You are on page 1of 62

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

******

TIỂU LUẬN

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP TỔNG CTCP ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM – CTX
Người thực hiện: NGUYỄN ĐẠI HƯNG

NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC

NGUYỄN KIỀU BÍCH PHƯỢNG

ĐINH THỊ NGỌC THÙY

NGÔ NHẬT NGA

Lớp : DHTN17E

Khoá : 17

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 10 xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ quý thầy cô
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Quý thầy cô khoa Tài chính
Ngân hàng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm em trong suốt
quá trình học tập taị trường. Nhóm 10 chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo
viên hướng dẫn – Cô Phạm Thị Bích Thảo, người đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm em
thực hiện bài báo cáo này.

Trong thời gian tham gia lớp học môn “Phân tích Tài chính Doanh nghiệp” của Cô,
nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc hơn. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để
nhóm em có thể vững bước sau này.

Bộ môn “Phân tích tài chính Doanh nghiệp” là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu
thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài
tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và có nhiều chỗ còn chưa chính xác,
kính mong Cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện
hơn.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN - MÃ SINH VIÊN Đánh giá Ký tên

1 Nguyễn Đại Hưng (NT) - 21076871 100%

2 Ngô Nhật Nga - 21082371 100%

3 Nguyễn Thị Như Ngọc - 21071081 100%

4 Nguyễn Kiều Bích Phượng - 21075101 80%

5 Đinh Thị Ngọc Thuỳ - 21075111 100%


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1.Mục tiêu...............................................................................................................1

2. Đối tượng phân tích...........................................................................................1

3. Phạm vi phân tích..............................................................................................1

4. Cấu trúc của bài báo cáo...................................................................................1

II. NỘI DUNG...........................................................................................................2

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ, PHÂN TÍCH NGÀNH NGHỀ DOANH


NGHIỆP THAM GIA, GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP.................................2
1. Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô:................................................................2
1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô được xác định dựa trên những chỉ tiêu nào:...2
1.2 Xác định Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế:...3
1.3 Lựa chọn một ngành có tiềm năng nhất trong giai đoạn 6 tháng tới,
theo quan điểm của nhóm em?......................................................................4
2. Phân tích ngành và chiến lược tạo ra giá trị của doanh nghiệp:...............4
2.1 Ứng dụng phân tích ngành theo mô hình 5 nhân tố của Porter:..........4
2.2. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:.....................................................6
2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:...........................6

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..........................7


2.1. Phân tích khái quát:....................................................................................7
2.1.1. Phân tích ngang:...................................................................................7
2.1.2. Phân tích dọc:........................................................................................9
2.1.3. Phân tích xu hướng:...........................................................................12
2.2. Phân tích chuyên sâu................................................................................15
2.2.1. Phân tích khả năng sinh lời..............................................................15
2.2.1.1. Sơ đồ mindmap.............................................................................16
2.2.1.2. ROE..............................................................................................17
2.2.1.3. ROA..............................................................................................18
2.2.1.4. Biên lợi nhuận sau thuế..............................................................19
2.2.1.5. Biên lợi nhuận gộp.......................................................................20
2.2.1.6. Biên lợi nhuận hoạt động.............................................................21
2.2.1.7. So sánh ROE, ROA với các doanh nghiệp cùng ngành...........22
2.2.2 Phân tích khả năng hoạt động............................................................24
2.2.2.1 Sơ đồ mindmap..............................................................................25
2.2.2.2 Vòng quay hàng tồn kho...............................................................25
2.2.2.3 Vòng quay khoản phải thu...........................................................26
2.2.2.4. Vòng quay tổng tài sản.................................................................28
2.2.2.5 Vòng quay vốn lưu động...............................................................29
2.2.2.6. Chu kỳ tiền mặt............................................................................31
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán.........................................................32
2.2.3.1. Sơ đồ Mindmap............................................................................33
2.2.3.2. Khả năng thanh toán hiện hành.................................................33
2.2.3.3 Khả năng thanh toán tức thời......................................................34
2.2.3.4 Khả năng thanh toán nhanh.........................................................35
2.2.3.5 Khả năng chi trả lãi vay................................................................37
2.2.3.6 Vốn lưu động..................................................................................37
2.2.4 Phân tích dòng tiền..............................................................................38
2.2.4.1 Sơ đồ mindmap..............................................................................39
2.2.4.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh..................................39
2.2.4.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư..........................................41
2.2.4.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính......................................41
2.2.4.4 So sánh OCF và LNST..................................................................42
2.2.4.5 Tỷ suất dòng tiền tự do:................................................................43

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................45


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTX: Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam

HTK: Hàng tồn kho

DTT: Doanh thu thuần

TSNH: Tài sản ngắn hạn

NNH: Nợ ngắn hạn

VCSH: Vốn chủ sỡ hữu

TTS: Tổng tài sản

ĐTTCNH: Đầu tư tài chính ngắn hạn

GVHB: Giá vốn hàng bán

LNTT: Lợi nhuận trước thuế

LNST: Lợi nhuận sau thuế

EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

OCF: Dòng tiền thuần


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân tích ngang bảng CĐKT giai đoạn năm 2018 – 2022 công ty CTX

Bảng 2.2: Phân tích dọc bảng cân đối kế toán 2018-2022 của công ty CTX

Bảng 2.3: Phân tích dọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm
2018-2022 của công ty CTX

Bảng 2.4 Phân tích xu hướng bảng cân đối kế toán của CTX

Bảng 2.5: Phân tích xu hướng BCKQHĐKD của CTX

Bảng 2.6 ROE của CTX 2018-2022

Bảng 2.7 ROA cuả CTX 2018-2022

Bảng 2.8 Biên lợi nhuận sau thuế CTX 2018-2022

Bảng 2.9 Biên lợi nhuận gộp CTX 2018-2022

Bảng 2.10 Biên lợi nhuận hoạt động CTX 2018-2022

Bảng 2.11 So sánh ROA của CTX với ACC, BCC

Bảng 2.12 So sánh ROE của CTX với ACC, BCC

Bảng 2.13 Vòng quay hàng tồn kho của CTX 2018-2022

Bảng 2.14 Vòng quay khoản phải thu CTX 2018-2022

Bảng 2.15 Vòng quay tổng tài sản 2018-2022

Bảng 2.16 Vòng quay vốn lưu động CTX 2018-2022

Bảng 2.17 Chu kỳ tiền mặt của CTX 2018-2022

Bảng 2.18 Khả năng thanh toán hiện hành cùa CTX 2018-2022

Bảng 2.19 Khả năng thanh toán tức thời của CTX 2018-2022

Bảng 2.20 Khả năng thanh toán nhanh của CTX 2018-2022

Bảng 2.21 Khả năng chi trả lãi vay của CTX 2018-2022

Bảng 2.22 Vốn lưu động của CTX 2018-2022

Bảng 2.23 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh CTX 2018-2022
Bảng 2.24 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư CTX 2018-2022

Bảng 2.25 Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính CTX 2018-2022

Bảng 2.26 So sánh OCF/LNST

Bảng 2.27 Tỷ suất dòng tiền tư do của CTX 2018-2022


MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Phân tích xu hướng BCKQHĐKD của CTX

Biểu đồ 2.2 ROA của ACC, BCC, CTX 2018-2022

Biều đồ 2.3 ROE của ACC, BCC, CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.4 Vòng quay hàng tồn kho CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.5 Vòng quay khoản phải thu CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.6 Vòng quay tổng tài sản CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.7 Vòng quay vốn lưu động CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.8 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.9 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư CTX 2018-2022

Biểu đồ 2.10 Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính CTX 2018-2022
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ minhdmap khả năng sinh lời

Hình 2.2 Sơ đồ mindmap khả năng hoạt động

Hình 2.3 Sơ đồ mindmap khả năng thanh toán

Hình 2.4 Sơ đồ mindmap phân tích dòng tiền


NỘI DUNG BÁO CÁO

I. MỞ ĐẦU
1.Mục tiêu

Mục tiêu cho bài báo cáo lần này nhằm phân tích khái quát cũng như chuyên sâu về
Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX). Qua đó giúp cho
các nhà đầu tư nắm rõ hơn về những biến đổi, tác động và nguyên nhân của các yếu
tố ảnh hưởng đến công ty. Giảm thiểu những hạn chế về rủi ro có thể xảy ra trong
tương lai, có chiến lược đúng đắn và từ đó phát triển tiềm năng trong thời gian sắp
tới.

2. Đối tượng phân tích

Những yếu tố, chỉ tiêu gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói riêng và Tổng CTCP
Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam nói chung.

3. Phạm vi phân tích

Tổng CTCP Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX), các doanh nghiệp
cùng trong ngành.

4. Cấu trúc của bài báo cáo

Cấu trúc bài báo cáo gồm 3 phần

Chương 1: Phân tích vĩ mô, phân tích ngành nghề doanh nghiệp tham gia, giới thiệu
doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp.

1
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ, PHÂN TÍCH NGÀNH NGHỀ DOANH
NGHIỆP THAM GIA, GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
1. Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô:
1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô được xác định dựa trên những chỉ tiêu nào:

Các chỉ tiêu đo lường tình hình kinh tế vĩ mô

Lạm phát: Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng
theo để đảm bảo lãi suất thực dương và kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các
kênh đầu tư khác chẳng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn
lượng cầu cổ phiếu và gây ra tình trạng giảm giá cổ phiếu. Thêm vào đó, khi lạm
phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận
của công ty cũng gián tiếp khiến cổ phiếu bị giảm giá.

Lãi suất: chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của
người cho vay. Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế.

Cung tiền: Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các
nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh
tế.

