You are on page 1of 6

BÀI TẬP THẢO LUẬN QTCCU NHÓM 3 : DOANH NGHIỆP STARBUCKS

Danh sách thành viên nhóm


1.Nguyễn Thị Thanh Hoa ( Nhóm trưởng )
2.Nguyễn Thị Mây
3.Nguyễn Thị Trang
4.Nguyễn Thị Ngọc Mai
5.Mai Như Quỳnh
6.Nguyễn Thị Trà
Đề tài thảo luận: Lựa chọn một doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài để tìm hiểu về
chuỗi cung ứng
A.Giới thiệu chung về công ty
1.Quá trình hình thành và phát triển
Starbucks là thương hiệu đồ uống nổi tiếng nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Seattle,
Washington, Mỹ. Được thành lập ngày 30/03/1971 tại thành phố Seattle. Ban đầu, Starbucks chỉ
là một cửa hàng nhỏ chuyên bán các loại cà phê hảo hạng và thiết bị xay cà phê.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp bản thân nó tại Seattle hay
Mỹ mà thậm chí còn lan ra khỏi châu lục, đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với
các quốc gia khác như Nhật Bản, Hồng Kông, Nam Phi…
Tính đến nay, thương hiệu cà phê Starbucks hiện có hơn 33.833 cửa hàng tại 64 quốc gia trên
thế giới với hơn 150.000 nhân viên. Trong đó, hơn 65% cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ.
Sứ mệnh của Starbucks là “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một
người, một cốc cà phê và một tình cảm thân thiết vào một thời điểm”
2.Lịch sử thay đổi logo
Hiện tại, với mục đích đơn giản Starbucks chỉ giữ lại hình ảnh biểu tượng cốt lõi là Mỹ nhân
Ngư và màu sắc chỉ còn lại hai màu là trắng và xanh lá cây.
B.Thành viên của chuỗi cung ứng gồm những ai ? Ở đâu ?
1.Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp, họ
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, hoạt động có ảnh hưởng đến chất
lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.
Starbucks có hơn 40000 nhà cung cấp trên khắp trên thế giới với cà phê hạt là nguyên liệu chính
tiên quuyết.
Starbucks thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân từ 4 nơi trồng cà phê trên khắp thế giới: Cà phê
của John Parry ở Hawaii, cà phê của một bộ phận nông dân nhỏ ở Sumatra, cà phê của một ngôi
làng nhỏ ở Ethiopia và của gia đình Baumann ở Mexico.
Đặc biệt, Starbucks kinh doanh theo chuỗi nên tất cả sản phẩm phải giống nhau. Do đó cà phê
nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới đều do công ty mẹ tại Mỹ thu mua thông qua các công
ty thương mại, sau đó được mang về Mỹ, rang xay chế biến rồi mới phân phối đi khắp các công
ty trên thế giới nhằm đảm bảo hương vị ở tất cả các cửa hàng đều đạt một tiêu chuẩn chung.
Công ty mẹ Starbucks hiện cũng thu mua cà phê Arabica của Việt Nam, nhưng số lượng không

