You are on page 1of 37

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
HỌC KÌ II - KHỐI 7

NĂM HỌC 2023 – 2024


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN TOÁN
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Đại số: Đến bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố.
2. Hình học: Đến bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức kiểm tra: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận
2. Thời gian: 90 phút
III. BÀI TẬP MINH HỌA
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Giá trị của biểu thức𝐴 = −𝑥 3 + 2 tại 𝑥 = 2là:

A. 4 B. 5 C. -5 D. -6
2 1
Câu 2. Đa thức sau 𝑃 (𝑥) = 𝑥 2 − 𝑥 3 + 1 có hệ số tự do là bao nhiêu?
7 3

2 1
A. 0 B. 1 C. D. −
5 2

Câu 3. Bậc của đa thức là: 𝑃(𝑥) = 𝑥 4 − 2𝑥 2 + 3𝑥 5 + 𝑥 − 2023

A. 4 B. 5 C. 2 D. 2023

Câu 4. Giá tiền 1 que kem là x đồng. Số tiền phải trả khi mua 7 que kem là:

A. 7𝑥 (đồng) B. 7 − 𝑥 (đồng) C. 7 + 𝑥 (đồng) D. 7: 𝑥 (đồng)

Câu 5. Hiệu của hai đa thức 7𝑦 2 + 3𝑦 và 4𝑦 + 7𝑦 2 là:

A. 14𝑦 2 − 2𝑦 B. 14𝑦 2 − 6𝑦 C. −𝑦 D. 2𝑦

Câu 6. Nghiệm của đa thức 8 + 𝑥 3 là:

A. 0 B. −2 C. 8 D. −8
Câu 7. Đa thức nào là đa thức một biến?
A. 2𝑥 2 + 3𝑦 + 5. B. 2𝑥 3 − 𝑥 2 + 5.
C. 5𝑥𝑦 + 𝑥 3 − 1. D. 𝑥𝑦𝑧 − 2𝑥𝑦 + 5.
1 −2
Câu 8. Kết quả tích của đơn thức 𝑥 và 𝑥 2 là
2 5
−1 −1 −1 −1
A. 𝑥3. B. 𝑥3. C. 𝑥3. D. 𝑥2.
6 3 5 6
Câu 9. Hệ số cao nhất của đa thức 5𝑥 6 + 6𝑥 5 + 𝑥 3 − 1 là
A. 5. B. 6. C. 3. D.−1.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 2


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 10. Cho đa thức 𝑃(𝑥) = 𝑥 4 + 3𝑥 5 − 𝑥 2 − 3𝑥 5 + 5𝑥 − 1. Bậc của 𝑃(𝑥) là


A. 2. B. 4. C. 5. D. Một kết quả khác.
Câu 11. Kết quả thu gọn của đa thức 5𝑥 3 + 4𝑥 2 − 1 − (4𝑥 2 + 3𝑥 − 1)là
A. 5𝑥 3 + 3𝑥 B. 5𝑥 3 + 3𝑥 C. 5𝑥 − 1 D. −𝑥 2 + 3
1
Câu 12. Đa thức 𝑀(𝑥) = 𝑥 + nhận giá trị nào sau đây là nghiệm?
5
−1 1
A. 𝑥 = 5. B. 𝑥 = −5 C. 𝑥 = . D. 𝑥 = .
5 5
3 4 2
Câu 13. Kết quả sắp xếp của đa thức 5𝑥 − 7𝑥 − 1 + 2𝑥 + 5𝑥 theo lũy thừa giảm của
biến là:
A. 7𝑥 4 + 5𝑥 3 + 2𝑥 2 − 5𝑥 − 1 C. −7𝑥 4 + 5𝑥 3 − 2𝑥 2 + 5𝑥 − 1
B. −7𝑥 4 + 5𝑥 3 + 2𝑥 2 + 5𝑥 − 1 D. 7𝑥 4 + 5𝑥 3 + 2𝑥 2 + 5𝑥 − 1
1
Câu 14. Nghiệm của đa thức 𝐵(𝑥) = (𝑥 − 7) ( − 𝑥) là
3
1 1
A. 𝑥 ∈ { ; 7}. B. 𝑥 ∈ {−7; − }.
3 3
1 1
C. 𝑥 ∈ {− ; 7}. D. 𝑥 ∈ {−7; }.
3 3

Câu 15. Nghiệm của đa thức 𝐶(𝑥) = 𝑥 2 + 1 là


A. 𝑥 ∈ {−1}. B. 𝑥 ∈ {1}. C. 𝑥 ∈ {−1; 1}. D. 𝑥 ∈ ∅.
Câu 16. Nghiệm của đa thức 𝐷(𝑥) = 𝑥 5 + 4𝑥 3 − 2𝑥 2 − 𝑥 5 + 𝑥 − 9 − 4𝑥 3 + 2𝑥 2 là
A. 1. B. −1. C. −9. D. 9.
Câu 17. Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc
xắc có số chấm là số nguyên tố” là
1 1 1
A. B. C. D. 2
3 2 6

Câu 18. Một tổ lớp 7A có 5 học sinh nữ và 7 học sinh nam. Giáo viên gọi ngẫu nhiên
một bạn lên bảng để làm bài tập. Xác xuất của biến cố: “Bạn được gọi là bạn nam” là
5 7
A. B. C. 5 D. 7
12 12

Câu 19. Cho đa thức 𝑃(𝑥) = 3𝑥 2 − 5𝑥 − 3. Giá trị 𝑃(−1) bằng


A. −2. B. 4. C. 5. D. −6.
Câu 20. Phần hệ số của đơn thức −3𝑥 4 là
A. 3. B. −3. C. −𝑥 4 . D. 𝑥 4 .
Câu 21. Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt?
A. 5 B.6 C. 7 D. 8

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 3


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 22. Cho 𝛥𝐴𝐵𝐶, biết 𝐶̂ = 200 , 𝐵̂ = 1000 . So sánh nào sau đây là đúng?
A. 𝐴𝐶 > 𝐵𝐶 > 𝐴𝐵. B. 𝐴𝐵 > 𝐵𝐶 > 𝐴𝐶.
C. 𝐵𝐶 > 𝐴𝐶 > 𝐴𝐵. D. 𝐴𝐶 > 𝐴𝐵 > 𝐵𝐶.
Câu 23. Cho tam giác ABC vuông tại A, 𝐴𝐻 ⊥ 𝐵𝐶. Khi đó
A. 𝐴𝐻 > 𝐴𝐶. B. 𝐴𝐻 = 𝐴𝐶. C. 𝐶𝐻 > 𝐴𝐶. D. 𝐴𝐻 < 𝐴𝐶.
Câu 24. Nếu 𝛥𝐴𝐵𝐶có 𝐴𝐵 = 𝐴𝐶; 𝐴̂ = 600 thì 𝛥𝐴𝐵𝐶 là
A. tam giác vuông B. tam giác đều C. tam giác cân D. tam giác tù
Câu 25. Bộ ba đoạn thẳng có độ dài nào sau đây là độ dài ba cạnh của một tam giác?
A. 3𝑐𝑚, 9𝑐𝑚, 12𝑐𝑚. B. 2𝑐𝑚, 5𝑐𝑚, 2𝑐𝑚.
C. 4𝑐𝑚, 9𝑐𝑚, 12𝑐𝑚. D. 6𝑐𝑚, 8𝑐𝑚, 3𝑐𝑚.
Câu 26. Tam giác ABC có AB = 4cm, BC = 7cm và AC = 8cm thì
A. 𝐴̂ > 𝐵̂ > 𝐶̂ . B. 𝐵̂ > 𝐶̂ > 𝐴̂.
C. 𝐴̂ > 𝐶̂ > 𝐵̂. D. 𝐵̂ > 𝐴̂ > 𝐶̂ .
Câu 27. Giao điểm của ba đường cao trong của một tam giác là:

A. điểm cách đều 3 cạnh của tam giác đó. B. điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác đó.

C. trực tâm của tam giác đó. D. trọng tâm của tam giác đó.

Câu 28. Cho 𝛥𝐴𝐵𝐶có 𝑀 là trung điểm của 𝐵𝐶, trọng tâm G. Biết 𝑀𝐺 = 6𝑐𝑚, độ dài đoạn
thẳng 𝐴𝑀 bằng
A. 18𝑐𝑚. B. 16𝑐𝑚. C. 14𝑐𝑚. D. 13𝑐𝑚.
Câu 29. Một bể bơi có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30𝑚, chiều rộng 20𝑚,
chiều cao 2𝑚. Thể tích nước cần để đổ đầy bể mỗi lần thay nước là

A. 800𝑚2 . B. 800𝑚. C. 1200𝑚3 . D. 1600𝑚3 .


Câu 30. Một căn phòng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài là 4𝑚, chiều rộng là 3𝑚,
chiều cao là 3,5𝑚. Người ta muốn sơn phía trong bốn bức tường của căn phòng (diện tích
các cửa của căn phòng đó là 8𝑚2 ) Khi đó diện tích cần sơn là
A.49𝑚2 . B. 34𝑚2 . C. 42𝑚2 . D. 41𝑚2 .

