You are on page 1of 6

ĐỀ 1 ÔN TẬP HK 2 – TOÁN 10

Họ và tên:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Tam thức bậc hai nào sau đây âm với mọi 𝑥 ∈ ℝ?
A. −𝑥 2 − 4𝑥 − 4. B. −𝑥 2 + 6𝑥 + 2. C. −𝑥 2 − 2𝑥 − 3. D. 5𝑥 2 − 3𝑥 + 1.
Câu 2: Tam thức bậc hai nào có bảng xét dấu sau đây ?
𝑥 −∞ 2 3 +∞
𝑓(𝑥) + 0 − 0 +
2 2
A. 𝑓(𝑥) = −𝑥 − 5𝑥 + 6. B. 𝑓(𝑥) = 𝑥 − 5𝑥 + 6. C. 𝑓(𝑥) = −𝑥 2 + 5𝑥 − 6. D. 𝑓(𝑥) = 𝑥 2 + 5𝑥 − 6.
2
Câu 3: Tập nghiệm của bất phương trình 𝑥 − 4𝑥 + 4 ≤ 0 là
A. ∅. B. ℝ. C. {2}. D. ℝ\{2}.
Câu 4: Cho hàm số bậc hai 𝑦 = 𝑓(𝑥) có đồ thị như hình vẽ. y

