You are on page 1of 26

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, con người cùng với những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của
thế giới, chúng ta đã và đang ngày ngày thay đổi, văn minh và hiện đại hơn. Sự phát
triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm nổi bật
như sự chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ. Đó là những yếu tố rất cần thiết góp phần
cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Điện tử đang trở thành một ngành khoa học đa nhiệm vụ. Điện tử đã đáp ứng được
những đòi hỏi không ngừng của các ngành, lĩnh vực khác nhau cho đến nhu cầu thiết
yếu của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay nhu cầu của con người ngày càng cao là điều kiện thuận lợi cho
nghành điện tử phát triển ra các sản phẩm mới có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Xuất phát từ những nhu cầu ứng dụng, chúng em đã thiết kế một mạch điều khiển, đó
là “MẠCH CẢM BIẾN ÁNH SÁNG BẬT TẮT ĐÈN TỰ ĐỘNG ”. Nội dung báo
cáo này gồm 4 Chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Thiết kế thi công và chế tạo mạch

Chương 3: Kết quả khảo sát và kết luận

Mặc dù rất cố gắng hoàn thành bài báo cáo này nhưng vẫn không tránh khỏi
thiếu sót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để nhóm có thể hoàn thiện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn.

1
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................

Hưng Yên, Ngày.....Tháng....Năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

2
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................ 2

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................................ 5

1.1 Lí do chọn đề tài. ...................................................................................................... 5

1.2 Mục tiêu của đề tài. .................................................................................................. 5

1.3 Kế hoạch thực hiện. .................................................................................................. 5

2. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................ 6

2.1 Điện trở ..................................................................................................................... 6

2.2 Tụ điện. ..................................................................................................................... 6

2.2.1 Cấu tạo. .................................................................................................................. 6

2.2.2 Phân loại. ............................................................................................................... 7

2.2.3 Ký hiệu và hình dạng thực tế. ................................................................................ 7

2.2.4 Điện dung và đơn vị. ............................................................................................. 8

2.2.5 Sự phóng, nạp của tụ điện. .................................................................................... 9

2.3 Diode. ....................................................................................................................... 9

2.3.1 Cấu tạo của Diode bán dẫn. ................................................................................... 9

2.3.2 Phân cực thuận cho Diode. .................................................................................. 10

2.3.4 Ứng dụng của Diode bán dẫn. ............................................................................. 12

2.4. NE555. ................................................................................................................... 12

2.4.1 Nguồn gốc của NE555......................................................................................... 12

2.4.2 Thông số. ............................................................................................................. 13

2.4.3 Chức năng của NE555. ....................................................................................... 13

2.4.4 Bố trí chân và chức năng của từng chân. ............................................................. 13

2.4.5 Nguyên lý hoạt động. .......................................................................................... 14

2.4.6 Tính tần số điều chế độ rộng xung. .................................................................... 15

3
2.4.7 Ứng dụng. ............................................................................................................ 16

2.5 RƠLE ...................................................................................................................... 16

2.5.1 Cách xác định trạng thái và phân loại ................................................................ 16

2.5.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................ 17

2.5.3 Ứng dụng ............................................................................................................. 17

2.6. Quang trở ............................................................................................................... 18

2.6.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động ........................................................................... 18

2.6.2 Ưu điểm và nhược điểm ...................................................................................... 19

2.7 DOMINO 2 ............................................................................................................. 19

2.7.1 Thông số kỹ thuật ................................................................................................ 19

2.7.2 Tính năng chính ................................................................................................... 20

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ THI CÔNG VÀ CHẾ TẠO MẠCH .................................... 21

1. Sơ đồ khối ................................................................................................................. 21

2. Thiết kế mạch nguyên lí ........................................................................................... 21

2.1 Mạch nguồn ............................................................................................................ 21

2.2 Mạch đèn sáng tự động khi trời tối......................................................................... 21

2.3 Thiết bị chiếu sáng .................................................................................................. 22

3. Thi công mạch in ...................................................................................................... 23

3.1 Sơ đồ mạch in ......................................................................................................... 23

3.2 Thi công mạch in .................................................................................................... 23

3.3 Mô hình sản phẩm .................................................................................................. 24

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ KẾT LUẬN ................................................................ 25

1.1 Khảo sát .................................................................................................................. 25

1.2 Kết uận .................................................................................................................... 25

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Lí do chọn đề tài.

