You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

Tiểu luận kết thúc học phần


Môn: KINH DOANH QUỐC TẾ 2

Đề:
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH
NGHIỆP NÀY VÀ ĐƯA RA CÁC KIẾN NGHỊ ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KDQT
CỦA HỌ

Tên sinh viên: Thái Thị Thảo Hiền


MSSV: 31201026666
Lớp: IB004 Khóa: K46
Lớp học phần: 21C1HCM51000409
Giảng viên hướng dẫn: Ths Trương Thị Minh Lý

1
Mục lục
Giới thiệu công ty Starbucks .................................................................................................................... 3
Phân tích các phương thức xâm nhập thị trường quốc tế của Starbucks .................................................... 3
Phương thức Liên doanh (joint ventures) ............................................................................................. 3
- Thị trường Nhật Bản .............................................................................................................. 3
- Thị trường Ấn Độ..................................................................................................................... 4
Phương thức Cấp phép (licensing) ....................................................................................................... 5
- Thị trường Trung Quốc ......................................................................................................... 5
- Thị trường Brazil ................................................................................................................... 5
Phương thức Công ty con sở hữu hoàn toàn (wholly-owned subsidiaries) ............................................. 6
- Thị trường Mỹ ........................................................................................................................ 6
- Thị trường Úc ......................................................................................................................... 6
Sự thất bại của Starbucks khi xâm nhập vào thị trường Úc ....................................................................... 7
Một số lưu ý để Starbucks cải thiện hoạt động Kinh doanh quốc tế .......................................................... 7
Tài liệu tham khảo: .................................................................................................................................. 9

2
Giới thiệu công ty Starbucks
Starbucks là công ty có chuỗi cà phê lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại Seattle, Washington,
Mỹ. Starbucks được thành lập vào năm 1971 bởi ba người là Jerry Baldwin, Gordon Bowker
và Zev Siegl. Năm 1982, Howard Schultz gia nhập làm Giám đốc tiếp thị và hoạt động bán lẻ
của Starbucks. Starbucks bắt đầu cung cấp cà phê cho các nhà hàng cao cấp và quán bar
espresso. Đến năm 1986, công ty vận hành sáu cửa hàng ở Seattle và chỉ mới bắt đầu bán cà
phê, và ngay sau đó, những người chủ ban đầu đã bán chuỗi cửa hàng Starbucks cho Howard
Schultz, người đã đổi thương hiệu các cửa hàng cà phê II Giornale của mình thành công ty
Starbucks và nhanh chóng bắt đầu mở rộng cửa hàng tại Chicago và Vancouver, Canada. Trong
năm 2020 và 2021 số lưởng của hàng của Starbucks tăng lần lượt là 1.404 và 1.173, theo dữ
liệu cuối năm do Starbucks cung cấp. Tính đến ngày 2 tháng 1 năm 2022, Starbucks đã có
34.317 cửa hàng ở 80 quốc gia trên thế giới. Starbucks đã mở thêm 484 cửa hàng mới trong
quý đầu tiên của năm 2022 và 538 cửa hàng trong quý trước đó. Sứ mệnh mà Starbucks đặt ra
là “khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và
một tình hàng xóm vào một thời điểm”. Starbucks luôn tin tưởng vào việc phục vụ loại cà phê
ngon nhất có thể cho khách hàng sự hài lòng. Không gian quán sẽ đem lại cho khách hàng sự
thoải mái, phù hợp để tụ họp với gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức một tách cà phê
hấp dẫn.
Starbucks hiện đang sử dụng ba chiến lược xâm nhập thị trường quốc tế là: liên doanh, cấp
phép và công ty con sở hữu hoàn toàn. Starbucks đã thành lập liên doanh với một nhà bán lẻ
địa phương, Sazaby, Inc để thâm nhập vào tại thị trường Nhật Bản. Sau khi thâm nhập thị
trường Nhật Bản, Starbucks đã tăng tốc độ mở rộng ra quốc tế một cách đáng kể. Năm 1998,
Starbucks mua lại Công ty Cà phê Seattle ở Vương quốc Anh, một chuỗi có hơn 60 địa điểm
bán lẻ. Cùng năm đó, công ty đã mở các cửa hàng ở Đài Loan, Thái Lan, New Zealand và
Malaysia. Năm 1999, Starbucks mở tại Trung Quốc (Bắc Kinh), Kuwait, Hàn Quốc và
Lebanon. Năm 2000, nó thâm nhập vào bảy thị trường khác (Trung Quốc - Hồng Kông và
Thượng Hải, Dubai, Úc, Qatar, Ả Rập Saudi và Bahrain). Starbucks đã xâm nhập thêm ba thị
trường mới vào năm 2001 (Thụy Sĩ, Israel và Áo). Năm 2002, chín thị trường khác đã được
mở (Oman, Tây Ban Nha, Indonesia, Đức, Nam Trung Quốc - Ma Cao và Thâm Quyến,
Mexico, Puerto Rico, và Hy Lạp).