Tập nghiệm của bất phương trình 𝑓(𝑥) ≤ 0 là -1 O 3 x

A. (−1; 3). B. (−∞; −1) ∪ (3; +∞).


C. [−1; 3]. D. (−∞; −1] ∪ [3; +∞).
Câu 5: Số nghiệm của phương trình √2𝑥 2 − 6𝑥 − 8 = √𝑥 2 − 5𝑥 − 2 là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 6: Tổng tất cả các nghiệm của phương trình √3𝑥 2 + 5𝑥 − 13 = 𝑥 + 1 là
3 7
A. 2. B. − 2. C. −7. D. − 2.
Câu 7: Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn có hai chữ số?
A. 41. B. 50. C. 45. D. 44.
Câu 8: Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất hai lần. Số các trường hợp để tổng số chấm xuất hiện trên
con xúc xắc bằng 8 qua hai lần gieo là
A. 36. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 9: Từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?
A. 20. B. 120. C. 216. D. 729.
Câu 10: Số cách dán 4 con tem vào 4 bao thư khác nhau (mỗi con tem chỉ dán vào một bao thư) là
A. 16. B. 24. C. 8. D. 4.
Câu 11: Số cách chọn 4 bạn học sinh đi lao động từ một nhóm 10 bạn học sinh là
4 4
A. 𝐶10 . B. 𝐴10 . C. 4!. D. 410 .
Câu 12: Số tất cả các ước nguyên dương của 540 là
A. 48. B. 12. C. 6. D. 24.
Câu 13: Người ta muốn thành lập một ủy ban gồm 6 thành viên, trong đó có ít nhất 3 thành viên nữ từ một nhóm
đại biểu gồm 6 nam và 4 nữ. Số các cách thành lập ủy ban như vậy là
A. 100. B. 210. C. 60. D. 95.
Câu 14: Trong khai triển của (5𝑥 − 2)5 , số mũ của 𝑥 được sắp xếp theo lũy thừa tăng dần, hãy tìm hạng tử thứ hai.
A. 400𝑥. B. −400𝑥. C. −6250𝑥 4 . D. −2000𝑥 2 .
2 5
Câu 15: Số hạng chứa 𝑥 trong khai triển (3𝑥 − 2) là
A. −720. B. −720𝑥 2 . C. 720. D. 720𝑥 2 .
Câu 16: Một đồng xu có hai mặt, trên một mặt có ghi giá trị của đồng xu, thường gọi là mặt sấp (S), mặt kia là mặt
ngửa (N). Hãy xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên tung đồng xu ba lần.
A. 9. B. 6. C. 3. D. 8.
Câu 17: Gieo hai con xúc xắc. Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 1
chấm” là
1 1 2 5
A. 4. B. 6. C. 9. D. 18.
Câu 18: Xếp 4 viên bi xanh và 5 viên bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu
nhiên. Tính xác suất của biến cố “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”.
5 5 1 1
A. 126. B. 42. C. 630. D. 126.
Câu 19: Trong hộp có 3 bi xanh, 4 bi đỏ và 6 bi vàng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên từ
trong hộp 4 viên bi. Tính xác suất để trong 4 bi lấy ra có ít nhất 1 bi xanh.
42 101 589 136
A. 143. B. 143. C. 715. D. 143.
Câu 20: Trong mặt phẳng tọa độ 𝑂𝑥𝑦, cho vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗𝐴𝐵 = (4; −1) và điểm 𝐵(2; 0). Tọa độ điểm 𝐴 là
A. 𝐴(−2; −1). B. 𝐴(6; −1). C. 𝐴(2; −1). D. 𝐴(−2; 1).
Câu 21: Đường thẳng đi qua 𝐴(−1; 1) nhận 𝑛⃗ = (2; −4) làm vectơ pháp tuyến có phương trình là
A. 2𝑥 − 4𝑦 + 1 = 0. B. 𝑥 − 2𝑦 + 3 = 0. C. 𝑥 − 2𝑦 − 3 = 0. D. 2𝑥 + 𝑦 + 1 = 0.
Câu 22: Góc giữa hai đường thẳng ∆1 : 2𝑥 − 𝑦 − 10 = 0 và ∆2 : 𝑥 − 3𝑦 + 9 = 0 là
A. 300 . B. 900 . C. 600 . D. 450 .
Câu 23: Vị trí tương đối của hai đường thẳng 𝑑: 𝑥 + 2𝑦 + 1 = 0 và ∆: 2𝑥 − 𝑦 − 3 = 0 là
A. trùng nhau. B. song song. C. vuông góc. D. cắt nhau nhưng không vuông góc.
Câu 24: Bán kính của đường tròn tâm 𝐼(0; −2) và tiếp xúc với đường thẳng ∆: 3𝑥 − 4𝑦 − 23 = 0 là
3
A. 15. B. 5. C. 3. D. 5.
Câu 25: Phương trình tiếp tuyến tại điểm 𝑀(3; 4) với đường tròn (𝐶): 𝑥 2 + 𝑦 2 − 2𝑥 − 4𝑦 − 3 = 0 là
A. 𝑥 + 𝑦 + 7 = 0. B. 𝑥 − 𝑦 − 1 = 0. C. 𝑥 − 𝑦 + 1 = 0. D. 𝑥 + 𝑦 − 7 = 0.
𝑥2 𝑦2
Câu 26: Cho elip có phương trình chính tắc 100 + 64 = 1. Độ dài trục bé của elip bằng
A. 10. B. 20. C. 16. D. 8.
Câu 27: Phương trình chính tắc của hypebol có tiêu cự bằng 20 và độ dài trục ảo bằng 12 là
𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2
A. 64 − 36 = 1. B. 64 − 164 = 1. C. 36 − 64 = 1. D. 256 − 144 = 1.
Câu 28: Phương trình chính tắc của parabol có tiêu điểm 𝐹(8; 0) là
A. 𝑦 2 = 16𝑥. B. 𝑦 2 = 32𝑥. C. 𝑦 2 = 8𝑥. D. 𝑦 2 = 4𝑥.
PHẦN TỰ LUẬN
1. Tìm giá trị tham số 𝑎 để trong khai triển (𝑎 + 𝑥)(1 + 𝑥)4 có một số hạng là 22𝑥 3 .
2. Gieo đồng thời ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố “Tích các số chấm ở mặt
xuất hiện trên ba con xúc xắc chia hết cho 5”.
𝑥 = 1+𝑡
3. Viết phương trình đường tròn (𝐶) có tâm 𝐼 thuộc đường thẳng ∆1 : { và tiếp xúc với hai đường
𝑦 =1−𝑡
thẳng ∆2 : 3𝑥 + 4𝑦 − 2 = 0, ∆3 : 3𝑥 + 4𝑦 + 2 = 0.
BÀI LÀM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ 1 ÔN TẬP HK 2 – TOÁN 10
Họ và tên:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C B C C B A C C B B A D D A B D D D B D
21 22 23 24 25 26 27 28
B D C C D C A A

