You are on page 1of 5

Câu 36: Căn cứ nào vừa phát sinh nghĩa vụ, vừa phát sinh quyền dân

sự?

1. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.


2. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
3. => Hành vi pháp lý đơn phương.
4. => Hợp đồng.

Câu 37 Đối tượng của nghĩa vụ là?

1. Là nghĩa vụ phải thực hiện.


2. => Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
3. Là công việc sẽ thực hiện.
4. Là chế tài phải thực hiện.

Câu 38: Nhận định nào sau đây là chính xác?

1. => Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật
hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là 02 năm từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ phải thực
hiện.
3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do một trong các bên ấn định nếu các bên không ấn
định thì thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền.

Câu 39: Nhận định nào sau đây không chính xác?

1. => Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu
những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối
với người thứ ba.
2. => Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu
những người có nghĩa vụ liên đới khác phải bồi thường phần nghĩa vụ mà mình đã
thực hiện thay.
3. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những
người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với
mình.

Câu 40: Tất cả các nghĩa vụ đều có thể phân chia theo phần?

1. Đúng nhưng chưa đủ.


2. Đúng.
3. => Sai.
>>> Xem thêm: [PDF] Giáo trình Luật Dân sự tập 1, 2 – Đại học Luật Hà Nội

Câu 41: Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
1. 7 biện pháp.
2. 8 biện pháp.
3. => 9 biện pháp.

Câu 42: Tài sản bảo đảm phải:

1. => Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm.
2. Giá trị của tài sản bảo đảm phải luôn lớn hơn hoặc bằng nghĩa vụ được bảo đảm.
3. Giá trị của tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm phải nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

Câu 43: Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi:

1. Không được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ.


2. => Có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ
được bảo đảm.
3. Khi một trong các bên đồng ý.

Câu 44: Có được cầm cố bất động sản hay không?

1. => Được.
2. Không.
3. Chỉ được cầm cố bất động sản hình thành trong tương lai.

Câu 45: Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy
định thì Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ…

1. Thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố.


2. => Thời điểm giao kết.
3. Thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Câu 46: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

1. => Tài sản thế chấp có thể do một trong hai bên giữ. Hoặc ủy quyền cho bên thứ ba
giữ.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ
ba giữ tài sản thế chấp.
3. => Tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho
người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Câu 47: Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy
định thì Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực …
1. Từ khi có đề nghị giao kết hợp đồng.
2. Từ khi phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
4. Từ thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
3. => Từ thời điểm giao kết.

Câu 48: Trường hợp nào sau đây không làm chấm dứt thế chấp?

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc tài sản thế chấp đã được xử
lý.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác.
3. => Người thế chấp đã chết.
4. Theo thỏa thuận của các bên.

Câu 49: Tài sản nào được đặt cọc?

1. => Tiền, đá quý, kim khí quý.


2. Quyền tài sản.
3. Giấy tờ có giá.
4. => Vật có giá trị.

Câu 50: Định nghĩa nào sau đây là chính xác?

1. Cầm giữ tài sản là việc bên có nghĩa vụ đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng
của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. => Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng
của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
3. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ tài sản là đối tượng của hợp
đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
4. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng
của hợp đồng song vụ được bán tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Câu 51: Lỗi cố ý trong trách nhiệm dân sự là?

1. => Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người
khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho
thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây thiệt hại hoặc
không gây thiện hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không
mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
3. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người
khác mà vẫn thực hiện nhưng không mong muốn thiệt hại xảy ra.
Câu 52: Đâu là một loại hợp đồng?

1. Di chúc.
2. => Hợp đồng song vụ.
3. => Phụ lục hợp đồng.

Câu 53: Quy định nào sau đây là đúng pháp luật?

1. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập
quán nơi có bất động sản.
2. => Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng
trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
3. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng
trong hợp đồng thì ý của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
4. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng
trong hợp đồng thì ý chí của một bên được dùng để giải thích hợp đồng.

Câu 54: Hợp đồng nào sau đây là hợp đồng mẫu?

1. => Hợp đồng mua bán điện nước.


2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3. Hợp đồng mua bán xe ô tô.
4. Hợp đồng ủy quyền.

Câu 55: Nhận định nào sau đây là sai?

1. => Khi đã bị phạt vi phạm thì không phải bồi thường thiệt hại.
2. => Người phải bồi thường thiệt hại thì không phải nộp phạt vi phạm.
3. => Mức phạt vi phạm tối đa là 20% giá trị nghĩa vụ phải thực hiện.

Câu 56: Một trong hai bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi…

1. Bên kia vi phạm hợp đồng.


2. => Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
3. Bên kia không thực hiện việc giao tiền.

Câu 57: Định nghĩa nào sau đây là chính xác nhất?

1. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán
thì có quyền yêu cầu bên bán đổi vật mới có giá trị bằng hoặc cao hơn vật đã mua.
2. => Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua
bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có
khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
3. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua làm hỏng vật mua bán thì có quyền yêu cầu
bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc
trả lại vật và lấy lại tiền.
4. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán
thì có quyền yêu cầu bên bán trả lại tiền.

Câu 58: Khi sửa chữa vật trong thời hạn bào hành…

1. => Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc
có đủ các đặc tính đã cam kết.
2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa. Bên mua phải trả chi phí vận chuyển vật đến nơi
sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
3. => Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi
sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

Câu 59: A tặng cho B một chiếc xe máy. Mặc dù biết rõ xe bị mất phanh
nhưng A không thông báo cho B biết vì cho rằng khi đi xe B sẽ biết và
tự sửa. B sau khi nhận xe thì bị tai nạn do không thắng được khi xuống
dốc…

1. => A phải bồi thường thiệt hại cho B


2. A không phải bồi thường thiệt hại cho B

You might also like