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một
đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định. Có 2 cách yết
giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách
yết giá phù hợp đối với từng loại ngoại tệ.

Tác động của các chỉ tiêu đo lường tới các ngành hàng chủ chốt, hành vi tiêu
dùng và giá chứng khoán

Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá cổ phiếu là cung tiền, lãi
suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá trị sản lượng công nghiệp và đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Khi sử dụng phần mềm Eviews sẽ giúp xác định các nhân tố kinh tế vĩ
mô thực sự tác động đến biến phụ thuộc và mức độ tác động. Phương pháp này sẽ

2
loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến không cần thiết trong mô
hình nghiên cứu vì nếu không, các kết quả ước lượng sẽ không chính xác.

1.2 Xác định Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế:

Chu kỳ kinh tế và dấu hiệu nhận biết

Chu kỳ kinh tế (Business Cycle) là những biến động có tính chu kỳ của một
nền kinh tế.

Cụ thể, chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế,
tạo nên sự luân phiên của các sự kiện: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.

Nhận biết: Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP theo các giai đoạn biến
động khác nhau. Nắm rõ về giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ giúp phân tích, đánh giá
được cơ hội đầu tư, kinh doanh. Cụ thể, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ bao
gồm:

Nền kinh tế thường trải qua 4 giai đoạn theo vòng tuần hoàn cụ thể:

Giai đoạn suy thoái kinh tế: Đây là giai đoạn mà hoạt động kinh tế bắt đầu
suy giảm. Doanh nghiệp giảm sản xuất và cắt giảm chi phí để giữ được mức lợi
nhuận. Nhiều doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng. Điều
này dẫn đến tăng lượng thất nghiệp vì doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự để tiết
kiệm chi phí.

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế: Đây là thời kỳ khó khăn trong lịch sử kinh
tế, khi mà hoạt động kinh tế giảm sút mạnh mẽ, thất nghiệp tăng cao và giá cả
tăng đột biến. Đây là giai đoạn kéo dài và có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của
nhiều người dân và doanh nghiệp trên toàn cầu.

Giai đoạn hồi phục kinh tế: Là giai đoạn sau khi kinh tế trải qua giai đoạn
suy thoái hoặc khủng hoảng. Khi này các hoạt động kinh tế bắt đầu tăng trưởng
trở lại và các chỉ số kinh tế dần được cải thiện. Đây là giai đoạn kinh tế tích cực
và đáng mong đợi, giúp nền kinh tế phục hồi trở lại.

Giai đoạn hưng thịnh: Là giai đoạn đặc trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế. Biểu hiện rõ rệt là sự gia tăng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và sự

3
tăng trưởng đáng kể của các chỉ tiêu kinh tế. Trong giai đoạn này, nền kinh tế có
xu hướng phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng GDP cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Chúng ta đang ở trong giai đoạn nào?

Chu kỳ kinh tế Việt Nam gần đây nhất có đáy chu kỳ bắt đầu từ năm 2019-
2021. Năm 2022 nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, mức GDP tăng
trở lại, lạm phát đang được kiểm soát khá tốt.

Những ngành, lĩnh vực gặp thuận lợi, bất lợi trong giai đoạn này?

Nhóm ngành, lĩnh vực ở Việt Nam gặp những thuận lợi trong giai đoạn phục
hồi: nhóm ngành như công nghiệp, công nghệ, xây dựng, cung cấp vật liệu… sẽ là
lựa chọn lý tưởng để đầu tư.

Nhóm ngành, lĩnh vực ở Việt Nam gặp bất lợi trong giai đoạn phục hồi: Trong
bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro về thắt chặt tiền tệ và nguy cơ về suy thoái
kinh tế hiện hữu, triển vọng một số ngành được đánh giá như sau:

Những ngành ít chịu tác động bởi lạm phát và suy thoái: Ngành điện, Dược
phẩm, Nước và Thực phẩm (đặc biệt là thực phẩm xuất khẩu như thủy sản và gạo),
Logistics…

Những ngành dự kiến gặp bất lợi do nỗ lực ổn định vĩ mô của chính phủ: Bất
động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng…

1.3 Lựa chọn một ngành có tiềm năng nhất trong giai đoạn 6 tháng tới,
theo quan điểm của nhóm em?

Ngành công nghệ có tiềm năng nhất trong giai đoạn 6 tháng tới nguyên nhân
là do sự phát triển và ứng dụng chóng mặt của cuộc cách mạng 4.0 khiến khối
ngành công nghệ thông tin trở thành xu hướng hiện nay và có cơ hội sinh lời cao.

2. Phân tích ngành và chiến lược tạo ra giá trị của doanh nghiệp:
2.1 Ứng dụng phân tích ngành theo mô hình 5 nhân tố của Porter:

Các nhân tố trong mô hình của Porter:

4
5 nhân tố bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà
cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

Phân tích các yếu tố trong mô hình của Porter với bối cảnh là ngành, lĩnh vực
mà nhóm đã chọn:

Cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Lĩnh vực xây dựng là một trong
những lĩnh vực mũi nhọn được nhà nước quan tâm trong việc phát triển nền kinh tế
của nước ta. Lĩnh vực xây dựng và bất động sản giúp phát triển cơ sở hạ tầng từ đó
thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế.

Đe dọa từ những đối thủ tiềm ẩn

Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển nhu cầu xây dựng các công trình còn
rất lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Việc này dẫn đến những tập đoàn bất động sản,
những công ty xây dựng lớn trên thế giới cũng đã đánh giá về thị trường và định
hướng gia nhập. Chính những đối thủ tiềm ẩn này khiến các doanh nghiệp trong
nước phải đề phòng. Các công ty lớn có tiềm lực tài chính có thể đầu tư và thâu tóm
toàn bộ thị trường. Như vậy lúc đó, các doanh nghiệp sẽ có những khó khăn rất lớn
và cần những quyết định đúng đắn để có thể tồn tại trên thị trường.

Từ khách hàng

Hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để từ đó có được doanh thu uy
tín và tạo ra lợi nhuận cho công ty chính là mục đích mà các doanh nghiệp hướng
tới. Tuy nhiên chính vì thế khách hàng có những đặc quyền nhất định dể từ đó tạo ra
những áp lực đối với công ty. Những khách hàng thông minh họ luôn tìm cách đàm
phán để đưa ra mức giá tốt nhất cho chất lượng mà họ nhận được. Chính vì những
áp lực này mà công ty luôn cố gắng tìm hiều nghiên cứu sao cho có thể hạ giá thành
sản phẩm mà chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Sức ép từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là một trong những lực lượng cạnh
tranh tạo ra sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Do là
một công ty lớn với lượng công trình thi công tương đối nhiều điều này dẫn dến
lượng hàng hóa, vật liệu công ty mua luôn có số lượng cực lớn. Khi bước vào thời
5
gian khoảng tháng 8 tám âm lịch là lúc các công trình xây dựng khởi công cây dựng
nhiều nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao cùng với đó là nhân lực, đối tác thi công của
công ty cũng có những đơn hàng riêng. Do vậy vào thời kỳ này Công ty thường bị
ép giá và những đòi hỏi nhiều hơn từ những nhà cung cấp nguyên vật liệu thiết bị và
các đối tác thi công khác.

Đe dọa từ sản phẩm thay thế

Các sản phẩm của Tổng Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại
Việt Nam tạo nên giúp giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người. Công nghệ
phát triển còn kéo theo đó là nhiều sản phẩm thay thế khác mà hiện nay chúng ta đã
bắt đầu thấy sự phát triển của chúng. Ví dụ như các sản phẩm nhà thông minh với
đầy đủ hệ sinh thái OIT, nhà theo mẫu sản xuất sẵn không cần xây dựng chỉ cần lắp
đặt cũng đã xuất hiện trên thế giới. Trong khoảng thời gian tới khi các công nghệ
này hoàn thiện các sản phẩm trở lên phổ biến hơn sẽ tạo những áp lực không nhỏ tới
các công ty xây dựng. Nên việc tìm hiểu thị trường phân tích thông tin để giúp công
ty có những thay đổi cần thiết mới giúp công ty có được những thành tựu như mong
đợi.

2.2. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:


Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX) thành lập năm
1982. Hoạt động chủ yếu của CTX là xây dựng, chiếm 45% tỷ trọng doanh thu và
xuất nhập khẩu hàng hóa (sắt, thép, vật liệu xây dựng, đồ nội thất). Hoạt động đầu
tư bất động sản đang được đẩy mạnh, trở thành hoạt động chiến lược ưu tiên hàng
đầu của Công ty trong những năm gần đây với nhiều dự án lớn, đem lại nguồn lợi
nhuận cao.

2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:

Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng, hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế mới, cho thuê văn phòng và nhà ở; Hoạt động kinh doanh bất động sản

Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Xây dựng các công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình ngầm, công trình

6
ngoài biển, bưu điện, văn hóa, thể thao, sân bay, bến cảng, công trình kỹ thuật hạ
tầng khu đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và môi trường, công
trình đường dây và trạm biến thế điện

Mua bán và kinh doanh xuất nhập khẩu các hàng hóa công nghệ xây dựng, dây
chuyền công nghệ, thiết bị máy móc thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.1. Phân tích khái quát:

2.1.1. Phân tích ngang:

Bảng 2.1: Phân tích ngang bảng CĐKT giai đoạn năm 2018 – 2022 công ty CTX

Năm 2022 tổng tài sản của CTX tăng 114.174.621 đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 5,39% so với năm 2021. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng cao nhất trong
các năm qua, cụ thể đạt tăng 108.045.567 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,35%,
cụ thể tài sản ngắn hạn khác và đầu tư ngắn hạn tăng cao, tài sản dài hạn lại tăng
6.129.053 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,42%. Nguồn vốn sản của CTX tăng
114.174.621 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,39% so với năm 2021. Nguyên nhân
do nợ phải trả năm 2022 tăng 120.202.080 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 10,65%,
7
và vốn chủ sở hữu giảm -6.027.459 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng -0,61% so với
năm 2021.

