You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ
------–²—------
Trang bìa

DỰ ÁN KỸ THUẬT

MÔ HÌNH
MẠCH ĐỒNG HỒ DÙNG IC 555
GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN AN
SVTH: NGUYỄN HOÀNG KHẢI 21125441
TRẦN VĂN TƯỜNG 21131711
PHẠM LÊ QUỐC TUẤN 21120091
LỚP : ĐHĐTVT17D

TP. HCM, tháng 04, 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ
------–²—------

Trang bìa lót

DỰ ÁN KỸ THUẬT

MÔ HÌNH
MẠCH ĐỒNG HỒ DÙNG IC 555

CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN AN


SVTH: NGUYỄN HOÀNG KHẢI 21125441
TRẦN VĂN TƯỜNG 21131711
PHẠM LÊ QUỐC TUẤN 21120091
LỚP : ĐHĐTVT17D
TP. HCM, tháng 04, 2023

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tp.HCM, ngày….tháng….năm 2023
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tp.HCM, ngày….tháng….năm 2024
Giáo viên phản biện
LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành đồ án môn học này, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ giúp đở
tận tâm của các thầy cô, người thân và bạn bè trong suốt thời gian thực hiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô khoa Công nghệ Điện tử, trường
Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho chúng em những
kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn
sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn An, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nhóm
chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài của môn học này.
Chúng em xin chân thành cám ơn đến gia đình, bạn bè là những người luôn
đồng hành động viên giúp đở về vật chất và tinh thần để chúng em có đủ tự tinh hoàn
thành đồ án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Tp.HCM, ngày 22 tháng 04 năm 2024
Nhóm sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Khải
Phạm Lê Quốc Tuấn
Trần Văn Tường
MỤC LỤC

Nội dung Trang


LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT TỔNG QUAN 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1. Các linh kiện điện tử 3
2. Giới thiệu về IC 3
2.1 Giới thiệu IC4518 3
2.2 Giới thiệu về IC4071 5
2.3 Giới thiệu về IC4511 7
2.4 Giới thiệu về IC4081 8
2.5 Giới thiệu về IC4060 9
2.6 Giới thiệu về IC4013 10
2.7 Giới thiệu về điện trở. 12
2.8 Giới thiệu về tụ điện 12
2.9 Giới thiệu về diode 1N4007 13
2.10Giới thiệu về IC555 13
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH 15
1. Thiết kế mạch sơ đồ 15
1.1 Thiết kế sơ đồ khối 15
1.2 Sơ đồ nguyên lý 19
1.3 Thiết kế trên phần mềm ứng dụng 20
1.3.1 Giới thiệu phần mềm Proteus 20
1.3.2 Thiết kế sơ đồ mạch 23
2. Thi công mạch 24
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng anh

IC Integrated Circuit

CMOS Complementary Metal-Oxide-Semiconductor

NMOS N-type Metal-Oxide-Semiconductor

BCD Binary-Coded Decimal

ISIS Interactive Simulation and Schematic Input System

ARES Advanced Routing and Editing Software


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Nội dung Trang

Hình 2.1 : Sơ đồ chân của IC 4518............................................................................4


Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý IC4518............................................................................4
Hình 2.3 : Sơ đồ chân của IC 4071............................................................................6
Hình 2.4 :Sơ đồ chân của IC 4511.............................................................................7
Hình 2.5 : Sơ đồ chân của IC 4081............................................................................8
Hình 2.6 Sơ đồ chân của IC4060...............................................................................9
Hình 2.7 Sơ đồ chân của IC4013...............................................................................11
Hình 2.8 Sơ đồ chân của diode 1N4007....................................................................13
Hình 2.9 : Sơđồ chân và hình ảnh thực tế của IC LM555.........................................14
Hình 3.1 Sơ đồ khối chi tiết.......................................................................................16
Hình 3.2 Sơ đồ khối tổng quát ..................................................................................16
Hình 3.3 Mạch tạo xung IC 555.................................................................................18
Hình 3.4 Bảng chi tiết chuyển đổi BCD để hiển thị trên led 7 đoạn..........................19
Hình 3.5 Trạng thái hoạt động của led 7 đoạn anode chung......................................20
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý...........................................................................................21
Hình 3.7 Logo Proteus................................................................................................22
Hình 3.8 Giao diện của phần mềm proteus.................................................................24
Hình 3.9 Sơ đồ mạch ở 2D.........................................................................................25
Hình 3.10 Sơ đồ mạch 3D...........................................................................................25
Hình 3.11 Mạch chưa chà lớp mực in.........................................................................26
Hình 3.12 Mạch đã chà lớp mực in.............................................................................27
Hình 3.13 Mạch hoàn chỉnh........................................................................................27
Hình 3.14 Đường in của mạch....................................................................................27
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Nội dung Trang

Bảng 2.0 Danh sách các linh kiện......................................................................3


