You are on page 1of 36

CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL

PHÒNG KỸ THUẬT

HƯỚNG DẪN
KHAI BÁO VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
TRUYỀN DẪN QUANG OptiX Metro100 HÃNG
HUAWEI

(Dành cho nhân viên kỹ thuật)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NỘI, 02- 2009


Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL
PHÒNG KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC CHUYÊN TRÁCH


Phê duyệt
Ngày .... tháng .... năm 2009

HƯỚNG DẪN
KHAI BÁO VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THUYỀN DẪN
QUANG OPTIX METRO100 HÃNG HUAWEI
(Dành cho nhân viên kỹ thuật)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

NGƯỜI VIẾT PHỤ TRÁCH NGHIỆP VỤ TP. KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2009

2
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Mục lục

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................................3


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...............................................................4
Chương 1.........................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ.........................................................................................7
OPTIX METRO 100.......................................................................................................7
1.Cấu trúc mặt trước của thiết bị:................................................................................7
1.1. OptiX Metro100 có các loại sau (phân chia theo nguồn):................................7
1.2. Các giao diện trên mặt thiết bị:.........................................................................8
1.3. Các đèn chỉ thị :................................................................................................9
2.Các đặc điểm kỹ thuật:...........................................................................................10
2.1. Thông số của thiết bị:......................................................................................10
2.2. Các modul quang dùng cho OptiX Metro100.................................................11
2.3. Nguồn hoạt động:............................................................................................11
2.4. Môi trường hoạt động:....................................................................................12
3.Ứng dụng của thiết bị:............................................................................................12
3.1.Khả năng cung cấp các dịch vụ:......................................................................12
3.2.Ứng dụng :.......................................................................................................12
Chương 2.......................................................................................................................13
CÁC BƯỚC KHAI BÁO THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN QUANG OPTIX METRO100 13
1.Chuẩn bị..................................................................................................................13
2.Các bước thực hiện.................................................................................................13
2.1. Khai báo bằng LCD........................................................................................13
2.1.1. Các phím......................................................................................................13
2.1.2.Các bước thực hiện.......................................................................................15
3. Lập biên bản khai báo bàn giao cho đội lắp đặt....................................................16
Chương 3.......................................................................................................................17
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ OptiX Metro100........................................................................17
OptiX Metro100 có thể lắp trên rack 19 inch, các rack theo chuẩn của ETSI, và trên
tường nhờ sử dụng hai loại tai cố định :........................................................................17
.......................................................................................................................................17
3.1. Các yêu cầu về môi trường và bố trí trong phòng máy......................................17
3.2. Các bước lắp đặt thiết bị ....................................................................................17
3.2.1. Lưu đồ thực hiện lắp đặt..............................................................................17
3.2.2.Kiểm tra điều kiện lắp đặt:...............................................................................19
3.2.3. Chuẩn bị...........................................................................................................19
3.2.3.1. Chuẩn bị các dụng cụ lắp đặt....................................................................19
3.2.3.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư phụ :...................................................................19
3.2.4. Lắp đặt và cố định thiết bị:..............................................................................20
3.2.4.2. Cố định thiết bị:........................................................................................21
3.2.5. Bố trí và đi dây:...............................................................................................23
3.2.6. Khởi động và kiểm tra thiết bị :.....................................................................29
3.2.7. Chèn thiết bị vào mạng quang ( Nếu cần) :.....................................................30
3.2.8. Ghi đầy đủ thông tin phục vụ hoàn công........................................................30
3.2.9. Vệ sinh nơi lắp đặt:.........................................................................................30
3.2.10. Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của thiết bị................................................30
3
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Chương 4.......................................................................................................................31
CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................................31
Phụ lục1: Các tác động của điện từ trường và cách phòng chống.............................31
1.1. Bảo vệ để chống tĩnh điện..................................................................................31

Các hình vẽ

Hình 1.2 :OptiX Metro100 dùng nguồn DC...................................................................8


Hình 2.1 : Các phím bấm trên bảng LCD.....................................................................14
Hình3.1 : Các loại tai cố định.......................................................................................17
Hình 3.2: Các lắp tai khi lắp OptiX Metro100 vào rack...............................................20
Hình 3.3: Lắp dây tiếp đất vào thiết bị........................................................................21
Hình 3.4: Cố định thiết bị vào rack...............................................................................21
Hình 3.5: Cố định thiết bị vào tường............................................................................22
Hình3.7: Các chân và cách đấu nguồn.........................................................................24
Hình 3.8: Cách đi các dây cáp......................................................................................26
Hình 3.9: Cách đi các dây cáp......................................................................................27
Hình 3.9.........................................................................................................................28
Hình 3.12.......................................................................................................................29

Các bảng
Bảng 1.1 : Các giao diện trên mặt OptiX Metro100.......................................................8
Bảng 1.2 : Các đèn chỉ thị của OptiX Metro100...........................................................10
Bảng 1.3: Các thông số của OptiX Metro100...............................................................10
Bảng 1.4: Các tham số của modul quang.....................................................................11
Bảng 1.5: Các loại nguồn OptiX Metro100 sử dụng....................................................11
Bảng 1.6: Điều kiện môi trường....................................................................................11
Bảng 2.1 : Chức năng của các phím trên bảng LCD.....................................................14

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


ESD ElectroStatic Discharge Phóng tĩnh điện
TM Terminal Multiplexer Bộ ghép kênh đầu cuối
ACO Audible alarm cut-off Cắt âm thanh báo cảnh
LOS Loss Of Signal Mất tín hiệu
AIS Alarm Indication Signal Tín hiệu chỉ thị báo cảnh
4
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
ACT Active Hoạt động

LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay, toàn bộ mạng truyền dẫn quang của Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội (Viettel) đã lên tới 8874 (Thiết bị của hãng Huawei trên 4000) trạm
với bao gồm các loại thiết bị của các hãng sản xuất ECI, Huawei, ZTE... Trong
khi mạng lưới tiếp tục phát triển nhanh, số trạm quang tăng lên nhiều và yêu cầu
tuổi đời thiết bị cũng tăng. Do vậy, các sự cố xảy ra đối với thiết bị truyền dẫn
quang cũng ngày một nhiều và đa dạng hơn. Nhằm đảm bảo tốt việc vận hành
khai thác, quản lý và ứng cứu nhanh đối với các sự cố thiết bị truyền dẫn quang,
Phòng kỹ thuật - Công ty Truyền dẫn Viettel đưa ra “Hướng dẫn Khai báo và lắp
đặt thiết bị truyền dẫn quang”. Tài liệu bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về thiết bị.
Chương 2: Các bước khai báo thiết bị truyền dẫn quang
Chương 3: Các lưu ý khi lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang.
Chương 4 : Các bước lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang.
Tài liệu này được sử dụng cho nhân viên lắp đặt, vận hành bảo dưỡng và xử lý
sự cố ứng cứu thông tin thiết bị truyền dẫn quang. Tài liệu này yêu cầu nhân
viên phải nắm được thiết bị truyền dẫn quang, cấu tạo và chức năng của thiết bị
truyền dẫn.
Mong rằng, tài liệu này có ý nghĩa thiết thực cho các nhân viên kỹ thuật lắp
đặt và ứng cứu thông tin thiết bị truyền dẫn quang tại Công ty truyền dẫn Viettel
và là tài liệu thực hiện thực tế cho các cán bộ nhân viên kỹ thuật tại các chi
nhánh viễn thông tỉnh và nhân viên mới đang sử dụng hoặc nghiên cứu về các
thiết bị truyền dẫn quang.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện cho lần chỉnh sửa sau.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

5
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Phòng Kỹ thuật – Công ty Truyền dẫn Viettel
T7- Toà nhà C.I.T - Nguyễn Phong Sắc Kéo Dài- Cầu Giấy – Hà Nội
Tel: 04 6266 2415
Fax: 04 6266 0069
Emai: qtm_td@viettel.com.vn

ĐƠN VỊ VIẾT TÀI LIỆU

6
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ
OPTIX METRO 100

Giới thiệu chung về thiết bị


Hiện nay Truyền dẫn Viettel sử dụng nhiều chủng loại thiết bị của hãng
Huawei (OptiX Metro 100,500,1000,3000…; OptiX OSN 2500, 3500…), chủ
yếu tại miền Bắc, Miền Nam và nước ngoài; miền trung có sử dụng để lắp
Điểm-Điểm. Với giá cả cạnh tranh, thiết bị hoạt động tốt, chất lượng ngày càng
được nâng cao, hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng tốt thì các thiết bị của hãng
Huawei sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn về cả số lượng và chủng loại thiết
bị. Do đó yêu cầu đặt ra là nhân viên kỹ thuật phải nắm vững các đặc tính kỹ
thuật, hoạt động, khai báo và lắp đặt thiết bị Huawei

1.Cấu trúc mặt trước của thiết bị:


1.1. OptiX Metro100 có các loại sau (phân chia theo nguồn):
+ Dùng nguồn AC:100V÷240V(Với dải điện áp vào: 90V÷260V)

Hình 1.2 :OptiX Metro100 dùng nguồn AC

7
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

+ Dùng nguồn DC :-48V÷ -60V ( Với dải điện áp vào: -38,4V÷ -72V)
Hoặc : +24V ( Với dải điện áp vào: 19V÷ 29V)

Hình 1.2 :OptiX Metro100 dùng nguồn DC

1.2. Các giao diện trên mặt thiết bị:

Số Giao diện Chức năng Chú thích


DC: Ổ 4 chân
1 Giao diện nguồn Cung cấp nguồn cho thiết bị
AC: Ổ 3 chân
Đầu vào/ra của tín hiệu STM1
2 STM1 FC/SC, FC/LC(SFP)
quang
10/100Base-T 10M/100M Ethernet port RJ45
3 1000M Ethernet port quang
1000Base-X/T LC(SFP)/RJ45
hoặc điện
4 E1 1-8 Cấp 8 luồng E1 DB44
Kết nối giữa thiết bị và NMS
5 NM-LAN hoặc máy tính dùng để khai RJ45
báo
6 Arlam (báo cảnh) Đầu vào/ra các báo cảnh RJ45
Dùng để kết nối tới dây ESD
ESD (ElectroStatic
7 (Dây đeo vào cổ tay khi tiếp -
Discharge)
xúc với thiết bị)
8 Công tắc nguồn Bật/tắt nguồn -
9 LCD Hiển thị cấu hình và báo cảnh -
8
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Dùng để cấu hình thiết bị, xem
10 Các phím chức năng -
các báo cảnh
ACO (Audible alarm cut
11 Nút cắt âm thanh báo cảnh
off button)
12 RST (RESET button) Dùng để Reset thiết bị
Kiểm tra đèn LED
Khi nhấn nút này thì tất cả các
đèn LED sẽ sáng ( LED bình
13 LAMP TEST
thường), Khi nhả nút này thì
các đèn LED trở về trạng thái
lúc trước

Bảng 1.1 : Các giao diện trên mặt OptiX Metro100

1.3. Các đèn chỉ thị :


( Các đèn MAJ, MIN : Báo cảnh về thiết bị hoặc luồng )

Indicator
Status (Trạng thái) Ý nghĩa
( Chỉ thị)