Phân tích các phương thức xâm nhập thị trường quốc tế của Starbucks

Phương thức Liên doanh (joint ventures)


Liên doanh là sự kết hợp của hai hoặc nhiều bên cùng nhau phát triển một doanh nghiệp hoặc
dự án duy nhất vì lợi nhuận, cùng chia sẻ những rủi ro liên quan đến sự phát triển của doanh
nghiệp hoặc dự án đó. Các bên tham gia liên doanh ít nhất phải là sự kết hợp của hai thể nhân
hoặc pháp nhân.
- Thị trường Nhật Bản
Sau khi bão hòa thị trường trong nước, Starbucks bắt đầu nhắm vào việc mở rộng ra thị trường
nước ngoài. Liên doanh là một phương thức hữu ích khi Starbucks muốn bắt đầu xâm nhập
vào một thị trường mới. Công ty liên doanh ở nước ngoài đầu tiên của hãng là ở Nhật Bản có
tên là Sazaby Inc. vào năm 1996. Starbucks đã thâm nhập thị trường Nhật Bản thông qua hình
thức liên doanh để họ có được sự hỗ trợ của một thương hiệu "quê nhà" tại thị trường đó. Một

3
thị trường mới như Nhật Bản rất khác biệt so với Mỹ, khác biệt về môi trường kinh doanh lẫn
các vấn đề pháp lý. Sẽ rất khó để đặt một công ty vô danh với mô hình kinh doanh nước ngoài
thu hút được khách hàng địa phương, đặc biệt là một đất nước trọng truyền thống và văn hóa
như Nhật Bản. Nhưng có một cái tên quen thuộc trong nội địa sẽ giúp khách hàng có mức độ
thoải mái cao hơn khi tiếp xúc với một thương hiệu hoàn toàn mới. Ngoài ra liên doanh cũng
giúp Starbucks tiếp xúc đối thủ cạnh tranh trong thị trường mới lẫn sở thích của khách
hàng. Starbucks đạt được thành công vang dội tại Nhật Bản và là thương hiệu cà phê có các
cửa hang hàng đầu về số lượng và cơ sở vật chất. Với sự thành công tại thị trường này, cổ
phiếu của Starbucks Coffee Japan Ltd đã ra mắt lần đầu tiên trên sàn giao dịch NASDAQ Nhật
Bản ở Tokyo vào tháng 10 năm 2001. Và cũng tính đến tháng 10 năm 2021, Starbucks có 1.546
cửa hàng cà phê đang hoạt động tại Nhật Bản.

(theo Công Ty Nghiên Cứu Thị Trường Statista 2022)


