You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI


--------

MÔN: MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

LỚP HP: 2411101006101

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG


CHO XE ĐIỆN VINFAST

GIẢNG VIÊN: ThS. HÀ ĐỨC SƠN

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2

TP. HỒ CHÍ MINH: Tháng 03/2024

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI


---------

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG


CHO XE ĐIỆN VINFAST
GIẢNG VIÊN: ThS. HÀ ĐỨC SƠN
THÀNH VIÊN NHÓM 2

Nguyễn Thị Trúc Ly Bạch Thùy Kim Ngân


Trần Thị Trà Ly Lê Trần Kim Ngân
Đặng Ngọc Lý Mai Thúy Ngân
Nguyễn Thị Hải Lý Phạm Thị Kim Ngân
Phạm Thị Hạ My Thái Thị Thanh Ngân
Phùng Thị Kiều My Trần Hồng Ngoan
Lê Thị Ánh Ngà (NT)

TP. HỒ CHÍ MINH: Tháng 03/2024


ii
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Trung bình
STT Tên Buổi 1 Buổi 2 Buổi 3 Buổi 4
điểm
1 Nguyễn Thị Trúc Ly 8 10 8 8 8,5
2 Trần Thị Trà Ly 9 10 9 9 9,25
3 Đặng Ngọc Lý 7 8 8 0 5,75
4 Nguyễn Thị Hải Lý 7 8 8 8 7,75
5 Phạm Thị Hạ My 7 8 10 8 8,25
6 Phùng Thị Kiều My 9 10 9 5 8,25
7 Lê Thị Ánh Ngà 10 10 10 10 10
8 Bạch Thùy Kim Ngân 8 8 8 7 7,75
9 Thái Thị Thanh Ngân 8 8 8 9 8,25
10 Lê Trần Kim Ngân 8 8 8 9 8,25
11 Mai Thúy Ngân 8 9 8 9 8,5
12 Phạm Thị Kim Ngân 7 8 8 9 8
13 Trần Hồng Ngoan 7 8 8 8 7,75

iii
MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG............................................................................................. vi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINFAST ................................... 1

1.1. Tổng quan về Vinfast ................................................................................... 1


1.2. Các dòng xe điện của Vinfast ...................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU MỚI CHO DOANH NGHIỆP VINFAST ....................................................... 5

2.1. Đánh giá chủ quan của doanh nghiệp .......................................................... 5


2.2. Loại trừ đánh giá hoạt động xâm nhập ban đầu .......................................... 6
2.2.1 Brunei .................................................................................................... 6
2.2.2 Myanmar ................................................................................................ 8
2.2.3 Philipines ............................................................................................. 10
2.2.4 Thái Lan ............................................................................................... 11
2.2.5 Indonesia .............................................................................................. 12
2.2.6 Malaysia ............................................................................................... 13
2.2.7 Singapore ............................................................................................. 13
2.3. Loại trừ sau khi đánh giá chi tiết (EFE) .................................................... 16
2.3.1 Malaysia ............................................................................................... 16
2.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế ......................................................................16

2.3.1.2 GDP bình quân ..............................................................................17

2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc ..................................................17

2.3.1.4 Nhu cầu sử dụng xe điện .............................................................. 17

2.3.1.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…) ............................................................. 18

2.3.1.6 Chính sách thuế.............................................................................18

i
2.3.1.7 Tài nguyên khan hiếm...................................................................19

2.3.1.8 Trình độ phát triển KHKT – CN ...................................................19

2.3.1.9 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................20

2.3.2 Indonesia .............................................................................................. 21


2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế ......................................................................21

2.3.2.2 Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) ............................... 21

2.3.2.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc ..................................................22

2.3.2.4 Nhu cầu sử dụng xe điện .............................................................. 22

2.3.2.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…) ............................................................. 22

2.3.2.6 Chính sách Thuế ...........................................................................23

2.3.2.7 Tài nguyên khan hiếm...................................................................23

2.3.2.8 Trình độ phát triển KHKT – CN ...................................................24

2.3.2.9 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................24

2.3.3 Thái Lan ............................................................................................... 25


2.3.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ................................................25

2.3.3.2 Thu nhập bình quân đầu người .....................................................26

2.3.3.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc ..................................................26

2.3.3.4 Nhu cầu sử dụng xe điện .............................................................. 28

2.3.3.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…) ............................................................. 28

2.3.3.6 Chính sách thuế.............................................................................30

2.3.3.7 Tài nguyên khan hiếm...................................................................30

2.3.3.8 Trình độ phát triển KHKT-CN ......................................................30

2.3.3.9 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................32

2.3.4 Singapore ............................................................................................. 32


ii
2.3.4.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP) ...........................................................32

2.3.4.2 Thu nhập bình quân đầu người .....................................................33

2.3.4.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc ..................................................33

2.3.4.4 Nhu cầu .........................................................................................34

2.3.4.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…) ............................................................. 35

2.3.4.6 Chính sách thuế.............................................................................36

2.3.4.7 Tài nguyên khan hiếm...................................................................36

2.3.4.8 Trình độ phát triển KHKT-CN ......................................................36

2.3.4.9 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................37

2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE .............................................. 39
2.5. Kết luận ...................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... xl

iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chú thích tiếng anh Chú thích tiếng Việt

SUV Sport Utility Vehicle

EV Electric Vehicle Xe điện

BEV Battery Electric Vehicle Xe điện hoàn toàn

Plug-in Hybrid Electric


PHEV Xe điện lai
Vehicle

Compounded Annual
CAGR Tốc độ tăng trưởng kép
Growth rate

KHKT – CN Khoa học kỹ thuật công


nghệ

iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Doanh số bán ô tô tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn ...................8

Hình 2.2 Doanh số bán hàng BEV ở Đông Nam Á .............................................10

Hình 2.3 Dự báo sản xuất ô tô điện một số quốc gia ...........................................14

Hình 2.4 Quy mô thị trường ASEAN năm 2024, 2029 .......................................15

Hình 2.5 Tốc độ tăng trưởng GDP của malaysia qua các năm (theo World Bank)
.......................................................................................................................................16

Hình 2.6 GDP bình quân đầu người của Malaysia qua các năm (theo World
Bank) ............................................................................................................................. 17

Hình 2.7 tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia qua các năm (theo World Bank)
.......................................................................................................................................21

Hình 2.8 Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia qua các năm (theo World
Bank) ............................................................................................................................. 21

Hình 2.9 Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan qua các năm (theo World Bank)
.......................................................................................................................................25

Hình 2.10 Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan qua các năm (theo World
Bank) ............................................................................................................................. 26

Hình 2.11 Tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore qua các năm (theo World
Bank) ............................................................................................................................. 32

Hình 2.12 Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan qua các năm (theo World
Bank) ............................................................................................................................. 33

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bản giá VF 9 của Vinfast........................................................................3

Bảng 1.2 Bản giá VF8 của Vinfast.........................................................................3

Bảng 2.1 Doanh số bán ô tô tại các quốc gia Đông Nam Á ..................................9

Bảng 2.2 Thứ hạn các quốc gia khu vực ASEAN (2017 – 2023) ........................31

Bảng 2.3 Bảng xếp hạng các thương hieuj xe điện tại Singapore năm 2023 ......37

vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINFAST

1.1. Tổng quan về Vinfast

VinFast (hay VinFast LLC; viết tắt: VF, tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn
sản xuất và kinh doanh VinFast) là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam
được thành lập năm 2017 Công ty này là một thành viên của tập đoàn Vingroup, được
ông Phạm Nhật Vượng sáng lập. Tên gọi công ty được viết tắt từ cụm từ "Việt Nam –
Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong" (chữ Ph đổi thành F).

• Mục tiêu

VINFAST là trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết
kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025.

Sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy
điện thân thiện với môi trường.

• Tầm nhìn:

Trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe
điện toàn cầu.

• Sứ mệnh:

Vì một tương lai xanh cho mọi người.

• Triết lý thương hiệu:

Đặt khách hàng làm trọng tâm, VinFast không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản
phẩm đẳng cấp và trải nghiệm xuất sắc cho mọi người.

• Giá trị cốt lõi:

Sản phẩm đẳng cấp, giá tốt, hậu mãi vượt trội.

• Đánh giá dòng xe điện của Vinfast

Thiết kế hiện đại, sang trọng: VinFast hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng thế
giới để tạo ra những mẫu xe điện có thiết kế hiện đại, sang trọng và phù hợp với thị hiếu
người Việt.

1
Công nghệ tiên tiến: VinFast trang bị cho xe điện của mình những công nghệ tiên
tiến nhất như hệ thống tự lái, hệ thống thông tin giải trí hiện đại và hệ thống an toàn cao
cấp.

Khả năng vận hành mạnh mẽ: Xe điện VinFast có khả năng vận hành mạnh mẽ,
êm ái và tiết kiệm năng lượng.

Giá cả hợp lý: So với các mẫu xe điện cùng phân khúc trên thị trường, giá xe điện
VinFast được đánh giá là hợp lý và cạnh tranh.

Chính sách ưu đãi hấp dẫn: VinFast thường xuyên triển khai các chương trình ưu
đãi hấp dẫn cho khách hàng mua xe điện như hỗ trợ lãi suất vay, tặng quà,...

• Thành tựu:

Năm 2018 Vinfast được Auto Best trao giải thưởng “A star is born”.

Năm 2020 Vinfast được ASEAN NCAP vinh danh “Hãng xe mới có cam kết cao
về an toàn: Grand Prix Award 2020

Năm 2021 Vinfast được bình chọn là “Xe của năm 2021” bởi OTOFUN và
OTOSAIGON.

Năm 2022, VinFast được trao kỷ lục “Đoàn caravan xe điện nhiều nhất Việt Nam”

Ngày 12/7/2021, VinFast, hãng xe do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập, đã chính
thức đưa các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan vào hoạt động. Đây là
bước đi quan trọng trong chiến lược toàn cầu hóa của VinFast, hướng đến mục tiêu trở
thành hãng xe điện thông minh hàng đầu thế giới.