Ngành điện tử là một trong những ngành quan trọng góp phần vào sự phát triển của
đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ làm cho ngành điện tử
ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới. Nhu cầu của con người ngày càng
cao là điều kiện thuận lợi cho ngành điện tử phải không ngừng phát minh ra các sản
phẩm mới có tính ứng dụng cao, các sản phẩm có tính năng, có độ bền và độ ổn định
ngày càng cao.

Mạch cảm biến ánh sáng bật tắt đèn tự động là một trong số đó, sơ đồ mạch khá là
đơn giản, những phần tử trong mạch được bán rất nhiều trên thị trường, giá thành rẻ và
đặc biệt ứng dụng của mạch là rất cao.

1.2 Mục tiêu của đề tài.

- Tìm hiểu nguyên lý, chức năng và tác dụng của mạch đèn.
- Tìm hiểu được các chức năng, tác dụng của các linh kiện thiết bị điện tử.
- Hoàn thành sản phẩm là mạch cảm biến ánh sáng tự động bật tắt đèn
- Rèn luyện cho sinh viên cách tự học, đi đôi với thực hành và khả năng làm việc
theo nhóm.

1.3 Kế hoạch thực hiện.

- Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết chung của mạch điều khiển động cơ bước. Bao gồm
nguyên tắc hoạt động của mạch và một số mạch để đưa ra lựa chọn tốt cho đề tài
làm đồ án.
- Bước 2: Tìm hiểu về các linh kiện, thiết bị điện tử sử dụng trong mạch trên, từ đó
tính toán lựa chọn các linh kiện, thiết bị đạt yêu cầu sử dụng trong mạch.
- Bước 3: Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm vẽ mạch Tina , Proteus từ đó đưa ra
cách vẽ mạch điều khiển động cơ bước và hoàn thành bản mạch in của mạch.
- Bước 4: Sau đã có bản mạch in tiến hành thi công hoàn thành sản phẩm.

5
2. Cơ sở lý thuyết

2.1 Điện trở

a) Khái niệm

Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, hiệu điện
thế giữa hai đầu của nó tỉ lệ với cường độ dòng điện qua nó theo định luật ohm: V=IR.

b) Ký hiệu: theo hai tiêu chuẩn US và EU.

c) Hình dạng thực tế.

2.2 Tụ điện.

2.2.1 Cấu tạo.

Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi
là điện môi.

Hình ảnh cấu tạo:

6
Hình ảnh cấu tạo

2.2.2 Phân loại.

Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ
điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như: Tụ giấy, Tụ
gốm, Tụ hoá.

2.2.3 Ký hiệu và hình dạng thực tế.

a) Ký hiệu :

Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor).

b) Hình dạng thực tế:

Hình dạng của tụ gốm.

7
Hình dạng của tụ hoá

2.2.4 Điện dung và đơn vị.

a) Khái niệm về điện dung.

Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện
dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng
cách giữ hai bản cực theo công thức.

C=ξ.S/d

Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)

• ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.


• d : là chiều dày của lớp cách điện.
• S : là diện tích bản cực của tụ điện.

b) Đơn vị.

Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế
thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF), NanoFara (nF), PicoFara (pF).

• 1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F

• 1 µ Fara = 1.000 n Fara

• 1 n Fara = 1.000 p Fara

8
2.2.5 Sự phóng, nạp của tụ điện.

Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , nhờ tính chất
này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.

Sự nạp và phóng điện của tụ.


a)Tụ nạp điện.

Như hình ảnh trên ta thấy rằng , khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua
bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp này làm bóng đèn loé sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng
nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn tắt.
b) Tụ phóng điện.

Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương
(+) của tụ phóng qua bóng đền về cực âm (-) làm bóng đèn loé sáng, khi tụ phóng hết
điện thì bóng đèn tắt.

=> Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay thời gian phóng nạp
càng lâu.

