You are on page 1of 28

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

GVGD: TS. GVC LÊ THỊ THÚY NGA


BỘ MÔN: ĐIỀU KHIỂN HỌC

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


CHƯƠNG 3: MẠCH BIẾN ĐỔI XUNG ÁP MỘT CHIỀU

 Tổng quan về biến đổi xung áp một chiều


 Mạch biến đổi xung áp một chiều nối tiếp
 Mạch biến đổi xung áp một chiều song song
 Mạch biến đổi xung áp một chiều có đảo chiều

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI XUNG ÁP MỘT CHIỀU

 Trong thực tế kỹ thuật, nhiều trường hợp nguồn điện là một chiều (ắc quy, pin mặt
trời,...). Nếu phụ tải là các thiết bị làm việc với nguồn một chiều có yêu cầu điều
chỉnh giá trị điện áp, trong trường hợp này cần có các BBĐ thực hiện nhiệm vụ
biến đổi điện áp một chiều không đổi thành điện áp một chiều có giá trị điều chỉnh
được.
 Để thực hiện biến đổi điện áp một chiều - một chiều có một số phương pháp khác
nhau, trong đó có phương pháp biến đổi điện áp một chiều không đổi thành một
chuỗi xung điện áp một chiều với biên độ bằng nhau và độ dài các xung có thể điều
khiển được  gọi là BBĐ xung điện áp.
TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
 Nguyên lý chung của BBĐ một chiều - một chiều:
ut it

Ud
Imax

Imin
t
0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7
tđ tc

Tck

Nguyên tắc hoạt động của BBĐ: Đóng cắt khóa K theo một chu kỳ nào đó.
𝑑𝑖𝑡
 Khi K đóng: 𝑅𝑡 𝑖𝑡 + 𝐿𝑡 + 𝐸𝑡 = 𝑈𝑑 dòng tải sẽ tăng từ Imin đến Imax
𝑑𝑡
𝑑𝑖𝑡
 Khi K cắt: 𝑅𝑡 𝑖𝑡 + 𝐿𝑡 + 𝐸𝑡 = 0 dòng tải giảm từ Imax đến Imin. Nếu giá trị của Lt đủ
𝑑𝑡
lớn thì dòng tải vẫn có thể duy trì qua D0 trong suốt giai đoạn K khóa, đây là chế độ
dòng điện liên tục. TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
 Phân loại các BBĐ một chiều - một chiều:
 Phân loại theo hướng thay đổi điện áp ra:
 BBĐ một chiều - một chiều giảm áp: Chỉ điều chỉnh được từ điện áp nguồn Ud trở
xuống (còn gọi là bộ biến đổi xung áp nối tiếp).
 BBĐ một chiều - một chiều tăng áp: Chỉ điều chỉnh được từ điện áp nguồn Ud trở lên
(còn gọi là bộ biến đổi xung áp song song).
 Phân loại theo loại dụng cụ được sử dụng:
 Sử dụng van bán dẫn điều khiển hoàn toàn: GTO, Transistor các loại.
 Sử dụng van bán dẫn điều khiển không hoàn toàn: Thyristor.
 Phân loại theo cực tính điện áp và dòng điện đầu ra (dòng áp trên tải):
 BBĐ không đảo chiều
 BBĐ có đảo chiều.
TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
 Điện áp trên tải khi BBĐ làm việc ở chế độ dòng liên tục:
 Điện áp trung bình trên tải:

𝐭đ
𝟏 𝐔𝐝 𝐭 đ
𝐔𝐭𝐛 = 𝐮𝐭 𝐝𝐭 =
𝐓𝐜𝐤 𝟎 𝐓𝐜𝐤
Trong đó: tđ là khoảng thời gian đóng khóa K,
Tck là khoảng thời gian của một chu kỳ đóng cắt khóa K
𝐭đ
 Đặt: 𝛄 = gọi là hệ số điều chỉnh hay còn gọi là độ rộng xung, tỉ số phân áp
𝐓𝐜𝐤

𝟏
 Đặt: 𝐟 = gọi là tần số xung.
𝐓𝐜𝐤

 Lúc đó: 𝐔𝐭𝐛 = 𝐔𝐝 𝛄 = 𝐔𝐝 𝐟𝐭 đ


TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
 Các phương pháp điều khiển BBĐ một chiều - một chiều:
 Phương pháp điều chỉnh độ rộng xung hay còn gọi là điều chế độ rộng
xung (Pulse Width Modulation - PWM): điều chỉnh tđ giữ nguyên Tck.
 Phương pháp điều chỉnh tần số xung hay còn gọi là điều chế tần số
xung (Pulse Frequency Modulation - PFM): điều chỉnh Tck giữ nguyên
tđ tức là điều chỉnh tần số f.
 Điều khiển kiểu hai điểm: Là phương pháp điều khiển giữ cho dòng
tải chỉ dao động trong một giới hạn xác định tùy vào chế độ làm việc
cụ thể.