• Sự kiện này đánh dấu:

Mở rộng thị trường: VinFast chính thức đặt chân vào 5 thị trường lớn, tiềm năng
tại Bắc Mỹ và châu Âu.

Cơ hội phát triển: VinFast có thể tiếp cận nguồn nhân tài, công nghệ và thị trường
rộng lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

2
1.2. Các dòng xe điện của Vinfast

• Xe ô tô điện VinFast VF 9 - SUV hạng E

Vinfast VF 9 là một trong các dòng xe ô tô điện VinFast ra mắt tại LA Auto Show
2021 với tên gọi cũ là VinFast VF e36. VF 9 được định vị ở phân khúc E cỡ lớn, thể
hiện sự mạnh mẽ, khỏe khoắn và thu hút mọi ánh nhìn.

Đánh giá xe ô tô điện VinFast VF 9, xe được thiết kế tính khí động học cao, bố trí
hốc hút gió ở đầu và mui xe, bổ sung thêm cánh gió thể thao ở đuôi xe góp phần hạn
chế tác động của gió, duy trì sức kéo, giúp xe di chuyển ổn định ở dải tốc độ cao.

VF 9 đã tạo ra bước ngoặt ấn tượng khi trang bị hệ thống pin công suất lớn và hệ
truyền động mạnh mẽ, thu hút sự chú ý với cộng đồng đam mê tốc độ.

Bảng 1.1 Bản giá VF 9 của Vinfast

VF 9 Eco (không kèm pin) 1.491.000.000

VF 9 Eco (kèm pin) 1.970.000.000

VF 9 Plus (không kèm pin) 1.685.000.000

VF 9 Plus (kèm pin) 2.178.000.000

• Xe ô tô điện VinFast VF 8 - SUV hạng D

Sau màn ra mắt ấn tượng tại LA Auto Show 2021, đánh giá xe ô tô điện VinFast
VF 8 sẽ mang đến một làn gió mới cho phân khúc SUV hạng D nhờ sở hữu thiết kế,
động cơ và tiện ích ấn tượng.

Bảng 1.2 Bản giá VF8 của Vinfast

VF 8 Eco (không kèm pin) 1.129.000.000

VF 8 Eco (kèm pin) 1.459.000.000

VF 8 Plus (không kèm pin) 1.309.000.000

VF 8 Plus (kèm pin) 1.639.000.000

3
• Xe ô tô điện Vinfast VF e34 – hạng C

VinFast VF e34 thuộc phân khúc SUV hạng C, mẫu xe này đã tạo dấu ấn mở đầu
cho kỷ nguyên sản xuất xe điện ở Việt Nam. Không chỉ có phong cách riêng với ngôn
ngữ thiết kế "Dynamic Balance", VF e34 còn sở hữu những tính năng nổi bật, vượt
phân khúc.

Ô tô điện VF e34 sở hữu nhiều tính năng thông minh mang đến cho người dùng
những trải nghiệm mới mẻ. Những ưu điểm vượt trội này đã tạo ra sức cạnh tranh của
mẫu xe này so với xe xăng truyền thống cùng phân khúc.

Giá của VF e34 khoản 800.000.000

4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
MỚI CHO DOANH NGHIỆP VINFAST

2.1. Đánh giá chủ quan của doanh nghiệp

Tận dụng cơ hội ưu đãi của Hiệp định Thương mại hàng hóa các nước ASEAN
(ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018, trường hợp nhập khẩu xe ô tô từ các nước trong khối
ASEAN sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu ô tô điện là 0% với xe có tỷ lệ nội địa hóa
trong khối ASEAN từ 40% trở lên. Theo đó mức giảm thuế khi nhập khẩu xe điện từ
Việt Nam sang các nước ASEAN theo Hiệp định Thương mại hàng hóa các nước
ASEAN (ATIGA) sẽ phụ thuộc vào loại xe điện và quốc gia nhập khẩu cụ thể. Mức
giảm thuế chung:

Xe điện hoàn toàn (BEV): 0%

Xe điện lai (PHEV): 5%

Bên cạnh đó, các nước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), đã đạt được tiến bộ
trong những năm gần đây theo hướng điện khí hóa ngành giao thông vận tải. Xe điện
(EV) được coi là quan trọng các lựa chọn công nghệ cho các quốc gia EAS đó nhằm cải
thiện chất lượng không khí ở khu vực thành thị, tăng cường an ninh năng lượng để thoát
khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ và giảm thiểu biến đổi khí hậu thay đổi – nếu những điều
này được kết hợp với các nguồn phát điện có hàm lượng carbon thấp. ASEAN là thị
trường tiềm năng khi được sự ủng hộ từ chính phủ các nước khuyến khích sử dụng xe
điện để hạn chế lượng carbon ô nhiễm môi trường.

Theo công bố của VinFast từ năm 2021, tỷ lệ nội địa hóa xe điện VFe34 đã đạt con
số 60%. Thêm vào đó kinh nghiệm tích lũy của VinFast sau 3 năm triển khai mạng lưới
trạm sạc, với chi phí đến nay khoảng 700 triệu USD. Bởi thế, việc xuất khẩu xe điện
thời điểm này, VinFast có thể hưởng lợi từ thuế suất ATIGA cũng như hưởng thêm các
ưu đãi riêng của chính phủ từng nước ASEAN đối với xe điện.

Ngoài tiềm năng là một thị trường, ASEAN còn là một trung tâm sản xuất xe điện
đầy hứa hẹn trong khu vực. Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô ASEAN đã được đặc trưng
bởi khu vực của nó chuỗi cung ứng tích hợp và là nơi đặt trụ sở của các nhà sản xuất ô

5
tô lớn nhất thế giới. Như vậy, nó sẽ tạo ra sự lưu thông tự do hơn của các bộ phận ô tô,
tạo ra sức mạnh sức mạnh tổng hợp và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực.

Ngoài ra, sự tăng trưởng dự kiến của thị trường xe điện trong khu vực sẽ mang lại
cơ hội cho các công ty cũ và mới tham gia muốn mở rộng ở Đông Nam Á. Những cơ
hội như vậy mở rộng khắp chuỗi giá trị xe điện từ đầu đến cuối, từ xử lý nguyên liệu thô
đến cơ sở hạ tầng và phần mềm sạc.

Việt Nam còn là 1 trong 8 thành viên của Hiệp hội ô tô ASEAN (AAF). AAF mang
đến nhiều ưu đãi cho các thành viên, trong đó có Việt Nam. AAF giúp các thành viên
kết nối với các nhà cung cấp phụ tùng mới, giúp giảm chi phí sản xuất, hội thảo về các
xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp ô tô, giúp các thành viên cập nhật kiến thức
và đổi mới sản phẩm cũng như hỗ trợ trong việc vận động hành lang với các chính phủ
ASEAN để giảm thuế nhập khẩu và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Đây
cũng là cơ sở thuận lợi để xuất khẩu xe điện qua các nước thuộc khu vực ASEAN.

Tận dụng cơ hội này và những yếu tố trên, nhóm tác giả lựa chọn 7 quốc gia
thuộc Hiệp hội ASEAN (AAF) bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Philipine, Malaysia,
Singapore, Myanmar, Brunei là cơ sở để lựa chọn thị trường thâm nhập xuất khẩu
xe ô tô điện.

2.2. Loại trừ đánh giá hoạt động xâm nhập ban đầu

2.2.1 Brunei

Theo báo cáo của "The Electric Vehicle Association of Brunei" (EVAB) năm
2022: Số lượng xe điện đã đăng ký tại Brunei là 43 chiếc. Doanh số bán ước tính trong
năm 2022 là 20 chiếc.

Nhìn chung Ngành công nghiệp xe điện ở Brunei là thị trường còn quá mới và non
trẻ, thị phần xe điện chiếm tỷ lệ chỉ dưới 1% thị trường ô tô, bên cạnh đó tuy người dân
Brunei có văn hóa trong việc bảo vệ môi trường nhưng nền kinh tế Brunei khắc sâu với
lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, việc thay thế động cơ đốt trong bằng xe điện là còn tồn tại
nhiều hạn chế và số liệu cho thấy số lượng xe điện tiêu thụ tại Brunei mỗi năm là rất ít.

• Nhu cầu thấp

6
Thị phần xe điện nhỏ: Chỉ dưới 1% thị phần ô tô Brunei cho thấy nhu cầu mua xe
điện còn thấp.

Giá thành cao: Xe điện hiện nay vẫn đắt đỏ hơn so với xe sử dụng động cơ đốt
trong.

Hạ tầng hạn chế: Brunei thiếu trạm sạc xe điện, gây bất tiện cho người sử dụng.

Thói quen tiêu dùng: Người Brunei quen sử dụng xe động cơ đốt trong, chưa có
xu hướng chuyển sang xe điện.

• Mức độ quan tâm

Mức độ quan tâm đến môi trường: Người dân Brunei có ý thức bảo vệ môi trường,
tuy nhiên, yếu tố này chưa đủ để thúc đẩy họ mua xe điện.

Nhận thức về lợi ích xe điện: Người Brunei chưa hiểu rõ về lợi ích của xe điện
như tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo vệ môi trường.

Thiếu thông tin: Người Brunei thiếu thông tin về các dòng xe điện, giá cả, và các
ưu đãi liên quan.

• Khả năng chi trả

Mức thu nhập: Mức thu nhập bình quân đầu người Brunei cao, tuy nhiên, chi phí
mua và sử dụng xe điện vẫn là gánh nặng cho nhiều người.

Chi phí vận hành: Giá điện tại Brunei tương đối cao, khiến chi phí vận hành xe
điện không rẻ hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong.

Thiếu chương trình hỗ trợ: Brunei chưa có nhiều chương trình hỗ trợ cho người
mua xe điện như giảm thuế, trợ cấp, ưu đãi vay vốn.