2.3 Diode.

2.3.1 Cấu tạo của Diode bán dẫn.

Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo
một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm:Tại bề mặt tiếp xúc,
các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tánsang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ
trống => tạo thành một lớp Iontrung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền
cách điện giữahai chất bán dẫn.

9
Mối tiếp xúc P - N => Cấu tạo của Diode .

Ở hình trên là mối tiếp xúc P - N và cũng chính là cấu tạo của Diode bán dẫn.

Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.

2.3.2 Phân cực thuận cho Diode.

Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt (vùng bán dẫn P) và điện áp âm (-)
vào Katôt (vùng bán dẫn N) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện áp, miền cách
điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt 0,6V (với Diode loại Si) hoặc
0,2V (với Diode loại Ge) thì diện tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt
đầu dẫn điện. Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng
chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V).

10
Diode (Si) phân cực thuận - Khi Dode dẫn
điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V

Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode

Kết luận : Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V
thì chưa có dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua
Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ ở giá trị 0,6V.

11
2.3.3 Phân cực ngược cho Diode.

Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bándẫn N), nguồn
(-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miềncách điện càng
rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, Diode có thể chịu được điện áp
ngược rất lớnkhoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng ≥ 1000V.

2.3.4 Ứng dụng của Diode bán dẫn.

Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các mạch
chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân
cực cho transistor hoạt động .trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành
Diode cầu có dạng.

2.4. NE555.

2.4.1 Nguồn gốc của NE555.

IC thời gian 555 được du nhập vào những năm 1971 bằng công ty Signetics Corporation
bằng 2 dòng sản phẩm SE555/NE555 và được gọi là máy thời gian và cũng là loại có
đầu tiên. Nó cung cấp cho các nhà thiết kế mạch điện tử với chi phí tương đối rẻ, ổn
định và những mạch tổ hợp cho những ứng dụng cho đơn ổn và không ổn định.

Từ đó thiết bị này được làm ra với tính thương mại hóa. 10 năm qua một số nhà sản suất
ngừng sản suất loại IC này bởi vì sự cạnh tranh và những lý do khác. Tuy thế những

12
công ty khác lại sản suất ra những dòng này. IC 555 hiện nay được sử dụng khá phổ
biến ở các mạch tạo xung, đóng cắt hay là những mạch dao động khác.

2.4.2 Thông số.

+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)

+ Dòng tiêu thụ : 6mA - 15mA

+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V

+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V

+ Công suất tiêu thụ (max) 600mW

2.4.3 Chức năng của NE555.

+ Tạo xung

+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)

+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)

...

2.4.4 Bố trí chân và chức năng của từng chân.

a) Bố trí chân.

IC NE555 N gồm có 8 chân

b) Chức năng của từng chân.

+ Chân số 1(GND): cho nối GND để lấy dòng cấp cho IC hay chân còn gọi là chân
chung.

+ Chân số 2(TRIGGER): Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và được dùng
như 1 chân chốt hay ngõ vào của 1 tần so áp.Mạch so sánh ở đây dùng các transitor PNP
với mức điện áp chuẩn là 2/3Vcc.

13
+ Chân số 3(OUTPUT): Chân này là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic. Trạng thái của
tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1. 1 ở đây là mức cao nó tương ứng với gần
bằng Vcc nếu (PWM=100%) và mức 0 tương đương với 0V nhưng mà trong thực tế
mức 0 này ko được 0V mà nó trong khoảng từ (0.35 ->0.75V) .

+ Chân số 4(RESET): Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ
ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp
trên chân 2 và 6.Nhưng mà trong mạch để tạo được dao động thường hay nối chân này
lên VCC.

+ Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555
theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối GND. Chân này có thể
không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống
GND thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp
chuẩn được ổn định.

+ Chân số 6(THRESHOLD): là một trong những chân đầu vào so sánh điện áp khác và
cũng được dùng như 1 chân chốt.