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 4


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

2. PHẦN TỰ LUẬN
Dạng 1: Bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
Bài 1. Ba lít nước biển chứa 105 gram muối. Hỏi 150 lít nước chứa bao nhiêu kilogram
muối?
Bài 2. 14 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày. Hỏi 28 người đắp xong đoạn
đường đó trong bao nhiêu ngày? (Năng suất lao động của mỗi người như nhau)
Bài 3. Ba đội máy cày, cày ba cánh đồng cùng diện tích. Đội thứ nhất cày trong 5 ngày,
đội thứ hai cày trong 4 ngày và đội thứ ba cày trong 6 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu
máy cày biết rằng ba đội có tất cả 37 máy (Năng suất các máy như nhau)
Bài 4. Ba nhóm thợ thực hiện xây các ngôi nhà giống nhau. Nhóm thứ nhất xây trong 40
ngày, nhóm thứ hai xây trong 60 ngày và nhóm thứ ba xây trong 50 ngày. Biết nhóm thứ
ba có ít hơn nhóm thứ nhất là 3 người thợ, tính số thợ của mỗi nhóm (năng suất các người
thợ như nhau)
Bài 5. Ba xe khởi hành cùng một lúc để chở nguyên liệu từ kho đến phân xưởng. Thời
gian ba xe di chuyển lần lượt là 10 giờ, 15 giờ và 25 giờ. Biết vận tốc xe thứ nhất lớn hơn
vận tốc xe thứ hai là 5 km/h. Tính vận tốc mỗi xe
Bài 6. Học sinh của ba lớp 7 cần trồng và chăm sóc 24 cây xanh. Lớp 7A có 32 học sinh,
lớp 7B có 28 học sinh, lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao
nhiêu cây xanh? Biết số cây xanh mỗi lớp trồng tỉ lệ với số học sinh lớp đó.
Bài 7. Cuối học kì I, tổng số học sinh khối 7 đạt loại giỏi và khá nhiều hơn số học sinh đạt
trung bình là 45 em. Biết rằng số học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình tỉ lệ với 2; 5; 6.
Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối 7.
Dạng 2: Đa thức một biến
Bài 1. Cho đa thức: P(x) = x 4 − 5x 3 + 2x + 5 − 6x − x 4 + 4x 3 − 1
Q(x) = −6x 3 + 4x − 3x + 4x 3 + x 2 + 6x − 3
a) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của các đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến.
b) Xác định hệ số tự do, hệ số lớn nhất, bậc của các đa thức trên.
c) Tính 𝑃(0), 𝑃(−1); 𝑄 (1); 𝑄(2).
Bài 2. Tính P(x) + Q(x); P(x) − Q(x); Q(x) − P(x) trong các trường hợp sau:
a) 𝑃(𝑥) = 𝑥 5 − 2𝑥 4 + 3𝑥 2 − 𝑥 + 2; 𝑄(𝑥) = 𝑥 4 − 2𝑥 3 + 𝑥 − 5.
b) 𝑃(𝑥) = 𝑥 4 + 3𝑥 5 − 𝑥 2 − 4; 𝑄(𝑥) = 𝑥 4 − 𝑥 2 − 3𝑥 3 + 𝑥.
c) 𝑃(𝑥) = 𝑥 3 − 7𝑥 2 + 8𝑥 − 9; 𝑄(𝑥) = 𝑥 2 − 2𝑥 + 5.
d) 𝑃(𝑥) = 𝑥 4 − 2𝑥 3 − 𝑥 2 + 5𝑥 − 2; 𝑄(𝑥) = 𝑥 5 + 𝑥 2 − 2𝑥 3 + 2.
Bài 3.
1. Kiểm tra xem 𝑥 = 1; 𝑥 = −2 có phải là nghiệm của đa thức 𝐴(𝑥) = 𝑥 2 − 3𝑥 + 2
không?

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 5


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

2. Tìm nghiệm của các đa thức sau:


a) 𝐴(𝑥) = 3𝑥 − 9; b) 𝐵(𝑥) = 3𝑥 + 8;
2 5
c) 𝐶 (𝑥) = 𝑥 − ; d) 𝐷 (𝑥) = 𝑥 2 − 16;
3 3
e) 𝐸 (𝑥) = (3𝑥 − 1)(2𝑥 + 2) f) 𝐹 (𝑥) = 𝑥 2 + 2𝑥
Bài 4. Tìm đa thức F(x), biết
a) 𝐹 (𝑥) = 𝑎𝑥 + 𝑏; 𝐹 (0) = 0; 𝐹 (−1) = 2.
b) 𝐹 (𝑥) = 𝑎𝑥 + 𝑏; 𝐹 (−2) = 1; 𝐹 (1) = 2.
Bài 5. Thực hiện các phép tính sau:
a) −2𝑥 3 (𝑥 2 − 2𝑥 − 5) b) (𝑥 2 − 2𝑥 + 3). (𝑥 − 4)
c) (2𝑥 3 − 3𝑥 − 1). (5𝑥 + 2) d) (5𝑥 3 − 𝑥 2 + 2𝑥 − 3). (4𝑥 2 − 𝑥 + 2)
e) (8𝑥 3 + 4𝑥 2 − 6𝑥): (2𝑥) f) (𝑥 3 − 𝑥 2 − 5𝑥 − 3): (𝑥 − 3)
g) (3𝑥 3 + 10𝑥 2 − 5): (3𝑥 + 1) h)(2𝑥 3 + 5𝑥 2 − 2𝑥 + 3): (2𝑥 2 − 𝑥 + 1) .
Bài 6. Tìm giá trị của x biết:
a) 𝑥 (2𝑥 − 4) − (𝑥 − 2)(2𝑥 + 3) = 0
b) (𝑥 + 2)(𝑥 − 3) + 𝑥 − 10 = 0
c) (3𝑥 + 1). (2𝑥 − 3) − 6𝑥. (𝑥 + 2) = 16
d) (2𝑥 − 1)(3𝑥 + 1) + (4 − 2𝑥). 3𝑥 = 7
Bài 7. Bằng cách rút gọn biểu thức, chứng minh rằng mỗi biểu thức sau có giá trị không
phụ thuộc vào giá trị của biến:
a) (𝑥 − 5)(2𝑥 + 3) − 2𝑥 (𝑥 − 3) + 𝑥 + 7
b) (𝑥 2 − 5𝑥 + 7)(𝑥 − 2) − (𝑥 2 − 3𝑥)(𝑥 − 4) − 5(𝑥 − 2)
c) (𝑥 3 − 4𝑥 2 − 𝑥 + 12): (𝑥 − 3) − 𝑥 (𝑥 − 1) + 6
Dạng 3: Thống kê và xác suất:
Bài 1. Một hộp có 8 tấm thẻ cùng loại, mỗi thẻ
được ghi một trong các số từ 1 đến 8. Rút ngẫu
nhiên từ hộp ra một tấm thẻ.
a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra đối với số trên
thẻ được rút ra.
b) Xét biến cố A: “Số ghi trên thẻ được rút ra là số
lẻ”. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với
biến cố A
Bài 2. Quay vòng quay như hình bên một lần.
a) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố M:
“Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”.
b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố N: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số nguyên tố”.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 6