Bảng 2.1 Chức năng các chân của IC4518........................................................5
Bảng 2.2 Chức năng các chân của IC4071........................................................6
Bảng 2.3 Chức năng của các chân của IC 4081................................................8
Bảng 2.4 Chức năng các chân của IC4060.......................................................10
Bảng 2.5 Chức năng các chân của IC4013.......................................................12
Bảng 2.6 Các giá trị điện trở sử dụng trong đề tài..........................................12
Bảng 2.7 Các giá trị tụ điện sử dụng trong đề tài............................................13
LỜI NÓI ĐẦU
Ngạn ngữ có câu “Thời gian là vàng” nhấn mạnh đến vai trò của thời gian đối với
cuộc sống của con người. Thời gian là thứ tài sản vô giá, do đó mỗi người đều sở hữu
một kho tài sản giá trị vô hình nhưng không phải ai cũng có thể nhận thức đúng đắn và
tận dụng có hiệu quả thứ tài sản ấy. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay đổi đáng kể cách thức
chúng ta quản lý và sử dụng thời gian. Đồng hồ số là một sản phẩm tinh túy của kỹ thuật
số, không chỉ giúp chúng ta theo dõi thời gian một cách chính xác mà còn góp phần vào
việc nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Theo dòng thời gian phát triển
của khoa học công nghệ, con người ngày càng sở hữu cho mình những chiếc đồng hồ
không chỉ dùng để kiểm soát thời gian, mà còn được nâng cấp thêm nhiều chức năng
hiện đại hơn do chính tay những người kỹ sư kỹ thuật phát triển. Đồng hồ số giúp xem
được thời gian ( hiển thị đầy đủ giờ, phút, giây) tương đối chính xác với các loại đồng hồ
khác, với giá thành rẻ, nhỏ gọn, dễ sửa chửa, thay thế các linh kiện, có thể điều chỉnh
được nguồn xung vào của IC bằng biến trở. Bên cạnh đó, đồng hồ còn hạn chế về độ
chính xác, không đồng bộ được với thời gian thực khi mất nguồn điện. Điều đó dẫn đến
phải thiết lập lại từ đầu gây tốn thời gian cho người sử dụng.
Nội dung đồ án của nhóm được thể hiện qua 3 phần:
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
( Trình bày về quá trình phát triển của đồng hồ số )
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
( Trình bày chi tiết các linh kiện, nguyên lý hoạt động của mạch )
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH
( Tiến hành thiết kế sơ đồ nguyên lý, mạch in. Thi công mô hình đã lập ra, kiểm tra
mạch )
Bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, không sợ khó sợ thất bại, nhóm em đã hoàn
thành đồ án đúng thời hạn. Do thời gian làm đồ án có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến để bài đồ án này hoàn thiện hơn nữa. Nhóm em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
Trải qua những biến cố lịch sử của loài người, đồng hồ không chỉ là một thiết bị đo
thời gian mà còn là một biểu tượng của sự tiến bộ và sự phát triển văn hóa. Từ những
bước đầu tiên của nó trong thế giới tiền sử, đến sự phát triển vượt bậc trong công nghệ
và thiết kế ở thời đại hiện đại, lịch sử của đồng hồ đã kể lên câu chuyện về sự sáng tạo,
sự đổi mới và sự tiến bộ của con người.
Đồng hồ không chỉ đo thời gian mà còn là một phản ánh của xã hội và văn hóa. Từ
những chiếc đồng hồ mặt trời đầu tiên của người Ai Cập cổ đại đến sự phát triển của
đồng hồ cơ tinh tế trong thời Trung Cổ châu Âu, mỗi giai đoạn của lịch sử đồng hồ đều
mang lại những phát minh và khám phá mới mẻ, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cách
chúng ta đo thời gian và hiểu về nó.
Qua thời kỳ tiến hóa của công nghệ, từ đồng hồ cơ đến đồng hồ điện tử và cuối
cùng là đồng hồ thông minh, sự phát triển của đồng hồ đã phản ánh sự tiến bộ của con
người trong việc áp dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm thông minh và tiện ích
hơn. Đồng hồ không chỉ là một phương tiện đo thời gian mà còn là một biểu tượng của
phong cách cá nhân và phong thái sống của mỗi người.
Trong lời dẫn này, chúng ta sẽ đi sâu vào cuộc hành trình lịch sử của đồng hồ, từ những
bước đầu tiên đơn giản đến sự phát triển đầy cảm hứng và sự đổi mới của thời kỳ tiến
hóa công nghệ. Hãy cùng nhau khám phá và hiểu rõ hơn về một trong những phát minh
vĩ đại nhất của con người.
Vào khoảng 3500 TCN, đồng hồ mặt trời Sundial là thiết bị đo thời gian xuất hiện
đầu tiên trên thế giới loài người. Cơ chế hoạt động của loại đồng hồ này dựa trên quá
trình theo dõi mặt trời, mặt trăng thậm chí là dòng thuỷ triều lên xuống mỗi ngày để ước
lượng. Sau đồng hồ mặt trời là đến thiết bị thời gian được theo dõi bằng mực nước được
phát minh bởi người Ai Cập cổ vào năm 1400 TCN. Gần như cùng thời gian này, đồng
hồ cát cũng được thiết kế thành công. Thế nhưng, đến thế kỷ XIII những chiếc đồng hồ
đeo tay mới ra đời và chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên phải đến giữa thế kỷ XIV mới hiện
hữu.
Đồng hồ bỏ túi được phát minh trước đồng hồ đeo tay, với chiếc đầu tiên được chế

