You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI


--------

MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

LỚP HP: 241110106670

TRẬN CHIẾN GIỮA SAMSUNG VÀ APPLE

GIẢNG VIÊN: ThS. TRẦN THỊ LAN NHUNG

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7

TP. HỒ CHÍ MINH: Tháng 01/2024

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI


---------

MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

LỚP HP: 241110106670

TRẬN CHIẾN GIỮA SAMSUNG VÀ APPLE


GIẢNG VIÊN: ThS. TRẦN THỊ LAN NHUNG
THÀNH VIÊN NHÓM 7

Lê Thị Ánh Ngà Lê Thị Vinh

Lê Hoàng Uyển Như Huỳnh Thị Lệ Hằng

Lê Trần Kim Ngân Phạm Quốc Khánh

Võ Trần Bảo Ngọc Vũ Thái Tuấn

La Thị Kim Luyến

TP. HỒ CHÍ MINH: Tháng 01/2024

ii
MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. v

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................ 1

1.1 Tóm tắt Case Study ....................................................................................... 1


1.2 Tổng quan về doanh nghiệp Apple ............................................................... 1
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Apple ........................................... 1
1.2.2 Các dòng sản phẩm của Apple ............................................................... 4
1.2.3 Tình hình kinh doanh của Apple tính đến quý 3 năm 2023 ................... 5
1.2.4 Tổng kết về Apple .................................................................................. 8
1.3 Tổng quan về công ty SamSung ................................................................. 10
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Samsung .................................... 10
1.3.2 Một số dòng sản phẩm nổi bật ............................................................. 12
1.3.3 Tình hình bố sản phẩm. ....................................................................... 12
1.3.4 Tổng kết ............................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ................................................... 15

2.1 Cơ sở lý thuyết áp dụng .............................................................................. 15


2.2 Phân tích ..................................................................................................... 15
2.2.1 Tập đoàn Apple .................................................................................... 15
2.2.2 Công ty Samsung ................................................................................. 17
2.3 Giải quyết tình huống ................................................................................. 18
2.3.1 Yếu tố chất lượng có phải là năng lực quan trọng nhất của Apple
không? Nếu có, Apple đã làm gì để đạt được năng lực ấy? .................................. 18
2.3.2 Yếu tố chất lượng có phải là năng lực quan trọng nhất của Apple
không? Nếu có, Apple đã làm gì để đạt được năng lực ấy? .................................. 21
2.3.3 Lợi thế cạnh tranh mà chuỗi cung ứng của Apple đem lại là gì? ........ 23
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........... 27

3.1 Sử dụng quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp . 27

i
3.2 Cần đa dạng hóa và cân bằng giữa các hoạt động về mãng thiết kế, tiếp thị
và về các chuỗi cung ứng .......................................................................................... 27
3.3 Cần có sự cân bằng giữa lợi nhuận và thị phần. ......................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... ix

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chú thích tiếng anh Chú thích tiếng Việt

Hệ điều hành di động của


iOs iPhone operating System
Apple

CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành

CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Logo của Apple .....................................................................................1

Hình 1.2 Doanh thu của Apple trong Quý 4/2023 .............................................9

Hình 1.3 Doanh thu các dòng sản phẩm của Apple trong Quý 4/2023 ...........9

Hình 1.4 Logo của Samsung .............................................................................10

Hình 2.1 Mô hình lợi thế cạnh tranh và so sánh cảu Kogut ..........................15

iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Doanh thu thuần theo phân khúc năm 2021 – 2023 ..................................6
Bảng 1.2 Doanh thu thuần chia theo sản phẩm và dịch vụ quan trọng từ năm
2021 – 2023 (tỷ USD) .....................................................................................7
Bảng 1.3 Doanh thu Smartphone của Samsung Electronics theo khu vực trong
năm 2023 .......................................................................................................13

v
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tóm tắt Case Study

Samsung Electronics và Apple là hai công ty công nghệ hàng đầu thế giới, có sản
phẩm trải rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, TV,
chip bán dẫn, v.v. Trong những năm gần đây, hai công ty này đã cạnh tranh gay gắt với
nhau trên nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường điện thoại di động và máy tính bảng.

Trên thị trường điện thoại di động, Samsung là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với
thị phần vượt qua Apple vào năm 2012. Samsung tập trung vào phân khúc thị trường
giá rẻ và tầm trung, trong khi Apple nhắm đến phân khúc thị trường cao cấp.

Trên thị trường máy tính bảng, Apple vẫn là nhà sản xuất dẫn đầu, với doanh số
bán hàng iPad lớn hơn nhiều so với tablet Galaxy của Samsung. Tuy nhiên, Samsung
đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách này bằng cách phát triển các sản phẩm máy tính
bảng mới với nhiều tính năng và giá cả cạnh tranh hơn.

Samsung có lợi thế về giá cả và thị phần, trong khi Apple có lợi thế về chất lượng
và đổi mới. Samsung đang cố gắng tạo ra một giao diện người dùng riêng, còn Apple
đang mở rộng sang các lĩnh vực mới (TIVI).

1.2 Tổng quan về doanh nghiệp Apple

Hình 1.1 Logo của Apple

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Apple

• Cột móc lịch sử hình thành Apple

1
Tập đoàn Apple tên đầy đủ là Apple Inc (tên gọi trước đây là Apple Computer Inc).
Được thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm 1976 dưới sự góp mặt của Steve Jobs, Steve
Wozniak và Ronald Wayne.

Hiện nay trụ sở chính của Apple nằm ở Thung Lũng Silicon, San Francisco, tiểu
bang California, Mỹ. Nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất của Apple đặt tại Trịnh Châu
(Hà Nam, Trung Quốc) với 350.000 công nhân làm việc.

Từ danh mục đầu tiên là máy tính Apple I được thiết kế bởi Wozniak. Và cho ra
mắt tại Homebrew Computer Club với mức giá ngất ngưởng 666.66 USD. Wozniak có
nhiệm vụ thiết kế thì Jobs đóng vai trò buôn bán chính. Ông đã thành công trong việc
mời triệu phú Mike Markkula rót 250.000 USD vào Apple. Số tiền này giúp ông nắm
được 1/3 số cổ phần của công ty.

Năm 1977 là cột mốc quan trọng của công ty khi máy tính Apple II ra đời. Máy
được trang bị phần mềm VisiCalc đặc biệt hỗ trợ tốt cho các công ty lớn.

• Sự thất bại đầu tiên

Sau sự thành công của Apple III, thất bại đầu tiên chính là máy tính Lisa – 1 ý
tưởng tham vọng của Jobs. Đây là chiếc máy đầu tiên có khả năng tương tác với người
dùng. Nhưng chiếc máy này lại thất bại vì có giá thành quá cao lại không hỗ trợ nhiều
về phần mềm. Không nản chí, Steve Jobs cùng CEO John Sculley tiếp tục cho ra mắt
máy tính cá nhân Macintosh.

• Steve Jobs rời khỏi tập đoàn Apple.

Năm 1985, sau gần 10 năm thành lập Apple, Steve Jobs muốn giành lại vị trí giám
đốc điều hành từ Sculley, mặc khác, hội đồng quản trị của Apple lại không đứng về phía
ông.

Steve Jobs quyết định ra đi và thành lập công ty NeXT Computer. Không lâu sau
đó, Steve Wozniak cũng rời khỏi công ty và bán lại toàn bộ cổ phần. Máy tính bảng
Newton MessagePad đem lại thất bại nặng nề cho Apple. Lúc này Sculley nắm trong
tay toàn bộ quyền điều hành Apple và cho ra đời danh mục của mình. Đó là chiếc máy
tính bảng thế hệ đầu tiên Newton MessagePad ra đời 1993. Nhưng đây là sự thất bại lớn
thứ 2 của Apple sau máy tính Lisa. Khi máy tính bảng có giá đến 700 USD mà công

2
dụng chỉ để ghi chép và lưu danh bạ. Ngay trong quý 1 năm 1993, CEO John Sculley
lập tức bị sa thải vì hàng loạt sai lầm. Apple quyết định mua lại công ty NeXT Computer
để đưa Steve Jobs quay trá lại.