Đèn nháy 5 lần /1s Đang nạp phần mềm cho thiết bị
Run ( Thiết bị
Đèn nháy 3 lần /1s Đang xóa phần mềm của thiết bị
đang hoạt
Đèn nháy 1 lần /1s NE bị mất phần mềm, đang đợi nạp
động)
Đèn nháy 1 lần /2s NE hoạt động bình thường
Xuất hiện các báo cảnh nguy hiểm,
MAJ (Major
Đèn nhấp nháy nghiêm trọng : Lỗi phần cứng thiết bị,
alarm)
lỗi luồng (LOS, AIS)
Thiết bị hoặc luồng vẫn hoạt động
nhưng chất lượng xấu (Chưa đến
MIN (Minor
Đèn nhấp nháy ngưỡng; các ngưỡng này do nhà sản xuất
alarm)
đưa ra, dùng hệ điều hành NMS có thể
đặt lại các ngưỡng này)
ACO (Alarm Âm báo cảnh bị cắt (Do nhấn nút ACO
Sáng
cutoff) hoặc dùng lệnh trên NMS)
LOS (Loss Modul quang mất thu, hoặc mức công
Sáng
Of Signal) suất quang thu được thấp quá ngưỡng
E1 Tắt Port E1 đó chưa sử dụng ( Chưa khai
9
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
luồng)
Màu đỏ, sáng liên E1_LOS: Port E1 không thu được tín
tục hiệu điện
Major alarms ( nhưng không phải
Màu đỏ, nháy E1_LOS, có thể E1_AIS, TU_AIS do lỗi
tuyến…)
Minor alarms: chất lượng luồng kém do
( Chỉ thị trạng Màu vàng, sáng
lỗi bit nhiều, chưa đến mức nghiêm
thái luồng liên tục
trọng: 10-3bit/s.
E1)
BIP_EXC alarm: số lỗi BIP vượt quá
ngưỡng, ngưỡng thường đặt 10-3bit/s.
Màu vàng, nháy
Hãng ECI đặt báo cảnh này ở mức
Major

Màu xanh, sáng


Luồng E1 bình thường
liên tục

Sáng Link Ethernet bình thường (Thông vật lý)


Link
RJ45 (Xanh) Link Ethernet bị đứt quãng, chưa thông,
Tắt
chưa kết nối
ACT Nháy Dữ liệu đang được truyền
(Vàng) Tắt Không có dữ liệu được truyền

Bảng 1.2 : Các đèn chỉ thị của OptiX Metro100


2.Các đặc điểm kỹ thuật:
2.1. Thông số của thiết bị:
Công suất tiêu thụ Trọng lượng Kích thước
Loại thiết bị
(W) (kg) (mm)
OptiX
Khoảng 15W < 4,5 436(W)x200(D)x42(H)
Metro100

Bảng 1.3: Các thông số của OptiX Metro100

10
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
2.2. Các modul quang dùng cho OptiX Metro100

Tốc độ (Mbps) 155.520


Loại modul I-1 S-1.1 L-1.1
Bước sóng (nm) 1260-1360 1261-1361 1263-1360
Công suất phát -15 ÷ - 8 -15 ÷ -8 -5÷ 0
Tx (dBm)
d(km) 30 30 50
Rx Độ nhạy (dBm) -23 -28 -34
Mức Overload -8 -8 -10
(ngưỡng trên) (dbm)
Dải công suất tốt -20 ÷ -13 -20 ÷ -13 -31 ÷ -15

Bảng 1.4: Các tham số của modul quang

Ngưỡng trên
(Overload) Độ nhạy thu

5 dbm Dải công suất tốt


3 dbm

2.3. Nguồn hoạt động:

Loại nguồn (V) Ngưỡng điện áp đầu vào (V)


AC: 100÷240 90÷ 260
DC: -48÷ -60 -38,4÷ -72
DC: +24 19÷29

Bảng 1.5: Các loại nguồn OptiX Metro100 sử dụng

11
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

2.4. Môi trường hoạt động:


Điều kiện môi trường
Sự hoạt động
Nhiệt đô (oC) Độ ẩm (%)
Điều kiện hoạt động bình
5÷ 45 10÷ 90
thường trong thời gian dài
Điều kiện thiết bị chỉ được hoạt
-5÷ 0; 45÷ 50 5÷ 10; 90÷ 95
động trong thời gian ngắn

Bảng 1.6: Điều kiện môi trường


Chú ý: Trong điều kiện môi trường mà thiết bị có thể hoạt động trong chu kỳ
ngắn : Thời gian hoạt động liên tục không quá 72 giờ. Và tổng thời gian hoạt
động trong điều kiện này là không quá 15ngày/năm.
( Nhiệt độ và độ ẩm được đo tại vị trí cách mặt đất 1,5m, cách mặt trước của
thiết bị 0,4m)

3.Ứng dụng của thiết bị: 3.1.Khả năng cung cấp các dịch vụ:
+ Giao diện STM1: 1 hoặc 2 giao diện quang
+ Luồng E1 : 8 E1
+ Số Port Ethernet (Layer 1) :
4 port : 10/100M Base-T tín hiệu điện, RJ45
1 port : 1000M Base-X/T tín hiệu điện hoặc quang

3.2.Ứng dụng :
OptiX Metro100 có thể dùng làm thiết bị đầu cuối (TM : Terminal
Multiplexer), thiết bị ADM ( ADD/DROP Multiplexer) hoặc cả TM và ADM.
Tuy khả năng cấp luồng E1 bị hạn chế, nhưng đổi lại OptiX Metro100 có 4 port
Ethernet, giá rẻ, nhỏ gọn, cài đặt đơn giản nên được sử dụng nhiều trong mạng
truyền dẫn quang của Viettel.

12
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Chương 2
CÁC BƯỚC KHAI BÁO THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN QUANG OPTIX
METRO100

Yêu cầu chung của khai báo ban đầu cho thiết bị :
+ IP, ID ghi trên thiết bị phải rõ ràng, đúng với giá trị đã khai báo trên thiết bị
+ Nạp đúng version NE software
+ Khai báo các card, DCC cần thiết cho việc thông quang và NMS có thể ping
được thiết bị ( Khai DCC cho tất cả các port quang)
+Thay đổi User và password tránh login trái phép (Đặc biệt khi triển khai cho
khách hàng)
Có hai cách để khai báo ban đầu cho OptiX Metro100 :
+ Dùng máy tính
+ Khai báo trực tiếp bằng LCD trên thiết bị ( Cách này thường hay dùng)
1.Chuẩn bị
Máy tính có cài Internet Explorer
Cáp mạng loại cáp chéo
Địa chỉ ID đã được quy hoạch ( OptiX Metro100 chỉ cần khai báo ID)
2.Các bước thực hiện
Có hai trường hợp :
+ Thiết bị được chèn vào mạng quang (Được quản lý bằng phần mền
T2000). Trường hợp này chỉ cần khai báo ID.
+ Thiết bị không được chèn vào mạng quang ( Dùng đấu Điểm-Điểm)
Trường hợp này chỉ cần khai báo các dịch vụ như : luồng E1, Port Ethernet
2.1. Khai báo bằng LCD
2.1.1. Các phím
Dưới đây là màn hình LCD và các phím dùng để cấu hình cho thiết bị. Màn hình
LCD hiển thị được 2 dòng.