- Thị trường Ấn Độ
Starbucks gia nhập thị trường Ấn Độ vào tháng 10 năm 2012 bằng cách thành lập liên doanh
50:50 với Tata Group. Thị trường cà phê Ấn Độ mang lại nhiều tiềm năng cho liên doanh Tata
- Starbucks. "Tiêu thụ cà phê ở Ấn Độ đã tăng 3% lên 1,06 vạn tấn trong năm 2011 so với năm
2010, theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế." (theo ndtv.com). Starbucks đã để mắt đến thị
trường Ấn Độ tiềm năng trong một thời gian. Starbucks nỗ lực để xâm nhập thị trường này vào
năm 2007 nhưng thất bại do chính phủ Ấn Độ hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Chính
phủ Ấn Độ vào thời điểm đó chỉ cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài sở hữu tối đa 51%. Công
ty đã rút đơn đăng ký của mình nhưng một cơ hội đã mở ra khi Tập đoàn Tata của Ấn Độ “gõ
cửa hợp tác”. Một liên doanh thành lập với khoản đầu tư ban đầu là 80 triệu đô la. Ấn Độ là
thị trường cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh đáng
gờm nhất là “gã khổng lồ” trong nước, Café Coffee Day (CCD), đã áp dụng chiến lược tràn
ngập thị trường với các quán cà phê của mình, cách thức gần giống những gì Starbucks đã thực
hiện tại Mỹ. Để có thể cạnh tranh với các thương hiệu địa phương và đạt được thành công trên
thị trường Ấn Độ thì Starbucks và Tata đã quyết định thử nghiệm những thực đơn mới phù hợp
với người dân Ấn Độ. Trong khi Starbucks trên toàn cầu cung cấp bánh nướng việt quất và sô
cô la thì công ty đã tung ra một món ăn mới là India Estates. Đây là sự pha trộn giữa loại cà

4
phê đặc biệt dành riêng cho Ấn Độ, được Tata phát triển một cách chu đáo và cạnh tranh lại
được cà phê Arabica chất lượng cao có sẵn ở Ấn Độ. Ngoài ra, công ty ra mắt Espresso Roast
của Ấn Độ có nguồn gốc từ địa phương thông qua thỏa thuận tìm nguồn cung ứng và rang xay
cà phê giữa Starbucks và Tata. Người dân sẽ cảm thấy được rằng các loại cà phê của Starbucks
đã nắm bắt được tinh hoa và di sản phong phú của lịch sử cà phê Ấn Độ. Có 254 cửa hàng
Starbucks ở Ấn Độ tính đến ngày 10 tháng 2 năm 2022. Bang có nhiều cửa hàng Starbucks
nhất ở Ấn Độ là Maharashtra, với 90 cửa hàng, chiếm khoảng 35% tổng số cửa hàng Starbucks
ở Ấn Độ.

Phương thức Cấp phép (licensing)


Trong kinh doanh, cấp phép là một thỏa thuận hợp đồng giữa hai chủ thể kinh doanh, trong đó
một công ty cho công ty khác thuê tài sản trí tuệ (IP) của mình theo các điều khoản và điều
kiện cụ thể. Cửa hàng được cấp phép của Starbucks chỉ đơn giản là một cửa hàng hoặc cửa
