You are on page 1of 24

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

(Power Electronics)
Chương V
Bộ Biến Đổi Xung Áp Một Chiều
GVGD: TS. Lê Đức Dũng
Khoa Công Nghệ Điện – Điện Tử
Trường Đại Học Công Thương TP. HCM

1
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

TỔNG QUAN
BỘ GIẢM ÁP
BỘ TĂNG ÁP
BỘ BIẾN ĐỔI ĐẢO DÒNG
BỘ BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU KÉP
2
I. TỔNG QUAN

• Bộ biến đổi xung áp một chiều được đặt giữa nguồn một chiều và
tải làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp trung bình trên tải.
• Bộ biến đổi được sử dụng nhiều trong truyền động đầu máy chạy
bằng điện trong giao thông đường sắt, ôtô chạy điện, xe vận chuyển
hàng trong nhà máy, trên bến cảng…
• Theo chức năng, bộ biến đổi xung áp một chiều được chia làm các
loại: Bộ giảm áp, bộ tăng áp, bộ biến đổi đảo dòng, bộ biến đổi
kép…

3
II.BỘ GIẢM ÁP
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
• Khóa K dùng để đóng cắt nguồn
một chiều U cấp cho tải.
❑ Trong khoảng thời gian T1 ,
khóa K đóng, điện áp trên tải
ud = U.
❑ Trong khoảng thời gian T2 ,
khóa K ngắt, điện áp trên tải
ud = 0.
• Quá trình đóng ngắt K lặp đi lặp
lại tuần hoàn với chu kỳ T = T1 +
T2 .
4
1.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
• Điện áp trung bình trên tải bằng:
𝟏 𝐭𝟏 𝟏
𝐔𝐝 = න 𝐔𝐝𝐭 = 𝐓𝟏 𝐔
𝐓 𝟎 𝐓
T1
Đặt: =α ⇒ T1 = αT ⇔ 𝐔𝐝 = 𝛂𝐔
T
• Có thể thay đổi Ud ta thay đổi α theo một trong hai cách sau:
▪ Giữ cố định T, thay đổi T1 . Phương pháp này gọi là phương
pháp thay đổi độ rộng xung.
▪ Giữ cố định T1 , thay đổi T. Phương pháp này gọi là phương
pháp thay đổi tần số đóng cắt f (với f = 1/T).
5
II.BỘ GIẢM ÁP
2. PHÂN TÍCH DÒNG ĐIỆN TẢI
• Trường hợp tải điện trở:
𝐮𝐝
𝐢𝐝 =
𝐑

𝟏 𝐭𝟏 𝐔 𝛂𝐔 𝐔𝐝
𝐈𝐝 = න 𝐝𝐭 = =
𝐓 𝟎 𝐑 𝐑 𝐑

6
TRƯỜNG HỢP TẢI R, L VÀ TẢI R, L, E
Trường hợp tải R, L và tải R, L, E: Với tải loại này, mạch có thêm diode
đệm Dr nối song song với tải để dòng tải được liên tục và tránh quá áp trên
khóa K khi ngắt khóa

7
TRƯỜNG HỢP TẢI R, L VÀ TẢI R, L, E
• Đồ thị dòng, áp bộ giảm tải R, L và tải R, L, E

8
TRƯỜNG HỢP TẢI R, L VÀ TẢI R, L, E
• Trị trung bình của dòng điện tải:
▪ Nếu tải là R, L, phương trình dòng điện tải:
𝑑𝑖𝑑
✓ Khi K đóng: L + 𝑅𝑖𝑑 = 𝑈 𝛂𝐔
𝑑𝑡
𝑑𝑖 ⇒ 𝐈𝐝 =
✓ Khi K ngắt: L 𝑑 + 𝑅𝑖𝑑 = 0 𝐑
𝑑𝑡
▪ Nếu tải là R, L, E phương trình dòng điện tải:
𝑑𝑖𝑑
✓ Khi K đóng: L + 𝑅𝑖𝑑 + 𝐸 = 𝑈 𝛂𝐔−𝐄
𝑑𝑡
𝑑𝑖
⇒ 𝐈𝐝 =
✓ Khi K ngắt: L 𝑑 + 𝑅𝑖𝑑 + 𝐸 = 0 𝐑
𝑑𝑡