13
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Hình 2.1 : Các phím bấm trên bảng LCD

Các phím Chức năng


1.Vào Login và Menu của LCD
2.Xác nhận menu được chọn : giống với phím enter của máy
ENT/MENU tính
3.Di chuyển con trỏ sang phải khi cài đặt các tham số
4.Xác nhận việc cài đặt sau khi cài đặt các tham số
1.Quay lại menu cấp cao hơn
2.Di chuyển con trỏ sang trái khi cài đặt các tham số
ESC
3.Cancel việc chọn các tham số và quay lại menu trước
4.Quay lại trạng thái ban đầu khi thiết bị hiện các báo cảnh
1.Chuyển sang menu tiếp theo
2.Di chuyển màn hình xuống dưới khi có nhiều hơn 2 dòng
trong menu
3.Giảm giá trị của tham số xuống 1 đơn vị
1.Chuyển về menu trước
2.Di chuyển màn hình lên trên khi menu co nhiều hơn 2 dòng
3.Tăng giá trị của tham số lên 1 đơn vị

Bảng 2.1 : Chức năng của các phím trên bảng LCD

14
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
2.1.2.Các bước thực hiện
2.1.2.1 Set ID

Các bước Hành động


Nhấn phím ENT/MENU và vào Main menu để chọn User (Nếu
1
màn hình không ở trạng thái ban đầu -> nhấn phím ESC)
Chọn user Admin ( Có quyền cài đặt) ; Guest (Chỉ có quyền
2
Query : truy vấn các cấu hình hiện tại của thiết bị)
Nhập password, với password ban đầu mặc định là 123. Dùng
phím , để nhập các số. Sau đó nhấn phím ENT/MENU
3
Chú ý : Nên thay đổi password để tránh login trái phép.
Password có thể thống nhất theo từng khu vực,….

2.1.2.2 Khai báo dịch vụ E1, Port FE


Thiết bị hoạt động ở chế độ Điểm-Điểm cần phải khai báo E1, port FE (Hai thiết
bị đấu Điểm-Điểm phải được khai E1,FE giống nhau).
OptiX Metro100 hỗ trợ các cấu hình E1,FE mặc định ( Chỉ sử dụng cho loại
OptiX Metro100 có 1 port quang). Với thiết bị có hai port quang thì phải khai
báo bằng Web_LCT
+ Các bước khai báo E1,FE mặc định :
Các bước Hành động
1 Tại Main menu chọn Connect , nhấn phím ENT/MENU
Chọn Set DefCfg. Danh sánh các cấu hình mặc định sẽ hiện ra.
2 Nếu thiết bị không có cấu hình dịch vụ mặc định thì sẽ có
thông báo ‘ Scheme ->none’
Dùng các phím để chọn 1 trong các cấu hình mặc
định. Nhấn phím ENT/MENU, nếu cài đặt thành công thì LCD
3
sẽ hiển thị cấu hình đã được chọn ; nếu không thành công
LCD sẽ hiển thị ‘Executed Fail’

+ Các cấu hình dịch vụ mặc định


Loại dịch vụ Các lựa chọn Mô tả
E1 1 8 port E1 map vào VC12 thứ 1-8
2 8 port E1 map vào VC12 thứ 9-16
3 8 port E1 map vào VC12 thứ 17-24
4 8 port E1 map vào VC12 thứ 25-32
15
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
5 8 port E1 map vào VC12 thứ 33-40
6 8 port E1 map vào VC12 thứ 41-48
7 8 port E1 map vào VC12 thứ 49-56
Gán các port FE1-FE4 vào các VC12 thứ 1-4
1
( Mỗi port FE ứng với 1VC12 : Cấp FE 2M
Gán port FE1 vào 5 VC12 từ 1-5 ( FE 10M)
Gán port FE2 vào 5 VC12 từ 6-10 ( FE 10M)
Ethernet Gán port FE3 vào 5 VC12 từ 11-15 ( FE
2 10M)
Gán port FE4 vào 5 VC12 từ 16-20 ( FE
10M)

Bảng 2.2 : Các cấu hình dịch vụ mặc định


Lưu ý : Nếu khai báo cả dịch vụ E1 và Ethernet thì phải chọn :
FE chọn 1 E1 phải chọn từ 2 -7
FE chọn 2  E1 phải chọn từ 4-7
3. Lập biên bản khai báo bàn giao cho đội lắp đặt.

16
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Chương 3
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ OptiX Metro100

OptiX Metro100 có thể lắp trên rack 19 inch, các rack theo chuẩn của ETSI, và
trên tường nhờ sử dụng hai loại tai cố định :

Tai dùng cho các rack theo Tai dùng cho rack
chuẩn ETSI và trên tường 19-inch và trên tường

Hình3.1 : Các loại tai cố định

3.1.Các yêu cầu về môi trường và bố trí trong phòng máy.


Tham khảo phụ lục1 và các thông số kỹ thuật của OptiX Metro100

3.2.Các bước lắp đặt thiết bị .


