao gồm:
- Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án
lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật;
giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung
khác theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu
chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi
công công trình xây dựng;
- Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
1.2.2. Thiết kế bản vẽ thi công
a. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
- Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt;
- Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
- Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
b. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


92
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để
người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
- Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ
các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để
lập dự toán thi công xây dựng công trình;
- Dự toán thi công xây dựng công trình.
1.2.3. Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
a. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng.
b. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế
theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
1.2.4. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
a. Sản phẩm thiết kế trước khi thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu thi công xây
dựng. Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được lập theo mẫu quy định.
b. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
- Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm thuyết minh, bản vẽ và dự toán, tổng dự toán.
c. Nội dung nghiệm thu:
- Đánh giá chất lượng thiết kế;
- Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.
Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư được thuê tư
vấn để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường
hợp thiết kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại
và chịu mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế.
Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng
thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy
chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng
đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
1.2.5. Điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi khi:
a. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
b. Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý
nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây
dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


93
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ
đầu tư được sửa đổi thiết kế.
Trường hợp việc bổ sung nhiệm vụ thiết kế làm thay đổi thiết kế cơ sở dẫn đến thay đổi địa
điểm, quy hoạch, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ
đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.
1.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư,
thiết bị)

1.3.1. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
a. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất
lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm
thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng
công trình.
b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực
hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp
luật.
c. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung theo quy
định của pháp luật. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ
chức tư vấn giám sát thi công xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây
dựng.
d. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định.
1.3.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng
1. Nội dung :
a. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình
xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng
công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b. Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết
bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và
yêu cầu thiết kế;
c. Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
d. Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
e. Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;
f. Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng
mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
g. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh
môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
h. Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc.
2. Căn cứ nghiệm thu:
a. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
94
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong
quá trình xây dựng;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan
đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
b. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong
quá trình thi công xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng được nghiệm thu;
- Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng
hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
- Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
c. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây
dựng đưa vào sử dụng:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong
quá trình thi công xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công
nghệ;
- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
95
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng
của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
1.3.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu
a. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy
định về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
b. Tổng thầu thực hiện việc GS chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định
về GS chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với nhà thầu phụ.
c. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công
việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi
phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất
lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra
thiệt hại.
d. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do
mình đảm nhận.
1.3.4. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
a. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng;
b. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa
vào công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn
thi công;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
c. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do
nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng
thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,
thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà
thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu
và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
d. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


96
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng
công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi
nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định
này;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng
hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế
điều chỉnh;
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công
trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong
thi công xây dựng công trình.
Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình
thức tổng thầu:
a. Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết kế,
cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):
- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối
với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;
- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu xây
dựng;
- Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu
phụ.
b. Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:
- Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu
hoàn thành công trình xây dựng;
- Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm
định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu.
Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi
công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế
xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây
dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất
lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế
và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây
dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và
yêu cầu khắc phục hậu quả.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


97
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu
không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế
và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
1.3.5. Quản lý chất lượng công tác mua sắm vật tư, thiết bị
a. Trách nhiệm về chất lượng của vật tư, thiết bị
Nhà cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm về sự tương thích của
sản phẩm cung cấp với các chỉ tiêu theo yêu cầu của chủ đầu tư đã thống nhất trong hợp
đồng cung ứng, thi công và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, sự phù
hợp của sản phẩm này.
Trước khi đưa vật tư, thiết bị vào gia công, lắp đặt trong công trình, nhà thầu phải trình
mẫu và các chỉ tiêu cho chủ nhiệm dự án duyệt. Các mẫu và các chỉ tiêu chất lượng phải
được lưu trữ tại phòng làm việc của chủ đầu tư ở công trường. Chỉ tiêu kỹ thuật (tính
năng) cần được in thành văn bản như là chứng chỉ xuất xưởng và phải là bản in chính
thức của nhà cung ứng. Khi dùng bản sao thì đại diện nhà cung ứng phải ký, đóng dấu
xác nhận và có sự chấp thuận của chủ đầu tư bằng văn bản. Mọi sự thay đổi trong quá
trình thi công phải được chủ đầu tư duyệt lại.
Cán bộ tư vấn giám sát là người có trách nhiệm duy nhất giúp chủ nhiệm dự án kết luận
về sự phù hợp của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của nhà thầu cung ứng và chủ đầu
tư uỷ nhiệm cho tư vấn giám sát thay mặt chủ đầu tư trong việc chấp nhận hay không
chấp nhận.
Nhà thầu lắp đặt thiết bị chịu trách nhiệm lưu giữ và bảo quản thiết bị cho đến khi lắp
đặt xong và bàn giao đưa vào vận hành chính thức.
b. Công tác kiểm tra thiết bị, vật tư theo hồ sơ
Đặc điểm của vật tư, thiết bị sử dụng để thi công hệ thống kỹ thuật tại Việt Nam rất đa
dạng về mẫu mã, chủng loại, được cung cấp từ nhiều hãng khác nhau. Cơ sở sản xuất
được đặt ở nhiều nước, vùng lãnh thổ có trình độ kỹ thuật, công nghệ rất khác nhau nên
chất lượng sản phẩm cùng loại có sự khác biệt rất lớn.
Sự khác nhau về hãng, địa điểm sản xuất, địa điểm lắp ráp, tổ hợp thiết bị, thời gian xuất
xưởng và tính đồng bộ cũng tạo nên sự khác nhau rất lớn về giá cung ứng của sản phẩm.
Do vậy vấn đề đặt ra cho công tác kiểm tra cần phải thận trọng và cần có kinh nghiệm.
Kiểm tra vật tư, thiết bị là xác định số lượng, chủng loại và nguồn gốc (hãng sản xuất
hay công nghệ chế tạo), xuất xứ (trình độ, mặt bằng kỹ thuật nơi chế tạo, lắp ráp), tính
đồng bộ (nguyên chiếc của chính hãng hay tổ hợp lắp ráp từ phụ kiện của nhiều hãng)
qua đó xác định chất lượng, giá trị sản phẩm.
c.Nội dung công tác kiểm tra vật liệu, thiết bị theo hồ sơ bao gồm:
Kiểm tra thiết bị nhập về chân công trình trước khi lắp đặt:
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ và xác nhận chất lượng của vật tư,
thiết bị theo hợp đồng cung cấp của nhà thầu cung ứng.
+ Lập biên bản xác nhận chất lượng thiết bị cung cấp (nếu cần).

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


98
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Với các loại vật tư nghi ngờ về chất lượng sẽ lập biên bản yêu cầu nhà thầu cung ứng
cho đi kiểm tra chất lượng tại các trung tâm thí nghiệm chuyên ngành hợp chuẩn, có đủ
tư cách pháp nhân.
Đối với thiết bị, vật tư không sản xuất tại Việt Nam cần kiểm tra:
Loại nhập trực tiếp về công trình
Các loại vật tư, thiết bị được nhập trực tiếp về chân công trình (do chủ đầu tư ký hợp
đồng nhập khẩu trực tiếp với các nhà thầu cung cấp hay do nhà thầu lắp đặt ký hợp đồng
nhập), tư vấn giám sát của chủ đầu tư phải trực tiếp kiểm tra sự nguyên đai, nguyên kiện
của container nhập khẩu và chứng kiến, giám sát quá trình bốc dỡ hàng từ container vào
công trình. Các giấy tờ cần kiểm tra, xác nhận đối với hàng nhập khẩu gồm:
a) Tài liệu yêu cầu về chất lượng
- Tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Chứng chỉ xuất xưởng;
- Danh mục phụ kiện;
- Giấy Kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất (bản gốc);
- Giấy Kiểm tra giám định chất lượng của Vinacontrol (bản gốc).
b) Tài liệu yêu cầu về tính hợp pháp
- Hoá đơn thương mại (bản sao);
- Giấy Kiểm tra xuất xứ do phòng thương mại nước sản xuất cấp (bản gốc);
- Vận đơn (bản sao);
- Giấy Kiểm tra giám định chất lượng Quốc gia của nước sản xuất theo tiêu chuẩn xuất
khẩu (bản gốc);
- Tờ khai hải quan.
Một số loại vật tư, thiết bị tuy được nhập trực tiếp về công trình nhưng do số lượng ít
chỉ là phần rất nhỏ của lô hàng thì không cần thiết phải có đủ các loại giấy tờ trên hoặc
chỉ yêu cầu bản sao. Mục đích kiểm tra tài liệu để xác định tính pháp lý của hàng hoá và
chất lượng kỹ thuật của vật tư, thiết bị.
Loại hàng ngoại nhưng không nhập khẩu trực tiếp (mua tại Việt Nam do các đơn vị
khác nhập):
Các giấy tờ cần kiểm tra, xác nhận đối với hàng nhập khẩu loại này gồm:
- Hoá đơn xuất, nhập kho của nhà cung ứng;
- Chứng chỉ chất lượng (bản sao) và tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất (bản gốc);
- Tài liệu, hồ sơ chứng tỏ rõ nguồn gốc, xuất xứ của vật tư, thiết bị.
Mọi vật tư, thiết bị không đúng chủng loại, tính năng sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất
xứ phải đưa khỏi phạm vi công trường mà không được phép lưu giữ trên công trường.
Những thiết bị không phù hợp với thiết kế, hồ sơ thầu và chưa qua kiểm định không
được đưa vào sử dụng hay lắp đặt nếu không được sự chấp thuận của chủ đầu tư, tư vấn
thiết kế.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


99
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Kiểm tra vật tư, thiết bị trong quá trình lắp đặt:
- Giám sát, kiểm tra việc bảo quản thiết bị trên công trường trước và sau khi lắp dặt;
- Giám sát quy trình, vị trí lắp đặt, phương pháp ghép nối các chi tiết vào hệ thống theo
thiết kế đã được phê duyệt;
- Thử nghiệm từng bộ phận độc lập, trước và sau khi lắp đặt, ghép nối vào hệ thống, thử
nghiệm cụm thiết bị, cả hệ thống theo thiết kế, TCVN.
Phương pháp kiểm tra lắp đặt hệ thống kỹ thuật
a. Phương pháp kiểm tra bằng quan sát trực tiếp và dụng cụ đơn giản có ngay tại hiện
trường:
- Trong quá trình thi công, cán bộ, kỹ sư của nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra chất
lượng sản phẩm của công nhân làm ra sau mỗi công đoạn hay giữa công đoạn khi
thấy cần thiết. Những lần kiểm tra này cần có sự chứng kiến của tư vấn đảm bảo chất
lượng. Mọi việc kiểm tra và thi công không có sự báo trước và yêu cầu tư vấn đảm
bảo chất lượng chứng kiến, người tư vấn có quyền từ chối việc thanh toán khối
lượng đã hoàn thành này khi thấy việc thi công không đảm bảo chất lượng;
- Trước khi nhà thầu thực hiện lắp đặt, yêu cầu nhà thầu giải trình phương pháp, dụng
cụ hay phương tiện sử dụng đã xác định chỉ tiêu chất lượng;
- Tư vấn giám sát phải trình chủ nhiệm dự án duyệt biện pháp thi công lắp đặt, công
tác bảo đảm an toàn, phương pháp kiểm tra chất lượng trước khi thi công;
- Trong giám sát hệ thống kỹ thuật dụng cụ kiểm tra chủ yếu là các loại thước đo như
thước tầm, thước cuộn 5 mét và thước cuộn dài hơn. Kiểm tra độ cao, độ thẳng đứng
thường sử dụng máy đo đạc như máy thuỷ bình, máy kinh vĩ. Kiểm tra thông số điện
dùng dụng cụ đo điện như Mêgôm, ampekế, vôn kế và đo áp suất, lưu lượng bằng
những thiết bị đo tức thời;
- Tư vấn đảm bảo chất lượng chỉ chứng kiến quá trình thi công lắp đặt, kiểm tra của
người thi công và có nhận định của mình thông qua quan sát bằng mắt với sản phẩm
làm ra. Khi nào quy trình bắt buộc hay có nghi ngờ thì tư vấn giám sát yêu cầu nhà
thầu thuê phòng thí nghiệm kiểm tra và báo số liệu đạt được qua kiểm tra bằng văn
bản để tư vấn giám sát kết luận việc đạt hay không đạt yêu cầu chất lượng;
- Khi nghi ngờ kết quả kiểm tra thì tư vấn giám sát có quyền yêu cầu nhà thầu thuê
đơn vị kiểm tra khác. Trường hợp thật cần thiết, tư vấn bảo đảm chất lượng có quyền
chỉ định đơn vị kiểm tra, kiểm định và nhà thầu cung ứng, lắp đặt phải đáp ứng yêu
cầu này.
Những dụng cụ đo, kiểm trên công trường phải được kiểm chuẩn theo định kỳ để tránh
sai sót do dụng cụ đo không đạt tiêu chuẩn.
b. Phương pháp kiểm tra nhờ các phòng thí nghiệm
- Những phòng thí nghiệm dùng để kiểm tra phải được Bộ Xây dựng chứng nhận được
phép hoạt động theo hệ các phòng trong số các phòng LAS. Còn khi nghi ngờ hay
cần đảm bảo độ tin cậy cần thiết thì tư vấn đảm bảo chất lượng có quyền chỉ định
đơn vị thí nghiệm;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


100
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Nhà thầu là bên đặt ra các yêu cầu thí nghiệm và những yêu cầu này phải được chủ
nhiệm dự án dựa vào tham mưu của tư vấn đảm bảo chất lượng kiểm tra và đề nghị
thông qua bằng văn bản;
- Đơn vị thí nghiệm phải đảm bảo tính bí mật của các số liệu thí nghiệm và chỉ có
nhiệm vụ cung cấp số liệu của các chỉ tiêu được yêu cầu kiểm định còn việc những
chỉ tiêu ấy có đạt yêu cầu hay có phù hợp với chất lượng sản phẩm yêu cầu phải do
tư vấn đảm bảo chất lượng phát biểu và ghi thành văn bản trong tờ nghiệm thu khối
lượng và chất lượng hoàn thành;
- Khi thi công hệ thống kỹ thuật, yêu cầu kiểm tra chất lượng chủ yếu đối với các
dụng cụ đo, đếm và các thiết bị điện như: Đồng hồ đo các loại, thiết bị đãng, cắt, cáp
điện, thiết bị bảo vệ, an toàn (đôi khi là tính đồng bộ của thiết bị);
- Để tránh sự cung cấp số liệu sai lệch do dụng cụ thí nghiệm chưa được kiểm chuẩn,
yêu cầu mọi công cụ sử dụng để thí nghiệm phải có văn bản xác nhận đã kiểm chuẩn
và còn thời hạn kiểm định.
Lập hồ sơ chất lượng công tác lắp đặt thiết bị
a. Tư vấn giám sát phải kết luận từng thiết bị, phụ kiện, từng bộ phận được hoàn thành
có chất lượng phù hợp hay chưa phù hợp với yêu cầu.
Đính kèm với văn bản kết luận cuối cùng về chất lượng từng hạng mục là các văn bản
xác nhận từng chi tiết, từng vật liệu cấu thành sản phẩm và hồ sơ kiểm tra chất lượng
các quá trình thi công. Mỗi bản xác nhận phải chỉ rõ vị trí, loại thiết bị hay công đoạn sử
dụng cụ thể, không được ghi chất lượng đảm bảo chung chung.
Tất cả những hồ sơ này cần được đóng thành tập theo trình tự thi công đã thuận tiện khi
cần tra cứu.
b. Nhật ký thi công là một bộ phận trong hồ sơ chấp nhận chất lượng hệ thống kỹ thuật.
Nhật ký thi công cần ghi chép những dữ kiện cơ bản xảy ra trong từng ngày như thời
tiết, diễn biến công tác ở từng vị trí, nhận xét, đánh giá và kiến nghị qua sự chứng kiến
công tác về tính hình chất lượng của hệ thống kỹ thuật.
c. Bản vẽ hoàn công cho từng kết cấu và bộ phận công trình được lập theo đúng quy
định.
Tất cả những hồ sơ này dùng làm cơ sở cho việc quản lý chất lượng, thanh toán khối
lượng hoàn thành và cơ sở đã lập biên bản tổng nghiệm thu, bàn giao hệ thống đưa vào
sử dụng và phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng trong quá trình khai thác, sử dụng.
3. Sự phối hợp giữa các nhà thầu có liên quan
Trong thực tế, mỗi hệ thống thiết bị được thực hiện lắp đặt bởi các nhà thầu khác nhau
nên sự phối hợp thiếu chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà thầu chính (phần xây, bê tông), nhà
thầu điện, nước với các nhà thầu khác dẫn tới sự chồng chéo, cản trở thi công lẫn nhau
sẽ làm ảnh hưởng khá lớn tới tiến độ thi công nói chung, có khi phải dỡ bỏ làm lại.
Quản lý khối lượng vật tư, thiết bị
Quản lý khối lượng trong thi công lắp đặt thiết bị công trình là quản lý khối lượng thi
công, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật của vật tư, thiết bị và cả giá trị về mặt kinh
tế của chóng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


