You are on page 1of 6

Thuyết minh về một lễ hội truyền thống

Dàn ý:
I. Mở bài
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí
thế sôi nổi của thời đại.
II. Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
 + Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
 + Địa điểm tổ chức lễ hội.
 + Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay
thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
 + Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
 + Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị
cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).
 + Chuẩn bị về địa điểm…
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần:
phần lễ và phần hội.
 + Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu
lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn
khách thập phương.
 + Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý
nghĩa, cảm tưởng về lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu
hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
III. Kết bài:
* Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

Bài làm:

Mẫu 1:
Lịch sử dân tộc Việt Nam là những trang sử hào hùng về những tháng năm dựng
nước và giữ nước. Đất nước rạng rỡ ngày hôm nay được bắt đầu từ thuở Hùng
Vương lập nước. Đến muôn đời sau, con dân nước Việt vẫn nhớ ơn Vua Hùng.
Truyền thống ấy được Bác Hồ ca ngợi: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu
ta phải giữ lấy nước” và thể hiện ở lễ hội Đền Hùng hằng năm.
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt đã hình thành trong tâm
thức của mình Vua Hùng là vị vua dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng
3 Âm lịch hàng năm là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân đã có công
sinh thành giống nòi, khai mở bờ cõi, tạo dựng hình hài đất nước. Ngày lễ trọng đại
ấy đã đi vào ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phân biệt huyết thống, dòng họ, không
phân chia địa lý, vùng miền, dân tộc, làm nên giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và
sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Lễ hội Đền Hùng hàng năm được tổ chức tại Đền Hùng, tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh,
xã Hy Cương, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội thường kéo dài từ ngày 6/3
đến hết ngày 10/3 âm lịch, tùy theo thời gian từng năm. Trong những ngày đó, trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng triển khai rất nhiều hoạt động, chương trình chào mừng
đặc sắc khác để du khách gần xa có thể đến tham gia.
Phần lễ của lễ hội này được tổ chức rất trang trọng, hoành tráng, có sự tham dự của
các chính khách ở Trung ương và những vị chức sắc, vai vế lớn trong làng. Mở đầu
buổi lễ, khi tiếng nhạc phường bát âm bắt đầu phát ra, chủ tế sẽ đọc lời cầu nguyện
trước ngai thờ của vua Hùng. Kết thúc mỗi lần đọc sẽ kèm theo một hồi trống và
chiêng hiệu, sau đó đoàn tế tiến lên phía trước tiền đường, thực hiện nghi thức quỳ
lạy rồi lùi về sau. Tham gia phần lễ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh lễ hội Đền
Hùng rực rỡ với những đoàn kiệu sơn son thiếp vàng, cờ hoa, ô lọng đầy màu sắc,
được rước bởi những nam thanh nữ tú trong làng.
Về phần hội của lễ hội Đền Hùng có rất nhiều hoạt động hấp dẫn. Đầu tiên phải kể
đến việc chiêm ngưỡng các tác phẩm, ấn phẩm, tư liệu về Hùng Vương. Bạn có thể
đến Bảo tàng, khu di tích Đền Hùng để ngắm nhìn những tác phẩm, tư liệu liên quan
đến Hùng Vương cũng như phong tục, tín ngưỡng thờ cúng của người dân. Không
chỉ vậy, ta còn có thể thưởng thức những tiết mục biểu diễn văn hóa dân gian đặc
sắc như: đánh trống đồng, hát xoan, đâm đuống, trình diễn múa rối nước,... Ngoài
ra, các hội thi thú vị mang đậm văn hóa cội nguồn là một nét đẹp không thể thiếu.
Hàng loạt hội thi nấu bánh chưng và giã bánh dày siêu thú vị, thi bơi chải trên Hồ
công viên Văn Lang,... đã từng nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách.
Hiện nay, trên cả nước có 1.417 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng
Vương, trải khắp các vùng, miền, riêng tỉnh Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc có
345 di tích. Lễ hội Đền Hùng còn có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống tâm linh của
người dân Việt Nam, được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước và
giữ nước của các vị vua Hùng. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống lễ hội
dân gian tại các di tích này đã tạo thành hệ thống di sản vật thể và phi vật thể mang
đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm như một niềm tự hào hãnh
diện với thế giới về một di sản văn hóa vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn
năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn” của đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Qua đó, nhân dân ta
tiếp tục khơi dậy, phát huy sức mạnh truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng vững mạnh và phát triển.

Mẫu 2:
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi
giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông
bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu
ngư – lễ hội Cá Ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những
ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh
bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những
người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên
hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ
quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và
làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ
biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở
Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố
Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù
diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn
hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong
cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi
người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao
gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng
ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón
với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng
trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông.
Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là
những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự
đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng.
Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ
rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự
đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu
an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của
ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức
rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là
không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không
chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội,
các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống,
vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ
hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa
không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt
lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở
thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Mẫu 3:
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để
tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng,
một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7,
mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày
mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục
Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với
lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi
gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo
truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa
đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày
chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre
được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu
được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền
cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém
một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu
giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết
Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ
tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng
đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng
Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.

Mẫu 4:
Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là hội xuống đồng, là một lễ hội truyền thống của dân
tộc Tày. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào những ngày đầu tháng giêng, kéo dài
đến đầu tháng hai âm lịch. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió
hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng giêng.
Lồng Tồng theo tiếng Tày – Nùng hay Lồng Tồng theo tiếng Dao có nghĩa là xuống
đồng. Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nông nghiệp từ phần
nghi lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến các trò chơi trong lễ hội. Lễ hội
Lồng Tồng đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng
đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc.

Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị
lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia
đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của
người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh
chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình
bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng
vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.

Lễ hội lồng tồng thường có hai phần là phần lễ và phần hội. Lễ hội bắt đầu khi
chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng
từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội
xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và
mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may
mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ, có thanh niên gái trai
đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành.

Hội được tổ chức trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Vẫn theo lệ từ
ngàn xưa, Hội chia thành hai phần: Phần lễ có tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần
Phục Hy độ trì cho mưa thuận gió hoà, gia súc, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên
no ấm... Chủ trì hội là ông Thoại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng
Thần Nông của bản. Tất cả gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật
cúng thần đất, thần núi, Thần Nông và Thành Hoàng: đó là những mâm cỗ thịnh
soạn, trình bày đẹp. Mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh
như khẩu sli, khẩu select, bánh khảo, bánh dày, chè lam...Ở một số hội qui mô lớn,
người chủ trì còn cho tổ chức lễ hiến tam sinh (trâu, heo, gà hay heo, dê, gà). Trên
thửa ruộng xuống đồng đàn tế Thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội
bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và
Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ, bày ra trên bãi hội.
Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ . Gia đình nào có
cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì
xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ,
có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành. Ăn cỗ
xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo
co, đẩy gậy, đánh quay, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt
bắt dê, hát giao duyên (hát lượn), thi sản vật địa phương, cờ tướng …

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát Then,
hát Cọi...Trong phần hội còn có nhiều hoạt động thể thao dân tộc và trò chơi dân
gian khác như: Ném còn, leo cột, bịt mắt đánh trống, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng...
tất cả đều tạo cho người xem vui vẻ, háo hức chuẩn bị cho một năm mới với những
vụ mùa mới năng suất, hiệu quả cao.

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa
giàu giá trị nhân văn. Với ý nghĩa cùng nét đặc sắc của mình, những ngày lễ hội diễn
ra luôn thu hút đông đảo sự tham quan của du khách bốn phương.

You might also like