You are on page 1of 5

Lộ trình của thị trường điện cạnh tranh sẽ đc chia làm 3 cấp độ

Ngày 1/7/2012, thị trường điện bắt đầu vận hành giai đoạn thị trường phát điện
cạnh tranh Việt Nam (VCGM) chính thức. Từ 1/1/2019 đến nay, thị trường điện đã
chuyển sang giai đoạn vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và
đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết, chuẩn bị để triển khai thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh (VREM).
Và đến nay, thị trường điện cạnh tranh đã đảm bảo đúng tiến độ với sự điều hành,
giám sát trực tiếp của Bộ Công Thương.
Cụ thể, nếu như trong cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh (2012 đến hết năm
2018), các nhà máy điện chào giá cạnh tranh hàng ngày để bán điện cho đơn vị
mua buôn điện duy nhất (là Tập đoàn Điện lực Việt Nam -EVN), thì trong giai
đoạn thị trường bán buôn điện hiện nay, ngoài EVN đã có thêm 05 Tổng công ty
Điện lực tham gia mua điện từ thị trường điện. Do vậy, EVN không còn là đơn vị
độc quyền trong khâu mua buôn sản lượng điện năng do các nhà máy điện sản xuất
lên lưới điện quốc gia.
Thực tế, trên thị trường điện Việt Nam đã có nhiều nhà đầu tư khác tham gia, với
cơ cấu nguồn ngày càng tăng lên. Vì thế, EVN đã không còn độc quyền về nguồn
và lưới như trước đây, ngoại trừ hệ thống lưới điện truyền tải theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ vì có liên quan đến an ninh năng lượng quốc giá.
Cụ thể, nguồn điện của EVN từ chỗ 100% đến nay đã giảm xuống còn 58 %, số
còn lại là của các doanh nghiệp khác chiếm 42%. Như vậy, hàng năm EVN phải trả
tiền mua điện (nhiệt điện than, năng lượng tái tạo, điện khí…) từ các doanh nghiệp
khác như Tổng công ty Điện lực dầu khí, Tổng công ty Điện lực than khoáng sản;
các nhà máy nhiệt điện BOT và hàng trăm doanh nghiệp đầu tư thuỷ điện nhỏ và
vừa; nhà máy điện gió, năng lượng mặt trời.
1. Tên gọi của thị trường
a) Tên tiếng Việt: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
b) Tên tiếng Anh: Vietnam Wholesale Electricity Market
c) Tên viết tắt: VWEM
2. Thành viên tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh
a) Bên bán điện gồm:
 Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có công suất đặt trên 30 MW trực tiếp
tham gia thị trường điện. Các nhà máy thủy điện có công suất đặt từ 30 MW
trở xuống có quyền lựa chọn tham gia thị trường điện khi đáp ứng đủ các
điều kiện về cơ sở hạ tầng;
 Trong giai đoạn hiện tại các Nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây
dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Nhà máy thủy điện chiến lược đa
mục tiêu (SMHP), các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo gián tiếp
tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Theo thiết kế VWEM, các nhà
máy BOT và SMHP dự kiến sẽ tham gia thị trường điện theo một trong các
hình thức sau: i) Trực tiếp tham gia thị trường; ii) Tham gia thị trường thông
qua đơn vị chào giá thay thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
b) Bên mua điện gồm:
 5 Tổng công ty Điện lực.
 Khách hàng sử dụng điện lớn mua điện từ cấp điện áp 110 kV trở lên đấu
nối trực tiếp vào trạm biến áp truyền tải cấp điện áp 220 kV đáp ứng các
điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương có quyền lựa chọn tham gia
thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
 Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam): Thực hiện
nhiệm vụ mua điện từ các nhà máy điện không tham gia thị trường bán buôn
điện cạnh tranh và bán sản lượng điện này cho các Tổng công ty Điện lực
theo quy định của Bộ Công Thương.
 Đơn vị mua điện mới được phép tham gia thị trường bán buôn điện cạnh
tranh khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương.
c) Các đơn vị cung cấp dịch vụ:
 Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: Trung tâm Điều độ hệ
thống điện quốc gia;
 Đơn vị truyền tải điện: Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;
 Đơn vị phân phối điện: Các Tổng công ty Điện lực;
 Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng.
3. Thị trường điện giao ngay
- Thị trường điện giao ngay là thị trường thực hiện lập lịch huy động, tính
toán giá thị trường theo bản chào và thanh toán theo từng chu kỳ giao dịch
trong ngày cho các giao dịch mua bán điện năng giữa các đơn vị phát điện và
các đơn vị mua điện.
 Mô hình thị trường: Áp dụng mô hình thị trường chào giá theo chi phí (Cost-
Based Pool);
 Chu kỳ giao dịch: 30 phút;
 Chu kỳ điều độ: 30 phút;

 Chào giá: áp dụng chào giá ngày tới, Trong ngày D-1, đơn vị phát điện lập
bản chào giá cho 48 chu kỳ giao dịch của ngày D và gửi cho Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện. Đơn vị phát điện thực hiện chào giá
trong phạm vi giá sàn và giá trần cho toàn bộ công suất khả dụng của các tổ
máy phát điện. Giá trần bản chào các tổ máy nhiệt điện được tính toán theo
Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Giá trần bản chào của các tổ
máy thủy điện được xác định trên cơ sở giá trị nước do Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện tính toán. Bản chào giá của đơn vị phát điện
bao gồm tối đa 10 cặp giá chào (đ/kWh) và công suất (MW) của từng tổ máy
phát điện trong từng chu kỳ giao dịch.

Khái niệm
Công suất đặt: là tổng của các công suất định mức của tất cả thiết bị tiêu thụ
điện trong lưới. Đây không phải là công suất tiêu thụ thực tế. Với động cơ,
công suất định mức là công suất đầu ra trên trục động cơ. Công suất tiêu thụ
đầu vào rõ ràng sẽ lớn hơn.

Ngày 1/7/2012, thị trường điện bắt đầu vận hành giai đoạn thị
trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM) chính thức. Từ
1/1/2019 đến nay, thị trường điện đã chuyển sang giai đoạn vận
hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và đang trong
giai đoạn thiết kế chi tiết, chuẩn bị để triển khai thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh (VREM).
Tính đến hết tháng 6/2022, tổng công suất đặt của hệ thống là
78.597 MW. Tổng số các nhà máy điện đang vận hành trong hệ
thống điện thuộc quyền điều khiển của A0 là 344 (không kể các
nhà máy điện nhỏ, nguồn nhập khẩu...), với tổng công suất là
64.203 MW. Trong đó, cơ cấu công suất đặt theo loại hình tham
gia thị trường điện như sau:

Có 107 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện với tổng
công suất đặt là 30.940 MW, chiếm 39.37% tổng công suất đặt
toàn hệ thống.
So với tổng công suất đặt toàn hệ thống, các nguồn không trực
tiếp chào giá trên thị trường điện bao gồm:
- 36 nhà máy điện gián tiếp có tổng công suất 16.369 MW, chiếm
20,83%.
- 14 nhà máy thủy điện đa mục tiêu (SMHP) và các nhà máy điện
phối hợp vận hành có tổng công suất là 8.661 MW, chiếm
11,02%.
- 4 nhà máy điện nhập khẩu, có tổng công suất là 1.372 MW,
chiếm 1,74%.
- Các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm điện gió, nhà máy điện
mặt trời và điện mặt trời mái nhà) có tổng công suất là 20.940
MW, chiếm 26,64%.
- Còn lại là các nhà máy điện loại hình khác có tổng công suất là
315 MW, chiếm 0,4%.

You might also like