Kết luận

Dựa trên nhu cầu muốn mua xe điện, khả năng xuất khẩu xe điện sang Brunei hiện
nay là thấp. Nhu cầu còn thấp, mức độ quan tâm chưa cao, và khả năng chi trả hạn chế
là những rào cản lớn cho việc xuất khẩu xe điện sang thị trường này.

7
2.2.2 Myanmar

Hình 2.1 Doanh số bán ô tô tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn
6T2022 – 6T2023
Dựa vào doanh số ô tô tại các QG ĐNA. Cta có thể nhận thấy mức tiêu thụ của
Myanmar là thấp nhất.

8
Bảng 2.1 Doanh số bán ô tô tại các quốc gia Đông Nam Á

Thị trường Tháng 1 Tháng 2 Năm 2023

Indonesia 94.123 86.954 181.077

Thái Lan 65.579 71.551 137.130

Malaysia 49.479 62.649 112.128

Philippines 29.499 31.665 61.164

Việt Nam 17.314 23.040 40.354

Singapore 2.404 3.143 5.547

Myanmar 156 120 276

Tổng cộng 258.554 279.122 537.676

Myanmar là quốc gia có mức giảm tốc lớn nhất trên thị trường ô tô trong khu vực
6 tháng đầu năm, ghi nhận tổng doanh số bán xe đạt mức 1.380 xe, giảm 76,4% so với
cùng kỳ.

Chúng ta có thể nhận thấy mức tiêu thụ của Myanmar là thấp nhất

Dựa vào hình ảnh về doanh số ô tô tại các quốc gia Đông Nam Á, ta có thể
nhận thấy:

Mức tiêu thụ ô tô tại Myanmar thấp nhất: Myanmar chỉ bán được 1.380 xe trong
6 tháng đầu năm 2023, giảm 76,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường ô tô Myanmar đang gặp nhiều khó khăn: Doanh số bán xe giảm mạnh
cho thấy thị trường ô tô Myanmar đang gặp nhiều khó khăn.

Từ đó, ta có thể dự đoán nhu cầu mua xe ô tô điện tại Myanmar cũng sẽ thấp:

Nhu cầu mua ô tô xe điện thường đi kèm với nhu cầu mua ô tô: Khi nhu cầu mua
ô tô thấp, nhu cầu mua xe ô tô điện cũng sẽ thấp.

9
2.2.3 Philipines

Tiếp theo về Doanh số bán hàng phương tiện chạy bằng điện ở ĐNA.

Hình 2.2 Doanh số bán hàng BEV ở Đông Nam Á


Doanh số bán hàng BEV (battery electric vehicle) ở Đông Nam Á

Theo nghiên cứu mới nhất từ Công cụ theo dõi doanh số bán mẫu xe điện chở
khách (BEV) của Đông Nam Á

Tỉ lệ tiêu thụ xe điện ở Philippines chỉ đạt 0.04%, thấp nhất trong top 6 Asean. Thị
trường Philippines là một thị trường tiềm năng, tuy nhiên Vinfast xâm nhập vào thị
trường này phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, kể đến là nền kinh tế và mức
thu nhập bình quân đầu người của Philippines còn thấp so với các quốc gia cùng khu
vực. Tiếp đến là vấn đề hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế và văn hóa sử dụng phương
tiện công cộng và xe máy còn phổ biến, tỉ lệ sử dụng ô tô còn ít.

Mức tiêu thụ xe điện thấp:

Tỷ lệ tiêu thụ thấp: Philippines có tỷ lệ tiêu thụ xe điện thấp nhất trong top 6
ASEAN, chỉ đạt 0,04%.

Nguyên nhân: Nền kinh tế Philippines còn thấp, thu nhập bình quân đầu người
thấp, giá xe điện cao là những nguyên nhân chính.

10
Nhu cầu xe điện:

Hạ tầng hạn chế: Philippines thiếu cơ sở hạ tầng cho xe điện như trạm sạc.

Văn hóa sử dụng phương tiện: Người Philippines quen sử dụng phương tiện công
cộng và xe máy, tỷ lệ sử dụng ô tô còn thấp.

Nhận thức chưa cao: Người Philippines chưa có nhiều thông tin về xe điện và lợi
ích của nó.

Chính sách chưa rõ ràng: Chính phủ Philippines chưa có chính sách hỗ trợ mạnh
mẽ cho xe điện.

2.2.4 Thái Lan

Theo nghiên cứu mới nhất từ Công cụ theo dõi doanh số bán mẫu xe điện chở
khách (BEV) của Counterpoint tại Đông Nam Á* đã tăng gần 10 lần so với cùng kỳ
năm ngoái trong quý 1 năm 2023.Tỷ trọng của BEV trong tổng doanh số bán xe chở
khách đã tăng trưởng đáng kể trong Quý 1 năm 2023, đạt 3,8% so với mức chỉ 0,3%
một năm trước. Thái Lan nổi lên là quốc gia dẫn đầu, chiếm tới 78.7% doanh số bán
BEV,tiếp theo là Indonesia chiếm 8%. Thái Lan cũng tự hào có tỷ lệ BEV cao nhất
trong tổng doanh số bán xe chở khách, tiếp theo là Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên,
doanh số bán xe điện plug-in hybrid (PHEV) có mức tăng trưởng khiêm tốn so với
cùng kỳ là 5,8%.

Ta có thể thấy nhu cầu xe điện của Thái Lan đang tăng trưởng mạnh mẽ:

Thái Lan dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị phần xe điện (BEV) trong quý 1
năm 2023 với 78.7%.

Doanh số bán xe điện tại Thái Lan trong quý 1 năm 2023 đạt 5.200 chiếc, tăng
gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Thái Lan có mức độ thâm nhập xe điện cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, với
1,4 xe điện trên 1.000 người.

Số lượng đăng ký mới cho Xe chạy bằng pin (BEV), đặc biệt là ô tô điện, đạt
76.366 chiếc vào năm 2023, đánh dấu mức tăng đáng kể so với 9.678 chiếc của năm
trước. Tổng số lượt đăng ký mới cho các loại xe điện đã tăng lên 100.219 chiếc vào

11
năm 2023, thể hiện mức tăng trưởng 380% so với 20.816 chiếc được đăng ký vào năm
2022.

Theo thống kê dự báo của statista thì:

Thị trường Xe điện của Thái Lan dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.103 triệu USD vào
năm 2024.

Thị trường này dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2024-2028) là
5,06%

Doanh số bán hàng của thị trường Xe điện ở Thái Lan dự kiến sẽ đạt 27,32 nghìn
xe vào năm 2028.

Hiệp hội Xe điện Thái Lan (EVAT) đã công bố bản tóm tắt về bối cảnh xe
điện, cho thấy sự tăng trưởng đáng kể và một tương lai đầy hứa hẹn cho phương
tiện di chuyển bằng điện ở nước này.

2.2.5 Indonesia

Từ hình 2.3 ta có thể thấy nhu cầu xe điện của Indonesia đang tăng trưởng:

Indonesia đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về thị phần xe điện (BEV) trong
quý 1 năm 2023 với 8%.

Doanh số bán xe điện tại Indonesia trong quý 1 năm 2023 đạt 3.600 chiếc, tăng
gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Indonesia có mức độ thâm nhập xe điện cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á,
với 0,9 xe điện trên 1.000 người.

Số lượng ô tô điện cũng có sự tăng trưởng dù không cao bằng xe máy điện. Số
lượng xe điện bốn bánh vào năm 2023 đã tăng 43%, từ 8.562 chiếc vào năm 2022 lên
12.248 chiếc vào năm 2023.

Indonesia gần đây đã đẩy nhanh các mục tiêu giảm phát thải, hiện đặt mục tiêu
giảm 32% (tăng từ 29%) vào năm 2030. Xe chở khách và xe thương mại chiếm 19,2%
tổng lượng khí thải do phương tiện giao thông đường bộ tạo ra và chuyển hướng mạnh
mẽ sang việc áp dụng và sử dụng xe điện. sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải tổng thể.

12
2.2.6 Malaysia

Thị trường xe điện (EV) ở Malaysia tương đối nhỏ nhưng đang phát triển nhanh
chóng. Theo Hiệp hội Ô tô Malaysia (MAA), 2.717 xe điện đã được bán vào năm
2021, tăng đáng kể so với 1.642 chiếc được bán vào năm 2020. Thị phần xe điện tại
Malaysia vẫn còn tương đối thấp, chỉ chiếm 0,4% tổng doanh số bán xe. Tuy nhiên,
với mục tiêu của Chính phủ là có 125.000 xe điện chạy trên đường vào năm 2030, thị
trường dự kiến sẽ tăng trưởng trong những năm tới.

Vào năm 2023, có hơn 10.000 xe điện (EV) được bán ở Malaysia, tăng khoảng 7.500 chiếc
so với số lượng xe điện bán ra năm trước. Doanh số bán xe điện trong nước dự kiến sẽ còn tăng
hơn nữa, đặc biệt với việc miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện cho đến
cuối năm 2024.

Theo thống kê dự báo của statista thì:

Vào năm 2024, thị trường Xe điện ở Malaysia dự kiến sẽ đạt doanh thu 176,5
triệu đô la Mỹ.

Dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,98%, dẫn đến giá trị thị trường
dự kiến là 214,4 triệu MYR vào năm 2028.

Hơn nữa, doanh số bán đơn vị của thị trường Xe điện dự kiến sẽ đạt 4,23 nghìn
xe vào năm 2028.

Từ đó nhìn chung thị trường xe điện ở Malay ngày tăng qua các năm và tăng
đáng kể 3

2.2.7 Singapore

Số đăng ký xe điện (EV) ở Singapore đã tăng 50,5% so với cùng kỳ năm ngoái
vào năm 2023, nhưng những người theo dõi ngành không cho rằng nhu cầu sẽ sớm
chững lại, giống như những gì đang xảy ra ở Trung Quốc và phương Tây.

Theo số liệu của Cơ quan Giao thông Đường bộ (LTA) được công bố vào thứ Hai
(29 tháng 1), Singapore đã đăng ký 5.468 xe điện vào năm 2023, cao hơn 50,5% so với
3.634 vào năm 2022.