Năm 2021: Tổng tài sản năm 2021 giảm -7.883.601 đồng so với năm 2020,
tương ứng với tỷ lệ giảm là -3,46%. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm mạnh
cụ thể là giảm -195.134.972 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 22,8%, nhưng tài sản
dài hạn lại tăng 119.251.371 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,92%. Tổng nguồn vốn
năm 2021 của công ty CTX giảm 75.883.601 đồng so với năm 2020, tương ứng với
mức giảm là 3,46%. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm 72.840.514 đồng, tương
ứng với mức giảm 6,06% và vốn chủ sở hữu giảm 3.043.086 đồng, tướng ứng với
mức giảm 0,31%.

Năm 2020 tổng tài sản của CTX giảm 180.662.836 đồng, tương ứng với tỷ lệ
giảm -7,61% so với năm 2019. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn giảm thấp ít nhất
trong các năm qua, cụ thể đạt giảm 207.219.884 đồng, tương tứng với tỷ lệ giảm -
19,49%, cụ thể tài sản ngắn hạn khác và đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ, nhưng tài sản
dài hạn lại tăng nhẹ 26.557.048 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,03%. Nguyên nhân
do nợ phải trả năm 2020 giảm 166.296.572 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 12,15%,
và vốn chủ sở hữu giảm 14.366.263 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,43% so với
năm 2019.

Năm 2019 tổng tài sản của CTX giảm 532.797.265 đồng tương ứng với tỉ lệ
giảm 18,33% so với năm 2018 bởi vì tài sản dài hạn tăng cao nhất trong các năm
qua tương ứng với tỉ lệ 52,9%, nhưng ngược lại tài sản ngắn hạn giảm mạnh với số
tiền

-986.143.816 đồng chỉ sau sự sụt giảm của năm 2018 tương ứng với -48,12% cho
thấy được dù tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm khá cao nhưng cũng không đáng kể đến
tổng tài sản và công ty vẫn duy trì được khá tốt.

Năm 2018 tổng tài sản của CTX tăng 376.692.659 đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 14,6% so với năm 2017. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng cao nhất trong
các năm qua, cụ thể đạt tăng 267.563.280 đồng, tương tứng với tỷ lệ tăng 15,02%,
cụ thể tài sản ngắn hạn khác và đầu tư ngắn hạn tăng cao, tài sản dài hạn tăng
109.129.379 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,6%. Nguồn vốn sản của CTX tăng
8
376.692.659 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,89% so với năm 2017. Nguyên nhân
do nợ phải trả năm 2018 tăng 368.539.396 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,26 %,
và vốn chủ sở hữu tăng 8.153.263 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,02% so với năm
2017.

2.1.2. Phân tích dọc:

Chỉ tiêu Phân tích dọc

2018 2019 2020 2021 2022

TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 70.52% 44.80% 39.04% 31.22% 34.47%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 29.48% 55.20% 60.96% 68.78% 65.53%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00


% % % % %

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 72.34% 57.66% 54.82% 53.35% 56.00%

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 27.66% 42.34% 45.18% 46.65% 44.00%

TỔNG CỘNG NGUỒN 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00


VỐN % % % % %

Bảng 2.2: Phân tích dọc bảng cân đối kế toán 2018-2022 của công ty CTX

Năm 2018: Tài sản ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 có tỷ trọng tăng, cụ thể
chiếm tỷ trọng 70.52% trên tổng tài sản, tài sản dài hạn năm 2018 so với năm 2017
có tỷ trọng chiếm tỷ trọng 29.48%, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn tài
sản dài hạn. Nợ phải trả năm 2018 so với năm 2017 có tỷ trọng tăng, cụ thể chiếm
tỷ trọng 72.34%, vốn chủ sở hữu năm 2018 so với năm 2017 chiếm tỷ trọng
27.66%, vốn chủ sở hữu trong năm này chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.
9
Năm 2019: Tài sản ngắn hạn năm 2019 so với năm 2018 có tỷ trọng giảm, cụ
thể giảm từ 70.52% xuống 44.80% (giảm 25.72%), tài sản dài hạn năm 2019 so với
năm 2018, có tỷ trọng tăng, cụ thể tăng từ 29.48% lên 55.20% (tăng 25.72%), tài
sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản dài hạn (44.80%<55.20%). Nợ phải trả
năm 2019 so với năm 2018 có tỷ trọng giảm, cụ thể giảm từ 72.34% xuống 57.66%
(giảm 14.68%), vốn chủ sở hữu năm 2019 so với năm 2018 có tỷ trọng tăng, cụ thể
tăng từ 27.66% lên 42.34% (tăng 14.68%).

Năm 2020: Tài sản ngắn hạn năm 2020 so với năm 2019 có tỷ trọng giảm, cụ
thể giảm còn tỷ trọng 39.04% trên tổng tài sản, tài sản dài hạn năm 2020 so với năm
2019 có tỷ trọng chiếm tỷ trọng 60.69%, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn tài
sản dài hạn. Nợ phải trả năm 2020 so với năm 2019 có tỷ trọng giảm, cụ thể giảm
còn 54.82%, vốn chủ sở hữu năm 2020 so với năm 2019 chiếm tỷ trọng 45.18%,
vốn chủ sở hữu trong năm nay chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.

Năm 2021: Tài sản ngắn hạn năm 2021 so với 2020 có tỷ trọng giảm, cụ thể
giảm 31.22%, tài sản dài hạn năm 2021 so với 2020 có tỷ trọng tăng cụ thể tăng
68.78%, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn tài sản ngắn hạn. Nợ phải trả năm
2021 so với năm 2020 giảm, cụ thể là 53.35%, vốn chủ sở hữu năm 2020 so với
2021 tăng 46.65%, nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn chủ sở hữu.

Năm 2022: Tài sản ngắn hạn năm 2022 so với năm 2021 có tỷ trọng tăng, cụ
thể chiếm tỷ trọng 34.47% trên tổng tài sản, tài sản dài hạn năm 2022 so với năm
2021 có tỷ trọng chiếm tỷ trọng 65.53%, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn
tài sản dài hạn. Nợ phải trả năm 2022 so với năm 2021 có tỷ trọng tăng, cụ thể
chiếm tỷ trọng 56%, vốn chủ sở hữu năm 2022 so với năm 2021 có tỷ trọng 44%,
vốn chủ sở hữu trong năm nay chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.

10
Chỉ tiêu Phân tích dọc

2018 2019 2020 2021 2022

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 78.90% 69.9 72.3% 108.0 78.9%
và cung cấp dịch vụ %

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt 9.39% 3.90 23.02 19.15 15.00
động kinh doanh %

18. Lợi nhuận sau thuế thu -0.26% 0.00 0.00% 0.00% 0.00%
nhập doanh nghiệp

Bảng 2.3: Phân tích dọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm
2018-2022 của công ty CTX

Năm 2019: Lợi nhuận gộp so với năm 2018 giảm cụ thể giảm từ 78.90%
xuống 69.93% (giảm 8.97%), lợi nhuận thuần so với năm 2018 giảm cụ thể từ
9.39% xuống 3.90% (giảm 5.49%), lợi nhuận sau thuế so với năm 2018 tăng cụ thể
từ -0.26% lên 0.00% (tăng 0.26%). Tất cả các chỉ tiêu trên bảng chỉ có lợi nhuận
sau thuế tăng, riêng 2 chỉ tiêu lợi nhuận gộp và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
giảm khá mạnh so với năm 2018.

Năm 2020: Lợi nhuận gộp so với năm 2019 tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng
69.63% trên doanh thu bán hàng, lợi nhuận thuần chiếm tỷ trọng 23.02%, lợi nhuận
sau thuế chiếm tỷ trọng 0.00% trên doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu trên bảng tăng lợi
nhuận gộp và lợi nhuận thuần so với năm 2019 riêng lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp tiếp tục đứng trững tại chỗ.

Năm 2021: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 so với
năm 2020 tăng cụ thể tăng 108.08%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm
2021 giảm so với năm 2020, cụ thể giảm 19.15%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp năm 2021 đứng yên so với năm 2020 là 0.00%.

11
Năm 2022: Lợi nhuận gộp so với năm 2021 giảm đáng kể, chiếm tỷ trọng
78.92% trên doanh thu bán hàng, lợi nhuận thuần chiếm tỷ trọng 15.00%, lợi nhuận
sau thuế chiếm tỷ trọng 0.00% trên doanh thu bán hàng. Tất cả các chỉ tiêu trên
bảng đều giảm so với năm 2021.

