You are on page 1of 101

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.

Nguyễn Văn Chánh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------

TP HCM

PHAN HUỲNH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĂN MÒN VÀ CHỐNG ĂN MÒN CỐT THÉP


TRONG BÊ TÔNG CỐT THÉP CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG Ở VÙNG BIỂN

Chuyên ngành: Vật Liệu Và Công Nghệ Vật Liệu Xây Dựng
Mã số: 11194671

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 1


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Văn Chánh

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. Trần Văn Miền

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS. Nguyễn Mạnh Phát

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 8 tháng 08 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. GS.TSKH. Phùng Văn Lự – Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Vũ Quốc Hoàng - Thƣ kí Hội đồng
3. PGS.TS. Trần Văn Miền – Chấm phản biện 1
4. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Phát – Chấm phản biện 2
5. TS. Nguyễn Ninh Thụy - Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƢỞNG KHOA XÂY DỰNG

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 2


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phan Huỳnh Phƣơng MSHV:11194671
Ngày, tháng, năm sinh: 14/06/1983 Nơi sinh: Khánh hòa
Chuyên ngành: Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng Mã số : 605880 I.
I.TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ăn mòn và chống ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt
thép của các công trình xây dựng vùng biển.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép ở
trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép ở
môi trƣờng biển
- Nghiên cứu về hệ nguyên vật liệu và phƣơng pháp thí nghiệm
- Thực nghiệm để đánh giá:
+ Mức độ ảnh hƣởng của lớp bê tông bảo vệ và tỉ lệ nƣớc/xi măng
đến khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép.
+ Ảnh hƣởng của các môi trƣờng dƣỡng hộ đến khả năng ăn mòn cốt
thép trong bê tông cốt thép.
+ Ảnh hƣởng của các loại thép khác nhau đến đến khả năng ăn mòn
cốt thép trong bê tông cốt thép.
- Kết luận và kiến nghị của đề tài.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14 / 01/ 2015.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 14 / 06 /2015.
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : PGS.TS. Nguyễn Văn Chánh
Tp. HCM, ngày 14 tháng 06 năm 2015
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Nguyễn Văn Chánh PGS.TS. Nguyễn Văn Chánh

TRƢỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 3


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

LỜI CẢM ƠN
********
- Trải qua quá trình học, rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm trong suốt thời
gian ở trƣờng Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ giúp em củng cố, kiểm tra lại kiến thức của mình, tạo nền tảng vững chắc,
góp một phần lớn vào hành trang để em tiếp bƣớc con đƣờng phía trƣớc. Em xin
chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, những ngƣời đã tận tình dạy dỗ em bao
năm tháng qua.
- Con xin gửi lời cảm ơn ba mẹ, ngƣời đã nuôi nấng dạy dỗ con nên ngƣời.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô của bộ môn Vật Liệu Xây Dựng, những
ngƣời đã hết lòng truyền đạt kiến thức giúp em trở thành con ngƣời hữu ích cho xã
hội. Đặc biệt em xin gởi lời biết ơn chân thành đến thầy PGS. TS Nguyễn Văn
Chánh, thầy đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Và cũng xin cảm ơn các thầy, cô ở Phòng Thí Nghiệm Vật Liệu Xây Dựng đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu thực nghiệm cũng
nhƣ tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, em xin gởi lời
cảm ơn đến những ngƣời bạn ở phòng thí nghiệm Las-XD 23 và Las-XD 679 đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn vừa qua.
- Với sự nỗ lực hết sức của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy cô, gia
đình, bạn bè, em đã hoàn thành tốt luận văn này . Tuy nhiên do còn ít kinh nghiệm
và thời gian hạn chế, chắc chắn luận văn còn rất nhiều sai sót. Kính mong các thầy
cô, anh chị góp ý để em ngày càng hoàn thiện kiến thức của mình hơn.
- Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 06 năm 2015.
Học viên cao học.

Phan Huỳnh Phƣơng.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 4


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

TÓM TẮT

Sau thời gian sử dụng, bê tông cốt thép dễ bị hƣ hại dƣới tác dụng của môi
trƣờng, nhất là môi trƣờng biển và ven biển. Trong môi trƣờng biển, ăn mòn cốt
thép do tác dụng hoá học hay tác dụng điện hoá giữa cốt thép và môi trƣờng xảy ra
là rất phổ biến và nguy hiểm nhất. Hiện nay ngƣời ta cũng đã dùng những biện
pháp bảo vệ cốt thép nhƣ sơn epoxy trên bề mặt cốt thép, sử dụng chất ức chế ăn
mòn hay tăng chiều dày lớp bê tông bảo vệ … , hoặc là nâng cao chất lƣợng bê
tông để bảo vệ cốt thép. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về vấn đề ăn mòn cốt
thép trong bê tông bằng phƣơng pháp đo điện thế ăn mòn và đƣa ra giải pháp chống
ăn mòn là nâng cao chất lƣợng bê tông để bảo vệ cốt thép thông qua việc sử dụng
bê tông cƣờng độ cao kết hợp với phụ gia khoáng hoạt tính silicafume. Mẫu trong
nghiên cứu đƣợc chế tạo có kích thƣớc 10x10x20 cm và đặt thanh thép dài 40 cm,
hai đầu thanh thép nằm ngoài bê tông đƣợc sơn epoxy. Sau đó mẫu đƣợc dƣỡng hộ
trong môi trƣờng ăn mòn NaCl 10% và 15% theo chu kì khô ẩm (sấy khô 1 ngày và
ngâm trong 2 ngày). Sau thời gian 5 chu kỳ ( 15 ngày), 10 chu kỳ (30 ngày), 15 chu
kỳ (45 ngày), 20 chu kỳ(60 ngày và 25 chu kỳ (75 ngày) tác giả đem mẫu đo điện
thế ăn mòn theo tiêu chuẩn ASTM C876 và TCVN 9348-2012 để đánh giá khả
năng ăn mòn của cốt thép trong môi trƣờng biển. Từ kết quả nghiên cứu thực
nghiệm, có thể kết luận rằng:

- Khi mẫu đƣợc chế tạo bằng bê tông cƣờng độ cao và đƣợc dƣỡng hộ trong
2 môi trƣờng NaCl 10% và NaCl 15% thì điện thế cốt thép mẫu ngâm trong 2 môi
trƣờng có giá trị không thay đổi nhiều (-222 mV mẫu M4B15)và (-212mV với
mẫu M4B10).
- Khi đƣờng kính của cốt thép tăng lên (từ phi 8 đến phi 12) thì điện thế ăn
mòn đo đƣợc ngày càng dần về dƣơng hơn.
- Cốt thép đƣợc sơn epoxy bề mặt thì mức độ ăn mòn thấp hơn so với cốt
thép không sơn epoxy và sự ảnh hƣởng của nồng độ NaCl đến khả năng ăn mòn cốt
thép càng thấp vì bề mặt cốt thép đƣợc cách ly với môi trƣờng bên ngoài bằng lớp
sơn epoxy.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 5


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Nhƣ vậy tác giả có thể đƣa ra một số biện pháp chống ăn mòn cốt thép nhƣ
sau:
- Sơn phủ bề mặt cốt thép một lớp sơn epoxy để cách ly cốt thép với môi
trƣờng ăn mòn. Giá trị điện thế đo đƣợc ở mẫu M6A10 (có điện thế -598 mV < -
350 mV) nên đã có khả năng bị ăn mòn nhƣng mẫu M9A10 (có điện thế -285 mV >
-350 mV) nên chƣa đánh giá đƣợc khả năng ăn mòn. Giải pháp này làm cho cốt
thép ít chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng ăn mòn, nhƣng khi môi trƣờng có sự thay
đổi về nhiệt lớn, theo chu kỳ và trong thời gian dài thì lớp epoxy có thể không còn
khả năng bảo vệ cốt thép đƣợc nữa. Lúc này cốt thép vẫn có khả năng bị ăn mòn.
- Sử dụng silicafume 8% lƣợng xi măng để chế tạo bê tông cƣờng độ cao,
cấu trúc bê tông đặt chắc để bảo vệ cốt thép chống ăn mòn trong môi trƣờng biển,
giúp nâng cao tuổi thọ của công trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi dùng bê
tông mác 500 có phụ gia silicafume thì sau 20 chu kỳ dƣỡng hộ khô ẩm và môi
trƣờng nồng độ NaCl 15% thì cốt thép vẫn chƣa bị ăn mòn (mẫu M19BY cốt thép
phi 10 có điện thế -192mV)

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 6


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

ABSTRACT
In the time, reinforced concrete easily damaged under the influence of the
environment, especially marine and coastal environment. In the marine
environment, reinforcement corrosion due to the effects of chemical or
electrochemical effects between the armature and the environment occurs is very
common and most dangerous. Recently, people have used the safeguards reinforced
epoxy reinforced surface, using corrosion inhibitors or increasing the thickness of
the concrete protection of ..., or is raising the quality of concrete to reinforced
protection. This research study focuses on the issue of corrosion of reinforcement
in concrete by means of voltage measurement corrosion and offer solutions that
enhance corrosion resistance quality of concrete for reinforced protection through
the use of High-strength concrete additives combined with silicafume. In the study
sample were built with 10x10x20 cm and 40 cm long steel bar, the first two bars
outside concrete epoxy painted. Then the sample is curing in corrosive
environments NaCl 10% and NaCl 15% NaCl in wet and dry cycles (dried 1 day
and soak for 2 days). After a period of 5 cycles (15 days) and 10 cycles (30days),
15 cycles (45 days) and 20 cycles (60 days and 25 cycles (75 days), the author
provides corrosion potential sample under ASTM C876 and TCVN 9348-2012 to
evaluate the possibility of reinforcing steel corrosion in marine environments.
From the experimental results, we can conclude that:
- When the sample is made of high strength concrete and curing in two
environment NaCl 10% and NaCl 15% reinforced environmental samples soaked
in two have not changed much value (E= -222 mV with M4B15 sample) and (E= -
212mV with M4B10 sample).
- When the diameter of the rebar increased (8 to 12), the measured
voltage is more corrosive towards more positive.
- The steel bar painted epoxy, the level is lower than the steel bar not painted
epoxy and not the influence of NaCl concentration corrosive to the lower
reinforcement for reinforced surface is separated from the environment outside with
epoxy paint.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 7


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

So the author can take some measures against corrosion of reinforcement as


follows:
Surface paint a layer of epoxy reinforcement for reinforced isolation with
corrosive environments. Voltage values measured in M6A10 samples (E=-598 mV
<-350 mV) should have the possibility of corrosion but M9A10 sample (E=-285
mV > -350 mV) should not evaluate the possibilities corrosive. This solution makes
the reinforcement less affected by the corrosive environment, but the environment
has large changes in temperature, cycle and in the long run, the epoxy layer can no
longer capable of protecting reinforced anymore. Now reinforced still possible
corrosion.
-Use silicafume 8% of cement to produce high strength concrete, concrete
structure located reinforced to protect against corrosion in marine environments,
improves the life of the facility. The research results showed that the use of
compressive strength concrete 50MPa with silicafume, after 20 cycles wet and dry
curing environment NaCl 15% is to be reinforced corrosion yet (sample M19BY 
10 E = -192mV)

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 8


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực hành
trên cơ sở nguyên vật liệu địa phƣơng khu vực Thành phố Nha Trang và lân cận.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố
dƣới bất cứ hình thức nào. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Phan Huỳnh Phƣơng

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 9


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

MUÏC LUÏC
Trang
Mục lục 10
Danh mục bảng biểu 12
Danh mục hình ảnh 14
Danh mục chữ viết tắt 17
Chöông 1: TOÅNG QUAN 18
1.1 Giới thiệu về môi trƣờng biển Việt Nam 18
1.2 Ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép ở môi trƣờng biển 20
1.3 Tình hình nghiên cứu ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép trên
thế giới và tại Việt Nam 22
1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 32
Chöông 2: CÔ SÔÛ KHOA HOÏC 34
2.1 Giôùi thieäu. 34
2.2 Bản chất điện hóa của quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông 34
2.3 Nhiệt động của quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông 36
2.4 Sự phân cực của phản ứng điện hóa 37
2.5 Khả năng ăn mòn cốt thép và tốc độ ăn mòn cốt thép 41
2.6 Những trạng thái ăn mòn cốt thép trong bê tông 41
2.7 Động lực học ăn mòn cốt thép trong bê tông 45

2.8 Các giai đoạn ăn mòn 51


2.9 Ảnh hƣởng của phụ gia khoáng hoạt tính đến quá trình
ăn mòn cốt thép 56

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 10


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

2.10 Các biện pháp chống ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép 58
2.11 Phƣơng pháp thí nghiệm để đánh giá ăn mòn cốt thép trong bê tông
theo TCVN 9348-2012 61
Chöông 3: HỆ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.1 Thí nghiệm các tính chất nguyên vật liệu cần nghiên cứu 63
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm 71
3.2.1 Chế tạo mẫu thí nghiệm 71
3.2.2 Môi trƣờng dƣỡng hộ trong thực nghiệm 76
3.2.3 Thực nghiệm đo mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông
cốt thép (TCVN 9348-2012) 77
Chöông 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 82
4.1 Nghiên cứu ảnh hƣởng của lớp bê tông bảo vệ và tỉ lệ nƣớc/xi măng
đến khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông thƣờng mác 300 82
4.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng dƣỡng hộ đến khả năng
ăn mòn cốt thép trong bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao 85
4.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại thép đến khả năng ăn mòn
cốt thép trong các môi trƣờng dƣỡng hộ khác nhau với chiều dày
lớp bê tông bảo vệ là 3cm và tỉ lệ N/X =0.5 89
4.4 So sánh khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông thƣờng mác 300
và bê tông cƣờng độ cao mác 500 có sử dụng silicafume trong
2 môi trƣờng ăn mòn là NaCl 10% và NaCl 15%. 91
Chöông 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
5.1 Kết luận 96
5.2 Hạn chế và kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 11


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Thành phần ion có trong nƣớc biển Việt Nam 18
Bảng 1.2 Tính chất môi trƣờng khí quyển ven biển miền trung Việt Nam 19
Bảng 1.3 Kết quả đo đạc điện thế ăn mòn cốt thép và khả năng ăn mòn tại
các công trình 27
Bảng 1.4 Kết quả đo điện thế ăn mòn cốt thép trong bê tông 31
Bảng 2.1 Giá trị của Ec0 và Ea0 47
Bảng 2.2 Trạng thái của thanh thép lấy từ bê tông cốt thép 47
Bảng 2.3 Điện trở của bêtông 48
Bảng 2.4 Ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép dùng 4% CaCl2 với
độ ẩm tƣơng đối 80% 49
Bảng 2.5 Tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông làm việc trong
không khí ẩm 49
Bảng 2.6 Trạng thái thanh thép trong vữa xi măng dùng
5% phụ gia CaCl2 50
Bảng 2.7 Tốc độ ăn mòn cốt thép trung bình trong bê tông cốt thép
dùng 5% phụ gia 51
Bảng 2.8. Qui định chiều dày lớp bê tông bảo vệ 58
Bảng 2.9. Bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng ăn mòn cốt thép 62
Bảng 3.1. Đặc tính kỹ thuật của xi măng PCB40 Nghi Sơn 63
Bảng 3.2. Đặc tính kỹ thuật của đá 1x2 mỏ đá Hòn Thị 64
Bảng 3.3. Thành phần cỡ hạt của đá 1x2 mỏ đá Hòn Thị 64
Bảng 3.4. Đặc tính kỹ thuật của cát vàng Sông Cái Nha Trang 65
Bảng 3.5. Đặc tính kỹ thuật silicafume của công ty Elkem 66
Bảng 3.6. Bảng cấp phối bê tông thông thƣờng mác 300 67
Bảng 3.7. Bảng cấp phối bê tông có sử dụng silicafurme mác 500 67
Bảng 3.8. Bảng kết quả kiểm tra cƣờng độ của cấp phối bê tông 67
Bảng 3.9. Tính chất cơ lý của thép Pomina 69
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các mẫu thí nghiệm 73

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 12


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bảng 3.11.Đánh giá kết quả thí nghiệm khả năng cốt thép
bị ăn mòn trong bê tông 80
Bảng 4.1.Giá trị điện thế với tỉ lệ N/X và chiều dày lớp
bê tông bảo vệ khác nhau 82
Bảng 4.2. Giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ mẫu và
loại bê tông khác nhau 85
Bảng 4.3. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn
và không sơn epoxy 89
Bảng 4.4. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn
epoxy với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao, môi trƣờng dƣỡng
hộ NaCl 10%. 91
Bảng 4.5. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn
epoxy với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao, môi trƣờng dƣỡng
hộ NaCl 15%. 93

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 13


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Biểu đồ biểu diễn phần trăm các loại ion có trong nƣớc biển 18
Hình 1.2: Quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép 21
Hình 1.3: So sánh kết quả uốn ba điểm giữa dầm bị ăn mòn và dầm không bị ăn
mòn 24
Hình 1.4. Ảnh hƣởng của nồng độ muối đến đƣờng cong phân cực của thép
trong dung dịch NCXM 28
Hình 1.5. Bố trí cốt thép theo mặt cắt ngang mẫu bê tông 29
Hình 1.6. Sự biến thiên điện thế ăn mòn của các cốt thép 5, 6, 7
theo thời gian 30
Hình 1.7. Sự biến thiên dòng ăn mòn của các cốt thép 5, 6, 7 theo thời gian 31
Hình 1.8. Sự thay đổi điện thế ăn mòn cốt thép 32
Hình 2.1: Mô hình biểu diễn sự ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép 35
Hình 2.2: Giản đồ Pourbaix trong hệ Fe-H2O ở 250C 37
Hình 2.3: Đƣờng cong phân cực của quá trình điện phân 38
Hình 2.4: Đƣờng cong phân cực của quá trình điện cực bị giới hạn
bởi sự khuếch tán oxy đến catốt 39
Hình 2.5: Đƣờng cong phân cực anot diễn tả sự dịch chuyển từ
hòa tan chủ động sang thụ động 39
Hình 2.6: Đƣờng cong phân cực anot của thép trong dung dịch
Ca(OH)2 bão hòa có hàm lƣợng canxi dihydrat thay đổi 40
Hình 2.7: Giản đồ Evans dùng cho ăn mòn dạng cơ bản 41
Hình 2.8: Giản đồ Evans diễn tả ảnh hƣởng của nồng độ oxy
đối với điện thế ăn mòn của thép thụ động trong bê tông 42
Hình 2.9. Sơ đồ tuần hoàn của ion clo trong quá trình ăn mòn điểm 44
Hình 2.10. Quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông 52
Hình 2.11. Bê tông cốt thép bị ăn mòn 54
Hình 2.12. Quá trình ăn mòn điện hóa của cốt thép do clo gây ra 55
Hình 3.1. Hình dạng của silicafume 66
Hình 3.2. Đúc cấp phối và đo độ sụt của hỗn hợp bê tông 68

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 14


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 3.3. Đúc mẫu để kiểm tra cƣờng độ nén của bê tông 68
Hình 3.4. Nén mẫu kiểm tra cƣờng độ bê tông 68
Hình 3.5. Mẫu thép trƣớc khi thí nghiệm 70
Hình 3.6. Thí nghiệm kéo mẫu thép 70
Hình 3.7: Biểu đồ mô tả quá trình biến dạng khi kéo thép phi 10 70
Hình 3.8. Khuôn đúc mẫu thí nghiệm 71
Hình 3.9. Mô hình khuôn đúc mẫu thí nghiệm với vị trí đặt cốt thép
cách đáy và miệng khuôn 3 cm 71
Hình 3.10. Mô hình khuôn đúc mẫu thí nghiệm với vị trí đặt cốt thép
cách đáy và miệng khuôn 5 cm 71
Hình 3.11. Đúc mẫu thí nghiệm 72
Hình 3.12. Mẫu thí nghiệm sau khi tháo khuôn và sơn
epoxy 2 đầu thanh thép 72
Hình 3.13: Hình ngâm mẫu trong môi trƣờng ăn mòn 77
Hình 3.14. Cấu tạo của điện cực đồng sunfat bão hòa 78
Hình 3.15. Sơ đồ đo điện thế cốt thép trong bê tông 79
Hình 3.16. Bộ dụng cụ đo điện thế ăn mòn 80
Hình 3.17: Hình đo điện thế ăn mòn 81
Hình 4.1: Giá trị điện thế với tỉ lệ N/X và chiều dày lớp bê tông
bảo vệ khác nhau 83
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế (-mV) ở thời gian 60 ngày với
chiều dày lớp bê tông 3cm và 5 cm. 84
Hình 4.3: Biểu đồ giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ
mẫu và loại bê tông khác nhau, cốt thép phi 8 86
Hình 4.4: Biểu đồ giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ
mẫu và loại bê tông khác nhau, cốt thép phi 10 86
Hình 4.5: Biểu đồ giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ
mẫu và loại bê tông khác nhau, cốt thép phi 12 87

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 15


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế (-mV) ở thời gian 75 ngày
với nồng độ NaCl 10% và 15% 88
Hình 4.7: Bề mặt cốt thép và bê tông sau thời gian dƣỡng hộ 25 chu kỳ 88
Hình 4.8: Mẫu thép đƣợc sơn epoxy 89
Hình 4.9: Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không
sơn epoxy 90
Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế E (-mV) ở thời gian 60 ngày
với cốt thép không sơn epoxy và có sơn epoxy 91
Hình 4.11: Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn
và không sơn epoxy với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao 92
Hình 4.12. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế E (-mV) ở 60 ngày với bê tông
thông thƣờng (M300) và bê tông cƣờng độ cao (M500), NaCl 10% 93
Hình 4.13 : Biểu đồ giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn
và không sơn epoxy với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao 94
Hình 4.14. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế E (-mV) ở 60 ngày với bê tông
thông thƣờng (M300) và bê tông cƣờng độ cao (M500), NaCl 15% 95

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 16


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


N: Nƣớc
X: Xi măng
N/X: tỉ lệ nƣớc/xi măng
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
ASTM: Standard test Methods: tiêu chuẩn Mỹ
BTCT: bê tông cốt thép
CT: cốt thép
BT: bê tông
KHCN: Khoa Học Công Nghệ
NCXM: Nƣớc chiết xi măng

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 17


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1Giới thiệu về môi trƣờng biển Việt Nam

Việt Nam là nƣớc có bờ biển trải dài dọc theo chiều dài đất nƣớc, đó chính
là điều kiện thuận lợi cho các quá trình ăn mòn và phá hủy cốt thép. Đặc biệt là
những công trình nằm ven biển trong vùng các tỉnh nhƣ Khánh Hòa, Vũng Tàu,
Bình Thuận….Theo thống kê các công trình xây dựng ven biển cho thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự hƣ hỏng các kết cấu BTCT là do cốt thép trong bê tông bị
ăn mòn dƣới tác động xâm thực của ion Cl- của môi trƣờng biển.