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Tam thức bậc hai nào sau đây âm với mọi 𝑥 ∈ ℝ?
A. −𝑥 2 − 4𝑥 − 4. B. −𝑥 2 + 6𝑥 + 2. C. −𝑥 2 − 2𝑥 − 3. D. 5𝑥 2 − 3𝑥 + 1.
Câu 2: Tam thức bậc hai nào có bảng xét dấu sau đây ?
𝑥 −∞ 2 3 +∞
𝑓(𝑥) + 0 − 0 +
A. 𝑓(𝑥) = −𝑥 2 − 5𝑥 + 6. B. 𝑓(𝑥) = 𝑥 2 − 5𝑥 + 6. C. 𝑓(𝑥) = −𝑥 2 + 5𝑥 − 6. D. 𝑓(𝑥) = 𝑥 2 + 5𝑥 − 6.
Câu 3: Tập nghiệm của bất phương trình 𝑥 2 − 4𝑥 + 4 ≤ 0 là
A. ∅. B. ℝ. C. {2}. D. ℝ\{2}.
Câu 4: Cho hàm số bậc hai 𝑦 = 𝑓(𝑥) có đồ thị như hình vẽ. Tập nghiệm của bất phương trình 𝑓(𝑥) ≤ 0 là
y

-1 O 3 x

A. (−1; 3). B. (−∞; −1) ∪ (3; +∞). C. [−1; 3]. D. (−∞; −1] ∪ [3; +∞).
Câu 5: Số nghiệm của phương trình √2𝑥 − 6𝑥 − 8 = √𝑥 − 5𝑥 − 2 là
2 2