hiệu được sở hữu một phần bởi một cá nhân hoặc tổ chức đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh
của gã khổng lồ cà phê này. Starbucks cấp giấy phép theo các nguyên tắc nghiêm ngặt trong
khi vẫn duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn đối với cửa hàng được cấp phép.
- Thị trường Trung Quốc
Năm 1998, Starbucks đã thông qua phương thức thỏa thuận cấp phép để cấp phép cho đối tác
Trung Quốc (Beijing Mei Da), một công ty phân phối bán buôn cung cấp hạt cà phê cho một
số khách sạn và nhà hàng được chọn. Starbucks nhận ra rằng các đối tác địa phương có thể
hiểu rõ nhất về văn hóa địa phương của khách hàng và một số luật liên quan, và họ đã thiết lập
mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, vì vậy rất dễ dàng có được các quyền và chế tài
cần thiết để bắt đầu và hoạt động kinh doanh ở một quốc gia quan liêu như Trung Quốc. Hơn
nữa, Starbucks cũng có thể duy trì tiêu chuẩn cao về kiểm soát sản xuất và đạt được doanh thu
lý tưởng tại thị trường Trung Quốc. Vì vậy, thỏa thuận được cấp phép là một lựa chọn tối ưu
để Starbucks tham gia vào thị trường Trung Quốc đang bùng nổ vào giữa những năm 1990.
Cuối tháng 9 năm 2022, Starbucks đã kỷ niệm mở cửa hàng thứ 6.000 tại đất nước đông dân
nhất thế giới này
- Thị trường Brazil
Công ty Cà phê Starbucks đã ký thỏa thuận với SouthRock - nhà điều hành nhà hàng đa thương
hiệu hàng đầu tại Brazil - để cấp phép đầy đủ cho hoạt động bán lẻ của Starbucks tại quốc gia
này vào tháng 3 năm 2018. Thỏa thuận cung cấp cho SouthRock quyền phát triển và vận hành
các cửa hàng Starbucks tại Brazil. Bằng cách tận dụng kiến thức thị trường vững chắc của mình
trong lĩnh vực bất động sản thương mại, tiếp thị và hoạt động, SouthRock có kế hoạch thúc
đẩy tăng trưởng dài hạn theo cách tạo ra cơ hội mới cho khách hàng và nhân viên của Starbucks,
cả ở các thị trường hiện tại cũng như các thị trường tương lai trên khắp Brazil. SouthRock được
thành lập vào năm 2015 bởi Ken Pope, người cùng với đội ngũ quản lý điều hành của
SouthRock có kinh nghiệm sở hữu và điều hành các thương hiệu thực phẩm và đồ uống lớn
trong nước và quốc tế tại Brazil. SouthRock sở hữu và điều hành “Nhà hàng tại Sân bay Brazil”,
một công ty dịch vụ thực phẩm và đồ uống đa thương hiệu hoạt động tại các sân bay lớn nhất
của Brazil. Tháng 12 năm 2021, có tất cả 142 cửa hàng Starbucks được mở tại bang Minas
Gerais, Brazil.