Môi trƣờng biển là một trong những môi trƣờng có chứa tác nhân gây xâm
thực mạnh cấu kiện bê tông cốt thép. Nƣớc biển là một dạng của hệ thống hóa lý
phức tạp có chứa chất điện phân gây xâm thực đối với bê tông: NaCl, MgSO4,
CaSO4…Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về độ bền của bê tông và bê tông cốt
thép trong môi trƣờng biển, kết quả của những nghiên cứu chỉ ra rằng, để tăng độ
bền của bê tông và cốt thép trong môi trƣờng biển thì cần giảm độ thấm của bê tông
(giảm tỷ lệ N/X).
Bảng 1.1 Thành phần ion có trong nƣớc biển Việt Nam [12]

Hình 1.1. Biểu đồ biểu diễn phần trăm các loại ion có trong nƣớc biển[12]

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 18


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Đặc điểm chung của khí hậu nƣớc ta là nhiệt đới ẩm, gió mùa, nhiều nắng và
mƣa. Riêng vùng ven biển trong khí quyển thƣờng còn lẫn các tạp chất mang tính
xâm thực tới kết cấu bê tông cốt thép nhƣ Cl, SO3, CO2…

Một số đặc trƣng của môi trƣờng vùng biển miền trung nƣớc ta nhƣ sau:

Nƣớc biển: có chứa các muối mang tính xâm thực bê tông và bê tông cốt
thép: NaCl – 2,7%, MgCl2 – 0,32%, MgSO4 – 0,22%, CaSO4 - 0,13%, KHCO3 –
0,02%.

Khí quyển biển:


+ Lƣợng muối clorua phân tán cao, giảm dần theo chiều cao và theo chiều
sâu vào đất liền, giảm mạnh ở cự ly 100 mét cách bờ biển.

+ Ảnh hƣởng của khí quyển biển lan rộng trên 10 km.
+ Đặc trƣng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm (bảng 1.2).
+ Khí quyển biển gây ẩm ƣớt bề mặt.
Bảng 1.2. Tính chất môi trƣờng khí quyển ven biển miền trung Việt Nam [6]
Địa Dao động Độ ẩm Lƣợng Số ngày Tốc độ ăn Lƣợng muối
điểm nhiệt độ, trung mƣa trung sƣơng mòn thép (Cl-) sa lắng
o
C bình, % bình, mm mù, ngày CT3,g/m2.năm mg/m2.ngày
Vinh 17,6-29,6 85 1994,3 26,8 309,6 0,6-1,0
Đà 21,3-29,1 85 2041,5 3,3 382,1 8-40
Nẵng
Nha 23,8-28,4 82 1358,9 0,3 409,4 10-50
trang
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, các công trình xây
dựng ở vùng biển chịu tác động ăn mòn mạnh của môi trƣờng. Phổ biến và nguy
hại nhất trong đó là hiện tƣợng xâm thực clorua gây ăn mòn và phá huỷ nhanh
chóng cốt thép trong các kết cấu đó. Một số công trình cầu, cảng là những công
trình thƣờng nằm trên hoặc gần mặt nƣớc, có độ ẩm không khí cao; đặc biệt với các
công trình vùng biển còn chịu tác động của khí hậu biển. Do đó cầu, cảng bê tông

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 19


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

cốt thép là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng mạnh do ăn mòn và phá hủy của môi trƣờng.
Nhƣ vậy, khí quyển ven biển miền trung Việt Nam với độ ẩm và nhiệt độ
cao, lƣợng muối lớn kèm theo các thay đổi chu kỳ khô ẩm và gió bão mạnh tiềm ẩn
khả năng xâm thực mạnh tới cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép.
1.2 Ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép ở môi trƣờng biển [5],[6],[8]
Bê tông cốt thép đƣợc sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vì có
cƣờng độ chịu lực cao. Nếu cốt thép đƣợc bảo vệ chống gỉ tốt thì sẽ cùng bê tông
tạo nên vật liệu có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện làm việc của kết
cấu bê tông cốt thép cũng nhƣ môi trƣờng tác động, sẽ bị hƣ hại qua thời gian sử
dụng. Đặc biệt, đối với những công trình ven biển hoặc nằm trong môi trƣờng biển,
vấn đề hƣ hại của BTCT từ lâu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và hết sức quan trọng.
Luôn đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm, nghiên cứu để tìm
những phƣơng pháp tối ƣu, nhằm nâng cao khả năng chống ăn mòn cốt thép trong
BTCT và dự đoán đƣợc tuổi thọ, dẫn đến nâng cao chất lƣợng công trình, đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cốt thép trong bê tông cốt thép có tồn tại lớp màng thụ động trên bề mặt có
tác dụng nhƣ lớp bảo vệ cho cốt thép. Hiệu quả bảo vệ của lớp bê tông phụ thuộc
vào lớp màng bảo vệ của bê tông có thể xem nhƣ hàng rào vật lý và hàng rào hóa
học. Hàng rào vật lý là độ dày và khả năng không thấm nƣớc của lớp bê tông xung
quanh cốt thép, ngăn cản sự khuếch tán của các tác nhân ăn mòn nhƣ các phân tử
CO2, O2 và ion Cl-. Hàng rào hoá học là môi trƣờng kiềm cao của bê tông, thƣờng
có giá trị pH = 13, cho phép tạo thành và duy trì màng thụ động bảo vệ trên bề mặt
thép. Cốt thép trong bê tông có thể bị ăn mòn khi màng thụ động bị phá vỡ do sự
cacbonat hoá bê tông, hoặc do sự xâm nhập của ion Clo qua bê tông đến cốt thép.
Sự nguy hại do ăn mòn cốt thép trong bê tông không chỉ nằm ở việc giảm tiết diện
ngang của thép mà còn ở sự tạo thành các vết nứt trên bề mặt bê tông do sự tích tụ
gỉ ở xung quanh cốt thép gây ra. Thể tích của gỉ đƣợc tạo ra thƣờng lớn hơn 4 - lần
thể tích của thép bị mất đi trong phản ứng ăn mòn, dẫn đến làm xuất hiện dƣ ứng
suất trong bê tông xung quanh cốt thép, gây ra nứt vỡ và bong tróc lớp bê tông. Khi
nứt xảy ra, quá trình ăn mòn tăng tốc nhảy vọt vì lúc đó hiệu quả bảo vệ vật lý và

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 20


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

hoá học của lớp bê tông không còn nữa.


Ăn mòn cốt thép trong bê tông là hiện tƣợng phá huỷ vật liệu thép do tác
dụng hoá học hay tác dụng điện hoá giữa cốt thép và môi trƣờng bên ngoài. Các vật
liệu kim loại và hợp kim trên cơ sở sắt, thép khi tiếp xúc với môi trƣờng xung
quanh ( khí, lỏng, rắn ) đều bị phá huỷ với một tốc độ nào đó. Nguyên nhân của sự
phá huỷ này là có sự tƣơng tác hoá học: kim loại tham gia phản ứng oxy hoá khử
với các chất có trong môi trƣờng xung quanh và bị oxy hoá hay còn gọi là ăn mòn
kim loại (Hình 1.2).

Hình 1.2: Quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép[8]
Để ngăn ngừa sự ăn mòn và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn ngƣời ta sử
dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ sử dụng các hợp kim bền, bảo vệ bề mặt
bằng chất phủ, phƣơng pháp điện hóa... trong đó phƣơng pháp sử dụng silicafume
dùng trong bê tông có cƣờng độ cao, có độ chống thấm tốt và bền trong môi trƣờng
biển để chống ăn mòn cốt thép đƣợc ứng dụng nhiều trong các công trình ven biển
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu và khảo sát của Viện KHCN Xây dựng cho thấy quá
trình ăn mòn cốt thép có thể bắt đầu ngay từ khi hàm lƣợng ion clorua xâm nhập
vào miền bê tông cận cốt thép không lớn, khoảng 0,60 † 0,80 kg/m3 bê tông. Do
sản phẩm ăn mòn (gỉ sắt) nở thể tích 4 † 6 lần sẽ gây ứng suất làm nứt bê tông bảo
vệ dọc theo các thanh cốt thép bị ăn mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập
ngày càng nhanh ion clorua vào bên trong bê tông, dẫn đến tốc độ ăn mòn cốt thép

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 21


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

phát triển mạnh và công trình xây dựng nhanh chóng bị phá hủy.
Vấn đề cải tiến độ bền cho BTCT đƣợc thực hiện theo 2 cách :
Nghiên cứu tính chất của môi trƣờng và xác định sự tác động của môi
trƣờng đến bê tông (BT) và cốt thép , đặc biệt là công trình BTCT.
Nghiên cứu cơ chế và động lực học ăn mòn hay quá trình hƣ hại , và
trên cơ sở đó đề ra phƣơng pháp thiết kế để cải thiện khả năng chống ăn mòn BT và
BTCT trong môi trƣờng xâm thực mạnh.
Có nhiều khái niệm về độ bền của vật liệu xây dựng và kết cấu công trình.
Độ bền có thể đƣợc định nghĩa là khả năng của vật liệu hay của kết cấu đƣợc chế
tạo từ loại vật liệu này duy trì đƣợc sự làm việc thích hợp trong một khoảng thời
gian đƣợc xác định theo tiêu chuẩn.
Cẩn phải có các đơn vị đo để xác định độ bền của vật liệu . Độ bền cũng có
thể đƣợc định nghĩa là “ thƣớc đo” khả năng chống ăn mòn của vật liệu đối với sự
thay đổi lý hóa trong điều kiện sử dụng. Định nghĩa này giúp lý giải những thí
nghiệm độ bền kèm theo nhƣ là tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để xác định sự ảnh hƣởng
của xâm thực đến tính chất của vật liệu và của kết cấu. Khả năng chống ăn mòn hay
độ bền của vật liệu có thể xác định chính xác thông qua thí nghiệm. Tuy nhiên , thí
nghiệm xác định độ bền có thể kéo dài rất lâu, và việc thúc đẩy nhanh thí nghiệm
độ bền bằng cách cải biến loại hay điều kiện mội trƣờng xâm thực có thể làm thay
đổi cơ chế ăn mòn hay quá trình ăn mòn.
1.3 Tình hình nghiên cứu ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép trên thế giới
và tại Việt Nam
1.3.1 Các công trình trên thế giới [2],[8],[12]
Theo V.M. Moskvin, công trình của Vika “nghiên cứu nguyên nhân hóa học
phá hủy và các biện pháp nâng cao khả năng chống ăn mòn của các chất kết dính
rắn trong nƣớc” là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về ăn mòn. Những năm
đầu của thế kỉ XX Viện nghiên cứu độ bền các công trình thủy lợi biển của Nga do
những kĩ sƣ xây dựng nổi tiếng nhƣ A.R. Shuliachenko, V.I. Charnomskij đã khảo
sát những công trình bê tông và bê tông cốt thép tại các hải cảng Châu Âu và nƣớc
Nga. Họ đã đi đến kết luận rằng bằng xi măng pooclăng không thể chế tạo bê tông

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 22


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

cốt thép bền vừng trong môi trƣờng biển. Sự nâng cao độ đặc bê tông chỉ có thể
mang lại tuổi thọ cho các công trình đến 20, 30 năm.
Công trình nghiên cứu của A.A. Bajkov là công trình nghiên cứu có giá trị
lớn trong lĩnh vực ăn mòn. Ông đã phân tích nguyên nhân gây ăn mòn bê tông và
những biện pháp áp dụng trong thực tế chống ăn mòn.
Kavatosi trong công trình nghiên cứu của mình đã đƣa ra loại phụ gia tổng
hợp siêu dẻo (Furylacol – Ca(NO3)2) để chế tạo vữa bền trong môi trƣờng chịu tác
động xâm thực của các muối gây ăn mòn. G. Bachacốp trong một công trình khác
đã công bố việc sử dụng dầu nhựa thông với hàm lƣợng 0,15% để chế tạo vữa và bê
tông có khả năng chống ăn mòn cao
Một nghiên cứu của G.K. Glass và N.R. Buenfeld “ Ảnh hƣởng của clo liên
kết đến ăn mòn cốt thép trong bê tông”, đã cho rằng clo liên kết bởi xi măng trong
bê tông sẽ ảnh hƣởng đến sự xâm nhập ion clo và cũng ảnh hƣởng đến lƣợng clo tới
hạn gây ra ăn mòn cốt thép. Khi sử dụng silicafume và xỉ lò cao thay thế một phần
xi măng thì sẽ làm giảm quá trình ăn mòn cốt thép gây ra bởi clo.
Tại phòng thí nghiệm LMDC – thuộc viện khoa học ứng dụng quốc gia
Toulouse CH Pháp, nhóm nghiên cứu đã chế tạo những dầm bê tông cốt thép từ
năm 1984, kích thƣớc mặt cắt dầm bxh=150mmx280mm, mỗi dầm dài 3000mm.
Những dầm này đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn BAEL của Pháp, vùng kéo bố trí 2
phi 12 (Rs=500MPa), vùng bê tông chịu nén đặt 2 phi 6 (Rs=500MPa), khoảng
cách giữa các cốt đai là phi 6 a220. Những dầm này trƣớc khi đem bảo quản chúng
đƣợc uốn 3 điểm với cùng một cấp tải và bị nứt – các vết nét thẳng góc với trục
dầm.
Tại năm thứ 19 nhóm tác giả đã mang 2 dầm ra làm thí nghiệm uốn 3 điểm
(tải trọng tập trung tác động tại giữa dầm). Kết quả là dầm không bị ăn mòn bị phá
hoại khi tải trọng thí nghiệm đạt 53 kN, tƣơng ứng với độ võng đo đƣợc giữa dầm
là 83,5mm. Dầm bị ăn mòn cốt thép bị phá hoại khi tải trọng thí nghiệm đạt 42,5kN
tƣơng ứng độ võng đo đƣợc tại giữa dầm chỉ là 25,5 mm (hình 1.3).

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 23


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 1.3: So sánh kết quả uốn ba điểm giữa dầm ăn mòn và dầm không bị ăn mòn
So sánh kết quả uốn 3 điểm của dầm ăn mòn (B1CL) và dầm không bị ăn
mòn (B1T), ta thấy rằng dầm bị ăn mòn bị giảm khả năng chịu tải đến 22% so với
dầm không bị ăn mòn. Theo A., Castel [5] tỉ lệ phần trăm giảm này bằng đúng tỉ lệ
giảm diện tích cốt thép trong vùng kéo tại khu vực có mô men lớn nhất.
Ngoài ra độ võng trƣớc khi dầm bị phá hủy cũng giảm đáng kể so với dầm BTCT
không bị ăn mòn do cốt thép bị ăn mòn kém dẻo hơn cốt thép không bị ăn mòn.
Cũng theo A., Castel [5] khi cốt thép bị ăn mòn thì biến dạng dài cực hạn của cốt
thép khi đứt bị giảm theo biểu thức sau:
am = e-0.1c% khi tỉ lệ ăn mòn cốt thép C < 15%
am = 0.2.  khi tỉ lệ ăn mòn cốt thép C > 15%
Ở đây : am: là độ dãn dài của cốt thép bị ăn mòn.;  : độ dãn dài của cốt
thép không bị ăn mòn.Chính độ dãn dài của cốt thép ăn mòn bị giảm nên dầm bị
phá hủy ngay khi độ võng của dầm có giá trị rất nhỏ so với dầm đối chứng.
1.3.2 Các công trình tại Việt Nam[1],[2],[4],[8]
Nhiều công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép ở nƣớc ta sau một thời gian
khai thác đã bị ăn mòn và phá hoại trong các môi trƣờng có tính chất ăn mòn. Điều
đó đòi hỏi phải có các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự ăn mòn của các kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép. Nhà Nƣớc ta đã ban hành các tiêu chuẩn: TCVN 3993 :

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 24


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

85 “Chống ăn mòn trong xây dựng, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Nguyên
tắc cơ bản để thiết kế”; TCVN 3994 : 85 “Chống ăn mòn trong xây dựng – Kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép – Phân loại ăn mòn”; TCXD 149-86 “Bảo vệ kết cấu
xây dựng khỏi bị ăn mòn”. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này chƣa đề cập đến tất cả
các loại ăn mòn, các môi trƣờng ăn mòn, do đó việc áp dụng cũng bị hạn chế và
chƣa phát huy đƣợc tác dụng trong thực tế.
Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải trong một số công trình
nghiên cứu về ăn mòn bê tông đã đƣa ra nhiều ý kiến phân tích tình hình hƣ hỏng
kết cấu bê tông và bê tông cốt thép do ăn mòn, chỉ ra các nguyên nhân và đề ra biện
pháp bảo vệ nhƣ là: dùng các phụ gia kị nƣớc (dầu thảo mộc), nƣớc thải bã giấy
nhằm nâng cao độ chắc cho bê tông. Tăng cƣờng bảo vệ mặt ngoài kết cấu bê tông
bằng các lớp sơn phủ chống thấm nhƣ: Sơn bitum – cao su, sơn bitum – epoxy.
Viện Khoa học Thủy lợi Quốc gia đã thành công trong đề tài sử dụng phụ
gia bentônít tăng chống thấm, giảm ăn mòn cốt thép đối với các công trình thủy lợi.
Vào những năm cuối của thập kỉ 90 có một đề tài về công nghệ vật liệu
mang mã số KC-05-13A về triển khai chế tạo các tổ hợp bê tông và vữa có phụ gia
ức chế ăn mòn và bảo vệ cốt thép trong môi trƣờng biển Việt Nam. Đề tài này bao
gồm các nhánh đề tài: Nghiên cứu chất ức chế ăn mòn cốt thép, nghiên cứu dùng
phụ gia ZKJ, nghiên cứu dùng phụ gia bentônít cải tiến, nghiên cứu dùng phụ gia
khoáng SISEX, nghiên cứu dùng SP melamin.
Kỹ sƣ Ngô Thanh Cẩn – Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng sau khi
quan sát một số công trình ở Quảng Ninh, Hòn Gai, Viện Hải Dƣơng Học Nha
Trang đã nêu biện pháp khắc phục là: Dùng phụ gia NaNO2 hoặc NO2 với liều
lƣợng 2%. Đồng thời tăng thêm bề dày lớp bảo vể từ 5 -15cm.
Phan Thị Anh Đào, Nguyễn Thanh Lộc Trƣờng Đại học Bách Khoa thành
phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chống ăn mòn cốt thép trong bê tông trên mô hình
mô phỏng điều kiện thủy triều ven biển đã đƣa ra kết luận: giải pháp chống ăn mòn
cho các cấu kiện bê tông tại vùng nƣớc lên xuống nhƣ sau: Các mẫu bê tông cần
đƣợc bảo vệ bằng cách kết hợp hai phƣơng pháp, chẳng hạn kết hợp phƣơng pháp

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 25


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

quét epoxy lên thanh thép và phƣơng pháp bảo vệ catot hoặc sử dụng bê tông tự lèn
kết hợp quét epoxy hoặc bê tông tự lèn kết hợp bảo vệ catot.
TS. Vũ Ngọc Anh, Đại học Kiến trúc Hà Nội với công trình nghiên cứu: Ăn
mòn cốt thép và ảnh hƣởng của nó tới ứng xử của kết cấu bê tông cốt thép đã đƣa ra
kết luận: Ăn mòn cốt thép là một hiện tƣợng phổ biến trong kết cấu bê tông cố thép,
quá trình thủy hóa bê tông làm cho bê tông tăng cƣờng độ nhƣng đồng thời cũng
làm giảm độ pH có trong bê tông, điều này làm cho cốt thép bị mất tính chống rỉ
thụ động. Với sự xâm nhập của các tác nhân có hại nhƣ ion Cl-, sau một thời gian
chúng sẽ tác động trực tiếp vào đến cốt thép và gây ăn mòn. Muốn tăng tuổi thọ
công trình thì ngoài việc tăng bề dày lớp bê tông bảo vệ thì việc tăng độ đặc chắc
của bê tông là một nhân tố có vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ thấm CO2,
Cl- …vào trong bê tông.
Nghiên cứu của thạc sỹ Đặng thị Thúy Hằng về “Khả năng liên kết ion clo
trong bê tông khi sử dụng các loại phụ gia khoáng khác nhau. Sau thời gian sử
dụng, bê tông cốt thép dễ bị hƣ hại dƣới tác dụng của môi trƣờng, nhất là môi
trƣờng biển và ven biển. Trong môi trƣờng biển, ăn mòn cốt thép do ion clo tự do
gây ra là phổ biến và nguy hiểm nhất. Hiện nay ngƣời ta cũng đã dùng những biện
pháp bảo vệ cốt thép, hoặc là thay đổi chất lƣợng lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nâng cao chất lƣợng lớp bê tông bảo vệ thông
qua việc sử dụng các loại phụ gia khoáng hoạt tính: xỉ lò cao, tro bay và silicafume.
Khi sử dụng các loại phụ gia khoáng hoạt tính thay thế một phần xi măng PC sẽ
làm đặc chắc cấu trúc đá xi măng, đồng thời còn liên kết với ion clo tự do thẩm
thấu từ môi trƣờng bên ngoài vào trong bê tông, làm giảm hàm lƣợng ion clo tự do
gây ăn mòn cốt thép.
Nghiên cứu của Thạc sỹ Nguyễn Huy Quang về Ăn Mòn Cốt Thép Trong
Kết Cấu Bê tông Cốt Thép Vùng Biển Miền Trung Việt Nam kết luận: Các công
trình bê tông cốt thép xây dựng ven biển miền trung nƣớc ta chịu tác động xâm
thực mạnh của môi trƣờng ven biển, với đặc trƣng là vùng có lƣợng muối sa lắng
lớn nhất cả nƣớc, tuổi thọ công trình có thể bị suy giảm tới 3050% theo niên hạn
thiết kế.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 26