9
TRƯỜNG HỢP TẢI R, L VÀ TẢI R, L, E
• Độ nhấp nhô của dòng điện tải:
I1 −I2
Ta có: ∆Id =
2
Để xác định ∆Id , ta xét phương trình cân bằng áp trên tải:
did
L + Rid + E = U
dt
Ta lại có: 𝐢𝐝 = 𝐈𝐝 + 𝐢𝐚𝐜 (iac là tổng các thành phần xoay chiều của id )
𝐝𝐢𝐝 𝐝𝐢𝐚𝐜
⇒ 𝐋 + 𝐑𝐢𝐝 = 𝐋 + 𝐑𝐈𝐝 + 𝐑𝐢𝐚𝐜
𝐝𝐭 𝐝𝐭
𝟏 − 𝛂 𝛂𝐓𝐔
⇒ ∆𝐈𝐝 =
𝟐𝐋
10
TRƯỜNG HỢP TẢI R, L VÀ TẢI R, L, E
❖ Ta có các nhận xét:
✓ ∆Id tỷ lệ nghịch với L
✓ Trong phương pháp thay đổi độ rộng xung, do T=const, ∆Id phụ
thuộc vào α. ∆Id đạt cực đại tại α = 0,5
TU
∆Idmax =
8L
✓ Trong phương pháp thay đổi tần số, do T1 = const ta có:
𝟏 − 𝐓𝟏 𝐟 𝐓𝟏 𝐔
∆𝐈𝐝 =
𝟐𝐋
➢ Muốn giảm sự nhấp nhô của dòng điện tải thì hoặc là tăng
tần số f, hoặc là tăng điện cảm L, hoặc tăng cả f và L.
11
TRƯỜNG HỢP TẢI R, L VÀ TẢI R, L, E
• Giá trị trung bình của dòng điện nguồn:
𝐓𝟏
𝐈 = 𝐈𝐝 = 𝛂𝐈𝐝
𝐓
• Giá trị trung bình của dòng điện qua diode 𝐷𝑟 :
𝐓𝟐
𝐈𝐯𝐫 = 𝐈𝐝 = 𝟏 − 𝛂 𝐈𝐝
𝐓
• Công suất trong mạch:
▪ Công suất nguồn phát ra:
𝐏 = 𝐔𝐈 = 𝛂𝐔𝐈𝐝
▪ Công suất tải nhận được:
𝐏𝐝 = 𝐔𝐝 𝐈𝐝 = 𝛂𝐔𝐈𝐝
12
III.BỘ TĂNG ÁP
❖ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
• Tải của mạch phải chứa điện cảm L và
nguồn sức điện động E. Thông thường
đó là một động cơ điện 1 chiều.
• Mạch này thực hiện việc trả năng lượng
tích lũy trong động cơ về nguồn khi
động cơ hoạt động ở chế độ hãm tái
sinh.
• Điện cảm L gồm điện cảm phần ứng
động cơ và điện cảm bổ sung để đảm
bảo dòng điện tải: id = Id = const
13
III.BỘ TĂNG ÁP

Đồ thị điện áp trên tải và các


dòng điện trong mạch tăng áp

14
III.BỘ TĂNG ÁP
• Sức điện động cảm ứng xuất hiện trong L làm D dẫn, dòng điện
tải khép mạch qua nguồn (động cơ ở chế độ hãm tái sinh):
𝐢𝐝 = 𝐈𝐝
𝐔𝐝 = 𝐔
• Điện áp trung bình trên tải bằng:
𝟏 𝐓
𝐔𝐝 = න 𝐔𝐝𝐭 = 𝟏 − 𝛂 𝐔
𝐓 𝛂𝐓
• Giá trị trung bình của dòng điện trả về nguồn:
𝟏 𝐓
𝐈 = න 𝐈𝐝 𝐝𝐭 = 𝟏 − 𝛂 𝐈𝐝
𝐓 𝛂𝐓
15
III.BỘ TĂNG ÁP
• Giá trị trung bình của dòng điện chảy qua khóa K:
𝟏 𝛂𝐓
𝐈𝐊 = න 𝐈𝐝 𝐝𝐭 = 𝛂𝐈𝐝
𝐓 𝟎
• Giá trị trung bình của dòng điện tải:
▪ Phương trình điện áp mạch tải (trong trường hợp đang xét):
𝐝𝐢𝐝
𝐄 − 𝐑𝐢𝐝 − 𝐋 = 𝐮𝐝
𝐝𝐭

