You are on page 1of 4

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC: 2023-2024

LỚP 12, BAN KHXH

CHỦ ĐỀ 1: KIM LOẠI KIỀM

Câu 1. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 2. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6.
2 2 6 1
C. 1s 2s 2p 3s . D. 1s22s2 2p6 3s23p1.
Câu 3. Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp
A. thuỷ luyện. B. nhiệt luyện.
C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy.
Câu 4. Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Na.
Câu 5. Cách làm nào sau đây điều chế được kim loại Na ?
A. Điện phân nóng chảy NaCl. B. Điện phân dung dịch NaCl.
C. Cho K vào dung dịch NaCl. D. Đun Al với Na2O ở nhiệt độ cao.
Câu 6. Dãy các kim loại nào dưới đây thuộc nhóm kim loại kiềm ?
A. Be, Na, Ca, Sr, Ba. B. Cs, Li, Na, Rb, K.
C. Be, Mg, Ca, Sr, Ba. D. Be, Mg, Ca, Sr, Cs.
Câu 7. Kim loại kiềm có tính chất nào sau đây không đúng ?
A. Li tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại kiềm có tính khử mạnh và tăng dần từ Li đến Cs.
C. Cs có tính khử mạnh nhất.
D. Đốt cháy Na trong khí O2 khô tạo thành Na2O2.
Câu 8. Hãy chọn nhận xét đúng về kim loại kiềm?
A. Có số oxi hóa bằng +1 trong hợp chất. B. Ở nhóm IIA gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.
2
C. Có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns . D. Có 2electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 9. Hãy chọn nhận xét không đúng về kim loại kiềm.
A. Cấu hình electron của K là [Ar]4s1. B. Cấu hình electron của Rb là [Kr]6s1.
C. Kim loại kiềm có 1electron ở lớp ngoài cùng. D. Na ở chu kỳ 3, nhóm IA.
Câu 10. Cation M có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 3s 3p6. M+ là cation nào sau đây?
+ 2

A. Ag+ . B. Rb+ . C. K+. D. Na+.


Câu 11. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở
catot. Công thức hoá học của muối điện phân là
A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl.
Câu 12. Cho 8,58 gam K tác dụng hết với 264 g H2O và để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch KOH.
Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH thu được là
A. 4,82%. B. 4,52%. C. 4,31%. D. 4,18%.

CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI KIỀM THỔ


VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

Câu 13. Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Be. B. K. C. Ba. D. Na
Câu 14. Cho các nguyên tố sau: K, Na, Ba, Ca. Các nguyên tố thuộc kim loại kiềm thổ là
A. Ba, Ca. B. K, Ba. C. K, Na. D. Na, Ca.
Câu 15. Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm
A. IA. B. IVA. C. IIA. D. IIIA.
Câu 16. Hãy chọn nhận xét đúng về kim loại kiềm thổ:
A. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.
B. Kim loại Ba có mạng tinh thể lập phương tâm diện.
C. Cấu hình electron của Ca là [Ar]4s2.
D. Kim loại kiềm thổ đều có kiểu mạng lập phương tâm khối.
Câu 17. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np2. B. ns1. C. ns2. D. ns2np1.
Câu 18. Các muối gây nên tính cứng tạm thời của nước là
A. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. B. CaCl2 và MgCl2.
C. CaSO4 và MgSO4. D. CaCl2 và Mg(HCO3)2.
Câu 19. Chọn nhận xét không đúng về tác hại của nước cứng:
A. Làm cho thức ăn nhanh chín.
B. Tạo kết tủa với xà phòng làm cho quần áo nhanh hỏng.
C. Tạo lớp cặn trong nồi hơi gây lãng phí nhiên liệu.
D. Làm hỏng các dung dịch hóa chất cần pha chế.
Câu 20. Cặp chất thường dùng để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và Na3PO4. B. CaO và NaCl. C. Ca(OH)2 và HCl. D. HCl và Na2CO3.
Câu 21. Nước cứng là nước chứa nhiều ion
A. Na+ và Mg2+. B. Ca2+ và Mg2+. C. Ba2+ và Ca2+. D. K+ và Ba2+.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Uống nước cứng lâu ngày sẽ làm cho răng chắc khỏe vì nước cứng chứa nhiều ion Ca2+.
B. Pha trà bằng nước cứng sẽ làm giảm hương vị của trà.
C. Các ống dẫn nước cứng lâu ngày bị đóng cặn, làm giảm lưu lượng của nước.
D. Quần áo giặt bằng nước cứng sẽ nhanh bị hư hỏng.
Câu 23. Một loại nước cứng chứa các ion Ca2+, Na+, NO3-, HCO3-. Không thể dùng cách nào sau đây để làm mềm loại
nước cứng trên?
A. Dùng dung dịch HCl vừa đủ lọc bỏ kết tủa. B. Đun sôi lọc bỏ kết tủa.
C. Dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ lọc bỏ kết tủa. D. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ lọc bỏ kết tủa.
Câu 24. Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+ , 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3-, 0,02 mol Cl-.
Nước trong cốc thuộc loại nào ?
A. Nước cứng có tính cứng tạm thời. B. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu.
C. Nước cứng có tính cứng toàn phần. D. Nước mềm.
Câu 25. Khi đun sôi nước cứng tạm thời sẽ xảy ra phản ứng nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 CaCO3 ↓+ CO2 + H2O.
B. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3.
C. CaCO3 CaO + H2O.
D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O.
Câu 26. Canxi cacbonat có công thức hóa học là
A.CaCO3. B.Ca(OH)2. C.CaSO4. D.CaO.
Câu 27. Chất dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,…là
A. CaCO3. B.Ca(OH)2. C.CaSO4.H2O. D.CaO.
Câu 28. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Khi đun nóng thạch cao sống ở 1600C ta được thạch cao nung.
B. Khi đun nóng thạch cao sống ở 3500C ta được thạch cao nung.
C. Bột đá vôi dùng để bó bột khi gãy xương.
D. Ca(OH)2 là một bazơ yếu, rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.
Câu 29. Phương trình phản ứng hóa học nào dưới đây xảy ra trong quá trình nung vôi?
A.H2O + CaCO3 + CO2 → Ca(HCO3)2. B. CaCO3 CaO + CO2.
C.Ca(HCO3)2 H2O + CaCO3↓ + CO2↑. D.Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3↓.
Câu 30. Phương trình phản ứng hóa học nào dưới đây dùng để nhận biết CO2?
A.H2O + CaCO3 + CO2 → Ca(HCO3)2. B. CaCO3 CaO + CO2.
C.Ca(HCO3)2 H2O + CaCO3↓ + CO2↑. D.Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3↓.
Câu 31. Chất dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương là
A. thạch cao nung. B. thạch cao sống. C. đá vôi. D. vôi tôi.
Câu 32.Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2sẽ
A. có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra.
C. không có hiện tượng gì. D. có kết tủa trắng và bọt khí.
Câu 33. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong rồi đun nóng dung dịch sau phản ứng. Hiện tượng
quan sát được là
A. dung dịch bị vẩn đục, sau đó trở lại trong suốt rồi lại vẩn đục và có khí thoát ra.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần đến cực và có khí thoát ra.
C. xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tăng dần đến cực đại và có khí thoát ra.
D. xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tăng dần đến cực đại.
Câu 34. Cho chuỗi chuyển hóa sau: (X) → Ca → Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 → (Y) → (X) → (Y). Hai chất X, Y lần
lượt là
A. CaSO4và CaCO3. B. CaCO3và CaSO4. C. CaCO3 và CaCl2. D. CaCl2và CaCO3.
Câu 35.Phương trình phản ứng hóa học nào dưới đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang đá vôi?
A. H2O + CaCO3 + CO2→Ca(HCO3)2. B.CaCO3 CaO + CO2.
C.Ca(HCO3)2 H2O + CaCO3↓ + CO2↑. D.Ca(OH)2 + CO2→H2O + CaCO3↓.
Câu 36. Cho 2 gam kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim
loại nào sau đây?
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
Câu 37. Cho 10,8 gam kim loại M nhóm IIA phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 42,75 gam muối. Kim loại
M là
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
Câu 38. Dẫn 11,2 lít ở đktc khí CO2 qua dung dịch chứa 0,55 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 50 gam. B. 20 gam. C. 30 gam. D. 40 gam.
Câu 39. Cho 5,6 gam CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 3,36 lít CO2 (đktc)vào
dung dịch A, thu được kết tủa và dung dịch B. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 5 gam.

