You are on page 1of 23

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG . TPHCM


KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP GIỮA KÌ SỐ: 3


MÔN HỌC: LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH

ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ĐỂ XÓA RÀO CẢN ĐỂ


MỞ RỘNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI ASIA

GVHD:TS.Bùi Minh Dương


Nhóm 2: Nguyễn Hữu Thọ-2002210238
Nguyễn Trung Hiếu-2002210259
Lê Thạch Anh Tài-2002210206
Phan Quốc Hùng-2002210158
Hồ Đình Nhật-2002210173

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2024


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian làm bài nhóm em đã hoàn thành bài tiểu luận. Nhóm em xin chân
thành cảm ơn:Cảm ơn Trường đại học công thương TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất
cho em học tập và hoàn thành bài tiểu luận.Sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy
TS. Bùi Minh Dương, giảng viên bộ môn Lưới điện thông minh. Thầy đã nhiệt tình
giảng giải phân tích cho chúng em hiểu rõ về những thắt mắt của em trong quá trình
làm và những giờ học trên lớp.Cảm ơn khoa: Khoa công nghệ điện – điện tử và thầy
cô trong khoa đã đưa ra những đề tài tiểu luận hay để nhóm chúng em hoàn thành bài
tiểu luận để hoàn thành bài tiểu luận giữa kì.Mặt dù cố gắng nhưng thời lượng môn
học và trình độ có hạn, nên trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh những thiếu
xót. Rất mong được sự góp ý, nhận xét, đánh giá về nội dung cũng như hình thức trình
bày của thầy và các bạn để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện


Nhóm2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Họ Tên Phân chia công việc Hoàn thành


Nguyễn Hữu Thọ Tìm hiểu nội dung chương 100%
I,II và soạn Word
Lê Thạch Anh Tài Tìm hiểu nội dụng phần 100%
III
Nguyễn Trung Hiếu Tiềm Hiểu nội dung Phần 100%
II
Phan Quốc Hùng Tìm hiểu nội dung phần 100%
IV
Hồ Đình Nhật Tổng hợp 100%
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1

CHƯƠNG 2: TUABIN GIÓ TRỤC NGANG(HAWT) ............................................... 3

2.1.TUABIN GIÓ TRỤC NGANG LÀ GÌ?............................................................................ 3

2.2. CẤU TẠO TUABIN GIÓ TRỤC NGANG ....................................................................... 3

2.3. TUABIN GIÓ TRỤC NGANG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? ......................................... 5

2.4. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TUABIN TRỤC NGANG ........................................... 7

2.5. NHỮNG HỎNG HÓC TUABIN GIÓ TRỤC NGANG HAY GẶP PHẢI ................................ 7

CHƯƠNG 3: TUABIN GIÓ TRỤC ĐỨNG (VAWT) ................................................. 9

3.1. TUABIN GIÓ TRỤC ĐỨNG LÀ GÌ? ............................................................................. 9

3.2. CẤU TẠO TUABIN GIÓ TRỤC ĐỨNG ....................................................................... 10

3.3. TUABIN ĐIỆN GIÓ TRỤC ĐỨNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? ................................. 11

3.4. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TUABIN ĐIỆN GIÓ TRỤC ĐỨNG ............................ 13

3.5. NHỮNG HỎNG HÓC TUA BIN GIÓ TRỤC ĐỨNG HAY GẶP PHẢI ................................ 14

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ........................................................................................... 16


HÌNH ẢNH

HÌNH 2.1 TUABIN GIÓ TRỤC NGANG LÀ LOẠI TUA BIN PHỔ BIẾN .................................. 3

HÌNH2.2 CẤU TẠO TUABIN GIÓ TRỤC NGANG ............................................................... 5

HÌNH2.3:HOẠT ĐỘNG CỦA TUABIN ............................................................................... 6

HÌNH 2.5 NHỮNG HỎNG HÓC TUABIN GIÓ TRỤC NGANG HAY GẶP PHẢI ........................ 8

HÌNH3.1: TUABIN GIÓ TRỤC ĐỨNG LÀ MỘT THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO............... 10