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Nhóm tác giả Trƣơng Hoài Chính, Trần Văn Quang, Nguyễn Phan Phú,
trƣờng Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng và Huỳnh Quyền trƣờng Đại Học Bách Khoa
Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu hiện trạng ăn mòn, phá hủy các công trình
bê tông cốt thép và khả năng xâm thƣc của môi trƣờng vùng ven biển thành phố Đà
Nẵng và đƣa ra kết luận: Mức độ xâm thực của môi trƣờng (không khí, nƣớc biển)
là một yếu tố quyết định đến khả năng gây ăn mòn phá huỷ của các công trình. Kết
quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy, đặc điểm thành phần nƣớc biển, môi trƣờng
không khí của các vùng ven biển Đà Nẵng (tại các vị trí khảo sát) có độ xâm thực
từ trung bình đến nặng. Các tác giả đã khảo sát kết cấu bên trong công trình khi đục
kiểm tra tại các vết nứt thấy cốt thép bị gỉ rất nặng, mặt cắt ngang cốt thép có thể
giảm từ 40% đến 60%, cốt thép đai nằm bên ngoài thƣờng bị gỉ nặng hơn và đứt
nhiều. Kiểm tra điện thế ăn mòn bằng máy đo điện thế CANIN thì thấy: điện thế
đạt -900 mV, chứng tỏ cốt thép bị ăn mòn rất mạnh. Khi sử dụng phƣơng pháp
điện cực so sánh Ag/AgCl. Kết quả đo đạc đƣợc đánh giá dựa vào tiêu chuẩn
ASTM C 876 và giản đồ E-pH của hệ Fe-H2O nhƣ bảng 1.3.
Bảng 1.3 Kết quả đo đạc điện thế ăn mòn cốt thép và khả năng ăn mòn tại các công
trình

TS. Vũ Ngọc Anh, Đại học Kiến trúc Hà Nội với công trình nghiên cứu: Ăn
mòn cốt thép và ảnh hƣởng của nó tới ứng xử của kết cấu bê tông cốt thép đã đƣa ra
kết luận: Ăn mòn cốt thép là một hiện tƣợng phổ biến trong kết cấu bê tông cốt
thép, quá trình thủy hóa bê tông làm cho bê tông tăng cƣờng độ nhƣng đồng thời
cũng làm giảm độ pH có trong bê tông, điều này làm cho cốt thép bị mất tính chống
rỉ thụ động. Với sự xâm nhập của các tác nhân có hại nhƣ ion Cl-, sau một thời gian
chúng sẽ tác động trực tiếp vào đến cốt thép và gây ăn mòn. Muốn tăng tuổi thọ

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 27


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

công trình thì ngoài việc tăng bề dày lớp bê tông bảo vệ thì việc tăng độ đặc chắc
của bê tông là một nhân tố có vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ thấm CO2,
Cl- …vào trong bê tông.
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Hoàng Thị Bích Thủy và kỹ sƣ Phạm Ngọc Hiệu
(trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội ) về ảnh hƣởng của nồng độ ion Clo, độ ẩm và
chiều dày bê tông đến ăn mòn cốt thép đã kết luận : Chiều dày lớp bê tông và độ
ẩm của bê tông có ảnh hƣởng đến ăn mòn cốt thép. Khi tăng chiều dày lớp bê tông
thì điện thế ăn mòn của các cốt thép dịch chuyển về phía dƣơng hơn và dòng ăn
mòn của các cốt thép giảm. Lớp bê tông có tác dụng ngăn cản quá trình ăn mòn cốt
thép nhờ ngăn cản sự khuếch tán oxy đến bề mặt cốt thép. Cốt thép nằm trong vùng
bê tông ẩm bị ăn mòn mạnh hơn cốt thép nằm trong vùng bê tông ƣớt. Kết quả
nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ ion Cl- đến quá trình ăn mòn thép trong môi
trƣờng kiềm của bê tông đƣợc đánh giá thông qua đƣờng cong phân cực của thép
trong các dung dịch nƣớc chiếc xi măng (NCXM) có nồng độ muối NaCl khác
nhau đã đƣợc đo bằng phƣơng pháp thế động và đƣợc thể hiện nhƣ hình 1.4.

Hình 1.4. Ảnh hƣởng của nồng độ muối đến đƣờng cong phân cực của thép trong
dung dịch NCXM.
Qua đồ thị nhận thấy trong dung dịch NCXM sạch, đƣờng cong phân cực
anốt cho thấy thép bị thụ động với khoảng điện thế thụ động lớn nhất, từ - 0,113V
đến 0,68V, dòng thụ động có giá trị 6,3µA/cm2. Việc thêm NaCl vào dung dịch
NCXM có ảnh hƣởng đến khoảng điện thế thụ động và dòng thụ động của thép
trong dung dịch NCXM. Khi thêm NaCl với nồng độ là 0,1% thì làm giảm khoảng

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 28


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

điện thế thụ động nhƣng mức độ giảm không nhiều, khi thêm NaCl với nồng độ
0,5% thì làm giảm rõ rệt khoảng điện thế thụ động, còn 0,361V. Nhìn chung, tăng
nồng độ NaCl làm giảm dần khoảng điện thế thụ động và tăng dần dòng thụ động.
Khi thêm NaCl đến 2% trở lên thì đƣờng cong phân cực anốt của thép cho thấy
không còn khoảng thụ động nữa. Nhƣ vậy ion Cl- có tác dụng làm giảm và mất dần
đi vùng thụ động trên đƣờng cong phân cực anốt của mẫu thép, đồng nghĩa với việc
làm phá thụ động trên bề mặt thép, sự giảm vùng thụ động bắt đầu rõ rệt khi nồng
độ NaCl là 0,5%.
Ngoài ra nhóm tác giả trên còn nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều dày lớp bê tông
đến quá trình ăn mòn cốt thép. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên ba cốt thép đƣợc bố
trí nhƣ trên hình 1.5.

Hình 1.5. Bố trí cốt thép theo mặt cắt ngang mẫu bê tông
Việc bố trí các cốt thép (5, 6, 7) nhƣ hình 1.5 nhằm đảm bảo độ dày của lớp
bê tông từ các mặt b, c, d đến cốt thép là lớn để chúng không ảnh hƣởng đến quá
trình nghiên cứu, và nhóm tác giả chỉ nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều dày lớp bê
tông từ mặt a đến các cốt thép. Các yếu tố khác nhƣ độ xốp, độ ẩm của bê tông
đƣợc coi nhƣ là giống nhau đối với các cốt thép nghiên cứu. Trong nghiên cứu,
nhóm tác giả đã gia tốc quá trình ăn mòn cốt thép bằng cách trộn thêm một lƣợng
ion clo vào trong bê tông và sau đó tƣới nƣớc biển nhân tạo lên bề mặt mẫu bê tông
trong thời gian thí nghiệm. Điện thế ăn mòn và dòng ăn mòn của các cốt thép
đƣợc đo theo thời gian và đƣợc kết quả nhƣ hình 1.6 và hình 1.7.
Trên hình 1.6 biểu diễn sự biến thiên điện thế ăn mòn của các cốt thép theo
thời gian. Qua đồ thị ta thấy điện thế của các cốt thép 5, 6, 7 có độ ổn định tốt theo
thời gian, giá trị nằm trong khoảng -113 đến -415mV (so với điện cực Ag/AgCl).

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 29


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Tuy nhiên điện thế ăn mòn của các cốt thép có sự khác nhau rõ rệt về giá trị, mức
độ chênh lệch điện thế giữa các cốt thép là khoảng 100mV. Theo chiều dày tăng
dần của lớp bê tông, điện thế của các cốt thép chuyển về phía dƣơng hơn. Cốt thép
số 7 nằm gần bề mặt lớp bê tông nhất có điện thế ăn mòn âm nhất, từ -320 đến -
415 mV. Điện thế ăn mòn của cốt thép số 5 tƣơng ứng với chiều dày bê tông đến bề
mặt cốt thép là lớn nhất thì có giá trị dƣơng nhất, dao động xung quanh giá trị trung
bình -140 mV. Dòng ăn mòn của các cốt thép đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đo
điện trở phân cực, đƣợc biểu diễn trên hình 1.7. Ta thấy dòng ăn mòn của các cốt
thép là ổn định theo thời gian, điều này chứng tỏ các yếu tố của môi trƣờng bê tông
ảnh hƣởng đến tốc độ ăn mòn cốt thép là ít thay đổi. Tốc độ ăn mòn cốt thép thay
đổi theo chiều dày lớp bê tông. Cốt thép số 7 ở sát ngoài cùng có dòng ăn mòn
trung bình khoảng 0,8µA/cm2, tƣơng đƣơng tốc độ ăn mòn khoảng 8µm/năm. Cốt
thép số 5 có dòng ăn mòn bé nhất, chỉ tƣơng ứng khoảng 3µm/năm. Nhƣ vậy tốc độ
ăn mòn cốt thép giảm khi chiều dày lớp phủ bê tông tăng hay nói cách khác độ dày
của lớp bê tông đã có tác dụng ngăn cản quá trình ăn mòn cốt thép. Ảnh hƣởng của
độ dày lớp phủ bê tông đến tốc độ ăn mòn cốt thép có thể đƣợc giải thích nhƣ sau:
Khi quá trình ăn mòn xảy ra thì tốc độ của quá trình bị khống chế bởi tốc độ khuếch
tán của chất khử phân cực catốt là phân tử oxy đến bề mặt cốt thép. Lớp phủ bê
tông càng dày thì sự khuếch tán ôxy đến bề mặt cốt thép càng khó khăn, do đó với
cốt thép 7 có chiều dày bê tông nhỏ nhất thì ôxy khuếch tán đến nó dễ dàng nhất,
nên có tốc độ ăn mòn lớn nhất.

Hình 1.6. Sự biến thiên điện thế ăn mòn của các cốt thép 5, 6, 7 theo thời gian

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 30


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 1.7. Sự biến thiên dòng ăn mòn của các cốt thép 5, 6, 7 theo thời gian
Nghiên cứu của Thạc sỹ Nguyễn Nam Thắng, TS. Phạm Văn Khoan - Viện
KHCN Xây Dựng và TS. Lê Quang Hùng – Cục Giám Định Nhà Nƣớc Về Chất
Lƣợng Công Trình Xây Dựng về Tác Dụng Ức Chế Ăn Mòn Cốt Thép Của Canxi
Nitrít Tại Khe Nứt Bê Tông đã kết luận: Khi bê tông bị nứt chiều rộng từ 0,3mm
trở lên (không có CN) cốt thép bị ăn mòn sau khoảng 6 tháng thí nghiệm, mức độ
ăn mòn tăng theo chiều rộng khe nứt. Khi bê tông sử dụng CN, có khả năng ức chế
ăn mòn cốt thép tới chiều rộng khe nứt ≤0,5mm , ở chiều rộng lớn hơn có thể xảy
ra ăn mòn cốt thép nhƣng mức độ nhẹ hơn nhiều so với mẫu không có CN. Kết quả
sự thay đổi điện thế ăn mòn cốt thép của mẫu BTCT không và có chất ức chế CN
trong thời gian 24 tháng thí nghiệm đƣợc thể hiện nhƣ bảng 1.4 và đồ thị hình 1.8.
Bảng 1.4. Kết quả đo điện thế ăn mòn cốt thép trong bê tông

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 31


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 1.8. Sự thay đổi điện thế ăn mòn cốt thép

Điện thế
-E (mV)

Thời gian (tháng)

1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu


1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Một số khảo sát với các công trình bê tông cốt thép ở môi trƣờng biển Việt
Nam cho thấy phần lớn các công trình bị hƣ hỏng do cốt thép bị ăn mòn sau 10 đến
20 năm sử dụng, thậm chí có công trình chỉ sau 3 đến 5 năm so với tuổi thọ thiết kế
dự kiến 50 đến 60 năm. Để chống ăn mòn cốt thép trong bê tông, chúng ta có thể sử
dụng nhiều biện pháp nhƣ tăng chiều dày và tăng độ chống thấm cho bê tông bằng
cách sử dụng phụ gia, bảo vệ bằng phƣơng pháp điện hoá, sử dụng các chất ức chế,
hoặc tạo các lớp phủ trên bề mặt cốt thép hoặc bê tông.
Trên thế giới và Việt Nam cũng đã và đang nghiên cứu về tình hình ăn mòn
cốt thép trong bê tông cốt thép ở môi trƣờng biển và đề ra một số biện pháp chống
ăn mòn cốt thép, tạo điều kiện tốt cho công trình bền vững trong thời gian dài. Vì
vậy tác giả đã chọn: “Nghiên cứu ăn mòn và chống ăn mòn cốt thép trong bê
tông cốt thép của các công trình xây dựng ở vùng biển” để làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu cần đạt đƣợc của đề tài là nghiên cứu đƣợc đặc điểm ăn mòn cốt
thép trong bê tông cốt thép thông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao với chất kết dính
xi măng PCB 40 với silicafume ở vùng biển đồng thời kết luận và đƣa ra các giải
pháp chống ăn mòn.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 32


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

1.4.2 Nội dung nghiên cứu


- Tổng quan tình hình nghiên cứu ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép ở
trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép ở
môi trƣờng biển.
- Nghiên cứu về hệ nguyên vật liệu, cũng nhƣ các đặt tính của cốt thép sử
dụng trong đề tài.
- Thực nghiệm để đánh giá:
+ Mức độ ảnh hƣởng của lớp bê tông bảo vệ và tỉ lệ nƣớc/xi măng
đến khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép.
+ Ảnh hƣởng của các môi trƣờng dƣỡng hộ đến khả năng ăn mòn cốt
thép trong bê tông cốt thép.
+ Ảnh hƣởng của các loại thép khác nhau đến đến khả năng ăn mòn
cốt thép trong bê tông cốt thép.
- Kết luận và kiến nghị của đề tài.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 33


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC.

2.1. Giới thiệu

Nhƣ các loài vật liệu khác, bê tông cốt thép cũng chịu tác động xâm thực của
môi trƣờng xung quanh và phá hoại theo thời gian. Nó làm suy giảm nhanh chóng
tuổi thọ và chất lƣợng công trình, nhất là các công trình ở môi trƣờng biển.

Việc chịu tác động xâm thực của môi trƣờng xung quanh là nguyên nhân
dẫn đến sự ăn mòn cốt thép trong bê tông. Nhƣ ta đã biết thì cốt thép đóng một vai
trò quan trọng cho sự bền vững của công trình. Vì vậy ăn mòn cốt thép chính là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phá hủy các công trình bê tông cốt thép (BTCT) xây
dựng trong các môi trƣờng xâm thực. Do vậy việc hiểu và kiểm tra tình trạng ăn
mòn cốt thép trong bê tông là rất cần thiết và đƣợc xem là một trong những nội
dung quan trọng của công tác nghiên cứu, kiểm định chất lƣợng kết cấu bê tông cốt
thép.

2.2 Bản chất điện hóa của quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông[5],[7]

Cơ chế của quá trình ăn mòn kim loại phần lớn là do điện hóa trong tự nhiên
và sự có mặt của hơi ẩm trên bề mặt của kim loại là điều cần thiết để cho quá trình
ăn mòn xảy ra . Cực anot và catot hình thành trên bề mặt của kim loại bị ăn mòn.
Sự phá hủy kim loại (oxy hóa anot ), hiện tƣợng các nguyên tử oxy hóa hòa tan vào
trong dung dịch tạo thành anion hydrat , xuất hiện trong vùng anot. Các electron tự
do còn lại bám trên bề mặt của cốt thép và di chuyển về vùng catot của bề mặt , tại
nơi này chúng hấp thụ bởi các nguyên tử O2 hòa tan hay ion OH- ( giảm catot ) .
Dòng điện hình thành thông qua dung dịch chất điện phân có ion OH- dịch chuyển.

Sản phẩm ăn mòn là kết quả của quá trình thứ 2 do sự tƣơng tác giữa ion
hydrat và oxy . Nếu chúng có khả năng hòa tan cao thì chúng dịch chuyển khỏi vị
trí mà chúng hình thành. Tuy nhiên , nếu chúng khó hòa tan (trƣờng hợp này
thƣờng xảy ra đối với sản phẩm ăn mòn cốt thé ) thì sẽ kết tủa ngày trên bề mặt cốt
thép tạo những lớp gỉ gồm có oxy sắt và hydroxyt sắt.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 34


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Vì vậy , điều kiện cần cho quá trình ăn mòn điện hóa xảy ra là :

Sự có mặt của các khu vực hoạt động trên bề mặt cốt thép mà ở đó sự phân
hủy anot có thể diễn ra dễ dàng , ví dụ nhƣ sự chuyển hóa của các nguyên tử thành
các ion hòa tan , diễn ra theo phản ứng sau :

Fe2+ + 2e  Fe

Sự có mặt của các hợp chất cần thiết để phản ứng catot xảy ra (giảm oxy)

O2 + 4e + 2H2O  OH-

Sự có mặt của điện cực để các ion có thể dịch chuyển giữa các anot và catot

Khả năng ăn mòn điện thế đặc trƣng bởi sự khác nhau của các điện thế. Nếu
Pm và Ps tƣơng ứng cho các điện thế tại những điểm tiếp giáp trên bề mặt kim loại
và chất điện phân trên, và nếu „a‟ và „c‟ tƣợng trƣng cho anot và catot :

Pma < Pmc và Psa > Psc

Suy ra (Pma – Psa) < (Pmc – Psc )

Hiệu số (Pm – Ps) thể hiện sự suy giảm của điện thế trong lớp điện cực đôi và đƣợc
gọi là điện thế ( E ). Điện thế cục bộ ở anot luôn thấp hơn ở catot .

Điện thế thƣờng đƣợc biểu thị tƣơng ứng với điện cực đối chứng có điện cực
là hằng số ( điện thế hydro tiêu chuẩn E=0.00V, CuSO4 E=+0.32V và caloment E
= +0.25V )

Hình 2.1. Mô hình biểu diễn sự ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 35


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

2.3 Nhiệt động của quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông[5],[7]

Phản ứng điện hóa với sự tham gia của 2 electron nhƣ sau:

naA+nbB=ncC+ndD

Khi nhiệt độ và áp suất không đổi, cân bằng điện thế nhƣ sau:

Eeq=Eo+(RT/zF)ln ([A]nax[B]nb)/([C]ncx[D]nd)

Trong đó : R; hằng số khí

T: nhiệt độ tuyệt đối

F: hằng số Faraday

Eo điện thế chuẩn của phản ứng

A: hoạt động của ion

na số mol

Quá trình phản ứng tự sinh ra từ trái sang phải , nếu E<Eeq. Do đó , nếu biết
E0 của phản ứng điện hóa thì nhiệt động của phản ứng ở một nồng độ chất phản
ứng nhất định và sản phẩm phản ứng có thể dự đoán đƣợc. Kết quả tính toán đƣợc
thể hiện ở dạng biểu đồ điện thế pH hình 2.2

Ở đây, nồng độ của các ion ( bao gồm H+ và OH- ) cũng nhƣ của pha rắn
cũng có thể đƣợc đƣa vào tính toán.

Vùng có dung dịch ion ổn định thích hợp cho ăn mòn xảy ra bởi vì phản ứng
anot diễn ra tạo thành Fe2+ hay FeO.OH- . Những phản ứng này có thể biểu diễn
nhiệt động nhƣ sau :

Fe = Fe2+ + 2e

Fe + 3OH- = FeO.OH- + H2O + 2e

Vùng ổn định oxyt Fe3O4 và Fe2O3 tƣơng ứng với trạng thái thụ động có
nhiệt động biểu diễn dƣới dạng sau :

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 36


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

3Fe + 4H2O = Fe3O4 : 8H+ + 8e

2Fe + 3H2O = Fe2O3 + H+ + 6e

Biểu đồ cân bằng chỉ quan trọng về khả năng của nhiệt động học của phản
ứng , không đề cập đến động lực học của phản ứng và bỏ qua sự thay đổi thành
phần dung dịch chất điện phân gần bề mặt cốt thép bị ăn mòn.