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Giải
Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:
2𝑥 2 − 6𝑥 − 8 = 𝑥 2 − 5𝑥 − 2
𝑥2 − 𝑥 − 6 = 0
𝑥 = −2 hoặc 𝑥 = 3.
Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có 𝑥 = −2 thỏa mãn.
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là 𝑥 = −2.
Câu 6: Tổng tất cả các nghiệm của phương trình √3𝑥 2 + 5𝑥 − 13 = 𝑥 + 1 là
3 7
A. 2. B. − 2. C. −7. D. − 2.
Giải
Bình phương hai về của phương trình đã cho, ta được:
3x2 + 5x −13 = (x + 1)2.
3x2 + 5x − 13 = x2 + 2x +1
2x2 + 3x − 14 = 0
7
x =− hoặc x = 2.
2
Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thoả mãn.
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 2.
Câu 7: Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn có hai chữ số?
A. 41. B. 50. C. 45. D. 44.
Giải
98 − 10
10, 12, 14, … ,98 ⇒ 𝑛 = + 1 = 45.
2
Cách 2: gọi ̅̅̅
𝑎𝑏 là số chẵn có hai chữ số.
𝑎 ≠ 0 có 9 cách chọn, 𝑏 ∈ {0; 2; 4; 6; 8} có 5 cách chọn.
Do đó có 9.5 = 45 số.
Câu 8: Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất hai lần. Số các trường hợp để tổng số chấm xuất hiện trên
con xúc xắc bằng 8 qua hai lần gieo là
A. 36. B. 6. C. 5. D. 4.
Giải
(2; 6), (6; 2), (3; 5), (5; 3), (4; 4).
Câu 9: Từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?
A. 20. B. 120. C. 216. D. 729.
Giải
𝐴36 = 6.5.4 = 120.
Câu 10: Số cách dán 4 con tem vào 4 bao thư khác nhau (mỗi con tem chỉ dán vào một bao thư) là
A. 16. B. 24. C. 8. D. 4.
Giải
4! = 4.3.2 = 24.
Câu 11: Số cách chọn 4 bạn học sinh đi lao động từ một nhóm 10 bạn học sinh là
4 4
A. 𝐶10 . B. 𝐴10 . C. 4!. D. 410 .
Câu 12: Số tất cả các ước nguyên dương của 540 là
A. 48. B. 12. C. 6. D. 24.
Giải
540 = 22 . 33 . 5.
Ước nguyên dương của 540 có dạng 2𝑎 3𝑏 5𝑐 .
Trong đó 0 ≤ 𝑎 ≤ 2: có 3 cách chọn.
0 ≤ 𝑏 ≤ 3 có 4 cách chọn.
0 ≤ 𝑐 ≤ 1 có 2 cách chọn.
Do đó 540 có 3.4.2 = 24 ước nguyên dương.
Câu 13: Người ta muốn thành lập một ủy ban gồm 6 thành viên, trong đó có ít nhất 3 thành viên nữ từ một nhóm
đại biểu gồm 6 nam và 4 nữ. Số các cách thành lập ủy ban như vậy là
A. 100. B. 210. C. 60. D. 95.
Giải
TH1: 3 nữ, 3 nam: có 𝐶43 . 𝐶63 = 80 cách chọn.
TH2: 4 nữ, 2 nam: có 𝐶44 . 𝐶62 = 15 cách chọn.
Vậy có 95 cách chọn.
Câu 14: Trong khai triển của (5𝑥 − 2)5 , số mũ của 𝑥 được sắp xếp theo lũy thừa tăng dần, hãy tìm hạng tử thứ hai.
A. 400𝑥. B. −400𝑥. C. −6250𝑥 4 . D. −2000𝑥 2 .
Giải
(5𝑥 − 2)5 = 1. (5𝑥)5 − 5. (5𝑥)4 . 2 + 10. (5𝑥)3 . 22 − 10. (5𝑥)2 . 23 + 5.5𝑥. 24 − 25
= 3125𝑥 5 − 6250𝑥 4 + 5000𝑥 3 − 2000𝑥 2 + 400𝑥 − 32.
Câu 15: Số hạng chứa 𝑥 2 trong khai triển (3𝑥 − 2)5 là
A. −720. B. −720𝑥 2 . C. 720. D. 720𝑥 2 .
Giải
(3𝑥 − 2)5 = 𝐶50 . (3𝑥)5 − 𝐶51 (3𝑥)4 . 2 + 𝐶52 . (3𝑥)3 . 22 − 𝐶53 . (3𝑥)2 . 23 + 𝐶54 . 3𝑥. 24 − 𝐶55 . 25
= 243𝑥 5 − 810𝑥 4 + 1080𝑥 3 − 720𝑥 2 + 240𝑥 − 32.
Câu 16: Một đồng xu có hai mặt, trên một mặt có ghi giá trị của đồng xu, thường gọi là mặt sấp (S), mặt kia là mặt
ngửa (N). Hãy xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên tung đồng xu ba lần.
A. 9. B. 6. C. 3. D. 8.
Câu 17: Gieo hai con xúc xắc. Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 1
chấm” là
1 1 2 5
A. 4. B. 6. C. 9. D. 18.
Giải