Tỷ lệ áp dụng xe điện ở Singapore đã tăng lên 18,1% trong tổng số 30.225 xe


đăng ký vào năm 2023, so với 11,7% vào năm 2022.
13
Điều này cho thấy nhu cầu ở Sing vẫn đang tăng dần

Theo thống kê dự báo của statista thì:

Vào năm 2024, thị trường Xe điện ở Singapore dự kiến sẽ đạt doanh thu 230,3
triệu USD.

Dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR 2024-2028) là 7,93%,
dẫn đến giá trị thị trường dự kiến là 312,5 triệu USD vào năm 2028.

Đến năm đó, doanh số bán hàng của thị trường Xe điện tại Singapore dự kiến sẽ
đạt 5,68 nghìn xe.

Giá trung bình theo khối lượng của thị trường Xe điện ở Singapore được dự đoán
là 55,1 nghìn USD vào năm 2024.

Ta thấy việc những con số không ngừng tăng lên này cho thấy nhu cầu về xe điện
ở Sing đang trên đà phát triển.

Hình 2.3 Dự báo sản xuất ô tô điện một số quốc gia

14
Hình 2.4 Quy mô thị trường ASEAN năm 2024, 2029
Từ biều đồ trên ta thấy dự báo sản xuất xe điện đến năm 2030 tăng nhanh chóng
và tăng trưởng ở mức 45%. Dự báo nhu cầu xe điện ở các nước Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Singapore là rất cao

Từ những phân tích và số liệu trên, nhóm tác giả chọn Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Singapore.

Từ đó các hạn chế về nhu cầu nhóm tác giả loại Brunei, Myanmar và Philipines

15
2.3. Loại trừ sau khi đánh giá chi tiết (EFE)

2.3.1 Malaysia

2.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Năm 2022, tăng trưởng GDP của Malaysia được dự báo đạt 8,4%, tăng đáng kể so
với mức 3,1% vào năm 2021.

Malaysia đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 22 năm vào năm 2022, đạt
8,7%, gần gấp ba lần mức 3,1% được ghi nhận vào năm trước.

Nền kinh tế Malaysia có dấu hiệu tích cực với mức tăng trưởng 5,6% trong quý 1
năm 2023. GDP của Malaysia tăng 3,3% trong quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ năm
2022. Tính riêng trong quý 4/2023, GDP Malaysia ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Trong năm 2023, tăng trưởng GDP của Malaysia ước đạt 3,8%. Trong đó, ngành
Dịch vụ tăng trưởng 5,4%, tiếp theo là ngành Xây dựng (5,8%) và Sản xuất (0,8%).Các
chuyên gia dự đoán GDP của Malaysia sẽ tăng khoảng 4-5% vào năm 2024.

Hình 2.5 Tốc độ tăng trưởng GDP của malaysia qua các năm (theo World Bank)
Năm 2022, GDP của Malaysia là 407,027,451.71 USD, tăng khoảng 33,2 tỷ USD
so với năm 2021.

16
Dự kiến, Malaysia có khả năng đạt được vị thế của một nền kinh tế có thu nhập
cao, sau nhiều thập kỷ là một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao.

2.3.1.2 GDP bình quân

Hình 2.6 GDP bình quân đầu người của Malaysia qua các năm (theo World Bank)
Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Malaysia là 11,993.2 USD/người, tăng
1,828.9 USD so với năm 2021.

Từ những nỗ lực chuyển đổi của Malaysia có khả năng đưa nước này trở thành nền
kinh tế có thu nhập bình quân đầu người cao cao trong giai đoạn 2024-2028.

2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc

- Chính phủ đầu tư vào phát triển mạng lưới trạm sạc:
- Mục tiêu 10.000 trạm sạc vào năm 2025.
- Miễn phí đỗ xe cho xe điện tại một số khu vực.

Malaysia được đánh giá có cơ sở hạ tầng giao thông tốt nhất trong khu vực
ASEAN. Chính phủ Malaysia đã công bố các dự án hạ tầng nhằm phục vụ 40% nhu cầu
đi lại trong thành phố vào năm 2030.

2.3.1.4 Nhu cầu sử dụng xe điện

Người dân Malaysia ngày càng quan tâm đến xe điện, có nhiều loại xe phù hợp
với mọi ngân sách và nhu cầu khác nhau.

17
Trong những năm gần đây, ý thức về ô tô điện và bảo vệ môi trường tại Malaysia
đang tăng lên do sự gia tăng của nhận thức về môi trường và nguy cơ biến đổi khí hậu.

Nguy cơ về biến đổi khí hậu cũng đang thúc đẩy sự quan tâm đến các phương tiện
giao thông sạch hơn như xe ô tô điện, trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon.

Nhu cầu về xe điện (EV) tại Malaysia được dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2023,
được thúc đẩy bởi các ưu đãi về thuế và triển vọng ra mắt các loại EV mới → giá cả hợp
lý hơn.

2.3.1.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…)

Chính phủ Malaysia thúc đẩy sử dụng xe điện trong nước xuất phát từ nhu cầu
giảm lượng khí thải carbon.

Chính sách ô tô quốc gia (NAP) 2014 nhằm mục đích phát triển Malaysia thành
trung tâm khu vực về các phương tiện tiết kiệm năng lượng (EEV).

Chính phủ nước này ủng hộ mạnh mẽ chương trình nghị sự về EV, đang thúc đẩy
nỗ lực thu hút đầu tư và đặt mục tiêu EV và xe hybrid chiếm 15% tổng sản lượng ngành
(TIV) vào năm 2030 và 38% TIV vào năm 2040.

Quy hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030) của Malaysia đã bổ sung
các sáng kiến hiện có để phát triển xe điện (EV) trong Chính sách ô tô quốc gia (NAP)
và các ưu đãi ngân sách được đưa ra vào năm 2022 và 2023 để thúc đẩy nhu cầu cũng
như cơ sở hạ tầng sạc điện ở Malaysia.

Trợ cấp cho người mua xe điện:

BEV: RM2,500 (khoảng 14.000 VNĐ)

PHEV: RM1,250 (khoảng 7.000 VNĐ)

2.3.1.6 Chính sách thuế

Chính phủ Malaysia miễn thuế nhập khẩu ( Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu
dịch của WTO) và thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe điện chạy bằng pin (BEV). Việc miễn
thuế sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2025 đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước, nhưng chỉ
đến cuối năm 2023 đối với xe CBU ( có đề xuất gia hạn miễn trừ thêm 1 năm nữa), đồng

18
thời cung cấp các ưu đãi khác như trợ cấp và hỗ trợ tài chính cho người mua xe điện,
miễn thuế 100% thuế đường bộ cho xe điện

Người mua xe điện được giảm thuế thu nhập lên đến 2.500 RM cho việc lắp đặt
bộ sạc tại nhà hoặc đăng ký gói dịch vụ sạc xe điện, miễn giảm thuế thu nhập 70-100%
trong 5-10 năm cho các nhà đầu tư sản xuất, lắp ráp xe điện,.. và trợ cấp thuế thu nhập
60-100% trong 5-10 năm.

Áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cho xe điện tương đương với các tiêu chuẩn quốc
tế như ECE 100, UNECE R136.

2.3.1.7 Tài nguyên khan hiếm

Dầu mỏ: nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với người dân Malaysia nhưng
nó đang dần cạn kiệt → giá nhiên vật liệu tăng, kinh tế bị tác động → nhu cầu về xe
điện, phương tiện công cộng tăng

Đất hiếm: Malaysia là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới→ pin lithium-ion
cho xe điện → gây ra nhiều vấn đề môi trường, dẫn đến nguy cơ khan hiếm trong tương
lai.

Nước: đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng→ sản xuất và
sinh hoạt. Việc sản xuất xe điện cũng cần sử dụng nhiều nước, làm gia tăng áp lực lên
nguồn tài nguyên này

2.3.1.8 Trình độ phát triển KHKT – CN

Malaysia có một số trung tâm R&D về ô tô, bao gồm Viện Nghiên cứu Ô tô
Malaysia (ARAM) và Trung tâm Thiết kế và Phát triển Proton (PDDC) → đạt được một
số thành tựu trong việc phát triển các công nghệ ô tô mới, như xe hybrid và xe điện.

Tuy nhiên, năng lực R&D của Malaysia vẫn còn hạn chế so với các quốc gia phát
triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc

Công nghệ xanh ( 5 Lộ trình Công nghệ quốc gia): Malaysia cam kết giảm thiểu
phát khí thải nhà kính tới 45% vào 2030 → phát triển năng lượng tái tạo với công nghệ
điện mặt trời.. giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

19
2.3.1.9 Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh với nhiều đối thủ nổi tiếng trên thế giới như: Tesla, Hyundai, Proton,
BYD, Kia…

• Các hãng xe điện:

Tesla: Đối thủ nặng ký nhất với mạng lưới phân phối rộng khắp, thương hiệu cao
cấp và công nghệ tiên tiến.

Polestar: Hãng xe điện Thụy Điển thuộc tập đoàn Volvo, nổi tiếng với thiết kế
sang trọng và hiệu suất mạnh mẽ.

Hyundai IONIQ 5: Mẫu xe điện gầm cao được đánh giá cao về thiết kế, tầm hoạt
động và giá cả cạnh tranh.

Kia EV6: "Anh em" của Hyundai IONIQ 5, sở hữu nhiều tính năng hiện đại và
công nghệ tiên tiến.

MG ZS EV: Mẫu xe điện giá rẻ phổ biến tại Malaysia, thu hút khách hàng bởi tính
thực dụng và chi phí hợp lý.

• Các hãng xe truyền thống:

Perodua: Hãng xe nội địa Malaysia chiếm thị phần lớn nhất với các mẫu xe giá rẻ
phù hợp với nhu cầu người dân.

Proton: Một hãng xe nội địa khác của Malaysia, đang chuyển mình sang sản xuất
xe điện và có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VinFast.