• Đế chế Steve Jobs quay lại tập đoàn Apple.

Quay trá lại công ty tâm huyết của mình Steve Jobs lập tức nỗ lực để giải cứu
Apple khỏi cảnh phải phá sản. Một trong những dấu ấn đậm nét của Steve Jobs mang
lại đó là chiến dịch “Think Different” năm 1997. Từ đó, câu slogan trở thành châm ngôn
của Apple cho đến tận bây giờ.

Năm 1998, danh mục iMac ra đời, chữ “i” đứng đầu là viết tắt cho 3 chữ “Internet,
Individuality (cá nhân) và Innovation (sáng tạo)”. Kể từ đó các danh mục của Apple hầu
hết có chữ “i” đứng ở đầu. Tiếp đến là sự thành công của hệ điều hành Mac OS X, đưa
Apple vượt qua sự thất bại của System 07 cùng tháng 10 năm 2001 máy nghe nhạc iPod
ra đời và tạo nên làn sóng công nghệ mới.

Sự xuất hiện của iPhone là bước ngoặt lịch sử đưa Apple trở thành thương hiệu nổi
tiếng toàn cầu. Một triệu chiếc iPhone được bán ra chỉ không quá 74 ngày.

• CEO Tim Cook lên kế hoạch.

Sau Steve Jobs thì Tim Cook lên kế nhiệm ông và vị CEO này tiếp tục đưa Apple
phát triển mạnh mẽ. Minh chứng rõ ràng nhất là chiếc iPhone X mang đến trải nghiệm
hoàn toàn mới. Từ thiết kế đến hiệu năng mạnh mẽ bên trong. Nhà thế Apple đã đạt được
mục tiêu trở thành tập đoàn nghìn tỷ USD cuối năm 2018 vừa qua.

• Lịch sử ra đời logo “quả táo”.

Ngoài chặng đường hình thành và phát triển đầy biến cố của Apple ra. Rất nhiều
khách hàng cũng tò mò về logo “kỳ lạ” của Apple. Tại sao lại là quả táo cắn dở mà
không phải là 1 logo nào khác.

Logo đầu tiên của Apple được vẽ tay bởi Ronald Wayne. Thế nhưng logo này
nhanh chóng bị loại bỏ vì không thể hiện được sự sáng tạo và cá tính mà Steve Jobs
mong muốn và đặt ra cho ông.

3
Sau đó Rob Janoff đã thiết kế lại logo của Apple với hai phương án. Một là hình
ảnh của trái táo bình thường và hai là hình ảnh của trái táo cắn dở. Thế nhưng điều này
đã gây ra ấn tượng với Steve Jobs, vì ông cho rằng trái táo cắn dở là hình ảnh của sự
khác biệt về cá tính. Bởi theo ông trên đời này không có thứ gì là hoàn hảo cả, kể cả một
trái táo bình thường.

Logo trái táo đặc biệt này cũng nhiều lần thay đổi, nhưng chỉ là màu sắc bên ngoài.
Hình dáng của nó vần được giữ nguyên bản từ năm 1977. Từ đó đến nay, trải qua hơn
40 năm dài, hình ảnh đã lan tỏa mạnh mẽ, Quả táo trá thành một trong số những biểu
tượng công nghệ nổi tiếng khắp thế giới.

1.2.2 Các dòng sản phẩm của Apple

Nhắc đến Apple, thường người ta sẽ liên tưởng đến các danh mục thông dụng như
iPhone, iPad. Thế nhưng tập đoàn này còn làm được nhiều hơn thế. Các dòng danh mục
nổi bậc của Apple vẫn là nhóm thiết bị điện tử. Với những cái tên nổi tiếng toàn cầu như
iPhone, iPad, Macbook, ... Chính bởi sự đa dạng và đồng bộ các danh mục điện tử đã
giúp đế chế Apple trở nên hùng mạnh như hiện nay. Chỉ cần một bộ danh mục của Apple
cũng đủ để đáp ứng các mong muốn tiêu dùng thiết yếu.

iPhone

Mặc dù trải qua nhiều đổi mới nhưng có lẽ các tín đồ công nghệ khó lòng quên
được iPhone 2G đầu tiên. Chiếc điện thoại này đã “đánh thức” sự phát triển của nền
công nghiệp sản xuất smartphone. Cho đến nay, iPhone vẫn giữ vững vị thế của mình
trên thương trường lẫn khách hàng.

Dòng tablet

iPad

Là máy tính bảng do Apple phát triển. Được công bố vào ngày 27 tháng 1 năm
2010, thiết bị này đã tạo ra một phân loại mới giữa 2 thứ là điện thoại thông minh máy
tính xách tay.

Tương tự về tính năng so với thiết bị nhỏ và yếu hơn là iPhone hoặc iPob Touch
iPad cũng hoạt động trên cùng hệ điều hành đã được sửa đổi với giao diện được thiết
kế lại để phù hợp với màn hình lớn.
4
Là thiết bị đầu tiên của Apple để khai thác dịch vụ iBookstore cũng như ứng
dụng đọc sách đi kèm iBooks

1.2.3 Tình hình kinh doanh của Apple tính đến quý 3 năm 2023

Công ty công bố các sản phẩm, dịch vụ và phần mềm mới vào nhiều thời
điểm khác nhau. Các thông báo quan trọng trong năm tài chính 2023 bao gồm:

• Quý I năm 2023:

iPad và iPad Pro;

Apple TV 4K thế hệ tiếp theo; Và

MLS Season Pass, dịch vụ phát trực tuyến đăng ký Major League Soccer.

• Quý 2 năm 2023:

MacBook Pro 14”, MacBook Pro 16” và Mac mini

HomePod thế hệ thứ hai.

• Quý 3 năm 2023:

MacBook Air 15”, Mac Studio và Mac Pro;

Apple Vision Pro™, máy tính không gian đầu tiên của Công ty có VisionOS™
mới, dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm dương lịch 2024; Và iOS 17, macOS Sonoma,
iPadOS 17, tvOS 17 và watchOS 10, cập nhật hệ điều hành của Công ty.

• Quý 4 năm 2023:

iPhone 15, iPhone 15 Plus, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max; Và

Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2.

Vào tháng 5 năm 2023, Công ty đã công bố chương trình mua lại cổ phiếu mới lên
tới 90 tỷ USD và tăng cổ tức hàng quý từ 0,23 USD lên 0,24 USD trên mỗi cổ phiếu bắt
đầu từ tháng 5 năm 2023. Trong năm 2023, Công ty đã mua lại 76,6 tỷ USD cổ phiếu
phổ thông và trả cổ tức cũng như cổ tức. tương đương 15,0 tỷ USD.

5
Bảng 1.1 Doanh thu thuần theo phân khúc năm 2021 – 2023

Doanh thu thuần theo phân Thay đổi Thay đổi


2021 2022 2023
khúc báo cáo (triệu USD) (%) (%)

Châu Mỹ 153.306 169.658 11 162.560 4

Châu Âu 89.307 95.118 7 94.294 1

Trung Quốc Đại Lục 68.366 74.200 9 72.559 2

Nhật Bản 28.482 25.977 9 24.257 7

Phần còn lại của Châu Á


26.356 29.375 11 29.615 1
Thái Bình Dương

Tổng doanh thu thuần 365.817 394.328 8 383.285 3

(Nguồn: Wiikipedia.com)

• Nhận xét

Châu Mỹ

Doanh thu thuần của Châu Mỹ giảm 4% tương đương 7,1 tỷ USD trong năm 2023
so với năm 2022 do doanh thu thuần của iPhone và Mac thấp hơn, được bù đắp một
phần bởi doanh thu thuần của Dịch vụ cao hơn.