Hình 2.2. Giản đồ Pourbaix trong hệ Fe-H2O ở 250C


2.4 Sự phân cực của phản ứng điện hóa[7]

Phản ứng electron đơn cân bằng, khi đó điện thế E xem là Eeq. Trong trƣờng
hợp này tốc độ quá trình anot và catot thuận nghịch (đƣợc thể hiện bằng mật độ
dòng điện ia và ic ) .
ia = | ic | = i0
Trong đó i0 là mật độ dòng điện trao đổi của phản ứng (i0 : mật độ dòng điện
trao đổi, tức là mật độ dòng điện tại điện thế cân bằng , khi chƣa nối mạch. Mật độ
dòng điện trao đổi phụ thuộc vào bản chất của vật liệu điện cực và dung dịch ).
Khi E > Eeq quá trình ở anot chiếm ƣu thế ( ia >| ic |) và khi E < Eeq thì quá trình ở
catot là quá trình chiếm ƣu thế ( ia < | ic |)
Trong mỗi trƣờng hợp, electron đƣợc xem là phân cực. Điện thế thay đổi có
giá trị :

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 37


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

a = E – Eeq ; c = Eeq – E
Sự phụ thuộc giữa quá thế và mật độ dòng điện có thể xác định bằng thực
nghiệm khi kiểm soát điện thế của kim loại thí nghiệm. Đồ thị – (i) đƣợc gọi là
những đƣờng cong phân cực. Hình 2.4 mô tả đƣờng cong phân cực của quá trình
điện phân có tốc độ bị giới hạn do sự dịch chuyển điện tích, khi  = 50mV , sự phụ
thuộc giữa quá thế và mật độ dòng điện theo phƣơng trình Tafel bằng :
a = balog(ia/i0) ; c = bclog(ic/i0)
Trong đó hệ số Tafel ba và bc là những hằng số phản ứng tại nhiệt độ xác
định.
Hình 2.4 cho thấy các đƣờng cong phân cực của những quá trình điện cực
nhƣ :
O2 + 2H2O + 4e 4OH-
Khi tốc độ phản ứng catot bị hạn chế bởi sự dịch chuyển khối của phản ứng
trong quá trình chúng khếch tán đến bề mặt điện cực ( còn gọi là nồng độ phân
cực), ở quá thế c có giá trị cao, mật độ dòng điện catot ic xấp xỉ bằng giá trị giới
hạn iL (giá trị này tùy thuộc vào nhiệt độ , khuấy trộn dung dịch ...). Phƣơng trình
có dạng nhƣ sau : c = const log(l – ic/iL)

Hình 2.3. Đƣờng cong phân cực của quá trình điện phân

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 38


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 2.4. Đƣờng cong phân cực của quá trình điện cực bị giới hạn bởi sự
khuếch tán oxy đến catốt
Nói chung, dạng của đƣờng cong phân cực của quá trình điện cực cơ bản
phản ánh xu hƣớng tốc độ của phản ứng i khi quá thế  tăng . Tuy nhiên , nếu điện
cực có khả năng nhận biết những phản ứng khác nhau tại các điện thế khác nhau thì
dạng đƣờng cong phân cực có thể không theo một nguyên tắc nào . Ví dụ kim loại
M có khả năng phân hủy thành ion M2+ với E>Eeq ( M= M2+ + 2e ) nhƣng có thể tạo
thành màng oxy trên bề mặt (MO) tại E>Eeq M/MO ( M + H2O = MO + 2H+ +2e ).

Hình 2.5. Đƣờng cong phân cực anot diễn tả sự dịch chuyển từ hòa tan chủ
động sang thụ động

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 39


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Khi E<Eeq , M/M2+, đủ hòa tan anot sẽ không thể xảy ra và kim loại không
bị hòa tan , Khi E>Eeq , M/M2+ dẫn đến kim loại hoạt động bị hòa tan với tốc độ ban
đầu tăng khi quá thế  tăng. Tuy nhiên, tại một số điện thế dƣơng cao hơn Eeq ,
M/MO, hoạt động hòa tan hầu nhƣ ngƣng lại do sự hình thành màng oxyt trên bề
mặt làm cho kim loại có màng thụ động và chỉ cho phép “ dòng điện nhỏ còn lại”
tham gia không đáng kể cho sự phân cực tiếp theo. Nếu màng oxy cho phép dẫn
điện, oxy ở cực âm giảm khi nƣớc xuất hiện trong điện cực ( 2H 2O = O2 + 4H + 4e)
khi điện thế dƣơng lớn hơn Eeq, H2O/ O2 tƣơng ứng với sự tăng lên rõ rệt của mật
độ dòng điện âm. Nhiều kim loại và hợp kim bị oxy có thể có khả năng kháng lại
hƣ hại cục bộ của màng oxy bảo vệ ( hiện tƣợng rỗ mặt ) khi điện cực có chứa ion
xâm thực ( nhƣ Cl- hay Br - ) và điện thế đạt đến giá trị tới hạn , giá trị tới hạn phụ
thuộc vào nồng độ muối và pH của dung dịch .

Hình 2.6. Đƣờng cong phân cực anot của thép trong dung dịch Ca(OH)2 bão
hòa có hàm lƣợng canxi dihydrat thay đổi
Khi điện thế dƣơng lớn hơn điện thế tạo ăn mòn rỗ mặt , mật độ dòng điện
trung bình tại anot tăng do kim loại bị phá hủy cục bộ mạnh tại một số điểm trong
khi bề mặt xung quanh những điểm này vẫn duy trì thụ động . Đƣờng cong phân
cực của một số kim loại nghiên cứu trong những dung dịch có thành phần đƣợc xác
định chính xác ở nhiệt độ 25oC có thể thể hiện bằng biểu đồ E-pH .

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 40


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

2.5 Khả năng ăn mòn và tốc độ ăn mòn cốt thép[7]

Nghiên cứu đƣờng cong phân cực sẽ góp phần giúp cho việc nghiên cứu về
sự làm việc của hàm điện cực ở catot hay anot của pin dễ dàng hơn. Đây là mô hình
đơn giản hóa do những quá trình anot và catot khác xảy ra trên bề mặt của kim loại
bị ăn mòn cùng đồng thời và cùng một tốc độ trên bề mặt nhất định của một điện
cực hỗn hợp. Dạng đơn giản của một quá trình ăn mòn là dạng mà trong đó phản
ứng phân cực anot (M – ze = Mz+) và phản ứng catot (X + ze = Xz-) kết hợp tạo
thành vô số microcell trên bề mặt kim loại trong một điện cực có độ dẫn điện cao.
Các đƣờng cong phân cực của những phản ứng anot và catot độc lập giao nhau tại
điểm P (nơi có mật độ trung bình của dòng điện ở anot và catot), tại đây tốc độ ăn
mòn đƣợc thể hiện bằng mật độ trung bình của dòng điện ăn mòn (icorr). Điện thế tại
điểm này gọi là điện thế ăn mòn Ecorr.

Hình 2.7: Giản đồ Evans dùng cho ăn mòn dạng cơ bản


2.6. Những trạng thái ăn mòn cốt thép trong bê tông[7]

Ăn mòn cốt thép trong bê tông có thể ở những trạng thái:


- Trạng thái thụ động

- Trạng thái ăn mòn làm rỗ mặt

- Trạng thái ăn mòn đều

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 41


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

- Trạng thái hoạt động, ăn mòn điện thế thấp

- Trạng thái thụ động: Lỗ rỗng trong bê tông thƣờng có chứa hơi ẩm do có
mặt của NaOH, KOH và Ca(OH)2 những thành phần này tạo thành do sự hydrat
hóa của những hạt xi măng trong bê tông. Lỗ rỗng chứa hơi ẩm này thƣờng có chứa
một lƣợng lớn oxy hòa tan. Nhƣ thể hiện trong giản đồ hình 2.2, cốt thép làm việc
trong môi trƣờng nêu trên có trạng thái thụ động và tốc độ ăn mòn của nó không
đáng kể do thép đƣợc bảo vệ bởi lớp màng oxy bảo vệ. Điện thế ăn mòn của thép
làm việc trong những điều kiện nêu trên thay đổi rất rộng từ +200 đến -200 mV.
Đối với những công trình ngoài không khí, mức độ hòa tan oxy thƣờng đủ để làm
chủ điện thế ăn mòn của thép thụ động nằm trong khoảng +100 đến -200mV ngƣợc
với điện thế calomel bão hòa. Sự ổn định của trạng thái thụ động của cốt thép phụ
thuộc vào chất lƣợng của bê tông và chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Điều này quyết
định khả năng của hệ để chống lại chất xâm thực của các thành phần có khả năng
làm biến đổi dần dần thành phần của lỗ rỗng chứa hơi ẩm và gây nguy hiểm đến
tính thụ động của thép.

Hình 2.8. Giản đồ Evans diễn tả ảnh hƣởng của nồng độ oxy đối với điện thế
ăn mòn của thép thụ động trong bê tông
- Trạng thái ăn mòn làm rỗ mặt: Nhƣ đã đề cập ở trên, sự thụ động của cốt
thép trong môi trƣờng kiềm có thể bị phá hoại bởi ion Clo. Ion Clo có thể dịch

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 42


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

chuyển vào bên trong bê tông bằng nhiều cách khác nhau; khi hàm lƣợng ion Clo
vƣợt quá hàm lƣợng tới hạn thì ăn mòn gây rỗ mặt trên thanh thép sẽ xảy ra. Trạng
thái ăn mòn nhƣ vậy đƣợc đặc trƣng bởi sự hình thành cặp pin có bề mặt thụ động
của thép rộng (hoạt động nhƣ catot) và những vụ trí nhỏ của anot bị rỗ mặt nằm bên
trong có nồng độ Clo cao và giá trị pH thấp. Để bề mặt rỗ phát triển, nồng độ oxy
phải có đủ cho sự phân cực anot xảy ra đến khi có điện thế dƣơng lớn hơn điện thế
hình thành rỗ mặt (điện thế phá hoại) trong một môi trƣờng nhất định. Điện thế ăn
mòn trung bình của cốt thép thay đổi từ giá trị tƣơng ứng với trạng thái thụ động
đến một giá trị làm rỗ mặt anot, thƣờng là từ -200 đến 500mV. Vùng anot có điện
thế âm thƣờng đƣợc bao quanh bởi những bề mặt có gradient điện thế cao.

- Trạng thái ăn mòn đều: Để bảo vệ tính thụ động của thép trong dung dịch
điện phân, pH không đƣợc dƣới 11,5 (đôi khi có thể sử dụng pH nhỏ hơn, pH = 9
có thể cho phép dùng trong dung dịch đệm do ít ảnh hƣởng đến sự thủy phân của
sản phẩm phản ứng anot). Trong bê tông, tổng thụ động mất đi có thể tăng nếu pH
trong lỗ rỗng chứa hơi ẩm trên bề mặt của cốt thép giảm đáng kể từ giá trị cao ban
đầu. Điều này có thể là kết quả do sự trung hòa dƣới tác động của các chất khí
mang tính axít trong không khí (nhƣ CO2), đƣợc hấp thu vào trong bê tông và có
thể phát sinh ăn mòn đều cốt thép. Ăn mòn đều có thể dễ nhận biết trong trƣờng
hợp bê tông có chứa nhiều Clo và khi lớp màng thụ động bị phá hủy hoàn toàn.
Điện thế của cốt thép bị ăn mòn đều thƣờng nằm trong khoảng từ -450 đến -
600mV, điện thế này gần bằng điện thế của cốt thép không đƣợc bảo vệ làm việc
trong môi trƣờng nƣớc trung tính. Gradient điện thế trong những kết cấu làm việc
trong những điều kiện nhƣ vậy thì không cao bằng điện thế trong suốt quá trình ăn
mòn rỗ mặt.
- Trạng thái hoạt động, ăn mòn điện thế thấp: Trong môi trƣờng có sự thâm
nhập của oxy vô cùng khó khăn nhƣ công trình ngập trong nƣớc, công trình chôn
dƣới đất mật độ dòng điện catot giới hạn có thể không đủ chứng minh theo thời
gian để duy trì lớp mang thụ động trên bề mặt thép. Dƣới những điều kiện nhƣ vậy,
bản chất của kim loại là hoạt động trong môi trƣờng kiềm có nồng độ cao, điều này

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 43


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

có thể nhận biết qua giản đồ Pourbaix. Ăn mòn điện thế giảm xuống đến giá trị từ -
850 đến -1000mV trong đó tốc độ hòa tan kim loại thấp vô cùng do sự hạn chế
thâm nhập của chất khử cực catot ví dụ nhƣ oxy.

Ăn mòn cốt thép trong môi trƣờng biển do xâm thực clo gây ra chủ yếu là
trạng thái ăn mòn điểm. Khi có mặt clo, oxy và hàm ẩm, sẽ duy trì quá trình ăn mòn
điểm. Nhƣng, đối với trƣờng hợp kết cấu tiếp xúc với môi trƣờng xâm thực và
không bảo vệ bề mặt thì có thể xảy ra hiện tƣợng tốc độ ăn mòn không phụ thuộc
vào sự xâm nhập của oxy đến bề mặt catot của cốt thép. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa hoạt
động (clorua) và thụ động (hydroxit) có thể đạt tới giá trị tới hạn. Sự vƣợt trội
tƣơng đối của ion clorua hay hydroxit trên vùng bề mặt hoạt động có thể chi phối
sự phát triển ăn mòn. Do bê tông không bị cacbonat hóa khi có nhiều ion hydroxyl,
cho nên sự thâm nhập của clo đến vùng ăn mòn trên bề mặt có thể xem là yếu tố
chính dẫn đến sự tiếp diễn của quá trình ăn mòn.

Điện thế bề mặt rỗ chuyển thành cực âm nhiều hơn khi nồng độ clo tăng lên,
ăn mòn diễn ra nhanh hơn. Ăn mòn bị chi phối bởi quá trình ở anot, và bề mặt catot
cũng góp phần quan trọng làm đẩy nhanh ăn mòn khi nồng độ clo gia tăng.

Hình 2.9. Sơ đồ tuần hoàn của ion clo trong quá trình ăn mòn điểm

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 44


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

2.7 Động lực học ăn mòn cốt thép trong bê tông[7]


Toàn bộ sự phụ thuộc của dòng điện ăn mòn cục bộ trên điện thế catot ban
đầu Eco và anot Eao vào điện trở R, sự phân cực catot Pc và anot Pa đƣợc biểu diễn
bằng phƣơng trình :
i= (Eco - Eao )
R + Pc + Pc

Công thức này rất khó ứng dụng để tính toán ăn mòn, tuy nhiên, nó có ích
cho việc phân tích quá trình để xác định mức độ giới hạn tại mỗi giai đoạn ăn mòn
chính yếu. Phƣơng pháp đo điện thế và sự phân cực thép trong bêtông bằng việc sử
dụng dòng điện bên ngoài sẽ đánh giá đƣợc bản chất điện hóa, điện trở và thiết lập
sự phụ thuộc của giới hạn ăn mòn và độ ẩm của bêtông. Ví dụ nhƣ, khi xem xét
một số mẫu bê tông có tỉ lệ thành phần khác nhau, sử dụng xi măng Pooclăng,
chiều dày lớp bêtông 15 – 45mm sau khi dƣỡng hộ hơi nƣớc, tiếp tục dƣỡng hộ
mẫu đƣợc ngâm toàn bộ hay một phần trong dung dịch 5% NaCl.
Hầu hết tất cả các trƣờng hợp điện thế của cốt thép trong bêtông có độ rỗng
cao có giá trị rất thấp. Mẫu ngâm trong dung dịch nƣớc bão hòa dần dần dịch
chuyển về phía mặt điện cực dƣơng và mẫu để ngoài không khí khô thì có xu
hƣớng dịch chuyển về phía cực âm. Điện thế Etot đƣợc thiết lập trong hệ sau:

= -

Trong đó: , – điện thế của quá trình catot và anot


, , P – độ phân cực catot, anot và toàn hệ.

Điện thế trên bề mặt cốt thép trong bêtông đƣợc tính nhƣ sau:
- Phản ứng catot:
= 1.228 -0.0591pH + 0.147.lgPO2
- Phản ứng anot:
-0.440 + 0.0295lg(Fe2+)

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 45


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Các công thức trên áp dụng cho trƣờng hợp : pH = 9 – 12,5, áp suất riêng
phần oxy PO2 thông thƣờng = 2,1x10-2MPa hay thấp hơn, và log của sắt (II) thay
đổi từ 11,73 đến 4,73 (phụ thuộc vào độ pH).

Điện thế trên bề mặt cốt thép tính toán theo các công thức trên thể hiện trong
(bảng 2.1). Khi diễn ra quá trình cactot thì áp suất riêng phần của oxy giảm , sự
khuếch tán của oxy vào trong bê tông bị cản trở, kết quả là điện thế của phản ứng
catot giảm. Khi bê tông ngâm trong dung dịch bão hòa catot của thép giảm và kết
quả là điện thế của cốt thép trong bêtông cốt thép ngâm trong dung dịch bào hòa
NaCl sẽ thấp hơn so với trƣờng hợp ngâm trong nƣớc sạch.
Bảng 2.1. Giá trị của Ec0 và Ea0

Ec0 với PO2, MPa


pH Ea0
2.1x10-2 2.1x10-5
9 +0.5966 +0.1456 -0.5795
12 +0.3898 -0.0512 -0.7860

Giá trị điện thế của cốt thép trong bêtông cốt thép của mẫu ngâm một phần
trong dung dịch rất cao so với mẫu ngâm hoàn toàn là oxy khuếch tán dễ dàng khi
bê tông đƣợc ngâm một phần. Điện thế của cốt thép tăng đồng thời tính thấm trong
bê tông giảm có liên quan đến sự giảm tỉ lệ điện tích anot và catot thông qua sự
phân cực của anot và catot.
Nhƣ vậy, cốt thép hòa tan trong vùng anot sẽ tăng lên, điện thế của điện cực
giảm khi sự khuếch tán của oxy vào vùng catot bị ngăn cản. Do đó, để đánh giá
trạng thái ăn mòn cốt thép trong bêtông cốt thép bằng giá trị điện thế phải xem xét
tính chất phân cực khi mô phỏng quá trình ăn mòn của bêtông cốt thép.
Sau khi ngâm mẫu trong dung dịch NaCl trong 100 giờ, mẫu sẽ bị phân cực
anot. Qua đánh giá bằng thị giác, sự hƣ hại của cốt thép trong bêtông cốt thép tăng
theo môi trƣờng nhƣ sau (bảng 2.2).

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 46


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bảng 2.2 Trạng thái của thanh thép lấy từ bêtông cốt thép
Số thanh thép, % mức độ hƣ hại khác nhau
Mức trong khi ngâm
độ ăn Điều kiện bề mặt của thép Hoàn toàn Một phần
mòn Mẫu bão Mẫu bão
Mẫu khô Mẫu khô
hòa nƣớc hòa nƣớc
1 Sạch sẽ 52.8 15.6 33.3 8.2
2 Vết rỉ trên diện tích, %
3 Dƣới 50 11.1 40.5 41.7 19.5
4 Trên 50 36.1 34.5 0 19.5
Vết đen, pít 0 9.4 25 52.8
Giá trị trọng lƣợng trung bình 1.83 2.38 2.17 3.17

- Ngâm mẫu hoàn toàn trong nƣớc bão hòa.


- Mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn.
- Mẫu đƣợc ngâm một phần trong nƣớc bão hòa
- Một phần mẫu ở trạng thái khô.
Cần chú ý so sánh mật độ dòng điện tại giá trị điện thế +500mV. Tại giá trị
này, cốt thép trong bêtông cốt thép vẫn còn thụ động nhƣng sẽ bị tác động hòa tan
trong bêtông có chất hoạt động Clo. Mật độ dòng điện tại điện thế này đƣợc sắp
xếp nhƣ sau:
- Mẫu thép không bị hƣ hại từ 1,8 đến 8µA/cm2
- Mẫu bị rỉ nhiều trên bề mặt từ 8,5 đến 234µA/cm2
- Mẫu bị phá hoại gây rỗ mặt từ 14,6 đến 500µA/cm2
Nhƣ vậy, ăn mòn cốt thép trong bêtông cốt thép không gây nguy hiểm nếu
mật độ dòng điện của điện thế hiệu dụng +500mV không quá 2,5µA/cm2, tại giá trị
15µA/cm2 ăn mòn có thể gây rỗ mặt cốt thép. Đƣờng cong phân cực giúp cho việc
hiểu rõ điểm đặc trƣng về trạng thái điện hóa của thép trong bêtông. Trong bêtông
cốt thép không sử dụng phụ gia và có độ pH cao, thép ở trạng thái thụ động với
điện thế thay đổi trong khoảng: +850 đến -150mV. Trong bê tông bị cacbonat thép

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 47


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

sẽ ở trạng thái hoạt động.


