You are on page 1of 21

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 2

Đề tài nhóm 2: CRYPTOCURRENCY VÀ CBDC (CENTRAL BANK DIGITAL


CURRENCY)

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Phương Thanh

Họ và tên sinh viên: 1. Nguyễn Thị Thùy Linh

2. Nguyễn Ngọc Yến Nhi

3. Nguyễn Thị Kim Oanh

4. Nguyễn Huỳnh Xuân Thy

5. Nguyễn Cẩm Tiên

6. Huỳnh Thị Quốc Vy

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

ĐIỂM SỐ: KÝ TÊN

ĐIỂM CHỮ:

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


STT Họ và tên MSSV Công việc Mức độ hoàn
thành

1 Nguyễn Thị Thùy Linh 2021009355 100%

2 Nguyễn Ngọc Yến Nhi 2021009415 100%

3 Nguyễn Thị Kim Oanh 2021009433 100%

4 Nguyễn Huỳnh Xuân Thy 2021009505 100%

5 Nguyễn Cẩm Tiên 2021004938 100%

6 Huỳnh Thị Quốc Vy 2021004844 100%

LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................................1
2. Mục tiêu........................................................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................1
4. Ý nghĩa.........................................................................................................................................1
5. Kết cấu của tiểu luận...................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ CRYPTOCURRENCY..........................................2
1. Khái niệm Cryptocurrency.........................................................................................................2
2. Đặc điểm của Cryptocurrency....................................................................................................2
3. Các loại tiền Cryptocurrency......................................................................................................3
4. Ưu điểm và nhược điểm của Cryptocurrency...........................................................................4
4.1. Ưu điểm.................................................................................................................................4
4.2. Nhược điểm...........................................................................................................................4
5. Cách thức Cryptocurrency hoạt động........................................................................................4
6. Những lưu ý khi sử dụng Cryptocurrency.................................................................................5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
(CBDC).................................................................................................................................................7
1. Khái niệm Central Bank Digital Currency (CBDC).................................................................7
2. Phân loại CBDC...........................................................................................................................7
3. Đặc điểm.......................................................................................................................................8
4. Mục tiêu của CBDC.....................................................................................................................9
5. Lợi ích và tác động của CBDC....................................................................................................9
5.1. Lợi ích của CBDC.................................................................................................................9
5.2. Rủi ro khi sử dụng CBDC..................................................................................................10
6. Cách thức hoạt động của CBDC...............................................................................................11
CHƯƠNG III: SO SÁNH VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CRYPTOCURRENCY VÀ CBDC. 11
1. So sánh Cryptocurrency và CBDC...........................................................................................11
2. So sánh CBDC và tiền mặt vật chất.........................................................................................12
3. Thực trạng sử dụng Cryptocurrency và CBDC......................................................................13
3.1. Trên thế giới........................................................................................................................13
3.2. Tại Việt Nam.......................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................15
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa
5. Kết cấu của tiểu luận
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ CRYPTOCURRENCY

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG


TRUNG ƯƠNG (CBDC)

CHƯƠNG III: SO SÁNH VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CRYPTOCURRENCY VÀ


CBDC
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ CRYPTOCURRENCY
1. Khái niệm Cryptocurrency
Crypto còn được gọi là Cryptocurrency, là một dạng tiền điện tử được tung ra
và phát hành bởi các dự án Blockchain. Nó được dùng tương tự một phương tiện giao
dịch như tiền thật trong thực tế, nhưng những giao dịch này lại được diễn ra trên nền
tảng Blockchain. Cryptocurrency sẽ có nhiều chức năng khác nhau được sử dụng như
một phương tiện lưu trữ giá trị, thanh toán & giao dịch hoặc có các ứng dụng khác
như phần thưởng cho thợ đào, tham gia vào hoạt động của dự án.

Crypto (cryptocurrency) tiếng Việt chính là tiền ảo. Crypto còn có rất nhiều tên
gọi khác nhau khác như tiền điện tử hay tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số và cả tiền mật
mã…

Đặc điểm nổi bật nhất của Crypto nói riêng và tiền mã hóa nói chung là bất kỳ
ai cũng có thể có khả năng tạo ra loại tiền này. Tuy nhiên, giá trị của một đồng Crypto
sẽ được đánh giá thông qua việc nó có được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi
hay không. Đây là điểm khác biệt so với tiền pháp định được phát hành, định giá và
kiểm soát giá trị bởi các chính phủ.