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

c) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố H: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số chia hết cho 3”.
d) Các biến cố M và N có là đồng khả năng không?
Bài 3. Trong một câu lạc bộ có 30 bạn nam và 30 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên một bạn. Xét
hai biến cố sau:
A: “Bạn được chọn là nam” và B: “Bạn được chọn là nữ”.
a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng không? Vì sao?
b) Tìm xác suất của biến cố A và B.
Bài 4. Trong thùng rút thăm có 15 phiếu được đánh số 3;4;...;17, rút ngẫu nhiên một tăm.
Tính xác suất của biến cố A: “Thăm được rút là số chia hết cho 5”.
Dạng 4: Hình học
Bài 1: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐴, đường trung tuyến 𝐴𝑀. Trên tia đối của 𝑀𝐴 lấy
điểm 𝐷 sao cho MD MA .
a) Tính số đo góc 𝐴𝐵𝐷
̂ = 𝐵𝐴𝐷
b) Chứng minh: 𝐴𝐵𝐶 ̂.
c) So sánh độ dài 𝐴𝑀 và 𝐵𝐶.
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. đường phân giác BE. Kẻ EH vuông góc với BC,
gọi K là giao điểm của AB và HE. Chứng minh rằng:
a) ΔABE = ΔHBE
b) BE là đường trung trực của AH. A

c) EK = EC. 620

d) AE < EC
O
Bài 3. Cho hình vẽ sau:
̂.
a) Tính góc 𝐵𝑂𝐶 1 1
B C
b) Kẻ tia 𝐴𝑂, hãy tính góc 𝐵𝐴𝑂.
c) Điểm 𝑂 có cách đều ba cạnh của tam giác 𝐴𝐵𝐶 không? Tại sao?
Bài 4. Cho ΔABC vuông tại A; 𝐶̂ = 300 . Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA
a) Chứng minh: ΔABD đều, tính góc DAC.
b) Vẽ DE ⊥AC (E thuộc AC). Chứng minh: DE là đường trung trực của AC
c) Vẽ AH ⊥BC (H thuộc BC). Chứng minh: AH + BC > AB +AC
Bài 5. Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M , trên tia đối của
CB lấy N sao cho BM = CN , Vẽ BD vuông góc AM tại D, CE vuông góc AN tại E.
a) Chứng minh: Tam giác AMN cân.
b) Chứng minh: DB = CE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 7


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

c) Gọi K là giao điểm của DB và EC. Chứng minh ΔADK = ΔAEK.


d) Chứng minh KD + KE < 2. KA
Bài 6. Cho ΔABC đều. Từ A vẽ tia Ay vuông góc với AB cắt BC tại M.
a) Chứng minh: ΔACM cân.
b) Kẻ AH ⊥ BC (H thuộc BC), so sánh AB và AM
c) Kẻ CN ⊥ AM (N thuộc AM), nối HN. Chứng minh: ΔAHN đều
Bài 7. Một chiếc bánh kem có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30 cm, chiều rộng
20 cm, chiều cao 15 cm. Người ta cắt đi một miếng bánh có dạng hình lập phương cạnh
5 cm. Tính thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem.
Dạng 5: Nâng cao
Bài 1. Xác định đa thức bậc hai 𝑀(𝑥) = 𝑎𝑥 2 + 𝑏𝑥 + 𝑐 biết rằng 𝑀(−1) = 6; 𝑀(2) =
3 và tổng các hệ số của đa thức bằng 0.
Bài 2. Cho đa thức 𝐴(𝑥) = 𝑎𝑥 2 + 𝑏𝑥 + 𝑐, biết 𝑏 = 5𝑎 + 𝑐.
Chứng minh rằng: 𝐴(1). 𝐴(−3) ≤ 0
Bài 3. Tìm các số nguyên x để mỗi phép chia sau là phép chia hết:
a) x 3 + 4x 2 − 2x + 4 chia hết cho x – 1
b) x 5 − 3x 4 + 4x 3 + 2x 2 + 3x + 10 chia hết cho 𝑥 2 + 1
Bài 4. Tìm giá trị lớn nhất của:
a) A = −3 − |1,6 − 𝑥|
3 49
b) B = + |2𝑥+7|+|5𝑦+9|+14
9
𝑥 𝑦 𝑧
Bài 5: Cho a, b, c, x, y, z thỏa mãn: 𝑎 + 𝑏 + 𝑐 = 𝑎2 + 𝑏2 + 𝑐 2 = 1 và = =
𝑎 𝑏 𝑐

Chứng minh rằng: 𝑥 2 + 𝑦 2 + 𝑧 2 = (𝑥 + 𝑦 + 𝑧)2 .

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Hình thức: 40% Trắc nghiệm (16 câu) - 60% tự luận.
A. LÝ THUYẾT
Chủ đề 6: Ánh sáng.
Chủ đề 7: Tính chất từ của chất.
Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 8


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

B. BÀI TẬP MINH HỌA.


I. Bài tập tự luận
Câu 1. Trao đổi khí là gì? Trình bày cấu tạo phù hợp với chức năng của khí khổng. Mô tả
quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây. Vì sao những loài cây có lá nổi trên mặt
nước (ví dụ cây súng) thì khí khổng chỉ có ở mặt trên của lá cây?
Câu 2. Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra như thế nào? Vì sao khi bắt cá bỏ lên môi
trường cạn sau một khoảng thời gian thì cá sẽ chết?
Câu 3. Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Điều gì sẽ xảy ra nếu
sinh vật bị thiếu chất dinh dưỡng?
Câu 4. Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị
thiếu nước?
Câu 5. Ở động vật và con người, các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo con đường
nào? Kể tên một số bệnh do thiếu dinh dưỡng ở người mà em biết. Nêu biện pháp phòng,
tránh các bệnh đó? Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em.
Câu 6. Cảm ứng là gì? Lấy 3 ví dụ. Cảm ứng có vai trò gì đối với sinh vật. Nêu 3 biện
pháp tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về các hình thức cảm ứng ở thực vật.
Câu 7. Tập tính là gì? Lấy 3 ví dụ. Tập tính có vai trò gì đối với động vật. Kể 3 ứng dụng
hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.
II. Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế
A. khuếch tán. B. vận chuyển chủ động.
C. vận chuyển thụ động. D. ngược chiều gradien nồng độ.
Câu 2. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được
thực hiện thông qua hệ cơ quan nào say đây?
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ thần kinh. C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hóa.
Câu 3. Vì sao sơn kín da ếch thì ếch sẽ chết sau một thời gian?
A. Vì không khí không thể khuếch tán qua da khiến hô hấp của ếch bị hạn chế.
B. Vì không khí không thể khuếch tán qua da khiến hô hấp của ếch bị ngừng hẳn.
C. Vì sơn là một chất độc gây chết đối với ếch.
D. Vì nước không thể đi vào cơ thể ếch khiến ếch thiếu nước mà chết dần.
Câu 4. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể người?
A. Khoảng 60%. B. Khoảng 65%. C. Khoảng 70%. D. Khoảng 75%.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 9


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 5. Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ………
lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng
nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần
thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.
Chỗ trống cần điền là
A. (1) 10%; (2) 21%. B. (1) 15%; (2) 20%.
C. (1) 15%; (2) 21%. D. (1) 10%; (2) 20%.
Câu 6. Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất cung cấp năng lượng bao gồm
A. carbohydrate, protein và lipid. B. carbohydrate, chất khoáng và nước.
C. protein, lipid và nước. D. protein, chất khoáng và nước.
Câu 7. Bướu cổ là bệnh lí tuyến giáp phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với
nam giới. Biểu hiện thường thấy nhất là vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ
kích thước tuyến giáp. Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bướu cổ ở người?
A. Do thiếu sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
B. Do thiếu iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày.
C. Do thiếu calcium trong khẩu phần ăn hàng ngày.
D. Do thiếu kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Câu 8. Nếu thiếu vitamin A có thể sẽ dẫn đến
A. mắc bệnh quáng gà. B. mắc bệnh còi xương.
C. mắc bệnh phù nề. D. mắc bệnh tiểu đường.
Câu 9. Nhóm dinh dưỡng nào có vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho tế bào
và cơ thể?
A. Protein. B. Lipid. C. Carbohydrate. D. Vitamin.
Câu 10. Trong cơ thể con người, quá trình nào sau đây sinh ra nhiệt?
A. Quá trình quang hợp. B. Quá trình hô hấp tế bào.
C. Quá trình tiêu hóa. D. Quá trình tuần hoàn.
Câu 11. Đối với lúa sau khi thu hoạch, người ta thường bảo quản bằng cách
A. phơi khô hoặc sấy khô. B. bảo quản lạnh.
C. bảo quản nóng. D. bảo quản khí.
Câu 12. Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy. B. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc
C. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày. D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 10