2.1.3. Phân tích xu hướng:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CTX

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2022

TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 115 52% 81% 77% 116

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 100 115 153 102 109 100

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 115 82% 92% 97% 105

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 100 121 65% 88% 94% 111

I. Nợ ngắn hạn 100 129 69% 86% 85% 111

II. Nợ dài hạn 100 82% 30% 132 202 107

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 100 101 125 99% 100 99%

I. Vốn chủ sở hữu 100 101 125 99% 100 99%

12
% % % %

1. Vốn góp của chủ sở hữu 100 100 299 100 100 100

II. Lợi nhuận sau thuế chưa phân 100 102 56% 93% 98% 98%
phối

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100 115 82% 92% 97% 105

Bảng 2.4 Phân tích xu hướng bảng cân đối kế toán của CTX

Qua bảng phân tích xu hướng ở trên, chúng ta thấy các khoản mục bên tài sản
có xu hướng giảm qua các năm 2018-2020 và tăng lại ở giai đoạn 2021-2022, trong
đó tài sản dài hạn tăng với tốc độ nhanh hơn tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn tăng
giảm không đồng đều trong giai đoạn năm 2018-2022, nguyên nhân do đầu tư tài
chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn giảm so với năm 2017, ngoài ra tài
sản ngắn hạn khác giảm sâu khi đạt tỷ lệ -32.22% điều đó làm cho tài sản ngắn hạn
giảm theo, cụ thể đạt mức 52%. Tài sản dài hạn năm 2022 tăng cao, lên 153%, do
công ty trong năm này tập trung đầu tư nhiều vào đầu tư tài chính dài hạn và tài sản
dở dang dài hạn.
Bên khoản mục nợ phải trả, thì nợ dài hạn tăng khá nhanh so với nợ ngắn hạn.
Trong giai đoạn năm 2018-2020 thì nợ phải trả có xu hướng giảm, do tài sản ngắn
hạn cũng giảm và tài sản dài hạn trong năm 2018 và 2020 công ty không có đầu tư
nên đạt mức 0%. Và đến năm 2021, nợ phải trả tăng trở lại khi người mua trả tiền
trước.

Trong khoản mục vốn chủ sở hữu, thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giai
đoạn năm 2018-2019 có xu hướng giảm xuống đáng kể, điều này cho thấy trong
những năm này khi giá vốn cũng như chi phí phục vụ kinh doanh của công ty tăng,
ngoài ra cần phải trả cổ tức cho các cổ đông nên phải nào đó lợi nhuận chưa phân
phối của công ty giảm xuống. Nhưng năm 2021, lợi nhuận chưa phân phối lại tăng
trở lại đạt 98%, khi tỷ lệ % giữ lại của công ty nhiều hơn vì năm 2019-2020 là năm
13
hầu như các ngành nghề đều bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên cần giữ lại một phần
lợi nhuận để có thể ứng phó, ổn định, giữ vững vị thế của công ty trên thị trường.

Khoản mục 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Doanh Thu 100% 27% 706% 14% 62% 193%

Giá vốn hàng bán 100% 41% 625% 14% 93% 141%

Lợi nhuận gộp 100% 12% 1006 13% -18% -504%

Bảng 2.5: Phân tích xu hướng BCKQHĐKD của CTX

Phân tích xu hướng của CTX gia đoạn 2017-


2022
1500%
1000%
500%
0%
2017 2018 2019 2020 2021 2022
-500%
-1000%

Doanh Thu Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp

Biểu đồ 2.1: Phân tích xu hướng BCKQHĐKD của CTX

Phương pháp phân tích xu hướng BCKQHĐKD của CTX. So sánh các kì phân
tích với kỳ trước để thấy sự biến động và xu hướng thay đổi của tình hình tài chính
doanh thu và giá vốn hàng bán tăng giảm không đồng đều xu hướng theo các năm,
doanh thu tăng đều từ 2020-2022 do sự chi phí của doanh nghiệp bỏ ra càng nhiều
dẫn đến thu nhập của doanh thu càng cao nên hai xu hướng cùng nhau tăng và phát
triển.

14
Lợi nhuận gộp từ 2017-2019 tăng lên 1006% nhưng từ năm 2020 - 2021 xu
hướng lợi nhuận đi xuống rất thấp nguyên nhân do sức mua của thị trường thấp nên
lợi nhuận thu về của doanh nghiệp đi xuống từ 13% giảm mạnh còn -504%. Nhưng
doanh nghiệp chưa có sự khắc phục nên năm 2020 - 2022 lợi nhuận gộp của doanh
nghiệp giảm đáng kể từ năm 2020 là 13%% còn -504% lợi nhuận gộp năm 2022 và
chưa khắc phục được sự cân bằng giữa người mua và hàng hóa bán ra của doanh
nghiệp.

Doanh thu sụt giảm mạnh trong cả ba quý năm 2020. Ở quý gần nhất, CTX
Holdings không thu về một đồng doanh thu từ nào từ mảng kinh doanh chính (xây
dựng). Dự án “đất vàng” Cầu Giấy không mấy tiến triển. CTX có 26,35 triệu cổ
phiếu đang lưu hành. Công ty cho biết sẽ phát hành thêm 52,55 triệu cổ phiếu mới
và tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần hiện tại đạt 789 tỷ đồng. Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước mới đây đã ban hành quyết định xử phạt đối với 3 nhà đầu tư là cá nhân, một
trong số đó là chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Thương mại Việt Nam (CTX) do không tách bạch 2 chức danh này.

2.2. Phân tích chuyên sâu

2.2.1. Phân tích khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là một thước đo nhằm đánh giá, xem xét 1 đồng lợi nhuận thì sẽ
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu tài sản hay vốn chủ sở hữu. Là
một công cụ nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định một cách hiệu
quả hơn.

Trong đó, những chỉ tiêu sau đây có ảnh hưởng đến việc phân tích khả năng sinh lời
nhất:

- ROE
- ROA
- Biên lợi nhuân sau thuế
- Biên lợi nhuận gộp
- Biên lợi nhuận hoạt động

15
2.2.1.1. Sơ đồ mindmap

Hình 2.1 Sơ đồ minhdmap khả năng sinh lời

16
2.2.1.2. ROE

Công thức: ROE = LNST/VCSH (đơn vị: %)

TB
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
ngành

ROE 1,02% 22,23% -1,45% 0,01% 0,58% 10,33%

LNST
(triệu 8.153 201.029 -14.366 96 5.672
đồng)

VCSH 803.882 1.004.911 990.545 987.502 981.474

Bảng 2.6 ROE của CTX 2018-2022

Năm 2018 – 2019 chỉ số ROE đã tăng trưởng trở lại, lên tới 22,23%. Nguyên
nhân là do LNST tăng mạnh từ 8.153 (triệu đồng) tới 201.029 (triệu đồng) và
VCSH cũng tăng khoảng 201.029 (triệu đồng). Cho thấy doanh nghiệp đang ngày
càng chú trọng vào việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận.

Năm 2019 đến năm 2021 chỉ số ROE giảm dần qua các năm. Nhiều nhất là
năm 2020 giảm xuống chỉ còn -1,45%, tuy rằng sau đó có tăng trưởng trở lại, nhưng
không nhiều và vẫn còn thấp rất nhiều so với những năm trước đó. Nguyên nhân
cho sự giảm mạnh này là do LNST của doanh nghiệp đã giảm mạnh xuống còn -
14.366 (triệu đồng) vào năm 2020. VCSH cũng đồng thời giảm nhưng lại không
nhiều bằng LNST.

Năm 2021 – 2022 chỉ số ROE tăng khá mạnh, từ 0,01% lên 0,58%. Nguyên
nhân là vì LNST của CTX tăng lên 5.672 (triệu đồng). Trong khi đó VCSH lại tăng
khoảng 981.474 (triệu đồng). Qua đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của
CTX có tiến độ và dẫn đến LNST cũng tăng theo. Đồng thời, CTX lại tăng cường
VCSH mà không chịu đầu tư vào các thiết bị máy móc hoạt động của doanh nghiệp.

17
So với trung bình ngành là 10,33% thì doanh nghiệp thấp hơn rất nhiều, tầm
khoảng gần 10%. Cho thấy khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu
quả, không chú trọng trong việc sử dụng vốn để tạo ra lượi nhuận của công ty. Dẫn
đến lợi nhuận sau thuế của CTX tiến về số âm, làm cho ROE của CTX cũng giảm
xuống theo.

2.2.1.3. ROA

Công thức: ROA = LNST/TTS (đơn vị: %)

Năm Năm Năm Năm Năm TB


2018 2019 2020 2021 2022 ngành

ROA 0,3% 7,62% 0,63% 0,005% 0,26% 3,43%

LNST
8.153 201.029 -14.366 96 5.672
(triệu đồng)

TTS 2.906.025 2.373.228 2.192.565 2.116.681 2.230.856

Bảng 2.7 ROA cuả CTX 2018-2022

Vào năm 2018-2020 chỉ số ROA giảm từ 0,3% còn -0,63%. Trong đó, năm
2018 từ 0,3% và đã tăng trưởng trở lại vào 2019 lên 7,62%. Nguyên nhân ROA
giảm là do LNST giảm xuống khoảng 13,1% vào 2019, đồng thời TTS cũng giảm.

Năm 2020 đến 2022 chỉ số ROA tăng dần qua các năm. Nhiều nhất là cuối
năm 2020 giảm xuống chỉ còn -0,63%, tuy rằng sau đó có tăng trưởng trở lại, nhưng
không nhiều và vẫn còn thấp rất nhiều so với những năm trước đó. Nguyên nhân
cho sự giảm mạnh này là do LNST của doanh nghiệp đã giảm mạnh xuống còn 96
(triệu đồng) tương đương giảm gần 100% so với năm 2019. TTS cũng đồng thời
giảm theo từ 2.373.228 (triệu đồng) còn 2.116.681 (triệu đồng). Việc TTS giảm
không ảnh hưởng nhiều như LNST, vì sự sụt giảm mạnh của LNST đã khiến cho
chỉ số ROA giảm theo.