Sàn giao dịch Crypto là nơi các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua bán,
giao dịch tiền điện tử. Nó được xem như một nền tảng trực tuyến làm trung gian giữa
các nhà đầu tư Crypto.

2. Đặc điểm của Cryptocurrency


- Tính phi tập trung: Crypto được phân phối trên mạng lưới với sự tham gia của
rất nhiều người dùng ngang hàng. Hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.

- Dạnh tiền được số hóa: Crypto là loại tài sản được số hóa, chỉ được giao dịch
giữa các người dùng với nhau trên mạng lưới Internet. 

- Tính chất ngang hàng, không phụ thuộc: Các nhà đầu tư được trực tiếp giao
dịch với nhau trên trực tuyến thông qua các máy tính ngang hàng và không cần phụ
thuộc vào bên thứ ba. Nhờ đó tốc độ xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng và đồng thời
không bị đánh phí cho mỗi giao dịch.
- Tính ẩn danh: Khi người dùng giao dịch Crypto trên nền tảng Blockchain thì
không cần cung cấp thông tin cá nhân, và không chịu sự kiểm soát quản lý của bất cứ
một tổ chức nào.

- Tính toàn cầu: Bởi tính chất không phụ thuộc cho nên loại tiền mã hóa này
không bị kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia nào. Crypto được giao dịch mọi nơi trên toàn
thế giới (Global). Và cũng chính vì thế, Crypto được xem là loại tiền tệ có tính phi
quốc gia.

3. Các loại tiền Cryptocurrency


Coinmarket đã thống kê rằng hiện nay có hơn loại 3000 Crypto khác nhau trên
thế giới. 

Có hai cách phân loại cơ bản về Crypto

- Bitcoin và Alcoin 

+ Bitcoin: Loại tiền điện tử đầu tiên được phát hành dưới dạng mã nguồn mở.
Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng trong nền tảng Blockchain để giao dịch trực
tiếp giữa người dùng với nhau mà không cần đến bên trung gian kiểm soát. 

+ Altcoin: Được gọi là coin thay thế thì sau Bitcoin thì tất cả các đồng tiền
được phát hành đều được gọi là Alternative coin. Chức năng của Altcoin cơ bản giống
như Bitcoin. 

- Coin và Token

+ Coin:  Là loại tiền điện tử được phát hành dựa vào nền tảng Blockchain.
Đồng Coin được phát hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan để giao
dịch, bảo mật thông tin, phát triển các ứng dụng về tài chính, ngân hàng…

+ Token:  Đây cũng là loại tiền cũng được phát hành trên nền tảng Blockchain.
Tuy nhiên, Token không có nền tảng riêng mà hoạt động trên một Blockchain khác.
Hầu hết các Token thường sử dụng các nền tảng sau: Ethereum - ERC20, Solana -
SOL, Binance smart chain – BSC.
4. Ưu điểm và nhược điểm của Cryptocurrency
4.1. Ưu điểm
- Crypto có tính công bằng: Người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện các hoạt
động giao dịch mà không cần thông qua các bên trung gian.

- Crypto có tính an toàn và bảo mật rất cao

- Crypto thuận tiện cho người sử dụng, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh
hoặc máy tính có kết nối mạng internet thì người tham gia có thể đầu tư vào bất cứ
thời điểm nào. 

- Những giao dịch của Crypto rất nhanh chóng, chi phí chuyển tiền từ nước này
sang nước khác là rất thấp. Chi phí giao dịch đối với tiền mã hóa gần như bằng 0. Tốc
độ xử lý các giao dịch hoành thành trong khoảng từ 02 - 10 phút.

4.2. Nhược điểm


- Nhược điểm đầu tiên có thể kể đến đó là Crypto chưa được chấp nhận lưu
thông trên tất cả các quốc gia. Hiện nay, do tính chất giao dịch của tiền điện tử vẫn
còn nhiều tranh luận trái chiều, Crypto vẫn còn đưa được công nhận ở nhiều quốc gia
và khu vực. Điều này sẽ tạo khó khăn cho việc giao dịch giữa các quốc gia và làm
giảm tính thanh khoản cho các nhà đầu tư.

- Giá đồng tiền ảo có thể thay đổi liên tục vì nó có sự biến động rất lớn và bất
thường, có thể gây ra tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư.