101
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Vật tư, thiết bị được lắp đặt rất đa dạng về chủng loại, gồm nhiều chi tiết khác nhau, có
chất lượng kỹ thuật, giá trị thương mại phụ thuộc cả về xuất xứ, nguồn gốc, cả về mẫu
mã sản phẩm. Trong khi đó, phần lớn các thiết bị, chi tiết của hệ thống được lắp đặt
ngầm trong tường, sàn (dây điện), hay bị che khuất trong khoang trần, hộp kỹ thuật
(đường ống dẫn, FCU…) nên việc giám sát quản lý khối lượng xây lắp, xác định khối
lượng vật tư, thiết bị thực tế cần phải được theo dõi thường xuyên trong quá trình nhập
vật tư, thiết bị, gia công phụ kiện, lắp đặt, ghép nối hệ thống đó kịp thời thể hiện trong
nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công.
Hạn chế tối đa khả năng phải chấp nhận do vật tư thiết bị đã gia công lắp đặt xong phải
sửa đổi làm chậm tiến độ chung hay thiếu kinh phí. Mọi sự thay đổi về vật tư, kích
thước, khối lượng thiết bị, phụ kiện phát sinh cần được thể hiện cụ thể trong bản vẽ hoàn
công và phải được tư vấn thiết kế, chủ đầu tư phê duyệt.
Tại hầu hết các công trình, các hệ thống thiết bị đều có sự thay đổi ít nhiều về thiết kế,
về quy cách và chủng loại thiết bị, vật tư. Sự thay đổi này không những ảnh hưởng tới
giá trị quyết toán gói thầu mà nó còn ảnh hưởng tới tiến độ thi công do thời gian phê
duyệt thiết kế bổ xung của tư vấn thiết kế, của chủ đầu tư kéo dài.
Việc bổ xung thiết kế và sự thay đổi khối lượng vật tư, thiết bị, khối lượng thi công phát
sinh có thể do khách quan, bất khả kháng.
Quản lý quá trình nghiệm thu vật tư, thiết bị
A. Mục đích
- Đánh giá chất lượng lắp đặt so với hồ sơ thiết kế của từng công đoạn và chất lượng
hệ thống tổng thể.
- Lập hồ sơ tài liệu kỹ thuật phục vụ công tác vận ành, bảo dưỡng và sửa chữa sau
này.
- Lập hồ sơ, tài liệu và các văn bản pháp quy phục vụ công tác thanh quyết toán công
trình.
B. Trình tự kiểm tra và nghiệm thu
1. Giai đoạn nghiệm thu công việc:
Thành phần ban nghiệm thu: Tư vấn giám sát và nhà thầu xây lắp.
Nội dung thực hiện:
- Kiểm tra sự phù hợp, độ chính xác của việc lắp đặt thiết bị, phụ kiện so với thiết kế,
quy định của nhà chế tạo thiết bị, máy móc. Lập bản vẽ hoàn công, xác nhận khối
lượng, lập biên bản đánh giá, kết luận.
- Kiểm tra, đánh giá về chất lượng, khối lượng những phần của hệ thống bị che khuất,
chôn ngầm dưới đất, lập hồ sơ, tài liệu cần thiết trước khi lấp kín.
- Tư vấn đảm bảo chất lượng phải theo dõi, giám sát những hoạt động trong quá trình
lắp đặt của công nhân. Từng đoạn làm xong, phải kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu
kịp thời các tiêu chí kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế để không làm ảnh hưởng tới tiến độ
thi công chung.
- Giám sát, kiểm tra các quá trình thử nghiệm, hiệu chỉnh từng thiết bị, bộ phận và cả
hệ thống, giám sát quá trình đo đạc các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật…
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
102
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Khi công tác lắp đặt hoàn tất, cần tổ chức nghiệm thu lắp đặt tĩnh, phải kết hợp với
chủ đầu tư mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền tiến hành đo kiểm các thông số
cần kiểm định, chạy thử đơn, liên động không tải.
- Hoàn thiện hồ sơ hoàn công (bản vẽ, thống kê khối lượng vật tư, thiết bị đã lắp đặt
thực tế, khối lượng công việc, vật tư, thiết bị phát sinh …)
2. Giai đoạn nghiệm thu hoàn thành
Sau khi chạy không tải và đảm bảo hệ thống sẵn sàng hoạt động, đề nghị Chủ đầu tư tổ
chức nghiệm thu với thành phần như sau:
1. Đại diện Chủ đầu tư (có sự tham gia của cán bộ trực tiếp sử dụng, vận hành).
2. Đại diện nhà thầu lắp đặt.
3. Đại diện đơn vị tư vấn giám sát
4. Đại diện nhà thầu thiết kế (nếu được chủ đầu tư mời).
5. Đối với hệ thống đặc thù, có thể có thêm cơ quan kiểm định an toàn, cấp phép sử
dụng và quản lý chuyên ngành cùng tham dự.
1.3.6. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
a. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác
giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng.
b. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám
sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục,
nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc
thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định.
c. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình
xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công
trình, không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế phải có văn bản gửi chủ đầu
tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.
1.3.7. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
a. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc
biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng
đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải
nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được
chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.
b. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi
có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình
xây dựng được phân thành:
- Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
- Nhiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


103
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

c. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ
được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
d. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ
hoàn công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và
tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.
1.3.8. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a. Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
b. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
c. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d. Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
e. Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng;
f. Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan
đến đối tượng nghiệm thu;
g. Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a. Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt
tĩnh tại hiện trường;
b. Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực
hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp
đặt vào công trình;
c. Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế,
tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;
d. Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây
dựng được lập thành biên bản theo quy định. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký
tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a. Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi
công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b. Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của
chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà
thầu phụ.
4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng
thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc
tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


104
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây
dựng công trình.
1.3.9. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a. Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định 209
và các kết quả thí nghiệm khác;
b. Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng được nghiệm thu;
c. Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d. Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng
hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
e. Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a. Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai
đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;
b. Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực
hiện;
c. Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d. Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê
duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập
thành biên bản theo mẫu quy định.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a. Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc
người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong
trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do
nhà thầu phụ thực hiện;
b. Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu
đối với các nhà thầu phụ.
1.3.10. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng
1. Căn cứ nghiệm thu:
a. Các tài liệu quy định;
b. Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c. Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
d. Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
e. Biên bản nghiệm thu hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
105
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

f. Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công
trình xây dựng:
a. Kiểm tra hiện trường;
b. Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
c. Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công
nghệ;
d. Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng
chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
e. Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;
f. Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản
nghiệm thu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7 của Nghị định này.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:
a. Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
b. Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người phụ trách thi công trực tiếp.
c. Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ
đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
1.3.11. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp
về chất lượng công trình xây dựng
a. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
- Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực là việc kiểm tra, xác nhận công
tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về
quản lý chất lượng, đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình
hoặc hạng mục công trình.
- Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực bắt buộc phải được thực hiện đối
với các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả
năng chịu lực có thể gây thảm họa đối với người, tài sản và môi trường trước khi đưa
công trình vào sử dụng. Việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực thực
hiện theo quy định.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


106
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
- Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là việc đánh giá, xác
nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công
xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp
dụng cho công trình.
- Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng chỉ được thực hiện khi có
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư
hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và
cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình. Việc chứng nhận sự phù hợp về chất
lượng công trình xây dựng thực hiện theo quy định.
1.3.12. Bản vẽ hoàn công
1. Lập bản vẽ hoàn công:
a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của đối tượng được vẽ hoàn
công đúng với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì nhà
thầu thi công xây dựng có thể chụp lại bản vẽ thiết kế thi công và đóng dấu bản vẽ hoàn
công theo quy định của Phụ lục này trên tờ bản vẽ đó.
Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số
của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi
lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị
số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.
b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn
công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy
định tại Phụ lục này.
2. Xác nhận bản vẽ hoàn công:
Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình phải được
những người sau xác nhận:
a) Người lập bản vẽ hoàn công của nhà thầu thi công xây dựng (ghi rõ họ tên, chức vụ,
chữ ký)
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng (ghi rõ họ tên, chức vụ,
chữ ký, dấu pháp nhân).
c) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (ghi rõ họ tên, chức vụ,
chữ ký)
d) Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thì trong mẫu dấu hoàn công phải
có thêm xác nhận của Người đại diện theo pháp luật của tổng thầu thi công xây dựng
(ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký, dấu pháp nhân).
1.4. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì "Chủ đầu tư có
trách nhiệm tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận
công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành
từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng".

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


107
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Hồ sơ, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng được lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý;
nghiên cứu; bảo trì công trình; kiểm tra, giám định công trình khi công trình có sự cố kỹ
thuật hoặc khi có yêu cầu; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến công trình.
1.4.1. Lập hồ sơ hoàn thành công trình
Hồ sơ hoàn thành công trình là tài liệu, lý lịch của sản phẩm công trình xây dựng, bao
gồm các vấn đề từ chủ trương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây
dựng, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình và các vấn đề khác có liên quan
đến dự án, công trình đó.
Hồ sơ hoàn thành công trình bao gồm hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng:
A. Hồ sơ chuẩn bị Đầu tư xây dựng-Hợp đồng
1. Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình
(báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần
của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo
nghiên cứu khả thi);
3. Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc
thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở;
4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư;
5. Văn bản của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về: chấp thuận cho phép sử
dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào như: cấp điện (đấu nối vào hệ thống
cấp điện chung), sử dụng nguồn nước, khai thác nước ngầm, khai thác khoáng
sản, khai thác mỏ, cấp nước (đấu nối vào hệ thống cấp nước chung), thoát nước
(đấu nối vào hệ thống nước thải chung), đường giao thông bộ-thuỷ, an toàn của
đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê …), an toàn giao
thông (nếu có), phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, phê duyệt
Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập…;
6. Quyết định cấp đất, thuê đất của cơ quan thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối
với trường hợp không được cấp đất;
7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu tư vấn, nhà
thầu cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng và các hợp đồng giữa chủ đầu
tư với các nhà thầu này;
9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi
công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài thực hiện gói thầu theo quy định.
B. Hồ sơ khảo sát xây dựng-thiết kế xây dựng công trình
1. Báo cáo khảo sát xây dựng công trình;
2. Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
3. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của chủ đầu tư phê duyệt kèm theo: hồ sơ
thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo);
4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt (có danh mục bản
vẽ kèm theo);
5. Văn bản kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế 3 buớc
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
108
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

hoặc văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết
kế 1 bước của chủ đầu tư;
6. Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (nếu có);
7. Biên bản nghiệm thu các bước thiết kế;
8. Quy trình bảo trì công trình xây dựng (công trình và thiết bị lắp đặt vào công
trình).
C. Hồ sơ thi công-Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Bản vẽ hoàn công các bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công
trình hoàn thành về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công
trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo);
2. Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng
của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng của sản phẩm ệu sử dụng
trong công trình theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật
Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan;
3. Các phiếu kết quả thí nghiệm xác nhận chất lượng sản phẩm (nếu có) sử dụng
trong công trình do các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công
nhận thực hiện;
4. Kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm (nếu có) của các tổ chức kiểm định chất
lượng công trình xây dựng hoặc thông báo kết quả kiểm tra chất lượng (nếu có)
của các tổ chức có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định;
5. Các biên bản nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng, kết quả thí nghiệm, hiệu
chỉnh, chạy thử trong quá trình thi công và hoàn thành công trình (có danh mục
biên bản, kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh kèm theo);
6. Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê
duyệt của cấp có thẩm quyền;
7. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ
công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình
xây dựng;
8. Nhật ký thi công xây dựng công trình và nhật ký giám sát của chủ đầu tư (nếu
có);
9. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình;
10. Quy trình vận hành khai thác công trình;
1. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều
kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
a) Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
b) Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước;
c) Phòng cháy chữa cháy, nổ;
d) Chống sét;
đ) An toàn môi trường;
e) An toàn lao động, an toàn vận hành;
g) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây
dựng);

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


109
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

h) Chỉ giới đất xây dựng;


i) Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao
thông...);
k) An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có), an toàn đập hồ chứa;
l) Thông tin liên lạc (nếu có)
m) Các văn bản có liên quan (nếu có)
2. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
3. Báo cáo của tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với những bộ
phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất
lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có);
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực hoặc Giấy chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (nếu có)
5. Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa
phương về sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình
xây dựng (nếu có);
6. Thông báo ý kiến đánh giá của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng (đối với công trình thuộc danh mục kiểm tra)
Biên bản Nghiệm thu xác nhận chất lượng công trình xây dựng (đối với công
trình thuộc danh mục nghiệm thu)
1.4.2. Hình thức quy cách hồ sơ hoàn thành công trình
a) Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định tại Điều 15 Nghị định 209/2004/NĐ-
CP và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng
chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 và phụ 5 của Thông tư
27/2009/TT-BXD.
b) Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 của Thông tư
27/2009/TT-BXD.
c) Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các
phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung lưu trữ
trong hộp.
Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu
trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp.
d) Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hợp chỉ
phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), văn bản kết quả thẩm định thiết kế, quyết định phê
duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công
trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế
bằng bản sao hợp pháp.
e. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận
nêu trong hợp đồng.
1.4.3. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình
A. Thành phần hồ sơ lưu trữ và nơi lưu trữ:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


110
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

a) Đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng:
Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng lưu trữ hồ
sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng. Thành phần hồ sơ lưu trữ gồm:
- Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế cơ sở, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế cơ sở, văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, văn bản phê duyệt dự án, văn bản
phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).
- Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế kỹ thuật, báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật (nếu có), văn bản thẩm
định thiết kế kỹ thuật, văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật.
- Thuyết minh (nếu có) và các bản vẽ thi công, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế bản vẽ thi công (nếu có), báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công
(nếu có), văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước), văn
bản phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
b) Đối với nhà thầu thiết kế:
Nhà thầu thiết kế tham gia thiết kế công trình xây dựng lưu trữ phần hồ sơ thiết kế do
mình thực hiện. Riêng nhà thầu đảm nhận tổng thầu thiết kế phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ
thiết kế công trình xây dựng bao gồm hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật
(trường hợp thiết kế ba bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do mình và các nhà thầu
phụ thiết kế thực hiện. Thành phần hồ sơ lưu trữ gồm:
- Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế cơ sở, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế cơ sở.
- Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế kỹ thuật, các tài liệu tính toán.
- Thuyết minh (nếu có) và các bản vẽ thi công, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế bản vẽ thi công (nếu có), các tài liệu tính toán (trường hợp thiết kế hai
bước).
c) Đối với nhà thầu thi công xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng lưu trữ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công
công trình xây dựng do mình thực hiện. Riêng nhà thầu đảm nhận tổng thầu thi công xây
dựng phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công do mình và
các nhà thầu phụ thi công xây dựng thực hiện. Thành phần hồ sơ lưu trữ gồm:
- Thuyết minh (nếu có) và các bản vẽ thi công, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trong
bước thiết kế bản vẽ thi công (nếu có).
- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
d) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng:
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng lưu trữ hồ sơ thiết kế xin
cấp phép xây dựng do mình cấp phép.
đ) Đối với cơ quan lưu trữ nhà nước:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


111
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Cơ quan lưu trữ nhà nước cấp quốc gia lưu trữ bản vẽ hoàn công công trình xây dựng
đối với công trình theo quy định phải lưu trữ quốc gia, thời hạn lưu trữ vĩnh viễn.
- Cơ quan lưu trữ nhà nước cấp Tỉnh lưu trữ bản vẽ hoàn công công trình xây dựng cấp
II, cấp I, cấp đặc biệt, được xây dựng trên địa bàn, trừ các công trình do cơ quan lưu trữ
quốc gia lưu trữ.
- Cơ quan lưu trữ cấp Huyện lưu trữ bản vẽ hoàn công công trình xây dựng cấp IV, cấp
III, được xây dựng trên địa bàn.
- Công trình xây dựng theo tuyến đi qua nhiều địa bàn, trường hợp thuộc dự án do các
Bộ, ngành quyết định đầu tư thì bản vẽ hoàn công lưu trữ tại cơ quan lưu trữ quốc gia;
trường hợp thuộc dự án do UBND cấp Tỉnh quyết định đầu tư thì bản vẽ hoàn công lưu
trữ tại cơ quan lưu trữ nhà nước cấp Tỉnh.
B. Thời gian lưu trữ
- Đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng, cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng, cơ quan lưu trữ nhà nước, hồ sơ thiết kế, bản vẽ
hoàn công công trình xây dựng được lưu trữ theo tuổi thọ công trình.
Riêng các công trình xây dựng sau đây, bản vẽ hoàn công phải được lưu trữ quốc gia,
thời hạn lưu trữ vĩnh viễn: Công trình có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế,
văn hoá, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ quyết định
đầu tư; công trình bắt buộc phải thi tuyển thiết kế kiến trúc có quy mô cấp I, cấp đặc
biệt; công trình có giá trị đặc biệt về văn hóa được xếp hạng.
- Đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, thời hạn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản
vẽ hoàn công công trình xây dựng là 10 năm kể từ khi kết thúc bảo hành công trình.
C. Trách nhiệm trong việc lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn thành công trình
xây dựng
a) Đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng:
- Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách
nhiệm lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng theo thời hạn quy
định; bảo quản an toàn hồ sơ theo tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ.
- Chậm nhất 03 tháng kể từ khi nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, chủ
đầu tư phải nộp hồ sơ lưu trữ vào cơ quan lưu trữ nhà nước đảm bảo thành phần, hình
thức và quy cách hồ sơ; đảm bảo thủ tục giao nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật về
lưu trữ.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật nếu không nộp hồ sơ lưu trữ theo
quy định vào cơ quan lưu trữ nhà nước; phải chịu các chi phí phát sinh do việc cơ quan
lưu trữ nhà nước phải đến thu nhận hồ sơ không được chủ đầu tư nộp đúng thời hạn
quy định.
- Không yêu cầu nộp lưu trữ nhà nước hồ sơ lưu trữ các công trình xây dựng mới theo
quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng
cấp theo quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật nhưng không làm thay đổi kiến
trúc, kết cấu chịu lực chính; các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp
theo quy định phải có giấy phép xây dựng.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


112
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b) Đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng:
- Nhà thầu thiết kế, ngoài trách nhiệm tự lưu trữ phần hồ sơ thiết kế do mình lập, phải
nộp hồ sơ thiết kế cho nhà thầu đảm nhận tổng thầu thiết kế để lưu trữ.
- Nhà thầu thi công xây dựng, ngoài trách nhiệm tự lưu trữ phần bản vẽ hoàn công do
mình lập, phải nộp bản vẽ hoàn công cho nhà thầu đảm nhận tổng thầu thi công xây
dựng để lưu trữ.
- Nhà thầu đảm nhận tổng thầu thi công xây dựng, ngoài việc lưu trữ toàn bộ bản vẽ
hoàn công công trình xây dựng, phải tập hợp bản vẽ hoàn công theo từng lĩnh vực
chuyên môn của công trình nộp cho chủ đầu tư để chủ đầu tư lưu trữ và nộp cơ quan lưu
trữ nhà nước.
- Nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về
tính xác thực của hồ sơ lưu trữ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng do mình
lập; phải đền bù thiệt hại do việc sử dụng hồ sơ lưu trữ không đảm bảo tính xác thực gây
ra.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG

Có nhiều quan điểm về các các phương pháp quản lý chất lượng, nhưng nói chung có
thể chia thành 5 phương pháp như sau: Kiểm tra chất lượng-sự phù hợp; Kiểm soát chất
lượng; Đảm bảo chất lượng; Kiểm soát chất lượng toàn diện; Quản lý chất lượng toàn
diện. Sau đây là một số nội dung về các phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000.
2.1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng

2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản


Các tiêu chuẩn của hệ quản lý chất lượng theo ISO 9000 được xây dựng trên cơ sở 8
nguyên tắc sau đây:
a. Định hướng bởi khách hàng
b. Sự lãnh đạo
c. Sự tham gia của mọi thành viên
d. Tiếp cận theo quá trình
e. Tiếp cận theo hệ thống
f. Cải tiến liên tục
g. Quyết định dựa trên sự kiện
h. Quan hệ hợp tác cùng có lợi
ISO 9000 đưa ra một phương thức quản lý mới làm thay đổi quan điểm về quản lý chất
lượng. Đó là phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt với triết lý: "Nếu hệ
thống sản xuất và hệ thống quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó sản xuất
ra sẽ tốt", trong nền kinh tế thị trường các tổ chức kinh doanh không chỉ đảm bảo lợi ích
của bản thân họ mà đồng thời cũng phục vụ lợi ích của khách hàng.
2.1.2. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