𝐄 − 𝐔𝐝
⇒ 𝐈𝐝 =
𝐑
16
IV.BỘ BIẾN ĐỔI ĐẢO DÒNG
• Khi cần truyền năng lượng
theo hai chiều: Từ nguồn
đến tải hoặc từ tải đến
nguồn, ta ghép 1 bộ giảm áp
(làm nhiệm vụ truyền năng
lượng từ nguồn đến tải) với
1 bộ tăng áp (làm nhiệm vụ
truyền năng lượng từ tải đến
nguồn).
• Khi đó ta được bộ biến đổi
đảo dòng có sơ đồ nguyên lý
như hình
17
IV.BỘ BIẾN ĐỔI ĐẢO DÒNG
• Tải của bộ biến đổi đảo dòng là
máy điện 1 chiều. Các van T1 và
T2 làm việc đối nghịch nhau:
• Khi kích T1 thì khóa T2
• Khi kích T2 thì khóa T1 .
• Nếu T là chu kỳ hoạt động của
mạch thì αT (với 0 < α < 1) là
thời gian dẫn của T1 và thời gian
dẫn của T2 là (1 − α)T. Điện áp
trên tải:
𝐔𝐝 = 𝛂𝐔
18
IV.BỘ BIẾN ĐỔI ĐẢO DÒNG
• Nếu sức điện động của máy điện 1
chiều (tải) E < Ud , máy sẽ họat
động ở chế độ động cơ, dòng điện
tải id = Id > 0, năng lượng truyền
từ nguồn đến tải
• Nếu E > Ud máy sẽ hoạt động ở
chế độ máy phát (hay hãm tái
sinh), id < 0, năng lượng từ tải trả
lại nguồn. Như vậy khi thay đổi α
sẽ tạo được họ đặc tính cơ của máy
điện 1 chiều như hình bên.
19
V. BỘ BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU KÉP
• Khi cần điều khiển động cơ một chiều
quay được cả hai chiều người ta dùng bộ
biến đổi một chiều kép
• Trong sơ đồ mỗi van IGBT có 1 diode
đấu song song ngược với nó, ngoài ra các
van I1 và I4 ; I2 và I3 làm việc đối nghịch:
I1 không được dẫn đồng thời với I4 ; I2
không được dẫn đồng thời với I3
• Việc kích dẫn các van IGBT có thể thực
hiện theo phương pháp đối xứng hoặc
không đối xứng.
20
V. BỘ BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU KÉP
• Trong phương pháp điều khiển đối xứng, I1 , I3 được kích dẫn trong thời
gian αT; I2 , I4 được kích dẫn trong thời gian 1 − α T (với T là chu kỳ hoạt
động của mạch, 0 < α < 1). Điện áp trung bình trên tải: Ut = 2α − 1 U
▪ Khoảng giá trị: 0,5 < α < 1 để điều khiển động cơ quay theo chiều
thứ nhất, 0,5 < α < 1 để điều khiển động cơ quay theo chiều thứ 2.
• Trong phương pháp điều khiển không đối xứng: I1 dẫn trong thời gian αT ,
I4 dẫn trong thời gian 1 − α T.
▪ Để quay theo chiều thứ nhất, I3 được kích dẫn liên tục, I2 khóa liên
tục, điện áp trung bình trên tải: Ut = αU
▪ Để quay theo chiều thứ hai, I2 được kích dẫn liên tục, I3 khóa liên
tục, điện áp trung bình trên tải: Ut = α − 1 U
21
V. BỘ BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU KÉP
• Đồ thị áp, dòng trong điều khiển • Đồ thị áp, dòng trong điều khiển
đối xứng không đối xứng

22
V. BỘ BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU KÉP
• Trường hợp điều khiển đối xứng α > 0,5 :
▪ Trong khoảng 0, t1 , I1 ,I3 dẫn, dòng điện chảy theo đường:
+ → I1 → A → B → I3 → −, điện áp trên tải bằng U. Trong khoảng này năng
lượng từ nguồn cấp cho tải và tích lũy vào L.
▪ Trong khoảng t1 , T I1 ,I3 khóa, sức điện động cảm ứng trong L làm D2 ,D4
phân cực thuận và dẫn, dòng điện chảy theo đường:
B → D2 → + → − → D4 → A, điện áp trên tải bằng −U. Trong khoảng này
năng lượng tích lũy trong L cấp cho tải và trả về nguồn.
• Trường hợp điều khiển không đối xứng (chiều quay thứ nhất): Mạch có thể làm
việc ở một trong ba trạng thái: Trạng thái máy làm việc hoàn toàn ở chế độ động
cơ, đồ thị dòng điện tải là hình (I); trạng thái máy làm việc hoàn toàn ở chế độ hãm,
đồ thị dòng điện tải là hình (III); trạng thái máy làm việc xen kẽ chế độ động cơ và
chế độ hãm, đồ thị dòng điện điện tải là hình (II)
23
V. BỘ BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU KÉP
• Tiến trình dòng điện tải trong hình (II) như sau:
▪ Trong khoảng 0, t 0 , D1 , D3 dẫn, dòng điện chảy theo đường:
A → D1 → + → − → D3 → B. Điện áp trên tải bằng điện áp nguồn (U), máy
làm việc ở chế độ hãm tái sinh.
▪ Trong khoảng: t 0 , t1 , I1 , I3 dẫn, dòng điện chảy theo đường:
+ → I1 → A → B → I3 → −. Điện áp trên tải bằng U, máy làm việc ở chế độ
động cơ.
▪ Trong khoảng t1 , t 2 , I3 , D4 dẫn, dòng điện chảy theo đường:
đầu phải L → B → I3 → D4 → A. Điện áp trên tải bằng 0, máy làm việc ở chế độ
động cơ do năng lượng tích lũy trong L cung cấp.
▪ Trong khoảng: t 2 , T I4 , D3 dẫn, dòng điện chảy theo đường:
Cực trái M → A → I4 → D3 → B. Điện áp trên tải bằng 0, máy làm việc ở chế độ
hãm động
24

You might also like