You are on page 1of 9

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ

Câu 1. Dạng đột biến cấu nhiễm sắc thể nào sau đây thường gây hậu quả nghiêm trọng
nhất đến sức sống của thể đột biến?
A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 2. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân
thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300 nm?
A. Crômatit. B. Sợi siêu xoắn.
C. Sợi cơ bản. D. Sợi chất nhiễm sắc.
Câu 3. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào làm cho số lượng vật
chất di truyền không thay đổi?
A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 4. Ở người, đột biến chuyển đoạn không cân giữa nhiễm sắc thể số 22 với nhiễm
sắc thể số 9 sẽ gây nên
A. bệnh ung thư máu ác tính. B. hội chứng mèo kêu.
C. hội chứng Claiphentơ. D. bệnh bạch tạng.
Câu 5. Thành phần hóa học cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là
A. ADN và prôtêin histôn. B. ARN và prôtêin histôn.
C. ADN và chất nhiễm sắc. D. ARN và chất nhiễm sắc.
Câu 6. Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự
A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.
B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.
C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.
Câu 7. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen
trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. mất đoạn.
Câu 8. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tạo sự đa dạng giữa các thứ, nòi của loài.
B. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình
tiến hoá.
C. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không
mang tâm động.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể
Câu 9. Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng
thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng
bình thường, các nhiễm sắc thể khác bình thường. Cho các phát biểu sau về dạng đột biến
xảy ra ở loài côn trùng trên:
I. Là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể.
II. Đột biến này góp phần tạo nên các gen mới ở côn trùng trong quá trình tiến hóa.
III. Đột biến lặp đoạn là nguyên nhân gây nên sự thay đổi về số lượng gen trên nhiễm sắc
thể số 2.
IV. Đột biến làm thay đổi trình tự phân bố các gen và nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc
thể.
Tổ hợp phát biểu đúng là
A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. III, IV.
Câu 10. Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao
tử AB với tỉ lệ
A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 11: Cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không
có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có
kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen chiếm tỉ lệ là
A. 50%. B. 12,5% C. 25%. D. 37,5%.
Câu 12. Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép
lai nào sau đây thu được đời con có bốn loại kiểu hình?
A. aaBB x aaBb. B. aaBb x aabb. C. AaBB x aaBb. D. AaBb x AaBb.
Câu 13. Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội hoàn toàn và
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn,
thu được đời con gồm
A. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình D. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình
Câu 14. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào
sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. AaBb × aaBb. B. Aabb × aaBb.
C. AaBb × AaBb. D. Aabb × AAbb.
Câu 15. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp, alen B quy định quả vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định quả xanh, các
gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân thấp, quả xanh
chiếm tỉ lệ 25%?
A. AaBb × Aabb. B. Aabb × aaBb.
C. AaBB × aaBb. D. Aabb × AAbb.
Câu 16. Ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, các gen phân li
độc lập; tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, tính trạng hoa đỏ là trội
hoàn toàn so với hoa trắng. Trong một phép lai (P) giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân
cao, hoa trắng; ở F1 thu được 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở F1 là
A. 12,5% B. 25% C. 37,5% D. 50%
Câu 17. Ở một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là
trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Thực hiện phép lai P: AaBbDd x AabbDd, thu
được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự kết hợp các loại giao tử đực và giao tử cái ở thế hệ P đã tạo ra 64 tổ hợp giao tử ở
F1.
II. Ở F1 loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/64.
III. Không xuất hiện kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F1.
IV. Ở F1, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình A-bbD-.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 18: Nhiễm sắc thể giới tính là loại nhiễm sắc thể
A. không mang gen.
B. chỉ mang gen quy định giới tính.
C. mang gen quy định giới tính và có thể mang gen quy định tính trạng thường.
D. luôn tồn tại thành cặp tương đông trong cơ thể đa bào.
Câu 19: Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm ở vùng không
tương đồng trên NST giới tính X là.
A. di truyền thẳng. B. di truyền chéo.
C. chỉ biểu hiện ở giới cái. D. chỉ biểu hiện ở giới đực.
Câu 20: Ở người, gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X
A. luôn tồn tại thành từng cặp alen B. không có alen tương ứng trên Y.
C. chỉ được di truyền từ bố cho con trai.
D. chỉ được di truyền từ mẹ cho con gái.
Câu 21: Gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ di truyền theo dòng mẹ?