Châu Âu

Doanh thu thuần ở Châu Âu giảm 1% tương đương 824 triệu USD trong năm 2023
so với năm 2022. Sự yếu kém của ngoại tệ so với đồng đô la Mỹ chiếm nhiều hơn mức
giảm doanh thu thuần ở Châu Âu so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu bao gồm doanh thu
thuần thấp hơn của Mac và thiết bị đeo, đồ gia dụng và phụ kiện, được bù đắp một phần
nhờ doanh thu thuần của iPhone và Dịch vụ cao hơn.

Trung Quốc đại lục.

Doanh thu thuần của Trung Quốc Đại lục giảm 2% tương đương 1,6 tỷ USD trong
năm 2023 so với năm 2022. Sự yếu kém của đồng Nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ
chiếm nhiều hơn mức giảm doanh thu thuần hàng năm của Trung Quốc Đại lục, chủ yếu
bao gồm doanh thu ròng thấp hơn. doanh số bán Mac và iPhone.

6
Nhật Bản

Doanh thu thuần của Nhật Bản giảm 7% tương đương 1,7 tỷ USD trong năm 2023
so với năm 2022. Sự yếu kém của đồng yên so với đồng đô la Mỹ chiếm phần nhiều hơn
mức giảm doanh thu thuần của Nhật Bản so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu bao gồm
doanh thu thuần thấp hơn của iPhone, thiết bị đeo, đồ gia dụng và phụ kiện và máy Mac.

Phần còn lại của Châu Á Thái Bình Dương

Doanh thu thuần của phần còn lại của Châu Á Thái Bình Dương đã tăng 1% tương
đương 240 triệu USD trong năm 2023 so với năm 2022. Sự yếu kém của ngoại tệ so với
đồng đô la Mỹ có tác động bất lợi đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái đối với phần còn
lại của Châu Á Thái Bình Dương. Doanh thu thuần tăng bao gồm doanh thu thuần của
iPhone và Dịch vụ cao hơn, được bù đắp một phần bởi doanh thu thuần của Mac và iPad
thấp hơn.

Bảng 1.2 Doanh thu thuần chia theo sản phẩm và dịch vụ quan trọng từ năm
2021 – 2023 (tỷ USD)

Sản phẩm 2023 2022 2021

iPhone 200.583 205.489 191.973

Mac 29.357 40.177 35.190

iPad 28.300 29.292 31.862

Thiết bị đeo, đồ gia dụng và


39.845 41.241 38.367
phụ kiện

Dịch vụ 85.200 78.129 68.425

Tổng doanh thu thuần 383.285 394.328 365.817

(Nguồn: Wikipedia.com)

(1) Doanh thu thuần của sản phẩm bao gồm khấu hao giá trị hoãn lại của quyền
nâng cấp phần mềm không xác định, được tính vào giá bán của sản phẩm tương ứng.

(2) Doanh thu thuần dịch vụ bao gồm khấu hao giá trị hoãn lại của dịch vụ được
tính trong giá bán của một số sản phẩm nhất định.

7
Tổng doanh thu thuần bao gồm $8.2 tỷ doanh thu được ghi nhận vào năm 2023
được đưa vào doanh thu hoãn lại tính đến ngày 24 tháng 9 năm 2022, $7,5 tỷ doanh thu
được ghi nhận vào năm 2022 được bao gồm trong doanh thu hoãn lại tính đến ngày 25
tháng 9 năm 2021 và $6,7 tỷ doanh thu được ghi nhận vào năm 2021 được tính vào
doanh thu hoãn lại tính đến ngày 26 tháng 9 năm 2020

Tỷ lệ doanh thu thuần của Công ty theo nguồn doanh thu phân tách nhìn chung
nhất quán cho từng phân khúc được báo cáo trong Thuyết minh 13, “Thông tin phân
khúc và dữ liệu địa lý” cho các năm 2023, 2022 và 2021, ngoại trừ ở Trung Quốc Đại
lục, nơi doanh thu iPhone chiếm tỷ trọng cao hơn vừa phải trong tổng doanh thu thuần.
Việc bán hàng.

Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2023 và ngày 24 tháng 9 năm 2022, Công ty có
tổng doanh thu hoãn lại là $12.1tỷ và $12,4 tỷ tương ứng. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm
2023, Công ty dự kiến 67% tổng doanh thu trả chậm sẽ được thực hiện trong vòng chưa
đầy một năm, 25% trong vòng một đến hai năm, 7% trong vòng hai đến ba năm và 1%
trong hơn ba năm.

1.2.4 Tổng kết về Apple

Trong quý, Apple công bố doanh thu 89.5 tỷ USD và lợi nhuận ròng hàng quý là
23 tỷ USD, tương đương 1.46 USD trên mỗi cổ phiếu. Để so sánh, “Táo khuyết” đạt
được lợi nhuận 90.1 tỷ USD với lợi nhuận là 20.7 tỷ USD, tương đương 1.29 USD trên
mỗi cổ phiếu trong cùng quý năm trước.

8
Hình 1.2 Doanh thu của Apple trong Quý 4/2023

Tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý là 45.2%, so với 42.3% cùng kỳ năm trước. Apple
cũng tuyên bố trả cổ tức hàng quý là 0.24 USD cho mỗi cổ phiếu, được trả vào ngày 16
tháng 11 cho các cổ đông chính thức kể từ ngày 13 tháng 11.

Trong cả năm tài chính, Apple ghi nhận doanh thu 383.3 tỷ USD và lợi nhuận 97
tỷ USD, giảm nhẹ so với 394.3 tỷ USD doanh thu và 99.8 tỷ USD lợi nhuận trong năm
tài chính 2022.

Hình 1.3 Doanh thu các dòng sản phẩm của Apple trong Quý 4/2023

Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple cho biết: “Hôm nay, Apple vui mừng
thông báo doanh thu kỷ lục trong quý tháng 9 của iPhone và kỷ lục doanh thu mọi thời

9
đại trong lĩnh vực Dịch vụ”. “Chúng tôi hiện có dòng sản phẩm mạnh nhất từ trước đến
nay khi bước vào kỳ nghỉ lễ, bao gồm dòng iPhone 15 và các mẫu Apple Watch trung
tính carbon đầu tiên, một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm tạo ra tất
cả các sản phẩm Apple trung tính carbon vào năm 2030.”

1.3 Tổng quan về công ty SamSung

Hình 1.4 Logo của Samsung

1.3.1 Lịch sưt hình thành và phát triển của Samsung

Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1938
bởi ông Lee Byung-chul. Tập đoàn này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao
gồm điện tử, xây dựng, hóa chất, dịch vụ tài chính. Trong đó, mảng điện tử là lĩnh vực
mang lại doanh thu lớn nhất cho Samsung.

Công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics Co, Ltd) là một công ty điện tử đa
quốc gia của Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1969 có trụ sở chính được đặt tại thành
phố Suwon, tỉnh Gyeonggi có hơn 270.000 nhân viên trên toàn thế giới và có các nhà
máy lắp ráp và mạng lưới bán hàng ở hơn 74 quốc gia.