HÌNH 3.2:CẤU TẠO TUABIN GIÓ TRỤC ĐỨNG ............................................................... 11

HÌNH 3.3: TUABIN GIÓ SỬ DỤNG LỰC CẢN HOẶC LỰC NÂNG CỦA GIÓ ........................ 13
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Châu Á là khu vực tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới kể từ những năm 1990 vì

nhiều lý do, bao gồm dân số ngày càng tăng với mức sống được cải thiện, đô thị hóa mở

rộng và nền kinh tế đang phát triển. Châu Á tiêu thụ 6.688,6 triệu tấn dầu tương đương

(MTOE) vào năm 2018, chiếm 48,3% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu trong năm

đó, tương đương với 13864,9 MTOE (BP 2019) và lục địa này được dự đoán sẽ duy trì

trạng thái này ít nhất là trong tương lai gần. Xu hướng này sẽ khiến an ninh năng lượng

trở thành mối quan tâm lớn đối với tất cả các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các nền kinh

tế lớn và các nền kinh tế lớn, tất cả đều phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch cho

phần lớn nhu cầu năng lượng của họ.

Ngoài những cân nhắc khác, bao gồm gánh nặng tài chính và tác động tiêu cực đến

sức khỏe, tiêu thụ dầu, khí đốt và than đá ngày càng tăng của châu Á đã tạo ra các vấn

đề môi trường lớn, đang gia tăng do mức tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng. Đặc biệt,

sự nóng lên toàn cầu, chủ yếu do CO2 được tạo ra từ việc đốt năng lượng hóa thạch, là

một thách thức lớn trên toàn cầu, nhưng đặc biệt là ở châu Á, nơi đã trải qua sự cạn kiệt

nhanh chóng nguồn nước ngọt, hạn hán thường xuyên và trên diện rộng, mất mùa, cháy

rừng và mực nước biển dâng cao, trong số các tác động khác, theo báo cáo của Ủy ban

liên chính phủ về biến đổi khí hậu, và các tổ chức môi trường khác có liên quan.

Trang 1
Nhìn chung, các nước châu Á đã nhận ra bản chất không bền vững của hỗn hợp năng

lượng thống trị nhiên liệu hóa thạch của họ, và do đó đã tìm cách đa dạng hóa chúng

bằng cách bổ sung năng lượng tái tạo. Mặc dù có một số tiến bộ trong vấn đề này, tuy

nhiên, thay đổi từ quốc gia châu Á này sang quốc gia châu Á khác, tỷ lệ năng lượng như

vậy trong hỗn hợp năng lượng lục địa vẫn còn quá nhỏ, 18,5% bằng 1.238,8 MTOE vào

năm 2018 (BP 2019), để ngăn chặn lượng khí thải nhà kính (GHG) hiện tượng của châu

Á chiếm 53% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2018 (Ritchie và Roser 2019) và giúp đảo

ngược sự nóng lên toàn cầu. Cần chỉ ra rằng phần nhỏ này bao gồm các loại không phát

thải, và do đó sạch về môi trường (chủ yếu là năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và thủy

điện) và năng lượng tái tạo không sạch. Do đó, năng lượng tái tạo không bằng năng

lượng sạch về mặt môi trường, vì một số loại tạo ra khí nhà kính khi được sử dụng (ví

dụ: sinh khối như gỗ và than củi) và / hoặc trong giai đoạn sản xuất của chúng (ví dụ:

nhiên liệu sinh học).

Trang 2
CHƯƠNG 2: TUABIN GIÓ TRỤC NGANG(HAWT)

2.1.Tuabin gió trục ngang là gì?


Tuabin gió trục ngang là loại tuabin phổ biến và có thiết kế giống như cánh quạt.
Loại tuabin này được thiết lập trên cao như các tháp lớn để tận dụng tốc độ gió lớn. Mặc
dù cách này mang lại hiệu quả tốt nhưng lại gây khó khăn trong quá trình sửa chữa. Tua
bin gió trục ngang thường được thấy nhiều gần các khu vực đô thị và tạo khoảng 100kW
năng lượng để đáp ứng mục đích sử dụng hàng ngày của người dân.