A. Nằm trên NST thường. B. Nằm trên NST Y.
C. Nằm trên NST X. D. Nằm trong ti thể.
Câu 22: Ở những loài sinh vật có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX và XY
nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới
thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng với nhiễm sẳc thể X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với nhiễm sẳc thể Y
C. Gen quy định tính trạng nằm ở đoạn tương đồng của cặp nhiễm sẳc thể XY
D. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
Câu 23: Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con
của phép lai nào sau đây, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình của giới cái?
A. XAXA × XAY. B. XAXa × XaY.
C. XaXa × XaY. D. XaXa × XAY.
Câu 24: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở
người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam giới.
B. Nếu mẹ bị bệnh mà bố không bện thì các con của họ đều bị bệnh
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ đều bị bệnh.
Câu 25:Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về di truyền qua tế bào chất?
A. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.
B. Tính trạng được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ lai.
C. Tính trạng chỉ được biểu hiện đồng loạt ở giới cái của thế hệ lai.
D. Tính trạng được di truyền theo dòng mẹ.
Câu 26: Nếu cặp gen Aa quy định một tính trạng và alen A trội hoàn toàn so với alen lặn
a. Phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 là
A. XaXa x XaY. B. XAXa x XaY.
C. XAXA x XAY. D. XAXa x XAY.
Câu 27: Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt
trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt
trắng?
A. XAXa x XAY. B. XAXA x XaY.
C. XAXa x XaY. D. XaXa x XAY.
Câu 28: Tần số của một alen được tính bằng
A. tỉ lệ % số cá thể mang alen đó trong quần thể.
B. tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.
C. tỉ lệ % các kiểu gen mang alen đó trong quần thể.
D. tỉ lệ % các cơ thể mang kiểu gen đồng hợp của alen đó trong quần thể.
Câu 29: Một quần thể tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ
A. sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
B. thì quần thể chắc chắn sẽ bị thoái hóa vì kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng.
C. thì thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen hầu như không đổi.
D. có cấu trúc di truyền có thể thay đổi hay không tùy thuộc vào thành phần kiểu gen ban
đầu của quần thể.
Câu 30: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với thực vật và
giao phối cận huyết đối với động vật nhằm
A. làm tăng tỉ lệ thể dị hợp. B. làm giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
C. làm tăng biến dị tổ hợp. D. tạo dòng thuần chủng.
Câu 31: Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó có 60 cá thể có kiểu gen
AA, 40 cá thể có kiểu gen Aa, số còn lại có kiểu gen aa. Thành phần các kiểu gen trong
quần thể trên là
A. 0.6AA + 0.4Aa = 1. B. 0.2AA + 0.3Aa + 0.5aa = 1.
C. 0.3AA + 0.2Aa + 0.5aa = 1. D. 0.3aa + 0.2Aa + 0.5AA = 1.
Câu 32: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, có bao nhiêu đặc điểm sau
đây đúng?
I. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
II. Quần thể thường bị phân hóa thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
III.Tần số thể dị hợp giảm và tần số thể đồng hợp tăng qua các thế hệ.
IV. Tần số alen thường không thay đổi qua các thế hệ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là
0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa = 1. Biết không có đột biến xảy ra. Nhận xét nào sau đây đúng
khi quần thể trên tự thụ phấn kéo dài qua rất nhiều thế hệ?
A. Thành phần kiểu gen của quần thể chỉ còn lại một dòng thuần.
B. Tần số của các alen tiến tới bằng nhau.
C. Tần số của alen A, a lần lượt bằng với tần số của kiểu gen AA, aa.
D. Tỉ lệ các dòng thuần tiến tới bằng nhau.
Câu 34: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát (P) là:
0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa = 1. Tỉ lệ thể dị hợp tử (Aa) trong quần thể sau một thế hệ tự thụ
phấn là
A. 1/8. B. 1/5. C. 1/4. D. 1/2.
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể ngẫu phối?