Gọi 𝐴 là biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 2 chấm”.
𝐴 = {(1; 2), (2; 1), (2; 3), (3; 2), (3; 4), (4; 3), (4; 5), (5; 4), (5; 6), (6; 5)}.
10 5
𝑛(𝐴) = 10 ⇒ 𝑃(𝐴) = = .
36 18
Câu 18: Xếp 4 viên bi xanh và 5 viên bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu
nhiên. Tính xác suất của biến cố “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”.
5 5 1 1
A. 126. B. 42. C. 630. D. 126.
Giải
𝑛(Ω) = 9!.
Gọi 𝐴 là biến cố “ Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”.
Xếp 5 viên bi trắng thành hàng ngang. Có 4 khoảng trống giữa hai viên bi trắng, ta xếp 4 viên bi xanh vào bốn chỗ
trống này. Hoán vị 5 viên bi trắng và hoán vị 4 viên bi xanh ta được 𝑛(𝐴) = 5! .4! = 2880.
𝑛(𝐴) 1
Xác suất của biến cố 𝐴 là 𝑃(𝐴) = 𝑛(Ω) = 126.
Câu 19: Trong hộp có 3 bi xanh, 4 bi đỏ và 6 bi vàng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên từ
trong hộp 4 viên bi. Tính xác suất để trong 4 bi lấy ra có ít nhất 1 bi xanh.
42 101 589 136
A. 143. B. 143. C. 715. D. 143.
Giải
4
𝑛(Ω) = 𝐶13 .
Gọi 𝐴 là biến cố “4 bi lấy ra có ít nhất 1 bi xanh”
𝐴̅ là biến cố “4 bi lấy ra không có bi xanh” ⇒ 𝑛( 𝐴̅) = 𝐶10 4
.
101
𝑃(𝐴) = 1 − 𝑃( 𝐴̅) = .
143
Câu 20: Trong mặt phẳng tọa độ 𝑂𝑥𝑦, cho vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝐴𝐵 = (4; −1) và điểm 𝐵(2; 0). Tọa độ điểm 𝐴 là
A. 𝐴(−2; −1). B. 𝐴(6; −1). C. 𝐴(2; −1). D. 𝐴(−2; 1).
Câu 21: Đường thẳng đi qua 𝐴(−1; 1) nhận 𝑛⃗ = (2; −4) làm vectơ pháp tuyến có phương trình là
A. 2𝑥 − 4𝑦 + 1 = 0. B. 𝑥 − 2𝑦 + 3 = 0. C. 𝑥 − 2𝑦 − 3 = 0. D. 2𝑥 + 𝑦 + 1 = 0.
Giải
𝑑: 1. (𝑥 + 1) − 2(𝑦 − 1) = 0 ⇔ 𝑥 − 2𝑦 + 3 = 0.
Câu 22: Góc giữa hai đường thẳng ∆1 : 2𝑥 − 𝑦 − 10 = 0 và ∆2 : 𝑥 − 3𝑦 + 9 = 0 là
A. 300 . B. 900 . C. 600 . D. 450 .
Giải
|2.1 + 3| 1
cos(∆1 , ∆2 ) = = ⇒ (∆1 , ∆2 ) = 450 .
√5. √10 √2
Câu 23: Vị trí tương đối của hai đường thẳng 𝑑: 𝑥 + 2𝑦 + 1 = 0 và ∆: 2𝑥 − 𝑦 − 3 = 0 là
A. trùng nhau. B. song song. C. vuông góc. D. cắt nhau nhưng không vuông góc.
Câu 24: Bán kính của đường tròn tâm 𝐼(0; −2) và tiếp xúc với đường thẳng ∆: 3𝑥 − 4𝑦 − 23 = 0 là
3
A. 15. B. 5. C. 3. D. 5.
Giải
|0 + 8 − 23|
𝑅 = 𝑑(𝐼, ∆) = = 3.
5
Câu 25: Phương trình tiếp tuyến tại điểm 𝑀(3; 4) với đường tròn (𝐶): 𝑥 2 + 𝑦 2 − 2𝑥 − 4𝑦 − 3 = 0 là
A. 𝑥 + 𝑦 + 7 = 0. B. 𝑥 − 𝑦 − 1 = 0. C. 𝑥 − 𝑦 + 1 = 0. D. 𝑥 + 𝑦 − 7 = 0.
Giải
𝐼(1; 2) ⇒ phương trình tiếp tuyến :
(1 − 3)(𝑥 − 3) + (2 − 4)(𝑦 − 4) = 0 ⇔ −𝑥 + 3 − 𝑦 + 4 = 0 ⇔ 𝑥 + 𝑦 − 7 = 0.
𝑥2 𝑦2
Câu 26: Cho elip có phương trình chính tắc 100 + 64 = 1. Độ dài trục bé của elip bằng
A. 10. B. 20. C. 16. D. 8.
Giải
𝑎 = 10, 𝑏 = 8 ⇒ 𝑐 = √𝑎2 − 𝑏 2 = √100 − 64 = √36 = 6.
Độ dài trục lớn 2𝑎 = 20.
Độ dài trục bé 2𝑏 = 16.
Câu 27: Phương trình chính tắc của hypebol có tiêu cự bằng 20 và độ dài trục ảo bằng 12 là
𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2
A. 64 − 36 = 1. B. 64 − 164 = 1. C. 36 − 64 = 1. D. 256 − 144 = 1.
Giải
Ta có 2𝑐 = 20 ⇒ 𝑐 = 10,2𝑏 = 12 ⇒ 𝑏 = 6.
𝑎 = √𝑐 2 − 𝑏 2 = √100 − 36 = 8.
𝑥2 𝑦2
Vậy (𝐻): 64 − 36 = 1.
Câu 28: Phương trình chính tắc của parabol có tiêu điểm 𝐹(8; 0) là
A. 𝑦 2 = 16𝑥. B. 𝑦 2 = 32𝑥. C. 𝑦 2 = 8𝑥. D. 𝑦 2 = 4𝑥.
Giải
Gọi phương trình chính tắc của parabol là (𝑃): 𝑦 2 = 2𝑝𝑥.
𝑝
𝐹(4; 0) là tiêu điểm nên 2 = 4 ⇒ 𝑝 = 8.
Vậy (𝑃): 𝑦 2 = 16𝑥.

