You are on page 1of 17

VAI TRÒ NGƯỜI ĐIỀU

DƯỠNG NGOẠI KHOA


MỤC TIÊU

◼ Trình bày được sơ lược lịch sử ngoại khoa.


◼ Trình bày được những phát minh y học liên
quan đến ngoại khoa.
◼ Trình bày được những đặc điểm ngoại khoa.
◼ Trình bày được vai trò của người điều dưỡng
ngoại khoa.
LỊCH SỬ NGOẠI KHOA
◼ Giải phẫu thời cổ đại: Phương pháp giải phẫu đầu
tiên được ghi lại ở Ai Cập vào năm 2250 trước
Công nguyên (TCN) như mổ bướu cổ, rạch ung
nhọt.
 Hippocrates (Hy Lạp, 460–377 TCN) được coi
như cha đẻ của nền Y học phương Tây. Ông có
nhiều đóng góp trong điều trị gãy xương, trật
khớp; Hiện nay, phương pháp của ông vẫn còn
ứng dụng trong ngành chỉnh hình.
LỊCH SỬ NGOẠI KHOA
◼ Y học thời trung cổ: Ngoại khoa bị thoái triển
nghiêm trọng. Mổ xẻ được giao cho thợ cắt tóc,
đao phủ.
◼ Y học thời phục hưng: Thay đổi theo chiều hướng
tiến bộ. Y học được phép mổ xác.
◼ Y học thời cận đại: Thực sự phát triển từ TK XIX.
◼ Y học ngày nay: Đã và đang phát triển như: tuần
hoàn ngoài cơ thể, vi phẫu thuật, thay thế tạng,
ghép tạng, can thiệp nội soi, phẫu thuật nội soi…
NHỮNG PHÁT MINH Y HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN NGOẠI KHOA
◼ Gây mê – hồi sức
Ngày 16–10–1846, thầy thuốc ở Boston là William T.G
Morton (1819–1868) trình diễn gây mê bằng ête thành
công đã đánh dấu mốc lịch sử giải phẫu.
◼ Truyền máu
James Blundell, người Anh, truyền máu lần đầu tiên cho
một sản phụ vào năm 1818. Nhưng truyền máu chỉ thật
sự bắt đầu từ năm 1930.
NHỮNG PHÁT MINH Y HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN NGOẠI KHOA
◼ Vô trùng
Louis Pasteur (1835–1895), người Pháp, tìm ra vi trùng;
Joseph Lister (1827–1912) người Anh, là người đầu tiên
sử dụng phương pháp sát trùng trong phẫu thuật.
◼ Kháng sinh
Alexander Fleming (1881–1955), người Scotland đã tìm
ra Penicilline và sau đó có hàng trăm kháng sinh ra đời.
Kháng sinh giúp rất nhiều cho ngành y, đặc biệt cho
ngành ngoại khoa.
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI KHOA
1. Định nghĩa
◼ Ngoại khoa được định nghĩa như một
nghệ thuật và khoa học điều trị bệnh,
thương tổn và dị dạng bằng phẫu thuật và
dụng cụ chuyên dùng.
◼ Phẫu thuật có sự tương quan giữa người
bệnh, phẫu thuật viên, điều dưỡng ngoại
khoa và nhóm gây mê.
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI KHOA
2. Mục đích của giải phẫu
◼ Chẩn đoán bệnh chính xác.
◼ Điều trị triệt căn.
◼ Điều trị tạm thời.
◼ Điều trị phòng ngừa.
◼ Thẩm mỹ. .
◼ Tái tạo chỉnh hình.
◼ Ghép cơ quan.
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI KHOA
3. Xếp loại phẫu thuật
◼ Phẫu thuật cấp cứu .
◼ Phẫu thuật trì hoãn.
◼ Phẫu thuật chương trình
 Thường NB chọn ngày, giờ phẫu thuật và có
sự chuẩn bị trước. NB có thể nhập viện để
chuẩn bị trước mổ hoặc chỉ nhập viện một
ngày trước mổ, hoặc phẫu thuật trong ngày
nhưng tất cả đều có sự chuẩn bị chu đáo.
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI KHOA
4. Phân bố các khoa
◼ Khu tiền phẫu là nơi NB nằm theo dõi hay chờ
phẫu thuật.
◼ Khu hậu phẫu là nơi NB đã phẫu thuật, có vết
thương, có dẫn lưu,..
◼ Khu phòng mổ thông với khu hồi sức hậu phẫu
bằng một hành lang kín, bằng phẳng, ngắn. Có
sự kết hợp chặt chẽ giữa nhóm gây mê, ĐD trong
phòng mổ và nhóm hồi sức hậu phẫu.
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI KHOA
5. Đặc điểm ngoại khoa
◼ NB luôn có vết thương do chấn thương, do giải
phẫu, có dẫn lưu, có hậu môn nhân tạo,...
◼ NB có thể có mất mát cũng như biến dạng trên cơ
thể: sẹo, khâu nối, ghép tạng, đoạn chi…
◼ Vấn đề tâm lý rất quan trọng.
◼ Ngoài ra, ngoại khoa luôn kèm theo truyền máu,
gây mê, liên quan đến sự phát triển của máy móc,
công tác khử khuẩn, thẩm mỹ.
◼ Nhiệm vụ quan trọng là trả NB về với cuộc sống
bình thường ở mức độ cho phép.
NHIỆM VỤ
ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA
◼ Nhận NB từ các khoa, từ cấp cứu, phòng hồi sức,
phòng mổ chuyển đến.
◼ ĐD khoa ngoại phải phối hợp với ĐD phòng mổ
sắp xếp lịch mổ và lên chương trình mổ.
◼ ĐD khoa ngoại cần có kiến thức về bệnh, về
phương pháp phẫu thuật để làm công tác tư
tưởng và giáo dục cho NB trước mổ.
◼ ĐD khoa ngoại còn phải chuẩn bị NB trước mổ và
chăm sóc NB sau mổ.
NHIỆM VỤ
ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA
◼ Người ĐD luôn phải luôn phải áp dụng vô trùng
ngoại khoa tuyệt đối trong chăm sóc NB như
chăm sóc vết mổ, dẫn lưu… Phòng ngừa nhiễm
trùng chéo giữa các vết thương trên cùng NB hay
giữa NB này với NB khác.
◼ ĐD ngoại khoa có nhiệm vụ phòng ngừa biến
chứng sau mổ, phục hồi vận động sau mổ.
NHIỆM VỤ
ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA
◼ Dinh dưỡng sau mổ cũng rất quan trọng, NB cần
được cung cấp dinh dưỡng nhưng tuỳ từng bệnh
lý, tuỳ từng phương pháp phẫu thuật mà ĐD sẽ
cung cấp dinh dưỡng qua truyền dịch, ăn bằng
miệng, dẫn lưu nuôi ăn.
◼ ĐD hướng dẫn, chuẩn bị cho NB ra viện với mục
tiêu phòng và tránh biến chứng sau mổ, trả NB
về với gia ñình, xã hội với tình trạng tốt nhất.

You might also like