Năm 1999, hãng lần đầu ra mắt điện thoại TV hay còn gọi TV Phone mang tên
SPH-M220. Kế đến là các mẫu điện thoại đeo tay, tích hợp camera hay màn hình xoay...
Đây chính là những bước đi đầu tiên trên hành trình hiện thực hóa tầm nhìn về một chiếc
điện thoại đa năng

Kỷ nguyên smartphone chính thức bùng nổ với thế hệ Galaxy S năm 2010, thiết
kế nhựa và nắp lưng tháo rời. Đây là thiết bị mà Samsung thâm nhập thị trường
smartphone Mỹ và nhận được sự quan tâm rất lớn của người tiêu dùng Mỹ và thế giới.

10
• Logo

Logo của Samsung đã trải qua nhiều lần thay đổi từ khi công ty được thành lập
năm 1938. Logo đầu tiên của Samsung có hình dạng của một ngôi sao ba cánh, tượng
trưng cho ba người con trai của người sáng lập công ty, Lee Byung-Chull. Logo này
được sử dụng cho đến năm 1969, khi Samsung bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực điện tử.

Năm 1969: Vào giữa thế kỷ 20, Samsung cố gắng thoát ra khỏi mảng cung cấp
lương thực. Đây là thời điểm mà Samsung nhận thấy logo Samsung cũ với hình ảnh lúa
mì không còn phù hợp và nó không đáp ứng mục tiêu quốc tế của công ty

Năm 1980: Những năm 1980, cả thế giới chuyển sang truyền hình màu, TV đen
trắng lỗi thời, logo cũng vậy. Samsung đã thay đổi thành Technicolor để bắt kịp xu thế.

Năm 1933 – 2005: Samsung giới thiệu một bản sắc mới của tập đoàn trong năm
1993, kỷ niệm 55 năm thành lập.

Càng khốc liệt trong ngành công nghiệp điện tử, thay đổi trong nhu cầu của người
tiêu dùng, cùng những thách thức từ tác động của dịch bệnh COVID-19.

Khả năng thích ứng: Mặc dù có sự giảm nhẹ, nhưng việc Samsung vẫn duy trì
mức doanh thu khá cao cho thấy khả năng thích ứng với thị trường và khả năng đổi mới
sản phẩm của họ.

• Tầm nhìn & Sứ mệnh

Samsung đưa ra sứ mệnh của mình qua câu:” “We will devote our human resources
and technology to create superior products and services, thereby contributing to a better
global society.” (Samsung sẵn lòng cống hiến sức lực, tài nguyên cùng công nghệ của
mình, tạo ra sản phẩm, dịch vụ ưu việt, góp phần tạo ra tương lai tốt đẹp cho toàn cầu).

Tầm nhìn:” "Inspiring globally with our breakthrough tech gadgets, products, and
innovation that improve people's lives by building a new time” (truyền cảm hứng cho
thế giới bằng công nghệ, sản phẩm và thiết kế sáng tạo của chúng tôi, làm giàu cuộc
sống con người của các bạn và đóng góp vào sự thịnh vượng xã hội bằng cách tạo ra
một tương lai mới).

11
Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung cho thấy công ty này không chỉ tập trung vào
việc trở thành một công ty công nghệ hàng đầu, mà còn coi trọng việc tạo ra lợi ích xã
hội thông qua các sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này chỉ ra Samsung thực sự coi
trọng sự cân bằng giữa việc phát triển công nghệ và việc tạo ra giá trị xã hội, hướng tới
giá trị bền vững, tốt đẹp trong tương lại của toàn cầu.

1.3.2 Một số dòng sản phẩm nổi bật

• Dòng sản phẩm smartphone

Samsung có một dòng sản phẩm smartphone đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu
cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Các dòng sản phẩm Galaxy S series,
Galaxy Note series… đều là những đặc trưng làm nên tên tuổi của Samsung.

• Dòng sản phẩm tablet

Có thể kể đến Galaxy Tab A series, Galaxy Tab S series… của Samsung, các dòng
sản phẩm mang thiết kế sáng tạo, tinh tế để thoả mãn trải nghiệm, đáp ứng như cầu từ
đơn giản đến phức tạp của người tiêu dùng.

1.3.3 Tình hình bố sản phẩm.

• Các sản phẩm công bố qua các năm

Quý I năm 2023: Galaxy S23 series; Galaxy A53 5G; Galaxy Tab S8 series:

Quý II năm 2023: Galaxy Z Fold4 và Z Flip4

Qúy III năm 2023: Galaxy Z Fold5 và Z Flip5:

Quý IV năm 2023: Galaxy S23 FE, Galaxy Tab S9 series

12
Bảng 1.3 Doanh thu Smartphone của Samsung Electronics theo khu vực
trong năm 2023

Năm Doanh thu (tỷ USD)

2020 212.3

2021 240.71

2022 234.08

2023 200.26

• Nhận xét:

Doanh thu smartphone của Samsung tại Châu Á-Thái Bình Dương tăng 16,6% so
với năm 2022, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ ở các thị trường Đông Nam Á và
Trung Quốc.

Châu Âu là khu vực thứ hai bán chạy nhất của Samsung, với doanh thu thuần đạt
29,6 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng doanh thu. Doanh thu smartphone của Samsung tại
Châu Âu tăng 12,7% so với năm 2022.

Bắc Mỹ là khu vực thứ ba bán chạy nhất của Samsung, với doanh thu thuần đạt
20,2 tỷ USD, chiếm 7,1% tổng doanh thu. Doanh thu smartphone của Samsung tại Bắc
Mỹ tăng 10,2% so với năm 2022.

Trung Đông và Châu Phi là khu vực thứ tư bán chạy nhất của Samsung, với doanh
thu thuần đạt 15,7 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng doanh thu. Doanh thu smartphone của
Samsung tại Trung Đông và Châu Phi tăng 13,9% so với năm 2022.

Mỹ Latinh là khu vực bán chạy thứ năm của Samsung, với doanh thu thuần đạt 8,2
tỷ USD, chiếm 3,2% tổng doanh thu. Doanh thu smartphone của Samsung tại Mỹ Latinh
tăng 16,3% so với năm 2022.

1.3.4 Tổng kết

Samsung tiếp tục là nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong năm 2023,
với doanh thu smartphone đạt 218,7 tỷ USD. Công ty đã thành công trong việc duy trì

13
vị thế dẫn đầu tại các thị trường chính, bao gồm Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu và
Bắc Mỹ.

Một số yếu tố góp phần vào thành công của Samsung trong năm 2023 bao gồm:

- Nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đối với các sản phẩm điện thoại thông minh
cao cấp của Samsung, bao gồm Galaxy S22 Ultra và Galaxy Z Fold 4.
- Sự mở rộng sang các thị trường mới, bao gồm Đông Nam Á và Trung Quốc.
- Chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả của Samsung.

Samsung dự kiến sẽ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường smartphone và
tablet toàn cầu trong những năm tới.

14
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

2.1 Cơ sở lý thuyết áp dụng

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và so sánh của Kogut

Kogut (1985) nghiên cứu sự khác biệt giữa lợi thế cạnh tranh so sánh theo vị trí
cụ thể và lợi thế cạnh tranh cụ thể của công ty và đưa ra khái niệm chính về “lợi thế cạnh
tranh dựa trên lợi thế so sánh”, các hoạt động nội bộ đặc biệt hữu ích, bao gồm cả chuỗi
giá trị toàn cầu nêu rõ rằng thiết kế chiến lược toàn cầu dựa trên “tác động qua lại giữa
lợi thế so sánh của các quốc gia và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp”.

Sơ đồ cho thấy ba phương thức cạnh tranh toàn cầu của Kogut:

Phương thức cạnh tranh I chủ yếu là liên quan đến lợi thế so sánh giữa các quốc
gia với nhau.

Phương thức cạnh tranh II dựa trên sự khác biệt trong chuỗi lợi thế so sánh giữa
các doanh nghiệp.