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


 Dòng qua phụ tải của BBĐ PWM:
 Biểu thức dòng tải trong chế độ liên tục:

𝑈𝑑 − 𝐸𝑡
𝑖𝑡đ = 1 − 𝑒 −𝑎𝑡 + 𝐼𝑚𝑖𝑛 𝑒 −𝑎𝑡
𝑅𝑡

𝐸𝑡
𝑖𝑡𝑐 =− 1 − 𝑒 −𝑎 𝑡−𝑡đ + 𝐼𝑚𝑎𝑥 𝑒 −𝑎 𝑡−𝑡đ
𝑅𝑡
𝑅𝑡 𝐴+𝐵𝐶 𝐴𝐷+𝐵
Trong đó: 𝑎 = ,𝐼 = ,𝐼 =
𝐿𝑡 𝑚𝑎𝑥 1−𝐶𝐷 𝑚𝑖𝑛 1−𝐶𝐷

𝑈𝑑 −𝐸𝑡 −𝑎𝑡đ 𝐸𝑡
𝐴= 1−𝑒 ,B= − 1 − 𝑒 −𝑎𝑡𝑐 , 𝐶 = 𝑒 −𝑎𝑡đ , 𝐷 = 𝑒 −𝑎𝑡𝑐
𝑅𝑡 𝑅𝑡

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


 Biểu thức dòng tải trong chế độ gián đoạn:

𝑈𝑑 − 𝐸𝑡
𝑖𝑡đ = 1 − 𝑒 −𝑎𝑡
𝑅𝑡

𝐸𝑡 𝑈𝑑 − 𝐸𝑡
𝑖𝑡𝑐 =− 1 − 𝑒 −𝑎 𝑡−𝑡đ + 1 − 𝑒 −𝑎𝑡đ 𝑒 −𝑎 𝑡−𝑡đ
𝑅𝑡 𝑅𝑡

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


 Điện áp trên phụ tải của BBĐ PWM:
 Biểu thức điện áp tải trong chế độ dòng liên tục:
- Giai đoạn K đóng:
ut=Ud
- Giai đoạn K cắt (D0 dẫn):
ut=0
- Điện áp trung bình:
𝐔𝐭𝐛 = 𝐔𝐝 𝛄 = 𝐔𝐝 𝐟𝐭 đ

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


 Điện áp trên phụ tải của BBĐ PWM:
 Biểu thức điện áp tải trong chế độ dòng gián đoạn:
- Giai đoạn K đóng: ut=Ud
- Giai đoạn K cắt
 Trong khoảng D0 dẫn (t=td÷tđ+tD0): ut=0
 Trong khoảng D0 khóa (t=tđ+tD0÷tđ+tc): ut=Et
- Điện áp trung bình:

𝑻𝒄𝒌 𝒕đ 𝒕đ +𝒕𝑫𝟎 𝒕đ +𝒕𝒄


𝟏 𝟏
𝐔𝐭𝐛 = 𝒖𝒕 𝒅𝒕 = 𝑼𝒅 𝒅𝒕 + 𝟎𝒅𝒕 + 𝑬𝒕 𝒅𝒕
𝑻𝒄𝒌 𝟎 𝑻𝒄𝒌 𝟎 𝒕đ 𝒕đ +𝒕𝑫𝟎

𝟏
= 𝒕đ 𝑼𝒅 + 𝒕𝒄 − 𝒕𝑫𝟎 𝑬𝒕
𝑻𝒄𝒌
TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
BBĐ GIẢM ÁP
 Chức năng:
Dùng để điều khiển điện áp
trên tải ut với trị số trung bình u

nhỏ hơn trị trung bình của điện


áp nguồn Ud
 Sơ đồ nguyên lý:

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ GIẢM ÁP

 Hệ quả:
Với chế độ dòng tải liên tục ta có:
 Điện áp trên tải có dạng xung, có giá trị thay đổi trong khoảng 0÷Ud
 Điện áp trên tải được thay đổi bằng cách thay đổi thời gian đóng tđ và thời gian
cắt tc của IGBT và được xác định theo biểu thức:
𝑡đ
𝑈𝑇𝐵 = 𝑈𝑑
𝑇𝑐𝑘

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ GIẢM ÁP
 Bộ băm giảm áp (Buck Converter)

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ TĂNG ÁP
 Chức năng:
Dùng để chuyển năng lượng từ nguồn có điện áp thấp sang nguồn có điện áp
cao.
 Sơ đồ nguyên lý:

id it

iIGBT

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ TĂNG ÁP

 Nguyên lý làm việc:


Giả sử: dòng điện tải liên tục và mạch ở chế độ xác lập.
a. Trạng thái IGBT đóng: trong khoảng thời gian tđ, dòng điện khép kín qua
mạch Et – Rt – Lt – IGBT. Điện áp trên tải Ut = 0.
b. Trạng thái D0 dẫn: IGBT cắt trong thời gian tc. Dòng điện khép kín qua
mạch một chiều Et – Rt – Lt – D0 – Ud. Điện áp trên tải ut = Ud.
Cuộn kháng Lt giải phóng năng lượng dự trữ. Sức điện động Et ở chế độ phát
năng lượng. Một phần năng lượng trả về nguồn, một phần tiêu hao trên tải.

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ TĂNG ÁP

 Nguyên lý làm việc:


Giả sử: dòng điện tải liên tục và mạch ở chế độ xác lập.
a. Trạng thái IGBT đóng: trong khoảng thời gian tđ, dòng điện khép kín qua
mạch Et – Rt – Lt – IGBT. Điện áp trên tải Ut = 0.
b. Trạng thái D0 dẫn: IGBT cắt trong thời gian tc. Dòng điện khép kín qua
mạch một chiều Et – Rt – Lt – D0 – Ud. Điện áp trên tải ut = Ud.
Cuộn kháng Lt giải phóng năng lượng dự trữ. Sức điện động Et ở chế độ phát
năng lượng. Một phần năng lượng trả về nguồn, một phần tiêu hao trên tải.

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ TĂNG ÁP
 Hệ quả:
Với chế độ dòng tải liên tục ta có:
 Điện áp trên tải có dạng xung, có giá trị thay đổi trong khoảng 0÷Ud
 Điều khiển công suất phát của nguồn Et và công suất nạp vào nguồn Ud bằng
𝑡𝑐
cách thay đổi tỷ số : 𝑈𝑇𝐵 = 𝑈𝑑 = 𝑈𝑑 1 − 𝛾
𝑇𝑐𝑘

Nếu thay đổi vai trò giữa ut và Ud (Ud là tải nhận, ut là nguồn cung cấp) thì điện
áp nguồn nhỏ hơn điện áp tải nên gọi là bộ tăng áp.
𝑈𝑇𝐵 +𝐸𝑡
 Giá trị trung bình của dòng tải một chiều: 𝐼𝑇𝐵 =
𝑅𝑡

TS.VC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ TĂNG ÁP
 Hệ quả:
Với chế độ dòng tải liên tục ta có:
 Điện áp trên tải có dạng xung, có giá trị thay đổi trong khoảng 0÷Ud
 Điều khiển công suất phát của nguồn Et và công suất nạp vào nguồn Ud bằng
𝑡𝑐
cách thay đổi tỷ số : 𝑈𝑇𝐵 = 𝑈𝑑 = 𝑈𝑑 1 − 𝛾
𝑇𝑐𝑘

Nếu thay đổi vai trò giữa ut và Ud (Ud là tải nhận, ut là nguồn cung cấp) thì điện
áp nguồn nhỏ hơn điện áp tải nên gọi là bộ tăng áp.
𝑈𝑇𝐵 +𝐸𝑡
 Giá trị trung bình của dòng tải một chiều: 𝐼𝑇𝐵 =
𝑅𝑡

TS.VC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


 Bộ biến đổi tăng áp dùng MOSFET:

Nếu sóng vuông điều khiển bán dẫn chuyển mạch có chu kỳ là
10µs, điện áp DC ở ngõ vào của mạch là 9V và MOSFET dẫn
điện với chu kỳ làm việc là 50%, thì điện áp ở ngõ ra của mạch
sẽ là: VOUT = 9 / (1- 0,5) = 9 / 0,5 = 18V TS.VC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
 Ví dụ: Ứng dụng PSIM mô phỏng mạch tăng áp sử dụng MOSFET có các thông
số sau: cuộn dây L là 20mH, tụ điện C là 100µF và tải điện trở là 20Ω. Tần số chuyển
mạch là 1kHz. Điện áp đầu vào là 100VDC và chu kỳ làm việc là 0,5.