1
tạo vào năm 1574 tại Thụy Sĩ. Đồng hồ bỏ túi đầu tiên chỉ hiển thị giờ, kim phút được
thêm vào năm 1680 và kim giây xuất hiện khoảng một thập kỷ sau đó. Đây là những cỗ
máy khá thô sơ, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng đã mở ra cuộc cách mạng đồng
hồ cho toàn thế giới.
Bắt đầu từ những năm 1960, khi công nghệ IC mới chỉ bắt đầu phổ biến. Đồng hồ số sử
dụng IC là một trong những ứng dụng đầu tiên của công nghệ này, cho phép chế tạo
đồng hồ với kích thước nhỏ gọn hơn và chính xác hơn so với các loại đồng hồ cơ truyền
thống.
Vào năm 1960, Seiko giới thiệu chiếc đồng hồ quartz đầu tiên, sử dụng mạch IC để
tạo ra dao động ổn định cho việc đo thời gian.
Thập kỉ 1970: Các mạch đồng hồ số bắt đầu được sản xuất hàng loạt, với việc sử
dụng các IC đếm thời gian và hiển thị số.
Năm 1972: Seiko tiếp tục đổi mới với việc giới thiệu đồng hồ điện tử kỹ thuật số
có màn hình LCD.
Thập kỷ 1980: Sự phát triển của công nghệ microprocessor đã mở rộng khả năng
của đồng hồ số, cho phép thêm nhiều chức năng như báo thức, đèn nền, và thậm chí là
các tính năng tính toán. Các IC cụ thể như 7490 và 7447 đã trở thành nền tảng cho việc
chế tạo đồng hồ số trong giai đoạn đầu. IC 7490 là một bộ đếm thập phân và IC 7447 là
một bộ giải mã hiển thị LED 7 đoạn, cả hai đều được sử dụng rộng rãi trong các mạch
đồng hồ số2.
Với sự tiến bộ của công nghệ, các mạch đồng hồ số ngày nay có thể được tích hợp
vào các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, và thậm chí là các thiết bị
đeo thông minh, cho thấy sự phát triển không ngừng của công nghệ IC trong lĩnh vực
này. Đồng hồ số IC hiện đại không chỉ giới hạn ở việc hiển thị thời gian mà còn kết hợp
nhiều chức năng khác nhau, từ theo dõi sức khỏe đến kết nối thông minh

2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Các linh kiện điện tử


Bảng 2.0 Danh sách các linh kiện
STT Tên linh kiện Số lượng
1 Tụ 100uF/16v 2
2 Tụ pi thường 5
104
3 Điện trở 330 42
ohm
4 Điện trở 4.7k 5
5 IC 4511 6
6 IC 4518 3
7 IC4081 1
8 IC4071 1
9 IC4030 1
10 IC555 1
11 Nút nhấn 3
12 Diode 1N4007 1
13 LED 7 đoạn 6
Catot
14 Biến trở nút 1
10K
15 Terminal 2 1

1.2 Giới thiệu về IC

1.1.1 Giới thiệu IC4518


CD4518 là IC đếm lên BCD kép bao gồm hai bộ đếm 4 tầng giống nhau, đồng bộ
bên trong. Các tần của bộ đếm là loại flip flop kiểu D có các dòng CLK và EN có thể
3
hoán đổi cho nhau để tăng dần trên chuyển tiếp về dương hoặc chuyển tiếp về âm. IC
cũng cung cấp nhiều tính năng như khả năng chống nhiễu cao và tản nhiệt thấp. IC có
gói 16 chân được niêm phong kín và có thể giao tiếp trực tiếp với mọi thiết bị TTL,
CMOS & NMOS. Bộ đếm có thể được xếp tầng ở chế độ ripple bằng cách kết nối Q4
với đầu vào enable của bộ đếm tiếp theo trong khi đầu vào đồng hồ của bộ đếm sau được
giữ ở mức thấp.

Hình 2.1 : Sơ đồ chân của IC 4518

Hình trên đây mô tả cấu trúc bên trong của 4518 gồm 2 nhóm chia 10 và mỗi
nhóm chia 10 được tạo bởi 4 Trigger D (loại J-K) để có thể chia 2 cho mỗi Trigger và
mạch Modul 10 để hạn chế giới hạn chia của 4518 trong khoảng từ 0 đến 9 tương đương
với 0000 – 1001 thì sẽ bị Reset về 0.

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý IC4518

4
Bảng 2.1 Chức năng các chân của IC4518

Số
Tên chân Mô tả
chân

1 CLOCK A Chân clock của bộ đếm A

2 ENABLE A Chân enable của bộ đếm A

3 Q1A Chân đầu ra 1 của bộ đếm A

4 Q2A Chân đầu ra 2 của bộ đếm A

5 Q3A Chân đầu ra 3 của bộ đếm A

6 Q4A Chân đầu ra 4 của bộ đếm A

7 RESET A Chân reset của bộ đếm A

8 VSS Nguồn source

9 ENABLE B Chân enable của bộ đếm B

10 CLOCK B Chân clock của bộ đếm B

11 Q1B Chân đầu ra 1 của bộ đếm B

12 Q2B Chân đầu ra 2 của bộ đếm B

13 Q3B Chân đầu ra 3 của bộ đếm B

14 Q4B Chân đầu ra 4 của bộ đếm B

15 RESET B Chân reset của bộ đếm B

16 VDD Nguồn drain

 Thông số kỹ thuật :
- Các loại điện áp cao (Định mức 20V)
- Bộ đếm lên BCD kép CD4518BMS
- Bộ đếm lên nhị phân kép CD4520BMS
- Hoạt động tốc độ trung bình
- Tần số xung nhịp điển hình 6MHz ở 10V
- Kích hoạt sườn dương hoặc âm
- 100% được kiểm tra cho dòng điện tĩnh ở 20V
- Định mức tham số 5V, 10V và 15V

5
- Biên độ ồn (Trên toàn bộ gói / Phạm vi nhiệt độ) 1V tại VDD = 5V; 2V tại
VDD = 10V; 2,5V tại VDD = 15

1.1.2 Giới thiệu về IC4071


Là IC có 4 cổng logic OR được tích hợp trên cùng một package. Mỗi cổng OR có
hai đầu vào theo chuẩn logic CMOS. IC sử dụng tốt trong các ứng dụng công suất thấp.
Cổng bốn CD4071 là các mạch tích hợp MOS (CMOS) bổ sung nguyên khối
được chế tạo bằng các bóng bán dẫn chế độ tăng cường kênh N và P. Chúng có khả năng
dòng nguồn và dòng chìm bằng nhau và phù hợp với ổ đĩa đầu ra dòng B tiêu chuẩn.
Các thiết bị này cũng có đầu ra được đệm giúp cải thiện đặc tính truyền bằng cách cung
cấp mức tăng rất cao. Tất cả các đầu vào được bảo vệ chống phóng tĩnh điện bằng điốt
tới VDD và VSS.