Hình 2.1 Tuabin gió trục ngang là loại tua bin phổ biến

2.2. Cấu tạo tuabin gió trục ngang

Trang 3
Cấu tạo của tuabin gió trục ngang được ví như một máy phát điện sử dụng sức gió
bao gồm có 2 phần chính là Hub trung tâm và hệ thống truyền động trực tiếp của tuabin
gió:

Hub được xem là tâm của các rotor gồm có tua bin gió trục ngang có hộp số thì Hub
sẽ được kết nối với trục hộp số quay chậm để có thể chuyển đổi năng lượng gió thành
năng lượng để quay. Và phần tiếp theo là tuabin gió có bộ truyền động trực tiếp để truyền
năng lượng gió trực tiếp đến máy phát vòng.

Đối với hệ thống truyền động trực tiếp của tuabin gió trục ngang sẽ bao gồm:

Rotor – Đây là thành phần đi cùng với cánh quạt để tạo ra những chuyển đổi năng
lượng để tạo ra điện năng. Thường trên thị trường sẽ có loại tuabin gió sử dụng rotor 3
trục ngang có hình dạng giống như cánh máy bay. Bộ phận này sử dụng theo nguyên tắc
nâng, tức là khi gió đi qua bên dưới cánh quạt làm cho không khí tạo ra áp dụng cao.
Phần phía trên cánh quạt sẽ tạo ra một lực kép để rotor quay.

Cánh quạt – có chức năng lấy gió để thực hiện việc chuyển đổi từ động năng thành
chuyển động quay của HUb theo nguyên tắc nâng bên trên của rotor. Thông thường số
lượng cánh quạt phụ thuộc vào từng phần của tuabin trục ngang cụ thể là 2 hoặc 3 cánh.

Hộp số tuabin đóng vai trò quan trọng bởi những chuyển động quay từ rotor được kết
nối với máy phát điện đều được thông qua hộp số để thực hiện việc chuyển đổi tốc độ
quay 30 – 60 vòng/phút đủ khả năng sinh năng lượng điện.

Máy phát điện là bộ phận có trách nhiệm chuyển đổi năng lượng cơ học trở thành năng
lượng điện. Thông thường các tuabin có năng suất lớn thường sử dụng những loại máy
phát điện không đồng bộ cấp nguồn kép.

Trạn kiểm soát điện của tuabin gió trục ngang có 2 phần chính là chế độ dừng tức là
khi gió quá mạnh thì tuabin sẽ hạn chế tự động phát điện. Còn với thành phần thứ 2 là
chế độ kiểm soát cường độ là mỗi cánh quạt có thể bật/tắt, mỗi chế độ kiểm soát cường

Trang 4
độ sẽ được cấu tạo khác nhau với từng hệ thống có công suất dưới 100kW đối với cơ
khí, từ 300kW với thuỷ lực và trên 500kW là thuỷ lực hoặc điện.

Hình2.2 Cấu tạo tuabin gió trục ngang

2.3. Tuabin gió trục ngang hoạt động như thế nào?
Tua bin gió trục ngang về cơ bản là sử dụng năng lượng gió để tạo ra điện năng theo
nguyên lý đơn giản. Năng lượng của gió sẽ tác động làm cho cánh quạt quay quanh rotor
được nối với trục chính. Và trục chính lúc này sẽ truyền động để làm quay trục quay của
máy phát bên trong tạo ra điện.

Trang 5
Hình2.3:Hoạt động của tuabin

Thông thường tuabin gió được đặt trên các trụ đỡ có chiều cao lớn, thông thoáng để
có nhiều năng lượng gió nhất. Ở độ cao hơn 30m thì các tuabin có thể đón gió một cách
thuận lợi cho tốc độ quay cánh quạt nhanh và đều hơn.

Hiện nay theo đánh giá thì dãy công suất tuabin gió trục ngang lớn được sử dụng phổ
biến để cấp điện cho nhà dân, các công trình xây dựng và hệ thống lưới điện,…

Trang 6
2.4. Ưu điểm và nhược điểm của tuabin trục ngang
Hệ thống tua bin gió trục ngang có những ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm:

Mang đến nguồn năng lượng sạch mà không hề gây ô nhiễm không khí như những
nhà máy nhiệt điện khác.

Việc khai thác gió vô tận vậy nên không cần phải lo lắng đến vấn đề cạn kiệt tài
nguyên.

Năng lượng gió có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nên việc tận dụng khá phong phú và
không nhất thiết phải ở một địa điểm nào cụ thể

Chi phí vận hành không quá cao và ngày càng được cải thiện nên mức giá hiện nay
thấp hơn nhiều so với trước đây.