3.2.1.Lưu đồ thực hiện lắp đặt.
- Trình tự lắp đặt thiết bị truyền dẫn thực hiện theo cấu trúc lưu đồ như sau:

17
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Kiểm tra các điều kiện lắp đặt

Chuẩn bị lắp đặt

Chuẩn bị dụng cụ

Lắp đặt và cố định thiết bị

Tiếp đất cho thiết bị

Đi dây nguồn và dây cáp luồng

Ra dây luồng

Đánh nhãn thiết bị và các dây

Kiểm tra lại tình trạng lắp đặt

Khởi động test thiết bị

Chèn vào mạng quang nếu cần

Ghi lại đầy đủ các thông số để


làm các loại ban giao
Vệ sinh nơi lắp đặt

Vệ sinh nơi lắp đặt

Kiểm tra lại trạng thai hoạt động


của thiết bị

Kết thúc

18
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

3.2.2.Kiểm tra điều kiện lắp đặt:


Đây là bước cần thực hiện trước, khi các điều kiện cần thiết đã đảm bảo mới
tiến hành chuẩn bị vật tư, lắp đặt thiết bị.
Để biết về các điều kiện lắp đặt chung cho các thiết bị truyền dẫn quang 
tham khảo phụ lục 1
Dưới đây là một số điều kiện phải đảm bảo (Trường hợp không đảm bảo thì
không lắp đặt, báo cáo lên cấp trên và yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục
với thẩm quyền có thể của nhân viên đó).
+Kết cấu phòng máy phải đảm bảo an toàn cho thiết bị: Độ vững chắc, tránh
được ngập lụt, đầy đủ cửa kính tránh mưa, không bị dột… (Thiết bị điện, điện tử
kỵ nhất là nước)
+ Đảm bảo về nguồn ( Nguồn AC đối với trường hợp chèn vào mạng quang),
giá trị điện áp phải nằm trong dải cho phép
+ Nhà trạm, rack phải được tiếp đất, có bộ phận cắt lọc sét càng tốt.
+ Điều kiện môi trường nơi đặt thiết bị nằm trong dải cho phép của thiết bị

3.2.3. Chuẩn bị.


3.2.3.1. Chuẩn bị các dụng cụ lắp đặt.
Phải chuẩn bị đủ dụng cụ lắp đặt như các tô-vít có kích thước phù hợp, bộ cờ-lê,
dao cắt vỏ cáp, thang, bút dấu, dao bắn dây ra luồng, ... và các thiết bị đo kiểm
cần thiết như đồng hồ đo điện trở đất, đồng hồ vạn năng, máy đo công suất
quang, máy đo tỷ số lỗi bit ,...
Dụng cụ phải đủ, tốt; đặc biệt là kìm bóp cope, dao bắn phiến Krone. Xem phần
tiếp đất và ra dây luồng.

3.2.3.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư phụ :


Vật tư phụ gồm : dây pathcord loại FC/SC ; FC/LC, giấy đánh dấu, dây lạt buộc
các loại, suy hao, dụng cụ vệ sinh đầu connecter...
Thiết bị, card, vật tư phụ phải có tính dự phòng

19
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

3.2.4. Lắp đặt và cố định thiết bị:


Chú ý:+ Lắp đúng theo thiết kế có trước, thiết bị có trọng lượng lớn phải lắp
dưới, nhẹ lắp trên để tăng độ vững chắc cho rack ( Do trọng tâm toàn bộ của
rack sẽ thấp)
+ Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn con người

3.2.4.1. Lắp tai cố định :

Hình 3.2: Các lắp tai khi lắp OptiX Metro100 vào rack

3.2.4.2. Lắp dây tiếp đất

20
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Hình 3.3: Lắp dây tiếp đất vào thiết bị

3.2.4.2. Cố định thiết bị:

+ Cố định trên rack

Hình 3.4: Cố định thiết bị vào rack

21
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
+ Cố định trên tường:

Hình 3.5: Cố định thiết bị vào tường

Tránh lắp mặt trước của thiết bị hướng lên trên để tránh bụi,….

22
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
3.2.5. Bố trí và đi dây:
Dây nguồn, dây tiếp đất đi về phía trái của rack, các dây còn lại: cáp luồng E1,
Ethernet, dây pathcord,… đi về phía phải của rack. Dây đi phải gọn, đẹp và
thuận tiện cho tháo lắp card, modul quang sau này.
Không được đi cáp luồng cùng với dây nguồn để tránh nhiễu điện-từ.
Pathcord phải được lồng vào ruột mèo trong trường hợp đi trên thang cáp đến
ODF (Lưu lượng lớn)
a.Đi dây cáp nguồn:
Phải đấu dây tiếp đất cho nguồn.

Trong đó : 1.Thang cáp, 2.Dây nguồn

Hình 3.6: Bố trí dây nguồn vào rack và thang cáp

+ Đấu nguồn cho socket 4 chân:

23
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Hình3.7: Các chân và cách đấu nguồn

b.Đi dây cáp luồng:


+ Quy luật màu cáp luồng của OptiX Metro100:

- Metro 100 gồm 2 cáp: cáp 1 phát, cáp 2 thu


- Mỗi cáp gồm 8 đôi : thứ tự : Dương Cam Lục Nâu Xám

24
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Cáp 1 phát Cáp 2 thu
Luồng 1 Dương Luồng 1 Dương
Trắng Trắng
Luồng 2 Cam Luồng 2 Cam
Trắng Trắng
Luồng 3 Lục Luồng 3 Lục
Trắng Trắng
Luồng 4 Nâu Luồng 4 Nâu
Trắng Trắng
Luồng 5 Xám Luồng 5 Xám
Trắng Trắng
Luồng 6 Dương Luồng 6 Dương
Đỏ Đỏ
Luồng 7 Cam Luồng 7 Cam
Đỏ Đỏ
Luồng 8 Lục Luồng 8 Lục
Đỏ Đỏ

Bảng 3.1: Luật màu cáp luồng E1

Dây cáp luồng phải được tiếp đất, phải dùng kìm bóp cope để bóp đầu nối
(không nối vài sợi của vỏ bọc kim loại vào rack : Điện trở không ổn định và dễ
bị đứt)
Ra luồng phải đúng luật màu, chỉ dùng dao bắn luồng ( không dùng tua vít hay
các vật dụng khác :Dễ làm hỏng phiến Krone, tiếp xúc không tốt dẫn đến lỗi bit
nhiều, do điện trở tại điểm tiếp xúc thay đổi)

+ Rtx

U3
U1 U2

− Rtx
U4

25
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Trong đó:
U1 : Điện áp tại đầu cuối : BTS, thiết bị của khách hàng…
U2 : Điện áp thu được tại đầu vào card luồng E1
U3,U4 : Điện áp rớt tại điểm bắn dây luồng

U1 = U3 + U4 +U2
U3, U4 thay đổi hoặc lớn quá (do bắn luồng không tốt) U2 thay đổi hoặc nhỏ
quá  Card luồng E1 nhầm lẫn giữa giá trị điện áp của bit 1 và của bit 0.
Nếu lỗi bit đến ngưỡng 10 -3bit/s thì luồng sẽ có báo cảnh E1_EXC

Hình 3.8: Cách đi các dây cáp

26
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Hình 3.9: Cách đi các dây cáp

27
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Hình 3.9: Cách dùng connector vào dây cáp luồng

+ Các yêu cầu chung cho tất cả các cáp:

Các hình dưới đây minh họa các cách bó và đi cáp bên ngoài thiết bị.