- Tiền ảo thì đòi hỏi người sử dụng phải có sự quan tâm hiểu biết sâu sắc và cần
có sự đầu tư về mặt thời gian, kiến thức chuyên sâu. Công nghệ càng hiện đại, càng là
thách thức đối với nhiều người mới ít sự hiểu biết về nền tảng này. Việc khai thác,
quản lý và đầu tư sinh lợi nhuận từ tiền mã hóa đòi hỏi cần có sự hiểu biết sâu rộng về
nền tảng Blockchain. Đây là một thách thức to lớn đối với các nhà đầu tư truyền thống
khi chuyển sang lĩnh vực mới mẻ và màu mỡ này. Nên biết rằng, càng dễ dàng đầu tư,
càng nhiều lợi nhuận thì sẽ có rất nhiều rủi ro.

5. Cách thức Cryptocurrency hoạt động


Hiện tại sàn giao dịch Crypto được chia làm 02 nhóm là sàn giao dịch tập trung
và phi tập trung.
- CEX - sàn giao dịch tập trung: Là sàn giao dịch có bên thứ ba (trung gian)
đóng vai trò kiểm soát và trung gian cho các hoạt động giao dịch Crypto của người
dùng.

Để tham gia vào các sàn này, người dùng phải KYC (Know your customer) để
chứng minh thông tin cá nhân và tạo tài khoản có ID, password riêng để đăng nhập.

Một số sàn giao dịch tập trung nổi tiếng trên thế giới như: Binance, Coinbase,
Kucoi… Đây là các sàn giao dịch uy tín và minh bạch, có độ thanh khoản cao cho các
nhà đầu tư.

- DEX - sàn giao dịch phi tập trung: Như bạn đã biết, sàn phi tập trung sẽ
được thành lập và hoạt động theo nền tảng bc nhưng không có sự kiểm soát quản lý
của bên thứ ba. Ví dụ như Uniswap, Pancakeswap, SushiSwap…

6. Những lưu ý khi sử dụng Cryptocurrency


Đầu tư trong lĩnh vực Crypto là một hoạt động giao dịch trao đổi đồng tiền điện
tử nhằm mục đích thu lại lợi nhuận từ khoảng chênh lệch. Để tham gia hiệu quả vào
thị trường này, người mới cần lưu một số nội dung sau:

Thứ nhất: Tìm tòi và sản lọc thông tin kỹ càng

Như đã nói ở trên, hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch Crypto. Điều này giúp
các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu và sàng lọc kỹ
càng loại Crypto mà bạn sắp đầu tư. Ví dụ như giá trị đồng tiền Crypto, đơn vị tạo ra
nó, roadmap của dự án, tính thanh khoản…

Thứ hai: Chuẩn bị kiến thức vững vàng

Đây cũng là lưu ý quan trọng nhất khi tham gia đầu tư vào thị trường Crypto.
Lĩnh vực Crypto tương đối mới trên thị trường và có khá nhiều kiến thức đa chiều và
nhiều khúc mắc.

Vì thế bạn cần chủ động tìm hiểu kiến thức cũng như theo dõi các xu thế hiện
tại của thị trường để nắm bắt đầu từ một cách sáng suốt nhất. Năm 2022 đang là xu thế
của Metaverse, Defi, NFT…

Thứ ba: Bảo mật tài sản điện tử


Đã gọi là đầu tư thì luôn tiềm ẩn nhiều hình thức lừa đảo chứ không chỉ riêng
gì thị trường Crypto. Tuy nhiên với thị trường này, nhà đầu tư có thể bị lừa để lấy
private key đăng nhập vào ví điện tử cá nhân và hack toàn bộ số coin của bạn.

Do đó, để an toàn bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ các giao dịch và không được chia
sẻ private key cho bất kỳ ai.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG (CBDC)
1. Khái niệm Central Bank Digital Currency (CBDC)
Cho đến nay, không có một định nghĩa thống nhất chung duy nhất về tiền kỹ
thuật số.

Theo IMF 2016, Tiền số ngân hàng Trung ương CBDC - đôi khi được gọi là
tiền điện tử của Ngân hàng trung ương (NHTW), là dạng tiền như tiền giấy của ngân
hàng dưới dạng số.

Theo CPMI – MC 2018, CBDC là một dạng số của tiền của NHTW, đồng tiền
này khác với số dư dữ trữ truyền thống hay các tài khoản thanh toán.