113
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Kế hoạch chất lượng của dự án là một bản khẳng định của nhóm dự án về hệ chất lượng
của đơn vị sẽ được áp dụng vào dự án cụ thể như thế nào. Kế hoạch chất lượng của dự
án được chuẩn bị cho tất cả các dự án thuộc đơn vị. Có quy trình chất lượng cho việc
soạn thảo kế hoạch chất lượng, đưa ra nội dung, phân công trách nhiệm. Khuôn khổ và
tính phưc tạp của kế hoạch chất lượng tuỳ thuộc vào dự án hay sản phẩm cụ thể và có
thể có những yêu cầu do khách hàng đặt ra. Kế hoạch chất lượng của dự án có thể bao
gồm những nội dung sau:
a. Giới thiệu
b. Mục tiêu chất lượng - Tham khảo những tài liệu chỉ rõ đặc điểm, tính chất của
công trình, như các chi tiết kỹ thuật và các hợp đồng khác.
c. Tổ chức - Lập một sơ đồ tổ chức ghi rõ tất cả những người trong đơn vị, và
những khách hàng và nhà cung cấp khác tham gia vào dự án và những người
trong khuôn khổ hệ chất lưọng.
d. Tóm tắt trách nhiệm của những người nêu trong sơ đồ tổ chức
e. Tham khảo những quy trình chất lượng tương đương như dự án hoặc sản phẩm.
Những quy trình này có thể là quy trình chung của đơn vị hoặc là quy trình cụ thể
viết ra cho một dự án cụ thể.
f. Đầu vào của công tác thiết kế (nếu có), quá trình thực hiện thi công tại hiện
truờng và thử nghiệm - tham khảo những tài liệu cung cấp số liệu đầu vào dùng
trong quá trình thiết kế (nếu có), thi công tại hiện truờng, lắp đặt hoặc thử
nghiệm, bao gồm các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và các tài liệu kiểm tra
khác cũng như các số liệu khảo sát, các báo cáo và những thông tin khác mà công
việc cần dựa vào để thực thi.
g. Phương pháp luận (khi đơn vị có làm thiết kế)- Cung cấp bản đề cương thiết kế,
khảo sát hoặc thử nghiệm sẽ được sử dụng
h. Chương trình - Dự kiến sản phẩm đầu ra của công tác thiết kế (nếu có), thi công
xây lắp cùng với mốc thời ghian giao nộp sản phẩm.
i. Thẩm tra - Các giai đoạn, các bước tiến hành và những người tham gia trong việc
thẩm tra, kiểm soát hoặc thử nghiệm và phê duyệt
Thuật ngữ thẩm tra được dùng ở đây gồm một loạt các hoạt động như giám định, thử
nghiệm, giám sát, kiểm tra và kiểm tra lại. Sẽ hữu hiệu nếu tiến hành thẩm tra theo 3
giai đoạn :
- Thẩm tra khi giao nhận - Nhằm bảo đảm những thông tin, dịch vụ và các yêu cầu do
chủ đầu tư và khách hàng cung cấp đều đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra.
- Thẩm tra trong quá trình thực hiện – Nhằm bảo đảm đơn vị thực hiện công việc của
mình theo đúng những yêu cầu thi công xây lắp đã đặt ra.
- Thẩm tra cuối cùng – Nhằm bảo đảm các thành phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
j. Ghi chép. Tổng hợp các hồ sơ tài liệu của dự án đã có, bao gồm ghi chép về chất
lượng và những yêu cầu về lập và lưu trữ riêng hồ sơ

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


114
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

k. Kiểm tra những thay đổi. Xem xét những yêu cầu cụ thể phải được thống nhất và
những ghi chép về những thay đổi của dự án.
2.1.3. Quá trình lập kế hoạch quản lý chất lượng
Quá trình lập kế hoạch quản lý chất lượng là quá trình xác định các tiêu chuẩn phù hợp
với công trình và làm thế nào để thoả mãn chúng
a. Đầu vào của quá trình:
 Các yêu tố môi trường của công ty;
 Quá trình tạo lập tài sản của tổ chức;
 Đường lối chất lượng;
 Văn bản về phạm vi công việc;
 Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật;
 Kế hoạch quản lý công trình: Tập hợp tài liệu và các hoạt động cần thiết để
xác định, chuẩn bị, tổng hợp và điều phối thành kế hoạch quản lý chất lượng
của công trình.
b. Công cụ và kỹ thuật của quá trình:
 Phân tích lợi ích/chi phí;
 Phương pháp mốc chuẩn;
 Sơ đồ khối;
 Thiết kế thử nghiệm;
 Phương pháp chi phí cho chất lượng;
c. Đầu ra của quá trình:
 Kế hoạch quản lý chất lượng;
 Xác định chất lượng công việc;
 Danh mục kiểm tra;
 Phương pháp đo đạc chất lượng;
 Chất lượng cơ bản;
 Đầu vào cho các quá trình khác.
2.2. Lập hệ thống quản lý chất lượng

2.2.1. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000:2000
Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và lập kế hoạch
a. Sự cam kết của lãnh đạo
b. Lập kế hoạch thực hiện, lập ban chỉ đạo, nhóm công tác
c. Chọn tư vấn bên ngoài (nếu cần)
d. Xây dựng nhận thức về ISO 9000 trong doanh nghiệp
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
115
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

e. Đào tạo về xây dựng hệ thống tài liệu


f. Khảo sát hệ thống hiện có
g. Lập kế hoạch thực hiện chi tiết
Giai đoạn 2: Viết tài liệu cho hệ thống
a.Viết tài liệu
b.Phổ biến, đào tạo
Giai đoạn 3: Thực hiện và cải tiến
a. Công bố và áp dụng
b. Đánh giá
Giai đoạn 4: Chứng nhận chất lượng
a. Tiếp xúc với tổ chức chứng nhận
b. Đánh giá sơ bộ
c. Đánh giá chính thức
d. Quyết định chứng nhận
e. Giám sát chứng nhận và đánh giá lại
2.2.2. Cơ chế quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000:2000
a. Hệ thống tập trung:
- Để kiểm soát và đảm bảo chất lượng;
- Việc kiểm soát chất lượng độc lập với việc sản xuất sản phẩm;
- Thẩm quyền và sự độc lập của trưởng bộ phận quản lý chất lượng;
- Tách rời khỏi các áp lực thương mại một cách có hiệu quả, kiểm soát chất lượng tách
khỏi việc sản xuất;
- Ngăn ngừa rủi ro nhờ hoạch định các biện pháp phòng tránh rủi ro;
- Biện pháp tiết kiệm.
b. Hệ thống không tập trung:
- Trách nhiệm của người lao động;
- Trưởng bộ phận sản xuất lập kế hoạch, cách thức kiểm tra và thử nghiệm;
- Văn bản hoá và các chương trình kiểm tra và thử nghiệm do các nhân viên của bộ phận
sản xuất thực hiện;
- Một người quản lý việc đảm bảo chất lượng độc lập có hiệu quả và tính đa dạng của
công việc ở các địa điểm khác nhau;
- Hoạt động theo nhiều dạng theo thoả thuận hoặc hợp đồng;
- Coi trong việc đảm bảo hơn là việc kiểm soát;
- Thực hiện hệ thống phù hợp với chi phí nhỏ nhất trên một đơn vị của công ty hoặc
từng bộ phận.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
116
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2.2.3. Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000:2000
a. Trách nhiệm của lãnh đạo
b. Hệ thống chất lượng
c. Xem xét hợp đồng
d. Kiểm soát thiết kế
e. Kiểm soát tài liệu
f. Mua sản phẩm
g. Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp
h. Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
i. Kiểm soát quá trình
j. Kiểm tra và thử nghiệm
k. Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường
l. Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm
m. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
n. Hành động khắc phục và phòng ngừa
o. Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản, giao hàng
p. Kiểm soát hồ sơ chất lượng
q. Xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ
r. Đào tạo
s. Dịch vụ kỹ thuật
t. Kỹ thuật thống kê
Hệ thống quản lý chất lượng không thể bảo đảm rằng các quá trình và sản phẩm không
có lỗi, song nó tạo nên sức mạnh và sự tin cậy của tổ chức, do có:
- Một chính sách và mục tiêu chất lượng rõ ràng
- Một mạng lưới tổ chức và nguồn lực thực hiện dự án đạt yêu cầu mong muốn
- Một chiến lược mà mỗi dự án sẽ được thực thi thích hợp và khoa học
- Một hệ thống mà ở đó tất cả các bộ phận khi thực hiện dự án thống nhất như một
- Một quá trình bảo đảm mọi yêu cầu của khách hàng đều chắc chắn đạt được
2.3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng

2.3.1. Tổ chức đảm bảo chất lượng xây dựng


Các yêu cầu của khách hàng thường được thể hiện dưới dạng các quy định kỹ thuật hay
tiêu chuẩn cho sản phẩm. Bên cạnh các tiêu chuẩn về sản phẩm cần xây dựng các tiêu
chuẩn về cách thức tiến hành và cơ cấu thực hiện các hoạt động liên quan đến chất
lượng. Cầu nối giữa người mua và người bán chính là những tiêu chí về chất lượng sản

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


117
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

phẩm. Chất lượng sản phẩm đáp ứng với các yêu cầu của người mua là sự thúc đẩy lưu
thông thị trường.
Tổ chức đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất
xây dựng. Chất lượng sản phẩm xây dựng tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp, tạo ra
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp xây dựng.
Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng bao gồm việc xây dựng tiêu chí của sản
phẩm xây dựng, biện pháp tổ chức sản xuất xây lắp nhằm đạt các tiêu chí ấy, kiểm tra
sản xuất nhằm thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất và từng khâu phải kiểm tra chất
lượng sản phẩm trung gian để sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng như đã định ban đầu.
ISO 9000 định nghĩa như sau: “Đảm bảo chất lượng là tạo sự tin tưởng cho khách hàng,
rằng một tổ chức sẽ luôn luôn thỏa mãn được mọi yêu cầu của chất lượng thông qua
việc tiến hành các hoạt động trong hệ thống chất lượng, theo kế hoạch và có hệ thống.
Khi được yêu cầu, những hoạt động này hoàn toàn có thể được trình bày, chứng minh
bằng các văn bản và hồ sơ ghi chép các hoạt động của quá trình”.
Thực tế cho thấy rằng: Quá trình đảm bảo chất lượng sản phẩm, khách hàng không thể
giám sát toàn bộ quá trình sản xuất cũng như kiểm tra tất cả trước khi nghiệm thu sản
phẩm. Giải pháp hiệu quả và ít tốn kém là để nhà sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm
của mình. Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất tự kiểm soát chất lượng, kèm theo việc
lập hồ sơ ghi chép để làm bằng chứng.
Khách hàng có thể tìm hiểu chính sách chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng qua
văn bản của nhà sản xuất, để có sự tin tưởng và lựa chọn ban đầu. Sau đó xem xét tại
chỗ hệ thống quản lý có tin cậy và có được thực hiện như đã công bố hay không. Cuối
cùng khách hàng có thể xem xét các hồ sơ, tài liệu ghi chép quá trình kiểm soát chất
lượng, là bằng chứng cho việc quản lý chất lượng đã được thực hiện như thế nào.
Như vậy, chiến lược của đảm bảo chất lượng là tạo ra độ tin cậy của khách hàng vào nhà
sản xuất, dựa trên những bằng chứng khách quan về kiểm soát chất lượng sản phẩm. Để
tạo được lòng tin này, nhà sản xuất phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất
lượng đạt những chuẩn mực của hệ thống chất lượng tiên tiến.
2.3.2. Quá trình đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin
rằng các yêu cầu sẽ được thoả mãn
a) Đầu vào của quá trình:
• Kế hoạch quản lý chất lượng; Kế hoạch cải tiến quá trình;
• Đo đạc chất lượng; Các thông tin thực thi công việc;
• Các thay đổi được chấp thuận và thực hiện;
• Các biện pháp kiểm soát chất lượng;
• Các hoạt động điều chỉnh, sửa chữa và ngăn ngừa.
b) Công cụ và kỹ thuật trong quá trình:
• Các công cụ và kỹ thuật lập kế hoạch chất lượng;
• Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát chất lượng;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


118
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

• Kiểm toán chất lượng;


• Phương pháp phân tích quá trình.
c) Đầu ra của quá trình:
• Các thay đổi được yêu cầu;
• Các hoạt động điều chỉnh được khuyến khích;
• Tài sản công ty được cập nhật;
• Kế hoạch quản lý công trình được cập nhật.
2.3.3. Biện pháp đảm bảo chất lượng
1. Xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả
Dưới góc nhìn của lý thuyết hệ thống thì công ty là một hệ thống phức tạp, với sự tham
gia của nhiều người, nhiều bộ phận. Để điều khiển được hệ thống ấy tiến tới tự động hóa
việc hoạt động của hệ thống cần phải xây dựng được “quy trình hoạt động”, trong đó
mỗi người, từ người lãnh đạo cao nhất đến người bảo vệ, gác cổng, đều hiểu rõ nhiệm
vụ của mình.
Quy trình hoạt động phải được “chuẩn hóa” và “văn bản hóa” để tối ưu từng hoạt động,
sao cho trong quá trình làm việc công ty là một cơ thể thống nhất như sự hoạt động của
con người.
2. Nâng cao nhận thức về chất lượng và phong cách làm việc của cán bộ, công nhân viên trong
đơn vị
Quá trình áp dụng ISO 9000 toàn thể thành viên công ty sẽ hình thành được nề nếp và
phong cách làm việc tiên tiến, mang phong cách “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong
nền kinh tế tri thức hiện nay.
Cần phải đổi mới phong cách làm việc cùng với việc đổi mới tư duy, nhất là trong ngành
xây dựng. ISO 9000 sẽ là con đường đưa các công ty phát triển lên một tầm cao mới để
hội nhập quốc tế.
3. Nâng cao trình độ công nghệ và thiết bị
ISO 9000 không phải là tiêu chuẩn của sản phẩm, mà là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo cho sản phẩm luôn có chất lượng ổn định, đạt các
yêu cầu kỹ thuật đã định.
Như vậy, một sản phẩm ở cấp thấp vẫn có chất lượng tốt, nếu giá cả rẻ, phù hợp với
người tiêu dùng, vẫn được thị trường chấp nhận. Vấn đề đặt ra là, nhà sản xuất làm thế
nào để đảm bảo sản phẩm luôn luôn có chất lượng như nhau, hoặc cải tiến để có chất
lượng tốt hơn.
4. Nâng cao trình độ người lao động và bộ máy quản lý
Để đảm bảo được chất lượng và áp dụng ISO 9000, một yêu cầu quan trọng là mọi
thành viên phải tuyệt đối tuân thủ các quy định đã được viết ra trong quy trình làm việc.
Vì vậy, điều chủ yếu là mọi nhân viên phải được đào tạo, tập huấn, sao cho có đủ kỹ
năng để thực hiện thành thạo các công việc, theo đúng yêu cầu mà không nhất thiết phải
có học vấn cao. Tất nhiên có trình độ cao thì càng tốt, nếu không thì phải tập huấn để đạt
mức trung bình tối thiểu.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
119
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Nhân viên văn phòng phải sử dụng được vi tính.


5. Yếu tố quyết định - yếu tố con người là trung tâm
Quản lý chất lượng là quản lý các hoạt động của con người trong dây chuyền sản xuất.
Vì vậy yếu tố con người là quan trọng nhất.
Để áp dụng ISO 9000 yếu tố quyết định là:
- Sự cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp.
- Sự hiểu biết về hệ thống chất lượng cũng như ý thức của toàn thể nhân viên.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào sự đóng góp của từng thành viên trong công ty, bất
kể cương vị nào.
2.4. Các biện pháp kiểm soát chất lượng

2.4.1. Khái niệm về kiểm soát chất lượng


Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng
để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Đây là một bước tiến bộ của quản lý chất lượng mà tư tưởng chỉ đạo nhằm kiểm soát
mọi yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng như: Con người, vật liệu, máy móc..., đồng thời
kiểm soát cả quá trình và phòng ngừa rủi ro. Nội dung kiểm soát các yếu tố này nhằm
duy trì chất lượng, phải thường xuyên kiểm soát đồng bộ tất cả các yếu tố và duy trì ở
cùng một mức chất lượng.
2.4.2. Biện pháp kiểm soát chất lượng
Biện pháp kiểm soát chất lượng cần đảm bảo để điều khiển cho đạt chất lượng và nếu có
kết quả không thoả mãn thì tìm ra biện pháp loại bỏ nguyên nhân. Kiểm soát chất lượng
là kiểm soát được các yếu tố sau đây:
a. Kiểm soát con người: Con người phải:
- Được đào tạo
- Có kỹ năng thực hiện
- Được thông tin về nhiệm vụ được giao
- Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết
- Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc
b. Kiểm soát phương pháp và quá trình, bao gồm:
- Lập quy trình sản xuất, phương pháp thao tác, vận hành
- Theo dõi và kiểm soát quá trình
c. Kiểm soát đầu vào:
- Người cung cấp phải được lựa chọn
- Dữ liệu mua hàng đầy đủ
- Sản phẩm nhập vào phải được kiểm soát
d. Kiểm soát thiết bị: thiết bị phải
- Phù hợp với yêu cầu
- Được bảo dưỡng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


120
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

e. Kiểm soát môi trường


- Môi trường thao tác
- Điều kiện an toàn
KẾT LUẬN:
Trên thực tế, chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình còn bị tác
động bởi nhiều yếu tố khác mà yếu tố đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định, nhất là
đối với người lãnh đạo trong tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý dự án kể cả khâu
quyết định đầu tư.
Trách nhiệm: Nếu không làm rõ được trách nhiệm trong các khâu thì người luôn luôn
phải chịu trách nhiệm là nhân dân. Nhân dân sẽ phải trả giá bằng cách chịu dựng một
công trình, một thứ dịch vụ chất lượng thấp. Đó là chưa nói đến việc tiền đầu tư xây
dựng công trình cũng là tiền của dân, tiền vay nợ để đầu tư cho công trình cũng là thứ
tiền mà người dân sẽ phải trả. Nếu người dân phải chịu trách nhiệm thì trả tiền cho tất cả
các cơ quan chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, thiết kế, giám sát ... và cả cho thanh tra nữa để
làm gì? Có nhất thiết phải chi phí tốn kém như vậy chỉ để có được những thứ hàng kém
chất lượng hay không? Muốn tránh "rủi ro" cho các công trình lớn mà người dân rất dễ
phải "chịu trách nhiệm", phải có cách để các đơn vị (tư vấn thiết kế, thi công, giám
sát...) thật sự vận hành độc lập, chịu trách nhiệm về phần công việc của mình.
Năng lực chịu trách nhiệm: Một công trình chỉ có thể bị hư hỏng, bị kém chất lượng do
lỗi của việc chọn thầu, hoặc lỗi của tư vấn thiết kế, hoặc lỗi của thi công, hoặc lỗi của
giám sát, hoặc lỗi của nhiều khâu nói trên. Không thể có chuyện sự hư hỏng, sự kém
chất lượng thì có, mà nguyên nhân cho chuyện đó lại không có. Năng lực chịu trách
nhiệm > < Năng lực nhận "việc".
Năng lực hạn chế: Năng lực hạn chế sẽ chịu trách nhiệm hạn chế hay không? Nếu anh
không có năng lực thiết kế tại sao lại nhận trách nhiệm thiết kế? Rồi thì thi công, giám
sát... cũng vậy. Năng lực chịu trách nhiệm > < Năng lực nhận trách nhiệm.
Nếu tất cả là do năng lực "yếu" thì trách nhiệm thuộc về người đã giao việc cho người
không có năng lực. Nếu các đơn vị tham gia công trình không đủ năng lực về kỹ thuật,
về chuyên môn mà vẫn được giao việc thì ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Nếu quả
thật tất cả các đơn vị nói trên đều không đủ năng lực để đảm nhận công trình, thì tại sao
lại giao trách nhiệm cho họ. Năng lực giao việc > < giao việc.
Làm sao để chấm dứt hiện tượng "quân xanh, quân đỏ" khi lựa chọn nhà thầu, tránh
được sự "móc ngoặc" giữa bên A và bên B, tránh những chuyện "lại quả", tham nhũng.
Muốn làm được điều này, trước hết phải chú trọng khâu "chọn thầu". Chỉ xem xét giá
đối với các đơn vị tham gia dự thầu đã có đủ điều kiện năng lực về kỹ thuật, phải lựa
chọn nhà thầu theo cách coi trọng năng lực kỹ thuật…
Cuối cùng, trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và quản
lý chất lượng nói riêng, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật, áp dụng các mô hình
quản lý chất lượng tiên tiến thì việc cân đối hài hoà lợi ích, trách nhiệm và năng lực chịu
trách nhiệm của các chủ thể liên quan sẽ đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công
trình, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và xã hội.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