18
So với trung bình ngành là 3,43% thì ROA của CTX vẫn còn khá thấp. Qua đó
phản ánh khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Sự tăng trưởng
của tài sản không hề đem lại cho doanh nghiệp một đồng lợi nhuận nào mà còn làm
cho lợi nhuận giảm. Điều này đồng nghĩa là doanh nhiệp cần phải xem xét đưa ra
những giải pháp mới điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh. Việc điều chỉnh kịp
thời sẽ đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng và hiệu quả hơn trong tương lai.

2.2.1.4. Biên lợi nhuận sau thuế

Biên lợi nhuận sau thuế = LNST/DTT (đơn vị: %)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Biên lợi nhuận


5,27% 18,4% -9,39% 0,1% 3,08%
sau thuế

LNST (triệu
8.153 201.029 -14.366 96 5.672
đồng)

DTT 154.837 1.092.624 152.935 95.174 183.933

Bảng 2.8 Biên lợi nhuận sau thuế CTX 2018-2022

Biên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có xu hướng giảm từ 2018 đến năm
2022, cụ thể:

Từ năm 2018 đến năm 2021, biên lợi nhuận sau thuế của CTX đã giảm mạnh
từ 5,27% xuống chỉ còn 0,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do LNST của doanh nghiệp
giảm mạnh từ 8.153 (triệu đồng) xuống còn 96 (triệu đồng), DTT cũng giảm tương
tự xuống còn 95.174 (triệu đồng) nhưng không đáng kể.

Từ năm 2021 đến 2022, biên lợi nhuận sau thuế có dấu hiệu tăng trở lại lên
3,08% vào 2022. Nguyên nhân là do LNST của CTX tăng lên 5.672 (triệu đồng),
song song thì DTT của doanh nghiệp đã tăng lên 183.933 (triệu đồng).

19
Qua đó cho thấy từ 2018-2022 khả năng doanh nghiệp chuyển đổi doanh thu
thành lợi nhuận không hiệu quả. Việc biên lợi nhuận sau thuế giảm cũng đồng thời
cho biết phần doanh thu mà doanh nghiệp đang mất đi do phải bù đắp chi phí kinh
doanh và các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh của doanh
nghiệp. Cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp CTX còn kém.

2.2.1.5. Biên lợi nhuận gộp

Công thức: Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp)/DTT (đơn vị: %)

TB
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
ngành

Biên lợi 2,15%


21,10% 30,07% 27,64% -8,04% 21,08%
nhuận gộp

Lợi nhuận
gộp (triệu 32.666 328.512 42.272 -7.686 38.773
đồng)

DTT 154.837 1.092.624 152.935 95.174 183.933

Bảng 2.9 Biên lợi nhuận gộp CTX 2018-2022

Biên lợi nhuận gộp của CTX từ 2018-2021 giảm mạnh từ 21,10% còn -8,04%.
Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là do lợi nhuận gộp của CTX giảm từ 32.666
(triệu đồng) xuống -7.68 (triệu đồng) và DTT cũng giảm theo từng năm: từ 154.837
(triệu đồng) còn 95.174 (triệu đồng). Qua đó dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm theo.
Mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ biên vẫn có ở giá trị cao, tương đối ổn
định. Qua đó cho thấy doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi doanh thu thành lợi
nhuận khá tốt, doanh nghiệp đang sản xuất hiệu quả và có lợi thế.

Từ 2021-2022, biên lơi nhuận gộp có xu hướng tăng mạnh hơn, vào năm 2022
chỉ còn 21,08%. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp của CTX tăng lên 38.773 (triệu
đồng). Đồng thời DTT cũng tăng lên 183.933.
20
So với trung bình ngành là 2,15% thì biên lợi nhuận gộp của CTX thấp hơn rất
nhiều so với trung bình ngành. Cho thấy việc doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều động
lợi nhuận thấp, có thể hiểu thì dần về sau thì hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp không có tiến triển, không đạt nhiều hiệu quả. Việc các nhà đầu tư
dựa vào chỉ số biên lợi nhuận gộp để đánh giá và đưa ra quyết định thì không được
xem là chính xác vì chúng còn phải dựa vào những hoàn cảnh riêng của doanh
nghiệp.

2.2.1.6. Biên lợi nhuận hoạt động

Công thức: Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT / DTT (đơn vị: %)

Năm Năm Năm Năm Năm TB


2018 2019 2020 2021 2022 ngành

Biên lợi
-
nhuận hoạt 8,13% 24,21% -8,45% 1,45% 3,54%
40,4%
động

EBIT
(triệu 12.587 264.490 -12.926 1.382 6.505
đồng)

DTT 154.837 1.092.624 152.935 95.174 183.933

Bảng 2.10 Biên lợi nhuận hoạt động CTX 2018-2022

Biên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp giảm mạnh từ 2018 đến 2021: từ
8,13% xuống chỉ còn 1,45%. Nguyên nhân chủ yếu là do EBIT của doanh nghiệp
giảm mạnh 12.587 (triệu đồng) xuống còn 1.382 (triệu đồng), DTT cũng giảm
tương tự xuống còn 95.174 (triệu đồng) nhưng không đáng kể.

Từ năm 2021 về sau, biên lợi nhuận hoạt động có xu huớng tăng nhẹ từ 1,45%
lên 3,54%. Nguyên nhân chủ yếu là do EBIT tăng khoảng 5.123 (triệu đồng).

21
Ngược lại DTT của CTX tăng lên 183.933 (triệu đồng). Từ đó đã dẫn đến biên lượi
nhuận hoạt động của doanh nghiệp giảm theo.

So với TB ngành là -40,4% thì biên lợi nhuận hoạt động của CTX có chiều
hướng tương đối tốt, nhưng cũng không mấy khả quan. Vì EBIT và DTT qua các
năm của CTX luôn có xu hướng giảm, hiện tại vẫn chưa có nhiều khả quan. Qua đó
cho thấy chi phí để sản xuất hàng bán cao nghĩa là doanh nghiệp cần phải bán nhiều
để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với biên lợi nhuận càng giảm cho thấy rủi ro
càng cao.

2.2.1.7. So sánh ROE, ROA với các doanh nghiệp cùng ngành

So sánh ROA với các doanh nghiệp cùng ngành là:

CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (ACC)

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC)

ROA (%) Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

ACC 8,42 8,52 6,5 3,2 2,77

BCC 2,06 2,88 3,68 2,18 1,58

CTX 0,28 8,47 -0,66 0,005 0,26

Bảng 2.11 So sánh ROA của CTX với ACC, BCC

22
ROA
10
8
6
4
2
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
-2

ACC BCC CTX

Biểu đồ 2.2 ROA của ACC, BCC, CTX 2018-2022

Biểu đồ trên cho thấy, ROA của CTX biến động dữ dội so với các doanh
nghiệp cùng ngành là ACC và BCC. Năm 2021, ảnh hưởng từ những hậu quả của
dịch bệnh nên ROA của cả ba doanh nghiệp đều có xu hướng giảm, nguyên nhân là
do các chính sách của chính phủ nhằm ngăn chặn dịch bệnh khiến các dự án đầu tự
bị đình trệ, không thu được lợi nhuận từ các dự án, công trình.

So sánh ROE với doanh nghiệp cùng ngành

ROE (%) Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

ACC 13,32 17,03 11,71 10,81 8,78

BCC 4.,8 6,5 7,17 3,98 4,63

CTX 1,01 20 -1,45 0,01 0,58

Bảng 2.12 So sánh ROE của CTX với ACC, BCC

23
ROE
25
20
15
10
5
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
-5

ACC BCC CTX

Biều đồ 2.3 ROE của ACC, BCC, CTX 2018-2022

ROE của CTX biến động và có nhiều rủi ro hơn so với ACC và BCC, cho thấy
CTX đang cần điều chỉnh lại chiến lược để ổn định ROE, hạn chế rủi ro. Năm 2021,
ROE của cả 3 Doanh nghiệp đều khá thấp, nguyên nhân là do năm 2021 giá nguyên
vật liệu, chi phí nhân công đã tăng 20-30% so với giá trị hợp đồng dự phòng. Giá
nhiều loại vật liệu chính tăng đột biến như thép, đất đắp các loại, cốt liệu đá cho bê
tông xi măng, bê tông nhựa, cát vàng sản xuất bê tông xi măng.

2.2.2 Phân tích khả năng hoạt động

Phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp sẽ cho chúng ta biết việc một
doanh nghiệp trong một khoảng thời gian có hoạt động hiệu quả hay không. Hiểu rõ
hơn về những ảnh hưởng của HTK, các khoản phải thu, nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

Những chỉ tiêu tài chính sau đây là yếu tố chủ yếu để đánh giá khả năng hoạt
động doanh nghiệp:

Vòng quay HTK

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay TTS

Vòng quay vốn lưu động

24
Hàng tồn kho

Khoản phải thu

Vốn lưu động

2.2.2.1 Sơ đồ mindmap
2.2.1 Sơ đồ Mindmap

KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG

Vòng Vòng quay Vòng Vòng quay Vòng


quay HTK KPThu quay TTS KPTrả quay VLĐ

GVHB HTK Khoản TTS Khoản Vốn lưu


phải thu phải trả động

Doanh thu thuần

Hình 2.2 Sơ đồ mindmap khả năng hoạt động

2.2.2.2 Vòng quay hàng tồn kho

Công thức: Vòng quay HTK = GVHB / HTK bình quân (đơn vị: lần)

Bảng 2.13 Vòng quay hàng tồn kho của CTX 2018-2022

Năm Năm Năm Năm Năm TB


2018 2019 2020 2021 2022 ngành

Vòng quay 14,11


0,13 1,07 0,37 0,45 0.88
HTK

GVHB (triệu 145.15


122.171 764.112 110.664 102.860
đồng) 9

25 1.123.62 162.02
HTK 308.921 283.745 167.603
7 2
Vòng quay Hàng tồn kho
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Biểu đồ 2.4 Vòng quay hàng tồn kho CTX 2018-2022

Nhìn chung, vòng quay hàng tồn kho qua các năm đều có giá trị dương. Cụ thể:

Năm 2018-2019, vòng quay HTK tăng từ 0,13 lần lên 1,07 lần, tương đương
tăng lên 0,94 lần. Nguyên nhân là do GVHB của CTX tăng khoảng 641.941 (triệu
đồng) và HTK giảm từ 1.123.627 (triệu đồng) xuống còn 308.921 (triệu đồng) vào
năm 2019. Qua đó cho thấy doanh nghiệp đang dần dần giảm bớt lượng hàng tồn
kho trong năm, tiết kiệm được nhiều chi phí lưu kho, hàng tồn, dẫn đến chất lượng
hàng hóa không bị hao tổn.