Còn theo BIS năm 2020, CBDC là một công cụ thanh toán kỹ thuật số, được
gán mệnh giá theo đơn vị tính toán quốc gia, và là một nghĩa vụ nợ trực tiếp của
NHTW.

Central Bank Digital Curency CBDC là một dạng tiền kỹ thuật số do NHTW
của một quốc gia phát hành. Chúng tương tự như tiền điện tử nhưng giá trị của chúng
được cố định bởi NHTW và tương đương với tiền pháp định của quốc gia.

2. Phân loại CBDC


Có 2 loại CBDC: bán buôn và bán lẻ

+ CBDC bán buôn:

Người sử dụng loại này là các tổ chức tài chính. CBDC bán buôn tương tự như
nắm giữ trữ trong một NHTW. NHTW cấp cho một tổ chức một tài khoản để gửi tiền
hoặc sử dụng để thanh toán chuyển khoản liên ngân hàng.

Các NHTW sau đó có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như dữ trữ bắt
buộc hoặc lãi suất trên số dư dự trữ để tác động đến hoạt động cho vay và ấn định lãi
suất.

+ CBDC bán lẻ:

CBDC bán lẻ là loại tiền lỹ thuật số được chính phủ hậu thuẫn được sử dụng
bởi người tiêu dùng và doanh nghiệp. CBDC bán lẻ loại bỏ rủi ro trung gian – rủi ro
mà các nhà phát hành tiền kỹ thuật số tư nhân có thể bị phá sản và mất tài sản của
khách hàng.

CBDC bán lẻ có 2 loại. Chúng khác nhau về cách người dùng cá nhân truy cập
và sử dụng tiền tệ.

CBDC bán lẻ dựa trên mã thông báo có thể truy cập bằng khóa riêng hoặc khó
chung hoặc cả 2. Phương pháp này cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ẩn
danh.

CBDC bán lẻ dựa trên tài khoản yêu cầu nhận dạng kỹ thuật số để truy cập tài
khoản.

3. Đặc điểm
Cơ quan tiền tệ hoặc NHTW của một quốc gia phát hàng CBDC nhằm thúc đẩy
tài chính toàn diện và đơn giản hóa việc triển khai tiền tệ và chính sách tài khóa. Tùy
theo nhu cầu của mỗi nước mà CBDC sẽ được thiết kế có những thuật toán và đặc
điểm khác nhau.

Các loại tiền kỹ thuật số của NHTW bắt nguồn từ tiền điện tử và công nghệ
chuỗi khối, CBDC không phải là tiền điện tử. Chỉ một NHTW kiểm soát CBDC trong
khi tiền điện tử hầu như được phân cấp, có nghĩa tiền điện tử không thể được quản lý
bởi một cơ quan duy nhất, chẳng hạn như ngân hàng.

Công cụ có thể dùng thanh toán, chuyển giao và truyền tải bởi các hệ thống và
giao dịch thanh toán điện tử.

Tiền kỹ thuật số của NHTW có tính bảo mật cao, mỗi đơn vị tiền sẽ có đặc
điểm nhận dạng để ngăn chặn tiền giả.

Tiền kỹ thuật số của NHTW gắn với hệ thống ngân hàng mọi người có thể tự
do chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản tiền điện tử và ngược lại.

Bên cạnh những đặc điểm chung, CBDC có những đặc tính riêng có của tiền kỹ
thuật số NHTW hiện nay. Tại mỗi CBDC, một giao dịch thanh toán chỉ liên quan đến
việc chuyển giao trực tiếp qua NHTW từ một người sử dụng cuối cùng sang người sử
dụng khác, không qua bất kỳ trung gian tài chính nào. Các giao dịch được dàn xếp
trực tiếp bằng tiền NHTW, trên bảng cân đối kế toán của NHTW trong thời gian thực.
4. Mục tiêu của CBDC
Mục tiêu chính của CBDC là cung cấp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng
quyền riêng tư, khả năng chuyển nhượng, sự thuận tiện, khả năng tiếp cận và bảo mật
tài chính.

Nhiều cá nhân trên khắp thế giới không có quyền truy cập vào tài khoản ngân
hàng, vì vậy CBDC sẽ cung cấp cho họ cách để được thanh toán giữ tiền và thanh toán
hóa đơn.

