You are on page 1of 2

Tầm ảnh hưởng của chữ Lễ trong giáo dục

Nguồn: https://clef.vn/vi/giao-duc/chu-%E2%80%9Cle%E2%80%9D-trong-
quan-he-thay-%E2%80%93-tro.html

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn phù hợp dù ở bất kỳ hoàn cảnh giáo
dục hay thời đại nào.

Theo định nghĩa thì “lễ” là những nghi thúc được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc
kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó như: lễ phục, lễ tang, lễ tục, đại lễ, hành
lễ…, hoặc có thể đó là những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác
biểu thị sự tôn kính. Đối với chữ “văn” thì đây là những bài viết, cuốn sách…
Dựa theo định nghĩa trên , thì thời xưa chữ “ lễ” đề cao sự tôn kính, thành kính
của bề dưới so với bề trên, tuy nhiên hiện nay theo cách hiểu của đa số mọi
người thì từ “lễ” chỉ về phạm trù “đạo đức”, ý chỉ lễ nghĩa, cách ứng xử, cách
làm người, học cách đối nhân xử thế như câu “Học ăn, học nói, học gói, học
mở”. Từ đây, có thể hiểu “Tiên học lễ, hậu học văn” là trước tiên phải học làm
người, trau dồi đạo đưc lễ nghĩa rồi sau đó mới học đến văn chương, tri thức,
phát triển khả năng học tập của học sinh, bởi con người luôn hướng đến “chân –
thiện – mỹ”. Tuy khẩu hiệu đã có từ hàng nghìn năm trước nhưng nó vẫn được
sử dụng cho tới thời nay. Bởi những gì truyền lại cho đên thời nay đều mang
tính lịch sử, do đó ta phải kế thừa nhũng giá trị cũ, rồi từ đó gắn với những quan
niệm mới dưới sự trưng cầu của tất cả học sinh. Dù là trong môi trường truyền
thống hay môi trường hiện đại, thì việc đề cao sự tôn trọng, lẽ phải và kiến thức
là cần thiết. Khẩu hiệu này nhấn mạnh rằng bây giờ mỗi học sinh đều phải vừa
rèn luyện cả đức và cả tài, vì 2 thứ này không bao giờ tách khỏi nhau. Không
thể phát triển đức mà không có tài và ngược lại.

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” có vai trò vô cùng to lớn đối với giáo dục. Trước tiên, ở
trường học thầy cô sẽ truyền thụ, dạy bảo, tạo cac thói quen tôt cho học sinh thông qua các
hoạt động như : chào cờ đầu tuần, hát quốc ca… từ đó sẽ dạy cho học sinh biết thế nào là
“Uống nước nhơ nguồn” , luôn nhớ về cha ông, các chiên sĩ- người đã có công cứu nước và
dựng nước. Tiếp theo là ở gia đình, học sinh sẽ được dạy cac phép tắc trong gia đình như các
quy tắc ứng xử phải biết kính trọng ông bà cha mẹ, lễ phép, đi thưa về trình… Từ đây sẽ hình
thành các nhân cách tốt, góp phần trong việc giáo dục và đào tạo học sinh hiện nay, muốn
đạt được thành công trong lĩnh vực nào, không chỉ trang bị kiến thức mà còn cần đạo đức,
phẩm chất tốt. Tuy nhiên, Thực tế hiện nay vẫn có những vụ việc có hành vi lệch
chuẩn của một số học sinh đối với thầy cô giáo ngay tại trường học, gây nên
những hệ lụy xấu, tiêu cực cho bản thân các em học sinh và nhà trường. Có thể
kể đến vụ một nhóm học sinh lớp 7 của trường THCS Văn Phú ở Tuyên Quang
dồn cô giáo dạy nhạc vào góc tường, buông lời lẽ xúc phạm thậm chí còn dùng
dép và các vật thể khác ném vào người cô giáo. Đây là hành vi trái với những gì
mà thầy cô đã dạy học sinh về chữ “lễ”, đây cũng là lời cảnh tỉnh cho nhà
trường cần chú trọng, quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục văn hóa, đạo đức,
lối sống cho học sinh và về tầm quan trọng của khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học
văn” đối với học sinh.
Tiền đề chính/phụ)
Chính vì lẽ đó, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” có 1 vị trí quan trọng trong nền
giáo dục

You might also like