28
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Hình 3.10: Cách bó cáp sai / đúng tại các điểm uốn

3) Cách cắt lạt nhựa sai do không mịn


4) Cách cắt lạt nhựa đúng
Hình 3.11 : Cách cố định cáp vào thanh ngang của cầu cáp bằng lạt nhựa

Lưu ý: Khoảng cách giữa hai điểm bó cáp bằng 3-4 lần chiều rộng của bó cáp
Hình 3.12 : Cách bó cáp trên đoạn thẳng

+ Đánh nhãn thiết bị, các dây rõ ràng để thuận tiện trong xử lý sụ cố và khai
thác sau này.

3.2.6. Khởi động và kiểm tra thiết bị :


Sau khi hoàn tất các bước trên, kiểm tra lại trạng thái lắp đặt.
Khởi động và kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị.
29
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Bật nguồn thiết bị, nếu thiết bị hoạt động bình thường thì sau 3 phút đèn RUN
sẽ nháy 1 lần/2s. Các đèn LED khác tham khảo phần giới thiệu thiết bị: 1.3.Các
đèn chỉ thị.

3.2.7. Chèn thiết bị vào mạng quang ( Nếu cần) :


Tham khảo các thông số của các giao diện quang (modul quang)
Vì chèn thiết bị vào mạng quang nên bắt buộc phải:
+Phải có nguồn AC
+Phải được sự đồng ý của người trực Hệ điều hành.
+Công suất quang phải nằm trong dải cho phép

Lưu ý: Nếu công suất thu tại hai đầu của một tuyến chênh lệch nhau quá lớn thì
có thể do : các đầu connecter bị bẩn, dây pathcord chất lượng kém, hoặc đầu
pathcord bị cắm lệch. Đây là hiện tượng thường hay gặp

3.2.8. Ghi đầy đủ thông tin phục vụ hoàn công


Khi đã hoàn tất mọi công đoạn trong tiến trình lắp đặt, nhân viên lắp đặt
phải ghi lại số liệu để hoàn công theo biểu mẫu.

3.2.9. Vệ sinh nơi lắp đặt:


Khi hoàn tất việc lắp đặt, nhân viên lắp đặt phải vệ sinh phòng máy, thu hồi
các vật tư dư thừa. Dùng máy hút bụi để hút sạch các hạt bụi trong phòng máy.
Thời gian vệ sinh phòng máy là lúc chờ người trực Hệ điều hành tiến hành
chèn trạm, kiểm tra các thông số.

3.2.10. Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của thiết bị
Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của thiết bị. Gọi điện lên người trực Hệ điều
hành(HĐH), nếu trên HĐH hoàn tất các công việc tạo trạm, chèn trạm, lấy thông
tin… thì nhân viên lắp đặt thiết bị mới được rời vị trí.

30
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.

Chương 4
CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục1: Các tác động của điện từ trường và cách phòng chống

1.1. Bảo vệ để chống tĩnh điện.


Các nguyên nhân và ảnh hưởng của tĩnh điện: cảm ứng tĩnh điện ảnh
hưởng đến thiết bị truyền dẫn chủ yếu đến từ hai nguồn chính:
-) Thứ nhất là các trường điện từ bên ngoài như sét và các đường dây cao
áp.
-) Thứ hai là các trường điện từ bên trong như môi trường bên trong nhà
trạm, vật liệu làm sàn nhà và kết cấu thiết bị.
Tĩnh điện ảnh hưởng tới các IC, gây ra các lỗi phần mềm và làm chuyển
mạch điện tử hoạt động sai. Theo các kết quả ghi lại được, có đến 60% bảng
mạch bị hư hỏng đều do tác động của tĩnh điện, vì vậy dẫn điện để chống các
ảnh hưởng của tĩnh điện là hết sức quan trọng.
biện pháp chống tĩnh điện:
(1) Nối đất thật tốt cho thiết bị và nên lắp đặt sàn chống tĩnh điện.
Khi sử dụng các sàn có sẵn vật liệu có khả năng dẫn điện (bán
dẫn), cần sử dụng thêm các thanh kim loại để nối sàn này xuống đất tại
một số điểm nhất định (Thanh kim loại nối sàn xi-măng và sàn bán dẫn
rồi kết nối tới dây đất).
(2) Duy trì độ bụi trong tiêu chuẩn cho phép.
Bụi ảnh hưởng lớn đến các thiết bị truyền dẫn quang đồng bộ. Bụi
hay các hạt nhỏ khác lọt vào phòng máy có thể làm giảm khả năng tiếp
xúc giữa các đầu cắm với các khe cắm hoặc các tiếp điểm kim loại.
Trong điều kiện độ ẩm cao, bụi có thể gây ra hiện tượng rò điện. Trong
quá trình bảo dưỡng, phổ biến nhất là việc tìm kiếm các sự cố của thiết
bị gây ra do sự tích tụ của bụi, đặc biệt khi độ ẩm tương đối ở mức
thấp, bụi rất dễ dàng gây ra hiện tượng cảm ứng tĩnh điện.