A. Duy trì sự ổn định của tần số các kiểu gen.
B. Làm giảm sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
D. Xảy ra ở những loài sinh sản hữu tính.
Câu 36: Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể
phải thỏa mãn điều kiện: (p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen
a), thì công thức được viết là
A. ( p + q )2 = 0. B. p2AA + 2pqAa = - q2aa.
C. p2AA + q2aa = 1 - 2pqAa. D. p2AA + q2aa = - 2pqAa.
Câu 37: Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. B. 0,64AA : 0,11Aa : 0,25aa.
C. 0,49AA : 0,35Aa : 0,16aa. D. 0,36AA : 0,55Aa : 0,09aa.
Câu 38: Một quần thể ngẫu phối cân bằng về di truyền có 2 alen A và a. Tần số tương
đối của alen A là 0,7. Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể là
A. 0,03. B. 0,09. C. 0,3. D. 0,9.
Câu 39: Một quần thể ngẫu phối cân bằng về di truyền có 2 alen A và a. Tần số tương
đối của alen A là 0,8. Tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội trong quần thể là
A. 0,32. B. 0,64. C. 0,68. D. 0,96.
Câu 40: Ở một quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên nhiễm sắc thể
thường có 5 alen. Trong điều kiện không có đột biến, quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu
gen về gen A là
A. 5. B. 10. C. 15. D. 25.
Câu 41: Ở một loại thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen A và a, trội lặn hoàn toàn,
quần thể cân bằng về di truyền, trong đó có 250 cây thân thấp có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ
4% trong tổng số cá thể của quần thể. Theo lý thuyết, số cây thân cao nhưng mang alen
lặn a là
A. 6000. B. 4000. C. 2500. D. 2000.
Câu 42: Ở một loại thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ là
trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng
về di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 91%. Theo lý thuyết, số cây đồng hợp tử trong
quần thể chiếm tỉ lệ
A. 9%. B. 49%. C. 58%. D. 42%.

Câu 43: Ưu thế lai là hiện tượng con lai


A. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
B. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
C. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.
D. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
Câu 44: Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao
nhất ở
A. thế hệ F1. B. thế hệ F2.
C. thế hệ F3. D. tất cả các thế hệ.
Câu 45: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến
dị tổ hợp là
A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. chiếu xạ bằng tia X.
C. gây đột biến bằng cônsixin. D. lai hữu tính.
Câu 46: Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có
kiểu gen
A. aaaa. B. AAAA.
C. AABB. D. AaBb.
Câu 47: Tự thụ phấn ở thực vật hay giao phối cận huyết ở động vật thường dẫn đến thoái
hoá giống vì qua các thế hệ
A. xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. dẫn đến sự phân tính.
C. tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm.
D. tỉ lệ đồng hợp tăng dần, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
Câu 48: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 1.
C. 2, 3, 1, 4. D. 4, 1, 2, 3.
Câu 49: Biện pháp nào sau đây không nhằm mục đích tạo ra nguồn biến dị di truyền
cung cấp cho quá trình chọn giống?
A. Dùng kĩ thuật di truyền để chuyển gen.
B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Loại bỏ những cá thể không mong muốn.
D. Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.
Câu 50: Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu
dòng thuần chủng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
Câu 51: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất
A. aabbdd x AabbDD. B. aaBBdd x aabbDD.
C. aabbDD x AABBdd. D. AABbdd x Aabbdd
Câu 52: Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây ở cây thuốc lá người ta tiến hành lai giữa hai
thứ: một thứ có chiều cao trung bình 140 cm, một thứ có chiều cao trung bình 80 cm. Ở
F1, cây lai có chiều cao trung bình 122 cm. Cây lai F1 đã biểu thị ưu thế lai về chiều cao

A. 12 cm. B. 15 cm. C. 18 cm D. 42 cm.
Câu 53. Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội
thể là
A. NMU. B. cônsixin. C. EMS. D. 5BU.
Câu 54. Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 55. Tế bào trần là
A. những tế bào đã bị mất màng sinh chất.
B. những tế bào đã bị mất thành xenlulôzơ.
C. những tế bào đã bị mất chất nguyên sinh.
D. những tế bào đã bị mất các bào quan.
Câu 56. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy mô, tế bào. B. Nuôi cấy hạt phấn.