+ Chân số 7(DISCHAGER): có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển
bỡi tầng logic của chân 3 .Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại.ngược lại thì
nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạch R-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động

+ Chân số 8 (Vcc): Không cần nói cũng bít đó là chân cung cấp áp và dòng cho IC hoạt
động. Không có chân này coi như IC chết. Nó được cấp điện áp từ 2V -->18V (Tùy từng
loại 555 nhé thấp nhất là con NE7555)

2.4.5 Nguyên lý hoạt động.

Cấu tạo của NE555 gồm OP-amp so sánh điện áp, mạch lật và transistor để xả điện. Cấu
tạo của IC đơn giản nhưng hoạt động tốt. Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia
điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối
vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi
điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6
lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset.

❖ Giải thích sự dao động:

14
Ký hiệu 0 là mức thấp bằng 0V, 1 là mức cao gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-
flop

Khi S = [1] thì Q = [1] và = [ 0].


Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và = [0].
Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].

 Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì = [1], transisitor mở
dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không
vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.

a) Giai đoạn ngõ ra ở mức 1.


Khi bấm công tắc khởi động, chân 2 ở mức 0.
Vì điện áp ở chân 2 (V-) nhỏ hơn V1(V+), ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 1 nên S = [1],
Q = [1] và = [0]. Ngõ ra của IC ở mức 1.
Khi = [0], transistor tắt, tụ C tiếp tục nạp qua R, điện áp trên tụ tăng. Khi nhấn công
tắc lần nữa Op-amp 1 có V- = [1] lớn hơn V+ nên ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 0, S =
[0], Q và vẫn không đổi. Trong khi điện áp tụ C nhỏ hơn V2, FF vẫn giữ nguyên
trạng thái đó.

b) Giai đoạn ngõ ra ở mức 0.

Khi tụ C nạp tiếp, Op-amp 2 có V+ lớn hơn V- = 2/3 VCC, R = [1] nên Q = [0] và =
[1]. Ngõ ra của IC ở mức 0.

Vì = [1], transistor mở dẫn, Op-amp2 có V+ = [0] bé hơn V-, ngõ ra của Op-amp 2 ở
mức 0. Vì vậy Q và không đổi giá trị, tụ C xả điện thông qua transistor.

➔Kết quả cuối cùng: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn
định.

2.4.6 Tính tần số điều chế độ rộng xung.

Nhìn vào sơ đồ mạch trên ta có công thức tính tần số , độ rộng xung.

+Tần số của tín hiệu đầu ra là

f = 1/(ln2.C.(R1 + 2R2))

+ Chu kì của tín hiệu đầu ra : t = 1/f

15
+ Thời gian xung ở mức H (1) trong một chu kì

t1 = ln2 .(R1 + R2).C

+ Thời gian xung ở mức L (0) trong 1 chu kì

t2 = ln2.R2.C

Như vậy trên là công thức tổng quát của 555. Tôi lấy 1 ví dụ nhỏ là : để tạo được xung
dao động là f = 1.5Hz . Đầu tiên tôi cứ chọn hai giá trị đặc trưng là R1 và C2 sau đó ta
tính được R1. Theo cách tính toán trên thì ta chọn : C = 10nF, R1 =33k --> R2 = 33k
(Tính toán theo công thức).

2.4.7 Ứng dụng.

a ) Mạch báo động dùng SCR.

b) Trigger

2.5 RƠLE

2.5.1 Cách xác định trạng thái và phân loại

Trên thị trường chúng ta có 2 loại module rơle: module rơle đóng ở mức thấp và
module rơle đóng ở mức cao. Nếu so sánh giữa 2 loại rơle có cùng thông số kỹ thuật

16
thì hầu hết mọi linh kiện của nó đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ chỗ các
transistor của mỗi module. Chính vì cái transistor này nên mới sinh ra 2 loại module (
NPN – kích mức cao, PNP – kích mức thấp )

- Có 3 cách để nhận biết module rơle


+ Hỏi người bán và sau khi mua chúng ta đặt ngăn nắp loại nào ra
loại đấy
+ Kiểm tra module bằng cách thử cấp nguồn vào các chân điều khiển
+ Tìm trên Google thử tên loại transistor đó, nếu là NPN thì là module
kích mức cao, còn PNP là mức thấp