5
Phương thức Công ty con sở hữu hoàn toàn (wholly-owned subsidiaries)
Khi hầu hết tất cả cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được sở hữu bởi một công ty khác
(công ty mẹ), thì đó là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty đó. Công ty con được
sở hữu toàn bộ là một pháp nhân độc lập riêng biệt do một công ty khác (công ty mẹ) sở hữu
và kiểm soát 100% và trực tiếp hoạt động dưới sự hướng dẫn và ra quyết định của công ty mẹ.
Nó có quản lý cấp cao của mình để kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên, tất
cả các quyết định chiến lược ở cấp tập đoàn đã được thực hiện bởi công ty mẹ. Mục đích của
việc thành lập công ty con sở hữu hoàn toàn là để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của công
ty và tạo ra một kênh riêng để điều hành công ty.
- Thị trường Mỹ
Starbucks đã mua Seattle Coffee Co. vào năm 2003 từ AFC Enterprises Inc, công ty thuộc sở
hữu Popeyes Chicken. Năm 2010, Starbucks đã sử dụng Seattle's Best để chống lại sự xâm
nhập vào thị trường cà phê tại Mỹ của McDonald's và Dunkin 'Donuts khi họ bắt đầu bán đồ
uống espresso rẻ tiền. Để giải quyết vấn đề này Starbucks bắt đầu tiếp thị Seattle's Best như
một thương hiệu cà phê đại chúng, rẻ hơn so với thương hiệu Starbucks đắt tiền hơn. Nó đã
thực hiện các giao dịch bán Seattle's Best tại Burger King, Subway và AMC Theatre, cũng như
các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.
Ngày 31 tháng 12 năm 2012, Công ty Cà phê Starbucks thông báo kế hoạch mua lại Teavana
Holdings, Inc với giá khoảng 620 triệu đô la. Teavana trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn
toàn của Starbucks và bổ sung cho danh mục các thương hiệu mới nổi của Starbucks khi đấy,
bao gồm Evolution Fresh, La Boulange, Seattle's Best Coffee và Tazo. Teavana là một chuỗi
bán lẻ chuyên về lá trà pha và đóng gói, cũng như các sản phẩm liên quan đến trà. Vào thời
điểm Starbucks mua lại vào năm 2012, chuỗi bán lẻ Teavana đang phát triển nhanh chóng, có
các cửa hàng ở hàng trăm địa điểm và tất cả đều nằm trong các trung tâm thương mại. Starbucks
và Teavana tận dụng các năng lực cốt lõi của Starbucks về bất động sản, thiết kế và vận hành
cửa hàng, đồng thời tích hợp những năng lực này với cơ quan quản lý trà đẳng cấp thế giới của
Teavana, khả năng tìm nguồn cung ứng toàn cầu, bán hàng và dịch vụ tốt nhất của các cửa
hàng bán lẻ. Được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng hiện có của Starbucks, Starbucks có kế hoạch tiếp
tục phát triển và mở rộng 300 cửa hàng tại trung tâm thương mại vốn đã rất thành công của
Teavana, góp phần đẩy nhanh dấu ấn trong nước và toàn cầu của Teavana. Cũng giống như
Starbucks đã đi tiên phong trong trải nghiệm bán lẻ mới cho cà phê và cà phê espresso, thương
vụ mua lại Teavana của công ty mang đến cơ hội làm điều tương tự trong danh mục trà toàn
cầu trị giá 40 tỷ đô la đang phát triển nhanh chóng. Vào năm 2013, Starbucks đã tích hợp vị trí
hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông xã hội và kỹ thuật số, chương trình mười triệu thành viên
khách hàng thân thiết toàn cầu, thẻ và nền tảng thanh toán di động - với trải nghiệm khách
hàng Teavana để mở rộng phạm vi cửa hàng tại trung tâm thương mại hiện tại với một chiến
lược thiết kế toàn diện sẽ bao gồm các địa điểm lân cận mới của Teavana tại các thị trường
trên khắp Bắc Mỹ và trên toàn thế giới. Teavana đã mở cửa hàng đầu tiên ở Trung Đông với
sự hợp tác của đối tác liên doanh hiện tại của Starbucks là Alshaya.
- Thị trường Úc
Starbucks lần đầu tiên thâm nhập vào thị trường nước Úc vào tháng 7 năm 2000 thông qua các
công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của mình là Starbucks Capital Asset Leasing Company,
LLC và Starbucks Coffee Company (Australia) Pty. Công ty bắt đầu bán cà phê espressos,
frappuccino và cà phê lọc từ cửa hàng đầu tiên ở Khu Thương mại Trung tâm (CBD) của
Sydney.Ltd. Công ty đã mạnh tay mở rộng nhiều cửa hàng nhằm thiết lập sự hiện diện và ghi
nhận trong tâm trí khách hàng. Đến năm 2008, Starbucks đã điều hành 87 địa điểm trên khắp