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 13. Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật là


A. lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự
sống.
B. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể
và duy trì sự sống.
C. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để duy trì sự sống.
D. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể.
Câu 14. Động vật dinh dưỡng bằng hình thức
A. tự dưỡng. B. dị dưỡng. C. hóa dưỡng. D. hoại dưỡng.
Câu 15. Ống tiêu hóa của người có trình tự như thế nào?
A. Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Trực tràng → Ruột già → Hậu môn.
B. Miệng → Dạ dày → Thực quản → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
C. Miệng → Thực quản → Ruột non → Dạ dày → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
D. Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
Câu 16. Nhà Lan hôm nay bữa trưa mẹ Lan nấu các món ăn bao gồm các thực phẩm sau:
rau cải, thịt bò, đậu. Bữa tối, mẹ Lan muốn thay thế thịt bò bằng loại thực phẩm khác.
Theo em, mẹ Lan thay thế thịt bò bằng thực phẩm nào sau đây là sai?
A. Rau ngót. B. Thịt lợn. C. Trứng. D. Cá.
Câu 17. Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ. B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ. D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 19. Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng
chủ yếu bằng cách nào?
A. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
B. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Thân của cây có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 11


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

D. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi,
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Câu 20. Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?
A. Vì cây trồng hút nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.
B. Vì khi trời nóng cây thoát hơi nước nhiều.
C. Vì cây cần nhiều nước hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng.
D. Vì cây cần nhiều nước để tăng cường độ quang hợp.
Câu 21. Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn
cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?
A. Quang hợp. B. Hô hấp. C. Thoát hơi nước. D. Cảm ứng.
Câu 22. Đối với những loài cây ưa ánh sáng mạnh cần trồng như thế nào?
A. Trồng ở những nơi quang đãng và mật độ mau.
B. Trồng ở những nơi quang đãng và mật độ thưa.
C. Trồng ở dưới những tán cây khác và mật độ mau.
D. Trồng ở dưới những tán cây khác và mật độ thưa.
Câu 23. Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu
lãnh thổ. Đây là
A. tập tính kiếm ăn. B. tập tính sinh sản.
C. tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. tập tính trốn tránh kẻ thù.
Câu 24. Tập tính gồm
A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.
C. tập tính sẵn có và tập tính học được.
D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.
Câu 25. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây là nguồn sáng?
A. Con đom đóm. B. Quyển sách trên bàn.
C. Bóng đèn dây tóc bị đứt. D. Mặt Trăng.
Câu 26. Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt Trời
chiếu sáng?
A. Nguyệt thực B. Nhật thực toàn phần.
C. Nhật thực. D. Nguyệt thực toàn phần.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 12


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 27. Gọi tên các chùm sáng thường gặp có trong hình sau bằng cách ghép các cụm từ
với hình tương ứng:
1. chùm sáng song song
2. chùm sáng hội tụ
3. chùm sáng phân kỳ
A. 1 – a, 2 – b, 3 – c.
B. 1 – a, 2 – c, 3 – b.
C. 1 – c, 2 – b, 3 – a.
D. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
Câu 28. Một tia sáng chiếu tới SI đến gương phẳng và hợp với mặt phẳng một góc 30o như
hình vẽ. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Góc tới bằng 30o.
B. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương
tại điểm tới I bằng 60o.
C. Góc phản xạ bằng 30o.
D. Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 60o.
Câu 29. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có
tính chất nào sau đây?
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật.
B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật.
D. Ảnh thật, hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật.
Câu 30. Làm thế nào để nhận biết một thanh kim loại có phải nam châm hay không?
A. Hơ nóng thanh kim loại.
B. Cọ xát thanh kim loại.
C. Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt xem vụn sắt có bị hút hay không.
D. Lấy búa đập vào thanh kim loại.
Câu 31: Để kiểm tra một dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện chạy qua hay không
mà không có dụng cụ kiểm tra điện, ta có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
A. Thanh nam châm. B. Kim nam châm.
C. Lực kế. D. Pin điện.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 13


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 32. Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như hình:

Tên các từ cực của nam châm là:


A. A là cực Bắc, B là cực Nam. B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
C. A là cực âm, B là cực dương. D. A là cực dương, B là cực âm.
Câu 33. Bộ phận nào trong cấu tạo của la bàn có tác dụng chỉ phương hướng?
A. Kim nam châm. B. Một cuộn dây.
C. Mặt chia độ có ghi phương hướng. D. Thanh nam châm thẳng.
Câu 34. Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong
một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?
A. Vì xung quanh Trái Đất có từ trường.
B. Vì Trái Đất như một nam châm, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược
lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.
C. Vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục của nó.
D. Vì Trái Đất tự quanh quanh Mặt Trời.
Câu 35. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

Thành phần còn thiếu trong phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là
A. Chất vô cơ. B. Oxygen. C. Glucose. D. Carbon dioxide.
MÔN CÔNG NGHỆ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Ôn tập từ bài 9 đến bài 15.
Một số câu tham khảo:
Câu 1. Nội dung nào sau đây thể hiện một vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế?
A. Cung cấp nhiều giống vật nuôi.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 14


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người sử dụng hàng ngày.
C. Cung cấp nguồn vắc xin cho con người.
D. Cung cấp nguồn thức ăn cho vật nuôi khác.
Câu 2. Một trong những định hướng của ngành chăn nuôi ở nước ta đang hướng là:
A. chăn nuôi nhỏ lẻ. B. chăn nuôi tập trung.
C. chăn nuôi công nghệ cao. D. chăn nuôi theo từng cá thể đặc trưng.
Câu 3. Vật nuôi đặc trưng của các tỉnh miền Trung là:
A. gà Lơ go. B. gà Đông Tảo.
C. chó Phú Quốc, bò Vàng . D. lợn cỏ.
Câu 4. Những vật nuôi được nuôi phổ biến ở nước ta là:
A. voi, lợn, rùa biển. B. tê giác, gà, lợn
C. lạc đà, bò sữa, gà. D. lợn, bò sữa, gà.
Câu 5. Loài động vật nào sau đây là gia súc?
A. Tôm. B. Gà. C. Lợn. D. Vịt.
Câu 6. Biện pháp nào dưới đây không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm. B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ. D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe
Câu 7. Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?
A. Cá Chẽm. B. Cá Rô Phi. C. Cá Lăng. D. Cá Chình.
Câu 8. Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi nhằm mục đích nào sau đây?
A. Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
B. Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, đủ ánh sáng.
C. Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo.
D. Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng, thoáng mát.
Câu 9. Có mấy nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 10. Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật
nuôi non?
A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt. B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể. D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 11. Chuồng nuôi gà thịt phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 15


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

A. Càng kín càng tốt, mát về mùa đông, ấm áp về mùa hè.


B. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
C. Thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
D. Có độ ẩm thấp, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.
Câu 12. Nếu nhiệt độ trong chuồng úm thích hợp với nhu cầu cơ thể thì gà con sẽ
biểu hiện nào sau đây?
A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm.
B. Tản ra, tránh xa đèn úm.
C. Phân bố đều trên sàn, ăn uống và đi lại bình thường.
D. Chụm lại một phía trong quây.
Câu 13. Trong chăn nuôi gà thịt, việc thay lớp độn chuồng và làm tổng vệ sinh nền
chuồng khi nào là phù hợp nhất?
A. Sau khi nuôi được 1 tháng. B. Sau khi nuôi được 2 tháng.
C. Sau khi nuôi được 3 tháng. D. Sau mỗi lứa gà.
Câu 14. Khi úm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào phù hợp
nhất?
A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi. B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.
C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi. D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.
Câu 15. Biện pháp nào sau đây KHÔNG đúng khi phòng bệnh cho gà?
A. Chuồng trại cách li với nhà ở; thoáng mát, hợp vệ sinh.
B. Ăn uống đầy đủ chất, đủ lượng.
C. Tiêm phòng vaccin đầy đủ.
D. Cho uống thuốc kháng sinh định kỳ.
Câu 16. Để phòng bệnh cho gà hiệu quả cần thực hiện tốt nội dung nào sau đây?
A. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
B. Cho ăn càng nhiều tinh bột càng tốt.
C. Sử dụng thuốc đúng liều lượng.
D. Cho gà ăn thức ăn hỏng, mốc.
Câu 17. Sản phẩm nào sau đây KHÔNG được chế biến từ thủy sản?
A. Ruốc cá hồi. B. Cá thu đóng hộp.
C. Xúc xích. D. Tôm nõn.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 16


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 18. Loài động vật nào sau đây KHÔNG phải là động vật thủy sản?
A. Tôm. B. Cua đồng. C. Rắn. D. Ốc.
Câu 19. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với
con người.
A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 20. Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
A. Sử đụng thuốc nổ. B. Sử dụng kích điện.
C. Khai thác trong mùa sinh sản. D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nêu vai trò của việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi?
Câu 2. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ thường sử dụng các loại thức ăn nào? Thức ăn
thường chứa các nhóm chất dinh dưỡng gì? Cho ví dụ tên thức ăn cho gà.
Câu 3. Nêu vai trò của thủy sản đối với đời sống và phát triển kinh tế? Bảo vệ môi trường
thủy sản cần thực hiện các biện pháp nào?
Câu 4. Lập kế hoạch và tính toán chi phí để nuôi một loại vật nuôi trong gia đình em.