Nhược điểm:

Tua bin gió trục ngang cạnh tranh với các nguồn điện khác bởi chi phí xây dựng còn
khá tốn kém

Gió là nguồn năng lượng có thể dao động mạnh – yếu tùy vào điều kiện thiên nhiên.
Và các loại điện từ năng lượng mặt trời hay năng lượng gió đều phụ thuộc lớn vào vị trí
lắp đặt.

Các tuabin gió trục ngang có thể gây ra những tiếng ồn cho những khu vực xung
quanh.

2.5. Những hỏng hóc tuabin gió trục ngang hay gặp phải
Trong quá trình hoạt động, tuabin trục ngang có thể gặp một số những hỏng hóc không
thể tránh khỏi như:

Trang 7
Cánh quạt gió bị gãy hoặc bị hỏng do nhiều những nguyên nhân như gió mạnh, sự mài
mòn bởi thời gian cũng như ảnh hưởng khí hậu, môi trường.

Hỏng do hệ thống trục và vòng bi bị trục trục do thiếu dầu bôi trơn hoặc do kỹ thuật
cần được khắc phục.

Hệ thống điều khiển cũng là một trong những bộ phận dễ hỏng hóc như mất kết nối,
lỗi cảm biến hoặc trong hệ thống điều khiển.

Hình 2.5 Những hỏng hóc tuabin gió trục ngang hay gặp phải

Trang 8
CHƯƠNG 3: TUABIN GIÓ TRỤC ĐỨNG (VAWT)

3.1. Tuabin gió trục đứng là gì?


Tuabin gió trục đứng là một thiết bị năng lượng tái tạo với trục quay của cánh quạt
gió được đặt thẳng đứng. Trục này liên kết với các thành phần quan trọng như hộp số,
máy phát điện, … và đặt gần mặt đất. Thiết kế này mang lại nhiều ưu điểm trong quá
trình xây dựng và lắp đặt so với tuabin gió trục ngang, không yêu cầu việc nâng cao các
thành phần nặng nề lên độ cao, giúp giảm trọng lượng trên cao và tăng khả năng cân
bằng cơ học.

Turbine gió trục đứng cũng chiếm ít diện tích hơn so với tuabin gió trục ngang, cho
phép bố trí nhiều tuabin gió trục đứng trên cùng một khu vực. Đồng thời, việc giảm thiểu
thất thoát năng lượng của gió khi đi qua tuabin giúp tăng hiệu suất tổng thể của trang trại
điện gió, thêm vào đó, có thể tăng hiệu suất từ 5-10% so với tuabin gió trục ngang. Nó
cũng mang lại sự ổn định và an toàn cao hơn, giảm nguy cơ lật đối với các tuabin gió nổi
ngoài khơi.

Trang 9
hình3.1: Tuabin gió trục đứng là một thiết bị năng lượng tái tạo

3.2. Cấu tạo tuabin gió trục đứng


Tuabin gió trục đứng có một cấu trúc đặc biệt để tối ưu hóa việc thu thập năng
lượng gió:

Trục quay thẳng đứng: Đây là thành phần chính của tuabin gió trục đứng. Trục
này thường được đặt thẳng đứng và chạy theo hướng chiều dọc của cột gió.

Cánh quạt: Các cánh quạt của turbine gió trục dọc được thiết kế để chuyển động
qua gió, tạo ra lực nâng hoặc lực cản tùy thuộc vào nguyên tắc hoạt động của tuabin.
Cánh quạt có thể có hình dạng khác nhau, như cánh cung (kiểu Darrieus) hoặc hình dạng
vòng cung (kiểu Savonius).

Trụ: Trụ hoặc khung chịu lực chính là nơi cài đặt và hỗ trợ trục quay thẳng đứng
cùng với cánh quạt. Trụ cũng giữ cho tuabin gió ổn định và nâng cao từ mặt đất để tận
dụng tốt hơn luồng gió.

Trang 10
Hộp số và máy phát điện: Nếu tuabin gió được thiết kế để tạo ra điện, thì nó sẽ có
hộp số để tăng tốc độ quay và máy phát điện để chuyển đổi năng lượng cơ học thành
điện năng.