Phương thức cạnh tranh III liên quan đến tác động qua lại giữa lợi thế cạnh tranh
và lợi thế so sánh trong một chuỗi giá trị gia tăng.

Hình 2.1 Mô hình lợi thế cạnh tranh và so sánh cảu Kogut

2.2 Phân tích

2.2.1 Tập đoàn Apple

Áp dụng từ lý thuyết, ta có thể thấy rõ các năng lực cạnh tranh của Apple bao gồm
một số yếu tố quan trọng mà công ty này đã phát triển và tận dụng để giữ vững sự thành
công trong ngành công nghiệp công nghệ. Một số điểm đặc trưng của năng lực cạnh
tranh của Apple như:

15
Đổi Mới và Phát Triển Sản Phẩm:

Apple nổi tiếng với khả năng đổi mới trong việc phát triển các sản phẩm mới và
tiên tiến. Sự sáng tạo liên tục giúp công ty giữ vững sự hấp dẫn của mình đối với khách
hàng và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành.

Thương Hiệu và Hình Ảnh Độc Đáo:

Thương hiệu Apple được xây dựng trên nền tảng chất lượng, sáng tạo và thiết kế
đẹp mắt. Hình ảnh độc đáo này giúp Apple thu hút khách hàng và tạo ra một cảm giác
sự đặc biệt và mong đợi quanh các sản phẩm của mình.

Hệ Sinh Thái Kết Nối:

Apple đã xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ với sự liên kết chặt chẽ giữa các sản
phẩm và dịch vụ. Sự tương tác mượt mà giữa các thiết bị và dịch vụ khuyến khích sự
trung -thành của người dùng với hệ sinh thái Apple.

Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Hiệu Quả:

Chuỗi cung ứng của Apple được quản lý chặt chẽ, giúp công ty duy trì chất lượng
và đáp ứng nhanh chóng đối với nhu cầu thị trường. Sự hiệu quả trong quản lý chuỗi
cung ứng là một yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của Apple.

Phân Khúc Thị Trường:

Apple tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp và mục tiêu khách hàng chủ yếu
là những người sẵn sàng trả giá cao để có được trải nghiệm sử dụng sản phẩm và dịch
vụ của công ty.

Quảng Bá và Tiếp Thị Hiệu Quả:

Chiến lược quảng bá và tiếp thị của Apple được thiết kế sao cho tạo ra ấn tượng
mạnh mẽ và tăng cường hình ảnh thương hiệu. Công ty này đã thành công trong việc
xây dựng một cộng đồng người hâm mộ đắc lực.

Kiểm Soát Độc Quyền và Nội Dung:

Apple kiểm soát cả phần cứng và phần mềm của sản phẩm, giúp tối ưu hóa tích
hợp giữa các yếu tố này và cung cấp một trải nghiệm người dùng đồng nhất và tốt.

16
Chất Lượng và Dịch Vụ Hỗ Trợ:

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ của Apple đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì lòng tin khách hàng và xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành.

Những yếu tố này tạo ra một tổ hợp năng lực cạnh tranh mạnh mẽ giúp Apple duy
trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ và đối mặt với sự cạnh tranh từ
các đối thủ khác.

2.2.2 Công ty Samsung

Những lợi thế cạnh tranh tạo nên sự khác biệt của Samsung bao gồm:

Đa Dạng Sản Phẩm:

Samsung sản xuất một loạt các sản phẩm điện tử tiêu dùng bao gồm điện thoại
thông minh, tivi, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy tính bảng và linh kiện điện tử. Đa dạng
này giúp Samsung mở rộng tầm ảnh hưởng và giảm rủi ro từ sự phụ thuộc vào một lĩnh
vực cụ thể.

Sự linh hoạt trong chiến lược giá cả cùng với các sản phẩm đa phân khúc

Samsung thường xuyên cạnh tranh ở nhiều phân khúc thị trường, từ các sản phẩm
giá rẻ cho người tiêu dùng có ngân sách hạn chế đến các sản phẩm cao cấp nhằm mục
tiêu khách hàng đòi hỏi cao và sẵn sàng trả giá cao.

Bên cạnh đó, Samsung có khả năng điều chỉnh chiến lược giá tùy thuộc vào thị
trường và cạnh tranh địa phương. Khả năng này giúp công ty thích ứng với biến động
giá và yêu cầu của từng thị trường cụ thể.

Quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất

Samsung có một chuỗi cung ứng và khả năng sản xuất mạnh mẽ, đặc biệt là trong
lĩnh vực chế tạo bán dẫn. Việc sở hữu nhà máy Samsung Electronics với khả năng tự
sản xuất chip nhớ, bộ xử lý và màn hình. Do đó, Samsung có thể tự cung cấp nhiều linh
kiện cho chính mình mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài và những
thay đổi về giá xuất phát từ nhà cung cấp.

17
Phát triển thương hiệu và chất lượng luôn được ưu tiên

Samsung đã xây dựng một thương hiệu mạnh và được người tiêu dùng đánh giá
cao về chất lượng. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể sẵn lòng trả giá cao
hơn để sở hữu sản phẩm của một thương hiệu được đánh giá cao như Samsung.

2.3 Giải quyết tình huống

2.3.1 Yếu tố chất lượng có phải là năng lực quan trọng nhất của Apple không?
Nếu có, Apple đã làm gì để đạt được năng lực ấy?

Có thể nói cuộc cạnh tranh giữa một bên là iPhone và một bên là rất nhiều nhà sản
xuất Android mà tiêu biểu là Samsung chưa bao giờ đi đến hồi kết. Mỗi nhà sản xuất
đều có những chiến thuật kinh doanh và những sản phẩm nổi bật riêng để cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Tuy nhiên với những chiếc iPhone thì đây vẫn là dòng điện thoại
có sức hút lớn nhất thị trường và gần như khó có một hãng điện thoại Android nào có
thể so sánh được bởi lẽ Apple đã tạo ra một giá trị đặc biệt khiến khách hàng không chỉ
muốn mua sản phẩm mà còn mong muốn trở thành người sở hữu của chúng. Sự xuất sắc
trong thiết kế và chất lượng sản phẩm là những đặc điểm nổi bật và là lợi thế cạnh tranh
mà Apple đã thành công trong việc kết hợp cả hai để tạo ra sản phẩm vượt trội.

Thành công trong việc thiết kế sản phẩm đẹp và sản xuất chất lượng đã giúp
Apple dễ dàng tiếp cận thị trường. Do đó, người tiêu dùng tự nhiên có khát khao sở hữu
sản phẩm Apple, bất chấp mức giá cao hơn so với các đối thủ. Trong chiến lược tiếp thị
của Apple, giá trị thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm được đề xuất thay vì thiên về cạnh
tranh giá cả. Như vậy cũng có thể nói rằng, chất lượng sản phẩm chính là năng lực quan
trọng nhất của Apple

Apple - một tượng đài trong thế giới công nghệ và sản phẩm điện tử thành công
nhất. Từ iPhone đến Mac, từ iTunes đến Apple Watch, Apple đã chứng tỏ sức mạnh qua
việc tạo ra những sản phẩm/dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn
định hình cả một văn hóa tiêu dùng mới hướng đến sự khác biệt về chất lượng. Tất cả
những điều này được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh vốn có của Apple.

18
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ:

Apple là một trong những thương hiệu công nghệ có giá trị nhất thế giới, được gắn
liền với chất lượng, đổi mới và thiết kế.

Chiến lược định giá khác biệt:

Với việc định giá sản phẩm mặc dù có phần cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh
tuy nhiên khách hàng vẫn sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm chất lượng cao bởi vì
Apple mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất, giá trị nhận được xứng đáng với giá
cả mà họ phải chi trả.