Toyota: Hãng xe Nhật Bản với thị phần lớn tại Malaysia, sở hữu nhiều mẫu xe đa
dạng và được tin tưởng bởi chất lượng và độ bền bỉ.

Honda: Hãng xe Nhật Bản khác cũng có thị phần lớn tại Malaysia, cạnh tranh trực
tiếp với VinFast ở phân khúc xe SUV.

20
2.3.2 Indonesia

2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Hình 2.7 tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia qua các năm (theo World Bank)
Tăng trưởng cao: GDP của Indonesia đang tăng trưởng tốt, năm 2022 đạt 1.32 tỷ
USD (theo WB) và có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

2.3.2.2 Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người)

Hình 2.8 Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia qua các năm (theo World
Bank)
21
2.3.2.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc

Theo https://www.plugshare.com/, tính đến tháng 2 năm 2024, Indonesia có hơn


2.000 trạm sạc xe điện.

Hầu hết các trạm sạc đều nằm ở các thành phố lớn, chẳng hạn như Jakarta,
Surabaya và Bandung.

Chính phủ Indonesia đang đầu tư vào việc xây dựng trạm sạc xe điện trên khắp
đất nước. Số lượng trạm sạc đang tăng nhanh chóng và dự kiến sẽ đạt 10.000 trạm vào
năm 2025.

PLN, công ty điện lực nhà nước, cũng đã cam kết lắp đặt thêm hơn 31.000 trạm
sạc xe điện vào năm 2030.

2.3.2.4 Nhu cầu sử dụng xe điện

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Indonesia (GAIKINDO), doanh số EV


tại quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á đã tăng mạnh trong 3 năm qua. Năm 2010, chỉ
có 125 chiếc EV được bán ra tại quốc gia này. Con số tăng lên 687 trong năm 2021 và
tăng mạnh lên 10.327 xe vào năm 2022. Trong nửa đầu năm 2023, quốc gia này ghi nhận
5.850 xe điện bán ra.

Theo dự báo của Hiệp hội Xe điện Indonesia:

Năm 2025: 600.000 xe điện sẽ được bán ra.

Năm 2030: 2,5 triệu xe điện sẽ được sử dụng.

2.3.2.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…)

Cung cấp các trợ cấp khi mua ô tô điện: 80 triệu rupiah (khoảng 5.200 USD)

Giảm phí đỗ xe: Một số khu vực ở Indonesia miễn phí đỗ xe cho xe điện.

Quyền ưu tiên lưu thông: Xe điện được phép lưu thông trên làn đường dành riêng
cho xe buýt.

Miễn phí đăng ký xe: Một số tỉnh ở Indonesia miễn phí đăng ký xe cho xe điện.

22
2.3.2.6 Chính sách Thuế

Chính phủ Indonesia đã áp dụng các chính sách khuyến khích và ưu đãi để thúc
đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện.

Indonesia mới đây đã tuyên bố sẽ giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 11% xuống
1% đối với ô tô điện và xe buýt chạy bằng pin có tỷ lệ nội địa hoá từ 40%. Ô tô điện và
xe buýt có tỷ lệ nội địa hoá từ 20% đến 40% sẽ được ưu đãi 6% VAT trong năm 2023.

Trước đó, Indonesia cũng có các ưu đãi về tín dụng cho các tổ chức/cá nhân đủ
điều kiện bao gồm miễn thuế nhập khẩu đối với ô tô điện chạy bằng ắc quy nguyên chiếc
(CKD) hoặc xe lắp ráp (IKD) và linh kiện chính sử dụng cho ô tô điện chạy bằng pin;
giảm hoặc miễn thuế doanh thu đối với hàng xa xỉ; giảm hoặc miễn thuế do chính quyền
khu vực hoặc trung ương áp đặt, bao gồm giảm hoặc miễn thuế đối với xe cơ giới hoặc
chuyển quyền sở hữu xe cơ giới.

2.3.2.7 Tài nguyên khan hiếm

Tính đến thời vào tháng 1 năm 2022, Indonesia chưa phải là một quốc gia nổi tiếng
về sản xuất ô tô điện, và tài nguyên khan hiếm liên quan đến ngành công nghiệp ô tô
điện ở đây chưa được nổi bật nhiều. Tuy nhiên, dưới đây là một số điểm có thể liên quan
đến tài nguyên và của ngành công nghiệp ô tô điện tại Indonesia:

Tài Nguyên Lithium: Tài nguyên lithium là một yếu tố quan trọng đối với việc
sản xuất pin cho ô tô điện. Hiện nay, Indonesia không phải là một trong những nước
cung cấp lithium lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực
Đông Nam Á, như Việt Nam và Australia, có nguồn cung lithium đáng kể.

Tài nguyên khoáng sản: Indonesia là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
Không những là nhà sản xuất than lớn thứ tư thế giới, mà còn là nước xuất khẩu than
nhiệt hàng đầu trên toàn cầu. Đặc biệt, quốc gia Đông Nam Á này là nơi có các mỏ thiếc,
niken, coban và bôxít – một vài trong số đó là nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất
xe điện.

Niken: Theo Ban Điều phối Đầu tư của Indonesia (BKPM), nước này có trữ lượng
niken lớn nhất thế giới và sở hữu 21 triệu tấn niken. Với lợi thế này, Indonesia có thể
đặt mục tiêu có thể chuyển đổi niken thô thành các sản phẩm cao cấp hơn như pin lithium

23
cho xe điện. Động thái này được ban đầu tư đánh giá là “sẽ mang lại tăng trưởng kinh
tế cho đất nước”.

2.3.2.8 Trình độ phát triển KHKT – CN

Indonesia đang dần phát triển trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ
(KHCN), đặc biệt là liên quan đến ngành công nghiệp xe ô tô điện. Dưới đây là một số
điểm đặc trưng về trình độ phát triển KHCN trong lĩnh vực ô tô điện ở Indonesia:

Nổ lực phát triển công nghệ xanh: Indonesia đã bắt đầu chú trọng vào phát triển
công nghệ xanh và bền vững, trong đó có sự chú ý đặc biệt đối với các giải pháp ô tô
điện để giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. giải pháp
ô tô điện để giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.

Hợp tác quốc tế: Indonesia đang tìm kiếm hợp tác với các đối tác quốc tế trong
lĩnh vực ô tô điện để học hỏi và chia sẻ công nghệ. Hợp tác quốc tế giúp Indonesia nhanh
chóng cập nhật các tiến bộ và kiến thức mới nhất từ cộng đồng quốc tế.

Chính sách ưu đãi thuế và khích lệ: Chính phủ Indonesia đã áp dụng các chính
sách khuyến khích và ưu đãi để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện.
Điều này có thể bao gồm miễn thuế nhập khẩu cho các thành phần ô tô điện và các chính
sách khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Phát triển hạ tầng sạc: Các dự án liên quan đến phát triển hạ tầng sạc cho ô tô
điện cũng đang được thực hiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

2.3.2.9 Đối thủ cạnh tranh

Vinfast sẽ đối mặt với khá nhiều đối thủ cạnh tranh về ô tô điện. Gia nhập thị
trường ưa chuộng xe giá rẻ này, bên cạnh các sản phẩm của Hyundai, Kia hay Toyota,
VinFast còn phải cạnh tranh cùng hàng loạt đối thủ từ các hãng xe điện Trung Quốc như
Chery, BYD, Wuling, Neta và MG.

Đặc biệt là BYD sẽ là một trong những thương hiệu có thể cạnh tranh mạnh với
Vinfast.

- Về các phương tiện được BYD trình làng, Dolphin là một mẫu hatchback
cỡ nhỏ thuần điện. Mẫu xe này được cung cấp với hai phiên bản là Dynamic

24
Standard và Premium Extend. Phiên bản Dynamic Standard có tầm di
chuyển 410 km, trong khi biến thể cao cấp có thể đi được 490 km. Đây có
thể là đối thủ của VinFast VF 6.
- BYD Atto 3 là một mẫu SUV cỡ trung chạy điện, sở hữu hai phiên bản
Standard Range và Extend Range, rất có thể sẽ cạnh tranh với VinFast VF
7. BYD Atto 3 phiên bản Standard có thể đi được 410 km, còn phiên bản
Extend Range có thể đi được 480 km.

2.3.3 Thái Lan

2.3.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Hình 2.9 Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan qua các năm (theo World Bank)
Theo WorldBank, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan năm 2022 đạt 495,42 tỷ
USD. Đây là một con số được cải thiện so với mức tăng trưởng của năm 2021. Sự phục
hồi của ngành du lịch – lĩnh vực chiếm gần 20% GDP của Thái Lan – là một yếu tố tiềm
năng giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khi hầu hết các quốc gia đã dỡ bỏ các
hạn chế nhập cảnh do đại dịch Covid-19. Trong năm 2022, Thái Lan đón 11 triệu lượt
du khách, vượt mục tiêu 10 triệu đặt ra bởi chính phủ trước đó. Tới năm 2023, quốc gia
này dự kiến sẽ đón 25 triệu lượt khách du lịch quốc tế, một phần nhờ vào sự trở lại của
du khách Trung Quốc – nhóm du khách chiếm số lượng lớn nhất và chi tiêu nhiều nhất.
Theo dự báo, GDP của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng đều trong 2024 và những năm kế tiếp.
25
2.3.3.2 Thu nhập bình quân đầu người

Hình 2.10 Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan qua các năm (theo World
Bank)
Dựa vào đồ thị GDP trên, ta nhận thấy GDP bình quân đầu người của Thái Lan đạt
mức vào năm 2022 là 6910 USD và xét riêng trong khu vực ASEAN-5, GDP bình quân
đầu người của Thái Lan đứng thứ 2 sau Malaysia. Mặc dù giai đoạn 2020-2023 tốc độ
tăng trưởng có vẻ chậm lại do ảnh hưởng của dịch COVID 19 nhưng dự báo 2024 và
những năm tiếp thì sẽ tăng trưởng đều.