TS.VC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


TS.VC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
BBĐ ĐẢO CHIỀU

 Sơ đồ nguyên lý bộ biến đổi đảo chiều:


Các van Tr1÷Tr4 làm nhiệm vụ đóng ngắt không
A B
tiếp điểm, cấp nguồn cho động cơ theo 2 chiều. Các
diode đệm D1÷D4 làm nhiệm vụ trả năng lượng về
nguồn và thực hiện quá trình hãm tái sinh.

Với BBĐ áp dụng phương pháp PWM có 3 phương thức điều khiển:
- Điều khiển 2 cực: 4 tranzitor được chia thành 2 nhóm là (Tr1, Tr2) & (Tr3, Tr4).
- Điều khiển 1 cực: Điều khiển Tr1 và Tr4 ngược nhau, Tr2 luôn có tín hiệu mở và Tr3
luôn khóa.
- Điều khiển một cực hạn chế: Tr3 và Tr4 luôn có điện áp điều khiển âm, Tr2 luôn có điện
áp điều khiển dương, Tr1 được điều khiển đóng/cắt.
TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH
BBĐ ĐẢO CHIỀU

 Các công thức tính toán với phương thức điều khiển 2 cực:
- Giá trị trung bình điện áp trên tải:

tđ 𝑇𝑐𝑘 − t đ 2t đ
𝑈𝑡𝑏 = 𝑈 − 𝑈𝑑 = − 1 𝑈𝑑
Tck 𝑑 Tck Tck

- Độ rộng xung:

2t đ
γ= −1
Tck

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BBĐ ĐẢO CHIỀU

 Ví dụ: Vẽ giản đồ điện áp dòng điện trên tải trong trường hợp sử dụng 4 tranzitor
điều khiển 2 cực, với thông số: Ud=220V, Rt=2, Lt=100mH, Et=100V, Tck=1ms,
tđ=0.5ms. Tính điện áp trung bình trên tải và độ rộng xung.

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1. Mạch điều chỉnh điện áp một chiều tải R-L. Điện áp đầu vào mạch điều
chỉnh 150V, hệ số điều chỉnh γ=0,85, tần số băm 300Hz.
a. Tính thời gian đóng của khóa
(tđ=0,0028s)
b. Do sự cố điện áp nguồn giảm xuống còn 90V. Nếu vẫn giữ nguyên thời gian
đóng khóa. Tính tần số băm mới.
(fhc=500Hz )

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 2. Mạch điều chỉnh điện áp một chiều tải Rt=0,5Ω, Lt=10mH, Et=100V.
Điện áp đầu vào mạch điều chỉnh Ud= 500V, hệ số điều chỉnh γ=0,85, tần số
băm 80Hz.
a. Vẽ giản đồ điện áp nguồn và điện áp tải.
b. Tính giá trị dòng điện trung bình của tải
c. Tính công suất tiêu thụ của tải
Bài 3. Thiết kế mạch điều chỉnh điện áp một chiều với điện áp đầu vào 15V
ra điện áp 3V ÷ 5V để cung cấp nguồn cho các IC

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH


BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 4. Mạch biến đổi giảm áp DC-DC, tải RL với Rt=0,5Ω. Điện áp đầu vào
mạch điều chỉnh Ud= 100V, hệ số điều chỉnh γ=0,2÷0,9, tần số băm 5000Hz.
Tính giá trị Lt để dòng điện tải liên tục.
Bài 5. Tính toán, thiết kế mạch nguồn công suất làm nhiệm vụ cung cấp
nguồn DC cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có: Uưđm =110V;
Iưđm=2,5A; Rư=5; nđm=750 vòng/phút. Với yêu cầu sau:
- Khi khởi động cần hạn chế dòng phần ứng xuống bằng ½ dòng khởi động
tự nhiên bằng cách giảm điện áp đặt vào phần ứng xuống giá trị U1.
- Kết thúc khởi động (5 giây) thì trả về cho động cơ giá trị điện áp Uưđm .

TS.GVC LÊ THỊ THÚY NGA - ĐKH

You might also like