Năm 2019-2020, vòng quay HTK giảm từ 1,07 lần xuống 0,37 lần , tương
đương giảm 0,7 lần. Nguyên nhân là do GVHB của CTX giảm 653.448 (triệu đồng)
và HTK giảm từ 308.921 ( triệu đồng) xuống còn 283.745 ( triệu đồng) vào năm
2020.

So với trung bình ngành, vòng quay HTK là 14,11 lần cao gấp hơn 70 lần so
với CTX. Cho thấy càng trở về sau thì doanh nghiệp bán hàng chậm và hàng tồn
kho ứ đọng nhiều. Hàng tồn kho ngày càng ứ đọng dọn dễ bị quá hạn, hư hỏng dẫn
đến làm mất giá trị của chúng.

26
2.2.2.3 Vòng quay khoản phải thu

Công thức: Vòng quay khoản phải thu = DTT / Khoản phải thu bình quân (đơn vị:
lần)

Năm Năm Năm Năm Năm TB


2018 2019 2020 2021 2022 ngành

Vòng quay
0,62 0,21 1,33 0,18 0,10 4,25
khoản phải thu

DTT(triệu
154.837 1.092.624 152.935 95.174 183.933
đồng)

Khoản phải
344.448 399.716 419.877 413.112 521.871
thu ngắn hạn

Khoản phải
8.582 8.582 3.450 3.450 6.450
thu dài hạn

Bảng 2.14 Vòng quay khoản phải thu CTX 2018-2022

Vòng quay Khoản phải thu


1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Biểu đồ 2.5 Vòng quay khoản phải thu CTX 2018-2022

27
Nhìn chung, vòng quay khoản phải thu qua các năm đều có giá trị dương, cụ thể:

Năm 2018-2020, vòng quay khoản phải thu tăng từ 0.62 lần lên 1.33 lần,
tương đương tăng 0.71 lần. Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ
344.448 (triệu đồng) lên 419.877 (triệu đồng) Tuy rằng các khoản phải thu tăng
nhưng lại không nhiều như doanh thu thuần. Qua đó khả năng thu hồi các khoản
phải thu và nợ có hiệu quả, cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp tăng khi khách
hàng thanh toán các khoản nợ.

Từ 2020 về sau thì vòng quay khoản phải thu giảm dần qua các năm: 1.33 lần
xuống còn 0,1 lần năm 2020.

So với trung bình ngành, vòng quay khoản phải thu là 4,25 lần cao gấp 18 ần
so với CTX. Cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp đó thấp, chính sách tín
dụng không hiệu quả. Tình trạng nợ xấu của CTX tăng, khả năng kiểm soát dòng
tiền khó.

2.2.2.4. Vòng quay tổng tài sản

Công thức: Vòng quay TTS = DTT/(TTS bình quân) (đơn vị: lần)

Năm Năm Năm Năm Năm TB


2018 2019 2020 2021 2022 ngành

Vòng quay
0,06 0,41 0,07 0,04 0 0,75
TTS

DTT(triệu
154.837 1.092.624 152.935 95.174 183.933
đồng)

TTS 2.906.025 2.373.228 2.192.565 2.116.681 2.230.856

Bảng 2.15 Vòng quay tổng tài sản 2018-2022

28
Vòng quay Tổng tài sản
0.45
0.4
0.35
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Biểu đồ 2.6 Vòng quay tổng tài sản CTX 2018-2022

Nhìn chung, vòng quay tổng tài sản qua các năm đều có giá trị dương. Cụ thể:

Năm 2018- 2019 Vòng quay TTS tăng từ 0,06 lần lên 0,41 lần. Nguyên nhân
là do DTT của CTX tăng khoảng 937.787(triệu đồng) (năm 2019). Ngược lại thì
TTS lại giảm từ 2.906.225tr còn 2.373.228 (triệu đồng) vào năm 2019. Qua đó cho
thấy doanh nghiệp đang sử dụng tốt và hiệu quả đối với tài sản của donah nghiệp.

Năm 2019 về sau thì số vòng quay TTS gỉam dần từ 0.41 lần xuống còn 0 lần
vào cuối năm 2022. Nguyên nhân là do DTT giảm nặng từ 1.092.624 (triệu đồng)
còn 183.933 (triệu đồng), tương đương giảm 908.691 (triệu đồng). Đồng thời TTS
cũng giảm theo, xuống còn 142.372 (triệu đồng). Tuy rằng tổng tài sản của CTX
giảm qua các năm, nhưng giảm không đáng kể bằng DTT, điều đó đã dẫn đến vòng
quay TTS giảm theo.

So với trung bình ngành, vòng quay TTS là 0,75 lần cao hơn gấp 18 lần so với
CTX là 0,04 cuối năm 2021. Cho thấy khi CTX đầu tư vào sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả và tạo ra dòng tiền thật sự của doanh nghiệp.

2.2.2.5 Vòng quay vốn lưu động

Công thức: Vòng quay vốn lưu động = DTT / Vốn lưu động bình quân (đơn vị: lần)

Trong đó: Vốn lưu động = TSNH – NNH

29
Năm Năm Năm Năm Năm TB
2018 2019 2020 2021 2022 ngành

Vòng quay vốn


10,63 -55,14 -7,14 -3,96 0 1,31
lưu động

DTT (triệu 183.933


154.837 1.092.624 152.935 95.174
đồng)

TSNH 2.049.385 1.063.241 856.021 660.886 768.931

1.112.93 1.056.130
NNH 1.874.664 1.301.032 948.997
1

Bảng 2.16 Vòng quay vốn lưu động CTX 2018-2022

Vòng quay Vốn lưu động


20
10
0
-10 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

-20
-30
-40
-50
-60

Biểu đồ 2.7 Vòng quay vốn lưu động CTX 2018-2022

Nhìn chung, vòng quay vốn lưu động qua các năm đều mang giá trị âm. Cụ
thể:

Năm 2018- 2019 Vòng quay vốn lưu động giảm mạnh từ 10,63 lần xuống còn
-55,14 lần. Nguyên nhân là do DTT của CTX tăng khoảng 937.787(triệu đồng).
Ngược lại, TSNH và NNH của CTX vào 2018-2019 cũng giảm theo. Với TSNH
30
giảm khoảng 986.144tr và NNH giảm khoảng 573.347tr. Cho thấy doanh nghiệp
đang đầu tư quá nhiều khoản để hỗ trợ vào các hoạt động. Từ đó dẫn đến doanh
nghiệp sẽ phải mang nợ và tồn dư hàng tồn kho không thể bán.

Năm 2019 về sau thì số vòng quay vốn lưu động tăng dần từ -55,14 lần lên -
3,96 lần vào cuối năm 2021. Nguyên nhân là do DTT giảm nặng từ 1.092.624 (triệu
đồng) còn 95.174 (triệu đồng), tương đương giảm 997.450 (triệu đồng). Song song
đó, TSNH giảm còn 660.866 (triệu đồng). Qua đó, vòng quay VLĐ cảu CTX mặc
dù có tăng lên nhưng lại không nhiều, dẫn đến giá trị của vòng quay VLĐ vẫn còn ở
mức âm.

So với trung bình ngành, vòng quay vốn lưu động là 1.31 lần cao gần gấp 2
lần so với CTX là -3.96 lần vào năm 2021.Cho thấy ban điều hành đã và đang có kế
hoạch sử dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn không hiệu quả để hỗ trợ cho các hoạt
động của công ty. Nghĩa là, doanh nghiệp đang tạo ra một doanh thu thấp hơn rất
nhiều so với số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra.

2.2.2.6. Chu kỳ tiền mặt

Công thức: Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ HTK + Chu kỳ khoản phải thu – Chu kỳ
khoản phải trả (đơn vị: ngày)

Năm Năm Năm Năm Năm


Năm
2018 2019 2020 2021 2022

Chu kỳ tiền 2.116 1.253 2.789


3.346 4.000
mặt

Chu kỳ tồn
2.759 342 977 801 414
kho

Chu kỳ khoản
586 1.774 275 1.998 3.586
phải thu

31
Chu kỳ khoản
6.280 654 3.965 4.007 3.142
phải trả

Bảng 2.17 Chu kỳ tiền mặt của CTX 2018-2022

Nhìn chung, chu kỳ tiền mặt của CTX có xu hướng tăng dần từ 3.346 ngày lên
tới 4.000 ngày. Nguyên nhân chủ yếu là chu kỳ các khoản phải trả trong một năm
giảm mạnh từ 6.280 ngày xuống chỉ còn 3.142 ngày. Trái lại thì chu kỳ tồn kho và
chu kỳ khoản phải thu lại tăng mạnh, cho thấy số ngày tồn kho và thu lại của doanh
nghiệp còn rất lâu mới có thể xử lý. Sự trái ngược này đã khiến cho chu kỳ tiền mặt
tăng nhanh, việc chuyển đổi tiền mặt ngày càng cao, kéo dài thì sẽ hiến cho việc
hoàn trả nợ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, tính thanh khoản thể hiện một cách
yếu kém, không hiệu quả. Đồng thời việc số ngày tồn kho càng lâu sẽ khiến cho các
sản phẩm, nguyên vật liệu của CTX cũng giảm theo, qua đó ảnh hưởng tới uy tín,
cũng như bộ mặt doanh nghiệp bị tổn thất.