nhiều vì Việt Nam dù có sản lượng cà phê đứng thứ hai thế giới song chủ yếu trồng robusta. .
Cà phê Arabica mà Starbucks sử dụng có hương vị thanh hơn,không nồng như robusta
Đầu năm 2016, sản phẩm cà phê chè ( Arabica) có xuất xứ từ Cầu Đất, Đà Lạt đã chính thức trở
thành một trong bảy loại cà phê Arabica được Starbucks lựa chọn giao dịch, mua bán trên toàn
thế giới.
Ngoài ra Starbucks cũng có những nhà cung ứng thiết bị, hệ thống máy móc hiện đại, các công ty
sản xuất bao bì và các loại cốc cà phê : Hãng sản xuất thiết bị Thermoplan AG Cung cấp thiết bị
máy pha cà phê,là nơi sản sinh ra những cỗ máy pha chế Espresso và Capuchino độc quyền cho
hơn 21.000 của hiệu của Starbucks trên toàn thế giới.Chính vì vậy,Thermoplan AG trở thành một
công ty đối tác của Starbucks chuyên cung cấp những thiết bị và sửa chữa những thiết bị độc
quyền của mình cho Starbucks.
2.Nhà máy sản xuất
Một số nhà máy sản xuất do công ty Starbucks lập ra để phục vụ cho nhu cầu của chính công ty,
còn lại thì họ hợp tác với các nhà máy khác.
Các nhà máy sản xuất bao gồm:
 Nhà máy Kent ở Kent thuộc Washington. Xây dựng vào năm 1992, Kent là nhà máy lâu
đời nhất trong công ty.
 Nhà máy rang cà phê Carson Valley ở Minden, Nevada.
 Nhà máy Bay Bread Bakery ở Nam San Francisco, California. Đây là nhà máy lớn nhất
với ba chức năng: chuẩn bị sản phẩm cho các cửa hàng La Boulange, chuẩn bị sản phẩm
cho các cửa hàng Starbucks, thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới.
 Nhà máy New French Bakery ở Ventura, California.
 Nhà máy Evolution Juicery ở Rancho Cucamonga, California. Là nhà máy ép hoa quả
khá lớn cung cấp cho Starbuck những hương vị đặc trưng.
 Nhà máy rang cà phê York ở York, Pennsylvania. Nhà máy York là một trong những nhà
máy chế biến cà phê lớn nhất thế giới và là trung tâm phân phối lớn nhất của Starbucks.
 Nhà máy Sandy Run ở Gaston, South Carolina. Sandy Run là một nhà máy rang cà phê tự
động hóa cao. Đưa vào năm 2008, Sandy sản xuất hơn 1,5 triệu pound cà phê hàng tuần.
Nhà máy nhận được chứng nhận vàng của LEED.
3.Nhà phân phối
Starbucks vẫn trung thành với hình thức bán hàng truyền thống thông qua các đại lý của hãng,có
rất ít hoặc không có sự hiện diện của các trung gian trong việc bán sản phẩm.Phần lớn các sản
phẩm được bán trong cửa hàng của Starbucks hoặc các cửa hàng được cấp phép.
Tự mình lập ra hệ thống các cửa hàng cà phê để giới thiệu và bán sản phẩm. Hệ thống các cửa
hàng của Starbucks phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Ngoài việc tự mình lập ra các cửa hàng
Starbucks cũng nhượng quyền kinh doanh của mình cho nhiều công ty trên toàn thế giới, và Việt
Nam cũng nằm trong những quốc gia mà Starbucks đã có mặt.
Starbucks gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM vào tháng 2
năm 2013, thông qua giấy phép nhượng quyền được ký kết giữa Starbucks với Công ty TNHH
Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt, một chi nhánh của Tập đoàn Maxim’s Hồng Kông.
Hãng này còn có dự định mở thêm hàng trăm cửa hàng ở VN trong những năm tới và hơn 3000
của hàng ở thị trường Bắc Mỹ trong 5 năm tới.
Có thể nói hệ thống phân phối sản phẩm của Starbucks rất lớn và họ đã có những chiến lược mở
rông thị trường hết sức hợp lí.
Hầu hết các cửa hàng của Starbucks đều được đặt ở nơi đông người qua lại và dễ dàng nhận biết
như trung tâm mua sắm, các tòa nhà công sở, khuôn viên các trường học… Họ còn liên kết với
các khách sạn, sân bay, cửa hàng cà phê cho dân công sở.
Starbucks cung cấp các sản phẩm trong những cửa hàng Starbucks Online. Ngoài ra, một số sản
phẩm được bán thông qua các nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Hãng còn cho phép khách hàng sử
dụng Starbucks App để đặt hàng mọi lúc, mọi nơi.
33.833 cửa hàng tại 64 quốc gia trên thế giới với hơn 150.000 nhân viên. Trong đó, hơn 65%
cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ.
Con số khổng lồ này chứng minh rằng chiến lược Marketing của Starbucks về hệ thống phân
phối đã giúp thương hiệu này thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường quán cà phê và
cung cấp đồ uống cao cấp.
4.Khách hàng
Starbucks mở rộng trải nghiệm cho tất cả các khách hàng, nhận và đáp ứng sở thích độc đáo và
nhu cầu của họ. Starbucks mong muốn cung cấp những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng
bằng cách kết nối với khách hàng với họ một cách phù hợp với văn hóa ở từng quốc gia.