Hình 2.3 : Sơ đồ chân của IC 4071

Bảng 2.2 Chức năng các chân của IC4071

Tên chân Số chân Loại Mô tả

VDD 14 nguồn Nguồn điện (+3 đến +15V)

GND 7 nguồn Ground (0V)

A1 đến A4 1, 6, 8, 13 Đầu vào Các đầu vào A của 4 cổng OR

B1 đến B4 2, 5, 9, 12 Đầu vào Các đầu vào B của 4 cổng OR

Q1 đến Q4 3, 4, 10, 11 Đầu ra Đầu ra từ 4 cổng OR

 Thông số kỹ thuật :
- Điện áp hoạt động điển hình: 5V

6
- Dải điện áp hoạt động: -0,5V đến + 20V
- Dòng điện đầu vào DC: ± 10mA
- Công suất tiêu tán: 500mW
- Mức logic tối thiểu điện áp thấp + 5V: 1.5V
- Tối thiểu Logic điện áp cao + 5V: 3.5V
- Độ trễ lan truyền 5V: 250ns (tối đa)
- Thời gian chuyển đổi 5V: 200ns (tối đa)
- Có các gói PDIP, GDIP, PDSO 14 chân
- Rò rỉ đầu vào tối đa 1 µA ở 15V trên toàn dải nhiệt độ

1.1.3 Giới thiệu về IC4511


Trình điều khiển/bộ giải mã/chốt CD4511BC BCD đến bảy đoạn được xây dựng
với các thiết bị chế độ tăng cường MOS (CMOS) bổ sung và trình điều khiển đầu ra
lưỡng cực NPN trong một cấu trúc nguyên khối duy nhất. Mạch này cung cấp các chức
năng của chốt lưu trữ 4 bit, bộ giải mã 8421 BCD đến bảy đoạn và khả năng điều khiển
đầu ra. Các đầu vào kiểm tra đèn (LT), xóa trống (BI) và kích hoạt chốt (LE) được sử
dụng để kiểm tra màn hình, tắt hoặc điều chỉnh xung độ sáng của màn hình và để lưu mã
BCD tương ứng. Nó có thể được sử dụng với các điốt phát sáng bảy đoạn (LED), sợi
đốt, huỳnh quang, phóng điện hoặc tinh thể lỏng trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hình 2.4 :Sơ đồ chân của IC 4511

7
 Thông số kỹ thuật
- Số chân: 16
- Điện áp hoạt động: 2V - 6V
- Dòng tiêu thụ tối đa: 6mA
- Các chân đầu vào BCD: A, B, C, D
- Đầu ra LED 7 đoạn: a, b, c, d, e, f, g
- Đầu vào điều khiển: LE (Latch Enable) / Strobe, BL (Blanking), LT (Lamp
Test)
- Chế độ hoạt động: mã BCD vào, chuyển đổi và điều khiển đèn LED 7 đoạn
- Điện trở đầu ra tối đa: 40 ohm
- Dòng điện đầu ra tối đa: 25mA

1.1.4 Giới thiệu về IC4081


Là một IC CMOS nguyên khối được cấu tạo với các bóng bán dẫn chế độ nâng cao
kênh N và kênh P. Các cổng AND cung cấp cho người thiết kế hệ thống khả năng triển
khai trực tiếp chức năng AND và bổ sung cho dòng cổng CMOS hiện có. Các loại
CD4073B, CD4081B và CD4028B được cung cấp dưới dạng gói gốm sứ hai hàng 14
chân ( hậu tố E), gói phẳng gốm 14 chân ( hậu tố K) và ở dạng chip ( hậu tố H).

Hình 2.5 : Sơ đồ chân của IC 4081

Bảng 2.3 Chức năng của các chân của IC 4081

8
Tên chân Số chân Loại Mô tả

VDD 14 Nguồn Nguồn (+3 đến +15V)

GND 7 Nguồn Nối mass (0V)

A1 đến A4 1, 6, 8, 13 Đầu vào Đầu vào A của 4 cổng AND

B1 đến B4 2, 5, 9, 12 Đầu vào Đầu vào B của 4 cổng AND

Q1 đến Q4 3, 4, 10, 11 Đầu ra Đầu ra của 4 cổng AND

 Thông số kỹ thuật :
- Hoạt động ở tốc độ trung bình - t PLH , t PHL = 60 ns (điển hình) tại VDD =
10 V
- Đã kiểm tra 100% cho dòng tĩnh ở 20 V
- Dòng điện đầu vào tối đa 1 µA ở 18 V trên toàn dải nhiệt độ đóng gói: 100 nA
ở 18 V và 25°C
- Biên độ nhiễu (phạm vi nhiệt độ gói đầy đủ) = 1 V tại V DD = 5 V; 2 V tại V
DD = 10 V; 2,5 V tại V DD = 15 V
- Đặc tính đầu ra đối xứng, tiêu chuẩn hóa
- Xếp hạng tham số 5V, 10V và 15V

1.1.5 Giới thiệu về IC4060


Là chip CMOS có bộ đếm nhị phân và bộ dao động. Nó có thể được sử dụng để tạo
ra độ trễ thời gian có thể lựa chọn hoặc để tạo ra các tín hiệu có tần số khác nhau.