Khi bêtông bị cacbonat thì độ pH trong dung dịch lỗ rỗng của bê tông giảm
xuống còn khoảng 8,5 – 9, giá trị này dƣới mức giá trị yêu cầu để duy trì trạng thái
thụ động kép.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy trong bê tông bị cacbonat hóa, quá trình
ăn mòn anot là không đáng kể. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc chủ yếu vào điện trở của
bê tông ( bảng 2.3 ) tƣơng ứng với độ ẩm khác nhau. Ví dụ, mẫu vữa xi măng có tỉ
lệ thành phần X/C = 1/2 và N/X = 0.4, sau 2 tháng dƣỡng hộ trong môi trƣờng
không khí có độ ẩm 60 – 70%, giá trị điện trở nhƣ sau: đối với bêtông không bị
cacbonat hóa là 86000 Ω –cm và bê tông cacbonat hóa là 4000 Ω –cm. Trong
trƣờng hợp mẫu có sử dụng phụ gia 1% CaCl2, điện trở sau khi bị cacbonat hóa
tăng từ 23000 đến 31000 Ω –cm thấp hơn mẫu không sử dụng phụ gia. Việc tăng
điện trở của bê tông làm giảm năng suất hoạt động của cặp điện cực ăn mòn trên bề
mặt thép. Bê tông bị cacbonat hóa ẩm do kết tủa hay chảy lỏng làm giảm sự kháng
điện của bê tông trong khi đó sự hạn chế ăn mòn anot không còn nữa và dẫn đến
cốt thép bị ăn mòn mạnh mẽ.
Bảng 2.3. Điện trở của bêtông
Điện trở, Ω (trung bình của 3 mẫu)
Bêtông Độ ẩm tƣơng đối của khí quyển, %
Trong nƣớc
100 80 66 35
Không dùng phụ gia:
+ Bình thƣờng 142 334 1460 5070 71000
+ Cacbonat 2480 - 6500 6600 -
Phụ gia CaCl2:
+ Bình thƣờng 78 150 232 441 4400
+ Cacbonat 183 - 1025 1070 7850

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 48


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bảng 2.4. Ăn mòn cốt thép trong bêtông cốt thép dùng 4% CaCl2
với độ ẩm tƣơng đối 80%
Hàm lƣợng Chiều dày tối Tốc độ ăn mòn trung
Thành phần
xi măng, N/X đa bị hƣ hại bình
bêtông
kg/m3 mm mm/năm g/(m2/năm)
1: 2.24: 2.92 349 0.5 0.5 0.009 70
1: 2.87: 3.56 298 0.6 0.8 0.02 155
1: 3.43: 4.17 252 0.7 1.3 0.05 390

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong bêtông có độ thấm khác nhau liên quan với
điều kiện dịch chuyển của các ion sắt trong lớp bê tông gần bề mặt cốt thép. Sự
phân cực catot của mẫu bêtông bão hòa nƣớc thấp hơn 3 lần so với mẫu ngoài
không khí, tốc độ ăn mòn rất thấp. Sau 4 ngày thí nghiệm dòng điện tiếp tục giảm
xuống. Điều đó cho thấy dòng điện khuếch tán trong các môi trƣờng có thể khác
nhau. Ăn mòn cốt thép trong bê tông bão hòa nƣớc diễn ra rất lâu do sự khử cực
oxy ở vùng catot. Sự khử cực H2 trong điều kiện nhƣ vậy chỉ có thể xảy ra trong
bêtông cacbonat hóa có dụng phụ gia CaCl2.

Bảng 2.5. Tốc độ ăn mòn cốt thép trong bêtông làm việc trong không khí ẩm
Trọng lƣợng mất của
Chiều dày lớp rỉ tối
Loại bêtông thép
đa/năm,mm
g/(m2.năm)
Thông thƣờng, không dùng phụ
gia:
Cấu trúc đặc sít 0 0
Cấu trúc rỗng 13-210 0.48
Có phụ gia Clorua 10-660 1.63
Không có phụ gia, cacbonat hóa 30 -

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 49


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong hầu hết các loại bêtông có vai trò rất quan
trọng. Trong hầu hết các trƣờng hợp, tốc độ ăn mòn thay đổi tùy thuộc vào loại bê
tông và phụ gia (bảng 2.5). Kết quả thử nghiệm về giới hạn khử cực oxy của thép
trong bê tông dùng phụ gia 5% CaCl2 và phủ bề mặt một lớp polyme (bảng 2.6).
Bảng 2.6 thể hiện các đặc trƣng ăn mòn của cốt thép trong vữa xi măng sử dung 5%
phụ gia CaCl2.

Bảng 2.6. Trạng thái thanh thép trong vữa xi măng dùng 5% phụ gia CaCl2
Trạng thái bề Thời gian, Trọng lƣợng Diện tích bị Chiều dày pit
mặt vữa tháng bị mất, g/m2 hƣ hại, % tối đa, mm
Không sơn 2 81 22 0.63
Sơn 2 tháng sau 17 480 90 0.97
khi chế tạo 17 314 77 0.82
(2+15)

Mức độ ăn mòn thép trong bêtông có sử dụng phụ gia 5% CaCl2 phụ thuộc
chủ yếu vào độ thấm của bêtông. Mẫu bêtông đƣợc chia làm 4 giai đoạn (sau 6, 12,
24 và 36 tháng) ngâm trong môi trƣờng không khí có độ ẩm 90%. Chiều dày lớp
bêtông bảo vệ không ảnh hƣởng đến tốc độ ăn mòn cốt thép (bảng 2.7). Cấu trúc bê
tông đặc sít, không ngăn cản quá trình catot do oxy khử phân cực làm hạn chế quá
trình điện cực và cũng ảnh hƣởng sự phân cực tập trung.
Sự suy giảm khối lƣợng của thép do ăn mòn trong bê tông bị cacbonat hóa
có tỉ lệ N/X = 0,7 sau 25 tháng thấp hơn bêtông chứa 5% CaCl2 và bằng với bê tông
có tỉ lệ N/X = 0,5 và dùng phụ gia 5% CaCl2. Trạng thái hƣ hại cốt thép trong bê
tông không dùng CaCl2 đồng đều hơn, chiều dày hƣ hại làm rỗ mặt ít hơn. Sự khác
nhau đó có thể do điện trở của bê tông giảm sau khi cacbonat hóa, và mặt khác bê
tông có chứa phụ gia thì tính hút ẩm và tính dẫn tăng.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 50


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bảng 2.7.Tốc độ ăn mòn cốt thép trung bình trong bêtông cốt thép dùng 5% phụ gia
Chiều Lƣợng mất Tốc độ ăn mòn
Tính chất của bêtông
dày lớp do ăn mòn trung bình
Hàm lƣợng Độ hút bảo vệ, sau 36 Đơn vị
N/X g/m2
X, kg/m3 nƣớc, % mm tháng, g/m2 tƣơng đối
349 0.5 8.9 10 74 4.9 1
20 93 4.7
10 310 15.8
293 0.6 11.9 20 363 16.6
30 396 13.7 3.1
40 337 14.2
252 0.7 14.2 10 383 25.3 5.5
20 531 27
252 0.7 9.5 10 - 3.4 0.7

Để dự đoán tốc độ phát triển ăn mòn cốt thép trong bêtông sau khi mất tính
thụ động phải xem xét nhiều yếu tố ví dụ nhƣ thành phần ion của dung dịch và sự
khác nhau của nó theo thời gian. Trạng thái ẩm của bêtông và sự dịch chuyển của
hàm ẩn vào trong bêtông, sự thâm nhập của oxy vào lớp bảo vệ bê tông liên quan
đến đặc điểm cấu trúc, hàm ẩm và điện trở của bêtông.
Điều này chứng mình bằng quá trình ăn mòn cốt thép, bê tông cốt thép
cacbonat hóa làm việc trong môi trƣờng không khí có tốc độ ăn mòn CT thấp hơn
đáng kể so với bê tông có chứa hàm lƣợng Clo vƣợt quá nồng độ giới hạn. Sự giảm
hàm ẩn trong bêtông có thể là nguyên nhân gây ăn mòn cục bộ mãnh liệt (sự tạo
thành ăn mòn gây rỗ mặt). Sự hạn chế của quá trình ăn mòn catot của cốt thép trong
bê tông cốt thép rất dễ nhận thấy đối với các kết cấu bão hòa nƣớc, do nƣớc lấp đầy
các lỗ rỗng làm cản trở sự khuếch tán của oxy trong chất điện phân.
2.8 Các giai đoạn ăn mòn [5],[12]
Quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông diễn ra theo hai giai đoạn chính
(xem hình 2.10) [5]. Giai đoạn t1 là khoảng thời gian các nhân tố ảnh hƣởng thâm

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 51


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

nhập vào bên trong bê tông cho đến khi mức độ ăn mòn bắt đầu xảy ra và giai đoạn
t2 là khoảng thời gian mà sự ăn mòn xảy ra mạnh mẽ cho đến khi cốt thép bị hƣ hại
đáng kể.

Độ rỉ

Ngƣỡng hƣ hại cốt thép


Tốc độ rỉ

t1 t2 Thời gian

Hình 2.10. Quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông

Trong bê tông, thông thƣờng cốt thép đƣợc bảo vệ bằng một lớp ô xít thụ
động. Lớp ô xít sắt này đƣợc tạo trên bề mặt cốt thép bền vững trong môi trƣờng
kiềm. Có hai cơ chế chủ yếu phá huỷ lớp ô xít bảo vệ dẫn đến ăn mòn cốt thép [2].

- Các bonat hoá hoặc rửa trôi làm giảm độ pH của bê tông.
- Xâm nhập Clo.
2.8.1 . Quá trình Cácbonat hoá
Khí CO2 trong khí quyển thấm nhập qua các vết nứt và qua lớp bê tông bảo
vệ có độ đặc chắc kém, kết hợp với Ca(OH)2 có trong bê tông, tạo ra vùng có nồng
độ pH thấp trong miền lân cận cốt thép. Theo thời gian, vùng có nồng độ pH thấp
ngày càng phát triển rộng trong bê tông theo chiều sâu. Khi nồng độ pH  8 và
vùng này tiếp xúc với cốt thép, lớp ô xít bảo vệ thụ động trên bề mặt cốt thép bị phá
hoại và cốt thép bắt đầu bị ăn mòn.
Tốc độ cácbonat hoá đƣợc xác định bằng biểu thức sau:

c  k. t (1)
Trong đó:

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 52


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

c – chiều sâu cácbonat hoá


t – thời gian
k – hệ số cácbonat hoá, phụ thuộc vào chất lƣợng bê tông
k < 3mm/(năm)0,5 – bê tông tốt
k > 6mm/(năm)0,5 – bê tông xấu
Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến mức độ các bonat hoá:
- Chất lƣợng bê tông ( xốp, đặc chắc)
- Độ ẩm ƣớt của bê tông: mức độ các bonat hoá mạnh nhất ở trong khoảng
độ ẩm từ 5070%
2.8.2. Quá trình xâm nhập clo
Trong môi trƣờng kiềm, màng ô xít bảo vệ xung quanh cốt thép có thể bị
phá huỷ do tác động của Clo. Trong bê tông Clo có thể đến theo hai giai đoạn:

2.8.2.1. Trong giai đoạn thi công:


- Clo có trong nƣớc sử dụng trộn bê tông.
- Clo có trong cốt liệu.

2.8.2.2. Trong giai đoạn sau thi công:

Clo xâm nhập từ môi trƣờng bên ngoài vào


- Clo có trong nƣớc biển, vùng lân cận thuỷ triều.
- Clo có trong khí quyển.
- Clo có trong các mạch nƣớc ngầm hoặc trong nƣớc sông nhận chất thải
từ các khu công nghiệp.
Sự ăn mòn bắt đầu khi có một lƣợng Clo nhỏ nhất xâm nhập vào vùng có cốt thép.
Ở đây gọi là ngƣỡng ăn mòn và đƣợc coi nhƣ vào khoảng 0,06% trọng lƣợng mẫu
bê tông. Mức độ có thể lớn 10-15 lần hàm lƣợng ban đầu, tốc độ thẩm thấu của clo
có khác nhau giữa các vùng.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 53


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 2.11. Bê tông cốt thép bị ăn mòn.

Xâm thực clo gây nguy hại đến cốt thép. Sự thụ động của cốt thép phụ thuộc
vào độ ổn định của lớp màng thụ động hình thành trên thép khi thép làm việc trong
môi trƣờng kiềm của bê tông tƣơi. Màng thụ động trên bề mặt cốt thép sẽ không
còn hiệu quả khi hàm lƣợng Clo vƣợt quá giá trị tới hạn.

Ăn mòn cốt thép là do quá trình điện hóa. Cực âm và cực dƣơng hình thành
trên bề mặt cốt thép khi bị ăn mòn. Ở cực dƣơng, các nguyên tử oxy hóa hòa tan
vào trong dung dịch tạo thành anion hydrat. Các electron tự do còn bám lại trên bề
mặt của cốt thép và di chuyển về vùng cực âm của bề mặt, tại nơi này chúng hấp
thụ bởi các nguyên tử O2 hòa tan hay ion OH-. Dòng điện hình thành thông qua
dung dịch chất điện phân có ion OH- dịch chuyển. Sản phẩm ăn mòn là kết quả của
quá trình tƣơng tác giữa ion hydrat và oxy. Nếu chúng có khả năng hòa tan cao thì
chúng dịch chuyển khỏi vị trí mà chúng hình thành. Tuy nhiên, nếu chúng khó tan,
chúng sẽ kết tủa ngay trên bề mặt cốt thép tạo những lớp sản phẩm gồm oxit sắt và
hydroxit sắt.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 54


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 2.12. Quá trình ăn mòn điện hóa của cốt thép do clo gây ra

Nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn điện hóa cốt thép nhƣ sau:

- Ở cực dƣơng, sắt bị hòa tan, tạo thành các cation trong dung dịch theo phản ứng:

Fe = Fe2+ + 2e

- Ở cực âm, các điện tử đƣợc giải phóng ra trong phản ứng sẽ kết hợp với nƣớc và
Oxy tạo thành ion hydroxyl theo phản ứng:

O2 + 2H2O + 4e- = [4OH]- .

- Sản phẩm của hai phản ứng này kết hợp lại với nhau tạo thành lớp gỉ, theo phản
ứng:

2Fe + 2H2O + O2 = 2Fe(OH)2

Cơ chế của quá trình ăn mòn điện hóa cốt thép gồm ba quá trình cơ bản: quá
trình anode, quá trình cathode và quá trình dẫn điện. Ăn mòn cốt thép làm giảm tiết
diện nhanh chóng, vì vậy làm giảm đáng kể khả năng chịu lực của kết cấu BTCT.
Sự hƣ hại do ăn mòn cốt thép gây ra tăng lên đáng kể bên trong bê tông cốt thép
trƣớc khi hƣ hại xuất hiện trên bề mặt cấu kiện. Trong suốt chu kỳ ăn mòn, ion sắt
kết hợp với ion Clo trong nƣớc biển để tạo thành hợp chất FeCl2. Theo thời gian

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 55


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

sản phẩm này thủy phân giải phóng ion Clo đồng thời làm giảm pH ở cực dƣơng.
Tốc độ ăn mòn cốt thép có quan hệ với tỷ lệ ion Clo và ion OH- trên bề mặt cốt
thép. Nếu hàm lƣợng ion Clo nhiều hơn OH- thì quá trình biến đổi ion sắt (Fe2+)
diễn ra nhanh hơn. Nếu ion OH- chiếm ƣu thế hơn ion Clo thì FeOH+ kết tủa và góp
phần gia cƣờng màng oxit thụ động trên bề mặt cốt thép. Khi ion Clo thẩm thấu và
tiếp xúc bề mặt cốt thép thì xảy ra sự tƣơng tác giữa ion Clo, cốt thép và màng thụ
động.

Cơ chế của sự tƣơng tác này diễn ra theo ba lý thuyết: lý thuyết hấp thụ, lý
thuyết màng oxit và lý thuyết phức tạm thời:

- Thuyết hấp thụ cho rằng: ion Clo đƣợc hấp thụ trên bề mặt cốt thép hơn là
ion oxy và hydro hòa tan. Tốc độ phản ứng của sắt với ion Clo cao hơn và đồng
thời tạo phức hòa tan. Chính sự hòa tan này thúc đẩy quá trình hình thành rỗ mặt
cốt thép.

- Thuyết màng oxit cho rằng: lớp màng oxit trên mặt cốt thép dễ bị thẩm
thấu hơn bởi ion Clo so với những ion khác. Những khuyết tật và lỗ rỗng trên màng
thụ động tạo điều kiện thuận lợi để ion Clo thâm nhập vào cốt thép và dẫn đến ăn
mòn.

- Thuyết phức tạm thời cho rằng: có sự cạnh tranh giữa phản ứng tạo thành
hợp phức hòa tan FeCl2 và phản ứng tạo thành Fe(OH)2. Sự khuếch tán của hợp
phức FeCl2 ra xa khỏi anot sẽ phá hủy màng bảo vệ thụ động. Sau cùng hợp phức
hòa tan phân hủy giải phóng ion Clo và tạo kết tủa Fe(OH)2.
2.9 Ảnh hƣởng của phụ gia khoáng hoạt tính đến quá trình ăn mòn cốt
thép[12]

Phụ gia khoáng hoạt tính thƣờng dùng trong bê tông: Tro bay, xỉ lò cao,
silicafume, tro trấu, meta caolanh…Đó là những hạt mịn, chứa hàm lƣợng nhôm
cao, vì vậy có khả năng liên kết cao với ion Clo. Hỗn hợp vữa xi măng đƣợc hình
thành bởi quá trình hydrat, kích thƣớc khác nhau của lỗ rỗng luôn liên kết với nhau.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 56


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Các lỗ rỗng có thể đƣợc chia thành lỗ rỗng vĩ mô, lỗ rỗng mao dẫn và lỗ rỗng gel.
Thay thế lƣợng xi măng bằng các phụ gia khoáng hoạt tính sẽ tham gia phản ứng
Pozzoland tạo các sản phẩm hydrat hóa, cụ thể là tham gia các phản ứng với
Ca(OH)2 sinh ra trong quá trình thủy hóa xi măng, tạo ra các khoáng mới có cƣờng
độ, đồng thời còn bổ sung lƣợng hạt mịn còn thiếu để lấp đầy lỗ rỗng tại các khe
giữa các hạt cốt liệu. Do đó tăng tính đặc chắc và cả tính chống xâm thực ion Clo
cho bê tông. Khi thể tích lỗ rỗng và kích thƣớc các lỗ rỗng lớn giảm, từ đó làm
giảm hệ số khuếch tán ion Clo trong bê tông. Tùy vào loại phụ gia khoáng hoạt tính
và ảnh hƣởng của nó đến tính chất của bê tông mà mức độ chống xâm thực ion Clo
sẽ khác nhau.

Silicafume là sản phẩm phụ của công nghiệp luyện kim. Silicafume tham gia
phản ứng với Ca(OH)2 trong bê tông tạo ra sản phẩm có khả năng dính kết.
Silicafume càng tinh khiết, càng mịn thì hiệu quả của phản ứng càng cao và nhanh.
Cùng với sự khuếch tán của mình, các hạt silicafume lấp đầy vào khoảng giữa các
sản phẩm thủy hóa của xi măng, làm đặc chắc cấu trúc đá xi măng. Silicafume có
ảnh hƣởng đáng kể đến độ kiềm của nƣớc trong các lỗ rỗng của gel xi măng. Độ pH
trong các lỗ rỗng của bê tông thông thƣờng vào khoảng 14, trong trƣờng hợp có sử
dụng silicafume với hàm lƣợng vừa phải thì độ pH nhanh chóng giảm xuống còn
13. Khi sử dụng silicafume với hàm lƣợng khoảng 15% thì trị số pH giảm xuống
còn 12,5. Khi liều lƣợng dùng lên tới 25% thì silicafume trung hòa gần nhƣ hoàn
toàn vôi tự do trong bê tông, lúc đó chỉ số pH giảm đến mức có ảnh hƣởng tiêu cực
đến màng thụ động bảo vệ cốt thép dƣới môi trƣờng xâm thực. Dƣới môi trƣờng
xâm thực Clo, thì việc duy trì màng thụ động bảo vệ cốt thép là rất quan trọng. Vì
vậy, sử dụng hàm lƣợng silicafume với hàm lƣợng vừa đủ thì tăng độ đặc chắc của
đá xi măng cũng nhƣ bê tông, đồng thời duy trì độ pH, để duy trì màng thụ động
bảo vệ cốt thép khỏi bị ăn mòn. Quá trình hydrat hóa của xi măng theo phản ứng
sau:

2(3CaO.SiO2) + 6H2O  3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 57


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

2(2CaO.SiO2) + 4H2O  3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2

Trong silicafume có lƣợng SiO2 hoạt tính, sẽ phản ứng với Ca(OH)2 theo phản ứng

sau:

2SiO2 + 3Ca(OH)2 + 3 H2O 3CaO.2SiO2.6H2O

Silicafume cũng góp phần làm tăng khả năng liên kết ion Clo của bê tông.
Tuy nhiên, ƣu điểm chủ yếu của silicafume là làm giảm hệ số khuếch tán ion Clo
của bê tông. Ion Clo tự do là yếu tố gây nguy hiểm đối với độ bền bê tông và cốt
thép. Khả năng liên kết ion Clo ( hoặc hệ số liên kết ) là tỷ số giữa hàm lƣợng ion
clo tổng và hàm lƣợng ion Clo tự do. Nếu khả năng liên kết càng cao thì độ bền của
bê tông càng tốt. Khả năng liên kết ion Clo phụ thuộc vào tính kiềm của chất kết
dính, độ mịn của chất kết dính, hàm lƣợng C3A và C4AF trong chất kết dính.
Aluminat rất có khả năng liên kết với ion Clo ngay ở giai đoạn ban đầu. Ngay sau
khi liên kết với ion Clo, aluminat lập tức phản ứng với các ion khác, chính vì vậy sẽ
không còn aluminat liên kết với ion Clo ở giai đoạn sau.

2.10 Các biện pháp chống ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép[5],[7]

2.10.1 Tăng bề dày lớp bê tông bảo vệ:

- Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ tùy thuộc vào tính chất xâm thực của môi
trƣờng và độ ẩm của môi trƣờng.

- Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ đƣợc quy định theo một số tiêu chuẩn trên thế
giới.
Bảng 2.8. Qui định chiều dày lớp bê tông bảo vệ
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ (cm)
Tiêu chuẩn
Vùng khí quyển biển Vùng nƣớc lên xuống Vùng ngập nƣớc
ACI 135R (Mỹ) 50 65 50
SNIP (Liên Xô) 25 25 25
JSCE (Nhật) 50 60 50

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 58


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

BS-8100 (Anh) 30 50 50
AS-3600 (Úc) 35 50 35
DIN 1045 (Đức) 35 35 35
TCXDVN 327- 40 65 40
2004

2.10.2 Tăng độ đặc chắc của bê tông:

- Độ đặc chắc của bê tông tùy thuộc vào việc lựa chọn nguyên vật liệu, tỉ lệ
nguyên vật liệu, điều kiện thi công, điều kiện dƣỡng hộ.

- Sử dụng gia khoáng vô cơ siêu mịn (silicafume) để lắp đầy những lỗ phép
trong công trình và độ rỗng cực đại này phụ thuộc vào: lƣợng xi măng và tỉ lệ N/X
trong bê tông.

- Các lỗ rỗng và mao quản trong đá xi măng là nơi để các tác nhân của môi
trƣờng lỏng xâm nhập vào, hòa tan các sản phẩm thủy hóa của xi măng, tƣơng tác
với chúng, tạo ra các sản phẩm mới tan mạnh hơn hoặc lắng đọng trong lòng các lỗ
rỗng, hoặc nở thể tích phá vỡ kết cấu. Việc nâng cao độ đặc sẽ làm triệt tiêu hoặc
giảm đáng kể sự xâm nhập của các tác nhân môi trƣờng vào trong lòng bê tông. Để
đạt đƣợc độ đặc chắc tối đa khi thi công (không có các lỗ rỗng không khí sau tạo
hình), thì ngoài lƣợng nƣớc cần thiết cho thủy hóa xi măng còn cần một lƣợng nƣớc
đủ cho hỗ hợp bê tông có tính lƣu động hợp lí (lƣợng nƣớc nhào trộn thƣờng gấp
1,5 – 2 lần lƣợng nƣớc cần thiết cho thủy hóa xi măng). Vì lí do đó nên sau khi rắn
chắc lƣợng nƣớc không thủy hóa xi măng bay hơi để lại lỗ rỗng (độ rỗng của bê
tông thƣờng khoảng 10 - 15%). Ngày nay với việc chế tạo đƣợc các loại phụ gia
siêu dẻo kết hợp với silicafume nên có khả năng nâng cao đƣợc hiệu quả của
phƣơng pháp này. Kết hợp việc thiết kế cấp phối tốt, thi công tốt và sử dụng
silicafume, độ rỗng của bê tông chỉ còn khoảng 3 - 5%.
Phụ gia siêu dẻo SP 1000 của công ty VietK kết hợp với silicafume của công
ty Elkem có tác dụng dẻo hóa cao hỗn hợp bê tông, nên cho phép giảm nhiều tỉ lệ

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 59


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

N/X, do đó làm tăng đáng kể độ đặc bê tông, giảm độ co ngót, nâng cao độ bền,
khả năng chống thấm và khả năng bảo vệ cốt thép trong môi trƣờng nƣớc, đặc biệt
là môi trƣờng có hàm lƣợng hóa chất cao (môi trƣờng biển, môi trƣờng của các nhà
máy hóa chất).
Vấn đề cốt lõi khi dùng phụ gia siêu dẻo và silicafume là tăng độ dẻo của
hỗn hợp bê tông. Khi giữ nguyên độ dẻo thì có thể giảm đƣợc 20 – 30% lƣợng
nƣớc nhào trộn, tăng đƣợc độ đặc chắc, và từ đó tăng đƣợc độ chống thấm, độ bền
chống ăn mòn của bê tông. Độ đặc chắc còn phải đƣợc đảm bảo bằng việc thi công
tốt, nhất là việc đầm chắc hỗn hợp bê tông sau khi đổ khuôn, để loại bỏ các bọt khí
và triệt tiêu các lỗ rỗng trong bê tông khi ngừng công tác đầm chặt.
Độ đặc chắc của bê tông luôn luôn là một yếu tố đƣợc đánh giá cao trong
việc bảo vệ bê tông và bê tông cốt thép khỏi bị ăn mòn.
2.10.3 Bảo vệ trực tiếp cốt thép:

Sử dụng phụ gia ức chế ăn mòn: Ca(NO3)2, NaNO2

Fe2+ + NO22- +2OH- = Fe2O 3+ H2O + 2NO-

Hoặc sơn phủ trên bề mặt cốt thép, bao phủ cả khuyết tật cốt thép và bảo vệ
cho cốt thép không bị ăn mòn, ngăn cản ăn mòn của ion Cl-. Quét sơn trên thép là
một biện pháp bảo vệ cốt thép. Sử dụng các loại sơn chống gỉ có nguồn gốc từ
epoxy, xi măng và xi măng polime. Yêu cầu sơn chống gỉ phải có khả năng liên
kết, dính bám tốt với bê tông và cốt thép.

Mức độ yêu cầu đối với lớp sơn phủ bảo vệ côt thép phụ thuộc vào loại công
trình bê tông cốt thép, kỹ thuật sản xuất và điều kiện sử dụng. Yêu cầu đối với lớp
phủ bảo vệ cốt thép là độ bền của lớp phủ ( thƣờng không thấp hơn tuổi thọ của
công trình theo lý thuyết ). Ngoài ra, trong hầu hết các trƣờng hợp, lớp phủ bảo vệ
cốt thép cần phải đảm bảo đủ độ bám dính giữa thép và bê tông. Lớp phủ bằng kim
loại phần lớn phù hợp với yêu cầu này vì nó ổn định tốt trong môi trƣờng kiềm của
bê tông.
Độ bền của lớp phủ hữu cơ cũng nhƣ khả năng bảo vệ cốt thép của chúng
thay đổi tùy thuộc vào loại hữu cơ, cho nên cần phải xem xét yếu tố này khi chọn

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 60


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

lựa một hay các dạng lớp phủ khác nhau. Để đánh giá độ bền của lớp phủ bảo vệ
cốt thép có chứa chất kết dính hữu cơ không nên dựa hoàn toàn vào thời gian lão
hóa của hữu cơ, bởi vì sự bức xạ cực tím và tác dụng oxy hóa lớp phủ hữu cơ bị suy
yếu rất nhiều bởi sự tồn tại của lớp bê tông bảo vệ. Đặc tính bám dính của cốt thép.
Nếu sự bám dính không tốt, lớp phủ bị hƣ hại nhanh chóng do sự phát triển của lớp
sản phẩm ăn mòn nằm dƣới lớp phủ. Ngƣợc lại nếu lớp phủ bám dính vững chắc,
ăn mòn bị ngăn chặn dần dần.
2.10.4 Phƣơng pháp triệt tiêu dòng điện: bằng cách dùng dòng điện xoay
chiều. Nguyên lí của phƣơng pháp này là tạo ra vùng anot triệt tiêu đặt dƣới công
trình bằng bê tông cốt thép. Phƣơng pháp bảo vệ bằng dòng ngoài đƣợc dùng nhiều
hơn đối với các công trình trong không khí
2.10.5 Phƣơng pháp protecto: ( thiết bị bảo vệ) là phƣơng pháp bảo vệ
catot. Catot đƣợc chế tạo từ hợp kim trên cơ sở magic, thiếc, nhôm đƣợc gắn vào
kết cấu thép tạo ra sự tự bảo vệ điện hóa cho kim loại. Phƣơng pháp bảo vệ catôt là
một biện pháp hiệu quả đƣợc dùng để chống ăn mòn cốt thép trong bê tông trong
thời gian gần đây. Bảo vệ catôt cho công trình bê tông cốt thép là duy trì màng thụ
động hoặc thụ động lại cốt thép khi màng thụ động đã bị phá vỡ khi độ pH < 11
hoặc hàm lƣợng ion clo trên bề mặt cốt thép khoảng 0,2 – 0,4% tính theo khối
lƣợng xi măng. Ngoài ra, dòng điện bảo vệ catôt còn làm cho ion Clo đi ra xa khỏi
bề mặt cốt thép và vì vậy giảm tác động phá hoại màng thụ động của ion clo.
Trong phƣơng pháp áp dòng ngoài mật độ dòng đƣợc dùng để phân cực
catôt cốt thép (làm dịch chuyển điện thế của cốt thép về phía âm) từ 3 đến
15mA/m2.
2.11. Phƣơng pháp thí nghiệm để đánh giá khả năng ăn mòn cốt thép trong bê
tông[15]
Có nhiều phƣơng pháp để xác định khả năng xảy ra ăn mòn cốt thép trong bê
tông, nhƣ: xác định chiều sâu nhiễm các bon, xác định sự xâm nhập của Clo, đo
điện trở của bê tông và đo điện thế của cốt thép.
Ở đây sử dụng phƣơng pháp đo điện thế của cốt thép.
Phƣơng pháp này dựa trên bản chất ăn mòn điện hoá của cốt thép. Ban đầu

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 61


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

độ kiềm pH trong bê tông có trị số 12,513,0. Môi trƣờng này tạo nên 1 lớp ô xít
sắt trên bề mặt cốt thép. Lớp ô xít ban đầu này có độ đặc chắc cao, ngăn cản không
cho quá trình ăn mòn phát triển, đƣợc gọi là màng bảo vệ thụ động của cốt thép.
Nhƣng trong quá trình khai thác, cùng với thời gian độ pH trong bê tông giảm
xuống dƣới 11, đồng thời các ion xâm thực, đặc biệt là Cl- tấn công vào cốt thép.
Khi 1 điểm của màng bảo vệ thụ động bị phá vỡ nó tạo thành 1 anốt và đồng thời
tạo ra dòng điện ion giữa anốt và ca tốt. Từ việc đo điện thế cốt thép trong bê tông
cho phép chúng ta đánh giá khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông.
Trình tự:

- Xác định vị trí cốt thép, nối cốt thép với von kế, vôn kế nối với điện cực Cu-
CuSO4.
- Di chuyển điện cực trên bề mặt bê tông dọc theo vị trí cốt thép và ghi số hiện trên
màn hình vôn kế.
Xử lý số liệu:

So sánh giá trị điện thế đo đƣợc với bảng tiêu chuẩn để đánh giá ( bảng 2.3)
Bảng 2.9. Bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng ăn mòn cốt thép
Điện thế(mV) Khả năng ăn mòn
+ Lớn hơn – 200mV 5%
+ Từ -200mV đến -350mV 50%
+ Nhỏ hơn -350 mV 95%

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 62


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CHƢƠNG 3:

HỆ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.1. Hệ nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu

3.1.1 Xi măng:

Xi măng sử dụng nghiên cứu là xi măng PCB40 của nhà máy xi măng Nghi
Sơn. PCB40 là xi măng Portland hỗn hợp có cƣờng độ chịu nén tối thiểu của mẫu
đá xi măng trong điều kiện tiêu chuẩn là 40 N/mm2.
Xi măng PCB là chất kết dính đƣợc dùng nhiều trong xây dựng vì có nhiều
ƣu điểm: cƣờng độ cao, bền trong môi trƣờng nƣớc và không khí, rắn chắc tƣơng
đối nhanh, chịu lửa khá tốt, nguyên liệu sản xuất (gồm clinker, puzoland, đá thạch
cao) dễ tìm và giá thành hợp lý.
Bảng 3.1. Đặc tính kỹ thuật của xi măng PCB40 Nghi Sơn

STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Phƣơng pháp thử Kết quả

1 Khối lƣợng riêng g/cm3 TCVN 4030:2003 3.05

2 Khối lƣợng thể tích g/cm3 TCVN 4030:1995 1.09

3 Lƣợng nƣớc tiêu chuẩn % TCVN 6017: 1995 31.5

4 Thời gian bắt đầu ninh kết phút TCVN 6017:1995 125

5 Thời gian kết thúc ninh kết phút TCVN 6017:1995 175

3.1.2 Cốt liệu:

Cốt liệu chiếm một thể tích và khối lƣợng lớn trong hỗn hợp bê tông. Yêu
cầu cốt liệu dùng cho bê tông phải theo tiêu chuẩn TCVN 7572 – 2006. Cỡ hạt, cấp
phối hạt, tính chất bề mặt hạt và những đặc trƣng chất lƣợng khác của chúng có ảnh
hƣởng lớn đến tính chất của hỗn hợp bê tông.
Nếu thay đổi cỡ hạt và cấp phối hạt của hỗn hợp cốt liệu, tổng diện tích mặt
ngoài của cốt liệu sẽ biến đổi trong một phạm vi đáng kể và nếu với một lƣợng

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 63


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

nƣớc nhào trộn không đổi, tính chất lƣu động của hỗn hợp bê tông thay đổi. Hình
dạng hạt, tính chất bề mặt, tính hút nƣớc của cốt liệu đều ảnh hƣởng đến tính lƣu
động của hỗn hợp bê tông.
Vai trò của cốt liệu là làm bộ khung chịu lực, các hạt cốt liệu sắp xếp xen kẽ
với nhau, lấp đầy lỗ rỗng làm tăng độ đặc chắc cho bê tông.
Cốt liệu lớn có ảnh hƣởng đến hồ xi măng trong bê tông và sự hình thành
cấu trúc của nó. Nƣớc nhào trộn một phần nhỏ dùng để bôi trơn hạt cốt liệu, một
phần dùng để tạo thành cấu trúc của đá ximăng, còn một phần lớn bị cốt liệu lớn
hút vào. Vì vậy hỗn hợp bê tông dẻo sau khi đổ khuôn có thể xảy ra sự tách nƣớc ở
bên trong, nƣớc sẽ đọng lại trên bề mặt hạt cốt liệu lớn và làm yếu mối liên kết giữa
chúng với phần vữa. Vùng tiếp xúc giữa cốt liệu và đá xi măng có ảnh hƣởng đến
sự làm việc đồng thời của các bộ phận, đến tính toàn khối và độ ổn định của bê
tông.
Cốt liệu lớn sử dụng nghiên cứu là đá 1x2 mỏ đá Hòn Thị.
Bảng 3.2. Đặc tính kỹ thuật của đá 1x2 mỏ đá Hòn Thị

STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Phƣơng pháp thử Kết quả

1 Khối lƣợng riêng g/cm3 TCVN 7572:2006 2.63

2 Khối lƣợng thể tích g/cm3 TCVN 7572:2006 1.49

Bảng 3.3. Thành phần cỡ hạt của đá 1x2 mỏ đá Hòn Thị


Cỡ sàng % Lƣợng sót sàng riêng biệt % Lƣợng sót tích lũy

40 0 0

20 4.56 4.56

10 61.38 65.94

5 33.68 99.62

Đáy 0

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 64


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Cốt liệu nhỏ là cát có kích thƣớc từ 0.14 – 5 mm.


Cát là cốt liệu nhỏ cùng với ximăng, nƣớc tạo ra vữa xi măng để lấp đầy lỗ
rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn (đá, sỏi) và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn
tạo ra khối bê tông đặc chắc. Cát cũng là thành phần cùng với cốt liệu lớn tạo ra bộ
khung chịu lực cho bê tông.

Cốt liệu nhỏ sử dụng nghiên cứu là cát vàng Sông Cái Nha Trang có mô đun độ
lớn là 3.15

Bảng 3.4. Đặc tính kỹ thuật của cát vàng Sông Cái Nha Trang

STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Phƣơng pháp thử Kết quả

1 Khối lƣợng riêng g/cm3 TCVN 7572:2006 2.61

2 Khối lƣợng thể tích g/cm3 TCVN 7572:2006 1.53

3 Mô đun độ lớn TCVN 7572:2006 3.15

3.1.3 Nƣớc và phụ gia:

Nƣớc sử dụng là nƣớc sinh hoạt, không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Phù hợp
với tiêu chuẩn nƣớc dùng cho bê tông.

Phụ gia siêu dẻo đƣợc sử dụng là VietK SP1000 gốc polycarboxylate, mục
đích là giảm nƣớc cho vữa cũng nhƣ cho bê tông. Thông số kỹ thuật của phụ gia SP
1000: Khối lƣợng thể tích từ 1.08 – 1.1 kg/lít. Liều lƣợng dùng từ 0.5 – 2% so với
khối lƣợng xi măng, tùy tuộc vào từng loại bê tông.

3.1.4 Silicafume: (Si) là thành phần cung cấp oxic silic hoạt tính có tác dụng tham
gia vào thành phần tạo khoáng C-S-H làm tăng cƣờng độ cho bê tông, tăng khả
năng chống xâm thực của bê tông theo phản ứng sau :

xCa(OH) 2 + y SiO2* + (z-x)H2O→ xCaO.yCaCO3.zH2O

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 65


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Silicafume là sản phẩm phụ của công nghiệp luyện kim. Loại hợp kim sản
xuất trong lò nung là yếu tố cơ bản quyết định tính chất của vật liệu tạo thành ở các
ống lọc (silicafume). Lò nung để sản xuất hợp kim sắt – silíc với hàm lƣợng silíc
cao hơn 72% sẽ cho silicafume có chất lƣợng tốt và thành phần rất đồng đều. Hơi
ngƣng tụ từ hợp kim canxi-silíc, sắt-silíc, mangan-silíc có đặc trƣng vật lý tƣơng tự
nhau, nhƣng thành phần hóa học khác nhau cơ bản. Đặc điểm: có dạng hình cầu,
chứa SiO2 chủ yếu dạng vô định hình, chiếm khoảng 85 – 98%. Kích thƣớc hạt
trung bình của silicafume khoảng 0.1 – 0.5 micromét , tƣơng ứng với tỉ diện tích bề
mặt khoảng 1800 –2500 cm2/g và khối lƣợng riêng khoảng 2.2 g/cm3.

Trong luận văn này tác giả sử dụng silicafume của công ty Elkem

Bảng 3.5. Đặc tính kỹ thuật silicafume của công ty Elkem

STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Phƣơng pháp thử Kết quả

1 Khối lƣợng riêng g/cm3 TCVN 4030:2003 2.21

2 Khối lƣợng thể tích g/cm3 TCVN 4030:2003 0.8

3 Độ mịn (cm2/g) TCVN 4030:2003 2500

Hình 3.1 : Hình daïng cuûa silicafume

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 66


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

3.1.5 Bê tông: sử dụng bê tông thông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao dùng xi
măng Nghi Sơn PCB 40 kết hợp với silicafume (ELKEM).

Bảng 3.6. Bảng cấp phối bê tông thông thƣờng mác 300

Thành phần Xi măng Cát Đá N/X Phụ gia Độ sụt


vật liệu Nghi sơn cm
PCB 40

Cấp phối 1 395 785 1065 0.41 0.8 8

Cấp phối 2 405 715 1020 0.5 0.8 12

Cấp phối 3 415 642 940 0.62 0.8 16

Bảng 3.7. Bảng cấp phối bê tông có sử dụng silicafurme mác 500

Thành Xi măng silicafurme Cát Đá Nƣớc Phụ gia Độ sụt


phần vật cm
liệu

Cấp phối 495 8% 690 1045 0.31 1.0 12


4

Sau khi thiết kế cấp phối bê tông thông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao tác giả tiến
hành đúc cấp phối để kiểm tra thực tế sau đó mới tiến hành đi vào nghiên cứu thực nghiệm.

Bảng 3.8. Bảng kết quả kiểm tra cƣờng độ của cấp phối bê tông

STT Mác bê tông Tỉ lệ Độ sụt thực Giá trị cƣờng độ Giá trị cƣờng độ
N/X tế đo đƣợc nén của bê tông nén của bê tông
(cm) tuổi 7 ngày tuổi 28 ngày

( KG/cm2 ) ( KG/cm2 )

1 300 0.41 8.5 295 345

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 67


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

2 300 0.5 12 274 330

3 300 0.6 16.5 242 315

4 500 0.31 12.5 435 540

Hình 3.2 Đúc cấp phối và đo độ sụt của hỗn hợp bê tông

Hình 3.3 Đúc mẫu để kiểm tra cƣờng độ nén của bê tông

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 68


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 3.4 Nén mẫu kiểm tra cƣờng độ bê tông

3.1.6 Cốt thép

Sử dụng thép Pomina phi 8,10, 12 để làm thí nghiệm ăn mòn.

3.1.6.1 Thành phần hóa học của thép :

Thép Cacbon là thép thông thƣờng gồm các nguyên tố:

+ C ≤ 2,14%; Mn ≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P ≤ 0,05%; S ≤ 0,05%.

+ Cr, Ni, Cu ≤ 0,3%; Mo, Ti≤ 0,05%.

3.1.6.2 Tính chất cơ lý của cốt thép

Bảng 3.9. Tính chất cơ lý của thép Pomina

STT Đƣờng Trọng lƣợng Lực Giới Lực Giới Độ giãn Thí nghiệm
kính thép (kg/m) kéo hạn kéo hạn dài uốn
chảy chảy chảy dứt

1 8 0.405 15.7 312.1 25.3 503 28.1% Đạt

2 10 0.582 44 560.5 51.9 661.1 22.5 Đạt

3 12 0.849 57.4 507.5 68.9 609.2 22.9 Đạt

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 69


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình3.5: Mẫu thép trƣớc khi thí nghiệm

Hình 3.6: Thí nghiệm kéo mẫu thép

Hình 3.7: Biểu đồ mô tả quá trình biến dạng khi kéo thép phi 10

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 70


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

3.2 Phƣơng pháp thực nghiệm

3.2.1 Chế tạo mẫu thí nghiệm:

Mẫu thí nghiệm đƣợc đúc có kích thƣớc 10x10x20 cm và đặt thanh thép dài
40 cm cách mặt ngoài khuôn 3 cm.