Bằng cách Đột phá trong thiết kế sản phẩm và phát triển hệ điều hành chính hãng,
Từ các sản phẩm Macbook cho đến iPod hay thiết bị di động iPhone, iPad, Apple
watch….Apple đã sử dụng hệ điều hành iOS hoặc Mac để gửi thông điệp mạnh mẽ rằng
các sản phẩm của mình vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù các thiết bị của Apple thường có giá đắt hơn Android nhưng xứng đáng
với giá trị sử dụng lâu dài của chúng. Sau vài năm bạn vẫn có thể bán lại iPhone của
mình với giá cao hơn so với các thiết bị Android, và cũng thường dễ bán hơn.

Đề cao thiết kế đơn giản:

Nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và thiết kế đơn giản. Các sản phẩm của Apple
được chế tạo từ vật liệu cao cấp và có thiết kế tinh tế, sang trọng mặc dù Triết lý "sự đơn
giản chính là sự tinh tế tối thượng" được Apple sử dụng lấy cảm hứng từ châm ngôn "Ít
hơn nhưng tốt hơn" của nhà thiết kế người Đức Dieter Rams. Chính triết lý này đã tạo
nên sự khác biệt của Apple.

Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nổi tiếng với các
sản phẩm như iPhone, iPad và MacBook, đã chính thức vượt qua Tập đoàn Dầu khí
Exon để trở thành công ty có lượng vốn hóa lớn nhất nước Mỹ và là công ty có giá trị
nhất thế giới vì những điểm mạnh nổi bật:

Không ngừng cải tiến công nghệ:

Apple không ngừng đưa ra những phiên bản mới cho từng sản phẩm của mình
bằng cách cải tiến từ các thế hệ sản phẩm trước đó. Có thể lấy ví dụ như chiếc máy tính

19
MAC được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1980 và những năm gần đây, nó đang
trở thành sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. MAC đã được cải tiến rất nhiều từ kích
cỡ, bộ vi xử lý cho đến các tiện ích mà nó mang lại.

Cùng với đó, Apple đã cho ra mắt các dịch vụ mới nhờ sự cải tiến của công nghệ,
có thể kể đến các dịch vụ như: Apple TV +, Apple Music, iTunes, Apple Card và Apple
Arcade. Từ đó, họ liên tục cho ra đời các sản phẩm, đổi mới các danh mục sản phẩm đã
trở thành thế mạnh cạnh tranh lớn trong chiến lược kinh doanh của Apple.

Chú trọng về cả phần cứng và phần mềm

Sản phẩm của Apple được đánh giá cao về chất lượng cảm nhận, bao gồm thiết kế,
độ hoàn thiện và trải nghiệm người dùng.

Các sản phẩm Apple thường tồn tại lâu hơn các đối thủ cạnh tranh nhờ phần cứng
(Iphone, Ipad, Macbook, Apple watch) và phần mềm (iOS, iPadOS, macOS, watchOS)
chất lượng cao. Phần cứng được thiết kế, sản xuất và lắp ráp cẩn thận bằng vật liệu như
nhôm, họ khéo léo lựa chọn chất liệu để làm vỏ máy từ những mẫu kim loại cao cấp đến
các mặt lưng kính sang trọng. Điều này giúp iPhone gần như chưa bao giờ nhận phải bất
kì lời chỉ trích nào từ giới phê bình về thiết kế kể từ trước tới nay. Thêm phần mềm (hệ
điều hành và các ứng dụng gốc) được tối ưu hóa để tận dụng tối đa phần cứng đó. iOS
là một hệ điều hành được cho là dễ sử dụng nhất hiện nay vì những đặc điểm như giao
diện gọn gàng, dễ nhìn, dễ sắp xếp. Không những vậy, iPhone hiện còn là dòng
smartphone sở hữu con chip mạnh mẽ nhất cho tới thời điểm hiện tại, chính là con chip
Bionic Apple A14. Kèm theo đó là hệ điều hành iOS có khả năng tối ưu cực tốt vì cả
chip A14 lẫn hệ điều hành iOS đều được Apple phát triển để bổ trợ lẫn nhau mang lại
trải nghiệm tuyệt vời trên tất cả các đời iPhone từ trước tới nay.

Kết quả là, sản phẩm cuối cùng không chỉ đẹp, được các nhà thiết kế tinh chỉnh
đến từng chi tiết mang lại sự độc đáo mới lạ, hợp "mốt" cũng như trải nghiệm cầm trên
tay thoải mái nhất cho người dùng, mà còn bền và hiệu suất cao. Kết hợp với phần cứng
và phần mềm giúp mang lại cho người dùng trải nghiệm chất lượng cao, được điều chỉnh
phù hợp nhất và buộc họ phải trả nhiều tiền hơn.

20
Thiết lập nhiều danh mục tiện ích

Nhiều nhà phân tích cũng như những người dùng sản phẩm củaApple tin rằng m
ảng ứng dụng cho sản phẩm của công ty, đặc biệt là iPhone và iPad rất phong phú,
người sử dụng hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo ý thích của họ. Với 400.000 ứng
dụng của Apple, iPhone có thể được cá biệt hóa để trở thành 1 sản phẩm mang phong
cách của người dùng. Các công ty phần mềm và Internet trên thế giới thậm chí đã xây
dựng thị trường ứng dụng của Apple như một cách để có được khách hàng hoặc giữ
chân những khách hàng của họ.

Như vậy, có thể thấy rằng Apple đã vận dụng rất tốt năng lực cạnh tranh vốn có
của mình để từ đó, khẳng định được một vị trí nhất định trong lòng người sử dụng. Chất
lượng sản phẩm chính là năng lực cốt lõi và quan trọng nhất của Apple.

2.3.2 Yếu tố chất lượng có phải là năng lực quan trọng nhất của Apple không?
Nếu có, Apple đã làm gì để đạt được năng lực ấy?

Samsung và Apple, hai thương hiệu công nghệ đình đám trên thế giới, luôn nổi
tiếng với sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường điện tử tiêu dùng. Trong cuộc đua
không ngừng để chinh phục lòng tin của người tiêu dùng, một trong những yếu tố quyết
định quan trọng là khả năng cạnh tranh về chi phí. Samsung, với tầm nhìn động lực và
sự sáng tạo không ngừng, đã khẳng định mình không chỉ là đối thủ đáng gờm, mà còn
là lựa chọn hấp dẫn bởi chi phí thấp so với đối thủ chính là Apple.

Trong khi Apple chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp và
thiết kế độc đáo, Samsung hướng tới một chiến lược chi phí linh hoạt hơn. Điều này thể
hiện rõ trong quá trình sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm. Samsung có khả năng
tối ưu hóa quy trình sản xuất với một hệ thống cung ứng hiệu quả, giúp giảm thiểu chi
phí sản xuất mà vẫn duy trì chất lượng sản phẩm. Điều này giúp họ giữ được mức giá
cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tương đương của Apple

Dựa trên lý thuyết lợi thế cạnh tranh, ta có thể thấy năng lực quan trọng nhất của
Samsung là cung cấp ra thị trường sản phẩm có giá cả thấp cho khách hàng và các nhà
phân phối dịch vụ, cụ thể là lợi thế chi phí thấp.