MÔN TIN HỌC


I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Biết được các lợi ích của định dạng đối tượng trên trang chiếu:

Các lợi ích Đúng Sai

a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người
xem.

b) Nội dung trong mỗi trang chiều cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ
nên tập trung vào một ý chính

c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh hoạ thì càng tốt.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 17


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

d) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi
sao chép từ tệp văn bản sang.

e) Không cần lưu ý đến bản quyền của hình ảnh.

f) Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu.

Câu 2: Chọn phương án sai. Biết cách sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên
trang chiếu để:
A. Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình,...
C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
D. Thay đổi nội dung hình ảnh.
Câu 3: Trong PowerPoint, nhận ra được cách nào sau đây không là cách chèn hình ảnh
vào trang chiếu?
A. Select Insert / Pictures.
B. Chọn Insert/Online Pictures.
C. Sử dụng lệnh Copy và Paste.
D. Chọn Design, sau đó chọn mẫu trong Themes.
Câu 4: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu sao cho
đúng.
a) Chọn thẻ Transitions. b) Xem trước.
c) Chọn âm thanh, thời lượng,... thực hiện hiệu ứng. d) Chọn trang chiếu.
e) Chọn hiệu ứng
A. d → a → e → c → b. B. a → d → e → b → c.
C. d → e → a → c → b. D. d → a → c → b → e.
Câu 5: Em nhận ra được các bước thực hiện tạo hiệu ứng cho đối tượng sắp xếp lại sao
cho đúng.
a) Thay đổi thứ tự. b) Chọn thẻ Animations.
c) Chọn cách xuất hiện..... d) Chọn hiệu ứng.
e) Xem trước. f) Chọn đối tượng.
A. f → d → b → a → c → e B. f → b → d → c → a → e.
C. b → f → d → c → a → e. D. b → d → f → a → c → e.
Câu 6: Chỉ ra để tạo được bài trình chiếu hiệu quả em nên làm gì?

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 18


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

A. Sử dụng mẫu bố trí hợp lí, bố cục trang chiếu rõ ràng.


B. Trình bày nội dung đơn giản, ngắn gọn.
C. Sử dụng hiệu ứng động chọn lọc và hợp lí.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 7: Nêu được hiệu ứng động là gì?
A. Hiệu ứng động là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và các đối
tượng trên trang chiếu khi trình chiếu.
B. Hiệu ứng động là giúp cho bài trình chiếu trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
C. Hiệu ứng động thu hút sự chú ý của người xem và tạo hiệu quả tốt tỏng việc truyền
đạt thông tin.
D. Hiệu ứng động là được sử dụng một cách chọn lọc giúp tăng hiệu quả cho nội dung
và tạo ấn tượng cho người xem.
Câu 8: Diễn tả được hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy
hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy
hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào thấy hoặc chưa tìm
hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc
chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Câu 9: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7
trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số
25 trong danh sách [3, 5, 12, 7, 11, 25]?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 11: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4,
10, 12]. Hiểu được đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 19


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 12: Nêu được điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phần không tìm thấy giá trị
cần tìm trong danh sách
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo Tìm thấy và tiến tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo Tìm thấy và kết thúc
D. Thông báo "Không tìm thấy và kết thúc
Câu 13: Chọn câu diễn tả đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm nhị phân
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy
hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tiến trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy
hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc
chưa tím hết thì còn tìm tiếp.
D. Tiến trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chứng nào chưa tìm thấy hoặc
chưa tim hết thì còn tìm tiếp.
Câu 14: Phân tích được thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy
“Mai” trong danh sách [Hoa", "Lan”, ”Ly”, ”Mai”, ”Phong”, ”Vi”]?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Em hãy điền các từ/cụm từ: đã hết, không tìm thấy, bằng, vị trí đầu tiên, Tìm
thấy vào chỗ chấm (…) được đánh số trong các câu sau để được mô tả chính xác về
thuật toán tìm kiếm tuần tự:
Bước 1: Xét phần tử …………(1)………… của danh sách.
Bước 2: Nếu giá trị của phần tử ở vị trí đang xét……..(2)……. Giá trị cần tìm thì
chuyển sang bước 4, nếu không thì chuyển sang vị trí tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra đã hết danh sách chưa. Nếu ……(3)…….danh sách thì chuyển sang
Bước 5, nếu chưa thì lặp lại từ Bước 2.
Bước 4: Trả lời ……..(4)………và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc.
Bước 5: Trả lời ………(5)………; Kết thúc.
Câu 16: Em hãy điền các cụm từ: giá trị cần tìm xuất hiện ở vị trí giữa, nửa sau,
Không tìm thấy, nửa trước vào chỗ chấm (…) được đánh số trong các câu sau để được
mô tả chính xác về thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Bước 1: Nếu vùng tìm kiếm không có phần tử nào thì kết luận……(1)……… và thuật
toán kết thúc.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 20


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Bước 2: Xác định vị trí giữa vùng tìm kiếm. Vị trí này chia vùng tìm kiếm thành hai nửa:
nửa trước và nửa sau vị trí giữa.
Bước 3: Nếu giá trị cần tìm bằng giá trị của vị trí giữa thì kết luận…..(2)…… và thuật
toán kết thúc.
Bước 4: Nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị của vị trí giữa thì vùng tìm kiếm mới được
thu hẹp lại, chỉ còn…..(3)……. của dãy.
Ngược lại (nếu giá trị cần tìm lớn hơn giá trị của vị trí giữa) thì vùng tìm kiếm mới được
thu hẹp lại, chỉ còn…..(4)….của dãy.
Bước 5: Lặp lại từ Bước 1 đến Bước 5 cho đến khi vùng tìm kiếm không còn phần tử
nào (Bước 1) hoặc tìm thấy giá trị cần tìm (Bước 3).
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 17: Cho danh sách học sinh sau đây:

Em hãy tạo bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh
sinh vào tháng Một.
III. THỰC HÀNH:
Câu 18. Tạo bài trình chiếu về chủ đề “Mùa hè của em” tối thiểu 3 Slide.

MÔN NGỮ VĂN


* Cấu trúc đề kiểm tra:
- Phần đọc hiểu: 4 điểm (20% trắc nghiệm; 20% trả lời câu hỏi đọc hiểu)
- Phần viết: 6 điểm (đoạn văn, bài văn)
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung: Ôn tập các văn bản thuộc thể loại:
- Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
- Văn bản thơ: thơ tự do
- Văn bản nghị luận: nghị luận xã hội
- Tùy bút và tản văn

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 21


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

* Lưu ý: các ngữ liệu khác ngoài SGK


2. Yêu cầu:
a. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân
vật, chủ đề.
- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ; vần…
- Phân tích được các chi tiết, tình huống, nhân vật... trong truyện ngụ ngôn
- Phân tích được nội dung câu tục ngữ
- Rút ra được bài học từ câu chuyện ngụ ngôn, những bài học kinh nghiệm từ tục ngữ.
b. Văn bản thơ:
- Nhận biết được thể thơ tự do (dựa trên số tiếng, số dòng, vần, nhịp …)
- Nhận biết được chi tiết, nhân vật trữ tình, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua
ngôn ngữ văn bản thơ….
- Phân tích được các hình ảnh tiêu biểu, chỉ ra được chủ đề, đề tài… trong văn bản thơ.
- Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ (so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, tương phản, câu hỏi tu từ…).
c. Văn bản nghị luận xã hội:
- Nhận biết được mục đích, nội dung chính
- Nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng
d. Tùy bút và tản văn:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện
trong tuỳ bút, tản văn; nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị
luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.
- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn; hiểu
và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn
bản.
Phần II: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Nội dung
- Dấu chấm lửng
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản đối lập, câu
hỏi tu từ…
- Liên kết và mạch lạc trong văn bản
- Từ Hán Việt
2. Yêu cầu:
- Nêu được công dụng của dấu chấm lửng