121
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

CHUYÊN ĐỀ 5: QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG


TRÌNH

Biên soạn: Ts. Phạm Văn Khánh


Vụ trưởng Vụ KTXD

I. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Chi chí dự án đầu tư xây dựng công trình (ĐTXDCT) là toàn bộ chi phí cần thiết để
chuẩn bị, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công
trình. Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi
dự án ĐTXDCT có chi phí riêng được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu
cầu công nghệ của quá trình xây dựng và địa điểm xây dựng công trình.
Chi phí dự án ĐTXDCT được biểu thị qua các chỉ tiêu: Sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng
mức đầu tư, dự toán công trình, giá hợp đồng và quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây
dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Hiện nay việc lập và quản lý chi phí dự án ĐTXDCT thực hiện theo Luật Xây dựng,
Nghị định số 112/ 2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ và các thông tư hướng
dẫn Nghị định. Việc quản lý chi phí ĐTXDCT của các dự án sử dụng vốn nhà nước
được thực hiện theo các nuyên tắc sau :
1.1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án
đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
1.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phự hợp với các
giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, cỏc bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định
của Nhà nước.
1.3. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù
hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu
tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
1.4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thụng
qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình.
1.5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phớ
đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa
công trình vào khai thác, sử dụng.
1.6. Những quy định tại Nghị định 112/2009/ND-CP và chi phí đầu tư xây dựng công
trình được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị
định 112/2009/ND-CP là cơ sở để các tổ chức có năng lực thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


122
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

II. NỘI DUNG CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT

2.1. CHI PHÍ DỰ ÁN CỦA GIAI ĐOẠN LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ

Chi phí dự án ĐTXDCT của giai đoạn lập báo cáo đầu tư là sơ bộ tổng mức đầu tư. Sơ
bộ tổng mức đầu tư, bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng.
2.2. CHI PHÍ DỰ ÁN CỦA GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chi phí dự án ĐTXDCT của giai đoạn lập dự án là tổng mức đầu tư. Tổng mức đầu tư
của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí
dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để
chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng
công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo
cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi
công.
Nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi
phí dự phòng.
2.2.1. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi
phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình
chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
2.2.2. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt
và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các
chi phí có liên quan khác.
2.2.3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật
kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng
mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng
đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
2.2.4. Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý
việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao
gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh
tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết
kế kiến trúc;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


123
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm
của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công, dự toán công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu
cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán
vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
2.2.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng mức
đầu tư, dự toán công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích
đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt
động xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết
bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


124
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,...
- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của
chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự
phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);
- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai
thác sử dụng;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
2.2.6. Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung quy định tại điểm 2.2.1,
2.2.2, 2.2.3, 2.2.4, 2.2.5 nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình, bao gồm:
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối
với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây
dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước
khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Một số khoản mục chi phí khác.
2.2.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc
phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
trong thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần
trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính
bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.
2.3. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, ngoài các nội dung được tính toán trong tổng
mức đầu tư nói trên, còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết khác cho phù

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


125
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

hợp với tính chất, đặc thù của loại dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn này theo
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
2.3. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT CỦA GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Chi phí dự án ĐTDXCT của giai đoạn thiết kế xây dựng công trình là dự toán xây dựng
công trình. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập
cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.
Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị ;
- Chi phí quản lý dự án ;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ;
- Chi phí khác ;
- Chi phí dự phòng.
2.4. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT CỦA GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Chi phí dự án ĐTXDCT của giai đoạn thi công là giá hợp đồng xây dựng. Giá hợp đồng
là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng
công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp
đồng xây dựng.
Các bên căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng để xác
định giá hợp đồng. Giá hợp đồng có các hình thức sau:
2.4.1. Giá hợp đồng trọn gói
Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp
đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường
hợp có bổ sung khối lượng theo quy định như sau: a) Đối với hợp đồng trọn gói và hợp
đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp
đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công
việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài
nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không
làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ
đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp
làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết
định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các
công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện
gói thầu này theo quy định hiện hành;
2.4.2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các
công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không
thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
2.4.3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


126
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá cho các công
việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng
công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện theo phương pháp quy định
tại khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định 48/2010/NĐ-CP.
2.4.4. Giá hợp đồng theo thời gian
Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các
khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính
theo tháng, tuần, ngày, giờ.
- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở mức
lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: chi phí đi lại, khảo sát,
thuê văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác.
2.4.5. Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%)
Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình hoặc giá trị
khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng,
bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong
hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
2.5. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXDCT CỦA GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG,
ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

Chi phí dự án ĐTXDCT của giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác
sử dụng là giá trị quyết toán dự án.Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp
pháp đã thực hiện cho đầu tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử
dụng.

III. LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được tính toán và xác định trong
giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Tổng
mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
3.1. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:
V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)
Trong đó:
- V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- GXD : chi phí xây dựng;
- GTB : chi phí thiết bị;
- GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- GQLDA: chi phí quản lýý dự án;
- GTV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


127
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- GK : chi phí khác;


- GDP : chi phí dự phòng.
3.1.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án
Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình,
hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:
GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + … + GXDCTn
Trong đó:
- n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công
thức sau:
m
GXDCT = (∑QXDj x Zj + GQXDK) x (1 + TGTGT-XD)
j=1
Trong đó:
- QXDj: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j
của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1m);
- Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính
thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoặc giá xây
dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế
tính trước). Trường hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy đủ thì chi phí xây dựng
công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 3.1- Phụ luc 03 – Thông tư
04/2010/TT-BXD.
- GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại
của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây
dựng các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu
chính của công trình, hạng mục công trình.
Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây
dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục
công trình.
- TGTGT_XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.
3.1.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án
Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ
cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết
bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau:
GTB = GMS + GĐT + GLĐ
Trong đó:
- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


128
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;


- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
3.1.2.1. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ đượcxác định theo công thức sau:
n
GMS =  [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)]
i=1
Trong đó:
- Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1n);
- Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm
thiết bị) thứ i (i = 1n), được xác định theo công thức:
Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (2.4)
Trong đó:
- Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại
Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi
phí thiết kế và giám sát chế tạo;
- Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng

thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình;

- Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn
vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;
- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số
lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;
- T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị);
- TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị (nhóm
thiết bị) thứ i (i = 1n).
Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá của nhà
cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính
toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Đối với các loại thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được
xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công
một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng
sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà
sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công
trình đã và đang thực hiện.
3.1.2.2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán
hoặc dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


129
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

3.1.2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với

chi phí xây dựng.

Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công
nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án
có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.
Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây
chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi
phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được
xác định theo công thức (1.8) tại mục 2 của Phụ lục 01-Thông tư 04/2010/TT-BXD hoặc
dự tính theo theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương
tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và
đang thực hiện.
3.1.3. Xác định chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và tái định cư
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng phải
bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhà nước về giá bồi
thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê
duyệt hoặc ban hành.
3.1.4. Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí
khác của dự án
Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác
(GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức chi phí tỷ lệ như mục
3.1.4.1 ; 3.1.4.2 và 3.1.4.3 dưới đây. Tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong
thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) cũng có thể được ước tính từ
1015% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong
thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều
kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.
3.1.4.1. Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:
GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt)
Trong đó :

- T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án;


- GXDtt : chi phí xây dựng trước thuế;
- GTBtt : chi phí thiết bị trước thuế.
3.1.4.2. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
130
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

n m
GTV =  Ci x (1 + TiGTGT-TV) +  Dj x (1 + TjGTGT-TV)
i=1 j=1
Trong đó:

- Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1n);
- Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1m);
- TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ;
- TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.
3.1.4.3. Xác định chi phí khác (GK)

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:
n m l
GK =  Ci x (1 + TiGTGT-K) +  Dj x (1 + TjGTGT-K) +  Ek
i=1 j=1 k=1
Trong đó :

- Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1n);
- Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j=1m);
- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k=1l);
- TiGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ;
- TjGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.
3.1.5. Xác định chi phí dự phòng của dự án
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố
khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2)
theo công thức:
GDP= GDP1 + GDP2
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác định theo
công thức sau:
GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps

Trong đó:
- Kps: hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


131
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự phòng
cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%.
Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời
gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong
thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực
xây dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức
sau:
T

GDP2 =  (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq  I XDCT )]t - 1}


t=1

Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1T) ;
- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;
- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
- IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá
xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời
điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá
nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
 I XDCT : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và
quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.
3.2. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá
xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công
trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB)
hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc
dự án và tổng mức đầu tư của dự án
Việc xác định tổng mức đầu tư được thực hiện như sau:
3.2.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án
Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình,
hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình
(GXDCT) được xác định theo công thức sau:

GXDCT = SXD x N + CCT-SXD


Trong đó:
- SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất sản xuất, năng lực
phục vụ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình,
hạng mục công trình thuộc dự án;

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


132
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- CCT-SXD: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc
chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn
vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án;
- N: diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình, hạng
mục công trình thuộc dự án.
3.2.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án
Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.
Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:
GTBCT = STB x N + GCT-STB
Trong đó:
+ STB: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ
hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án.
+ CPCT-STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình thuộc
dự án.
3.2.3. Xác định các chi phí gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định
cư, chi phí quản lýý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi
phí dự phòng:
Được xác định như hướng dẫn của mục (3.1) nêu trên.
3.3. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây
dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ
(đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật
tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể sử dụng
một trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư cuả dự án.
a. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình,
hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì
tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:
n n
V = ∑ GCTTTi x Ht x Hkv  ∑ CCT-CTTTi
i=1 i=1
Trong đó:
- n: số lượng công trình tương tự đã thực hiện;
- i: số thứ tự của công trình tương tự đã thực hiện;
- GCTTTi: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã
thực hiện thứ i của dự án đầu tư (i = 1n);
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
133
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Ht: hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Hkv: hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án;
- CCT-CTTTi: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng
công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.
Trường hợp tính bổ sung thêm (+GCT-CTTTi) những chi phí cần thiết của dự án đang
tính toán nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công
trình của dự án tương tự. Trường hợp giảm trừ (-GCT-CTTTi) những chi phí đã tính trong chi
phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự nhưng không phù
hợp hoặc không cần thiết cho dự án đang tính toán.
b. Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng
mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể
xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình và qui đổi các chi
phí này về thời điểm lập dự án.
Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án đã xác định được, các chi phí bồi
thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại
mục (3.2.1) nêu trên.
3.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư

Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số
liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức
đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3.5. Quản lý tổng mức đầu tư

3.5.1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối
với các trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để
tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư
do người quyết định đầu tư phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng
để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu
tư xây dựng công trình.
Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng
công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ
thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi
phí trong tổng mức đầu tư;
c) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể
thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí
thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


134
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.
Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê
duyệt.
Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng
để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi
thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
3.5.2. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp sau :
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự
kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô,
mục tiêu của dự án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
3.5.3. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư:

a. Người quyết định đầu tư quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.
Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt
và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết
định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

b. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt
phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt.

c. Nếu việc điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định mục (3.5.2) nêu trên làm tăng quy
mô (nhóm) dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã
được phê duyệt trước khi điều chỉnh.

Trường hợp khi thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư, kể cả sử
dụng chi phí dự phòng để điều chỉnh mà không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt
thì chủ đầu tư được quyền quyết định việc điều chỉnh; trường hợp vượt tổng mức đầu tư
đã được phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt cộng
(hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung. Giá trị phần tổng mức đầu tư bổ sung được xác
định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước
khi quyết định phê duyệt.

IV. LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi
công. Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi
phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và
chi phí dự phòng (GDP).

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


135
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Dự toán công trình được xác định theo công thức sau:
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
Dự toán công trình được tổng hợp theo Bảng 2.1 của Phụ lục này.
Dự toán công trình được tổng hợp theo Bảng dưới đây:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


136
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Bảng ........ TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH


Ngày ......... tháng........... năm ..........
Tên công trình:
Đơn vị tính: đồng

CHI PHÍ CHI PHÍ


THUẾ
STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRƯỚC SAU
GTGT
THUẾ THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5]
1 Chi phí xây dựng GXD
2 Chi phí thiết bị GTB
3 Chi phí quản lý dự án GQLDA
4 Chi tư vấn đầu tư xây dựng GTV
4.1 Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc
4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình
….. …………………………………….
5 Chi phí khác GK
5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ
5.2 Chi phí bảo hiểm công trình
….. ……………………………………
6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP
6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối
GDP1
lượng phát sinh
6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2
TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) GXDCT
Người lập Người chủ trì

(ký, họ tên) (ký, họ tên)


Chứng chỉ KS định giá XD hạng ….., số ………
Từng thành phần chi phí trong dự toán xây dựng được xác định như sau:
4.1. Chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần
việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình
phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


137
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà
tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành thi
công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước và thuế giá trị gia tăng.
Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí
nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp khác là chi
phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi
phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ
môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà
thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối
lượng từ thiết kế.
Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất
tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và
một số chi phí khác.
Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được
dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.
Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và được tính
trên tổng giá trị các khoản mục chi phí tại các mục nêu trên.

Bảng 3.1 TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO
ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG
TỔNG HỢP KHÔNG ĐẦY ĐỦ
Ngày ......... tháng........... năm ..........
Công trình:
Đơn vị tính: đồng
GIÁ KÝ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH
TRỊ HIỆU

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1 Chi phí vật liệu  Qj x Djvl + CLVL VL

j=1

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


138
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2 Chi phí nhân công  Qj x Djnc x (1 + Knc) NC

j=1

3 Chi phí máy thi công  Qj x Djm x (1 + Kmtc) M

j=1

4 Chi phí trực tiếp khác (VL+NC+M) x tỷ lệ TT

Chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T

II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH


III (T+C) x tỷ lệ TL
TRƯỚC

Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT

Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để


V G x tỷ lệ x (1+GTGT) GXDNT
ở và điều hành thi công

Tổng cộng GXD + GXDNT

NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)


Chứng chỉ KS định giá XD hạng ....., số .....

Trong đó:
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối
lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


139
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Qj là khối lượng một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận
thứ j của công trình;
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong giá xây dựng tổng
hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công
trình;
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở
khối lượng và đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ:
- Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j;
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng
công trình của công tác xây dựng thứ j;
Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy thi công (Djm) trong
đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ
được tính toán và tổng hợp theo Bảng dưới đây và là một phần trong hồ sơ dự
toán công trình.
- CLVL: chênh lệch vật liệu được tính bằng phương pháp bù trừ vật liệu trực tiếp
hoặc bằng hệ số điều chỉnh;
- Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có);
- Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại
Bảng 3.8 dưới đây;
- G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công
tác trước thuế;
- TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng;
- GXDNT : chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Trường hợp nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập dự toán
chi phí riêng theo thiết kế thì dự toán chi phí xây dựng trong Bảng 3.1 trên đây không
bao gồm chi phí nói trên (GXDNT = 0) và định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước được tính theo công trình dân dụng.
Bảng 3.8. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
Đơn vị tính: %
CHI PHÍ CHUNG THU NHẬP
STT LOẠI CÔNG TRÌNH TRÊN CHI TRÊN CHI CHỊU THUẾ
PHÍ TRỰC PHÍ NHÂN TÍNH
TIẾP CÔNG TRƯỚC
1 Công trình dân dụng 6,5 5,5

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


140
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Riêng công trình tu bổ, phục hồi di


10,0
tích lịch sử, văn hoá
Công trình công nghiệp 5,5
2 Riêng công trình xây dựng đường 6,0
7,0
hầm, hầm lò
Công trình giao thông 5,5
Riêng công tác duy tu sửa chữa
thường xuyên đường bộ, đường sắt,
3 đường thuỷ nội địa, hệ thống báo 66,0 6,0
hiệu hàng hải và đường thuỷ nội
địa
Riêng công trình hầm giao thông 7,0
Công trình thuỷ lợi 5,5
4 Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ 5,5
51,0
lợi bằng thủ công
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,0 5,5
Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ
trong các công trình xây dựng,
công tác xây lắp đường dây, công
6 tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện 65,0 6,0
đường dây và trạm biến áp, công
tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và
kết cấu xây dựng

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí
trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.
- Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục công
trình có công năng riêng biệt được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung và thu
nhập chịu thuế tính trước theo loại công trình phù hợp.
- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ
chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định
tuỳ điều kiện cụ thể của công trình.
TỪNG THÀNH PHẦN CHI PHÍ TRONG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG ĐƯỢC
XÁC ĐỊNH NHƯ SAU:
4.1.1. Chi phí trực tiếp:
Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung
chi phí theo một trong các phương pháp nêu tại các điểm a.1, a.2, a.3, a.4 dưới đây. Tư
vấn lập dự toán công trình có trách nhiệm lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm,
yêu cầu của công trình và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tính hợp lý, chính xác
của phương pháp lập dự toán công trình mình lựa chọn. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