PHẦN TỰ LUẬN

1. Tìm giá trị tham số 𝑎 để trong khai triển (𝑎 + 𝑥)(1 + 𝑥)4 có một số hạng là 22𝑥 3 .
Giải
(𝑎 + 𝑥)(1 + 𝑥)4 = (𝑎 + 𝑥)(1 + 4𝑥 + 6𝑥 2 + 4𝑥 3 + 𝑥 4 ).
Hệ số 𝑥 3 là 4𝑎 + 6 = 22 ⇒ 𝑎 = 6.

2. Gieo đồng thời ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố “Tích các số chấm ở mặt
xuất hiện trên ba con xúc xắc chia hết cho 5”.
Giải
Tổng số kết quả có thể xảy ra của phép thử là 𝑛(Ω) = 63 .
Gọi 𝐴 là biến cố : “Tích các số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc chia hết cho 5”.
𝐴̅ là biến cố : “Tích các số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc không chia hết cho 5”.
53 91
𝑎𝑏𝑐 không chia hết cho 3 ⇔ 𝑎, 𝑏, 𝑐 ∈ {1; 2; 3; 4; 6} ⇒ 𝑛(𝐴̅) = 53 ⇒ 𝑃(𝐴) = 1 − 3 = .
6 216

𝑥 = 1+𝑡
3. Viết phương trình đường tròn (𝐶) có tâm 𝐼 thuộc đường thẳng ∆1 : { và tiếp xúc với hai đường
𝑦 =1−𝑡
thẳng ∆2 : 3𝑥 + 4𝑦 − 2 = 0, ∆3 : 3𝑥 + 4𝑦 + 2 = 0.
Giải
Gọi 𝐼(1 + 𝑡; 1 − 𝑡) ∈ ∆1 .
|3(1+𝑡)+4(1−𝑡)−2| |3(1+𝑡)+4(1−𝑡)+2|
Ta có 𝑑(𝐼, ∆2 ) = 𝑑(𝐼, ∆3 ) ⇔ =
5 5
⇔ |5 − 𝑡| = |9 − 𝑡| ⇔ 𝑡 = 7.
2
Suy ra 𝐼(8; −6), 𝑅 = 5.
4
(𝐶): (𝑥 − 8)2 + (𝑦 + 6)2 = .
25

You might also like