You are on page 1of 2

Câu 1.

Xác định các chất A1 ÷ A9 (chỉ chứa nitrogen và hydrogen) trong sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết: A2 không tạo thành từ phản ứng giữa N2 và H2. Trong phản ứng tạo A2 theo sơ đồ trên, 0,72 g urea
tạo ra 0,384 g A2 (hiệu suất 100%). Trong các phản ứng giữa A3 với A1 và với A2, A3 thể hiện vai trò
của một acid. Phóng điện qua A3 ở áp suất thấp tạo ra A6 rất kém bền. Hợp chất này khi phản ứng với
oxygen, tạo ra nitrous acid. Hợp chất A8·HCl chứa 42,5% chlorine theo khối lượng. A8 có cấu trúc tương
tự urea. Hợp chất cộng hóa trị A9 là dẫn xuất của A7. Khi đun nóng, A9 đồng phân hóa thành muối A4
hoặc tạo ra A2 và một đương lượng khí N2.
Câu 2. Xác định và vẽ cấu trúc các hợp chất chứa phosphorus từ A1 đến A15 trong sơ đồ dưới đây. Biết:
A9 chứa 10,88% khối lượng là phosphorus. Nguyên tử P trong A1 và A14 có cùng số oxi hóa. Tương tự,
A8 và A12 chứa nguyên tử P ở cùng trạng thái oxi hóa.

A13 + A14 A2 A5

NaOH Et3N EtOH B2H6

H2O lạnh I2, CS2 Cl2 thiếu CaF2, to Cl2 NaOH, to


A10 A9 P4 A1 A4 A7 A8

H2O, to ICl, AlCl3 SO3 dư Me4NF

A11 + A12 A15 A3 A6

Câu 3. Hai nguyên tố photpho và lưu huỳnh tạo với nhau thành nhiều hợp chất. Phản ứng của P trắng với
lượng dư S tạo ra A1. Còn khi cho P đỏ phản ứng với S theo các tỉ lệ nhất định thu được hai hợp chất A2
và A3. Tỉ số phần trăm khối lượng của P trong A3 và A2 là 1,58. Khi đun nóng A3 với lượng dư S thu
được A4. Hợp chất này cũng được tạo thành từ phản ứng giữa A1 và A2 theo tỉ lệ mol 2:1. Phản ứng của
một đương lượng A3 với hai đương lượng S trong dung môi CS2 có xúc tác I2 tạo ra A5. Phản ứng giữa
A2 và PPh3 tạo ra A6 (chứa khoảng 39% P theo khối lượng).
a) Biết phân tử các chất A1 ÷ A6 chứa cùng số nguyên tử P. Xác định công thức phân tử các hợp chất
này.
b) Biết phân tử các chất A1 ÷ A6 không chứa liên kết giữa các nguyên tử lưu huỳnh. A2 có hai loại nguyên
tử P với số nguyên tử mỗi loại như nhau, còn A3 và A4 chứa hai loại nguyên tử P với tỉ lệ số nguyên tử 3 : 1.
A5 có bốn loại nguyên tử P. Vẽ cấu trúc các phân tử A1 ÷ A6.
Câu 4. Xác định và vẽ cấu tạo các hợp chất chứa lưu huỳnh trong sơ đồ chuyển hóa sau
Br2, NaOH
A4 A5

AgNO3
SCl2 S, to SCl2
A3 Na2SO 3 A1 A2

to to

A5 + A6 A5 + A7
Câu 5. Khi điện phân dung dịch H2SO4 đậm đặc (trên 50%) ở nhiệt độ thấp thu được khí X (ở cathode)
và dung dịch chứa acid A1. Khi pha loãng dung dịch này, acid A1 dần phân hủy tạo ra acid A2 rồi thành
A3. Các acid A1 và A2 cũng có thể được điều chế theo sơ đồ sau:

a) Xác định và vẽ công thức cấu tạo của A1, A2, A3 và A4.
b) Đề xuất cơ chế, viết phương trình hóa học cho sự tạo thành A1 từ phản ứng điện phân.
c) Khi trung hòa dung dịch chứa đồng thời A2 và H2SO4 bằng dung dịch kiềm thu được muối khan M1.
Khi hòa tan M1 trong nước được dung dịch có môi trường acid. Dung dịch chứa 8,35 g M1 phản ứng với
lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 12,675 g kết tủa trắng Y. Dung dịch sau phản ứng trung hòa vừa đủ
bởi 136,0 mL dung dịch NaOH 0,3 M. Khi hòa tan 8,35 g M1 vào lượng dư dung dịch KI. Lượng I3– tạo
thành phản ứng vừa đủ với 108,8 mL dung dịch Na2S2O3 0,5 M. Xác định M1.
Câu 6. Xét dãy chuyển hóa các hợp chất của iodine dưới đây.
A4
I2 , oleum
A11 250oC SO3(l)
Cl2 Cl2, H2O
A1 A2 A3
1:1
I2
AgNO3 , pyridine KOH, to
Cl2, KOH HNO3 (đ)
A5 A6 A7
A9 + A10 HCl (đ)

A8
a) Xác định A1 ÷ A4. Biết: A2 tạo thành từ hai nguyên tố. A3 và A4 đều tạo thành từ ba nguyên tố với
phần trăm khối lượng iodine trong A3 và A4 lần lượt 61,35% và 66,49%.
b) Xác định A5 ÷ A8. Biết nguyên tử iodine trong hai muối A6 và A7 có cùng số oxi hóa. Số oxi hóa của
nguyên tử iodine trong muối A8 và A4 cũng bằng nhau. Khi cho 0,468 g A6 hoặc A8 phản ứng với lượng
dư KI trong môi trường acid, lượng I3– tạo thành lần lượt phản ứng vừa đủ với 30,8 mL và 15,2 mL dung
dịch Na2S2O3 0,4 M.
c) Xác định A9 và A10. Biết A10 tạo thành từ hai nguyên tố. Ở điều kiện thường, A10 là chất rắn màu
vàng, ít tan trong nước. Nguyên tử iodine trong A9 có số phối trí hai.
d) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
i. A11 + H2O → ii. A11+ NaOH(đ, tº) → iii. A11 + NaCl → iv. A11 + AlCl3 →

You might also like