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 22


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

- Nhận biết được từ Hán Việt và giải được nghĩa của yếu tố Hán Việt
- Chỉ ra được phép liên kết và mạch lạc trong văn bản
- Chỉ ra và nêu được công dụng của các phép tu từ đã học.
PHẦN III: VIẾT
1. Nội dung:
- Viết đoạn văn ngắn nêu bài học rút ra từ một câu tục ngữ.
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
2. Yêu cầu:
- Viết được đoạn văn ngắn nêu bài học rút ra từ một câu tục ngữ.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống như: lòng yêu nước, đức tính
giản dị, tinh thần trách nhiệm…
II. ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần
đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.
Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao
vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết,
thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá
như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy
quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn
tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái
đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người
đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn
đến biến đổi khí hậu…
Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân
tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi
của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2,
metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đang
làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên…
(Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2
– Nguyễn Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Thông tin B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 23


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?


A. Bầu khí quyển mỏng
B. Đại dương rộng lớn
C. Các chất khí CO2, metan, ... từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí
quyển
D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng
Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là:
A. Thiên nhiên nổi giận B. Con người với thiên nhiên
C. Cần bảo vệ cuộc sống của em D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển
Câu 4. Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay?
A. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến Trái đất B. Con người và thiên nhiên
C. Giá trị của thời gian D. Giá trị của tri thức
Câu 5. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” thể hiện phép liên kết câu nào?
A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Tất cả đều sai
Câu 6. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong văn bản trên?
A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.
B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây
C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc
nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài.
D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ
cao vời vợi.
Câu 7. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô
cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận
định này đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 8. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?
A. Cung cấp không khí
B. Cung cấp nước
C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời
D. Không giúp ích gì cả
Câu 9 (1 điểm): Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người
ngày nay?
Câu 10 (1 điểm): Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi
trường em đang sống?

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 24


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

II. VIẾT (6.0 điểm)


Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn có độ dài khoảng 9 câu nêu bài học em rút ra từ câu tục
ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Trong đoạn có sử dụng một từ ngữ làm phép liên kết câu
(gạch chân, chú thích)
Câu 2 (4 điểm): Viết bài văn nghị luận có độ dài khoảng 1 đến 1.5 trang giấy thi trình bày
suy nghĩ của em về lòng yêu nước.
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐỢI MẸ

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa


Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
(Thơ trữ tình Vũ Quần Phương, NXB Lao Động, Hà
Nội, 2007)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát B. Tám chữ C. Bảy chữ D. Tự
do
Câu 2. Phương án nào sau đây nêu chính xác nhất chủ đề của bài thơ?
A. Tình bạn tuổi thơ B. Tình mẫu tử
C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình yêu quê hương
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D.
Nghị luận
Câu 4. Hình ảnh “Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải” gợi ra điều gì?
A. Nỗi vất vả của người mẹ B. Tâm trạng lo lắng của người con
C. Sự ảm đạm, quạnh hiu khi vắng mẹ D. Sự ấm áp của bếp lửa hồng

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 25


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 5. Hai câu thơ sau sử dụng mấy từ láy?


A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D.
Bốn từ
Câu 6. Câu thơ cuối bài thơ gợi ở người đọc cảm xúc gì?
A. Nuối tiếc, day dứt B. Yêu thương, ngậm ngùi
C. Xót xa, buồn tủi D. Đau khổ, trách móc
Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi
B. Sử dụng yếu tố tự sự và nghị luận để miêu tả tâm trạng nhân vật
C. Hình ảnh thơ chân thực, cảm động
D. Giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng.
Câu 8. Phương án nào sau đây nói đúng về hình ảnh em bé ở cuối bài thơ?
A. Em vẫn ngồi chờ mẹ và ngắm vầng trăng trên cao
B. Em nhặt những bông hoa mận trắng và đợi mẹ về
C. Em chờ mẹ rồi ngủ quên, được mẹ bế về nhà
D. Em bé nhìn đom đóm bay và chờ mẹ về.
Câu 9 (1 điểm) Đọc bài thơ “Đợi mẹ”, em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
Câu 10 (1 điểm) Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua bài thơ trên là gì?
II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn có độ dài khoảng 9 câu nêu bài học em rút ra từ câu tục
ngữ “Thất bại là mẹ thành công”. Trong đoạn có sử dụng một từ ngữ làm phép liên kết
câu (gạch chân, chú thích)
Câu 2 (4 điểm): Viết bài văn nghị luận có độ dài khoảng 1 đến 1.5 trang giấy thi trình bày
suy nghĩ của em về lối sống giản dị.

MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ


I. Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
II. Số lượng câu trong đề thi:
- Phần Lịch sử: 8 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận.
- Phần Địa lý: 8 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận.
III. Nội dung ôn tập
1. Phần Lịch sử
- Ôn tập nội dung các bài: Bài 16, 17, 18.
2. Phần Địa lí
- Ôn tập nội dung các bài: 20, 21, chủ đề 2.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 26


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

CÂU HỎI THAM KHẢO


I. TRẮC NGHIỆM
PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ nào?
A. Quân chủ trung ương tập quyền B. Phong kiến phân quyền
C. Quân chủ lập hiến D. Dân chủ đại nghị
Câu 2: Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là gì?
A. Hịch tướng sĩ B. Quốc triều hình luật
C. Luật Hồng Đức D. Hoàng Việt luật lệ
Câu 3: Trong tác phẩm “Lịch sử nước nhà” (1941), Hồ Chí Minh đã viết về nhà Trần
“Đời Trần văn giỏi võ nhiều
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh”
Hai câu thơ trên thể hiện điều gì về nhà Trần?
A. Nhà Trần có nhiều vị quan tài giỏi B. Nền kinh tế dưới thời Trần rất phát triển
C. Xã hội thời Trần tương đối ổn định D. Tất cả các nội dung trên đều đúng
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời
Trần?
A. Đẩy mạnh việc làm thủy lợi
B. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất
C. Cấm giết mổ, trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo
D. Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang
Câu 5: Quân đội Đại Việt dưới thời nhà Lý và nhà Trần đều được xây dựng theo chủ
trương nào?
A. Chủ trương “cốt đông, không cốt tinh nhuệ”
B. Chính sách “nghĩa vụ quân sự bắt buộc”
C. Chủ trương “tinh nhuệ, hiện đại hóa”
D. Chính sách “ngụ binh ư nông”
Câu 6: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến
lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?
A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai) B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam)
C. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội) D. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng)
Câu 7: “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Bình Trọng
C. Trần Quốc Toản D. Trần Thủ Độ

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 27


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 8: Ai là người được vua Trần giao trọng trách chức vụ Quốc công tiết chế (tổng chỉ
huy quân đội) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
A. Trần Thủ Độ B. Trần Quang Khải
C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Khánh Dư
Câu 9. Kế sách đánh giặc nào được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến
chống Mông – Nguyên?
A. “Tiên phát chế nhân” B. “Đánh nhanh thắng nhanh”
C. “Vườn không nhà trống” D. “Đóng cọc trên sông Bạch Đằng”
Câu 10. Nửa sau thế kỉ XIV, tình hình chính trị nhà Trần như thế nào?
A. Mới được thành lập B. Bước đầu phát triển
C. Phát triển mạnh mẽ D. Lâm vào khủng hoảng
Câu 11. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta là gì?
A. Vạn Xuân B. Đại Nam C. Đại Cồ Việt D. Đại Ngu
Câu 12. Súng “thần cơ” do ai sáng chế ra?
A. Hồ Nguyên Trừng B. Hồ Quý Ly
C. Trần Ngỗi D. Trần Quý Khoáng
PHẦN ĐỊA LÝ
Câu 1: Lục địa Ô-xtrây-li-a tiếp giáp với những đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương va Thái Bình Dương. B. Bắc Đại Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 2: Cảnh quan tự nhiên nào phổ biến trên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?
A. Rừng lá kim và rừng lá rộng. B. Rừng thưa khô rụng và đồng cỏ.
C. Rừng nhiệt đới và thảo nguyên. D. Rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới.
Câu 3: Đâu là đặc điểm của khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a?
A. Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. B. Khí hậu phân hóa theo bắc - nam và theo độ cao.
C. Khí hậu khô hạn. D. Khí hậu lạnh và khô hạn.
Câu 4: Vùng núi phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a có đặc điểm địa hình như thế nào?
A. Gồm dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.
B. Gồm các hoang mạc lớn: Hoang mạc Lớn, Vic-to-ri-a Lớn và Ghip-sơn.
C. Gồm bồn địa Ac-tê-dia Lớn và châu thổ sông Mơ-rây.
D. Gồm chuỗi đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.
Câu 5: Các đảo và quần đảo châu Đại Dương có những thế mạnh gì?
A. Khoáng sản và sinh vật. B. Hải sản và du lịch.
C. Sinh vật và hải sản. D. Khoáng sản và du lịch.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 28


