You are on page 1of 2

Nhận xét bài báo: “Xây dựng mô hình tiên đoán kết quả sinh thiết tuyến tiền

liệt dựa
vào tuổi, nồng độ PSA huyết thanh, thăm trực tràng và thể tích tuyến tiền liệt”.

1. Tính sáng tạo


Trong những năm gần đây, ung thư tuyến tiền liệt ngày càng được quan tâm vì tỉ lệ phát
hiện bệnh ngày càng tăng. Mặc dù khoảng 10 năm nay, đã có những bàn luận phản biện về hiệu
quả của việc sử dụng PSA để tầm soát và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm này vẫn
được thực hiện nhiều nhất bên cạnh thăm khám trực tràng, khi mà những phương pháp mới như
PHI hay PCA3 vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Giá trị ngưỡng (cut-off) để qua đó nghi ngờ có
ung thư tuyến tiền liệt có sự thay đổi ở các quốc gia Âu-Mỹ: khởi đầu là 4 ng/mL, nhưng gần
đây có tác giả đề nghị giảm xuống còn 2.5 ng/mL (vì có đến khoảng 25% bệnh nhân PSA từ 2.5
– 3.0 ng/mL có kết quả sinh thiết TTL là ung thư). Nhưng cũng có khuyến cáo ngưỡng PSA là
10 ng/mL cho bệnh nhân từ 70 tuổi. Do đó việc chọn lựa PSA tối ưu vẫn còn là vẫn đề tranh cãi.
Theo guidelines của hội niệu khoa châu Âu (EAU) năm 2020, để tăng cường giá trị chẩn
đoán của PSA đối với ung thư TTL có thể sử dụng các mô hình tiên đoán nguy cơ như PCPTRC
2.0, ERSPC… với mức độ khuyến cáo mạnh, hoặc sử dụng thêm các xét nghiệm các dấu ấn
trong huyết thanh hay nước tiểu với mức khuyến cáo yếu. Tuy nhiên các mô hình tiên đoán này
mang tính đặc hiệu cho dân số nghiên cứu của nó, và áp dụng mô hình nghiên cứu ở dân số này
qua một dân số khác có thể không phù hợp. Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về
mô hình tiên đoán ung thư tuyến tiền liệt. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu một mô hình riêng
cho dân số người Việt Nam là cần thiết, có ý nghĩa khoa học cao.

