You are on page 1of 10

TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG ÔN TẬP

Ứng phó với Nhận biết:


tâm lý căng
thẳng. - Nêu được thế nào là tâm lý căng thẳng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA
HK2 MÔN GDCD 7 - Các tình huống thường gây căng thẳng

- Những biểu hiện của tâm lý căng thẳng

Thông hiểu:

- Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của tâm lý căng thẳng

Vận dụng:

- Tìm ra những giải pháp để ứng phó với tâm lý căng thẳng

Bạo lực học Nhận biết:


đường
- Nêu được khái niệm bạo lực học đường

Giáo dục - Những biểu hiện của bạo lực học đường
kỹ năng
1 sống Thông hiểu:

- Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

Vận dụng:

-Có thái độ phê phán, lên án những hành vi bạo lực học đường

Ứng phó với Nhận biết:


bạo lực học
đường - Nêu được những biểu hiện của việc ứng phó với bạo lực học đường

Thông hiểu: 1
- Xác định được tầm quan trọng của việc ứng phó với bạo lực học
MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…… là những
tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con
người”.

A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.


B. Tình huống gây căng thẳng.
C. Bạo lực học đường.
D. Bạo lực gia đình.

Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.


B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.
C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.
D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.


B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.


B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.
C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.
D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.


B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.

2
C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?

A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.

Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng
thẳng?

A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.


B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể
chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là?

A. Bạo hành trẻ em.


B. Bạo lực gia đình.
C. Ngược đãi trẻ em.
D. Bạo lực học đường.

Câu 9. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Cô giáo nhắc nhở vì M thường xuyên trốn học.


B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.
C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.
D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 10. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.


B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.

3
C. Thiếu kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.

Câu 12. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K đã
hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu là bạn
cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.


B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.

Câu 13. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là?

A. 111.
B. 112.
C. 113.
D. 114.

Câu 14. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.


B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.
C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.
D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 15. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng,
chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.
B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.

4
C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường.
D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.

Câu 16. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.
B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.
C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.
D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 17. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm:

A. Bạo lực học đường, bạo lực gia đình.


B. Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.
C. Chặt phá rừng; ngược đãi, bạo hành trẻ em.
D. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

Câu 18. Bà K là chủ của một đường dây bắt cóc và buôn bán người trái phép qua biên giới.
Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Hình sự.
B. Phạt tiền.
C. Khiển trách.
D. Cảnh cáo.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.


B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
C. Sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường.
D. Tác động tiêu cực từ môi trường sống không lành mạnh.

Câu 20. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Tệ nạn xã hội chỉ vi phạm chuẩn mực đạo đức không vi phạm pháp luật.
C. Tệ nạn xã hội chỉ xuất phát từ nguyên nhân: thiếu hiểu biết, lười biếng.
D. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

5
Câu 21. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho
cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:

A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Chỉ tiêu tiền.
D. Phung phí tiền.

Câu 22. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:

A. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.


B. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

Câu 23. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

A. Giúp cho con người có cuộc sống xa hoa.


B. Giúp cho con người có cuộc sống nhanh chóng giàu có.
C. Giúp cho con người có cuộc sống ổn định, tự chủ.
D. Giúp cho con người có thể chi tiêu theo ý thích.

Câu 24. Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được?

A.Tiền
B. Xăng
C. Gạo
D. Giấy

Câu 25. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

A. Của thiên trả địa.


B. Tích tiểu thành đại.
C. Trăm hay không bằng tay quen.
D. Còn người thì còn của.

Câu 26. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể

6
chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm
nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường.


B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.

Câu 27. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì ?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình


B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 28. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách
ứng xử nào dưới đây?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình


B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên facebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

Câu 29. Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai khi nói về bạo lực học
đường?
Ý kiến Đúng Sai

Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết
quả học tập và rèn luyện.

Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.

Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân
cách.

Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống,

7
thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

Câu 30. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo
lực học đường?

A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.

B. Cô giáo tổ chức buổi tọa đàm về phòng, tránh bạo lực học đường.

C. T chặn đánh S vì S không cho T chép bài kiểm tra.

D. Hai bạn H và M đã bình tĩnh để giải quyết hiểu lầm.

Câu 31. Để phòng ngừa bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay clip bạo lực học đường để tung lên mạng xã hội.

B. Lôi kéo người khác tham gia bạo lực học đường.

C. Kiềm chế cảm xúc và các hành động tiêu cực.

D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 32. Cách ứng phó nào dưới đây không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng,
chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.

B. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc lực lượng chức năng.

C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

D. Không tìm cách trả thù, đánh lại hoặc tỏ thái độ thách thức đối phương.

Câu 33. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học
đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.

B. Khi chứng kiến bạo lực học đường, không nên thờ ơ, vô cảm, reo hò, cổ vũ.

8
C. Mọi mâu thuẫn trong môi trường học đường chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực.

D. Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.

Câu 34. Trên đường đi học về, T bị N chặn đánh vì N cho rằng T đã “coi thường” và
không chào mình. Nếu chứng kiến hành vi bạo lực này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào
sau đây?

A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.

B. Quay lại clip rồi tung lên mạng xã hội.

C. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

D. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

Câu 35. Ông C cầm đầu một đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Theo quy định
của pháp luật, ông C sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Cảnh cáo.

B. Khiến trách.

C. Phạt tiền.

D. Hình sự.

II. TỰ LUẬN:
1. Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bài kiểm tra môn Toán của N được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị
mẹ mắng. N đã dấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. N hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật
tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được
điểm cao khiến N căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, N đã mở tài
liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên N đã đi lang thang, không dám về nhà.

Câu hỏi:

a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của bạn N trước tình huống gây tâm lí căng thẳng mà N
gặp phải?

9
b) Theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của
gia đình?

2. Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

a) Giờ ra chơi, A nhìn thấy trong cặp sách của B có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. B đuổi theo
yêu cầu A trả lại nhưng A không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác
cùng nghe để trêu chọc B. B rất tức giận với hành vi của A nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là B, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

b) Biết tin C bị D bắt nạt nhiều lần, bạn thân của D là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ
thêm bạn chặn đường dạy cho C một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ làm gì?

10

You might also like