2.5.2 Thông số kỹ thuật

- Điện áp điều khiển: 12V

- Dòng điện max: 10V

- Thời gian tác động: 10ms

- Thời gian nhả hãm: 5ms

- Nhiệt độ hoạt động: -45 độ C – 75 độ C

2.5.3 Ứng dụng

Nhìn chung, công dụng của rơle là “ dung một năng lượng nhỏ để cắt nguồn năng
lượng lớn hơn”. Rơle được dùng khá thông dụng trong các ứng dụng điều khiển động
cơ và chiếu sáng. Khi cần đóng cắt nguồn năng lượng lớn, rơle thường được ghép nối
tiếp. Nghĩa là một rơle nhỏ điều khiển 1 rơle lớn hơn, và rơle lớn sẽ điều khiển nguồn
công suất.

17
Ứng dụng của Role

2.6. Quang trở

2.6.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

- Cấu tạo của quang trở gồm 2 phần là phần trên và phần dưới là các màng kim loại
được đấu nối với nhau thông qua các đầu cực. Linh kiện này được thiết kế theo cách
cung cấp diện tích tiếp xúc tối đa nhất với 2 màng kim loại và được đặt trong một hộp
nhựa có thể giúp tiếp xúc được với ánh sáng và có thể cảm nhận được sự thay đổi của
cường độ ánh sáng.

Thành phần chính để tạo nên quang trở đó chính là Cadmium Sulphide (CdS) được
sử dụng là chất quang dẫn, thường không chứa hoặc có rất ít các hạt electron khi không
được ánh sáng chiếu vào.

-Nguyên lý hoạt động của quang trở dựa trên nguyên lý hiệu ứng quang điện trong
một khối vật chất. Khi mà các photon có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ khiến cho các
electron bật ra khỏi các phân tử và trở thành các electron tự do trong khối chất và từ chất
bán dẫn chuyển thành dẫn điện. Mức độ dẫn điện của quang trở tùy thuộc vào phần lớn
các photon được hấp thụ.

Khi ánh sáng lọt vào quang trở, các electron sẽ được giải phóng và độ dẫn điện sẽ được
tăng lên. Tùy thuốc vào chất bán dẫn mà các quang trở sẽ có những phản ứng khác nhau
với các loại sóng photon khác nhau.
18
2.6.2 Ưu điểm và nhược điểm

• Ưu điểm: Quang trở với một số ưu điểm như giá thành rẻ, đa dạng về kích cỡ có thể
áp dụng với nhiều các bo mạch khác nhau, kích thước phổ biến có đường kính mặt
là 10mm. Cùng với đó là năng lượng tiêu thụ và điện áp hoạt động nhỏ.

• Nhược điểm: Thời gian phản hồi chậm nên độ chính xác sẽ không cao. Thời gian
phản hồi của quang trở nằm trong khoảng từ hàng chục cho đến hàng trăm mili
giây.

2.7 DOMINO 2

2.7.1 Thông số kỹ thuật

- Khoảng cách 2 chân là 5 mm, có ốc vặn.

- Loại chân thẳng

- Điện áp tối đa: 300 V

- Dòng điện tối đa: 10 A

- Trở kháng tiếp xúc: 20 milliohm

- Đường kính chân: 1.1 mm

- Số lượng chân: 2

19
2.7.2 Tính năng chính

- Kết cuối, nối các dây vào trong mạch. Cố định dây bằng ốc vặn.

- Có thể ghép nhiều cái với nhau.

- Dùng làm cọc nguồn.


- Dùng trong các mạch điện tử.

Domino

20
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ THI CÔNG VÀ CHẾ TẠO MẠCH

1. Sơ đồ khối

-Mạch đèn chiếu sáng tự động khi trời tối gồm có 3 phần chính:

Khối 1: Nguồn (phích cắm hoặc công tắc bật tắt).

Khối 2:Mạch đèn tự động sáng khi trời tối(điện trở, tụ điện, diode, NE555, role,
quang trở, domino2).

2. Thiết kế mạch nguyên lí

2.1 Mạch nguồn

-Chúng em đã thiết kế làm sao cho dây điện không quá lộ liễu nhằm làm tăng
phần thiện mỹ cho sản phẩm cũng như cho ngôi nhà.