21
Về phía khách hàng, giá thấp tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn vì tiếp cận được
nhiều nhóm khách hàng trải dài từ thu nhập cao đến thu nhập thấp. Khi khả năng tiếp
cận của người tiêu dùng đối với công nghệ được nâng cao, họ có thể nắm bắt những đổi
mới và phát sinh nhu cầu sử dụng các tiện ích tạo cơ hội cho Samsung mở rộng các dòng
các sản phẩm của mình. Sự cung cấp giá cả thấp giúp Samsung đối đầu hiệu quả với các
đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong các thị trường có sự cạnh tranh mạnh như lĩnh vực
điện thoại thông minh với Apple khi người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn sản
phẩm có giá thành rẻ hơn. Bên cạnh đó, Samsung không những có thể tận dụng doanh
thu từ phân khúc thị trường thấp để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển các phân
khúc thị trường cao cấp ở các lĩnh vực khác nhau như chip bán dẫn, TV, màn hình LCD,
chip bộ nhớ và tablet.

Còn về phía nhà phân phối, Samsung tập trung vào việc giành được thị phần lớn
nhất, sẵn sàng giảm giá cho các nhà cung cấp dịch vụ nhờ đó cho phép công ty duy trì
mối quan hệ hợp tác tốt với các nhà cung cấp dịch vụ. Trọng tâm chiến lược của Samsung
là doanh số bán hàng tích lũy chứ không phải lợi nhuận. Và điều này rất quan trọng để
cho phép Samsung xây dựng các kênh tiếp thị mà qua đó họ có thể cạnh tranh với Apple.
Chi phí hợp lý còn tạo sự trung thành của khách hàng với thương hiệu khi khách hàng
cảm thấy nhận được giá trị tốt từ sản phẩm và dịch vụ của Samsung. Thông qua việc
cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá thấp, Samsung có thể đạt được lợi ích kinh doanh
lâu dài bằng cách mở rộng thị trường, tăng cường mối quan hệ với khách hàng, và đối
đầu hiệu quả với đối thủ cạnh tranh. Việc này không chỉ tạo giá trị cho khách hàng mà
còn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt.

• Để đạt được lợi thế về chi phí thấp Samsung đã thực hiện những điều

Thực hiện sản xuất nội bộ:

Samsung đã cải thiện tốc độ ra mắt sản phẩm và kiểm soát chi phí bằng cách sản
xuất nội bộ nhiều thành phần của sản phẩm như các bộ phận linh kiện. Ví dụ, các bộ
phận được sử dụng trong Samsung Galaxy S III, từ màn hình, bộ xử lý lõi tứ, RAM đến
bộ nhớ flash NAND, đều được sản xuất nội bộ. Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện,
Samsung còn tận dụng lợi thế là nhà cung cấp chip, màn hình và bộ nhớ flash chính cho

22
Apple. Đây cũng là lý do Samsung có thể sản xuất smartphone với giá thành thấp hơn.
Việc này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng tính linh hoạt trong quá trình sản xuất, và giảm
rủi ro về tình trạng khan hiếm vật liệu.

Kiểm Soát Chặt Chẽ Chuỗi Cung Ứng:

Một điểm nổi bật của Samsung là tính sẵn có và luôn cung cấp sản phẩm, dịch vụ
cho khách hàng sớm nhất có thể trong khi fan Apple thường phải chịu cảnh chờ đợi.
Điều này là vì Samsung đã tập trung vào việc kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng, từ việc
sản xuất thành phần đến lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Tự sản xuất giúp giảm được chi
phí liên quan đến việc mua lại từ bên ngoài và duy trì ổn định trong sản xuất.

Tận Dụng Doanh Thu từ Thị Trường Phân Khúc Thấp:

Samsung có cơ sở khách hàng rộng hơn (TV, tablet, laptop...) do đó có thể tận dụng
doanh thu từ thị trường phân khúc thấp để trợ cấp cho việc nghiên cứu và phát triển sản
phẩm ở phân khúc cao hơn. Việc này không chỉ tăng doanh số bán hàng mà còn mang
lại nguồn lực để đầu tư vào đổi mới và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Nghiên Cứu và Phát Triển Hiệu Quả:

Bằng cách sử dụng doanh thu từ thị trường phân khúc thấp để hỗ trợ nghiên cứu
và phát triển, Samsung có thể tập trung vào việc phát triển sản phẩm hiệu quả chi phí và
đồng thời giữ được chất lượng cao để cạnh tranh với các đối thủ cao cấp.

2.3.3 Lợi thế cạnh tranh mà chuỗi cung ứng của Apple đem lại là gì?

• Thiết kế phần mềm

Về thiết kế phần mềm, chuỗi cung ứng của Apple mang lại cho công ty một số lợi
thế cạnh tranh cụ thể, bao gồm:

Kiểm soát chặt chẽ: Apple tự thiết kế hệ điều hành iOS, không cấp phép cài đặt
iOS trên các thiết bị không phải của Apple. Điều này cho phép Apple kiểm soát chặt chẽ
thiết kế và phát triển iOS, đảm bảo rằng hệ điều hành này đáp ứng các tiêu chuẩn cao
của công ty.

23
Tính độc quyền: iOS là hệ điều hành độc quyền của Apple. Điều này có nghĩa là
chỉ các thiết bị của Apple mới có thể chạy iOS. Điều này tạo ra một rào cản gia nhập đối
với các nhà sản xuất smartphone khác.

iOS là hệ điều hành smartphone phổ biến thứ hai trên thế giới hiện nay, với thị
phần khoảng 23%. Điều này cho phép Apple có thể tiếp cận được với một số lượng lớn
người dùng tiềm năng.

Apple có App Store với hơn 700.000 ứng dụng tương thích với iOS. Điều này
mang lại cho người dùng iPhone và iPad một kho ứng dụng khổng lồ, giúp họ tận dụng
tối đa thiết bị của mình.

• Thiết kế phần cứng

Thiết kế phần cứng đã mang lại cho Apple một số lợi thế cạnh tranh:

Sự đổi mới: Apple đã dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh về đổi mới phần
cứng iPhone 3G là thế hệ iPhone đầu tiên hỗ trợ mạng di động 3G. Các cải tiến phần
cứng của Apple đã giúp iPhone vượt trội so với các điện thoại thông minh khác trên thị
trường vào thời điểm đó.

Sự khác biệt: Thiết kế độc đáo năng chỉ có một nút "home" duy nhất và đơn giản
ở các phiên bản mới hơn của iPhone đã loại bỏ bàn phím vật lý của iPhone đã giúp điện
thoại này trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đã giúp Apple thu
hút được nhiều khách hàng mới và đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Chất lượng: Việc sử dụng màn hình "retina", camera 8-megapixel có độ phân giải
cao đã giúp iPhone cung cấp chất lượng hình ảnh vượt trội so với các đối thủ cạnh
tranh. Điều này đã giúp iPhone thu hút người dùng quan tâm đến chất lượng hình ảnh,
xây dựng được danh tiếng về chất lượng và đáng tin cậy.

 Các lợi thế cạnh tranh này đã giúp Apple duy trì vị thế là một trong những
công ty công nghệ thành công nhất thế giới
• Sản xuất

Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất mà chuỗi cung ứng của Apple mang lại là:

24
Mạng lưới nhà cung cấp toàn cầu: Apple có một mạng lưới nhà cung cấp toàn
cầu cung cấp các linh kiện và thành phần cho sản phẩm của mình. Điều này giúp Apple
giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.

Tự động hóa: Apple sử dụng tự động hóa trong các nhà máy sản xuất của mình để
tăng hiệu quả. Điều này giúp Apple giảm chi phí và tăng khả năng đáp ứng.

• Tiếp thị và dịch vụ

Lợi thế cạnh tranh của chiến lược "trợ cấp cao" của Apple là giúp công ty đạt được
tỷ suất lợi nhuận cao. Chiến lược này hoạt động như sau: Apple cung cấp cho các nhà
cung cấp dịch vụ một khoản trợ cấp cao cho mỗi chiếc iPhone mà họ bán. Khoản trợ
cấp này thường cao hơn giá mua của Apple đối với iPhone. Điều này có nghĩa là các nhà
cung cấp dịch vụ có thể bán iPhone với giá thấp hơn cho khách hàng, khiến chúng trở
nên hấp dẫn hơn so với các điện thoại thông minh khác.