6
đất nước, tương đương với khoảng 11 cửa hàng mới mỗi năm. Úc là một thị trường có nền văn
hóa cà phê sành điệu và có rất nhiều quán cà phê địa phương phục vụ nhu cầu hảo hạng của
người dân. Mặc dù việc thiếu sự chấp nhận sẵn sàng và sự hiện diện của nhiều đối thủ cạnh
tranh khác nhau đã cản trở tiến trình của mình, Starbucks đã nhanh chóng mở rộng bằng cách
mở các cửa hàng thuộc sở hữu của công ty ở nhiều thị trấn và thành phố khác nhau của Úc.
Nhưng kết quả lại không hề khả quan, Starbucks Australia thông báo kế hoạch đóng cửa 61
trong số 84 cửa hàng tại Australia vào ngày 29 tháng 7 năm 2008 với lý do hoạt động không
hiệu quả do suy thoái kinh tế. Các chuyên gia cho rằng Starbucks thất bại tại thị trường Úc
phần lớn là do không hiểu được người tiêu dùng và văn hóa Úc.

Sự thất bại của Starbucks khi xâm nhập vào thị trường Úc
Khi Starbucks vào Úc, họ đã mở rộng với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ đó
tăng nhanh hơn mức độ phổ biến của Starbucks vì cuối cùng công ty đã dẫn đến khoản lỗ 105
triệu đô la trong bảy năm đầu tiên. Với thực tế là Úc luôn có một nền văn hóa uống cà phê lớn
và mạnh mẽ, Starbucks nên nhận thức được những thách thức mà họ sẽ phải đối mặt tại thị
trường đó. Trước khi Starbucks xuất hiện tại Hoa Kỳ, thì người Úc đã thưởng thức cà phê pha,
cà phê espresso trong các cửa hàng cà phê do người Hy Lạp và người Ý nhập cư thành lập.
Sức hấp dẫn của các cửa hàng cà phê địa phương là một khía cạnh mà Starbucks không có và
cần thời gian để phát triển. Tương tự, một phần lớn người Úc địa phương thích ăn một số loại
thức ăn trong các quán cà phê như bánh mì sandwich và các món ăn vặt khác. Howard Schultz,
Giám đốc điều hành của Starbucks vào thời điểm đó đã không đồng ý ý tưởng phục vụ đồ ăn
nóng. Mặc dù ông Howard khuyến khích sự đổi mới, nhưng chưa bao giờ hình dung ra việc
mọi người đến Starbucks để ăn bánh sandwich. Việc thiếu sự chú ý và sẵn sàng khám phá văn
hóa cà phê lâu đời ở Úc đã dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và cuối cùng là đóng cửa phần lớn
các địa điểm của họ. Starbucks không có đủ kiến thức về sở thích của người dân Úc, không có
bằng chứng nào cho thấy Starbucks đã nỗ lực để thực sự khác biệt với các cơ sở địa phương
hoặc đưa ra bất kỳ chương trình khuyến mãi hấp dẫn nào sau khi khai trương. Nếu không có
những thành phần này, không có nhiều cơ hội để Starbucks thành công trước các đối thủ cạnh
tranh của họ. Một phần của vấn đề là mô hình kinh doanh ban đầu của Starbucks không có sự
chuyển dịch trên khắp các thị trường khác nhau. Thành công ban đầu của Starbucks có liên
quan rất nhiều đến việc họ đã giới thiệu văn hóa cà phê châu Âu đến một thị trường không có
truyền thống này, ví dụ như là Trung Quốc. Úc lại là một nước có một văn hóa cà phê tuyệt
vời và phong phú và các công ty như Starbucks thực sự phải vật lộn để cạnh tranh với điều đó.
Có lẽ lựa chọn phương thức thâm nhập công ty con sở hữu hoàn toàn là một phương thức sai
lầm tại thị trường nước Úc.

Một số lưu ý để Starbucks cải thiện hoạt động Kinh doanh quốc tế
 Starbucks không nên quá dựa vào danh tiếng của mình.
Không thể phủ nhận việc Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế
giới. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh của
Starbucks khi gia nhập vào một thị trường mới. Tiêu biểu cho điều này là sự thất bại của
Starbucks tại Úc và sự chưa thành công tại Việt Nam. Thị trường đồ uống nói chung đang ngày
càng cạnh tranh khi nhiều thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường, bên cạnh đó là hàng loạt
các quán cà phê địa phương nhỏ lẻ xuất hiện ở bất kỳ đâu. Khách hàng có quá nhiều sự lựa

7
chọn cho một cốc cà phê, họ có thể tìm đến các cửa hàng có thương hiệu vì sự nổi tiếng, nhưng
thứ giữ chân được khách hàng lâu dài là sự hài long về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chứ không
phải sự nổi tiếng của thương hiệu.

 Starbucks nên tìm hiểu nhu cầu thị trường địa phương và phát triển phương pháp tiếp
cận hợp tác phù hợp.
Thông thường, hoạt động trên toàn cầu được coi là một cái cớ để tránh dành thời gian tìm hiểu
địa phương văn hóa, nhu cầu và hành vi của khách hàng, cũng như hoạt động tiếp thị thành
công và kém thành công tại các phương pháp tiếp cận. Rõ ràng là một khách hàng ở Hoa Kỳ
có thể rất khác với một khách hàng ở Úc. Starbucks đã thực hiện chiến lược mở hàng loạt cửa
hàng tại Mỹ và nó rất thành công tại thị trường này, nhưng khi làm điều tương tự tại Úc thì lại
dẫn đến sự thất bại. Cuộc sống, văn hóa và nhu cầu của họ khác nhau, vì vậy nó có nghĩa là họ
sẽ tương tác rất khác với các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp. Để mô hình toàn cầu đạt
hiệu quả, các nhóm nghiên cứu cần phát triển sự hiểu biết về thị trường địa phương và thiết lập
mối quan hệ chặt chẽ với các công ty tiếp thị địa phương. Các sáng kiến và kế hoạch cho
phương thức xâm nhập toàn cầu cần có sự linh hoạt để thích nghi cho những khác biệt về văn
hóa.

 Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, các chương trình tiếp thị phù hợp với sở thích
khách hàng ở từng thị trường.
Một cốc latte được yêu thích tại Mỹ chưa chắc đã hợp khẩu vị của khách hàng tại Việt Nam.
Thông qua các phương thức thâm nhập của mình Starbucks cùng với các đối tác của mình nên
cùng nhau thành lập ra một phòng ban chuyên để nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại từng
thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị phù hợp với thói quen, văn hóa của
từng địa phương mà Starbucks có mặt. Nếu không Starbucks sẽ khó mà cạnh tranh lại được
với các thương hiệu, cửa hàng cà phê nội địa vốn đã quen thuộc với khách hàng nội địa.

 Tạo ra một cộng đồng kết nối dành cho khách hàng của Starbucks trên khắp thế giới.
Tạo ra một trang mạng riêng dành cho khách hàng của Starbucks trên toàn cầu, nơi họ có thể
chia sẻ về thức uống yêu thích của mình, những khoảnh khắc cùng gia đình, bạn bè tại
Starbucks hay đơn giản là một ngày làm việc ngồi tại các cửa hàng của Starbucks. Con người
đều có xu hướng kết nối với nhau, nếu Starbucks làm được điều này thì sẽ thúc đẩy được sự
trung thành và thúc đẩy khách hàng đến với Starbucks nhiều hơn. Hơn nữa, trên trang này các
khách hàng có thể đánh giá, góp ý về đồ ăn, thức uống cũng như chất lượng phục vụ của từng
cửa hàng ở những thị trường khác nhau để Starbucks có thể tiếp thu và ngày càng cải thiện
hơn. Điều này sẽ góp phần giúp Starbucks nâng cao hình ảnh của bản thân và dễ dàng mở rộng
quy mô hơn nữa.

8
Tài liệu tham khảo:
1. Starbucks opened more new stores than McDonald's and Subway, the two biggest chains in
the world, during the pandemic. (2022). Retrieved 10 October 2022, from
https://www.businessinsider.com/starbucks-is-outpacing-subway-and-mcdonalds-in-new-
store-openings-2022-2
2. What Is a Wholly-Owned Subsidiary? Definition and Examples. (2022). Retrieved 16
October 2022, from
https://www.investopedia.com/terms/w/whollyownedsubsidiary.asp#:~:text=Key%20Take
aways-
,A%20wholly%20owned%20subsidiary%20is%20a%20company%20whose%20common
%20stock,no%20obligations%20to%20minority%20shareholders.
3. Srivastav, A. (2019). Wholly Owned Subsidiary. Retrieved 16 October 2022, from
https://www.wallstreetmojo.com/wholly-owned-subsidiary/
4. https://www.sec.gov/Archives/edgar/data/829224/000082922412000003/exhibit991.htm
5. Starbucks Closes Teavana Acquisition - Starbucks Stories. (2022). Retrieved 17 October
2022, from https://stories.starbucks.com/stories/2012/starbucks-closes-teavana-
acquisition/
6. Which is a subsidiary of the Starbucks Corporation?. (2022). Retrieved 17 October 2022,
from https://www.foodnews101.com/starbucks/which-is-a-subsidiary-of-the-starbucks-
corporation/
7. Starbucks: number of stores in Japan 2021 | Statista. (2022). Retrieved 17 October 2022,
from https://www.statista.com/statistics/1305935/starbucks-store-number-japan/
8. (2022). Retrieved 22 October 2022, from
https://activityinsight.pace.edu/aeisner/intellcont/TATA%20STARBUCKS%20CASE%20
jiacsvol21no3-1.pdf
9. Starbucks Company's International Business Strategy | Free Essay Example. (2022).
Retrieved 22 October 2022, from https://studycorgi.com/starbucks-companys-
international-business-strategy/
10. History of, and Introduction to Starbucks. (2022). Retrieved 22 October 2022, from
https://www.ukessays.com/essays/marketing/the-history-and-introduction-to-starbucks-
coffee-marketing-essay.php

You might also like