You are on page 1of 2

Chương 2: Thuế GTGT (VAT)

- k/n: Là sắc thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
- Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sx, kinh doanh,
tiêu dùng ở VN
- Đối tượng không chịu thuế

Cách tính thuế GTGT:


VAT phải nộp= VAT đầu ra – VAT đầu vào được khấu trừ
Trong đó: VAT đầu ra/ vào=Giá tính thuế * thuế suất thuế VAT

*** Giá tính thuế:


• Với hàng hóa bình thường
Thứ tự tính thuế: Thuế NK -> Thuế TTĐB -> Thuế VAT
Giá tính thuế của cái đằng sau sẽ là giá mua cộng với cái thuế đằng
trước
VD: Nhập khẩu 1 xe ô tô có giá NK là 500tr, thuế NK là 50%, thuế
TTĐB là 50%, thuế VAT là 10% => tính thuế VAT
Thuế NK=500*50%=250
Thuế TTĐB=(500+250)* 50%=375
Thuế VAT=(500+250+375)* 10%=112,5

• Với hàng hóa tiêu dùng nội bộ thì ko phải tính nộp thuế VAT
VD: DN sx quạt mang quạt lắp vào công xưởng => số quạt lắp vào
công xưởng sẽ ko phải tính nộp thuế VAT
• Với hàng hóa khuyến mại: giá tính thuế =0
• Với hàng hóa theo hình thức trả chậm, trả góp thì giá tính thuế sẽ
là giá trả ngay
VD: Mua 1 chiếc Iphone 14 giá trả ngay là 30tr, nhưng mua theo trả
góp và tổng số tiền trả sau 2 năm là 32tr
 Giá tính thuế = 30tr
• Với hàng hóa xuất khẩu thì chịu thuế suất 0%
Khác biệt giữa không chịu thuế VAT và chịu VAT thuế 0%: nếu
không chịu thuế VAT thì sẽ không được khấu trừ đầu vào, còn nếu
chịu thuế VAT 0% thì bản chất là ko phải nộp thuế đầu ra nhưng đầu
vào vẫn được khấu trừ
Nếu không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào thì:
Thuế GTGT được khấu trừ
= Số thuế GTGT đầu vào cần phân bổ
hh, dv chịu thuế bán ra
×
Tổng doanh thu hh, dv bán ra

Chú ý khi làm bT: (bài 1 đến 4)


• Cứ mua vào hay phải trả tiền mà phải chịu thuế thì là thuế đầu vào
• Cứ bán ra hay thu tiền mà phải chịu thuế thì là thuế đầu ra
• Luôn phải nhìn ở cuối đề (phần biết rằng), vì dữ liệu quan trọng, cứ
thiếu giấy tờ hay gì thì ko được hưởng nữa (ng chịu thuế luôn bị thiệt)

You might also like