Khả năng thanh toán của CTX vẫn còn yếu kém rất nhiều, tính thanh khoản
không cao, dẫn đến quá trình thoanh toán các khoản nợ ngắn và dài hạn không hiệu
quả. Càng về sau thì số lượng nợ ngày càng nhiều, dần dần CTX sẽ không còn chỗ
đứng trên thị trường, ảnh hưởng to lớn đối với doanh nghiệp.

2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh
nghiệp có được để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn và dài hạn
trong công ty. Và là thước đo đánh giá về tự chủ về tài chính của các nhà đầu tư.

Trong đó, các chỉ tiêu tài chính sau đây có tác động, ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp như:

- Khả năng thanh toán hiện hành.

- Khả năng thanh toán tức thời (tiền).

- Khả năng thanh toán nhanh.

32
- Chu kỳ tiền mặt.

- Vòng quay khoản phải trả

- Khả năng chi trả lãi vay

- Vốn lưu động

2.2.3.1. Sơ đồ Mindmap
2.1.1 Sơ đồ Mindmap

Khả năng thanh toán

KNTT Tức KNTT Tiền mặt KNTT KNTT Lãi Chu kỳ


thời Nhanh Hiện hành vay tiền mặt

Tương Tài sản EBIT CP Lãi KPThu KPTrả


Tiền Đầu tư Phải thu
đương NH vay
NH NH
tiền

Nợ phải trả ngắn hạn

Hình 2.3 Sơ đồ mindmap khả năng thanh toán

2.2.3.2. Khả năng thanh toán hiện hành.

TSNH
Công thức: Khả năng thanh toán hiện hành = (đơn vị: lần)
NNH

Năm Năm Năm Năm Năm TB


2018 2019 2020 2021 2022 ngành

Khả năng
thanh toán 1,09 0,82 0,77 0,7 0,73 2.1
hiện hành

TSNH 2.049.385 1.063.241 856.021 660.886 768.931

NNH 1.874.664 1.301.032 1.112.931 948.997 1.056.130

33
Bảng 2.18 Khả năng thanh toán hiện hành cùa CTX 2018-2022

Năm 2018-2019, CTX có chỉ số hiện hành tương đối cao. Năm 2018 là 1,09
lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán các khoản NNH của doanh nghiệp lớn. Tuy
nhiên từ năm 2018 đến 2019 lại có xu hướng giảm, cụ thể là từ 1,09 lần xuống còn
0,82 lần.

Từ năm 2020-2022, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của CTX có xu
hướng giảm dần qua các năm, cụ thể là từ 0,77 lần xuống còn 0,73 lần. Nguyên
nhân là do TSNH của công ty giảm, từ 856.021 (triệu đồng) còn 768.931 (triệu
đồng) tương đương đã giảm xuống 87.090 (triệu đồng). Đồng thời NNH của doanh
nghiệp cũng giảm từ 1.112.931 (triệu đồng) xuống còn 1.112.931 (triệu đồng). Đây
là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán TSNH của doanh nghiệp đang dần yếu
kém qua các năm.

So với trung bình ngành, chỉ số hiện hành hành là 2,10 lần cao hơn gần gấp 3
lần CTX với 0,73 lần vào năm 2022. Qua đó cho thấy, doanh nghiệp đang ngày
càng không thể hoàn trả các khoản NNH trong tương lai, ngày càng tích tụ thì về
sau doanh nghiệp cũng không thể thanh toán được hết nợ.

2.2.3.3 Khả năng thanh toán tức thời.

Công thức: Khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + Các khoản tương đương
tiền)/NNH (đơn vị: lần)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Khả năng
thanh toán tức 0,27 0,04 0,05 0,04 0,04
thời

Tiền và các
khoản tương 500.119 53.922 56.366 38.806 45.062
đương tiền

34
NNH 1.874.664 1.301.032 1.112.931 948.997 1.056.130

Bảng 2.19 Khả năng thanh toán tức thời của CTX 2018-2022

Nhìn chung, chỉ số thanh toán tức thời của CTX tương đối thấp, có xu hướng
giảm dần về sau và đều nhỏ hơn 1.

Năm 2018-2020, chỉ số thanh toán tức thời qua các năm có xu hướng giảm
dần, từ 0,27 lần còn 0,05 lần. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương
tiền giảm, cụ thể là từ 500.119 (triệu đồng) xuống còn 56.366 (triệu đồng). Đồng
thời thì NNH cũng giảm theo qua các năm, từ 1.874.664 (triệu đồng) còn 1.112.931
(triệu đồng) tương đương giảm khoảng hơn 761 (triệu đồng). Qua đó cho thấy
doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả các khoản tiền và tương đương tiền để thanh
toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

Từ năm 2020-2022, chỉ số này không hề thay đổi, mà giữ một mức cố định.
Trong khoảng thời gian đó thì vào năm 2021, chỉ số thanh toán tức thời có xu
hướng giảm lại khoảng 0,01 lần. Nguyên nhân là do tiền và các khoảng tương
đương tiền giảm xuống 38.806 (triệu đồng). Ngược lại thì NNH của doanh nghiệp
giảm. Dẫn đến chỉ số thanh toán tức thời của CTX vào năm 2020 tăng lên 0,01 lần.
Tuy nhiên, khi sang năm 2021 chỉ số này để giảm trở lại 0,04 lần. Từ đó, ta thấy
CTX không có nhiều chuyển biến hiệu quả trong việc thanh toán các khoản nợ, khả
năng thanh khoản của CTX tương đối yếu. Đây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng để các nhà đầu tư có thể xem xét tính thanh khoản của doanh nghiệp để đưa ra
quyết định đầu tư của mình.

2.2.3.4 Khả năng thanh toán nhanh.

Công thức: Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + ĐTTCNH + Khoản phải thu ngắn
hạn)/ (NNH) (đơn vị: lần)

35
TB
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
ngành

Khả năng
thanh toán 0,49 0,58 0,51 0,52 0,57 1,61
nhanh

ĐTTCNH 1.006 246.377 57.031 203.645 203.645

Khoản phải
thu ngắn 344.448 399.716 419.877 413.112 512.871
hạn

NNH 1.874.664 1.301.032 1.112.931 948.997 1.056.130

Bảng 2.20 Khả năng thanh toán nhanh của CTX 2018-2022

Nhìn chung, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của CTX khá ổn định trong 5
năm.

Năm 2018-2019, chỉ số đã giảm từ 0,49 lần còn 0,58 lần. Nguyên nhân là do
các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp tăng từ 344.448 (triệu đồng) còn
399.716 (triệu đồng), đồng thời thì NNH lại tăng mạnh khoảng 500 (triệu đồng) dẫn
đến khả năng thanh toán nhanh của CTX vào năm 2018-2019 tăng lên 0,09 lần.

CTX có chuyển biến tăng trở lại vào năm 2020 với 0,51 lần. Nguyên nhân là
do các khoản ĐTTCNH giảm mạnh từ 246.377 (triệu đồng) lên 57.031 (triệu đồng)
song song với nó là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên 419.877 (triệu
đồng).

Từ năm 2020 trở về sau thì chỉ số này đã trở lại về mức ổn định ban đầu là
0,51 lần. nguyên nhân chủ yếu là do ĐTTCNH và NNH giảm đồng loạt xuống, từ
đó đã kéo chỉ số này xuống. Vì lượt giảm xuống không nhiều nên chúng đã quay trở
lại mức ổn định ban đầu.

36
So với trung bình ngành, chỉ số thanh toán nhanh là 1,61 lần cao gấp gần 3 lần
CTX là 0,52 lần vào năm 2021. Từ đó ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh
nghiệp tương đối chậm so với trung bình ngành. Tình thanh khoản của doanh
nghiệp được đánh giá thấp, không có nhiều chuyển biến lớn trong việc thanh toán
các khoản nợ của công ty.

2.2.3.5 Khả năng chi trả lãi vay.

Công thức: Khả năng chi trả lãi vay = (LNTT + Chi phí lãi vay) / (Chi phí lãi vay)
(đơn vị: lần)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Khả năng chi trả


2,15 20,57 - - -
lãi vay

LNTT 12.587 264.490 -12.926 1.382 6.505

Chi phí lãi vay 10.901 13.514 - - -

Bảng 2.21 Khả năng chi trả lãi vay của CTX 2018-2022

Năm 2018-2019, khả năng chi trả lãi vay của CTX có xu hướng tăng từ 2,15
lần lên 20,57 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do cả LNTT và chi phí lãi vay của doanh
nghiệp đồng loạt tăng lên.