9
Hình 2.6 Sơ đồ chân của IC4060

CD4060 bao gồm một phần dao động và 14 giai đoạn đếm nhị phân mang gợn
sóng. Cấu hình bộ dao động cho phép thiết kế mạch dao động RC hoặc tinh thể. Đầu vào
RESET được cung cấp để đặt lại bộ đếm về trạng thái all-O và vô hiệu hóa bộ dao động.
Mức cao trên dòng RESET sẽ hoàn thành chức năng đặt lại. Tất cả các giai đoạn truy
cập đều là Flip-Flop. Trạng thái của bộ đếm được nâng lên một bước theo thứ tự nhị
phân trên quá trình chuyển đổi âm. Tất cả đầu vào và đầu ra đều được đệm đầy đủ. Hành
động kích hoạt Schmitt trên đường xung đầu vào cho phép thời gian tăng và giảm xung
đầu vào không giới hạn.

Bảng 2.4 Chức năng các chân của IC4060

Tên chân Số chân Loại Mô tả

VDD 16 Nguồn Nguồn (+3 đến +15V)

GND 8 nguồn Ground (0V )

Q3-Q9 1-7 Đầu ra Các đầu ra bộ đếm

Q11-Q13 13-15 Đầu ra Các đầu ra bộ đếm

CEXT 9 Đầu vào Kết nối cho tụ ngoài

REXT 10 Đầu vào Kết nối cho điện trở ngoài

CLK 11 Đầu vào Chân đầu vào đồng hồ / bộ dao động

RST 12 Đầu vào Reset bộ đếm

 Thông số kỹ thuật
- Đầu vào xung Schmitt trigger cho phép thời gian tăng và giảm không giới hạn
- Hoạt động hoàn toàn tĩnh với đầu vào và đầu ra được đệm
- Phạm vi đếm: 0 đến 16383 (giá trị thập phân)
- Tần số xung clock tối đa là 30MHz với VDD = 10V
- Hoạt động tốc độ trung bình: 8MHz với VDD = 10V

10
- Chân và chức năng tương thích với IC họ TTL
- Độ trễ truyền reset: 25ns với nguồn cấp 5V
- Tần số tối thiểu của bộ dao động RC: 690kHz với VDD = 10V

1.1.6 Giới thiệu về IC4013


Flip-flop kép loại D CD4013B là mạch tích hợp MOS (CMOS) bổ sung nguyên
khối được chế tạo với các bóng bán dẫn chế độ nâng cao kênh N và P. Mỗi flip-flop có
các đầu vào dữ liệu, thiết lập, đặt lại và đồng hồ độc lập và các đầu ra “Q” và “Q”. Các
thiết bị này có thể được sử dụng cho các ứng dụng đăng ký dịch chuyển và bằng cách
kết nối đầu ra “Q” với đầu vào dữ liệu, cho các ứng dụng bộ đếm và chuyển đổi. Mức
logic hiện diện ở đầu vào “D” được chuyển sang Đầu ra Q trong quá trình chuyển đổi
theo chiều dương của xung đồng hồ. Việc cài đặt hoặc cài đặt lại độc lập với đồng hồ và
được thực hiện ở mức cao trên dòng cài đặt hoặc cài đặt lại tương ứng

Hình 2.7 Sơ đồ chân của IC4013

Bảng 2.5 Chức năng các chân của IC4013

Số chân Tên chân Mô tả

1 Output 5 Giá trị số đếm là 5 thì chân sẽ có mức logic 1

2 Output 1 Giá trị số đếm là 1 thì chân sẽ có mức logic 1

3 Output 0 Giá trị số đếm là 0 thì chân sẽ có mức logic 1

4 Output 2 Giá trị số đếm là 2 thì chân sẽ có mức logic 1

5 Output 6 Giá trị số đếm là 6 thì chân sẽ có mức logic 1

11
6 Output 7 Giá trị số đếm là 7 thì chân sẽ có mức logic 1

7 Output 3 Giá trị số đếm là 3 thì chân sẽ có mức logic 1

8 GND Chân nối đất

9 Output 8 Giá trị số đếm là 8 thì chân sẽ có mức logic 1

10 Output 9 Giá trị số đếm là 9 thì chân sẽ có mức logic 1

11 Output 4 Giá trị số đếm là 4 thì chân sẽ có mức logic 1

Chân này có mức logic 1 khi số đếm vượt qua giá


12 Carry Out
trị 10.

Chân kích hoạt tích cực mức thấp. Khi nó ở mức


13 Enable cao, mạch sẽ không nhận được tín hiệu của xung
clock và bộ đếm sẽ không đếm. Và ngược lại.

Là tín hiệu đầu vào xung clock. Ở mỗi xung cạnh


14 Clock dương của xung clock, giá trị bộ đếm được tăng
thêm 1.

15 Reset Khởi động lại bộ đếm về 0

16 Vcc Chân nguồn đầu vào

 Thông số kỹ thuật
- Bộ đếm CMOS có 16 chân, tần số hoạt động cao.
- Hỗ trợ 10 chân đầu ra được giải mã.
- Đầu vào xung clock có mạch Schmitt trigger nên không có giới hạn thời gian
tăng giảm tín hiệu.
- Dải điện áp hoạt động là từ 3V đến 15V. Tuy nhiên, ở điều kiện hoạt động
bình thường nên sử dụng điện áp + 5V.
- IC 4017 tương thích chuẩn logic TTL.
- Tốc độ hoạt động trung bình thường 5MHz, xung nhịp tối đa là 5.5Mhz
- Có nhiều package 16 chân PDIP, GDIP, PDSO

1.1.7 Giới thiệu về điện trở


Điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch

Bảng 2.6 Các giá trị điện trở sử dụng trong đề tài

12
Giá trị Hình ảnh

330Ω

4,7kΩ

1.1.8 Giới thiệu về tụ điện


Lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

Bảng 2.7 Các giá trị tụ điện sử dụng trong đề tài

Giá trị Hình ảnh

104nF

100uF

1.1.9 Giới thiệu về diode 1N4007


Diode 1N4007 được chế tạo để làm việc với điện áp cao và nó có thể dễ dàng xử lý
điện áp dưới 1000V. Với dòng điện trung bình 1000mA hay 1A, công suất tiêu thụ 3W,
kích thước nhỏ và giá rẻ diode này rất lý tưởng cho nhiều ứng dụng khác nhau.