Hình 3.8. Khuôn đúc mẫu thí nghiệm

Hình 3.9: Mô hình khuôn đúc mẫu thí nghiệm với vị trí đặt cốt thép cách đáy và
miệng khuôn 3 cm

Hình 3.10: Mô hình khuôn đúc mẫu thí nghiệm với vị trí đặt cốt thép cách đáy và
miệng khuôn 5 cm

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 71


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Sau khi đúc mẫu đƣợc giữ định tính trong khuôn 24h. Sau đó tháo khuôn,
sơn epoxy bảo vệ 2 đầu thanh thép bên ngoài phần bê tông và dƣỡng hộ trong môi
trƣờng nƣớc tự nhiên trong 28 ngày, tiếp theo mẫu đƣợc dƣỡng hộ trong môi
trƣờng ăn mòn theo chu kỳ khô ẩm (1 ngày sấy khô và 2 ngày ngâm mẫu)

Hình 3.11: Đúc mẫu thí nghiệm

Hình 3.12: Mẫu thí nghiệm sau khi tháo khuôn và sơn epoxy 2 đầu thanh thép

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 72


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bảng 3.10 Bảng tổng hợp các mẫu thí nghiệm nhƣ sau

Số Kí hiệu Mác bê Chiều Tỉ lệ Đƣờng kính cốt Nồng độ môi


thứ mẫu tông sử dày lớp N/X thép sử dụng trƣờng dƣỡng
tự dụng bê tông hộ (%NaCl)
(Kg/cm2) bảo vệ
Không Có sơn 10%
(cm)
sơn epoxy
epoxy

1 M1A3 300 3 0.41 Phi 8 - 10%

2 M1A5 300 5 0.41 Phi 8 - 10%

3 M1B3 300 3 0.5 Phi 8 - 10%

4 M1B5 300 5 0.5 Phi 8 - 10%

5 M1C3 300 3 0.62 Phi 8 - 10%

6 M1C5 300 5 0.62 Phi 8 - 10%

7 M2A3 300 3 0.41 Phi 10 - 10%

8 M2A5 300 5 0.41 Phi 10 - 10%

9 M2B3 300 3 0.5 Phi 10 - 10%

10 M2B5 300 5 0.5 Phi 10 - 10%

11 M2C3 300 3 0.62 Phi 10 - 10%

12 M2C5 300 5 0.62 Phi 10 - 10%

13 M3A10 300 5 0.41 Phi 8 - 10%

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 73


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

14 M3A15 500 5 0.31 Phi 8 - 15%

15 M3B10 300 5 0.41 Phi 10 - 10%

16 M3B15 500 5 0.31 Phi 10 - 15%

17 M4A10 300 5 0.41 Phi 12 - 10%

18 M4A15 500 5 0.31 Phi 12 - 15%

19 M4B10 300 5 0.41 Phi 8 - 10%

20 M4B15 500 5 0.31 Phi 8 - 15%

21 M5A10 300 5 0.41 Phi 10 - 10%

22 M5A15 500 5 0.31 Phi 10 - 15%

23 M5B10 300 5 0.41 Phi 12 - 10%

24 M5B15 500 5 0.31 Phi 12 - 15%

25 M6A10 300 5 0.5 Phi 8 - 10%

26 M6A15 300 5 0.5 Phi 8 - 15%

27 M7B10 300 5 0.5 Phi 10 - 10%

28 M7B15 300 5 0.5 Phi 10 - 15%

29 M8C10 300 5 0.5 Phi 12 - 10%

30 M8C15 300 5 0.5 Phi 12 - 15%

31 M9A10 300 5 0.5 - Phi 8 10%

32 M9A15 300 5 0.5 - Phi 8 15%

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 74


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

33 M10B10 300 5 0.5 - Phi 10 10%

34 M10B15 300 5 0.5 - Phi 10 15%

35 M11C10 300 5 0.5 - Phi 12 10%

36 M11C15 300 5 0.5 - Phi 12 15%

37 M12AY 300 5 0.41 - Phi 8 10%

38 M12AN 300 5 0.41 Phi 8 - 10%

39 M13BY 300 5 0.41 - Phi 10 10%

40 M13BN 300 5 0.41 Phi 10 - 10%

41 M14CY 300 5 0.41 - Phi 12 10%

42 M14CN 300 5 0.41 Phi 12 - 10%

43 M15AY 500 5 0.31 - Phi 8 10%

44 M15AN 500 5 0.31 Phi 8 - 10%

45 M16BY 500 5 0.31 - Phi 10 10%

46 M16BN 500 5 0.31 Phi 10 - 10%

47 M17CY 500 5 0.31 - Phi 12 10%

48 M17CN 500 5 0.31 Phi 12 - 10%

49 M18AY 300 5 0.41 - Phi 8 15%

50 M18AN 300 5 0.41 Phi 8 - 15%

51 M19BY 300 5 0.41 - Phi 10 15%

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 75


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

52 M19BN 300 5 0.41 Phi 10 - 15%

53 M20CY 300 5 0.41 - Phi 12 15%

54 M20CN 300 5 0.41 Phi 12 - 15%

55 M21AY 500 5 0.31 - Phi 8 15%

56 M21AN 500 5 0.31 Phi 8 - 15%

57 M22BY 500 5 0.31 - Phi 10 15%

58 M22BN 500 5 0.31 Phi 10 - 15%

59 M23CY 500 5 0.31 - Phi 12 15%

60 M23CN 500 5 0.31 Phi 12 - 15%

3.2.2 Môi trƣờng dƣỡng hộ trong thực nghiệm: Trong nghiên cứu này thƣc hiện
2 môi trƣờng dƣỡng hộ là môi trƣờng nƣớc NaCl 10% và 15% đƣợc ngâm theo chu
kỳ khô ẩm (2 ngày ẩm và 1 ngày sấy khô) để thúc đẩy quá trình ăn mòn.

Trong nƣớc biển, nồng độ muối khoảng 3,5%, quá trình ăn mòn cốt thép của
công trình bê tông cốt thép diễn ra chậm, và trong thời gian dài. Trong đề tài, để
tiện việc nghiên cứu bằng thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và tăng quá trình ăn
mòn, tác giả ngâm mẫu trong dung dịch muối NaCl 10% và 15% đƣợc pha từ NaCl
tinh khiết và nƣớc sạch sau đó đem mẫu đo ở các thời gian khác nhau.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 76


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 3.13: Hình ngâm mẫu trong môi trƣờng ăn mòn

3.2.3. Thực nghiệm đo mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép (TCVN
9348-2012)

Thiết bị thử

Thiết bị đo điện thế cốt thép gồm có những bộ phận sau đây:

- Điện cực;

- Vôn kế;

- Dây dẫn điện.

+ Cấu tạo của điện cực đồng trình bày trên Hình 3.14, gồm có:

- Cực đồng là một thanh đồng nguyên chất, đƣợc đặt trong ống đựng chứa dung
dịch đồng sunfat bão hòa;

- Ống đựng bằng vật liệu cách điện, không phản ứng với đồng và dung dịch đồng
sunfat chứa trong ống; Đầu trên của ống lắp đặt cực đồng; Đầu dƣới của ống lắp
đặt một nút xốp bằng gỗ dùng để giữ ẩm và độ dẫn điện của điện cực; Bộ phận nối
làm bằng cao su xốp hoặc bọt xốp có điện trở thấp, đƣợc lồng áp vào bên ngoài ống
đựng chỗ nút xốp để đóng kín mạch điện mỗi khi cho điện cực tiếp xúc với mặt bê
tông.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 77


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CHÚ DẪN: 6) Thanh đồng nguyên chất

1) Đầu vít dây dẫn điện với vôn kế 7) Tinh thể đồng sunfat dƣ

2) Tay nắm đồng 8) Nút xốp

3) Chốt đệm đồng 9) Bộ phận nối điện (cao su xốp)

4) Ống đựng 10) Mức luôn đổ dầy dung dịch đồng

5) Dung dịch đồng sunfat sunfat

Hình 3.14 - Cấu tạo của điện cực đồng sunfat bão hòa.

3.2.3.1 Vôn kế: đồng hồ ghi số đo điện thế cốt thép, hoạt động nhờ nguồn điện một
chiều (bộ pin hoặc ắc quy). Trở kháng đầu vào không nhỏ hơn 10 M.

3.2.3.2 Dây dẫn điện: đƣợc sử dụng để nối kín mạch điện từ điện cực đồng tới vôn
kế và từ vôn kế tới cốt thép. Dây dẫn đƣợc bọc cách điện, và có điện trở không làm
nhiễu mạch điện ở điện thế lớn hơn 0,000 1V.

Dụng cụ thử: bình xịt dung dịch tiếp xúc điện, búa, đục, giấy ráp, bàn chải
sắt mềm, bàn chải nhựa, vải khô mềm, các miếng cao su xốp.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 78


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hóa chất

Dung dịch đồng sunfat bão hòa đƣợc chuẩn bị nhƣ sau: hòa tan tinh thể đồng
sunfat tinh khiết bằng nƣớc cất, dung dịch này coi là bão hòa khi xuất hiện những
tinh thể không tan đọng lại dƣới đáy dung dịch;

Dung dịch đồng sunfat bão hòa trong ống đựng cần đƣợc thay mới hàng
tháng, hoặc là thay mới trƣớc mỗi lần thử nghiệm khi để thiết bị lâu ngày mới sử
dụng

Sơ bộ đo điện thế cốt thép: (Hình 3.15) làm việc theo nguyên lý mạch điện
khép kín tạo thành bởi một đầu là cốt thép nối với cực dƣơng của vôn kế và đầu kia
là điện cực so sánh nối với cực âm của vôn kế. Mỗi khi cho điện cực tiếp xúc với
bề mặt bê tông tại vị trí đo nào đó thì mạch điện đƣợc đóng kín và vôn kế chỉ số đo
điện thế cốt thép tại vị trí đó.

CHÚ DẪN:

1) Cốt thép

2) Bê tông

3) Vôn kế

4) Đầu kẹp

5) Điện cực đồng - đồng


sunfat (đặt trên bề mặt bê
tông tại các điểm đo điện
thế)
Hình 3.15 - Sơ đồ đo điện thế
6) Dây dẫn điện từ vôn kế cốt thép trong bê tông
đến điện cực đồng - đồng
sunfat

7) Dây dẫn điện từ vôn kế


đến cốt thép

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 79


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bảng 3.11 - Đánh giá kết quả thí nghiệm khả năng cốt thép bị ăn mòn trong bê tông

Kết quả đo điện thế cốt thép theo Đánh giá khả năng cốt thép bị ăn mòn
các điệc cực chuẩn, mV tại thời điểm kiểm tra

Đồng Sunfat bão hòa(Cu/CuSO4)

Cốt thép chƣa bị ăn mòn (xác suất trên


> - 200
90%)

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không chắc


từ - 350 đến - 200
chắn (xác suất 50%)

Cốt thép đã bị ăn mòn (xác suất trên


< - 350
90%)

Hình 3.16: Bộ dụng cụ đo điện thế ăn mòn

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 80


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 3.17: Hình đo điện thế ăn mòn

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 81


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của lớp bê tông bảo vệ và tỉ lệ nƣớc/ xi măng đến
khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông mác 300, NaCl 10%.

Để đánh giá ảnh hƣởng của lớp bê tông bảo vệ đến khả năng ăn mòn cốt
thép trong bê tông tác giả đã đúc mẫu bê tông cốt thép (kích thƣớc là 10x10x20 cm)
bên trong có đặt 2 thanh thép dài 40 cm là phi 8 và phi 10 với lớp bảo vệ lần lƣợt là
3 cm và 5 cm với 3 tỉ lệ N/X khác nhau là 0.41; 0.5 và 0.62. Sau đó mẫu đƣợc
dƣỡng hộ trong nƣớc tự nhiên sau 28 ngày để bê tông rắn chắc rồi đƣợc dƣỡng hộ
trong môi trƣờng NaCl 10% theo chu kì khô ẩm ( sấy khô 1 ngày và ngâm trong 2
ngày). Sau thời gian 5 chu kỳ ( 15 ngày), 10 chu kỳ (30ngày), 15 chu kỳ (45 ngày),
20 chu kỳ(60 ngày và 25 chu kỳ (75 ngày) tác giả đem mẫu đo điện thế ăn mòn
theo tiêu chuẩn ASTM C876 và TCVN 9348-2012

Sau khi đo tác giả đã lập đƣợc các bảng số liệu nhƣ sau:

Bảng 4.1. Giá trị điện thế với tỉ lệ N/X và chiều dày lớp bê tông bảo vệ khác nhau

Kí Đƣờng Tỉ lệ Lớp bê Giá trị điện Giá trị điện Giá trị điện Giá trị điện Giá trị điện
hiệu kính N/X tông thế sau thời thế sau thời thế sau thời thế sau thời thế sau thời
mẫu cốt bảo vệ gian dƣỡng gian dƣỡng gian dƣỡng gian dƣỡng gian dƣỡng
thép (cm) hộ hộ hộ hộ hộ
(15 ngày) (30 ngày) (45 ngày) (60 ngày) (75 ngày)
mV mV mV mV
mV

M1A3 0.41 3 -352 -524 -584 -644 -735

M1A5 5 -298 -324 -378 -486 -545

M1B3 Thép 0.5 3 -388 -592 -643 -682 -764


Pomina
M1B5 phi 8 5 -314 -345 -434 -509 -673

M1C3 0.62 3 -403 -578 -632 -723 -802

M1C5 5 -335 -468 -547 -618 -698

M2A3 0.41 3 -267 -456 -503 -563 -641


Thép
M2A5 Pomina 5 -204 -312 -378 -445 -512

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 82


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

phi 10
M2B3 0.5 3 -306 -515 -568 -594 -656

M2B5 5 -222 -305 -412 -489 -576

M2C3 0.62 3 -363 -478 -545 -653 -712

M2C5 5 -287 -403 -498 -545 -618

Hình 4.1. Giá trị điện thế với tỉ lệ N/X và chiều dày lớp bê tông bảo vệ khác nhau

Phân tích và đánh giá kết quả:


Kết quả từ bảng số liệu cho thấy: khi tăng độ dày lớp bê tông bảo vệ đến
5cm và với tỉ lệ N/X=0.41và 0.5 thì sau 10 chu kỳ (30ngày) dƣỡng hộ, giá trị điện
thế đo đƣợc > -350 mV nên chƣa chắc chắn đƣợc khả năng ăn mòn cốt thép. Nhƣng
với tỉ lệ N/X = 0.62 và lớp bê tông bảo vệ là 5 cm thì sau 10 chu kỳ (30 ngày dƣỡng
hộ cốt thép đã đánh giá đƣợc khả năng ăn mòn trên 90%. Nhƣng giá trị điện thế ăn
mòn tiến dần về 0 hơn so với mẫu bê tông có lớp bảo vệ là 3cm.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 83


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế (-mV) ở thời gian 60 ngày với
chiều dày lớp bê tông 3cm và 5 cm.
Qua khảo sát ta thấy khi lƣợng nƣớc tăng, tƣơng ứng tỉ lệ N/X tăng từ
0,41-0,62 thì điện thế ăn mòn đo đƣợc ngày càng tăng lên từ -644mV đến -723 mV.
Khi lƣợng nƣớc ít thì bê tông càng đặc chắc, bảo vệ cốt thép làm cho khả năng ăn
mòn càng ít hơn. Ngƣợc lại khi tỉ lệ N/X tăng đến 0,62 thì bê tông có nhiều lổ rỗng
chất lƣợng bê tông kém, khả năng chống xâm thực của bê tông giảm đáng kể. Vì
vậy trong quá trình thi công bê tông cốt thép cho công trình cần phải kiểm soát
lƣợng nƣớc cho 1m3 bê tông cũng nhƣ độ sụt của hỗn hợp bê tông để đảm bảo việc
bảo vệ ăn mòn cốt thép của bê tông.
Dựa vào biểu đồ hình 4.2, sau 20 chu kỳ dƣỡng hộ khô ẩm với lớp bê tông
bảo vệ là 3cm và 5cm thì giá trị điện thế của các mẫu thí nghiệm <-350 mV nên có
thể kết luận rằng khả năng cốt thép đã bị ăn mòn trên 95%.

Từ biểu đồ hình 4.2 trên cho thấy có sự khác biệt khi thay đổi đƣờng kính
cốt thép. Khi đƣờng kính của cốt thép thay đổi từ phi 8 đến phi 10 thì khả năng ăn
mòn của cốt thép giảm. Ở thời gian dƣỡng hộ mẫu 15 ngày và tỉ lệ N/X= 0.41 thì
giá trị điện thế cốt thép phi 8 đo đƣợc đã nằm trong giới hạn khả năng bị ăn mòn
nhƣng giá trị điện thế cốt thép phi 10 đo đƣợc chƣa xác định đƣợc khả năng bị ăn
mòn.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 84


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng dƣỡng hộ đến khả năng ăn mòn
cốt thép trong bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao.

Bảng 4.2. Giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ mẫu và loại bê tông khác nhau

Kí hiệu Loại Đƣờng Tỉ lệ Môi Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
mẫu bê tông kính N/X trƣờng điện thế điện thế điện thế điện thế điện thế
cốt dƣỡng sau thời sau thời sau thời sau thời sau thời
thép hộ gian gian gian gian gian
(%NaCl) dƣỡng hộ dƣỡng hộ dƣỡng hộ dƣỡng hộ dƣỡng hộ
(15 ngày) (30 ngày) (45 ngày) (60 ngày) (75 ngày)
mV mV mV mV
mV

M3A10 Bê 10% -352 -438 -524 -644 -732


tông
0.41
M3A15 thƣờng 15% -405 -503 -598 -703 -843
M300 Thép
Pomina
M3B10 Bê phi 8 10% -135 -187 -215 -244 -286
tông
0.31
M3B15 CĐC 15% -149 -204 -245 -278 -305
M500

M4A10 Bê 10% -267 -373 -456 -563 -647


tông
0.41
M4A15 thƣờng 15% -378 -486 -555 -643 -713
M300 Thép
Pomina
M4B10 Bê phi 10 10% -129 -154 -173 -198 -212
tông
0.31
M4B15 CĐC 15% -143 -164 -187 -208 -224
M500

M5A10 Bê 10% -248 -345 -416 -542 -594


tông
0.41
M5A15 thƣờng 15% -356 -426 -519 -605 -704
M300 Thép
Pomina
M5B10 Bê phi 12 10% -112 -136 -159 -186 -204
tông
0.31
M5B15 CĐC 15% -137 -158 -175 -204 -219
M500

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 85


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 4.3. Biểu đồ giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ mẫu và loại bê tông
khác nhau, cốt thép phi 8

Hình 4.4. Biểu đồ giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ mẫu và loại bê tông
khác nhau, cốt thép phi 10

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 86


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 4.5. Biểu đồ giá trị điện thế với môi trƣờng dƣỡng hộ mẫu và loại bê tông
khác nhau, cốt thép phi 12

Phân tích và đánh giá kết quả:


Khi nồng độ của muối NaCl tăng từ 10% đến 15% thì điện thế ăn mòn đo
đƣợc ngày càng tăng lên từ -267 mV đến -378 mV. Đối với cốt thép phi 10 và phi
12 với thời gian dƣỡng hộ 15 ngày và với nồng độ NaCl 10% thì cốt thép chƣa xác
định đƣợc khả năng bị ăn mòn. Nhƣng khi nồng độ NaCl tăng lên 15% thì cốt thép
phi 10 và phi 12 đã bắt đầu bị ăn mòn. Nhƣ vậy khi nồng độ của môi trƣờng dƣỡng
hộ càng lớn thì mức độ ăn mòn ngày càng nhanh.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 87


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế (-mV) ở thời gian 75 ngày với
nồng độ NaCl 10% và 15%
Khi sử dụng bê tông cƣờng độ cao và nổng độ của môi trƣờng dƣỡng hộ có
tăng từ 10% lên 15% nhƣng điện thế ăn mòn cốt thép thay đổi rất ít. Ví dụ mẫu
M4B10 và M4B15 có điện thế của cốt thép phi 10 tại chu kỳ khô ẩm thứ 25 là -
212mV với nồng độ NaCl 10% và -224mV với nồng độ NaCl 15%.