141
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của công trình để quyết định phương pháp lập dự
toán.
a.1. Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình
a.1.1. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định
theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình hoặc giá xây dựng tổng hợp của công
trình. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục
công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng
công trình, giá xây dựng tổng hợp của công trình.
Đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp của công trình được quy định
như sau:
 Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm: đơn giá xây dựng công trình và
giá xây dựng tổng hợp được dùng để lập, điều chỉnh chi phí xây dựng trong
tổng mức đầu tư, dự toán công trình.
 Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, bao gồm
toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành
một đơn vị khối lượng công tác xây dựng của công trình xây dựng cụ thể.
 Giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí
cần thiết để hoàn thành một nhóm loại công tác xây dựng, một đơn vị kết cấu,
bộ phận của công trình.
 Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng
theo thời gian và là cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự
toán công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
 Chỉ số giá xây dựng bao gồm: chỉ số giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây
dựng theo cơ cấu chi phí (bao gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần
thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác), chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí
(gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng
công trình, chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình) và chỉ số giá loại vật
liệu xây dựng chủ yếu.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí vật liệu, chi
phí nhân công, chi phí máy thi công tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng loại công trình
như hướng dẫn tại Bảng 3.7 dưới đây:
Bảng 3.7. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC
Đơn vị tính: %
TRỰC TIẾP
STT LOẠI CÔNG TRÌNH
PHÍ KHÁC
1 Công trình dân dụng

Trong đô thị 2,5

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


142
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Ngoài đô thị 2

Công trình công nghiệp 2


2
Riêng công tác xây dựng trong hầm lò, hầm thuỷ điện 6,5
Công trình giao thông 2
3
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông 6,5
4 Công trình thuỷ lợi 2
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật
Trong đô thị 2
Ngoài đô thị 1,5
Đối với các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế, chi phí trực tiếp khác được
lập thành một khoản mục riêng thuộc chi phí xây dựng và được xác định bằng dự toán
hoặc định mức tỷ lệ tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng công trình và yêu cầu của việc tổ
chức đấu thầu quốc tế.
4.1.2. Chi phí chung:
Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ
phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công
trình như hướng dẫn tại Bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
Đơn vị tính: %

CHI PHÍ CHUNG THU NHẬP


TRÊN CHỊU
STT LOẠI CÔNG TRÌNH TRÊN CHI THUẾ
CHI PHÍ
PHÍ NHÂN TÍNH
TRỰC
CÔNG TRƯỚC
TIẾP
Công trình dân dụng 6,5
1 Riêng công trình tu bổ, phục hồi 5,5
10,0
di tích lịch sử, văn hoá
Công trình công nghiệp 5,5
2 Riêng công trình xây dựng 6,0
7,0
đường hầm, hầm lò
Công trình giao thông 5,5
Riêng công tác duy tu sửa chữa
thường xuyên đường bộ, đường
3 sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống 66,0 6,0
báo hiệu hàng hải và đường thuỷ
nội địa
Riêng công trình hầm giao thông 7,0
Công trình thuỷ lợi 5,5
4 5,5
Riêng đào, đắp đất công trình 51,0
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
143
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

thuỷ lợi bằng thủ công


5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,0 5,5
Công tắc lắp đặt thiết bị công
nghệ trong các công trình xây
dựng, công tác xây lắp đường
dây, công tác thí nghiệm hiệu
6 65,0 6,0
chỉnh điện đường dây và trạm
biến áp, công tác thí nghiệm vật
liệu, cấu kiện và kết cấu xây
dựng
Trường hợp cần thiết nhà thầu thi công công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất
các loại vật liệu cát, đá để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính
trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và máy thi công.
Đối với các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế thì chi phí chung được xác định
bằng định mức tỷ lệ hoặc bằng dự toán hoặc theo thông lệ quốc tế.
4.1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước:
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp
và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng sau
đây 3.8 trình bày phía trên.
Trường hợp cần thiết phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu cát, đá để
phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong giá vật
liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung.
4.1.4. Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành.
4.1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên
tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình
đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông,
kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối
với các công trình còn lại.
Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công
trình ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế) nếu khoản mục
chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù
hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí này.
Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá
dự thầu.
a.2. Tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương
ứng.
a.2.1. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp có thể xác định theo
khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng. Tổng khối
lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở hao phí

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


144
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình,
hạng mục công trình.
Hướng dẫn xác định bảng giá tương ứng về giá vật liệu, nhân công, máy thi công như
sau:.
 Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở lựa chọn từ mức giá của những
loại công tác xây dựng phổ biến hình thành trên thị trường khu vực nơi xây dựng
công trình; từ tham khảo hệ thống đơn giá xây dựng công trình đã được công
bố; từ đơn giá xây dựng của các công trình đã và đang xây dựng; từ hệ thống định
mức dự toán xây dựng công trình và các yếu tố chi phí có liên quan.
 Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình trên cơ sở hệ thống định mức dự
toán xây dựng công trình và các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường
được hướng dẫn tại Phụ lục số 6 của Thông tư 04/2010/TT-BXD.
 Giá xây dựng tổng hợp công trình được lập theo nhóm loại công tác xây dựng, đơn
vị kết cấu, bộ phận của công trình trên cơ sở đơn giá xây dựng công trình đã được
xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
 Phương pháp lập giá xây dựng tổng hợp công trình được hướng dẫn tại Phụ lục số
6 của Thông tư 04/2010/TT-BXD.
 Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
Xây dựng.
a.2.2. Cách xác định chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước,
thuế giá trị gia tăng, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công như
hướng dẫn tại điểm a.1.
a.3. Tính trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực
hiện.
Chi phí xây dựng của các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, các công
trình thông dụng, đơn giản có thể được xác định dựa trên cơ sở chi phí xây dựng của các
công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện và quy đổi các
khoản mục chi phí theo địa điểm xây dựng và thời điểm lập dự toán.
Các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có
cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với
công trình sản xuất) tương tự nhau.
a.4. Tính theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí xây dựng đối với các công trình tại điểm a.3 nêu trên cũng có thể xác định trên
cơ sở diện tích hoặc công suất sử dụng và suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư
xây dựng công trình.
Các phương pháp xác định chi phí xây dựng tại các điểm a.1, a.2, a.3, a.4 nêu trên được
hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 3 của Thông tư 04/2010/TT-BXD. Đối với các công
trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành
thi công, các công trình đơn giản, thông dụng khác thì chi phí xây dựng của các công
trình trên có thể được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


145
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

4.7. Quản lý dự toán công trình

4.7.1. Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm định. Dự toán công trình,
hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định. Chủ đầu tư tổ
chức việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm định bao
gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng
công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi
phí khác trong dự toán công trình;
c) Xác định giá trị dự toán công trình.
4.7.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì được phép
thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm
tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán công trình
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
4.7.3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập báo
cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm định
hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công
trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng
công trình và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong
trường hợp chỉ định thầu
4.7.4. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự
kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô,
mục tiêu của dự án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
e) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ
sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư
công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.

V. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

5.1. Định mức xây dựng

5.1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí tỷ lệ.
5.2. Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công
và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
5.3. Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí
trong đầu tư xây dựng bao gồm: quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chuẩn bị công
trường, chi phí chung, trực tiếp phí khác, nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện
trường, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
146
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

5.4. Bộ Xây dựng thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng
công trình, công bố định mức xây dựng công trình để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình.
5.5. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 của Thông tư 04/2010/TT-BXD tổ chức xây dựng và
công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong
hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố và định kỳ hàng năm gửi về Bộ
Xây dựng để theo dõi, quản lý.
5.6. Chủ đầu tư, nhà thầu và các tổ chức tư vấn căn cứ vào phương pháp xây dựng định
mức theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 của Thông tư Thông tư 04/2010/TT-BXD tổ chức
điều chỉnh đối với những định mức đã được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp,
điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình, xây dựng các định mức chưa có
trong hệ thống định mức đã được công bố quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vận dụng
các định mức xây dựng tương tự đã và đang sử dụng ở công trình khác để áp dụng cho
công trình.
5.7. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm
chuyên môn để thực hiện lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức xây dựng nói trên và tổ
chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức đã thực hiện.
5.8. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố
hoặc điều chỉnh, xây dựng mới để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
5.9. Trường hợp sử dụng các định mức được điều chỉnh hoặc xây dựng mới nói trên để
lập đơn giá xây dựng trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình
thức chỉ định thầu, thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu
tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hồ
sơ trình phê duyệt các định mức đã được điều chỉnh hoặc xây dựng mới theo hướng dẫn
tại Phụ lục số 8 của Thông tư Thông tư 04/2010/TT-BXD.
5.10. Đối với các gói thầu sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế, trường hợp sử dụng, vận
dụng định mức của nước ngoài cho một số công tác xây dựng đặc thù riêng biệt để lập
đơn giá và dự toán xây dựng công trình thì các định mức này phải phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công của công trình và được chấp nhận trước
của chủ đầu tư.
5.2. Giá xây dựng công trình

5.2.1 Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xây dựng và công bố chỉ số giá xây dựng,
suất vốn đầu tư xây dựng công trình để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham
khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
5.2.2 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với
các Sở có liên quan căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư này và tình hình biến động giá
cả của địa phương tổ chức xác định và công bố kịp thời hệ thống giá xây dựng công
trình, giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công phổ biến làm cơ sở
tham khảo trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


147
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

5.2.3 Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện
pháp thi công cụ thể của công trình và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình,
giá xây dựng tổng hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 của Thông tư này để tổ chức lập
đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở xác định tổng mức đầu
tư, dự toán công trình.
5.2.4 Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh
nghiệm chuyên môn thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập
hoặc thẩm tra đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp, chỉ số giá xây
dựng cho công trình theo phương pháp xây dựng chỉ số giá do Bộ Xây dựng công bố.
Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm
bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp
và chỉ số giá xây dựng do mình lập.
5.2.5 Đối với các đơn giá xây dựng trong dự toán gói thầu đấu thầu quốc tế, chủ đầu tư
có trách nhiệm kiểm tra hoặc thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên
môn thẩm tra về tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng này trước khi sử dụng.
5.2.6 Nhà thầu xây dựng thực hiện quản lý giá xây dựng công trình như quy định tại
Điều 27 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
5.3. Quản lý chỉ số giá xây dựng

5.3.1. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công
trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán
xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình.
5.3.2. Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo các yếu tố chi phí, cơ
cấu chi phí, loại vật liệu xây dựng chủ yếu, theo khu vực và được công bố theo từng thời
điểm. Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp xây dựng chỉ số giá
xây dựng.
5.3.3. Đối với công trình xây dựng đặc thù mà chưa có trong chỉ số giá xây dựng do Bộ
Xây dựng công bố thì chủ đầu tư được thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực
xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình theo phương pháp xây dựng chỉ số giá do
Bộ Xây dựng công bố để làm cơ sở lập, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng
công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm
về tính chính xác, hợp lý của các chỉ số giá xây dựng đã cung cấp.

VI. KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình là việc chủ đầu tư hoặc tư vấn giúp chủ
đầu tư theo dõi, giám sát việc lập, điều chỉnh và quyết toán chi phí đầu tư xây dựng từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và khi quyết toán dự án hoàn thành bảo
đảm theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý chi phí ĐTXDCT, không vượt
tổng mức đầu tư, bảo đảm các mục tiêu kinh tế - xã hội của dự án ĐTXDCT./.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


148
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


149
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

CHUYÊN ĐỀ 6: QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG


VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH

Biên soạn: Ths. Hoàng Thọ Vinh


Phó vụ Trưởng Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng

I. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

I.1. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng:
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng là một bộ phận của khoa học kỹ
thuật bảo hộ lao động, nghiên cứu các vấn đề lý thuyết, và thực tiễn về an toàn và vệ
sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, nguyên nhân và biện pháp để phòng tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố độ hại, các sự cố cháy nổ trong xây dựng, bảo vệ
sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.
2. Nội dung
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng nghiên cứu ở bốn vấn đề chính:
a. Pháp luật bảo hộ lao động: Bao gồm những văn bản pháp luật, những chính sách của
Nhà nước về bảo vệ con người trong quá trình lao động sản xuất.
b. Vệ sinh lao động: nghiên cứu môi trường sản xuất, những ảnh hưởng của nó và điều
kiện lao động đến sức khoả con người, những biện pháp để cải thiện điều kiện lĩnh vực,
bảo vệ sức khoẻ , phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu
Xem xét yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trên quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị,
nguyên, nhiên, vật liệu, trình độ nghiệp vụ của công nhân.. đề ra những biện pháp phòng
tránh các yếu tố nguy hiểm đó. Như vậy, việc nghiên cứu môn Kỹ thuật an toàn và vệ
sinh lao động trong xây dựng dựa vào các môn học công nghệ và tổ chức xây dựng, các
môn kết cấu công trình vật liệu xây dựng, các môn về cơ, lý, hoá và giải phẫu sinh lý
người .
I.2. Mục đích, ý nghĩa tính chất của công tác bảo hộ lao động

1. Mục đích
Thông qua các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế loại trừ
các yếu tố nguy hiểm độc hại, tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động,
ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất,
tăng năng suất lao động.
2. ý nghĩa
Bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang ý nghĩa chính
trị, xã hội và kinh tế
a. Về mặt chính trị: BHLĐ phản ánh một phần bản chất của chế độ xã hội
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
150
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b. Về mặt xã hội: BHLĐ củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Mặt khác, nó mang lại
hạnh phúc cho bản thân và gia đình người lao động, cho nên nó mang ý nghĩa xã hội và
nhân đậo sâu sắc.
c. Về mặt kinh tế: Làm cho người lao động an tâm sản xuất, tăng năng suất lao động,
đồng thời làm giảm các chi phí phục vụ hậu quả do tai nạn, ốm đaiu… Cho nên việc làm
tốt công tác bảo hộ lao động là tạo điều kiện để sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
3. Tính chất của bảo hộ lao động
a. Tính pháp luật: Thể hiện qua chế độ, chính sách, luật lao động, thông tư, chỉ thị, điều
lệ, quy phạm, tiêu chuẩn…(luật lao động 1995, quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây
dựng TCVN 5308 – 91…) bắt buộc tất cả các tổ chức nhà nước, kinh tế, xã hội và mọi
người tham gia lao động sản xuất phải thực hiện nghiêm chỉnh.
b Tính quần chúng:
- Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là những
người vận hành, sử dụng công cụ, thiết bị, máy móc, nguyên – nhiên vật liệu, có thể
phát hiện thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng kế hoạch bảo hộ
lao động của đơn vị để góp ý kiến cho việc xây dựng quy trình quy phạm an toàn và vệ
sinh lao động.
- Dù các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có hoàn chỉnh đến
đâu nhưng những người có liên quan đến lao động sản xuất chưa thấy rõ lợi ích thiết
thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt kết quả
mong muốn.
c. Tính khoa học kỹ thuật: Là tính chất quan trọng đối với mọi người , nhất là với cán bộ
kỹ thuật. Muốn làm tốt để loại trừ tai nạn lao động trước hết phải hiểu được tính nguy
hiểm trong công nghệ, ở máy móc, thiết bị, nguyên –nhiên vật liệu…trình độ nghiệp vụ
của người công nhân, những biến đổi tâm sinh lý cơ thể người trong quá trình lao
động. Như vậy, nó đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải có những kiến thức nhất định của nhiều
môn khoa học (cơ, lý, hoá, công trình, kiến trúc, công nghệ, vật liệu, …tâm sinh lý, y
học…).
I.2. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi
trường xây dựng

1. Trách nhiệm của tổ chức cơ sở


Theo pháp lệnh bảo hộ lao động, quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
trong công tác bảo hộ lao động gồm những nội dung chủ yếu:
a- Nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, quy
phạm, tiêu chuẩn về bảo hộ lao động. Giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện người lao
động hiểu biết và chấp hành…
b- Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động cho người
lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ (phương tiện phòng hộ cá nhân, bồi dưỡng
độc hại…)

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


151
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

c- Ký thoả thuận với tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động về lập kế hoạch
và thực hiện các biện pháp BHLĐ, kể cả kinh phí để hoàn thành.
d- Thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khoẻ cho người
lao động. Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra TNLĐ và BNN, giải quyết mọi hậu quả
gây ra. Tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, khai báo về TNLĐ và BNN.
đ- Tổ chức tự kiểm tra công tác BHLĐ, tôn trọng chịu sự kiểm tra của cấp trên,c ảu
thanh tra của Thanh tra Nhà nước hoặc sự kiểm tra giám sát về BHLĐ của Công đoàn
theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức sản xuất
a. Trách nhiệm:
- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người lao động chấp hành các quy
trình làm việc an toàn, quản lý sử dụng đúng các phương tiện phòng hộ cá nhân, phương
tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế.
- Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn, tự kiểm tra phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời
các nguy cơ gây TNLĐ.
- Báo cáo kịp thời cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn và vệ sinh lao động, các trường
hợp tai nạn để xử lý kịp thời.
- Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn và vệ sinh lao động, về việc chấp hành các quy
định về BHLĐ trong các buổi họp và kiểm điểm tình hình sản xuất.
b. Quyền hạn
- Từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn
và vệ sinh lao động.
- Từ chối nhận công việc hoặc ngừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ tính
mạng, ckh của các tổ viên, báo cáo kịp thời để cấp trên xử lý.
3. Nhiệm vụ quyền hạn của phòng, ban của tổ chức sản xuất và cán bộ chuyên trách
BHLĐ:
a. Nhiệm vụ:
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động để xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác
BHLD tại doanh nghiệp.
- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động
của Nhà nước, các nội quy, quy chế, chỉ thị về BHLĐ đến người lao động.
- Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, đôn đốc các bộ phận có liên quan thực
hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng (đội trưởng) để xây dựng quy
trình, biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc
kiểm định xin cấp giấy phép sử dụng (máy, thiết bị,..) và phải có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn – vệ sinh lao động.
- Phối hợp với các bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng để
tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho người lao động.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


152
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Phối hợp với y tế tổ chức các đo đạc yếu tố độc hại trong môi trường lao động, theo
dõi tình hình bệnh nghề nghiệp, TNLĐ, đề xuất với người sử dụng lao động các biện
pháp quản lý và chăm sóc sức khoẻ.
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn AT – VSLĐ trong doanh
nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại.
- Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp.
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động để giải quyết kịp thời các yêu cầu,
kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Dự thảo: Trình lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ thuật các báo cáo về BHLĐ theo quy định.
b. Quyền hạn:
- Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ - tổng kết tình hình sản xuất của doanh
nghiệp và kiểm điểm thực hiện kế hoạch BHLĐ.
- Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kd, lập và duyệt các đồ án thiết
kế thi công nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng (xây dựng, cải tạo, mở
rộng) hoặc các máy móc thiết bị mới sửa chữa, lắp đặt để tham gia ý kiến về mặt an toàn
về vệ sinh lao động.
- Trong khi kiểm tra sản xuất, nếu phát hiện các vi phạm hoặc nguy cơ xẩy ra tai nạn lao
động thì có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc hoặc yêu cầu người phụ trách các
bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp an toàn cần thiết,
đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.
4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên
Theo điều 33 của pháp lệnh BHLĐ, cấp địa phương, ngành có trách nhiệm trong công
tác BHLĐ như sau:
a- Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ
chính sách, hướng dẫn quy định BHLĐ.
b- Ban hành các Chỉ thị hướng dẫn quy định về BHLĐ cho ngành hoặc địa phương
mình song không được trái với pháp luật và quy định chung của nhà nước, chỉ đạo thực
hiện các kế hoạch biện pháp đầu tư, đào tạo, huấn luyện, sơ - tổng kết về BHLĐ, tiến
hành khen thưởng thành tích, xử lý vi phạm kỹ thuật về BHLĐ trong phạm vi ngành, địa
phương mình.
c- Điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về TNLĐ, BNN, hướng dẫn các đơn vị và tiến
hành kiểm tra việc thực hiện công tác BHLĐ trong ngành và địa phương mình.
d- Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí và phân cấp trách nhiệm hợp lý cho các
cấp dưới để đảm bảo tốt việc quản lý chỉ đạo công tác bảo hộ lao động trong ngành và
địa phương.
5. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức công đoàn
(Điều 6 Luật Công đoàn, điều 40, 41, 42 chương 8 của pháp lệnh BHLĐ; điều 95 của Bộ
luật lao động).
a- Thay mặt người lao động ở cơ sở, ký thoả thuận với người sử dụng lao động về các
biện pháp cải thiện điều kiện làm việc bảo đảm an toàcn và vệ sinh lao động.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