CHỦ ĐỀ 3: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Câu 40. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 41. Kim loại Al khôngphản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 42. Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. HCl. D. MgCl2.
Câu 43. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. đồng. B. natri. C. nhôm. D. chì.
Câu 44. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. PbO, K2O, SnO. B. FeO, MgO, CuO.
C. Fe3O4, SnO, CaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.
Câu 45. Nhôm có thể phản ứng được với tất cả dung dịch các chất nào sau đây?
A. HCl, H2SO4 đặc nguội, NaOH. B. H2SO4 loãng, AgNO3, Ba(OH)2.
C. Mg(NO3)2, CuSO4, KOH. D. ZnSO4, NaAlO2, NH3.
Câu 46. Chất có tính lưỡng tính là
A. Al2(SO4)3. B. Al(OH)3. C. Al. D. AlCl3.
Câu 47. Phèn chua có công thức là
A. NaAl(SO4)2.12H2O. B. KAl(SO4)2.12H2O.
C. LiAl(SO4)2.12H2O. D. NH4Al(SO4)2.12H2O.
Câu 48. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. nhôm có tính thụ động với không khí và nước
C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
Câu 49. Hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray. Hỗn hợp tecmit có thành phần là:
A. Al và Fe2O3. B. Al và Cr2O3. C. Al và CuO. D. Zn và Fe2O3.
Câu 50. Chất được dùng để làm trong nước đục, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải là
A. muối ăn. B. phèn chua. C. giấm ăn. D. nước vôi.
Câu 51. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Al2O3?
A. Chất rắn. B. không tan trong nước. C. màu xanh. D. nóng chảy trên 2050oC.
Câu 52. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
A. AlCl3. B. BaCO3. C. Al(OH)3. D. CaCO3.
Câu 53. Hãy chọn thuốc thử để phân biệt các chất rắn sau: Al2O3, Na2O, MgO.
A. nước. B. quì tím. C. dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl.
Câu 54. Nếu chỉ được dùng nước không thể nhận biết được nhóm các chất nào sau đây?
A. MgCO3, Al, Na2O. B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
C. Na, Al, Al2O3. D. KOH, CaCO3, Mg(OH)2.
Câu 55. Al2O3 không tan được trong dung dịch
A. HCl. B. KOH. C. HNO3. D. NaCl.
Câu 56. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A. NH3. B. CO2. C. NaOH. D. HCl.
Câu 57. Khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trở lại trong suốt.
B. kết tủa keo trắng không tan trong NaOH dư.
C. kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa tan ra tạo dung dịch xanh lam đậm
D. kết tủa màu vàng.
Câu 58. Có 4 mẫu kim loại là K, Cu, Al, Ca. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 59. Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2. Mặt khác, cho lượng
hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 10,08 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Phần
trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 30,77%. B. 69,23%. C. 64%. D. 36%.
Câu 60. Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 19,3A trong thời gian 100 phút thu được 9,72 gam Al.
Hiệu suất của quá trình điện phân là
A. 90%. B. 80%. C. 70%. D. 60%.

You might also like