Cơ cấu kết nối: Cơ cấu này liên kết trục quay với các bộ phận quan trọng khác,
đảm bảo sự truyền động hiệu quả từ chuyển động của cánh quạt đến hệ thống máy phát
điện.

hình 3.2:Cấu tạo tuabin gió trục đứng

3.3. Tuabin điện gió trục đứng hoạt động như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động của tuabin gió trục đứng dựa chủ yếu vào nguyên lý cơ bản là
sử dụng lực cản hoặc lực nâng của gió. Có hai loại tuabin gió phổ biến hiện nay thực
hiện hai nguyên lý này là tuabin gió kiểu Savonius và kiểu Darrieus.

Trang 11
Tuabin gió kiểu Savonius có thiết kế đơn giản, thường bao gồm hai hoặc nhiều gầu
bán trụ. Được đặt dọc theo trục quay thẳng đứng, tuabin này sử dụng lực cản của gió để
quay trục và kết nối với các thiết bị phát điện.

Ngược lại, tuabin gió kiểu Darrieus có trục quay thẳng đứng và cánh quạt gió có hình
dạng cánh cung. Các cánh quạt được gắn vào đầu và cuối của trục, và sự chuyển động
của chúng ngược hướng với gió tạo ra một lực khí động học tác động lên trục, đẩy cánh
quạt quay.

Trang 12
Hình 3.3: Tuabin gió sử dụng lực cản hoặc lực nâng của gió

3.4. Ưu điểm và nhược điểm của tuabin điện gió trục đứng
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của thiết kế tuabin gió trục đứng mà bạn cần
tìm hiểu để hiểu hơn về thiết bị này:

Ưu điểm:

• Khả năng tận dụng không gian hiệu quả: Tua bin gio truc dung chiếm diện tích
nhỏ hơn so với mô hình trục ngang, cho phép bố trí nhiều tuabin trên một khu
vực, tối ưu hóa sử dụng không gian.

• Ổn định và an toàn hơn: trục đứng giúp tăng ổn định và giảm nguy cơ lật, đặc
biệt quan trọng khi sử dụng ở các vị trí ngoài khơi biển.

Trang 13
• Khả năng tận dụng đa hướng gió: tuabin gió trục đứng có thể hoạt động hiệu
quả trong điều kiện gió biến đổi và có khả năng tận dụng gió đến từ nhiều
hướng khác nhau.

• Tiếng ồn thấp: mô hình này thường có tiếng ồn thấp hơn so với mô hình trục
ngang, điều này làm giảm ảnh hưởng âm thanh đến môi trường xung quanh.

• Cơ cấu lắp đặt đơn giản: quá trình lắp đặt và bảo trì tuabin gió trục đứng thường
đơn giản hơn do không yêu cầu cấu trúc chống gió phức tạp.

Nhược điểm:

• Chế độ hoạt động phụ thuộc nhiều vào hướng gió: tuabin gió trục đứng phải
đối mặt với hiệu ứng vùng chết, nơi gió không tác động đủ mạnh để quay cánh
quạt.

• Giá thanh toán cao hơn: việc sản xuất và lắp đặt tuabin gió trục đứng có thể
đòi hỏi chi phí ban đầu cao hơn so với mô hình trục ngang.

3.5. Những hỏng hóc tua bin gió trục đứng hay gặp phải
Tua bin gió trục đứng có thể gặp phải một số vấn đề và hỏng hóc sau một thời gian
sử dụng. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến mà tua bin gió trục đứng có thể đối mặt:

• Hỏng hóc cánh quạt: Các cánh quạt gió có thể bị hỏng hoặc gãy do nhiều
nguyên nhân, bao gồm lực đập từ gió mạnh, sự mài mòn do thời gian và ảnh
hưởng của môi trường.

• Hỏng hóc hệ thống trục và vòng bi: Các thành phần như trục và vòng bi có thể
trục trặc do mài mòn, thiếu dầu bôi trơn hoặc hỏng hóc kỹ thuật.

• Lỗi hộp số: Hộp số chịu áp lực lớn và có thể gặp vấn đề như rò rỉ dầu, mất dầu
bôi trơn, hoặc hỏng hóc cơ học.