153
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

b- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về BHLĐ, yêu cầu người
sử dụng lao động tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động.
c- Tổ chức tuyên truyền,vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các
luật lệ, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn quy định BHLĐ.
d- Tổ chức tốt phong trào quần chúng “bảo đảm an toàn và vệ sinh lđj”, quản lý và tổ
chức chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn vệ sinh ở cơ sở.
đ- Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền để xây dựng các văn bản pháp
luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ, ở cơ sở, công đoàn tham gia tích
cực vào việc xây dựng kế hoạch BHLĐ.
e- Cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động.
g- Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về BHLĐ.
h- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học về BHLĐ.
I.3. Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

(Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14 của Bộ lao động TBXH – Y tế – Tổng liên
đoàn lao động Việt nam ngày 31/10/1998).
1. Ý nghĩa của kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động
a- Kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp là một văn bản pháp lý nêu lên những nội dung
công việc doanh nghiệp phải làm nhằm mục tiêu ngăn chặn TNLĐ và BNN.
b- Mặt khác đây là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động về
BHLĐ.
c- Căn cứ vào kế hoạch BHLĐ, có thể đánh giá sự nhận thức, sự quan tâm đến công tác
BHLĐ và ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và tình hình vệ sinh,
an toàn lao động của doanh nghiệp.
2. Nội dung của kế hoạch an toàn, môi trường xây dựng
a- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
b- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc
c- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
3. Yêu cầu của kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động
a- Phải đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
b- Phải đủ các nội dung nêu trên với các biện pháp cụ thể kèm theo về kinh phí, vật tư,
thời gian thực hiện…
4. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động
a- Căn cứ để lập kế hoạch:
- Nhiệm vụ phương hướng sản xuất và tình hình lao động của năm kế hoạch
- Kế hoạch bảo hộ lao động của năm trước và những tồn tại.
- Kiến nghị, phản ánh của người lao động, của công đoàn, thanh tra, kiểm tra.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
154
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kinh phí trong kế hoạch BHLĐ được hạch toán
vào giá thành sản phẩm.
b- Tổ chức thực hiện:
- Bộ phẩn BHLĐ hoặc cán bộ chuyên trách BHLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch của
doanh nghiệp để đôn đốc, kiểm tra và thường xuyên báo cáo với người sử dụng lao
động.
- Người sử dụng lao động định kỳ kiểm điểm, đánh giá thực hiện kế hoạch BHLĐ và
thông báo kết quả thực hiện cho người lao động biết.
I.4. Các biện pháp kiểm soát và bảo đảm an toàn lao động, môi trường xây dựng

1. Một số khái niệm (thuật ngữ được luật pháp hoá theo TCVN – 3153 – 79 – 658/TC-
QĐ ngày 27/12/1979)
a. Tai nạn lao động: Tai nạn gây ra tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của
các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sd.
b. Chấn thương: Chấn thương xảy ra đối với người lao động trong sản xuất do không
tuân theo các yêu cầu về ATLĐ. Nhiễm độc cấp tính cũng coi như chấn thương.
c. Bệnh nghề nghiệp; Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với
người lao động.
d. An toàn lao động: Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản
xuất.
đ. Kỹ thuật an toàn: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm
phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.
e. Vệ sinh lao động: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ
sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người
lao động.
g. Bảo hộ lao động: Hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ
chức, kinh tế, xã hội, kỹ thuật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ
và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động.
h. Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ thuật, tự nhiên,
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao
động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiét cho
hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
2. Các biện pháp kiểm soát an toàn lao động, môi trường xây dựng
2.1. Biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu
a. Biện pháp kỹ thuật:
- Tự động hoá để hạn chế công nhân tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.
- Với các lò nung cần phủ bằng vật liệu cách nhiệt:
(hỗn hợp ma – nhê 85%, át – bét 15%, dày 20cm, có thể làm nhiệt độ mặt lò chỉ còn
500C). ở cửa lò sử dụng màn che nước (màn nước chảy liên tục dày 1 3mm).
- Sắp xếp các nhà cưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp sao cho sự thông gió tốt nhất.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
155
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Thiết kế và bố trí hệ thống thông gió hợp lý cho các nhà xưởng, sử dụng các quạt công
nghiệp, vòi tắm khí cục bộ cho những nơi quá nóng.
b. Biện pháp tổ chức và phòng hộ cá nhân:
- Tổ chức lao động hợp lý về mặt ca kíp trên công trường vào mùa hè, tránh ánh nắng từ
11h đến 13h,cần nghỉ một đợt ngắn 10  15 phút sau 1h 2h làm việc.
- Bố trí các phòng nghỉ đặc biệt (tránh nắng) có nhiệt độ từ 27  300).
- Chế độ uống nước hợp lý: trừng 200ml/1 lần uống và nên cách nhau 20 phút. Trong
nước uống chú ý bổ sung các muối và sinh tố.
- Trang bị các dụng cụ phòng hộ cá nhân như quần áo cách nhiệt từ bên ngoài – thoát
nhiệt từ cơ thể. Kính và mũ ngăn cản các tia bức xạ…
Khám tuyển thường xuyên và định kỳ để phát hiện các bệnh do vi khí hậu nóng và bức
xạ gây ra.
c. Đối với môi trường vi khí hậu lạnh:
Với ngành xã hội cần lưu ý trang bị quần áo đủ ấm nhưng tiện lợi trong thao tác của
công nhân (quần áo xốp, nhẹ, gọn, thoải mái).
Bảo vệ chân bằng giầy (ủng), găng tay ấm phù hợp với công việc và cố gắng giữ khô cơ
thể. Hết sức chú ý tránh gió lùa (ở các khu vực làm việc trên cao về mùa đông cũng như
ở các nhà nghỉ hay lán trại của công nhân). Khẩu phần thức ăn cần tăng thêm dầu, mỡ
(các thức ăn giầu năng lượng)
2.2. Biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất
a. Biện pháp kỹ thuật:
- Ngăn chặn bụi ngay từ nơi phát sinh bằng cách tự động hoá, cách ly công nghệ với
người điều khiển sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị máy móc, thay thế
(trong điều kiện có thể) vật liệu nhiễm bụi bằng vật liệu ít bụi hơn.
- Sử dụng hệ thống thông gió hút bụi tự nhiên, nhân tạo, hút cục bộ trước tiếp ở nơi
phát sinh nhiều bụi.
- Những nơi sản xuất phát sinh nhiều bụi (như trạm trộn, trạm nghiền đá, xẻ đá) bố trí xa
chỗ lĩnh vực và đặt ở cuối hướng gió.
- Vận chuyển các vật liệu rời có nhiều bụi phải được chứa trong thùng kín, tốt nhất là
vận chuyển bằng đường ống.
b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân
- Ở công trường cũng như nhà máy phải có đầy đủ các phòng tắm, thay quần áo.
- Trang trí các quần áo chống bụi, kính mũ chống bụi, khẩu trang. Đặc biệt nơi có nhiều
bụi nguy hiểm phải trang bị bình thở, mặt nạ phòng ngạt.
- Khẩu phần thức ăn của người làm việc với bụi cần tăng sinh tố C.
- Khám tuyển thường xuyên, định kỷ để phát hiện các trường hợp mắc bệnh do bụi….
2.3. Biện pháp phòng chống nhiễm độc trong sản xuất xây dựng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


156
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Trong quá trình thi công, không để người lao động phải trực tiếp tiếp xúc với hơi, khí
độc toả ra trong không khí ở nơi làm việc bằng cách cơ giới hoá ở mức độ cao, hoặc tự
động hoá… (sử dụng các máy móc kín để pha chế sơn).
- Thay thế vật liệu độc bằng vật liệu ít hoặc không độc (thay chì trắng bằng kẽm).
- Sử dụng các thiết bị thông gió dưới hình thức trao đổi chung để thải chất độc ra khỏi
phòng hoặc làm giảm nồng độ của chúng xuống dưới mức cho phép. Biện pháp hút thải
cục bộ từ chỗ sinh ra là cách hiệu quả nhất để cải thiện điều kiện làm việc.
- Khi làm việc với chất độc phải sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như mặt nạ
phòng ngạt, mặt nạ, kính .v.v… để ngăn cách cơ quan hô hấp và mắt với tác dụng của
chất độc dạng hơi, khí và lỏng. Để phòng nhiễm độc ngoài da bằng cách dùng găng tay,
ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động (khi thi công sơn,vôi, tiếp xúc với các dung dịch
clo, và axit các loại…)
2.4. Biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất xây dựng
a. Biện pháp kỹ thuật:
- Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh: cải tiến phương pháp công nghệ (thay tán đinh cơ khí
bằng ép thuỷ lực, thay đóng cọc bằng ép cọc…).
- Cải tiến thiết bị máy móc (các máy quá cũ nếu sử dụng thì nên thay bánh răng truyền
động bằng dây cua roa).
- Bảo quản tốt thiết bị máy móc (chống các dơ mòn, rung, sóc…)
- Thực hiện điều khiển từ xa (tự động hoá), cách ly nguồn ồn với người sản xuất.
- Đặt các thiết bị cách, hút âm (chóm hút âm, hình chóp, khối…) trong xưởng có tiếng
ồn lớn.
- Về mặt quy hoạch bố trí tương hỗ giữa các nhà theo khoảng cách nhất định. Trong
xưởng nên quy gọn các máy gây ồn vào một chỗ, đặt ở cuối hướng gió và các đặt thiết
bị cách, hút âm.
- Trồng cây xanh xung quanh xưởng gây ồn nhiều.
b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:
- Bố trí nghỉ những đợt nghỉ ngắn trong mỗi ca làm việc (5  10 phút nghỉ sau 50 ph –
60ph làm việc) trong các phòng nghỉ đặc biệt (yên tĩnh và nhiệt độ phù hợp) để tạo điều
kiện cho độ thính ở tai phục hồi ổn định thần kinh.
- Sử dụng nút bịt tai, bao ốp tai (có thể giảm mức ồn từ 100dB  110dB xuống 80dB 
85dB).
- Khám tuyển định kỳ đê phát hiện ra người mắc bệnh do tiếng ồn gây ra và bố trí công
việc hợp lý.
2.5. Biện pháp phòng chống rung động trong sản xuất xây dựng
a. Biện pháp kỹ thuật:
- Hạn chế các rung động từ nơi phát sinh bằng cách:
+ Cải tiến thiết bị máy móc.
+ Bảo quản tốt máy móc để tránhc ác dơ mòn, gây rung động vo ích.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
157
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Cải tiến phương pháp công nghệ (ép cọc – thay cho đóng cọc).
+ Sử dụng các đệm đàn hồi dưới móng máy.
+ Sử dụng đệm cát và đệm khí:
- Tự động hoá điều khiển từ xa để cách ly người sản xuất với nguồn rung động.
b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:
- Tổ chức ca kíp hợp lý, cho nghỉ nhiều đợt ngắn trong mỗi ca lĩnh vực. Sau giờ làm
việc, sử dụng nước ấm 340C  360C để ngâm tay (chân), thời gian ngâm chừng 30 phút.
- Khám tuyển đinh kỳ phát hiện các trường hợp mắc bệnh do rung động, bố trí công văn
hợp lý.
- Sử dụng đệm lót tay đàn hồi, giầy giảm chấn.
2.6. Chiếu sáng trong sản xuất
a. Kỹ thuật chiếu sáng:
Hiện nay trong kỹ thuật chiếu sáng người ta sử dụng 3 hình thức. Chiếu sáng tự nhiên,
chiếu sáng nhân tạo (điện) và chiếu sáng hỗn hợp.
+ Chiếu sáng tự nhiên:
- ánh sáng mặt trời có tác dụng sinh học tốt nhất đối với cơ thể, nên chiếu sáng tự nhiên
là hình thức hợp vệ sinh nhất.
- có thể đưa ánh sáng tự nhiên vào các nhà xưởng qua cửa sổ và cửa trời, thông thường
là ánh sáng gián tiếp (lấy từ hướng Bắc).
- Chiếu sáng tự nhiên của các phòng có thể đặt trưng bằng đại lượng đối (do nó thay đổi
trong phạm vi rất lớn trong ngày, mùa, năm), quy ước là hệ số chiếu sáng tự nhiên
(HSTN). Hệ số chiếu sáng tự nhiên tại một điểm M trong phòng là tỷ số giữa độ rọi tại
điểm đó (EM) với độ rọi sáng ngoài nhà (Eng) trong cùng một thời điểm, tính theo tỷ số
%.
Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên ở nước ta lấy theo quy phạm “chiếu sáng tự nhiên cho
các công trình xây dựng” – TCXD 29 – 68 (phần này đã trình bày trong vật lý kiến trúc
và kiến trúc công nghiệp).
+ Chiếu sáng nhân tạo:
Yêu cầu:
- Phân bố đều trên bề mặt làm việc
- Không tạo thành bóng đen do người và thiết bị.
- Không chói loá trong phạm vi nhìn của công nhân.
- Đảm bảo an toàn về điện
- Không gây ra cháy nổ các môi trường sản xuất
- Tiết kiệm năng lượng.
b. Các loại đèn và hình thức chiếu sáng

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


158
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Nguồn sáng nhân tạo và các bóng đèn có thể là dây tóc, huỳnh quang, hồ quang điện,
đèn đặc biệt.
- Trong kỹ thuật chiếu sáng người ta thường ít chọn phương án đèn hở vì không tận
dụng được khoảng một nửa quang thông của đèn. Để tận dụng quang thông và có thể
loại trừ chói loá, người ta thường dùng các loại chao đèn.
- Theo đặc tính phân bố quang thông các loại chao đèn được phân ra 3 loại: Chiếu thẳng,
phản chiếu, khuyếch tán. Tuỳ theo yêu cầu đặc điểm nơi cần chiếu sáng để lựa chọn loại
chao thích hợp. Ngoài tác dụng trên, chao đèn còn có tác dụng bảo vệ đèn, tránh va
chạm, ngăn gió, mưa, nắng, bụi…
c. Tính toán chiếu sáng:
Tính toán chiếu sáng nhân tạo có thể theo 3 phương pháp
+ Phương pháp điểm.
+ Phương pháp hệ số sử dụng quang thông
+ Phương pháp tính theo công suất riêng.
2.7. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện
a. Biện pháp tổ chức:
- Yêu cầu nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết kỹ thuật điện, hiểu rõ thiết bị điện, sơ
đồ và các bộ phận cơ thể gây nguy hiểm, biết ứng dụng quy phạm an toàn, biết cấp cứu
tai nạn điện. Người làm việc chuyên môn về điện phải được đào tạo có tay nghề phù
hợp.
- Khi sửa chữa thiết bị đường dây trên công trường cần cắt điện. Tại cầu dao phải khoá
hộp cầu dao và ghi rõ có người làm việc trên hệ thống điện từ (giờ) đến (giờ).
- Khi sửa chữa điện, các phần mang điện phải có phiếu giao nhiệm vụ gồm 2 bản (người
phụ trách cầu dao 1, người sửa 1).
- Khi sửa chữa điện hoặc làm việc với thiết bị đang có điện có ít nhất 2 người , 1 người
theo dõi giúp đỡ không kiêm nhiệm việc khác và 1 người tiến hành công việc. Sửa chữa
thiết bị, đường dây vẫn đang mang điện cần có đầy đủ các dụng cụ phòng hộ và thiết bị
an toàn (chiếu, ủng, găng tay cách điện, kìm cách điện..)
b. Biện pháp kỹ thuật:
+ Đề phòng tiếp xúc, va chạm vào các bộ phận mang điện
- Các thiết bị đường dây phải đảm bảo dòng điện rò không lớn hơn 10mA, tức điện trở
cách điện tối thiểu > 1000A/V.
- Định kỳ kiểm tra chất cách điện ít nhất 1 lần/năm nếu môi trường có xâm hơi khí xâm
thực 2 lần/năm.
- Bao che ngăn cách bộ phận mang điện (cầu dao, cầu chì…)
- Các dây trần phải nằm ở độ cao tối thiểu 3,5m, khi có phương tiện qua lại tối thiểu 6m.
- Nên sử dụng các loại dụng cụ cầm tay có điện áp an toàn 12V, 36V, 70V trong điều
kiện môi trường sản xuất nguy hiểm.
+ Thực hiện nối đất
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
159
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

* Tác dụng của nối đất: Đảm bảo an toàn cho người và máy móc tsb sử dụng điện khi
xuất hiện dòng điện rò. Có hai hình thức nối đất:
* Nối đất trực tiếp:
Khi có dòng điện rò ra vỏ máy (giả thiết pha 1 rò ra vỏ máy), (Rng) người sẽ mắc song
song với (Rnđ) thiết bị nối đất, nếu Rnđ càng nhỏ thì dòng qua người càng nhỏ.
Trị số dòng điện qua người.
Ing: dòng qua người (mA)
Ir: Dòng điện rò (A)
Rng: điện trở người ()
Rnđ: điện trở cực nối đất (Rnđ ≤4)
* Nối đất qua dây trung hoà:
Khi có dòng điện rò ra vỏ máy, nối vỏ máy về dòng trung tính sẽ tạo ra đoản mạch làm
chảy dây chì hoặc ngắt điện bộ phận tự động.
Trị số dòng điện qua người:
I đoản: trị số dòng điện lúc đoản mạch.
rk: điện trở nhạy của dây trung hoà
rg: điện trở giầy của người
* Nối đất tại điểm không và dọc theo chiều dài dây trung hoà (cho toàn lưới điện); áp
dụng với mạgn điện áp ≤1000 V để đảm bảo cho dây trung hoà luôn luôn có điện áp = 0
trong mọi trường hợp và khi đứt 1 dây pha dây trung hoà không trở thành dây pha.
Ngoài ra nối lặp lại 250m/lần, tại các điểm rẽ, điểm cuối cùng của hệ thống.
* Bố trí thiết bị cắt điện bảo vệ: Để cắt được nhanh chóng kh xuất hiện điện áp vượt quá
giới hạn quy định người ta bố trí các thiết bị cắt điện tự động.
* Sử dụng hệ thống tiếp đất: Với các thiết bị di động, việc tiếp đất thuận lợi hơn bởi các
thiết bị này không hoạt động ở một vị trí lâu dài.
2.8. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các máy móc thi công xây dựng
a. Những nguyên nhân gây tai nạn:
Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn từ thiết kế chế tạo đến lắp đặt, bảo quản, sử dụng.
Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến nguyên nhân do lắp đặt, bảo quản, sử dụng.
+ Tình trạng máy sử dụng không tốt
* Máy không hoàn chỉnh:
- Thiếu các thiết bị an toàn, hoặc có nhưng đã bị hư hỏng (thiếu thiết bị khống chế tải,
khống chế độ cao nâng móc, khống chế góc quay cần trục…); van an toàn của thiết bị áp
lực, rơle của thiết bị điện.
- Thiếu hoặc sự làm việc không chính xác của thiết bị chỉ báo nhiệt độ, áp lực điện thế.
- Thiếu thiết bị tín hiệu (âm thanh, ánh sáng…).
* Máy đã hư hỏng:
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
160
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Máy quá cũ,các chi tiết dơ, mòn, long, tuột.