Hình 4.7. Bề mặt cốt thép và bê tông sau thời gian dƣỡng hộ 25 chu kỳ

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 88


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại thép đến khả năng ăn mòn cốt thép
trong các môi trƣờng dƣỡng hộ khác nhau với chiều dày lớp bê tông bảo vệ là
3cm và tỉ lệ N/X =0.5

Hình 4.8. Mẫu thép đƣợc sơn epoxy

Bảng 4.3. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn epoxy

Kí hiệu Quét Đƣờng Môi Giá trị điện Giá trị điện Giá trị điện Giá trị điện Giá trị điện
mẫu epoxy kính trƣờng thế sau thời thế sau thời thế sau thời thế sau thế sau
bề mặt cốt dƣỡng gian dƣỡng gian dƣỡng gian dƣỡng thời gian thời gian
cốt thép hộ hộ hộ hộ dƣỡng hộ dƣỡng hộ
thép (%NaCl) (15 ngày) (30 ngày) (45 ngày) (60 ngày) (75 ngày)
mV mV mV mV
mV

M6A10 Thép 10% -382 -598 -647 -676 -738


Pomina
M6A15 phi 8 15% -435 -645 -686 -747 -789

M7B10 Không Thép 10% -315 -527 -583 -621 -689


quét Pomina
M7B15 epoxy phi 10 15% -396 -583 -634 -698 -755

M8C10 Thép 10% -288 -485 -546 -587 -657


Pomina
M8C15 phi 12 15% -367 -568 -592 -648 -705

M9A10 Thép 10% -169 -285 -304 -325 -429


Có Pomina
M9A15 quét phi 8 15% -244 -289 -318 -383 -447
epoxy
M10B10 Thép 10% -117 -240 -289 -302 -367

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 89


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Pomina
M10B15 15% -167 -274 -312 -327 -344
phi 10

M11C10 Thép 10% -108 -222 -245 -275 -298


Pomina
M11C15 phi 12 15% -144 -261 -304 -338 -396

Hình 4.9. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn epoxy

Phân tích và đánh giá kết quả:


So sánh giá trị điện thế đo đƣợc ở mẫu M6A10 và M9A10 tại thời điểm
chu kỳ thứ 10 (30 ngày dƣỡng hộ) với cốt thép phi 8 (mẫu M6A10 có điện thế -598
mV < -350 mV) nên đã có khả năng bị ăn mòn nhƣng mẫu M9A10 có điện thế -285
mV > -350 mV) nên chƣa đánh giá đƣợc khả năng ăn mòn vì cốt thép phi 8 đã đƣợc
sơn 1 lớp sơn epoxy bên ngoài để bảo vệ bề mặt cốt thép.
Khi đƣờng kính cốt thép thay đổi thì giá trị điện thế ăn mòn cũng thay đổi.
Chúng ta xem giá trị điện thế tại chu kỳ thứ 5 (15 ngày dƣỡng hộ) của mẫu M6A10,
M7B10 và M8C10. Giá trị điện thế lần lƣợt là -382mV; -315mV và -288mV tƣơng

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 90


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

ứng với đƣờng kính cốt thép là phi 8, phi 10 và phi 12. Nhƣ vậy ở chu kỳ thứ 5 thì
cốt thép phi 8 có khả năng bị ăn mòn, nhƣng cốt thép phi 10 và phi 12 chƣa đánh
giá đƣợc khả năng ăn mòn.

Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế E (-mV) ở thời gian 60 ngày với
với cốt thép không sơn epoxy và có sơn epoxy.
Khi nồng độ NaCl ở 15% và cốt thép có quét epoxy thì đến chu kỳ thứ 20
(60 ngày dƣỡng hộ) thì cốt thép phi 8 mới bị ăn mòn (giá trị điện thế mẫu M9A15
là -383mV) và cốt thép phi 10 và phi 12 chƣa đánh giá đƣợc khả năng ăn mòn vì
giá trị điện thế đo đƣợc nhỏ hơn -350 mV ( mẫu M10B15 và mẫu M11C15 có giá
trị điện thế lần lƣợt là -327 mV và -338mV).

4.4 So sánh khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông thƣờng mác 300 và bê
tông cƣờng độ cao mác 500 có sử dụng silicafume trong 2 môi trƣờng ăn mòn
là NaCl 10% và NaCl 15%.
4.4.1 Môi trƣờng dƣỡng hộ NaCl 10% với bê tông mác 300(N/X-0.41), và bê
tông mác 500 (N/X=0.31)

Bảng 4.4. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn epoxy
với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao, môi trƣờng dƣỡng hộ NaCl 10%.

Kí hiệu Loại bê Đƣờng Quét Giá trị điện Giá trị điện Giá trị Giá trị Giá trị
mẫu tông sử kính epoxy thế sau thế sau điện thế điện thế điện thế
cốt bề mặt thời gian thời gian sau thời sau thời sau thời

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 91


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

dụng thép cốt thép dƣỡng hộ dƣỡng hộ gian gian gian


(15 ngày) (30 ngày) dƣỡng hộ dƣỡng hộ dƣỡng hộ
mV (45 ngày) (60 ngày) (75 ngày)
mV
mV mV mV

M12AY Thép có -132 -256 -278 -309 -328


Pomina
phi 8
M12AN không -352 -545 -584 -631 -696

M13BY Bê tông Thép có -117 -232 -256 -286 -312


thƣờng Pomina
M13BN mác 300 phi 10 không -309 -518 -554 -589 -634

M14CY Thép có -103 -215 -234 -264 -287


Pomina
M14CN phi 12 không -268 -464 -499 -545 -587

M15AY Thép có -98 -163 -184 -204 -234


Pomina
M15AN phi 8 không -135 -187 -218 -244 -283

M16BY Bê tông Thép có -88 -154 -175 -192 -224


có Pomina
M16BN silicafume phi 10 không -129 -173 -186 -224 -245
mác 500

M17CY Thép có -63 -102 -144 -167 -186


Pomina
M17CN phi 12 không -112 -139 -161 -184 -212

Hình 4.11. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn epoxy
với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao, môi trƣờng dƣỡng hộ NaCl 15%.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 92


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Phân tích và đánh giá kết quả:


Từ bảng kết quả trên ta thấy khi mẫu bê tông có sử dụng phụ gia
silicafume thì điện thế ăn mòn ở chu kỳ thứ 5(15 ngày dƣỡng hộ) dần tiến về điện
thế dƣơng hơn . Giá trị điện thế của mẫu cốt thép (có kí hiệu M15AN) dùng bê tông
có silicafume ở chu kỳ thứ 25 (75 ngày dƣỡng hộ trong môi trƣờng NaCl 10%) đo
đƣợc là -283mV >-350mV nên chƣa xác định đƣợc khả năng ăn mòn.

Hình 4.12. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế E (-mV) ở thời gian 60 ngày với với bê
tông thông thƣờng (M300) và bê tông cƣờng độ cao (M500) với nồng độ NaCl 10%

Nhìn trên biểu đồ hình 4.10, cho chúng ta thấy đƣợc khi dùng bê tông cƣờng
độ cao có silicafume kết hợp với quét epoxy lên bề mặt cốt thép thì giá trị điện thế
đo đƣợc ở các mẫu thí nghiệm đều >-200mV. Nhƣ vậy kết luận đƣợc rằng khi
dùng bê tông cƣờng độ cao có silicafume kết hợp với quét epoxy lên bề mặt cốt
thép là một giải pháp chống ăn mòn cốt thép trong môi trƣờng biển.

4.4.2 Môi trƣờng dƣỡng hộ NaCl 15% với bê tông mác 300(N/X-0.41), và bê
tông mác 500 (N/X=0.31)

Bảng 4.5. Giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn epoxy
với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao

Kí hiệu Loại bê Đƣờng Quét Giá trị điện Giá trị điện Giá trị Giá trị Giá trị
mẫu tông sử kính epoxy thế sau thế sau điện thế điện thế điện thế
cốt bề mặt thời gian thời gian sau thời sau thời sau thời

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 93


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

dụng thép cốt thép dƣỡng hộ dƣỡng hộ gian gian gian


(15 ngày) (30 ngày) dƣỡng hộ dƣỡng hộ dƣỡng hộ
mV (45 ngày) (60 ngày) (75 ngày)
mV
mV mV mV

M18AY Thép có -154 -292 -320 -344 -384


Pomina
M18AN phi 8 không -395 -601 -643 -689 -756

M19BY Bê tông Thép có -143 -274 -295 -323 -356


thƣờng Pomina
M19BN mác 300 phi 10 không -354 -557 -582 -634 -678

M20CY Thép có -128 -256 -275 -284 -298


Pomina
M20CN phi 12 không -344 -532 -574 -605 -646

M21AY Thép có -111 -185 -201 -221 -245


Pomina
M21AN phi 8 không -166 -187 -215 -243 -278

M22BY Bê tông Thép có -105 -161 -184 -205 -234


có Pomina
M22BN silicafume phi 10 không -147 -173 -205 -228 -267
mác 500

M23CY Thép có -78 -117 -149 -182 -237


Pomina
M23CN phi 12 không -124 -157 -189 -208 -252

Hình 4.13. Biểu đồ giá trị điện thế của các loại thép khác nhau có sơn và không sơn
epoxy với mẫu bê tông thƣờng và bê tông cƣờng độ cao

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 94


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Phân tích và đánh giá kết quả:


Kết quả trên biểu đồ cho thấy có 2 nhóm đồ thị khác nhau tƣơng ứng với
mẫu bê tông thƣờng có cốt thép không sơn epoxy và nhóm mẫu bê tông thƣờng có
cốt thép sơn epoxy và bê tông cƣờng độ cao có và không có sơn epoxy. Điện thế
của nhóm mẫu thứ 2 dần tiến về dƣơng hơn điên thế của nhóm mẫu thứ nhất. Khi
cốt thép nằm trong mẫu bê tông cƣờng độ cao, có sơn epoxy, ngâm trong môi
trƣờng NaCl 15% với 10 chu kỳ dƣỡng hộ khô ẩm nhƣng điện thế đo đƣợc
(M22BY): -161mV>-200mV, nên khả năng cốt thép chƣa bị ăn mòn trên 90%.

Hình 4.14. Biểu đồ so sánh giá trị điện thế E (-mV) ở thời gian 60 ngày với với bê
tông thông thƣờng (M300) và bê tông cƣờng độ cao (M500) với nồng độ NaCl 15%

Trên biểu đồ hình 4.14, cho chúng ta thấy có sự khác biệt rõ khi dùng bê
tông thông thƣờng có quét epoxy và không quét epoxy bề mặt cốt thép với 20 chu
kỳ dƣỡng hộ và nồng độ NaCl 15 % thì giá trị điện thế chênh lệch gần gấp đôi (mẫu
M18AY có giá trị điện thế là – 344 mV và mẫu M18AN có giá trị điện thế là -689
mV). Nhƣng đối với bê tông cƣờng độ cao thì sự chênh lệch này không đáng kể
(mẫu M21AY có giá trị điện thế là – 221 mV và mẫu M21AN có giá trị điện thế là
-243mV).

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 95


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, tác giả rút ra kết luận sau:
-Tỉ lệ N/X và chiều dày lớp bê tông sẽ ảnh hƣởng đến khả năng ăn mòn cốt
thép trong bê tông. Cụ thể là khi tỉ lệ N/X càng cao thì làm cho khả năng ăn mòn
cốt thép càng lớn. Điện thế của mẫu đo có giá trị càng âm nhiều hơn. Ví dụ mẫu
M1C3 có giá trị điện thế là -802mV khi tỉ lệ N/X=0.62 với thời gian dƣỡng hộ là 25
chu kỳ và môi trƣờng dƣỡng hộ là NaCl 10%.
- Khi mẫu đƣợc chế tạo bằng bê tông thƣờng và đƣợc dƣỡng hộ trong 2 môi
trƣờng NaCl 10% và NaCl 15% thì cốt thép mẫu ngâm trong môi trƣờng NaCl 15%
có giá trị điện thế càng âm hơn(-555 mV mẫu M4A15) so với mẫu ngâm trong môi
trƣờng NaCl 10% (-456 mV với mẫu M4A10)
- Khi mẫu đƣợc chế tạo bằng bê tông cƣờng độ cao và đƣợc dƣỡng hộ trong
2 môi trƣờng NaCl 10% và NaCl 15% thì cốt thép của mẫu dƣỡng hộ trong 2 môi
trƣờng có giá trị điện thế không thay đổi nhiều (-222 mV mẫu M4B15)và (-212mV
với mẫu M4B10). Điều này chứng tỏ khi sử dụng bê tông cƣờng độ cao thì sự ảnh
hƣởng của nồng độ muối trong môi trƣờng dƣỡng hộ đến khả năng ăn mòn cốt thép
không đáng kể và mẫu đƣợc ngâm sau 25 chu kỳ khô ẩm vẫn chƣa đánh giá đƣợc
khả năng ăn mòn cốt thép giá trị điện thế > 350mV.
- Khi đƣờng kính của cốt thép tăng lên (từ phi 8 đến phi 12) thì điện thế ăn
mòn đo đƣợc ngày càng dần về dƣơng hơn hơn ( mẫu M6A15 có điện thế ở chu kỳ
thứ 20 là -747mV; mẫu M7B15 có điện thế là -698mV; mẫu M8C15 có điện thế -
648mV.
- Cốt thép đƣợc sơn epoxy bề mặt thì mức độ ăn mòn thấp hơn so với cốt
thép không sơn epoxy và sự ảnh hƣởng của nồng độ NaCl đến khả năng ăn mòn cốt
thép cũng ít đi vì bề mặt cốt thép đƣợc cách ly với môi trƣờng bên ngoài bằng lớp
sơn epoxy. Giá trị điện thế đo đƣợc ở các mẫu có sơn epoxy và có đƣờng kính thay
đổi gần nhau (mẫu M9A10 ở 15 chu kỳ dƣỡng hộ khô ẩm có điện thế -318 mV;
mẫu M10B15 có điện thế -312 mV và M11C15 có điện thế -304 mV.
Nhƣ vậy tác giả có thể đƣa ra một số biện pháp chống ăn mòn cốt thép nhƣ

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 96


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

sau:
Có thể tăng chiều dày lớp bê tông bảo vệ (>5cm) để bảo vệ cốt thép
chống ăn mòn. Nhƣng giải pháp này cũng chƣa tối ƣu vì làm tăng diện tích của cấu
kiện, đồng thời với thời gian tồn tại của công trình càng lâu thì cốt thép vẫn bị ăn
mòn.
Sơn phủ bề mặt cốt thép một lớp sơn epoxy để cách ly cốt thép với môi
trƣờng ăn mòn. Giải pháp này làm cho cốt thép ít chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng
ăn mòn, nhƣng khi môi trƣờng có sự thay đổi về nhiệt lớn, theo chu kỳ và trong
thời gian dài thì lớp epoxy có thể không còn khả năng bảo vệ cốt thép đƣợc nữa.
Lúc này cốt thép vẫn có khả năng bị ăn mòn.
Sử dụng silicafume 8% lƣợng xi măng để chế tạo bê tông cƣờng độ cao, cấu
trúc bê tông đặt chắc để bảo vệ cốt thép chống ăn mòn trong môi trƣờng biển, giúp
nâng cao tuổi thọ của công trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi dung bê tông
mác 500 có phụ gia silicafume thì sau 20 chu kỳ dƣỡng hộ khô ẩm và môi trƣờng
nồng độ NaCl 15% thì cốt thép vẫn chƣa bị ăn mòn (mẫu M19BY cốt thép phi 10
có điện thế -192mV)
5.2 Hạn chế và kiến nghị
5.2.1 Hạn chế
- Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên mô hình nhỏ và trong điều kiện phòng
thí nghiệm, do đó sẽ có những khác biệt so với điều kiện bên ngoài thực tế (điều
kiện nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ môi trƣờng, độ pH…).
- Phƣơng pháp đánh giá khả năng ăn mòn đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
đo điện thế theo tiêu chuẩn TCVN 9348 -2012, nhƣng cũng có thể đánh giá tốc độ
ăn mòn bằng phƣơng pháp đo dòng điện ăn mòn theo ASTM G59-93.
- Giá trị điện thế cốt thép trên bề mặt bê tông chỉ đánh giá đƣợc khả năng ăn
mòn cốt thép, chƣa xác định đƣợc tốc độ ăn mòn cốt thép. Đây chính là yếu tố hạn
chế của đề tài.
5.2.2 Kiến nghị
- Xây dựng mô hình kết hợp đo điện thế ăn mòn và dòng điện ăn mòn để dự
đoán đƣợc tốc độ ăn mòn cốt thép trong tƣơng lai.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 97


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

-Để áp dụng mô hình đã đƣợc đề xuất vào việc đánh giá độ bền và tuổi thọ
của bê tông cốt thép khi nằm trong môi trƣờng ăn mòn, cần xét đến nhiều yếu tố
khác nhƣ nhiệt độ của môi trƣờng dƣỡng hộ, vết nứt của mẫu bê tông......
- Nghiên cứu ăn mòn cốt thép trong môi trƣờng biển khi có lực tác động cơ
học của song biển.
- Cần xây dựng tiêu chuẩn để kiểm tra và nghiệm thu chất lƣợng của từng
giải pháp chống ăn mòn cốt thép.

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 98


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. L.N. Quang và N.H. Quang (2004), Ăn mòn cốt thép trong kết cấu bê tông cốt
thép vùng biển miền Trung Việt Nam. Hội thảo toàn quốc lần 1 về sự cố và hƣ hỏng
công trình xây dựng, Hà Nội.
[2]. N.Q. Thanh (2006), Nghiên cứu thực nghiệm bê tông dùng xây dựng ở vùng
ngập mặn Cần Giờ: Ảnh hưởng của nguyên liệu cát biển-nước biển nhào trộn và
cốt thép trong bê tông. Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Luận văn đại học.
[3]. H.T.B. Thủy và P.N. Hiệu (2007), Ảnh hưởng của nồng độ ion Clo, độ ẩm và
chiều dày bê tông đến quá trình ăn mòn cốt thép. Tạp chí KHCN Xây Dựng số
2/2007
[4]. N.N. Thắng (2007), Nghiên cứu ứng dụng caxi nitrit làm phụ gia ức chế ăn
mòn cốt thép cho bê tông cốt thép trong điều kiện Việt Nam. Viện Khoa Học CN
Xây Dựng Hà Nội. Luận án tiến sĩ kỹ thuật.
[5]. N.M. Phát (2007), Lý thuyết ăn mòn và chống ăn mòn bê tông – bê tông cốt
thép trong xây dựng. Nhà Xuất Bản Xây Dựng.
[6]. T.H.Chính và T. V. Quang (2008), Nghiên cứu khảo sát hiện trạng ăn mòn phá
hủy của các công trình bê tông cốt thép và khả năng xâm thực của môi trường vùng
ven biển thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa Học – Đại Học Đà Nẵng.
[7]. N.V. Chánh và T.V. Miền (2010), Ăn mòn và chống ăn mòn bê tông cốt thép.
Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.
[8]. P.T.A. Đào và N.T. Lộc (2010), Nghiên cứu chống ăn mòn cốt thép trong bê
tông trên mô hình mô phỏng điều kiện thủy triều ven biển. Tạp chí Phát Triển
KHCN số 14/2011
[9]. T.T. Trí (2011), Mô phỏng dự đoán ăn mòn cốt thép trong môi trường biển.
Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ.
[10].N.M. Tú và P.Q. Thuần (2011), Nghiên cứu sử dụng bê tông chất lượng cao sử
dụng silicafume để chế tạo cọc ống dự ứng lực. Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí
Minh, Luận văn Đại học.
[11]. L.Đ. Thành và N.T. Tú (2012), Nghiên cứu các thông số kỹ thuật đặc trưng
cho độ bền chống xâm thực clorua của bê tông trong môi trường biển. Đại học

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 99


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn Đại học.


[12].Đ.T.T. Hằng (2014), Nghiên cứu khả năng liên kết ion Cl trong bê tông khi sử
dụng các loại phụ gia khoáng khác nhau. Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh,
Luận văn Cao học.
[13]. N.T.H. Nhung (2014), Nghiên cứu kiểm tra đánh giá mô hình xâm nhập ion
Cl vào bê tông cốt thép có sử dụng phụ gia hoạt tính dưới tác dụng của tải trọng
uốn và môi trường biển. Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn Cao học.
[14]. TCXDVN 327:2004. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo bệ
chống ăn mòn trong môi trường biển. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam-2004
[15]. TCVN 9348:2012. Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn – Phương pháp điện
thế. Tiêu chuẩn quốc gia -2012
[16]. Tuutti (1982). Corrosion of steel in concrete. Published. Stockholm, Sweden.
[17]. L. Bertolini và cộng sự), Corrosion of Steel in Concrete.
[18]. G.K. Glass, N.R.Buenfeld, “The influence of chloride binding on the chloride
induced corrosion rick in reinforced concrete”, Corrosion Science 42 (2000) 329-
344.
[19].S.N. Ghosh (1995), Mineral Admixtures in Cement and Concrete. Akademla
Books International.
[20].“ASTM Standard test Methods for Acid-Soluble chloride in mortar and
concrete: ASTM C1152” American Society for Testing and Materials Standards,
Philadelphia, (1997).
[21]. D. Bayliss và D. Deacon (2004), Steelwork Corrosion Control. Taylor &
Francis.
[22]. M.A. El-Reedy (2008), Steel-reinforced concrete structures: assessment and
repair of corrosion.: CRC Press.
[23]. O.E. Gjørv (2009), Durability design of concrete structures in severe
environments.1st.: Taylor & Francis.
[24]. N.V. Chanh and N. T. T. Huong (2014), Reinforcement corrosion and
mitigation of concrete structures in marine environment. The 6 th Internationnal
Coference of Asian Concrete Federation

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 100


Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS. TS.Nguyễn Văn Chánh

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Phan Huỳnh Phƣơng


Ngày sinh: 14/06/1983. Nơi sinh: Khánh Hòa
Địa chỉ liên lạc: 44/1C Võ Trứ, Phƣờng Phƣớc Tiến, TP Nha Trang – Khánh Hòa

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:


Từ 9/2002 – 1/2007: Học đại học tại khoa Xây dựng, trƣờng Đại học Bách khoa
TP.HCM, chuyên ngành Vật liệu và cấu kiện xây dựng.
Từ 8/2011 – nay: học cao học tại trƣờng Đại học Bách khoa TP.HCM, chuyên
ngành Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:


Từ 1/2007– đến 9/2008: Công tác tại Phân Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng
Miền Nam(IBST)
Từ 10/2008 – đến 12/2011: Công tác tại phòng thí nghiệm Las – XD 755
Từ 1/2012 – đến 05/2014: Công tác tại công ty Goldenmark
Từ 06/2014 – đến 12/2014: Công tác tại công ty APAVE và trƣờng ĐH Thái Bình
Dƣơng – TP Nha Trang

HVTH: Phan Huỳnh Phƣơng -11194671 Trang 101

You might also like