2. Cấu trúc bản thảo


 Tiêu đề: rõ ràng, ngắn gọn và phù hợp với nội dung nghiên cứu.
 Tóm tắt: tóm tắt tuy hơi dài nhưng cần thiết để phản ánh toàn bộ nội dung bản thảo.
 Đặt vẫn đề: Tác giả dẫn dắt đến chủ đề nghiên cứu hợp lý, có mục tiêu nghiên cứu rõ
ràng, phù hợp.
 Phương pháp nghiên cứu:
o Thiết kế nghiên cứu là mô tả hàng loạt ca, hồi cứu có thể chấp nhận được. Tuy
nhiên khi nghiên cứu một mô hình tiên đoán, tác giả nên sử dụng nghiên cứu đoàn
hệ. Vì khi theo dõi một mẫu nghiên cứu trong một khoảng thời gian, tỷ lệ mắc
bệnh trong khoảng thời gian đó có thể cao hơn khi chỉ xét tại một thời điểm.
Người có nồng độ PSA cao khi sinh thiết âm tính chưa chắc chắn rằng người này
không mắc ung thư tuyến tiền liệt, có thể kim sinh thiết không lấy được mô ung
thư, và nếu theo dõi và sinh thiết lại có thể dương tính. Do đó xác xuất ung thư
thực sự có thể cao hơn so với mô hình dự đoán của tác giả.
o Các tiêu chí chọn mẫu, tiêu chí loại trừ phù hợp. Tuy nhiên, khi lựa chọn số lượng
lõi sinh thiết, tác giả nên lưu ý khả năng phát hiện ung thư của 10 lõi và 12 lõi. Dù
rằng EAU khuyến cáo số mẫu sinh thiết TTL ≥ 10 lõi là hợp lý, khả năng phát
hiện ung thư TTL khi sinh thiết còn phụ thuộc vào thể tích của TTL. Nếu cùng
một thể tích, 10 hay 12 lõi có thể không khác biệt. Nhưng nếu thể tích TTL của
nhóm bệnh nhân được sinh thiết 10 lõi lớn hơn nhóm 12 lõi, tỷ lệ phát hiện ung
thư sẽ không đồng nhất. Do đó tác giả nên nêu rõ thể tích TTL trung bình của hai
nhóm 10 và 12 lõi và tỷ lệ phát hiện ung thư giữa hai nhóm này.
o Cách thu thập thông tin nghiên cứu phù hợp, nội dung được sắp xếp hợp lý.
 Kết quả:
o Các kết quả nêu ra trả lời được các mục tiêu nghiên cứu.
o Số lượng mẫu lớn, được phân tích bằng phần mềm mới, chính xác và hợp lý. Các
phép kiểm phi tham số là hợp lý (vì PSA không có phân phối chuẩn).
o Tác giả nên phân tích hồi quy từng tham số riêng lẻ trong mô hình tiên đoán trước
khi phân tích gộp nhằm nêu bật sự tương quan của từng tham số với kết quả sinh
thiết.
o Hình ảnh, bảng, biểu đồ rõ ràng, trình bày đúng quy cách.
o Phần công thức tổng quát của mô hình hồi quy logistic nhị phân tác giả nên đưa
kèm trích dẫn tài liệu tham khảo (công thức này từ đâu, có đáng tin cậy).
 Bàn luận:
o Các kết quả thu thập được được tác giả phân tích, so sánh một cách thoả đáng.
o Tuy nhiên như đã nói ở trên, tác giả nên cho thấy số lượng lõi sinh thiết không
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ phát hiện ung thư TTL (thông qua so sánh về thể tích
TTL, tỷ lệ sinh thiết TTL dương tính ở hai nhóm).
o Tác giả nên bàn luận thêm về tỷ lệ bệnh nhân mang thông niệu đạo, so sánh PSA
giữa hai nhóm này. Việc đặt thông niệu đạo có ảnh hưởng đến tỷ lệ phát hiện ung
thư TTL trên sinh thiết không.
o Khi đưa ra một mô hình tiên đoán trước khi được áp dụng cần được chứng minh
sự chính xác của mô hình. Tác giả nêu rõ rằng mô hình có độ chính xác 81,9% khi
kiểm định nội tại. Tuy nhiên cần nêu thêm độ chính xác khi dự đoán dương tính,
dự đoán âm tính cụ thể là bao nhiêu. Nếu giá trị dự đoán quá lệch thì mô hình
không có ý nghĩa (Vd: dự đoán dương đúng 100%, dự đoán âm đúng 0%, nhìn
chung giá trị dự đoán đúng 50%  vô nghĩa).
o Hiện nay, tỷ số f/t PSA dược sử dụng khá phổ biến cho ngưỡng 4 ≤ PSA ≤ 10
ng/mL. Nếu áp dụng giá trị vào mô hình tiên đoán cho bệnh nhân có PSA thuộc
“vùng xám” này thì khả năng chính xác sẽ tăng cao.
o Đối với bệnh nhân có PSA < 4 ng/mL, mô hình này không có ý nghĩa do bệnh
nhân trong nhóm này chỉ được sinh thiết TTL khi DRE nghi ngờ ác tính. Sự
tương quan của PSA < 4 ng/mL và kết quả sinh thiết chịu ảnh hưởng quá lớn từ
DRE.
 Kết luận:
o Nhìn chung kết luận nêu được sự đánh giá khái quát về kết quả của nghiên cứu.
Nghiên cứu thể hiện sự sáng tạo, có đóng góp về khoa học và thực tiễn cho chẩn
đoán ung thư TTL.
 Tiêu đề và tóm tắt bằng tiếng Anh:
o Tác giả trình bày đúng nghĩa, ngữ pháp và văn phong khoa học bằng tiếng Anh.
 Tài liệu tham khảo:
o Tài liệu tham khảo có tính tin cậy cao.
o Cách trình bày đúng quy định.

3. Đạo đức nghiên cứu:


 Tác giả không đạo văn , không sao chép, không làm giả số liệu. Nghiên cứu chưa được
công bố trên bất cứ một tạp chí nào khác.
 Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM thông qua.

You might also like