- Máy bị hư hỏng cục bộ (đứt xích, tuột đai truyền…)
- Hệ thống phanh hãm bị dơ mòn.
- Máy móc đã hết liên hạn sử dụng.
+ Máy bị mất ổn định
- Máy đặt trên nền đất lún sụt, nghiêng, dốc…
- Làm việc vượt quá tải cho phép (nâng chở vật quá giới hạn).
- Không tuân theo tốc độ quy định (di chuyển, nâng hạ).
- Tác dụng ngoại lực lớn, công trình đổ đột ngột, đứt cáp.
- Do bão, lốc lớn.
+ Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm của máy móc là khoảng không gian trong đó các yếu tố tác dụng
thường xuyên hay xuất hiện nhất thời là mối nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con
người.
- Máy quay quấn vào quần áo.
- Các dụng cụ gia công văng vào người.
- Bụi hơi, khí độc từ máy nhả ra.
- Các bộ phận dẫn điện bị hở.
+ Do người vận hành:
- Không đủ trình độ chuyên môn và tay nghề.
- Vi phạm điều lệ, nội quy, quy phạm an toàn.
- Thiếu sức khoẻ và trạng thái tâm lý không tốt.
- Vi phạm kỷ luật lao động.
- Thiếu các trang thiết bị phòng hộ cá nhân.
+ Thiếu sót trong quản lý máy móc thiết bị;
- Máy móc thiếu lai lịch, tài liệu hướng dẫn.
- Thiếu đăng kiểm, duy tu bảo dưỡng, không tuân theo các chế độ trung tu, đại tu định
kỳ.
- Phân giao trách nhiệm không rõ ràng.
b. Các biện pháp để phòng sự cố tai nạn:
+ Yêu cầu chung:
- Sửa chữa trung đại tu máy móc đúng liên hạn.
- Thường xuyên kiểm tra trước khi vào làm việc với máy móc thiết bị
- Thực hiện chạy rà thử tải sau mỗi lần lắp đặt, trung đại tu.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị hãm (phanh), báo (đèn, còi), khi có nguy hiểm.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
161
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Trước khi sử dụng máy, công nhân cần được tập huấn làm quen.
- Sử dụng công nhân đúng trình độ, nghiệp vụ, sức khoẻ và tâm lý.
- Các tín hiệu điều khiển phải rõ ràng (tín hiệu nâng, hạ vật cho cần trục…).
- Đảm bảo các khoảng cách an toàn cần thiết để thao tác thuận lợi.
- Nối đất tiếp đất cho các máy sử dụng dòng điện.
- Bao che, rào chắn vùng nguy hiểm của máy móc, thiết bị.
- Trang bị đầy đủ, hợp lý dụng cụ phòng hộ cá nhân (quần, áo, giầy, kính mũ…).
+ Yêu cầu an toàn đối với một số máy móc xây dựng thường dùng:
- Đảm bảo cho máy móc không quá tải trong quá trình làm việc
- Đảm bảo nền đất ổn định, không lún sụt, độ nghiêng dốc vượt quá giới hạn.
- Thiết bị treo buộc (cáp, móc cẩu…) phải được xem xét về các mặt (số sợi đứt trên
chiều dài bước bện, tỉ lệ mòn rỉ…), số kẹp bu lông, chiều dài nối bện…
- Khống chế tốc độ di chuyển trên công trường. Hệ thống phanh hãm phải đảm bảo an
toàn.
2.9. Kỹ thuật an toàn khi làm việc với thiết bị chịu áp lực
a. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản:
+ Với nồi hơi:
- Tính toán đúng đối với tải trọng tĩnh và tải trọng động
- Sử dụng vật liệu chế tạo tốt và gia công tốt.
- Nồi hơi khi đưa vào sử dụng phải qua kiểm định.
- Các nồi hơi phải có van an toàn (tối thiểu là 3), áp kế, thiết bị chỉ mức nước, van 1
chiều…và phải đặt ở các vị trí dễ quan sát.
- Nước trong nồi phải được làm sạch, tránh lắng cặn.
- Người sử dụng phải được huấn luyện về kỹ thuật nồi hơi.
+ Với máy nén khí:
- Làm sạch muối, cặn dầu, ngăn ngừa tạo muội bẩn vào cặn dầu.
- Làm sạch không khí trước khi đưa vào buồng nén.
- Sử dụng dầu bôi trơn mác T, M.
- Đặt các thiết bị làm sạch không khí ở cuối đường ống.
- Nối đất với hjd máy nén khí và các đường ống dẫn khí nén.
+ Bình chứa khí:
- Khi nạp khí hoá lỏng vào bình phải để chừa lại 10% thể tích bình.
- Tránh việc nạp nhầm khí bằng cách ký hiệu trên bình một cách rõ ràng.
- Bảo quản ở nơi có nhiệt độ thích hợp.
- Khi vận chuyể hoặc để trong kho thì phải có giá đỡ, tránh đổ vỡ.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
162
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

2.10. Kỹ thuật an toàn khi thi công đất và khai thác đá


a. Các biện pháp thi công đề phòng tai nạn
+ Đảm bảo sự ổn định của hố đào sâu
+ Khi đào hố, hào có mái dốc
Khi đào hố, hào sâu không quá 5m, đất có độ ẩm tự nhiên, ít hoặc không có nước ngầm
góc mái dốc lấy quy phạm (TCVN 5308 – 91) trong bảng.
Các trường hợp khác cần tính toán xác định góc mái dốc. Việc tính toán có thể tìm hiểu
trong các tài liệu cơ học đất.
+ Biện pháp ngăn ngừa trượt ngã
Hố hào trên đường đi lại phải có rào chắn, biển báo, ban đêm phải có đèn báo hiệu.
Công nhân lên xuống hố sâu phải bằng thang hoặc bằng bậc đào trên đất. Khi mái dốc
có chiều cao hơn 3m, góc mái dốc  450 hoặc  > 300 và trơn ươt skhi làm việc ở trên
đó thì công nhân phải đeo dây an toàn hoặc phải thiết kế hệ sàn công tác khi thời gian
làm việc kéo dài.
+ Đề phòng chấn thương khi nổ mìn
- Trước khi cho mìn nổ, vùng nguy hiểm được tính từ tâm nổ với bán kính ít nhất 200m,
phải có rào ngăn hoặc cảnh giới các ngả đường tới chỗ nổ mìn.
Khoảng cách an toàn tính từ tâm nổ có thể xác định công thức:
Trong đó: RA – Khoảng cách an toàn (m); q – khối lượng thuốc nổ (kg).
KA – Hệ số phụ thuộc vào đặc tính chất nổ và điều kiện công phá (tra trong sổ tay kỹ
thuật nổ mìn, Nếu không có sổ tay thì lấy KA = 10).
- Tín hiệu nổ mìn phát trước khi mìn nổ phải rõ ràng và đủ thời gian để công nhân tới
nơi trú ẩn an toàn.
2.11. Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao
a. Các biện pháp an toàn chủ yếu:
Để ngăn ngừa và hạn chế tai nạn khi làm việc trên cao, tuỳ theo tính chất và đặc điểm
của công trình xây dựng, theo điều kiện và khả năng cụ thể của từng công trường, ta có
thể nghiên cứu áp dụng các biện pháp tổ chức và công nghệ xây dựng khác nhau. Từ
việc phân tích các nguyên nhân có thể gây tai nạn ở trên kết cấu hợp với các kinh
nghiệm ở trong nước và nước ngoài, ta có thể hạn chế được nhiều tai nạn nếu thực hiện
theo các phương hướng sau:
- Hạn chế (giảm) công việc phải tiến hành ở trên cao: để thực hiện phương hướng này
cần nghiên cứu thay đổi biện pháp công nghệ và tổ chức xây dựng đối với các công việc
làm ở trênc ao có thể thực hiện được ở dưới thấp.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao.
+ Biện pháp tổ chức:
- Sử dụng công nhân đúng trình độ, nghiệp vụ, có đầy đủ điều kiện về sức khoẻ (cần có
xác nhận của cơ quan y tế). Không sử dụng công nhân có thính lực, thị lực kém làm việc
trên cao.
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
163
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

- Người làm việc trên cao đã được học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn.
- Trang bị đầy đủ và phù hợp với phương tiện phòng hộ cá nhân (dây an toàn, giầy
chống trượt, quần áo, mũ bảo hộ…) cho những người làm việc trên cao:
- Công nhân làm việc phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động, nội quy an toàn:
> Phải đeo dây an toàn tại nơi làm việc đã quy định, móc khoá và dây đúng vị trí.
> Đi lại đúng tuyến, cấm đi lại trên tường dầm, dàn…; cấm đi lên xuống bưàng các
phương tiện vận chuyển vật liệu (cần trục, máy vận thăng); cấm đi lại qua những nơi
đang tiến hành công việc ở trên mà không có che chắn bảo vệ.
> Không đi dép lê, đi guốc.
> Trước và trong quá trình làm việc không uống rươu, bia, hút thuốc lá.
> Phải có túi cá nhân đựng đồ nghè
> Không được ném dụng cụ, đồ nghề, vật liệu từ trên cao xuống.
> Không làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột thép, trụ dầm cầu, sàn…của
nhà từ 2 tầng trở lên khi trời tối, dông bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên.
+ Biện pháp kỹ thuật:
* Yêu cầu chung:
- Trước hết cần tẩo một không gian làm việc an toàn bao gồm một mặt bằng để thao tác
thuận lợi (mặt sàn bằng phẳng, ổn định, đủ kích thước để thao tác), có lan can hoặc lưới
chắn, đón bảo vệ.
- Nơi nào không sử dụng sàn thao tác hoặc trên đó không có lan can an toàn thì công
nhân phải đeo dây an toàn, có chỗ để neo dây chắc chắn. Dây an toàn phải chịu được tải
trọng 300daN trong khoảng thời gian 5 phút.
- Phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng để đi lại và làm việc ở trên cao.
* Yêu cầu đối với các dàn giáo làm việc trên cao:
- Về mặt kết cấu:
+ Vật liệu đủ bền, liên kết đủ đảm bảo tính làm việc không gian, bất biến hình trong quá
trình lắp dựng và sử dụng.
+ Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không lớn hơn
10mm, nếu là ván gỗ phải dày ít nhất là 3cm, không mục mọt.
+ Sàn thao tác từ 1,5m trở lên so với sàn hoặc nền và phải có lan can an toàn; Lan can
an toàn phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn thao tác và có ít nhất 2 thanh
ngang để phòng người ngã cao.
+ Có thang lên xuống giữa các tầng. Nếu tổng chiều cao của dàn giáo dưới 12m có thể
dùng thang tựa hoặc thang treo, Nếu cao trên 12m phải có lồng cầu thang riêng.
+ Có hệ thống chống sét đối với các dàn giáo cao đúng với quy định về chống sét.
+ Nên sử dụng các loại dàn giáo chế tạo sẵn theo thiết kế điển hình.
* Yêu cầu khi sử dụng lắp, tháo dỡ:

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


164
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

+ Mặt đất dàn giáo tựa lên phải bằng phẳng, không lún sụt, thoát nước tốt.
+ Các thanh cột hoặc khung dàn giáo phải phẳng đứng.
+ Các thanh giằng neo phải đủ theo yêu cầu thiết kế.
+ Chân dàn giáo phải có các ván lót chống lún mà không kê lót bằng gạch, đá.
+ Vị trí và số lượng móc neo, dây giằng phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của thiết kế.
+ Giữa sàn thao tác và công trình để chừa khe hở không quá 5cm (với công tác xây)
hoặc 20cm (với công tác hoàn thiện).
+ Giá và nôi treo dựng lắp cách phần nhô ra của công trình một khoảng tối thiểu là
10cm, phải được cố định chắc chắn vào các bộ phận vững chắc của công trình.
+ Các thanh giáo con xon phải có cơ cấu neo bám chắc chắn vào công trình, sàn công
tác trên conxon cũng phải có lan can an toàn cao 1m.
+ Khi dựng các thang tựa cần chú ý: nền (sàn) phải bằng phẳng, ổn định chân thang –
phải đảm bảo không trượt. Chỉ được phép dựa thang nghiêng so với mặt nằm ngang một
góc từ 450 đến 700. Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5m.
+ Công việc dựng lắp hệ thống dàn giáo phải có cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng nhiều kinh
nghiệm hướng dẫn.
+ Tháo dỡ hệ thống dàn giáo luôn tuân theo nguyên tắc: bộ phận không chịu lực tháo
trước, chịu lực tháo sau: lắp sau tháo trước, lắp trước tháo sau.
* Yêu cầu khi sử dụng:
+ Chỉ sử dụng dàn giáo sau khi đã được nghiệm thu. Nội dung nghiệm thu gồm các vấn
đề cơ bản: Kích thước, các thành giằng; mức độ thẳng đứng, các cột giáo có đặt trên các
tấm gỗ đệm không; có lún sụt không, sự chắc chắn của các mối liên kết, các lan can an
toàn.
+ Trước khi leo lên giàn giáo làm việc phải xem xét có các tấm gỗ đệm không; có lún
sụt không, sự chắc chắn của các mối liên kết; các lan can an toàn.
+ Trước khi leo lên giàn giáo làm việc phải xem xét lại các nội dung tương tự như các
yêu cầu khi nghiệm thu.
+ Theo dõi, hướng dẫn để khống chế vật liệu chất trên giàn giáo không vượt quá thiết
kế.
+ Hết ca làm việc phải thu dọn sạch sẽ các vật liệu thừa, dụng cụ đồ nghè trên mặt sàn
thao tác.
+ Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn liền kề theo phương đứng mà giữa khoảng đó
không có sàn bảo vệ.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


165
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

II. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


CÔNG TRÌNH

1. Nhận dạng và phân tích các loại rủi ro

1.1 Nhận dạng


Môi trường kinh doanh mà chúng ta tham gia ngày nay có tính cạnh tranh cao hơn rất
nhiều so với thời gian trước đây. Thêm vào đó, sự chuyển đổi từ hệ thống lao động căng
thẳng của ngành công nghiệp sang hệ thống chuyển giao công nghệ làm cho hướng tiếp
cận quản lý dự án truyền thống hầu như thiên về chi phí và của tính kế hoạch tới các dự
án, không còn thích hợp với quá trình đưa ra các quyết định hàng ngày của các nhà quản
lý dự án. Tính cạnh tranh cao độ và sự tiến bộ rất nhanh chóng của công nghệ hiện đại
do sự thay đổi các điều kiện thị trường, các công ty phải chấp nhận và thực hiện cách
điều hành dự án có hiệu quả và tiên tiến, sẽ cho phép các công ty tồn tại và thu được lợi
nhuận trong môi trường điều khiển bằng dự án tương lai cũng như là hoàn thành các yêu
cầu chiến lược toàn cầu trong những năm sắp tới.
Quản lý bất kỳ một dự án nào cũng là một nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách
vì những biến động quá trình thực hiện cũng như trong việc xác định đầu ra cuôí cùng .
Mặc dù các công nghệ quản lý dự án điển hình đã đưa ra các yêu cầu về Giới hạn, Chi
phí, và Tiến độ thực hiện là đường lối để kiểm soát sự quản lý một dự án có hiệu quả,
các dự án thường xuyên gặp những khó khăn ngay cả khi các nhà quản lý vạch kế hoạch
tỷ mỷ và sử dụng các phương pháp điều khiển tác nghiệp rất bài bản. Lý do dễ nhận
thấy là các mối đe doạ tới sự thành công của dự án không nhìn thấy trước để rồi từ đó
tìm ra giải pháp sử lý những khó khăn tiềm ẩn ấy không hoạch định trước được để đạt
jmục tiêu của dự án. Tóm lại là các nhà quản lý dự án phải luôn nhìn thấy được các rủi
ro tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng tới sự thành công của dự án rồi từ đó sớm tiến hành các hoạt
động đối phó với các nguy cơ này một cách có hiệu quả.
Việc thực hiện phương hướng sử lý rủi ro có hiệu quả sẽ cung cấp cho các nhà quản lý
dự án thủ thuật sử lý cần thiết mà nó sẽ làm tăng lên khả năng thành công trong các dự
án bằng cách nhận ra các khó khăn , điều này mang lại lợi ích rõ ràng cho các nhà quản
lý dự án lẫn khách hàng. Song song với việc quản lý dự án đã được tiến hành lâu nay,
các phương pháp có liên quan, chức năng sử lý rủi ro đúng pháp luật mà nó tạo ra sự
chú ý đặc biệt trong quản lý dự án tới các rủi ro trong dự án cụ thể là yếu tố cơ bản của
hướng quản lý dự án có hiệu quả và hoàn thiện. Nó thấy được rủi ro đang ảnh hưởng
đến sự thành công của dự án, đưa ra hành động để tránh rủi ro, rồi thực hiện kế hoạch
để giảm thiểu ảnh hưởng của nguy cơ đó mà nó nên cụ thể hoá.
Mục đích của chuyên đề này là để miêu tả một hướng sử lý rủi ro có hiệu quả
được áp dụng vào bất cứ dự án loại nào để làm giảm bớt mức độ không ổn định luôn
gắn liền với quá trình lập kế hoạch và điều khiển một dự án. Nó kiểm tra và thảo luận
các lĩnh vực then chốt trong việc sử lý rủi ro dưới đây:
 Phát triển quản lý rủi ro trong các hoạt động quản lý dự án
 Việc sử lý rủi ro được xem như là một yếu tố cơ bản trong hướng quản lý dự án
có hiệu quả và trọn vẹn
 Các quá trình lập dự án, điều chỉnh và báo cáo việc sử lý rủi ro