5. Lợi ích và tác động của CBDC


5.1. Lợi ích của CBDC
Lợi ích mà CBDC mang lại vô cùng to lớn bao gồm tăng trưởng kinh tế, hiệu
quả về mặt tài chính, giao dịch và phát triển công nghệ:

Thanh toán hiệu quả: Việc áp dụng CBDC giúp cho việc thanh toán sẽ được
giao dịch trực tiếp từ người gửi tới người nhận mà không phải thông qua các ngân
hàng hoặc tổ chức tài chính trung gian. Từ đó, giảm bớt chi phí và nhân lực cần thiết,
cung cấp các phương thức chuyển tiền thay thế các tùy chọn với chi phí thấp và giúp
cho việc giao dịch xuyên quốc gia trở nên nhanh chóng với chi phí rẻ hơn.

Thanh toán bán lẻ dễ dàng: CBDC không có mệnh giá tiền như tiền giấy thông
thường, nên các giao dịch bán lẻ sử dụng CBDC sẽ không gặp các vấn đề rắc rối về
tiền thừa.

Thúc đẩy tài chính: CBDC giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận bằng cách mở
tài khoản trực tiếp tại ngân hàng miễn phí hoặc với chi phí thấp và tài khoản an toàn
bởi sự đảm bao của NHTW. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho các tổ chức tài chính hoạt
động hiệu quả hơn khi tự động hóa rất nhiều công đoạn mà không phụ thuộc vào nhân
lực.

Hiệu quả về công nghệ: Thay vì dựa vào các ngân hàng trung gian và thanh
toán bù trừ, thì hệ thống sẽ hỗ trợ cho việc chuyển tiền và thanh toán phức tạp trở nên
hiệu quả hơn đồng thời sẽ giúp giảm bớt số lượng giao dịch bị bỏ qua. Các giao dịch
CBDC qua quét mã QR hay chuyển khoản sẽ an toàn hơn hẳn làm giảm giao dịch bị
lỗi.
Công cụ giám sát: Việc phát hành tiền điện kỹ thuật số của NHTW chính là
giải pháp khả thi để theo kịp và kiểm soát tốc độ số hóa nhanh của nền kinh tế hiện
nay. Mặt khác, nó còn cung cấp công cụ giám sát cho Chính phủ.

Khi thiết kế ra CBDC, Chính phủ sẽ dễ dàng theo dõi được hoạt động của dòng
tiền, mọi giao dịch trở nên minh bạch.

Ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp: Tiền điện tử của NHTW sẽ giúp
NHTW có thể theo dõi vị trí chính xác của mọi đơn vị tiền tệ. Giúp phát hiện tội phạm
dễ dàng từ đó giúp ngăn chặn hay đảo ngược các hoạt động phạm tội như trốn thuế,
rửa tiền, trộm cắp hay mua bán chất cấm. Ngoài ra thì việc sử dụng CBDC giúp cho
việc trả lại tiền mất của người bị mất trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Giảm bớt chi phí hư hao: CBDC có thể thu hồi lại giao dịch do đó dòng tiền sẽ
không bị thất lạc và không bị hư hỏng về mặt vật lý như tiền mặt. CBDC cũng có thể
giảm bớt việc bảo trị mà một hệ thống tài chính phức tạp yêu cầu

Tăng cường niềm tin của người dân với hệ thống ngân hàng: Do sự minh bạch
trong các giao dịch người dân có thể hoàn toàn kiểm tra số lượng tiền được in ấn và
được sử dụng vào mục đích gì, loại bỏ sự nghi ngờ đối với Chính phủ.

Truyền tải chính sách tiền tệ dễ dàng: Việc phát hành trực tiếp tiền tới người
dân khiến cho các NHTW có thể trực tiếp điều chỉnh nguồn cung thay vì điều khiển
gián tiếp thông qua các chính sách kinh tế như tăng giảm lãi suất, có thể dẫn đường tới
một hệ thống ngân hàng dự trữ đầy đủ.