31
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
(3) Duy trì các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đủ tiêu chuẩn.
Nhiệt độ trong phòng máy quá cao sẽ ảnh hưởng cực lớn đến độ
tin cậy của thiết bị. Nếu thiết bị hoạt động ở môi trường có nhiệt độ
cao trong một thời gian dài thì tuổi thọ của nó sẽ bị rút ngắn lại do
nhiệt độ quá cao sẽ làm gia tăng quá trình lão hoá của các vật liệu cách
điện. Độ ẩm tương đối quá cao hoặc quá thấp cũng gây tác hại đến
thiết bị. Độ ẩm quá cao sẽ làm các vật liệu kim loại bị rỉ sét, ngược lại
độ ẩm quá thấp sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng cảm ứng tính điện.
(4) Chống cảm ứng tĩnh điện từ cơ thể người.
Khi ai đó cần chạm vào các bảng mạch thì cần phải đeo vòng tiếp
đất chống tĩnh điện và mặc các trang phục chống tĩnh điện; việc này sẽ
bảo vệ cho thiết bị tránh khỏi hiện tượng phóng tĩnh điện gây ra từ cơ
thể người.
1.2. Các biện pháp chống nhiễu.
Các nguyên nhân và ảnh hưởng của nhiễu:
Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và các công nghệ, các tín hiệu
điện từ đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong không gian, chúng có thể ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin, tạo ra xuyên âm và nhiễu hoặc thậm chí là gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin và
có thể làm gián đoạn thông tin. Các nguồn nhiễu điện từ như vậy bao gồm:
(1) Nhiễu sinh ra từ hiện tượng phóng hồ quang của đường dây điện lực.
(2) Nhiễu điện từ gây ra do các máy biến thế.
(3) Nhiễu sinh ra từ các công tắc điện.
(4) Sự méo dạng sóng của dòng điện trên đường dây điện lực gây ra do
hoạt động của các thiết bị điện công suất lớn.
(5) Nhiễu vô tuyến.
(6) Các nguồn nhiễu tự nhiên như: các trường điện từ của trái đất và các
bức xạ ngoài không gian.
Tất cả những loại nhiễu này, cho dù là từ trong hay ngoài thiết bị hay của
hệ thống phụ trợ nào đi nữa, đều luôn ảnh hưởng đến thiết bị dưới các dạng cảm
ứng ghép điện dung, cảm ứng ghép điện cảm, hiện tượng bức xạ sóng điện từ,
tác động đến trở kháng tổng (bao gồm cả hệ thống tiếp đất) và các dây dẫn (các
đường dây cấp nguồn và các đường dây tín hiệu).

32
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Dưới góc độ mối quan hệ với bên ngoài, nhiễu ảnh hưởng đến thiết bị đều
do các đường dây tín hiệu, đường dây cấp nguồn, hệ thống tiếp đất và sóng điện
từ trong không gian mang lại.
Các biện pháp chống nhiễu
Các mạch tích hợp đều có khả năng chống nhiễu, nhưng khi nhiễu ngoài
vượt quá giới hạn chống nhiễu của chúng thì có thể gây ra các tín hiệu lỗi và
thiết bị sẽ không còn hoạt động bình thường được nữa. Không thể loại bỏ hoặc
cô lập các nguồn nhiễu nhưng có thể triệt bớt nhiễu bằng cách thực hiện một số
biện pháp chống nhiễu tích cực.
(1) Các nhiễu cao tần từ lưới điện có thể đi qua cuộn sơ cấp của biến áp
nguồn và ghép sang cuộn thứ cấp thông qua điện dung ký sinh của nó
và gây nhiễu. Vì vậy, song song với việc xem xét để lựa chọn biến áp
nguồn còn cần phải dùng bộ lọc thông thấp đặt tại đầu vào của đường
dây điện lực.
(2) Các nhiễu gây ra do sự dao động điện áp của mạng điện lưới có thể
triệt bỏ bằng cách bổ sung một bộ lọc điện dung vào biến áp lưới và có
thể cấp trực tiếp cho thiết bị.
(3) Khi thiết bị truyền dẫn quang đồng bộ hoạt động trên một mạng điện
lưới 50Hz, nó sẽ có các nhiễu như đã mô tả ở trên, nhưng sự đột biến
của điện áp trên lưới điện (biến thiên xung) và hiện tượng quá áp gây
ra do sét đánh vào đường dây (không thể triệt bỏ được bằng biện pháp
đã nêu) có thể đi theo đường cấp nguồn của thiết bị truyền dẫn và dễ
dàng gây lỗi cho hoạt động của bộ xử lý. Vì vậy, chỉ khi đã triển khai
các biện pháp chống nhiễu trên đường điện lưới một cách hiệu quả mới
có thể cấp nguồn điện lưới trực tiếp cho thiết bị truyền dẫn.
(4) Điểm mấu chốt để triệt nhiễu do hệ thống tiếp đất gây ra là tránh tạo ra
các mạch điện vòng nối giữa các loại đất khác nhau. Ví dụ: đất tín hiệu
(bao gồm đất tín hiệu tương tự, đất tín hiệu số), đất nguồn điện, đất
bảo vệ, đất vỏ máy, vân vân, cùng với các mạch vòng tạo thành một
điện dung phân tán rất lớn. Mặt khác, tác động đến trở kháng tổng của
hệ thống tiếp đất (do các mạch vòng gây ra) cũng sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động thiết bị.
(5) Chống tác động của hiện tượng bức xạ điện từ trong môi trường xung
quanh gây nhiễu đến thiết bị. Nếu các máy phát có bức xạ tần số cao