13
Hình 2.8 Sơ đồ chân của diode 1N4007

1.1.10 Giới thiệu về IC555


Thiết bị này là các mạch định thời gian chính xác có khả năng tạo ra độ trễ hoặc
dao động thời gian chính xác. Trong chế độ hoạt động trễ thời gian hoặc đơn ổn định,
khoảng thời gian được điều khiển bởi một điện trở và mạng tụ điện bên ngoài. Ở chế độ
hoạt động không ổn định, tần số và chu kỳ nhiệm vụ có thể được điều khiển độc lập
bằng hai điện trở bên ngoài và một tụ điện bên ngoài. Ngưỡng và mức kích hoạt thường
lần lượt là hai phần ba và một phần ba VCC. Các mức này có thể được thay đổi bằng
cách sử dụng thiết bị đầu cuối điện áp điều khiển. Khi đầu vào kích hoạt giảm xuống
dưới mức kích hoạt, flip-flop được đặt và đầu ra ở mức cao. Nếu đầu vào kích hoạt cao
hơn mức kích hoạt và đầu vào ngưỡng cao hơn mức ngưỡng, flip-flop được đặt lại và
đầu ra ở mức thấp. Đầu vào đặt lại (RESET) có thể ghi đè tất cả các đầu vào khác và có
thể được sử dụng để bắt đầu một chu kỳ định giờ mới. Khi RESET xuống mức thấp,
flip-flop được đặt lại và đầu ra ở mức thấp. Khi đầu ra ở mức thấp, một đường dẫn có trở
kháng thấp sẽ được cung cấp giữa bộ phóng điện (DISCH) và mặt đất. Mạch đầu ra có
khả năng chìm hoặc cấp nguồn dòng điện lên tới 200mA. Hoạt động được chỉ định cho
nguồn điện từ 5V đến 15V. Với nguồn điện 5-V, mức đầu ra tương thích với đầu vào
TTL.

Hình 2.9 : Sơ đồ chân và hình ảnh thực tế của IC LM555

 Chức năng các chân của IC555


- Chân 1: GND ( nối đất )
- Chân 2: Trigger Input ( ngõ vào xung nảy )
- Chân 3: Output ( ngõ ra )
- Chân 4: Reset ( hồi phục )
- Chân 5: Control Voltage ( điều khiển điện áp)

14
- Chân 6: Threshold ( chân đầu vào so sánh điện áp )
- Chân 7: Dirchage ( xả điện )
- Chân8: +Vcc (nguồn dương)
Tần số xung clock được tính như sau:
F=1/(ln2.C.(R1+R2)) (1)
Hay T=ln2.C.(R1+2R2) (2)
-Thời gian xung ở mức H (1) trong một chu kì:
t1 = ln2 .(R1 + R2).C (3)
-Thời gian xung ở mức L (0) trong 1 chu kì
t2 = ln2.R2.C (4)
Trong qua trình thiết kế mạch ta chọn C=100uF, R1=10K, R2=2.2K.
Vậy ta có chu kỳ xung ra là: T=ln2x0.1x(10+2x2.2) = 0.99813s ≈ 1s.
Thời gian xung ở mức H (1): t1=ln2x(10+2.2)x0.1 ≈0.8456s
Thời gian xung ở mức L (0): t2=ln2x2.2x0.1≈0.1525s
Vì IC đếm 7490 có xung ck tác động cạnh xuống nên trong quá trình tính toán
chọn R và C ta nên tính toán sao cho thời gian xung ở mức 0 là min và thời gian
xung ở mức 1 là max để tránh lãng phí năng lượng.
 Đặc điểm :
- Khả năng điều khiển dòng điện cao ( 200mA )
- Chu kì nhiệm vụ có thể điều chỉnh
- Độ ổn định nhiệt độ 0.005%/0C
- Thời gian từ giây đến giờ
- Thời gian tắt ít hơn 2xSec

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

15
1. Thiết kế mạch sơ đồ:

1.1 Thiết kế sơ đồ khối:


Sơ đồ khối của một mạch đồng hồ số là biểu đồ trực quan thể hiện cách thức
các khối chức năng khác nhau tương tác và làm việc cùng nhau để tạo ra một hệ
thống hoạt động. Mỗi khối trong sơ đồ đại diện cho một phần của mạch tổng thể,
từ việc tạo ra dao động chuẩn cho đến hiển thị thời gian trên màn hình. Dưới đây
là sơ đồ khối của các khối chức năng chính của mạch đồng hồ số:

Hình 3.1 Sơ đồ khối chi tiết

Hình 3.2 Sơ đồ khối tổng quát

 Chức năng và nhiệm vụ từng khối:

16
- Khối tạo xung:

Có nhiều cách để tạo ra xung chuẩn 1Hz như dùng dao động đa hài, dùng
mạch khuếch đại có hồi tiếp dương, dùng thạch anh, và IC tạo dao động chuyên
dụng 555. Trong các cách đó nếu dùng thạch anh là chính xác hơn cả bởi sai số
của nó rất nhỏ, tuy nhiên khi dùng thạch anh ta lại phải tạo ra một mạch tương đối
phức tạp đó là khuyếch đại dao động nội từ thạch anh sau đó lại phải tiến hành
chia tần nhiều lần rất phức tạp. Để có một mạch dao động tạo xung chuẩn tương
đối chính xác người ta hay dùng IC555 bởi giá thành rẻ, lắp ráp và vận hành
tương đối đơn giản. trong đề tài này em đã sử dụng loại IC này để tạo dao động.

Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R45, R44 và các
tụ C5. Vậy khi Bạn dùng tụ C5, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung có tần số thấp,
lúc này biến trở RV1 dùng để chỉnh chọn tần.
Xung ra trên chân 3 là dạng xung vuông với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng
dạng xung này kích thích các mạch số là rất tốt.
Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ
C5 sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1, R45, R44, mức áp trên chân 2, 6 tăng
dần lên, khi mức áp này bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này
tụ C5 sẽ cho xả điện, dòng xả qua R44. Vậy công dụng của R44 là hạn chế không
để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi mức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3
mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển qua thời kỳ nạp điện…. Để
tín hiệu ra có dạng xung vuông với hệ số duty = 50%, Bạn lấy trị R44 đủ nhỏ so
với trị của RV1 + R1.
Tần số xung clock được tính như sau:
F=1/(ln2.C.(R1+R2))
Hay T=ln2.C.(R1+2R2)
-Thời gian xung ở mức H (1) trong một chu kì:
t1 = ln2 .(R1 + R2).C
-Thời gian xung ở mức L (0) trong 1 chu kì

17
t2 = ln2.R2.C
Trong qua trình thiết kế mạch ta chọn C=100uF, R45=4k7, R44=4k7
Vậy ta có chu kỳ xung ra là: T=ln2x0.1x(4.7+2x4.7) = 0.977337s ≈ 1s.
Thời gian xung ở mức H (1): t1=ln2x(4.7+4.7)x0.1 ≈0.651558s
Thời gian xung ở mức L (0): t2=ln2x4.7x0.1≈0.325779s
Khối xung gồm 1 IC 555 được kết nối mạch như hình bên dưới:

Hình 3.3 Mạch tạo xung IC 555

- Khối đếm giờ, phút, giây:


Cứ mỗi 1 xung vào thì nó đếm tiến lên 1 và được mã hóa sang mã BCD. Khi
đếm đến 9 thì nó tự động reset và quay trở về 0.
Xung kích được tạo ra từ mạch tạo xung và xung này được đưa tới chân CKA của
IC 4518. Ngõ ra xung của 4518 ở các chân Q0,Q1 ,Q2 ,Q3 được đưa đến ngõ vào của
IC giải mã 4511.
Đối với hai IC đếm giây, xung được cấp cho IC1, IC1 này đếm giá trị của 9 xung (led
hiển thị số 9), sau khi đếm hết giá trị của 9 xung thì cấp cho IC 2 một xung đếm. Khi đó,
IC1 đếm về 0 và IC2 đếm lên 1, tức ta có giá trị là 10. Sau đó IC1 tiếp tục đếm từ 0 đến
9 và tiếp tục cấp xung cho IC2 tăng lên 2, 3,… Khi IC1 đếm đếm 9 và IC2 đếm đến 5
chuyển sang 6 ( tức là số 59 trên led 7 đoạn) ta dùng chân R0 để reset cả hai IC trở về 0
đồng thời cấp cho chân CKA của IC đếm phút, một xung kích và phút đếm lên một đơn
vị.
Đối với IC đếm phút, khi IC3 nhận được xung nó lại đếm như IC đếm giây đến giá trị
59. Vì lấy xung từ IC đếm giây nên khi mạch đếm giây đếm đến 59 thì mạch đếm phút
mới nhận được một xung. Khi cả IC đếm giây và đếm phút đều đếm đến giá trị 59 thì tất

18
cả 4 IC cũng được reset về 0, đồng thời mạch đếm phút cấp cho IC5 của IC đếm giờ một
xung.
Đối với IC đếm giờ, khi IC5 nhận được một xung thì nó cũng bắt đầu đếm lên.
Khi IC5 đếm đến 9 thì cấp xung cho IC6 đếm, khi hai IC đếm giờ đếm đến 23 và tại thời
điểm sang 24 là lúc cả hai IC được reset về trạng thái 0. Vì số nhị phân tương ứng của 2
là Q3Q2Q1Q0 = 0010, của 4 là Q3Q2Q1Q0 = 0100 nên ngõ ra Q1 của IC đếm giờ (đếm
hàng chục) và ngõ ra Q2 của IC đếm giờ (đếm hàng đơn vị) được đưa vào chân R0(1),
R0(2) để thực hiện reset về 0.

- Khối giải mã và hiển thị:


Mạch giải mã là mạch có chức năng đưa tín hiệu ra các đèn để hiển thị kết quả ở
dạng chữ số. Do có hiều loại đèn hiển thị và có nhiều loại mã số khác nhau nên có nhiều
mạch giải mã khác nhau. Mạch giải mã thường sử dụng các IC giải mã BCD như:
74LS247, 74LS47, 4511,… Trong đó ta sử dụng loại 4511 giá thành thấp và thực hiện
điều khiển dễ dàng.
IC CD4511 thuộc họ CD4000 của mạch tích hợp CMOS, là IC chuyên dụng giải
mã BCD sang mã 7 đoạn anode chung. Giúp ta dễ dàng hơn trong viêc điều khiển LED
7 đoạn hiển thị số. Bao gồm 4 đầu vào 7 đầu ra. Trong đó, ngoài các chân tín hiệu vào,
người ta còn thêm các chân tín hiệu vào điều khiển dể thêm vào một số chức năng phụ
cho IC.
IC CD4511 sẽ nhận tín hiệu từ IC 4518 qua các cổng A,B,C,D. Cổng a,b,c,d,e,f
sẽ truyền tín hiệu được giải mã đến led 7 đoạn.