Từ đó ta có thể thấy, việc phát hàng tiền kỹ thuật số của NHTW chính là một
giải pháp khả thi để theo kịp và kiểm soát tốc độ số hóa nhanh của nền kinh tế hiện
nay. Mặt khác, nó cũng có thể cung cấp cho chính phủ một công cụ bổ sung để giám
sát, đồng thời khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

5.2. Rủi ro khi sử dụng CBDC


Phát hành và sử dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng chưa phải là hoàn toàn
hoàn hảo mà nó còn mang lại một số rủi ro như sau:
Việc người dân có thể mở tài khoản trực tiếp tại NHTW, làm giảm hoạt động
của ngân hàng thương mại và từ đó làm cho vị thế tài trợ của các ngân hàng yếu đi
dẫn đến việc các NHTW có nguy cơ sẽ cắt giảm số lượng các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó còn có mối lo ngại rằng một CBDC sẽ tạo điều kiện cho đột biến
rút tiền gửi hoặc một số lượng lớn khách hàng rút tiền của họ trong trường hợp khẩn
cấp khi họ lo ngại về tương lai của một tổ chức tài chính.

6. Cách thức hoạt động của CBDC


Cũng giống như tiền điện tử thông thường, tiền kỹ thuật số của NHTW cũng
được giao dịch trên các thuật toán phức tạp. Tuy nhiên, CBDC sử dụng cơ sở dữ liệu
được ban hành bởi NHTW và Chính phủ dựa trên nền tảng Blockchain có thể tương
tác và lập trình thiết kế.
CHƯƠNG III: SO SÁNH VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CRYPTOCURRENCY
VÀ CBDC
1. So sánh Cryptocurrency và CBDC
 Tính tập trung so với phi tập trung

CBDC có tính tập trung vì CBDC là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số do
NHTW của quốc gia (hoặc cơ quan có chức năng phát hành tiền tệ) phát hành, nằm
dưới sự quản lý của Chính phủ, có giá trị như tiền tệ pháp định và được pháp luật bảo
vệ. Giá trị của CBDC được đảm bảo bằng niềm tin và sự tín nhiệm hoàn toàn vào
Chính phủ phát hành.

Crypto có tính phi tập trung vì hầu hết chúng không được phát hành, định giá
và kiểm soát giá trị bởi bất kỳ một tổ chức Chính phủ nào, nghĩa là bất kỳ ai hay tổ
chức nào cũng có khả năng tạo ra và phát hành loại tiền này. Giá trị của Crypto được
đánh giá thông qua mức độ được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi như thế
nào.

 Hữu danh so với ẩn danh

CBDC nằm dưới sự quản lý của Chính phủ và NHTW nên việc theo dõi các
giao dịch tài chính trở nên dễ dàng, khiến mọi giao dịch trở nên minh bạch từ đó giúp
ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp như trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng…

Crypto miễn nhiễm với sự can thiệp của Chính phủ và NHTW, các giao dịch
thanh toán Crypto không yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu cá nhân. Việc khó có thể
xác nhận danh tính của những người thực hiện giao dịch đã tiếp tay cho các hoạt động
ngầm như rửa tiền hay mua bán vũ khí.

2. So sánh CBDC và tiền mặt vật chất


CBDC Tiền mặt vật chất

(tiền giấy và tiền xu)

Dạng tiền điện tử nên không có những rủi Có thể bị bạc màu, nhàu nát hoặc rách cần
ro này phải được in mới để thay thế
Giao dịch thông qua các ứng dụng công Giao dịch trực tiếp giữa người với người
nghệ số hiện đại => rủi ro về sức khỏe

Không có những rủi ro này Rủi ro bị mất mát, hao hụt tài sản do cướp
giật, cháy nổ; việc phát hành, vận chuyển,
bảo quản phát sinh nhiều chi phí; nhầm
lẫn, tốn kém thời gian trong việc kiểm
đếm khi số lượng tiền giao dịch lớn

Khó có thể làm giả Có thể bị làm giả

Có thể truy vết đến tận cùng mọi giao Khó truy vết các hoạt động rửa tiền, trốn
dịch có liên quan => góp phần giảm tội thuế, tài trợ khủng bố hay các hoạt động
phạm bất hợp pháp khác

3. Thực trạng sử dụng Cryptocurrency và CBDC


3.1. Trên thế giới
 CBDC

Các NHTW ở nhiều quốc gia có chương trình thí điểm và dự án nghiên cứu để
xác định khả năng tồn tại và khả năng sử dụng CBDC trong nền kinh tế của họ. Tính
đến tháng 3/2023 đã có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có CBDC đó là Bahamas,
Antigua and Barbuda, St. Kitts and Nevis, Monserrat, Dominica, Saint Lucia, St.
Vincent and the Grenadines, Grenada, and Nigeria. Mười tám quốc gia hiện có
chương trình thí điểm bao gồm 7 nền kinh tế G20 và 32 quốc gia đang có chương
trình phát triển. Theo Cục dữ trữ Liên Bang, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia
đang tìm hiểu xem liệu CBDC có thể cải thiện hệ thống thanh toán nội địa vốn đã an
toàn và hiệu quả của Hoa Kỳ hay không. Trong khu vực ASEAN, Singapore và
Philippines đã hủy bỏ ý định thí điểm CBDC bán lẻ và tập trung theo đuổi CBDC bán
buôn, trong khi đó Campuchia đã tiến tới giai đoạn thí điểm.