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 6: Năm 2019, người bản địa chiếm bao nhiêu % dân số châu Đại Dương?
A. 3%. B. 5%. C. 10%. D. 12%.
Câu 7: Dân cư Ô-xtrây-li-a phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Ven biển phía đông, đông nam, tây nam. B. Đồng bằng và bồn địa trung tâm.
C. Ven biển phía tây. D. Phân bố đều khắp lục địa.
Câu 8: Các khoảng sản chính của châu Đại Dương là:
A. Boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ. B. Boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.
C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, manga. D. Sắt, niken, đồng, sắt, apatit, kim
cương.
Câu 9: Việc khai thác khoáng sản ở Ô-xtrây-li-a gâu hậu quả gì?
A. Ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
B. Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế.
C. Tài nguyên cạn kiệt, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
D. Trở thành các nước xuất khẩu khoáng sản lớn trên thế giới.
Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hoang mạc hóa ở Ô-xtrây-li-a?
A. Chăn nuôi gia súc quá mức. B. Cháy rừng, mất lớp phủ thực vật.
C. Biến đổi khí hậu. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Vì sao dân cư Ô-xtrây-li-a phân bố chủ yếu ở ven biển phía đông, đông nam, tây
nam?
A. Khí hậu điều hòa. B. Địa hình bằng phẳng.
C. Nguồn nước dồi dào. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh ngành gì trong nông nghiệp?
A. Chăn nuôi. B. Trồng trọt.
C. Khai thác gỗ D. Trồng rừng.
II. TỰ LUẬN
PHẦN LỊCH SỬ
Vấn đề 1: Em hãy nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại
Việt thời Trần?
Gợi ý trả lời
- Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền (có chế độ Thái
Thượng hoàng); ban hành “Quốc triều hình luật”; quân đội được củng cố trang bị vũ khí,
tập luyện võ nghệ,…
- Kinh tế: nhà nước luôn quan tâm phát triển kinh tế.
- Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 29


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

- Văn hóa: phát triển trên tất cả các lĩnh vực (tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, khoa
học – kĩ thuật; kiến trúc và điêu khắc,…)
Vấn đề 2: Em hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).
Gợi ý trả lời
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Nâng cao vị thế của Đại Việt.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông – Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân
Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam.

PHẦN ĐỊA LÝ
Vấn đề 1: Trình bày điều kiện hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten.
Gợi ý trả lời
-Hình thành trên vùng đồng bằng nhỏ và hẹp thuộc bán đảo Át-ti-ca, ven biển Ê-giê,
được bao quanh bởi đồi núi; giàu khoáng sản, khí hậu thuận lợi.
-Biểu hiện:
+ Là trung tâm sinh hoạt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của cư dân A-ten:
Trên đồi thiêng A-cô-pô-li, nhiều ngôi đền hùng vĩ được xây dựng (đền Pác-tê-nông thờ
nữ thần A-tê-na); có quảng trường là trung tâm sinh hoạt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã
hội của cư dân A-ten.
+ Thế kỉ V TCN, A-ten bước vào thời kì đỉnh cao về kinh tế, trung tâm thương mại của
Hy Lạp.
Vấn đề 2: Trình bày điều kiện hình thành và phát triển đô thị trung đại Vơ-ni-dơ.
-Xây dựng lại trên cơ sở một đô thị đông dân của Đế quốc La Mã, có nhiều hải cảng
thương mại lớn.
-Biểu hiện:
+Thế kỉ XV-XVI, Vơ-ni-dơ trở thành thủ đô của đế chế thương mại.
+ Đồng tiền Vơ-ni-dơ được sử dụng trong hệ thống thương mại phía đông Địa Trung
Hải.
+ Trong thời kì Phục hưng, Vơ-ni-dơ là trung tâm in ấn, hội họa và âm nhạc của cả châu
Âu.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 30


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN


A. Cấu tạo đề; Gồm 2 phần
- Phần I. Trắc nghiệm (4.0 điểm) 8 câu, mỗi câu đúng được 0,5 đ.
- Phần II. Tự luận (6 điểm): Nắm chắc các khái niệm, ý nghĩa, liên hệ làm bài tập tình huống.
B. Trong tâm kiến thức:
- Bài 8: Quản lí tiền
- Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Bài tập tham khảo.
 Phần I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu dưới đây:
Câu 1. Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho:
A. Cân đối và tằn tiện. B. Cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
C. Cân đối và phù hợp. D. Hiệu quả và tiết kiệm.
Câu 2. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:
A. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
Câu 3. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho
cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:
A. Quản lí tiền. B. Tiết kiệm tiền. C. Chỉ tiêu tiền. D. Phung phí tiền.
Câu 4. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức:
A. Trách nhiệm. B. Tự lập. C. Thông cảm. D. Chia sẻ.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?
A. Chi tiêu hợp lí. B. Tiết kiệm thường xuyên.
C. Tăng nguồn thu nhập. D. Mua nhiều đồ xa xỉ.
Câu 7. Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?
A. Thu gom phế liệu. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
Câu 8. Quản lý tiền hiệu quả là
A. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí. B. Dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.
C. Hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu. D. Tiêu hết số tiền mà mình đang có.
Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 31


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

A. Tăng thu nhập hàng tháng. B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Chủ động chi tiêu hợp lí. D. Nâng cao đời sống tinh thần.
Câu 10: Tệ nạn xã hội là gì?
A. Những hành vi vi phạm pháp luật.
B. Những hành vi mang tính phổ biến.
C. Những hành vi vi phạm đạo đức
D. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ
biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội ?
A. Không làm chủ được bản thân B. Do quá nhiều chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
C. Do thiếu kiến thức, kĩ năng sống. D. Do lười lao động.
Câu 12: Những hành vi nào dưới đây thể hiện phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Rủ bạn bè hút thuốc lá điện tử
B. Im lặng là cách giải quyết tốt nhất khi thấy các tệ nạn xã hội
C. Báo với thầy cô, cha mẹ và các cơ quan chức năng khi thấy người khác mắc vào tệ nạn
xã hội.
D. Bỏ qua khi phát hiện người khác chơi bài ăn tiền để được yên ổn.
Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng,
chống tệ nạn xã hội?
A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
B. Trẻ em dưới 18 tuổi được hút thuốc lá.
C. Mọi người dân được dùng cây cần sa để điều chế ma túy.
D. Mọi người dân được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
Câu 14: Việc phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai?
A. Của nhà trường B. Của gia đình.
C. Của các cơ quan chức năng D.Của cá nhân, gia đình,cơ quan, tổ chức và toàn thể xã hội.
Câu 15: Theo em tệ nạn xã hội nào là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm bệnh
HIV/AIDS?
A. Ma túy, mại dâm. B. Cờ bạc, rượu chè. C. Mê tín dị đoan. D. Muỗi đốt.
Câu 16: Học sinh cần phải làm gì để tránh xa các tệ nạn xã hội?
A. Có lối sống ăn chơi, hưởng thụ B. Sống cầu kì, kiểu cách.
C. Có lối sống giản dị, lành mạnh. D. Thử hút thuốc lá điện tử.
Phần II. Tự luận
Câu 1. Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của kiến thức bài 8,9.
Câu 2: Xử lí tình huống:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 32


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

N là học sinh lớp 9. Nhà N ở gần quán nước của nhà bà B. Một vài thanh niên
trong xóm vẫn thường tụ tập ở quán nước để chơi bài ăn tiền. Lúc đầu N chỉ tham gia
chơi cho vui, nhưng lâu dần thành quen. N lấy trộm cả tiền của bác hàng xóm để đánh
bài. Một hôm N mượn xe của H rồi đem đi bán lấy tiền đánh bài. Biết chuyện nên H đòi
lại xe nhưng N khất lần khất lượt chưa trả. H đang chưa biết làm cách nào để lấy lại được
xe.
a) Hãy trình bày những nhận xét của em về hành vi của N?
b) Nếu em là H em sẽ làm gì khi đòi lại xe nhưng N khất lần khất lượt chưa trả?
c) Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua tình huống này là gì?