2.3.3.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc

• Hệ thống giao thông:

Giao thông tại Thái Lan khá đa dạng và hỗn loạn, không có một phương tiện vận
tải nào chiếm ưu thế.

Mạng lưới đường cao tốc Thái Lan:

Các mạng lưới đường cao tốc nối các vùng của Thái Lan với nhau. Các đường cao
tốc bốn làn xe thường có lối đi bộ bê tông trên cao mỗi 250m ở các khu vực đông dân
cư. Có rất ít lối vào và ra khỏi đường cao tốc trên tuyến đường cao tốc 8 làn xe. Hầu hết
các tuyến đường cao tốc được chia thành các đoạn với các điểm cho phép xe quay đầu,
ngoại trừ trên những con đường lớn, chủ yếu sử dụng cách quay đầu dùng lối rẽ.

26
Một số đường cao tốc hai làn xe không phân chia tuyến đã được chuyển đổi thành
đường cao tốc bốn làn xe chia tuyến. Hầu hết đường cao tốc trong tình trạng tốt, giúp
tăng cường an toàn và tốc độ. Một đường cao tốc Bangkok - Chon Buri (tuyến số 7) hiện
tại liên kết đến sân bay mới và vùng bờ biển phía Tây của Thái Lan.

Mạng đường ô tô cao tốc Thái Lan: Thái Lan sử dụng thuật ngữ cao tốc cho cá
đường thu phí hoặc mạng đường cao tốc. Hầu hết các tuyến đường cao tốc được cao hơn
mặt đất. Các mạng lưới đường cao tốc hiện tại kết nối các bộ phận chính của Bangkok
và các khu vực ngoại thành. Đường cao tốc được sử dụng để tránh ùn tắc giao thông
nặng ở Bangkok và giảm thời gian lưu thông, nhưng đôi khi chính nó bị tắc nghẽn trong
giờ cao điểm.

• Cở sở hạ tầng giao thông:

Thái Lan có nhiều siêu dự án giao thông và tổng dự án ước tính 1.490 tỷ baht
(khoảng 45,16 tỷ USD) trong năm 2022 nhằm cải thiện đường bộ, biển và hàng không.

Theo kế hoạch, Bộ Giao thông sẽ xây dựng hai đường cao tốc, cụ thể là đường M6
dài 196 km giữa Bang Pa-in và Nakhon Ratchasima và đường M81 dài 96 km giữa Bang
Yai và Kanchanaburi, với giá trị lần lượt là 81 tỷ baht và 62 tỷ baht.

Thái Lan đã triển khai các dự án hạ tầng giao thông hợp tác công tư (PPP) có tổng
mức đầu tư 163 tỉ baht (5,43 tỉ USD) (theo thông tin từ Bộ Tài chính nước này được
Reuters dẫn lại). Các dự án PPP ở Thái Lan rất đa dạng, bao gồm mở rộng một tuyến
tàu điện ngầm, một dự án vận tải công cộng quy mô lớn, và nhiều tuyến đường cao tốc.

Năm 2021, nước này bỏ ra 4,1 tỉ USD cho 7 tuyến đường cao tốc lớn trong nỗ lực
nâng cấp hạ tầng quy mô và dài hạn với tầm nhìn tới năm 2027.

• Hệ thống trạm sạc:

Các thiết bị sạc đã được phát triển với công nghệ sạc tối ưu, cho phép sạc nhanh
bằng dòng điện một chiều đến mức 80% pin trong vòng chưa đầy một giờ.

Theo báo cáo của Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) tại hội
thảo: Thái Lan hiện có 4.628 trạm sạc (bao gồm trạm sạc công cộng, cũng như trạm sạc
của các hãng xe điện).

27
Cơ quan Phát điện Thái Lan, Cơ quan Điện lực Thành phố và Cơ quan Điện lực
Tỉnh đã xúc tiến và làm việc với khu vực tư nhân (bao gồm cả các cá nhân) để tạo điều
kiện thành lập các trạm sạc EV. Do hoạt động kinh doanh sạc xe điện yêu cầu đầu vào
đầu tư tương đối cao nên khi tỷ lệ sử dụng xe điện tăng lên một mức nhất định, sẽ có
các khoản trợ cấp hấp dẫn hơn cho các cơ sở sạc xe điện, cả cho mục đích thương mại
và sử dụng tại nhà, để đáp ứng nhu cầu của người.

2.3.3.4 Nhu cầu sử dụng xe điện

Giá dầu tăng cao góp phần làm tăng nhu cầu về ô tô điện ở Thái Lan. Điều này
được phản ánh qua số lượng đơn đặt hàng ô tô điện tại Triển lãm ô tô quốc tế Bangkok
lần thứ 44, với hơn 9000 chiếc xe điện đã được đặt hàng. Chính phủ Thái Lan đã đặt
mục tiêu “30@30” với tham vọng đến năm 2030, xe điện sẽ chiếm ít nhất 30% tổng sản
lượng ô tô ở Thái Lan.

Xe điện trở nên phổ biến nhờ vào các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ giúp giảm giá
của phương tiện đi lại này. Trong khi đó, người tiêu dùng ở Thái Lan cũng đã tin tưởng
hơn vào các tiêu chuẩn xe điện.

Bộ Công nghiệp Thái Lan đã cung cấp cho ngành công nghiệp xe điện các yếu tố
hỗ trợ. Thiết lập pin và trạm sạc pin xe điện.

Thái Lan đặt mục tiêu sản xuất 725.000 ô tô điện mỗi năm vào năm 2030, chiếm
30% sản lượng ô tô của cả nước.

Chính quyền Thái Lan muốn “đẩy nhanh việc sử dụng và sản xuất ô tô điện, với
chiến lược quốc gia tập trung vào các giải pháp môi trường và ô nhiễm không khí”

2.3.3.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…)

Ủy ban Chính sách xe điện quốc gia của Thái Lan vừa phê duyệt giai đoạn trợ cấp
thứ hai dành cho người mua xe điện chạy bằng pin (BEV) hay còn gọi là xe “thuần”
điện. Đây là bước tiến mới của Thái Lan trong tham vọng trở thành trung tâm xe điện
hàng đầu của khu vực.

Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Radklao Inthawong Suwankiri cho biết,
gói các biện pháp thúc đẩy thị trường xe điện EV 3.5 đã được thông qua ngày 1/11 tại
28
cuộc họp của Ủy ban Chính sách xe điện quốc gia. Theo bà Radklao, Ủy ban cũng đã
yêu cầu cơ quan thuế gia hạn gói biện pháp thúc đẩy thị trường xe điện EV 3.0 ban hành
trước đó đến ngày 31/1/2024.

Dự kiến, gói biện pháp thúc đẩy thị trường xe điện EV3.5 sẽ được triển khai
từ năm 2024 đến năm 2027, bao gồm các chính sách ưu đãi như:

- Trợ cấp từ 50.000 đến 100.000 baht cho xe ô-tô điện có giá bán lẻ dưới 2
triệu baht và sử dụng pin có công suất tối thiểu 50 kWh
- Trợ cấp từ 5.000 đến 10.000 baht cho xe máy điện có giá không quá
150.000 baht sử dụng pin có công suất tối thiểu 3kWh…
- Trong hai năm đầu tiên triển khai gói ưu đãi EV3.5, xe điện nhập khẩu
nguyên chiếc sẽ được áp dụng mức trần thuế nhập khẩu là 40%. Thuế tiêu
thụ đặc biệt sẽ giảm từ 8% xuống 2% đối với xe điện nhập khẩu có giá dưới
2 triệu baht.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mua xe điện sản xuất trong nước có thể đề nghị
khấu trừ chi phí gấp hai lần giá thực tế của xe mà không cần đặt trần giá. Đối với các
giao dịch mua xe nhập khẩu, mức khấu trừ sẽ bằng 1,5 lần giá thực tế của xe.

Tiếp theo là các khoản tài trợ tiền mặt cho các nhà sản xuất linh kiện pin xe điện.
Bangkok nêu rõ, hỗ trợ chính sách sẽ củng cố vị thế của Thái Lan như một trung tâm
sản xuất xe điện.

Động thái mới nối dài các nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế xe điện của Thái Lan. Nước
này đặt mục tiêu đến năm 2030 chuyển đổi 30% sản lượng 2,5 triệu xe hằng năm thành
xe điện.

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết, Chính phủ nước này sẽ bảo đảm để
ngành công nghiệp động cơ đốt trong dần chuyển đổi sang ngành công nghiệp xe điện.
Theo Thủ tướng Srettha, tỷ lệ người mua xe điện ở Thái Lan hiện ở mức rất cao. Đây là
tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp xe điện, do đó Chính phủ cũng sẽ có trách nhiệm tiếp
tục mở rộng các biện pháp hỗ trợ ngành công nghiệp này.

29
2.3.3.6 Chính sách thuế

Ưu đãi thuế: Thái Lan áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô lai (hybrid)
thấp hơn 5% so với xe ô tô thông thường cùng dung tích xilanh. Ngoài ra, quốc gia này
cũng thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với xe hybrid và xe điện, đồng thời bố trí các
trạm sạc cho các loại xe này.

Một số chi tiết đáng lưu ý trong gói trợ cấp phát triển xe điện của Thái Lan là số
tiền trợ cấp dao động từ 70.000 baht đến 150.000 baht cho ô tô và xe tải; xe máy điện
được trợ giá 18.000 baht; đề xuất cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xuống 2% từ 8% đối
với ô tô; miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe tải; giảm thuế nhập khẩu tới 40% đối với ô
tô nguyên chiếc trong giai đoạn 2022-2023; miễn thuế nhập khẩu đối với các bộ phận
quan trọng của xe, bao gồm pin và động cơ; những ô tô giá dưới 2 triệu baht sẽ nhận
được nhiều lợi ích nhất.

2.3.3.7 Tài nguyên khan hiếm

Gần đây Thái Lan tuyên bố đã phát hiện 2 mỏ lithium tại tỉnh Phang Nga thuộc
miền Nam nước này với trữ lượng lên đến gần 15 triệu tấn tổng lượng khoáng sản, trong
đó lượng lithium thực tế chiếm khoảng 0,45%, là tiềm năng lớn cho hoạt động sản xuất
pin xe điện.