Từ năm 2014, Trung Quốc đã nghiên cứu tiền số quốc gia có tên e-CNY và thí
điểm ra thị trường tháng 4/2020 nhằm tăng cường sự hiện diện của đồng tiền số ở mọi
mặt đời sống. Tính tới tháng 10/2021, số lượng giao dịch bằng đồng tiền kỹ thuật nói
trên này đã đạt 150 triệu lượt với tổng giá trị gần 10 tỉ USD. Với việc chính thức vận
hành từ tháng 2/2022, hoạt động thanh toán bằng e-CNY cũng đang trở nên phổ biến
tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Tại Hàn Quốc, vào tháng 1/2022, NHTW nước này cho biết đã thành công 1
trong 2 giai đoạn đầu tiên của bài kiểm tra thử nghiệm về tính khả thi của CBDC.
Theo đó CBDC đã hoạt động bình thường trong môi trường dựa trên điện toán đám
mây. Dự kiến giai đoạn thứ 2 sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 6 tới. Sau giai đoạn
này CBDC sẽ được lên kế hoạch hoạt động chính thức.

Về phía Campuchia, đây là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới
đưa CBDC vào vận hành chính thức. Ngân hàng nước này đã bắt đầu nghiên cứu tiền
kỹ thuật số từ 2018 thúc đẩy giao dịch tiền Riel, giảm bớt tình trạng Đô la hóa.

 Cryptocurrency

Tiền ảo đã được giao dịch rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó tập
trung vào các khu vực phát triển như Bắc Mỹ, Đông Âu và Châu Á. Trong các loại
tiền ảo, Bitcoin có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường, chiếm hơn 40% tổng giá trị
vốn hóa thị trường. Đứng thứ hai là Ethereum và sau đó là Tether.

Sau El Salvador, Cộng hòa Trung Phi là quốc gia thứ hai trên thế giới chấp
nhận Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp. Ngày 27/4/2022, Cộng hòa Trung Phi trở
thành quốc gia thứ hai trên thế giới chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ.

3.2. Tại Việt Nam


 CBDC

Việc áp dụng CBDC vào thực tế vẫn còn phức tạp và khó khăn, đó là lý do tại
sao chỉ một số ít quốc gia đang thực sự quan tâm và triển khai phát hành loại tiền này.
NHTW hiện chưa công bố kế hoạch phát hành CBDC trong tương lai gần nhưng vẫn
đang nghiên cứu khả năng đưa CBDC vào thực tế.

 Cryptocurrency

Vào những năm 2013 - 2014, đồng tiền ảo Bitcoin cũng đã bắt đầu len lỏi vào
Việt Nam, kéo theo sự góp mặt của hàng loạt đồng tiền ảo khác như: Onecoin,
ILCOIN, Pi, Gemcoin, Octa... Khi du nhập vào Việt Nam, tiền ảo đã thu hút một
lượng người quan tâm và tham gia đầu tư bởi sự hấp dẫn từ những quảng cáo về lợi
nhuận thu được từ việc tăng giá của các loại tiền này khi đầu tư. Mặc dù NHNN đã
nghiên cứu và khẳng định rõ việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác
làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, tuy nhiên, các
hoạt động giao dịch ngầm, đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền
ảo (ICO) vẫn diễn ra khá sôi động.

Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa. Trong số này, có
khoảng 31% sở hữu Bitcoin. Trong một cuộc khảo sát 389,345 người trên 26 quốc gia,
Việt Nam đứng thứ 3 về chấp nhận Crypto, sau Ấn Độ và Nigeria. Khoảng 23% dân
số Việt Nam cho biết có sở hữu tài sản Crypto.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền điện tử trong hai
năm liên tiếp 2021 và 2022. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ người nắm
giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN sau Thái Lan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like