-Trong trường hợp nhà mới xây cách tốt nhất là cho đường dây điện ẩn vào trong
tường.

2.2 Mạch đèn sáng tự động khi trời tối

-Nguyên lý hoạt động của mạch:

Khi trời tối, điện trở trong của quang trở tăng, sẽ có tín hiệu dương kích vào
chân số 2 IC555 điều khiển để đóng rơle 12v sẽ có điện 220V chạy trực tiếp qua rơle
ra bóng đèn làm sáng bóng đèn.

Khi trời sáng, điện trở quang trở giảm tín hiệu chân số 2 bị mất rơle sẽ được
ngắt điện, bóng đèn tắt

21
2.3 Thiết bị chiếu sáng

-Thiết kế đẹp mắt, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu
dung.

Một số hình ảnh minh họa:

Đèn sáng tự động ngoài trời

22
3. Thi công mạch in

3.1 Sơ đồ mạch in

Sau đây là sơ đồ mạch in mạch đèn sáng tự động khi trời tối:

Sơ đồ mạch in mạch đèn sáng tự động khi trời tối

3.2 Thi công mạch in

- Chuẩn bị: phíp đồng, dung dịch ăn mòn, mỏ hàn, thiếc, các linh kiện điện tử cần thiết,
khoan.

- Các bước làm mạch in:

+ Sau khi đã có sơ đồ mạch in ta tiến hành in sơ đồ mạch ra giấy.

+ Áp sơ đồ mạch in trên giấy lên phíp đồng và cố định lại.

+ Dùng bàn là nhiệt là lên mặt giấy cho đến khi mực trên giấy được dính hết vào mặt
phíp đồng ( khoảng từ 10-15 phút).

+ Sau khi mực đã dính hết vào mặt phíp đồng ta tiến hành bóc lớp giấy ra khỏi mặt
phíp đồng và ngâm phíp đồng vào dung dịch ăn mòn.

+ Quá trình ăn mòn diễn ra khoảng từ20-30 phút.

+ Sau khi ăn mòn xong ta thu được mạch in vì những vị trí bị mực dính vào sẽ không bị
ăn mòn.

+ Kiểm tra các vị trí trên mạch xem có bị đứt mạch hay không.

23
+ Khoan lỗ để cắm chân linh kiện (tùy thuộc kích cỡ chân linh kiện mà ta sẽ chọn cỡ
mũi khoan)

+ Sau khi khoan hết các lỗ tiến hành hàn linh kiện.

3.3 Mô hình sản phẩm

24
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ KẾT LUẬN

1.1 Khảo sát

Khi trời sáng khi trời tối

*Nhận xét

- Hiện tượng xảy ra: khi ta dùng tay hơi che quang trở lại ánh sáng không che hết làm
cảm biến bị nhiễu sẽ xảy ra hiện tượng rơ le đóng cắt liên tục và sẽ khiến rơ le kêu
tạch tạch liên tục

-Tại sao: vì để đèn gần quang trở, khi ta che tay hờ trên quang trở thì đèn sáng. Khi
đèn sáng sẽ chiếu ánh sáng ngược lại vào quang trở dẫn đến đèn tắt.

-Cách khắc phục

+ Che tay sát vào quang trở thì đèn sáng và cách ly đèn với quang trở bằng chóa để khi
đèn sáng sẽ không chiếu vào quang trở tránh sảy ra hiện tượng trên.

1.2 Kết uận

- Sản phẩm tạo ra có những ưu nhược điểm:

*Ưu điểm

- Có giá thành rẻ.

- Có rất nhiều ứng dụng phổ biến trong cuộc sống.


25
- Mang lại lợi ích cao giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Không phải điều khiển.

- Chi phí bảo dưỡng thấp.

*Nhược điểm

- Chưa có thiết bị bắt sóng từ xa vẫn phải dùng dây điện.

- Nhờ sự chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô và sự góp ý của các bạn chúng em đã hoàn
thành được đồ án và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

Sau cùng một lần nữa chúng em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy
cô giáo trong khoa, các bạn đã giúp chúng em hoàn thành đồ án này.

26

You might also like