Lợi thế cạnh tranh trong tiếp thị và dịch vụ mà chuỗi cung ứng của Apple mang
lại:

Tăng doanh số bán hàng: Chiến lược này giúp Apple thu hút nhiều khách hàng
mới và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tăng lợi nhuận: Chiến lược này giúp Apple đạt được tỷ suất lợi nhuận cao, vì
Apple thu được phần lớn lợi nhuận từ khoản trợ cấp mà họ cung cấp cho các nhà cung
cấp dịch vụ.

Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Chiến lược này giúp Apple tạo ra sự khác biệt so
với các đối thủ cạnh tranh, những công ty không thể cung cấp khoản trợ cấp cao như
vậy.

• Khách hàng

Khách hàng là một yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple. Apple có
một lượng khách hàng trung thành lớn, những người sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản
phẩm của Apple. Điều này mang lại cho Apple một số lợi thế cạnh tranh, bao gồm:

25
Khả năng định giá cao hơn: Apple có thể định giá sản phẩm của mình cao hơn
đối thủ cạnh tranh, vì họ biết rằng khách hàng của họ sẽ sẵn sàng trả tiền. Điều này mang
lại cho Apple lợi nhuận cao hơn.

Lòng trung thành: Khách hàng trung thành của Apple ít có khả năng chuyển sang
sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp Apple giảm bớt áp lực cạnh
tranh từ các đối thủ. Apple nổi tiếng với việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và
tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời cho các sản phẩm của mình
Điều này giúp đảm bảo rằng khách hàng của Apple sẽ hài lòng và gắn bó với sản phẩm
của họ.

26
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1 Sử dụng quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp

Cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ là vô cùng khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn
tìm cách để vượt qua đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả việc sao chép sản phẩm và công
nghệ của đối thủ. Do đó quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Bằng sáng chế có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ sản
phẩm và công nghệ của mình khỏi bị sao chép, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên
thị trường. Để bảo vệ tốt tài sản của mình, các doanh nghiệp cần có biện pháp phòng
ngừa để tránh bị sao chép sản phẩm và công nghệ. Các doanh nghiệp có thể thực hiện
một số biện pháp như: đăng ký bằng sáng chế, sử dụng các biện pháp bảo vệ bản quyền
khác, và tăng cường bảo mật thông tin công nghệ.

Cần sẵn sàng đối mặt với các vụ kiện bằng sáng chế. Các doanh nghiệp cần có đội
ngũ luật sư chuyên môn để giải quyết các vụ kiện bằng sáng chế một cách hiệu quả và
am hiểu thị trường tại các nước mà doanh nghiệp hoạt động, tiếp thị và phân phối sản
phẩm. Cuộc chiến bằng sáng chế có thể kéo dài và tốn kém. Apple và Samsung đã vướng
vào cuộc chiến bằng sáng chế kéo dài hơn 7 năm, với chi phí lên tới hàng tỷ USD. Kết
quả của một vụ kiện bằng sáng chế có thể không chắc chắn. Apple đã giành chiến thắng
trong một số vụ kiện ở Mỹ, nhưng lại thua kiện ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở châu Âu,
cuộc chiến kiện tụng vẫn chưa có hồi kết. Bên cạnh đó, cuộc chiến bằng sáng chế có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng.

3.2 Cần đa dạng hóa và cân bằng giữa các hoạt động về mãng thiết kế, tiếp thị và
về các chuỗi cung ứng

Apple đã quá phụ thuộc vào một số nhà cung cấp màn hình, dẫn đến việc không
thể sản xuất đủ màn hình kịp thời cho iPhone 5. Điều này đã gây ra sự chậm trễ trong
việc ra mắt sản phẩm và ảnh hưởng doanh số bán hàng của Apple. Cần đa dạng hóa
chuỗi cung ứng bằng cách hợp tác với nhiều nhà cung cấp ở nhiều quốc gia. Điều này
sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp
hoặc một quốc gia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch dự
phòng này bao gồm việc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế và đảm bảo rằng doanh
nghiệp có thể tiếp tục sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
27
Steve Jobs là một nhà lãnh đạo tài ba, ông đã có những đóng góp to lớn cho sự
thành công của Apple. Tuy nhiên, ông cũng có một điểm yếu là chú trọng quá nhiều vào
thiết kế và tiếp thị, mà ít quan tâm đến quản lý chuỗi cung ứng. Điều này đã dẫn đến
tình trạng tắc nghẽn trong sản xuất linh kiện, khiến Apple không thể đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Trong khi Apple thường khiến người hâm mộ của mình phải chờ đợi
các sản phẩm mới ra trong thời gian Steve Jobs làm CEO thì tốc độ mà Samsung có thể
đưa sản phẩm ra thị trường đã được cải thiện rất nhiều nhờ vào việc sản xuất nội bộ và
kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn.

Để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, các doanh nghiệp cần có sự cân bằng
giữa thiết kế, tiếp thị và quản lý chuỗi cung ứng. Thiết kế và tiếp thị là những yếu tố
quan trọng để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, quản lý chuỗi cung ứng
cũng là một yếu tố quan trọng không kém, đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể sản xuất
và cung cấp sản phẩm kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản lý chuỗi cung
ứng là một hoạt động phức tạp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp, bao gồm: sản xuất, tiếp thị, mua sắm, kho vận, và tài chính. Các bộ phận
này nên phối hợp chặt chẽ với nhau, để tránh dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi
cung ứng.

3.3 Cần có sự cân bằng giữa lợi nhuận và thị phần.

Apple và Samsung đều là những công ty thành công trong thị trường smartphone.
Tuy nhiên, họ có những chiến lược khác nhau. Apple tập trung vào tạo ra nhiều lợi nhuận
nhất, trong khi Samsung tập trung vào việc xuất xưởng nhiều điện thoại nhất.

Chiến lược của Apple đã giúp họ đạt được tỷ suất lợi nhuận cao đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, nó cũng có những rủi ro. Nếu nhu cầu tiêu dùng iPhone giảm sút, Apple sẽ
khó có thể duy trì được các khoản trợ cấp cao và tỷ suất lợi nhuận cao. Chiến lược của
Samsung đã giúp họ giành được thị phần lớn nhất trong thị trường smartphone. Tuy
nhiên, chiến lược này cũng có những rủi ro. Nếu chi phí sản xuất tăng lên, Samsung sẽ
khó có thể duy trì được mức giá thấp và cạnh tranh với các đối thủ khác.

Để thành công trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có sự cân bằng
giữa lợi nhuận và thị phần. Các doanh nghiệp cần tìm ra chiến lược phù hợp với khả
năng của mình và với nhu cầu của thị trường. Trong trường hợp cụ thể của Apple và
28
Samsung, cả hai công ty đều đã thành công với chiến lược của mình. Tuy nhiên, các
công ty cần phải theo dõi chặt chẽ các xu hướng thị trường và điều chỉnh chiến lược của
mình khi cần thiết bằng cách tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao
cho người tiêu dùng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm và
dịch vụ mới và đổi mới, mở rộng thị trường sang các khu vực mới.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://cellphones.com.vn/sforum/apple-q4-2023-loi-nhuan-23-ty-usd. (n.d.).

2. https://en.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc.#See_also.

3. https://www.sec.gov/ix?doc=/Archives/edgar/data/320193/00003201932300010
6/aapl-20230930.htm. (n.d.).

ix

You might also like