C. Nuôi cấy noãn. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 57: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến đa bội lẻ thường không
được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch về
A. rễ củ. B. thân. C. lá. D. hạt.
Câu 58. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbdd thành các dòng đơn bội, sau đó
lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Tối đa sẽ tạo ra được bao nhiêu
dòng thuần chủng từ cây nói trên?
A. 2 dòng. B. 6 dòng. C. 8 dòng. D. 4 dòng.
Câu 59. Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống ở thực vật có hoa, phương pháp
hiệu quả nhất là
A. cho tự thụ phân bắt buộc. B. nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
C. lai tế bào sinh dưỡng. D. công nghệ gen.
Câu 60. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật
có kiểu gen AA, Aa và aa không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. AAAA. B. AAaa. C. Aaaa. D. aaaa.
Câu 61. Từ cây có kiểu gen AaBbdd, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống
nghiệm có thể tạo ra dòng cây đơn bội có kiểu gen nào sau đây?
A. aBD. B. Abd. C. ABD. D. abD.
Câu 62. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một
cơ thể thực vật rồi cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh. Bằng kĩ thuật chia cắt
một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của các con vật khác nhau để tạo
ra nhiều cá thể con. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là đều
A. thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B. tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
C. tạo ra các cá thể đồng nhất về kiểu gen.
D. tạo ra các cá thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 63. Để tạo ra cây Pomato, người ta tiến hành dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh
dưỡng) của cây cà chua (2n = 24 NST) và cây khoai tây (2n = 48 NST) tạo ra tế bào lai.
Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây
lai. Phát biểu nào sau đây không đúng về cây Pomato?
A. Có khả năng sinh sản hữu tính.
B. Luôn có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Trong mỗi tế bào chứa 72 nhiễm sắc thể.
D. Mang đặc điểm của cả hai loài khoai tây và cà chua.
Câu 64. Những con dê mang gen sản sinh prôtêin tơ nhện là thành tựu của
A. gây đột biến. B. nhân bản vô tính.
C. công nghệ gen. D. cấy truyền phôi.
Câu 65. Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần
chuyển và thể truyền, người ta đã sử dụng enzim
A. ligaza. B. pôlimeraza.
C. restrictaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 66: Giống lúa “gạo vàng" có khả năng tổng hợp b - caroten (tiền chất tạo ra vitamin
A) trong hạt được tạo ra nhờ phương pháp
A. công nghệ tế bào B. công nghệ gen
C. lai xa và đa bội hoá. D. cấy truyền phôi.
Câu 67. Mục đích của việc sử dụng xung điện trong quá trình chuyển ADN tái tồ hợp
vào tế bào nhận là
A. làm dãn màng sinh chất để phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui vào trong tế bào
nhận.
B. làm tăng khả năng kết dính của ADN với hệ gen nhân của tế bào nhận.
C. kích thích ADN tái tổ hợp nhân lên trong tế bào nhận.
D. dung hoà ADN tái tổ hợp với hệ gen ngoài tế bào chất của tế bào nhận.
Câu 68. Trong kĩ thuật chuyển gen insulin ở người sang vi khuẩn, ADN tái tổ hợp mang
gen mã hóa insulin được đưa vào tế bào vi khuẩn E. coli nhằm
A. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
B. ức chế hoạt động hệ gen của vi khuẩn E. coli.
C. làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của vi khuẩn E. coli.
D. làm cho ADN tái tổ hợp dung hợp với ADN vi khuẩn
Câu 69. Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có
khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
I. Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.
II. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
IV. Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người
Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A. I II III IV B. IV III I II.
C. IV III I IV. D. I IV III II
Câu 70. Khi nói về giống cây trồng biến đổi gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây trồng biến đổi gen được tạo ra bằng cách chuyển hạt phấn từ cây này sang nhụy
hoa của cây khác.
II. Bằng kĩ thuật chuyển gen người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý vào
cây trồng.
III. Cây trồng biến đổi gen có thể là lò phản ứng sinh học (bioreactor) sản xuất hiệu quả
các prôtêin và các chất cần thiết dùng trong dược phẩm và thực phẩm.
IV. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng virút, gen
kháng rầy nâu,… vào một số cây trồng như lúa, ngô.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like