Giới chuyên gia Thái Lan nhận định rằng với hoạt động khai thác và tinh chế phù
hợp, lượng tài nguyên lithium mới được phát hiện đủ để sản xuất 1 triệu viên pin lithium-
ion có công suất 50 kWh dành cho xe điện. Ngoài lithium, các mỏ sodium lớn, một yếu
tố quan trọng khác trong sản xuất pin xe điện, cũng được tìm thấy ở vùng Đông Bắc
Thái Lan. Lượng tài nguyên mới phát hiện được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cam kết của chính
phủ trong thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện ở Thái Lan, đưa nước này trở thành trung
tâm sản xuất pin xe điện trong khu vực.

2.3.3.8 Trình độ phát triển KHKT-CN

Năm 2023 Thái Lan xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chỉ số Đổi mới sáng tạo
toàn cầu GII và trong giai đoạn 2017-2023 vẫn luôn duy trì vị trí top 3-4, được đánh giá
có trình độ phát triển khoa học công nghệ nằm trong top đầu của khu vực.

30
Bảng 2.2 Thứ hạn các quốc gia khu vực ASEAN (2017 – 2023)
STT Quốc gia 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023
1 Singapore 7 5 8 8 8 7 5
2 Malaysia 37 35 35 33 36 36 36=
3 Thái Lan 51 44 43 44 43 43 43=
4 Việt Nam 47 45 42 42 44 48 46
5 Philipines 73 73 54 50 51 59 56
6 Indonesia 87 85 85 85 87 75 61
7 Brunei 71 67 71 71 82 92 87
8 Campuchia 110 98 98 110 109 97 101
9 Lào Chưa được đánh giá 113 117 112 110
10 Myanmar Chưa được đánh giá 129 127 116 --

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Thái Lan (PTT) đang hướng tới là một trong những
nhà sản xuất chủ chốt trong ngành công nghiệp xe điện (EV). Các công ty con đang
thúc đẩy các dự án hợp tác với các công ty công nghệ nhằm triển khai kế hoạch lắp ráp
xe điện, mở rộng điểm sạc và cung cấp dịch vụ cho thuê xe điện.

PTT đã hợp tác cùng một nhà sản xuất điện tử đa quốc gia được biết đến trên toàn
cầu với tên gọi Foxconn, để xây dựng một cơ sở sản xuất xe điện trị giá 1-2 tỉ USD tại
khu vực Hành lang Kinh tế phía Đông của Thái Lan hướng tới việc hỗ trợ các công ty
nước ngoài lắp ráp xe điện Thái Lan, thay vì chi một số tiền lớn để thiết lập một cơ sở
chính thức sản xuất xe điện dưới một thương hiệu mới. Hoạt động sản xuất xe điện của
liên doanh PTT - Foxconn dự kiến bắt đầu vào năm 2024 với công suất 50.000 xe/năm
và tăng lên 150.000 xe/năm vào năm 2030.

Thái Lan là quốc gia thứ 3 có cơ sở sản xuất pin bán rắn ở châu Á, sau Trung Quốc
và Nhật Bản. Ngoài ra, Viện Khoa học và Công nghệ Vidyasirimedhi thuộc PTT đang
phát triển công nghệ pin lithium-ion hiệu suất cao.

Về các trạm sạc điện, PTT Oil and Retail Business (OR), một công ty con của PTT,
trước đó đã công bố kế hoạch tăng số lượng trạm sạc EV lên 450 vào cuối năm 2022 so
với con số 107 hiện có. OR đặt mục tiêu tăng số lượng trạm xạc lên 7.000 vào năm 2030.

31
2.3.3.9 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh của Vinfast ở Thái Lan bao gồm các
hãng ô tô nổi tiếng như Toyota, Honda, Ford, Mitsubishi và Nissan.

Toyota là một trong những đối thủ chính của Vinfast ở Thái Lan với sự hiện diện
mạnh mẽ và uy tín lâu đời trên thị trường ô tô này. Honda cũng là một đối thủ đáng gờm
với các dòng xe phổ thông và xe hạng sang của mình. Ford, Mitsubishi và Nissan cũng
có sự cạnh tranh sáng giá trong phân khúc ô tô tại Thái Lan.

Các đối thủ cạnh tranh của Vinfast ở Thái Lan đều có thương hiệu mạnh, sản phẩm
chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt.

2.3.4 Singapore

2.3.4.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Hình 2.11 Tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore qua các năm (theo World Bank)

32
Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất trong khu vực được công nhận là
quốc gia phát triển; có GDP bình quân đầu người cao và xếp hạng về Chỉ số Phát triển
con người (HDI) thuộc tốp đầu. Theo số liệu năm 2022 từ World Bank, GDP đạt 466,79
tỷ USD.

Với GDP đạt 466,79 USD, Singapore được đánh giá có tăng trưởng kinh tế cao
đứng ở vị trí thứ 3 khu vực Asean sau Indonesia và Thái Lan.

2.3.4.2 Thu nhập bình quân đầu người

Hình 2.12 Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan qua các năm (theo World
Bank)
Theo số liệu năm 2022 từ World Bank, GDP bình quân đầu người là 82.807 USD

Từ số liệu trên ta thấy Singapore luôn là nước có GDP bình quân đầu người
cao nhất trong khối ASEAN.

2.3.4.3 Cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm sạc

Singapore là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy việc áp dụng xe điện (EV) khi thế
giới hướng tới một tương lai bền vững hơn. Quốc gia thành phố đảo này đã chứng kiến
sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng thu phí từ cả chính phủ và khu vực tư nhân, với các ưu đãi

33
khuyến khích người lái xe chuyển từ phương tiện chạy bằng khí đốt truyền thống sang
phương tiện chạy bằng điện.

Tính đến năm 2023, có hơn 3.600 điểm sạc công cộng ở Singapore. Phần lớn trong
số này là bộ sạc AC cấp 2 có thể sạc đầy EV trong 4-8 giờ. Các điểm/trạm sạc nhanh
phổ biến hơn, với nhiều mạng sạc cung cấp các tùy chọn sạc nhanh. Ngoài ra, nhiều đơn
vị tư nhân như trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng và khu phát triển nhà ở đang lắp
đặt các trạm sạc riêng để khách hàng và nhân viên của họ sử dụng.

Chính phủ Singapore đặt mục tiêu triển khai 60.000 điểm sạc xe điện trên khắp
Singapore vào năm 2030, bao gồm 40.000 điểm ở bãi đỗ xe công cộng và 20.000 điểm
ở các cơ sở tư nhân. Mọi thị trấn HDB sẽ sẵn sàng sử dụng xe điện vào năm 2025, với
gần 2.000 bãi đậu xe HDB được trang bị các điểm sạc xe điện.

Với cơ sở hạ tầng được đầu tư và ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu cho
người dân, đây là thị trường mà Vinfast sẽ có nhiều cơ hội khi xâm nhập.

2.3.4.4 Nhu cầu

Trong năm ngoái, EV chiếm gần 12% tổng doanh số ô tô bán, nhưng chỉ chiếm 1%
trên đường. Singapore có tỷ lệ sở hữu ô tô thấp, khoảng 12 chiếc trên 100 người, và sở
thích cho các siêu xe và xe hơi sang trọng đang tăng cao, thể hiện sự giàu có ngày càng
tăng của một phần cư dân. Theo số liệu của Cơ quan Giao thông Đường bộ (LTA) được
công bố, Cộng hòa đã đăng ký 5.468 xe điện vào năm 2023, cao hơn 50,5% so với 3.634
vào năm 2022.

Tỷ lệ áp dụng xe điện ở Singapore đã tăng lên 18,1% trong tổng số 30.225 xe đăng
ký vào năm 2023, so với 11,7% vào năm 2022.

Dữ liệu này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong sự chấp nhận và ưa chuộng xe
điện trong cộng đồng người mua ô tô ở Singapore. Mặc dù tỷ lệ sở hữu ô tô ở
Singapore khá thấp, nhưng nhu cầu sử dụng xe điện đang tăng lên và có thể được
đánh giá là cao hơn, đặc biệt là do chính sách khuyến khích và mở rộng hạ tầng sạc
của Chính phủ.

34
2.3.4.5 Chính sách hỗ trợ nhà nước (về ưu tiên phát triển xe điện, có luật/
chính sách tạo đk để đầu tư xe điện…)

Singapore có đạo luật sạc xe điện 2022 ( EVCA ) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8
tháng 12 năm 2023 để quản lý các thiết bị dùng để sạc xe điện, người vận hành các trạm
sạc và các nhà cung cấp dịch vụ sạc cho xe điện. Điều này cho thấy rằng thị trường ô tô
điện tại Singapore ngày càng được quan tâm.

Tại Singapore, chính phủ đã tích cực thúc đẩy việc sử dụng xe điện như một phần
trong nỗ lực xây dựng một tương lai bền vững hơn. Một số chính sách và ưu đãi của
chính phủ nhằm thúc đẩy việc áp dụng xe điện ở Singapore bao gồm:

Giảm thuế đăng ký bổ sung cho EV: Mức sàn cho Phí đăng ký bổ sung (ARF)
phải trả cho một số EV sẽ giảm xuống 0 vào tháng 1/2022, từ mức 5.000 đô la Singapore
hiện tại. Điều này làm cho một số EV rẻ hơn.

Điều chỉnh thuế đường bộ: Các dải thuế đường bộ sẽ được điều chỉnh để ô tô điện
trên thị trường đại chúng bị đánh thuế tương đương với các loại động cơ đốt trong (ICE).

Khuyến khích tài chính : Chính phủ đã đưa ra một số ưu đãi tài chính để khuyến
khích áp dụng xe điện. Điều này bao gồm Khuyến khích áp dụng sớm (EAI), cung cấp
khoản giảm giá lên tới 20.000 đô la Singapore cho việc mua xe điện hoặc xe hybrid và
Chương trình phát thải xe cộ (VES), cung cấp khoản giảm giá hoặc phụ phí dựa trên
lượng khí thải carbon của chiếc xe.