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


166
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

 Áp dụng và chấp nhận cách tiếp cận rủi ro chuẩn mực đối với các dự án của thế
kỷ 21
1.2 Phân tích các loại rủi ro
Trong tiến trình quản lý dự án, kế hoạch có tính truyền thống, chi phí, các khía cạnh
chuyên môn của một dự án được xem như là mục tiêu chính của các nhà quản lý dự án.
Dù một dự án được quản lý tốt đến mức nào đi nữa thì dự án đó vẫn phụ thuộc phần lớn
vào việc thực hiện có hiệu quả một chương trình mà trong đó mối liên quan giữa kế
hoạch, chi phí và các vấn đề kỹ thuật của dự án mang tính chuyên môn đều được đánh
giá một cách khả quan, có nghĩa là yêu cầu mang tính chuyên môn của một dự án được
thực hiện với một chi phí khả thi nhất và trong một thời gian thực tế ngắn nhất. Việc
không rõ ràng, mà nó có thể ảnh hưởng xấu đến công việc trong tương lai của dự án, đã
được người ta phản ánh qua giả thuyết đã được thực hiện hoặc trong các ghi chép của
các dự án trước đây.
Do áp lực phải hoàn thành một cách có hiệu quả và hoàn hảo hơn vì cơ hội kinh doanh
nâng cao, các công ty đang cố gắng sàng lọc và xác định lại việc thực hành quản lý dự
án nhằm tuân theo các yêu cầu hợp đồng của khách hàng và làm tăng sự hài lòng của
khách hàng. Trong thập niên 80 sự cần thiết tạo ra sự thống nhất giữa rủi ro với kế
hoạch, chi phí và phạm vi có tính chuyên môn xuất hiện trong khi đánh giá việc thực
hiện các dự án vì thay đổi công nghệ thực sự chỉ liên tục sảy ra trong kinh doanh, cụ thể
là sự tiến bộ nhanh của công nghệ tiên tiến nhất đã làm xoay chuyển các ngành. Các
khách hàng không phải chấp nhận các rủi ro không được dự tính trước và bất ngờ sảy ra
trong lúc thực hiện dự án nữa. Minh hoạ 1 đưa ra khái niệm về cách sử lý rủi ro trong
các hoạt động quản lý dự án.
Cho đến lúc này các nhà quản lý dự án mới biết rằng cách tích cực mà việc thực hiện
quản lý dự án thành công đòi hỏi không chỉ là các hướng quản lý dự án được chấp thuận
một cách có truyền thống mà còn là một hướng sử lý rủi ro có hiệu quả rõ ràng mà
hướng này cung cấp cơ sở để bớt đi các ảnh hưởng có liên quan tới dự án và cơ cấu của
các nhà cung cấp dự án. Sử lý rủi ro được chứng minh là đúng trong tất cả các dự án và
trong bất kể loại hình sản xuất nào, một phần phụ của quản lý dự án hoạt động, bổ xung
kế hoạch, chi phí và các hoạt động quản lý có tính chuyên môn. Tầm cỡ và loại hình dự
án, mối liên quan tới kế hoạch chiến lược, số lượng rủi ro và khả năng ảnh hưởng của
các rủi ro đó tới dự án nói lên việc sử lý rủi ro mới quan trọng làm sao.
2. Lập kế hoạch quản lý rủi ro

2.1 Quản lý rủi ro được xem như là yếu tố cơ bản trong cách tiếp cận quản
lý dự án có hiệu quả và hoàn chỉnh
Đối phó rủi ro là một thủ thuật mà nó chỉ ra hiểm hoạ có khả năng ảnh hưởng tới sự
thành công của dự án. Thủ thuật này còn tập trung sự chú ý quản lý dự án vào hiểm hoạ
đó, rồi tiến hành các hành động để tránh hiểm hoạ, đồng thời thực thi các kế hoạch
nhằm dung hoà và giảm thiểu sự ảnh hưởng của loại hiểm hoạ này. Hiểm hoạ này nên
được cụ thể hoá và làm tăng khả năng thành công của dự án. Nó cũng nên bao gồm cả
kế hoạch để thu được kết quả tới mức tối đa trong các tình huống chủ động mà nó gắn
liền với nguy cơ rủi ro (rủi ro có tính hữu ích). Đối phó rủi ro là phần phụ trong các
hoạt động quản lý dự án, được hoàn tất song song với chi phí được lập ra theo truyền

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


167
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

thống, kế hoạch và các chức năng quản lý có tính chuyên môn được thực hiện ở cả mức
độ dự án lẫn mức độ về chuyên môn. Nó có hướng chủ động trước, ví dụ như là các biến
cố bất lợi có khả năng sảy ra được chuẩn bị trước thì tốt hơn là việc đối phó với các
biến cố bất lợi sau khi mà chung xảy ra. Hướng chủ động trước này tạo ra thời gian cho
các nhà quản lý tìm ra được các hướng khác nhau và các kế hoạch hành động rồi từ đó
lựa chọn cách giải quyết thích hợp mà nó đúng với mục tiêu của dự án nhất. Vì rủi ro
luôn luôn là một bộ phận thống nhất của một dự án và luôn gắn liền với sự không rõ
ràng; đối phó với rủi ro là một hướng có hệ thống nhằm đánh giá sự không rõ ràng, tách
rời các hướng tối ưu rồi lập ra cách thức chi phí có hiệu quả và do vậy việc giảm thiểu
sự thiếu rõ ràng là một yếu tố căn bản trong hướng quản lý dự án có hiệu quả và toàn
vẹn.
2.2 Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Đối phó với rủi ro được tách ra hai lĩnh vực chủ yếu: lập kế hoạch và điều khiển đối
phó với rủi ro. Trong dự án trước đây bao gồm các hành động mà người ta mong đợi nó
hoàn thành trong suốt giai đoạn hoạt động ban đầu của dự án, mà bình thường nó chỉ
xảy ra trong ba tháng đầu theo như quyết định của hợp đồng. Trong thời gian đó người
ta tiến hành thực hiện dự án như đã định. Ngược lại các dự án sau này gồm các hoạt
động tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng. Việc báo cáo cách đối phó rủi ro chỉ ra
hiện trạng rủi ro trong dự án và nó kéo dài cho tới khi chấm dứt được tất cả các rủi ro có
nguy cơ ảnh hưởng tới dự án.
2.3 Lập kế hoạch đổi phó rủi ro
Lập kế hoạch đối phó rủi ro bắt đầu bằng sự nhận ra các rủi ro có khả năng xảy ra và kết
thúc bằng cách hoàn thành kế hoạch đối phó rủi ro. Điều này gồm có tám phương pháp:
1. Làm rõ ra các rủi ro là một quá trình nhận ra được tất cả rủi ro có nguy cơ xảy ra
trong dự án mà có thể đối phó và có thể dùng lý lẽ để giải thích được. Bất cứ một rủi ro
tiềm ẩn nào không phải lúc nào cũng là mối đe doạ lớn tới sự thành công của một dự án
mà cũng chẳng là một vấn đề mà tổ dự án không xem xét tới. Để thấy được tất cả các
nguy cơ rủi ro trong dự án, người ta yêu cầu các nhà chỉ đạo dự án cung cấp danh sách
cụ thể về các vấn đề có liên quan tới phạm vi chịu trách nhiệm của riêng từng người.
Rồi họ xem xét lại các danh sách để khẳng định rằng vấn đề rủi ro đang thực sự gây
nguy hiểm tới sự thành công của dự án và đang được tổ dự án chỉ đạo đối phó. Phương
pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng Cơ cấu Phân chia Công việc (CPC)* như là
một cơ cấu của vấn đề để tìm ra các hiểm.
* Tiếng Anh viết tắt là WBS ( Work Breakdown Structure, Cơ cấu Phân chia Công việc)
hoạ cụ thể. Nhà quản lý dự án hay nhà đối phó rủi ro (đối với các dự án lớn) sẽ phỏng
vấn từng nhà chỉ đạo dự án để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn đôí với mỗi yếu tố cơ bản của
CPC. Với mục đích đánh giá rủi ro mọi người sẽ theo một danh sách tổng hợp về nguy
cơ rủi ro.
2. Đánh giá mức độ của rủi ro là một phương pháp để nhận ra khả năng giới hạn
ảnh hưởng đối với mỗi vấn đề rủi ro. Khả năng giới hạn chỉ ra mức độ rất có khả năng
xảy ra mà rủi ro sẽ cụ thể hoá và được biểu thị bằng các thuật ngữ có liên quan và có
định lượng. ảnh hưởng của rủi ro là cách đánh giá về mức độ dự án sẽ chịu rủi ro là bao
nhiêu nếu như vấn đề rủi ro được cụ thể hoá. Các ảnh hưởng được diễn giải trong mối

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


168
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

quan hệ về chi phí cùng với/ hoặc kế hoạch và/ hoặc hiệu quả thực hiện có tính chuyên
môn.
Để đánh giá các vấn đề rủi ro, cách trực tiếp nhất là phải dự đoán được khả năng và ảnh
hưởng đối với mỗi vấn đề rủi ro đã được xác định bằng cách sử dụng kỹ thuật hoặc
bằng cách phán xét và kinh nghiệm giải quyết. Thu thập các dữ liệu có liên quan và các
phân tích cơ bản có thể cung cấp hướng “phán xét đúng nhất này” cho việc đánh giá rủi
ro. Nhà quản lý dự án hay nhà đối phó rủi ro sẽ phân thích nguy cơ rủi ro của dự án và
công nhận (sử dụng quyết định) khả năng và ảnh hưởng của mỗi rủi ro.
3. Lựa chọn vấn đề rủi ro là một phương pháp xác định cách thích hợp để đối phó
với các rủi ro chính của dự án mà các rủi ro này thực sự gây nguy hiểm tới sự thành
công của dự án, nó dễ dược tổ dự án giải quyết và xét cho đến cùng đó là phương sách
có thể giải quyết rủi ro. Việc này sẽ dẫn đến một loạt các rủi ro có thể được giải quyết
bằng phương pháp đối phó rủi ro của dự án. Một loạt rủi ro sẽ được sử đổi trong quá
trình thực hiện vì trong lúc mộ số rủi ro biến mất thì một số khác lại xuất hiện. Đối với
một số rủi ro, nhà quản lý dự án sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra đường lối chỉ đạo
chống lại chúng. Theo lẽ thường thì tổ dự án sẽ phải đưa ra được đánh giá chung về tất
cả những rủi ro ban đầu rồi lựa ra một tập hợp rủi ro thích hợp để đối phó.
4. Phương pháp tránh rủi ro là một quá trình cần thiết để làm giảm bớt đi khả
năng xuất hiện đối với mỗi rủi ro đã lựa chọn để giải quyết. Mỗi một phạm vi chuyên
môm xác định được những hành động nào nên được tiến hành để tránh hoặc để giảm
khả năng xuất hiện rủi ro được chọn lựa giải quyết. Người ta cũng phải xét hiệu quả
sinh lợi cho hướng tránh rủi ro sắp tới. Trong việc xác định được phương pháp này,
không một giải pháp cụ thể nào được đưa ra mà nó vượt qua cách bố trí hợp lý, quyết
định sử lý có lôgíc.
5. Việc xác định kế hoạch đối phó bất trắc xảy ra và các điều kiện tiến hành/ kết
thúc
Kế hoạch đối phó bất trắc xảy ra cho ta thấy những công việc mà phải làm để giảm
thiểu các ảnh hưởng gây ra do rủi ro mà nó đã nảy sinh ra như là một vấn đề của dự án.
Thêm vào đó, người ta phải xác định các điều kiện bắt đầu/ hoàn thành một hoạt động.
Các nhà chỉ đạo mỗi một chuyên môn xác định họ phải thực hiện các hành động đối phó
nào với những bất trắc xảy ra mà họ phải có trách nhiệm giải quyết. Bất cứ một giải
pháp cụ thể nào được đề xuất mà nó lại vượt ra ngoài việc tiến hành bình thường, cách
bố trí hợp lý và quyết định sử lý với mục đích nhận ra phương pháp giải quyết. Điều
này dẫn đến kế hoạch đối phó với mỗi rủi ro bất ngờ được chọn nhằm giải quyết rủi ro
rồi xác định điều kiện nào phải giữa để bất đầu tiến hành và kết thúc kế hoạch đối phó
với rủi ro bất ngờ.
6. Tìm ra dấu vết rủi ro và báo cáo cách thức xác định rủi ro là một phương pháp
trong đó hiện trạng rủi ro phải được giám sát để xác định liệu phương pháp tránh rủi ro
đã được xác định còn phù hợp cho việc giải quyết các rủi ro hiện tại và liệu kế hoạch đối
phó với rủi ro bất ngờ còn có tác dụng đối với các rủi ro được sử lý. Bằng biện pháp này
người ta tìm ra biện pháp trong đó sự nỗ lực điều chỉnh này phải được hoàn thành và các
tình trạng rủi phải được thu thập, báo cáo, và cân nhắc. Các rủi ro chính phải được báo
cáo trong Báo cáo Phân tích Vấn đề Rủi ro. Tất cả các nhà quản lý chuyên môn xác định
rõ đặc điểm, tính chất cách tìm ra từng rủi ro như thế nào. Nhà quản lý dự án (hoặc nhà
xử lý dự án) sẽ chỉ rõ tất cả các tình trạng rủi ro trong bản báo cáo sẽ được thu thập, phổ
Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT
169
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

biến và được chú ý như thế nào trong các buổi họp duyệt lại dự án. Cụ thể là, việc theo
dõi xử lý rủi ro sẽ được hoàn thành thông qua cơ sở dữ liệu xử lý rủi ro có chứa dữ liệu
thích đáng đối với một vấn đề rủi ro. Từng phần của dữ liệu cơ bản sẽ được cập nhật
thường kỳ khi bản báo cáo về các rủi ro được đưa ra. Điều này sẽ dẫn đến việc định rõ
mỗi rủi ro sẽ được tìm ra như thế nào và các hoạt động đối phó với rủi ro sẽ được hỗ trợ
ra làm sao và được xét duyệt ở cấp dự án nào.
7. Tổ chức quản lý rủi ro và xác định trách nhiệm là một quá trình xác định việc tổ
chức giải quyết rủi ro và chịu trách nhiệm đối với việc giải quyết rủi ro. Nhiệm vụ của
nhà quản lý dự án (nhà xử lý rủi ro) là phải chỉ ra được các tổ chức giải quyết rủi ro và
trách nhiệm liên đới đối với từng các nhân. điều này sẽ đẫn đến việc lập ra biểu đồ và
bảng về chịu trách nhiệm liên đới (Ma trận chịu trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý
rủi ro).
8. Quản lý rủi ro và chuẩn bị dữ liệu . Việc cung cấp chính của việc lập kế hoạch đối
phó với những rủi ro là một kế hoạch được chứng minh bằng tài liệu mà nó hỗ trợ các
tất cả các thành viên trong tổ dự án có nhận thức chung rõ ràng về cách rủi ro được giải
quyết dựa vào dự án cũng như là vai trò của họ trong kế hoạch này, ví dụ như là trách
nhiệm cụ thể của họ. Dữ liệu cơ sở sẽ được chuẩn bị thu thập và báo cáo tất cả dữ liệu
đối phó với rủi ro. Nhà quản lý dự án (nhà xử lý rủi ro) sẽ chịu trách nhiệm về nội dung
kế hoạch đối phó rủi ro có cơ sở lý luận. Phương pháp này sẽ đưa ra sự bố trí về các dữ
liệu đối phó vối các rủi ro.
3. Các biện pháp kiểm soát và đối phó với rủi ro

Việc chỉ đạo đối phó với rủi ro bất đầu bằng việc thi hành giảm bớt đi bất cứ khả năng
rủi ro hoặc các hoạt động giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro.
1. Thực hiện hướng tránh rủi ro: người ta đề xuất nhiều cách giảm khả năng rủi ro
khác nhau được dựa trên cơ sở cách thức đối phó với rủi ro được xác định trước và
được thực hiện theo đúng kế hoạch, có nghĩa là việc làm nhẹ bớt triển khai đồng bộ
với việc thực hiện giảm nhẹ khả năng xảy ra rủi ro; làm dịu đi để giảm tác ảnh
hưởng hoăc chấp nhận nó để mà chấp nhận hậu quả.
2. Báo cáo và đánh giá rủi ro: trong suốt thời gian thực hiện dự án, báo cáo rủi ro
phải được triển khai định kỳ dựa trên cở các dữ liệu rủi ro có chứa thông tin về tất cả
rủi ro cụ thể của dự án. Các báo cáo rủi ro phải gồm dữ liệu thích đáng về mỗi rủi ro
chuẩn bị được giải quyết. Các báo cáo trở thành vấn đề nghị sự cả về mức độ chuyên
môn lẫn mức độ nhìn nhận dự án tại đó tình trạng rủi ro được bàn bạc. Nhiều bản
báo cáo sẽ không thay đổi vì những phạm vi cụ thể đòi hỏi những dữ liệu cập nhật do
thành viên tổ dự án chịu trách nhiệm riêng. Thành viên này sẽ trình các báo cáo về
hiện trạng rủi ro xác đáng. Người quản lý dự án (người giải quyết rủi ro) sẽ chỉ ra
hiện trạng rủi ro được xác định như là nhiệm vụ trong quá trình xem xét của khách
hàng. Các nhà hợp đồng phụ sẽ báo cáo hiện trạng rủi ro theo cách tương tự đúng
như cách tổ chức chuyên môn.
3. Thực thi kế hoạch chống rủi ro bất ngờ: thành viên tổ dự án có trách nhiệm với
vấn đề rủi ro họ dã được giao giải quyết sẽ báo cáo với nhà quản lý đự án (người giải
quyết rủi ro) việc thực thi kế hoạch đối phó với rủi ro bất ngờ.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


170
Nghiệp vụ chức danh chỉ huy trưởng công trường xây dựng

4. Đánh giá các hoạt động kế hoạch chống rủi ro bất ngờ: Sự đánh giá về hiệu
lực mỗi kế hoạch chống rủi ro bất ngờ đã thực hiện được đưa ra và được báo các trên
cơ sở định kỳ. Trách nhiệm của mỗi cá nhân về mỗi vấn đề rủi ro riêng biệt định giá
hiệu quả các hoạt động được thực hiện trong kế hoạch đối phó với rủi ro bất ngờ và
báo cáo mức độ hiệu lực trong báo cáo về rủi ro. Thường xuyên đánh giá sẽ phù
hợp với cách báo cáo thường xuyên. Nhà quản lý dự án (người giải quyết rủ ro) sẽ
xem xét định kỳ các báo cáo đánh giá này do tính kiên định của việc thực hiện.
Trong mỗi báo cáo về rủi ro, hiện trạng tồn tại rủi ro mà kế hoạch các hoạt động nên
tóm tắt các hoạt động bước đầu giảm thiểu các ảnh hưởng của các rủi ro cụ thể.
5. Xác định lại các kế hoạch đối phó với rủi ro bất ngờ: từng nhà lãnh đạo dự án
sẽ thực hiện quá trình xác định lại kế hoạch đối phó với rủi ro bất ngờ vì mỗi vấn đề
rủi ro nên được yêu cầu giải quyết.

Viện Đào tạo Quản lý Xây dựng DCMT


171

You might also like