33
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
cũng được lắp đặt trong toà nhà thì mức độ ảnh hưởng của chúng đến
thiết bị sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể. Để tránh sự ảnh hưởng của các
máy phát này, nên sử dụng các nguồn điện riêng biệt cho chúng.
(6) Triệt nhiễu điện từ trên các đường dây thông tin. Dưới tác động của
trường điện từ cao tần (nhiễu ngoài), vỏ cáp và dây lõi cáp của cáp
thông tin có thể cảm ứng phần lớn thành phần điện áp dọc (theo chiều
dài đường dây). Do sự không đối xứng của dây lõi cáp nên thành phần
điện áp dọc này có thể tạo nên điện áp tạp âm ngang tại đầu cuối của
dây lõi cáp, do đó gây nhiễu. Đấu đất hai đầu cuối cho vỏ kim loại của
vỏ bọc cáp; nhờ có hiệu ứng lồng kín của vỏ bọc cáp, thành phần điện
áp dọc sẽ bị suy giảm đáng kể, như thế điện áp nhiễu sẽ bị triệt tiêu.
Hơn nữa, giảm dòng điện hoặc điện áp của nguồn nhiễu và độ dài của
đường dây hoặc khoảng cách giữa các dây dẫn làm giảm vùng trường
xoáy của mạch bị nhiễu. Đặt các dây dẫn nhiễu đã cách ly trực tiếp lên
trên mặt tấm đấu đất; sử dụng dây tiếp đất riêng nhằm tránh ảnh hưởng
đến trở kháng tổng; xoắn dây tín hiệu và dây tiếp đất sao cho nhiễu
điện từ ngoài tại đó triệt tiêu lẫn nhau.... tất cả các cách thức đó đều là
các biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề nhiễu này.
1.3Các yêu cầu chống sét.
Điều quan trọng là dẫn điện cho thiết bị viễn thông để chống lại sét đánh.
Không gian phía trên tòa nhà đặt thiết bị hay các công trình xây dựng khác như
ống khói, cột ăng ten .v.v. cao hơn 15m, cần được thiết kế phù hợp với các yêu
cầu về chống sét cho các tòa nhà hay các công trình xây dựng dân dụng.
Khi thiết kế hệ thống chống sét cần phải thực hiện các biện pháp để chống
lại nhiệt độ cao khi sét đánh trực tiếp và dòng sét lớn. Trong các tòa nhà cao
tầng các biện pháp chống sét cũng phải được thực hiện để tránh các cú sét đánh
ở bên cạnh. Sét đánh ở bên cạnh đặc biệt hay xảy ra ở những nơi thường xuyên
có sét bởi vậy người thiết kế phải xem xét các điều kiện thực tế và sử dụng
nhiều biện pháp chống sét để chống lại sét đánh bên cạnh. Ví dụ, nối khung cửa
sổ kim loại ở bên ngoài tới đường dây đất chống sét; dọc theo chiều cao của tòa
nhà đặt các thanh kim loại chống sét cách nhau những khoảng xác định trên mặt
của bức tường phía ngoài .v.v.
Các biện pháp chống sét sau đây thường được thực hiện cho phòng lắp đặt
thiết bị trong tòa nhà chính.
34
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
1) Tại các điểm vát của tòa nhà dễ bị sét đánh nên lắp đặt các lưới thu sét
hoặc các băng thu sét, các điểm nhô lên của các đỉnh tòa nhà như ống
khói, cột ăng ten .v.v. cần phải lắp đặt kim thu sét hoặc dây treo chống
sét ở trên đỉnh của chúng. Tiết diện của dây tiếp đất của thiết bị chống
sét không được nhỏ hơn 2mm2 và độ dài của nó không được lớn hơn
30m.
2) Điện trở đất của hệ thống tiếp đất chống sét của tòa nhà không lớn hơn
1.
3) Trước khi cáp bên ngoài hoặc các ống kim loại ... đi vào tòa nhà, chúng
đều phải được đấu đất. Khi cáp treo ngoài trời đi trực tiếp vào phòng
máy thì cần phải lắp đặt bộ thu sét tại điểm cáp vào.
4) Trên đỉnh các ống khói hay cột anten, cần phải lắp thêm các kim thu sét
hoặc các vòng chống sét. Đối với các tòa nhà hay công trình xây dựng,
nên sử dụng các lõi thép của các kết cấu xây dựng như các tấm bê
tông, các thanh xà dầm, cột và móng bê tông cốt thép để làm các dây
dẫn thoát sét cho thiết bị chống sét.

Trước đây, người ta thường cách ly đất chống sét của tòa nhà với đất của
hệ thống nguồn điện và hệ thống viễn thông. Hơn nữa, người ta đã đưa ra một
quy định là các thành phần đất khác nhau phải cách ly với nhau ở một khoảng
cách khá lớn. Tuy nhiên, do thực tế là có nhiều nhà trạm khá nhỏ nên trong hầu
hết các trường hợp, yêu cầu về khoảng cách đủ lớn như thế là không thể thực
hiện được. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp chúng có thể không cần cách ly,
bởi vậy có thể sử dụng hệ thống tiếp đất chung làm đất chống sét cho tòa nhà.
Trong hệ thống tiếp đất chung này, đất công tác sử dụng cho viễn thông, đất bảo
vệ, đất chống sét của tòa nhà và đất của hệ thống cấp nguồn điện lưới, tất cả
được đấu liên thông với nhau. Điện trở đất của hệ thống tiếp đất chung này phải
có yêu cầu rất chặt chẽ. Do điện trở đất đối với viễn thông cần phải nhỏ hơn 1
và các yêu cầu về điện trở đất đối với các thiết bị viễn thông khác nhau là khác
nhau nên điện trở đất của hệ thống đất chung phải chọn giá trị điện trở nhỏ nhất
đối với các thiết bị tiếp đất khác nhau.
Rất thích hợp khi sử dụng chính cấu trúc kim loại của tòa nhà (ví dụ như
cốt thép trong các bức tường hay cột) làm dây dẫn thoát sét cho hệ thống tiếp đất
chống sét.
35
Hướng dẫn khai báo và lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang OptiX Metro100.
Các dây dẫn thoát sét nêu trên cần được liên kết với nhau về điện để cân bằng
điện thế trong tòa nhà.

Phụ lục2 : Hồ sơ lắp đặt thiết bị


Hồ sơ lắp đặt thiết bị gồm : Bìa, Bản vẽ, Bảng tổng hợp vật tư sử dụng, Báo cáo
kết quả đo chất lượng tuyến, và Biên bản xác nhận. ( Liên hệ các trung tâm
truyền dẫn để lấy)

HOÀN THÀN

36

You might also like