MÔN TIẾNG ANH


A. Theory
I. Vocabulary: Unit 7, 8, 9, 10,11.
- Traffic
- Films
- Festivals around the world
- Energy sources
- Travelling in the future
II. Pronunciation
- /əi/ - / eə/
- /ai/ - /ei/
- Stress in two and three–syllable words
III. Grammar:
1. Connectors: Although/ though, however, and, but, so, because.
2. Modals: should/ shouldn’t
3. How far …? It is ….
4. Yes/ No questions
5. Tenses: future simple , present continuous
6. Possessive pronouns
B. Practice
I. Choose the correct letter (A, B, C, or D) to indicate the word whose underlined
part differs from the other three in pronunciation.
1. A. appear B. solar C. bamboo D. parade
2. A. skytran B. hyperloop C. cycling D. friendly
3. A. comfortable B. convenient C. economical D. autopilot
4. A. mine B. driver C. his D. find
5. A. bulb B. produce C. nuclear D. reduce

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 33


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

II. Choose the correct letter (A, B, C, or D) to indicate the word that differs from
the other three in the position of primary stress.
1. A. energy B. exhausted C. dangerous D. biomass
2. A. recycle B. polluting C. electric D. syllable
3. A. expensive B. advantage C. difficult D. appliance
4. A. effective B. limited C. nowadays D. normally
5. A. overcool B. evening C. overheat D. afternoon
III. Choose the correct option A, B, C or D.
1. The new recycling policy is _____ safe.
A. environment B. environmentally C. environmental D. viral
2. _____ vehicle development will change and shape the world more than internet has.
A. Driving B. Driven C. Driverless D. Driver
3. In a minute he _____ with a letter in his hand.
A. reappeared B. disappearance C. appear D. appearing
4. My life seems _____ since Jim died.
A. mean B. means C. meaningful D. meaningless
5. Wind is renewable source of energy, because it can be easily _____.
A. converted B. changed C. removed D. replaced
6. _____ bikes is a good way to protect the environment.
A. Driving B. Riding C. Sailing D. Flying
7. Children living in the countryside have more space to _____ kites than those living in
big cities.
A. fly B. ride C. drive D. book
8. The mini-bus is small enough to get its way _____ a traffic jam.
A. into B. out of C. in D. from
9. The traffic here is very _____ for children.
A. dangerous B. endangered C. danger D. dangerously
10. There is a serious _____ of food in some areas.
A. short B. shortage C. shorten D. shortening
11. Wind is a _____ source of energy.
A. renewable B. non-renewable C. renewed D. renewing
12. _____ energy doesn’t cause pollution.
A. Social B. Solar C. Sociable D. Sunny
13.Non-renewable _____ sources like coal and natural gases produce a lot of carbon
dioxide.
A. power B. fuel C. solar D. energy
14. Making soup is a good way of using _____ leftover vegetables.
A. on B. in C. up D. with

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 34


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

15. Non-renewable energy comes from sources that will eventually _____
A. run way B. run down C. run over D. run out
16. Too much work is bad _____ your health.
A. for B. at C. with D. of
17. This is her car. That car is _____________.
A. her B. mine C. his D. my
18.Your train was on time. ______________ was late.
A. Her B. Hers C. She D. He

IV. Choose the correct answer A, B, or C to complete the dialogues.


1. How will we travel to school in the future?
A. We will go to school today.
B. I think we will go by sky train or driverless bus.
C. I am tired and I won’t go to school today.
2. Will flying cars be able to fly across oceans?
A. it probably won’t. B. We certainly will. C. I will
buy one.
3. What means of transport will you use to go to school?
A. A solowheel is fun and green to use. B. I think I will ride a solowheel. C. It is self-
balancing.
4. Do you think travelling by teleporter will become possible soon?
A. He certainly will. B. It sounds interesting. C. It
probably will.
5. Will we be able to travel to other planets for holidays?
A. We certainly will. B. I don’t think it is polluting. C. It is such
a green planet.

V. Rewrite the sentences, using the words in brackets.


1. I am writing to one of my friends. (MINE)
 I am
_______________________________________________________________________
2. This modern car belongs to him. (HIS)
 This is
_______________________________________________________________________
3. We went on holiday with some friends of ours. (OUR)
 We went
_______________________________________________________________________

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 35


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

4. I don’t think those trains will be popular here. (WON’T)


 I think
_______________________________________________________________________
5. Mr Long, one neighbor of ours, is very kind. (NEIGHBORS)
 Mr Long,
_______________________________________________________________________
6. In the future, people will use more driverless cars than they do now. (AS)
 Now people………………………………………………………………….
7. She is so young, but she always gives an excellent performance. (ALTHOUGH)

_______________________________________________________________________

VI. Write complete sentences using the guided words and phrases. Add or make
any changes if necessary.
1. I / think / people / should / turn / biomass / for energy.

_______________________________________________________________________
2. This type / energy / renewable / and abundant.

_______________________________________________________________________
3. We / can / use / crop / garbage / manure / as / source of / biomass.

_______________________________________________________________________
4. You / can spend / less / light / or heat / your house / by / use biomass.

_______________________________________________________________________
5. In / future / city / be more crowded / traffic / get worse.

_______________________________________________________________________

VII. Choose the word or phrase that is CLOSEST in meaning to the underlined
part in each of the following sentences.
1. A video game will provide endless hours of fun.
A. irregular B. short C. deep D. limitless
2. The city is facing serious pollution problems.
A. hard B. minor C. false D. light
3. He’s bought me a smart new camera to change from my old one.
A. recharge B. reuse C. replace D. redo

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 36


April 8, 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

4. When will the information be made available?


A. accessible B. busy C. plentiful D. abundant
VIII. Choose the word or phrase that is OPPOSITE in meaning to the underlined
part in each of the following sentences.
1. The Segway is becoming more popular these days.
A. attractive B. suitable C. likeable D. uncommon
2. Red minibuses often provide more convenient transport for rides.
A. suitable B. unpleasant C. good D. available
3. No need to hurry – you’ve got plenty of time.
A. same amount B. less C. little D. few
4. You cannot grow crops on exhausted land.
A. used B. fertile C. empty D. nutritious
IX. Choose the underlined part that need correcting in each sentence below.
1. However it rained , they went to Hoan Kiem lake to watch the fireworks display.
A. However B. went C. to D. display
2. We shouldn’t to go swimming right after eating because it is not good for our stomach
A. shouldn’t B. to go C. eating D. for
3. Do they held the festival in Ho Chi Minh city every year ?
A. Do B. held C. in D. every
year
4. People think that the film’s plot is really interested
A. think B. the film’s C. is D. interested
5. It took him 20 minutes travelling to the airport.
A. took B. minutes C. travelling D. the

MÔN NGHỆ THUẬT

I. Thể dục: Thể thao tự chọn Cầu lông


Ôn tập phát cầu ngắn, phát cầu dài đúng ô. Đánh cầu thấp tay, cao tay bên phải.
II. Âm nhạc:
-Ôn tập bài hát: + Mùa xuân
+ Lời ru của mẹ
+ Nổi trống lên các bạn ơi
+ Vui kéo lưới
-Ôn tập đọc nhạc số: 5,6,7,8
-Các ký hiệu, thuật ngữ Âm nhạc
-Cách thể hiện tiết tấu
III. Mỹ thuật: Tìm hiểu về tranh dân gian, hình thức ước lệ trong tranh dân gian, ứng
dụng được cách vẽ ước lệ vào bài vẽ.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ -BA ĐÌNH Page 37

You might also like