-Người trưởng thành: từ 25 đến 40 tuổi là thị trường mục tiêu chính của Starbucks.Chiếm 49%
trong tổng số DT của Starbucks
-Người trẻ tuổi: Từ 18 đến 24 tuổi.Chiếm 40% doanh thu
-Trẻ em và thanh thiếu niên: Từ 13 đến 17.Chỉ chiếm 2% doanh thu .
C.Cách thức vận chuyển và lưu trữ
Starbucks sử dụng 48 Trung tâm phân phối chính ở Hoa Kỳ,7 trong khu vực Châu Á/Thái Bình
Dương,5 ở Canada,3 ở Châu Âu.
Các Trung tâm phân phối chính kết hợp phân phối cà phê với các mặt hàng khác để việc giao
hàng thường xuyên luôn được diễn ra thông qua các hạm đội xe tải chuyên dụng cho các cửa
hàng bán lẻ của riêng của Starbucks và cửa hàng bán lẻ bán các sản phẩm mang thương hiệu
Starbucks.
Công ty không thuê ngoài hoạt động thu mua để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao của hạt cà
phê ngay từ thời điểm chọn hạt cà phê tại nguồn.
Sau khi thu mua nguồn cafe,Starbucks thực hiện việc lưu kho trước khi đưa vào các nhà máy để
xử lý.Starbucks cho xây dựng một vài nhà kho lớn tại các nhà máy của họ để thuận tiện cho việc
lưu trữ và sản xuất cafe.Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được lưu kho tại các kho vận của
các nhà máy này trước khi được đưa tới các CDCs. Các nhà máy lớn của Starbucks được xây
dựng rải rác ở các thành phố lớn: California, New York,….
D.Cách thức trao đổi thông tin,lên kế hoạch,kết nối các thành viên trong chuỗi cung ứng ?
Sự trao đổi thông tin,lên kế hoạch về kết nối các thành viên trong chuỗi cung ứng là vô cùng cần
thiết.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn xa hơn, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao vị thế của
đơn vị trong mắt khách hàng.
Công ty sử dụng công nghệ và tự động hóa để hợp lý hóa hoạt động, giúp họ quản lý hàng tồn
kho một cách hiệu quả. Starbucks có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp, giúp họ có
được hạt cà phê chất lượng tốt nhất và các nguyên liệu khác với chi phí thấp nhất
Starbucks sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật số khác nhau để quản lý hoạt động hậu cần của
mình. Điều này bao gồm hệ thống theo dõi GPS cho phép công ty theo dõi lô hàng theo thời gian
thực và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giúp công ty theo dõi và quản lý mức tồn
kho.Ngoài ra, công ty còn sử dụng các công cụ phân tích nâng cao để theo dõi hiệu suất và nhu
cầu của khách hàng.
E.Các vấn đề của chuỗi cung ứng ?
1.Tổng chi phí cho chuỗi cung ứng lớn: mọi nguyên liệu của Starbucks đều được nhập khẩu. Ví
dụ nguyên liệu nhập về sẽ được phân phối cố định vào mỗi sáng đầu tuần tại một kho tại TP
HCM, sau đó mới chuyển tới từng cửa hàng.
2.Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu hạt cà phê: Starbucks Việt Nam không thu mua cà phê trực
tiếp từ thị trường.
3.Đặc tính sử dụng cà phê của người Việt đang trở thành trở ngại lớn đối với các chuỗi cà phê
nước ngoài nói chung và Starbucks nói riêng.
*Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng.
- Hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những công đoạn chưa phù hợp sẽ
được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động hóa vào quá trình sản xuất.
- Đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của mình.
- Liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, hạn chế các chi
phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân phối hàng hóa hợp lý để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm không bị thay đổi và hao hụt trong quy trình vận chuyển, phân phối
-Tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết, hợp lý hóa tối đa mà chất lượng sản phẩm
không bị ảnh hưởng, người tiêu dùng vẫn được thưởng thứ sản phẩm tốt mà họ vẫn mong đợi,
giữ vững niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm
KẾT LUẬN
Quản trị tốt chuỗi cung ứng là điều kiện tiên quyết đến thành công của các doanh nghiệp nói
chung và của Starbucks Việt Nam nói riêng. Quản trị tốt chuỗi cung ứng từ đầu nguồn tới cuối
nguồn để đảm bảo ổn định nguyên vật liệu, phân phối hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng là một trong những yếu tố gây dựng được thành công của Starbucks hiện nay.
Tuy nhiên, trong tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay của thị trường cà phê,Starbucks cần tiếp
tục đảm bảo chất lượng, hương vị, đa dạng hóa thêm các sản phẩm cũng như quản trị tốt chuỗi
cung ứng để giữ vững và phát triển vị trí hiện có.

You might also like