Chính phủ cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng sạc để hỗ trợ việc áp dụng xe điện.
Điều này bao gồm việc lắp đặt các trạm sạc công cộng ở nhiều địa điểm khác nhau trên
đảo và khuyến khích các công ty tư nhân lắp đặt các trạm sạc. Ngoài ra, chính phủ cũng
đã yêu cầu lắp đặt các điểm sạc xe điện tại các khu phát triển tư nhân mới.

Quy định : Chính phủ đã đưa ra các quy định nhằm khuyến khích áp dụng xe điện,
chẳng hạn như chương trình Phương tiện không phát thải (ZEV), yêu cầu các nhà sản
xuất ô tô phải sản xuất số lượng xe chạy bằng điện hoặc pin nhiên liệu hydro tối thiểu
để bán ở Singapore.

Nhìn chung, các chính sách và ưu đãi của chính phủ đã giúp tăng cường áp
dụng xe điện ở Singapore. Do đó, số lượng xe điện trên đường đã tăng đáng kể trong

35
những năm gần đây và chính phủ đặt mục tiêu tất cả các phương tiện chạy bằng năng
lượng sạch hơn vào năm 2040.

2.3.4.6 Chính sách thuế

Ô tô là một trong những mặt hàng chịu thuế khi nhập khẩu vào Singapore. Tuy
nhiên theo Hiệp định ATIGA quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi đặc biệt (gọi tắt là hưởng thuế suất ATIGA), xe ô tô phải đáp ứng đủ các điều kiện
về tỷ lệ nội địa hóa (trên 40%), đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa của ATIGA
sẽ được hưởng thuế suất 0%. Theo công bố của VinFast từ năm 2021, tỷ lệ nội địa hóa
xe điện VFe34 đã đạt con số 60%.

Ta nhận thấy Singapore là địa điểm khá hấp dẫn cho sản xuất xe điện hoạt
động nhờ các quy định thương mại thuận lợi và số lượng FTA cao.

2.3.4.7 Tài nguyên khan hiếm

Singapore, một quốc gia đảo nhỏ với nguồn tài nguyên hạn chế, phải nhập khẩu
nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu về năng lượng. Việc phát triển các nguồn năng
lượng tái tạo như điện gió và thủy điện gặp hạn chế do tài nguyên thiên nhiên giới hạn.
Khí tự nhiên và dầu chiếm phần lớn trong cấu trúc nguồn điện, với việc nhập khẩu từ
Indonesia, Malaysia và các nguồn trên toàn thế giới. Không có nhiều khoáng sản trong
nước, nên hầu hết các loại khoáng sản cần thiết cho sản xuất công nghiệp đều phải được
nhập khẩu.

Singapore đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng nhưng việc
tăng tỷ lệ sở hữu xe điện mang lại thách thức mới, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng
sạc xe và áp lực cung cấp điện tăng lên.

2.3.4.8 Trình độ phát triển KHKT-CN

Các cơ quan nghiên cứu như A*STAR và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU)
đang tiến hành nhiều dự án R&D về pin ô tô điện, hệ thống truyền động điện và xe tự
lái. Nền tảng R&D mạnh mẽ này giúp Singapore tạo ra các công nghệ ô tô điện tiên tiến,
đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

Công nghệ xe nối lưới (V2G) cho xe điện (EV) cho phép trao đổi năng lượng hai
chiều với lưới điện. V2G cho phép xe điện lưu trữ lượng điện dư thừa và đưa vào lưới
36
điện, cải thiện các bộ phận của xe và mang lại lợi ích cho chủ sở hữu xe điện. Công nghệ
này hợp lý hóa quy trình sạc, khiến xe điện trở thành phương tiện di chuyển được ưa
chuộng. Thị trường trạm sạc đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối xe điện với
lưới điện một cách hiệu quả và tạo ra nhiều cơ hội trong tương lai.

Nghiên cứu và Phát triển : Chính phủ đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải
tiến công nghệ và giảm chi phí xe điện. Điều này bao gồm tài trợ cho nghiên cứu về
công nghệ pin và các công nghệ liên quan khác.

Singapore đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Trình độ KHKT
- CN tại Singapore đang được áp dụng một cách hiệu quả trong ngành sản xuất ô tô
điện.

2.3.4.9 Đối thủ cạnh tranh


Bảng 2.3 Bảng xếp hạng các thương hieuj xe điện tại Singapore năm 2023

Xếp hạng Thương hiệu Doanh số Thị phần (%)

1 BYD 303 20,7

2 Tesla 283 19,4

3 BMW 249 17

4 Mercedes 171 11,7

5 Opel 98 6,7

Các OEM hàng đầu như BYD, Tesla, Bluecar, Hyundai, Renault, MG, Nissan,
Volvo, BMW, Kia, Audi, Porsche, Polestar, Mercedes, Honda và Ford đều cung cấp ô tô
có lượng khí thải thấp ở Singapore. BYD, Tesla và Bluecar chỉ sản xuất xe điện chạy
pin, trong khi các nhà sản xuất ô tô còn lại cũng cung cấp ICE, xe hybrid nhẹ và hybrid
mạnh.

Thị trường xe điện Singapore đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với BYD
dẫn đầu. Theo dữ liệu mới nhất từ LTA của Singapore, BYD thống trị thị trường xe điện

37
với 303 lượt đăng ký chỉ trong nửa đầu năm 2023, họ chiếm 20,7% thị trường, Tesla bứt
phá và các hãng khác đang nỗ lực khẳng định vị thế.

BYD thống trị thị trường nhờ chiến lược 7+4 toàn diện, phù hợp với cam kết vận
tải công cộng xanh của chính phủ. Việc kiểm soát chuỗi cung ứng và sở hữu công nghệ
pin lithium tiên tiến giúp BYD cung cấp xe điện giá cạnh tranh, thậm chí cung cấp pin
cho cả Tesla.

Tesla ghi nhận doanh số bán hàng tăng vọt sau khi ra mắt Model 3 vào năm 2021.
Mức giá hấp dẫn cùng thương hiệu cao cấp đã tạo nên sức hút mạnh mẽ cho Tesla tại thị
trường Singapore.

Các hãng xe khác cũng đang tích cực tham gia vào thị trường xe điện Singapore.
Nổi bật là Hyundai với việc xây dựng Trung tâm Đổi mới HMGIAS, hướng đến sản
xuất 30.000 xe điện mỗi năm và hình thành chuỗi cung ứng mới.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự quan tâm ngày càng tăng từ người
tiêu dùng, thị trường xe điện Singapore hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương
lai.

38
2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

CÁC TRỌNG PHẢN ỨNG TỔNG ĐIỂM


YẾU TỐ SỐ SING INDO MALAY THÁI SING INDO MALAY THÁI
Tốc độ
tăng
trưởng 0.08 3 4 2 3 0.24 0.32 0.16 0.24
kinh tế
(GDP)
Thu nhập
bình quân 0.15 4 3 3 2 0.6 0.45 0.45 0.3
đầu người
Cơ sở hạ
tầng, hệ
0.1 3 2 2 4 0.3 0.2 0.2 0.4
thống
trạm sạc

Nhu cầu 0.2 2 3 2 4 0.4 0.6 0.4 0.8

Chính
sách hỗ
0.15 4 4 3 3 0.6 0.6 0.45 0.45
trợ nhà
nước
Chính
0.1 4 4 4 4 0.4 0.4 0.4 0.4
sách thuế
Tài
nguyên
0.02 1 3 4 4 0.02 0.06 0.08 0.08
khan
hiếm
Trình độ
phát triển
0.08 2 3 4 3 0.16 0.24 0.32 0.24
KHKT-
CN
Đối thủ
cạnh 0.12 2 2 3 3 0.24 0.24 0.36 0.36
tranh

Tổng 1 2.96 3.11 2.82 3.27

2.5. Kết luận

Với tổng điểm cao nhất là 3.27 thì Vinfast nên lựa chọn thị trường Thái Lan để

thâm nhập thì phù hợp nhất.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=SG

2. https://cafef.vn/viet-nam-can-bao-nhieu-nam-nua-de-gdp-dung-thu-ba-dong-
nam-a-vuot-1000-ty-usd-20230301102728927.chn

3. https://www.mot.gov.sg/what-we-do/green-transport/electric-
vehicles#:~:text=We%20aim%20to%20deploy%2060%2C000,fitted%20wit
h%20EV%20charging%20points

4. https://www.scs.org.sg/articles/ev-charging-stations-
singapore#:~:text=Singapore%20boasts%20over%203%2C600%20public,w
idespread%20accessibility%20for%20EV%20owners

5. https://www.nea.gov.sg/media/news/news/index/sustained-government-
support-to-encourage-vehicle-
electrification#:~:text=Singapore%2C%2021%20September%202023%20%
E2%80%93%20To,an%20emphasis%20on%20electric%20vehicles

6. https://www.quickcharge.sg/2023/03/23/the-role-of-government-in-
promoting-ev-adoption-discuss-the-role-of-government-policies-and-
incentives-in-promoting-ev-adoption-and-building-a-sustainable-
future/#:~:text=Regulations%3A%20The%20government%20has%20introd
uced,vehicles%20for%20sale%20in%20Singapore

7. https://www.mondaq.com/rail-road--cycling/1419906/commencement-of-
the-regulations-on-charging-electric-vehicles-in-
singapore#:~:text=As%20part%20of%20Singapore's%20multi,stations%20a
nd%20providers%20of%20charging

8. https://m.huxiu.com/article/1593743.html

40
9. https://www.nextmsc.com/news/singapore-electric-vehicle-ev-charging-
market

10. https://bolt.earth/blog/ev-landscape-in-singapore

11. https://www.plugshare.com/

12. https://vinfast.vn/

ix

You might also like