2.2.3.6 Vốn lưu động.

Công thức: Vốn lưu động = TSNH – NNH (đơn vị: triệu đồng)

Năm Năm Năm Năm Năm


2018 2019 2020 2021 2022

Vốn lưu
174.721 -237.791 -256.910 -288.111 -287.199
động

TSNH 2.049.385 1.063.241 856.021 660.886 768.931


37
NNH 1.874.664 1.301.032 1.112.931 948.997 1.056.130

Bảng 2.22 Vốn lưu động của CTX 2018-2022

Nhìn chung chỉ tiêu vốn lưu động của doanh nghiệp giảm dần qua các năm.
Cụ thể, là từ năm 2018 vốn lưu động của CTX là 174.721 (triệu đồng) giảm xuống
còn -287.199 (triệu đồng) vào năm 2022 tương đương đã giảm khoảng 461.920
(triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do TSNH của CTX giảm nặng nề, với năm
2018 là 2.049.385 (triệu đồng) đã thấp dần chỉ còn 768.931 (triệu đồng) vào cuối
năm 2022. Tương tự với TSNH là NNH, cả 2 cùng đồng loạt giảm xuống, điều đó
đã khiến cho vốn lưu động của doanh nghiệp cũng giảm một con số âm. Qua đó, có
thể thấy giá trị của các khoản TSNH của doanh nghiệp không đủ nhiều để có thể
thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, điều đó đã làm cho nguồn vốn lưu động
bị âm trong 3 năm liên tiếp. Điều đó đã khiến cho các nhà đầu tư không thể quyết
định được nhanh chóng mức độ đầu tư doanh nghiệp.

2.2.4 Phân tích dòng tiền

Phân tích dòng tiền của một doanh nghiệp có thể giúp cho doanh nghiệp biết
được ngọn nguồn những phát sinh của dòng tiền ra và dòng tiền vào trong quá trình
hoạt động. Đồng thời cũng giúp cho các nhà đầu tư biết được việc dòng tiền ra vào
như vậy có lợi hay có hại cho mình. Những chỉ tiêu sau đây có thể tác động, ảnh
hưởng đến việc phân tích dòng tiền của doanh nghiệp:

Những chỉ tiêu sau đây sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc phân tích dòng tiền:

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

OCF và LNST
38
Khoản phải thu

Tỷ suất dòng tiền tự do

Hàng tồn kho

2.2.4.1 Sơ đồ mindmap
2.4.1 Sơ đồ Mindmap

HTK LCTT OCF


HĐKD

Khoản LNST
phải thu LCTT DÒNG TIỀN
HĐĐT
Khoản FCF
phải trả
LCTT
HĐTC DTT

Hình 2.4 Sơ đồ mindmap phân tích dòng tiền

2.2.4.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Năm Năm Năm Năm Năm


2018 2019 2020 2021 2022

HTK 1.123.627 308.921 283.745 167.603 162.022

Khoản phải thu 344.448 399.716 419.877 413.112 521.871

Khoản phải trả 2.102.144 1.368.317 1.202.020 1.129.180 1.249.381

Lưu chuyển tiền


từ hoạt động kinh 181.830 97.636 -99.152 134.534 120.289
doanh

Bảng 2.23 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh CTX 2018-2022

39
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh
doanh
1200000
1000000
800000
600000
400000
200000
0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh


Biể
u đồ 2.8 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh CTX 2018-2022

Qua bảng số liệu trên, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các năm
đa số (từ 2018, 2019, 2021,2022) đều lớn hơn 0 cho thấy doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh hiệu quả, lượng tiền mặt tạo ra đang trên đà phát triển.

Giai đoạn 2018–2019: dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm,
tuy nhiên vẫn lớn hơn 0. Tuynhiên năm 2020, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất
kinh doanh nhỏ hơn 0 cho thấy doanh nghiệp thu vào thì ít mà chi ra thì nhiều,
nguyên nhân do lợi nhuận trước thuế giảm, khoản phải thu tăng 20.11 (triệu đồng)
cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ vay từ ảnh hưởng của
dịch bệnh COVID-19.

Ngoài ra, trong năm 2020, hai dự án mà CTX đang bỏ vốn đầu tư nhiều nhất
bị đình trệ, giá trị tồn kho và chi phí xây dựng dở dang các dự án chiếm tới 1/3 tổng
tài sản của doanh nghiệp.

Năm 2021, dòng tiền thuần HDKD của doanh nghiệp được cải thiên, do năm
2021 các khoản phải thu, khoản phải trả vài hàng tồn kho đều giảm so với năm
trước, cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện việc thu hồi nợ vay, bán được sản phẩm
và trả được các khoản nợ cũ.

Năm 2022 dòng tiền thuần HDKD tuy có giảm so với năm 2021 nhưng không
đáng kể do lượng hàng tồn kho của năm 2022 thấp hơn năm 2021

40
2.2.4.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Năm Năm Năm Năm Năm


2018 2019 2020 2021 2022

Lưu chuyển tiền từ -61.187 -286.283 134.468 -95.520 -40.689


hoạt động đầu tư

Bảng 2.24 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư CTX 2018-2022

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư


200000
100000
0
2018 2019 2020 2021 2022
-100000
-200000
-300000
-400000

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Biểu đồ 2.9 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư CTX 2018-2022

Riêng năm 2020, dòng thu thuần từ hoạt động đầu tư dương do Tiền chi để
mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác giảm trong khi việc thu hồi
cho vay tăng và việc thu lãi cho vay, cổ tức lợi nhuận được chia cũng tăng theo tạo
sự tăng trưởng vốn an toàn.

Năm 2021 dòng tiền hoạt động đầu tư âm do doanh nghiệp đầu tư mua sắm và
xây dựng, lượng tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
tăng lên trong khi, việc thu hồi cho vay và thu lãi cho vay, cổ tức lợi nhuận được
chia giảm lại

2.2.4.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Năm Năm Năm Năm Năm


2018 2019 2020 2021 2022

41
Lưu chuyển tiền từ -31.911 -257.550 -32.873 -56.574 -67.275
hoạt động tài chính

Bảng 2.25 Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính CTX 2018-2022

Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính


0
2018 2019 2020 2021 2022
-50000
-100000
-150000
-200000
-250000
-300000

Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính


Bi
ểu đồ 2.10 Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính CTX 2018-2022

Trong vòng 5 năm, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính đều nhỏ hơn 0.
Nguyên nhân là do công ty phải chi nhiều tiền mặt để trả nợ gốc vay và chi trả cổ
tức lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu. Từ năm 2020-2021, mặc dù dòng tiền vẫn âm
nhưng ổn định hơn so với mấy năm trước, trả nợ gốc vay giảm.

2.2.4.4 So sánh OCF và LNST

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

OCF 11.086 226.484 10.642 130.692 145.996

LNST 8.153 201.030 -14.366 97 5.672.627

OCF/LNST 1.36 1.13 -0.74 1.35 0.026

Bảng 2.26 So sánh OCF/LNST

42
Xét về tỷ số OCF/LNST. Năm 2020 là năm duy nhất tỷ số này bé hơn 0 cho
thấy doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong giai đoạn này, do OCF bé hơn 0, doanh
nghiệp bị tồn động các khoản chưa thu được từ khách hàng nợ quá nhiều, chưa kể
tiền trả lãi vay, tiền chi vào thuế, tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh tăng lên.

Từ năm 2021, tỷ số được cải thiện lớn hơn 0 là dấu hiệu tích cực cho thấy
doanh nghiệp đã thoát được tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doanh và tháo
gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, tình hình thu nợ vay của khách hàng
được cải thiện, số lượng tồn đọng hàng tồn kho giảm.

2.2.4.5 Tỷ suất dòng tiền tự do:

Tỷ số này phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp. Dòng tiền tự do phản
ánh số tiền sẵn có nhằm sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong đó: Dòng tiền tự do = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh –
Dòng tiền đầu tư cho TSCĐ.

Năm 2018 Năm Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


2019

Dòng tiền thuần


117,4% 8,9% -64,8% 141,4% 164.1%
từ HĐKD/ DTT

Dòng tiền tự do
87.349 19.303 -170.235 -18.780 -16.872%
(FCF)

Tỷ suất dòng tiền


48% 19,8% 171,7% -14% -13.5%
tự do

Bảng 2.27 Tỷ suất dòng tiền tư do của CTX 2018-2022

43
Năm 2019-2020, dòng tiền thuần trên doanh thu (giảm 73,7%) và dòng tiền tự
do (giảm 189.538 triệu đồng) giảm mạnh, nguyên nhân do khoản phải thu giảm và
khoản phải trả tăng làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm. Khả
năng tạo ra tiền mặt của công ty khó đáp ứng các khoản nợ.

Năm 2020-2021: dòng tiền thuần trên doanh thu và dòng tiền tự do tăng, do
các khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng, công ty đang chiếm dụng vốn và giữ tiền
mặt nhiều hơn.

44
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015), “Sự tác động của các
nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE”, Tạp chí UEF,
số 24
2. Ths. Hoàng Minh Tuấn (2020), “Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình
tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí Công thương
3. VNREX (2019), “CTX Holdings tăng vốn lên gấp 3 lần từ “của để dành””
4. Etime (2022), “FiinGroup dự báo những nhóm ngành gặp bất lợi trong năm
2023”
5. Ts. Tô Minh Hương và Ths. Trương Thị HươnG (2020), “Giải pháp nâng
cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Tạp chí Công thương
6. Stockbiz (2021), “Không tách bạch chức danh chủ tịch và CEO, lãnh đạo
CTX bị phạt 60 triệu”
7. Ts. Nguyễn Hồng Anh (2018), “Các phương pháp phân tích khả năng sinh
lợi trong doanh nghiệp”, Tạp chí Công thương
8. Báo đầu tư (2020), “Quý “trắng” doanh thu xây dựng của CTX Holdings”

Website

http://s.cafef.vn/hastc/CTX-tong-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-dung-va-thuong-mai-
viet-nam.chn

http://ctx.vn/

https://finance.vietstock.vn/C69-ctcp-xay-dung-1369.htm

https://www.stockbiz.vn/Stocks/CTX/FinancialHighlights.aspx

45

You might also like