Trang 14
• Mất cân bằng và rung động: Nếu tuabin gió trục đứng mất cân bằng, có thể
xảy ra hiện tượng rung động gây ảnh hưởng đến hiệu suất và độ an toàn của
hệ thống.

• Hỏng hóc bộ điều khiển và hệ thống điện: Các vấn đề về điện tử và bộ điều
khiển cũng có thể xảy ra, bao gồm mất kết nối, lỗi cảm biến gió, hoặc lỗi trong
hệ thống điều khiển.

• Hỏng hóc cột đỡ và nền: Cột đỡ và nền của tua bin gió cũng có thể bị ảnh
hưởng bởi môi trường và lực gió, dẫn đến hỏng hóc cơ học.

Trang 15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

HAWT, mặc dù có giá trị và đóng góp không thể nghi ngờ cho việc sản xuất điện
không phát thải cả ở châu Á và toàn cầu, không phù hợp với tất cả các địa điểm và không
có giá cả phải chăng trên quy mô lớn đối với các nước châu Á có thu nhập thấp, và tất
nhiên, nhiều quốc gia ngoài châu Á. VAWT có giá cả phải chăng và có thể thích ứng với
nhiều địa điểm, mặc dù có những thách thức riêng. Do đó, chúng nên được sử dụng bởi
cả các nước châu Á có thu nhập thấp và trung bình như một phương tiện sẵn có và khả
thi về mặt kinh tế để tạo ra năng lượng sạch bất cứ khi nào khả thi.

Thay vì cố gắng thúc đẩy HAWT ở châu Á như là loại công nghệ chính để khai thác
năng lượng gió khổng lồ và vô tận, bất chấp những thiếu sót đã đề cập, các loại VAWT
khác nhau nên được giới thiệu đến các nước châu Á. Tùy thuộc vào loại yêu cầu năng
lượng và đặc thù địa lý, khí hậu, công nghệ và tài chính của một địa phương nhất định ở
châu Á, một hoặc một loại VAWT khác có thể phù hợp nhất.

Song song với điều này, cần khuyến khích đầu tư vào công nghệ VAWT để giải quyết
những thiếu sót của chúng như các công nghệ phù hợp và giá cả phải chăng, đặc biệt là
ở các nước châu Á có thu nhập thấp. Thêm vào các tính năng tích cực khác của chúng,
VAWT có thể được sử dụng trong các hệ thống năng lượng lai kết hợp với nguồn phát
điện liên tục, đặc biệt là các máy phát điện thủy điện nhỏ và tương đối rẻ tiền, không yêu
cầu xây dựng đập lớn và đắt tiền, để tăng độ tin cậy kết hợp của chúng như một nguồn
phát điện liên tục rẻ tiền. Tất nhiên, chúng cũng có thể được kết hợp với các nguồn năng
lượng không liên tục khác, chẳng hạn như các tấm quang điện mặt trời, để giải quyết sự
gián đoạn lẫn nhau của chúng, hoàn toàn hoặc ít nhất, ở một mức độ nào đó, chẳng hạn
như dưới dạng hệ thống gió mặt trời lai cho đèn đường. VAWT là công nghệ phù hợp
cho ứng dụng này và các ứng dụng khác.

Cuối cùng, VAWT là một loại công nghệ năng lượng gió không thể thiếu, chưa được
sử dụng đầy đủ. Với sự gia tăng của biến đổi khí hậu, và đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu,

Trang 16
với tác động tàn phá của nó đối với nhiều nơi ở châu Á, điều quan trọng là phải cắt giảm
lượng khí thải GHG ở quy mô lớn hơn nhiều so với những gì đạt được cho đến nay. Do
đó, điều cần thiết là sử dụng tất cả các loại năng lượng không phát thải có sẵn để giảm
sự phụ thuộc nặng nề hiện có vào năng lượng hóa thạch phát thải CO2, rõ ràng là không
bền vững. Là một công nghệ có sẵn, VAWT nên được quảng bá vì giá trị riêng của chúng,
và cũng như một sự bổ sung cho HAWT để tối đa hóa việc khai thác năng lượng gió.
Châu Á, với tư cách là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, phải tận dụng VAWT
như một loại tuabin rẻ tiền phù hợp với nhiều khu vực, và đặc biệt là các khu vực đô thị
đang phát triển.

Trang 17
Trang 18

You might also like