Hình 3.4 Bảng chi tiết chuyển đổi BCD để hiển thị trên led 7 đoạn

19
Hiển thị dùng led 7 đoạn loại anode chung do đầu ra của IC CD4511 có mức tích
cực là mức 0 (mức thấp).
Ở loại anode chung, anode của đèn được nối lên +5V, đoạn nào sáng ta nối đầu
cathode của đoạn đó xuống mức thấp thông qua điện trở để hạn dòng. Chân 3, 8 là Vcc
được nối lại với nhau. Các chân a,b,c,d,e,f của led 7 đoạn sẽ nối với các chân tương ứng
của IC CD4511 có điện trở để cản dòng

Hình 3.5 Trạng thái hoạt động của led 7 đoạn anode chung

1.2 Sơ đồ nguyên lý
Trong bất kỳ dự án kỹ thuật nào, từ việc thiết kế một mạch điện tử đơn giản đến
việc xây dựng một hệ thống tự động hóa phức tạp, sơ đồ nguyên lý luôn đóng vai trò là
bản đồ dẫn lối. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thức các linh kiện và mạch điện
kết nối và tương tác với nhau, từ đó giúp chúng ta ‘nhìn thấy’ được logic đằng sau mỗi
quy trình và hoạt động
Sau khi hoàn thành tất cả các xác định về cơ sở lý thuyết các đặc tính của các
linh kiện và dòng, áp cần đáp ứng cho mạch. Dưới đây là hình ảnh sơ đồ nguyên lý của
mạch

20
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý

 Nguyên lý hoạt động :


Mạch tạo xung của IC 555 cấp 1 xung vào thì nó đếm tiến lên 1 và được mã hóa
sang mã BCD. Khi đếm đến 9 thì nó tự động reset và quay trở về 0.
Xung kích được tạo ra từ mạch tạo xung và xung này được đưa tới chân CKA của
IC 4518. Ngõ ra xung của 4518 ở các chân Q0,Q1 ,Q2 ,Q3 được đưa đến ngõ vào của
IC giải mã 4511.
Đối với hai IC đếm giây, xung được cấp cho IC1, IC1 này đếm giá trị của 9 xung
(led hiển thị số 9), sau khi đếm hết giá trị của 9 xung thì cấp cho IC 2 một xung đếm.
Khi đó, IC1 đếm về 0 và IC2 đếm lên 1, tức ta có giá trị là 10. Sau đó IC1 tiếp tục đếm

21
từ 0 đến 9 và tiếp tục cấp xung cho IC2 tăng lên 2, 3,… Khi IC1 đếm đếm 9 và IC2 đếm
đến 5 chuyển sang 6 ( tức là số 59 trên led 7 đoạn) ta dùng chân R0 để reset cả hai IC
trở về 0 đồng thời cấp cho chân CKA của IC đếm phút, một xung kích và phút đếm lên
một đơn vị.
Đối với IC đếm phút, khi IC3 nhận được xung nó lại đếm như IC đếm giây đến giá trị
59. Vì lấy xung từ IC đếm giây nên khi mạch đếm giây đếm đến 59 thì mạch đếm phút
mới nhận được một xung. Khi cả IC đếm giây và đếm phút đều đếm đến giá trị 59 thì tất
cả 4 IC cũng được reset về 0, đồng thời mạch đếm phút cấp cho IC5 của IC đếm giờ một
xung.
Đối với IC đếm giờ, khi IC5 nhận được một xung thì nó cũng bắt đầu đếm lên. Khi
IC5 đếm đến 9 thì cấp xung cho IC6 đếm, khi hai IC đếm giờ đếm đến 23 và tại thời
điểm sang 24 là lúc cả hai IC được reset về trạng thái 0. Vì số nhị phân tương ứng của 2
là Q3Q2Q1Q0 = 0010, của 4 là Q3Q2Q1Q0 = 0100 nên ngõ ra Q1 của IC đếm giờ (đếm
hàng chục) và ngõ ra Q2 của IC đếm giờ (đếm hàng đơn vị) được đưa vào chân R0(1),
R0(2) để thực hiện reset về 0.
Sau đó, IC CD4511 sẽ nhận tín hiệu từ IC 4518 qua các cổng A,B,C,D. Cổng
a,b,c,d,e,f sẽ truyền tín hiệu được giải mã đến led 7 đoạn

1.3 Thiết kế trên phần mềm ứng dụng

1.3.1 Giới thiệu phần mềm Proteus

Proteus là một phần mềm mô phỏng và thiết kế mạch điện tử được phát triển bởi
Labcenter Electronics. Nó cung cấp một giải pháp toàn diện cho các kỹ sư và nhà thiết
kế để tạo ra các mạch điện tử từ giai đoạn ban đầu của sơ đồ nguyên lý đến sản xuất
PCB (Printed Circuit Board - Bảng Mạch In). Được biết đến với khả năng mô phỏng
mạnh mẽ và giao diện người dùng trực quan, Proteus không chỉ giúp tiết kiệm thời gian
và nguồn lực mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển sản phẩm.
Phần mềm Proteus được phát triển từ năm 1988, với phiên bản đầu tiên được gọi là
PCB-B. Từ đó, Proteus đã trải qua nhiều cải tiến và bổ sung tính năng để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp điện tử. Sự phát triển của Proteus gắn liền với
sự tiến bộ của công nghệ máy tính, cho phép nó xử lý các mạch ngày càng phức tạp và
lớn hơn.

22
Hình 3.7 Logo Proteus

 Các Tính Năng Chính Proteus bao gồm hai chương trình chính là ISIS và
ARES:
- ISIS (Interactive Simulation and Schematic Input System): Là công cụ cho
phép người dùng vẽ sơ đồ nguyên lý và mô phỏng mạch điện tử. ISIS có một
thư viện phong phú với hàng nghìn linh kiện điện tử, từ các thành phần rời rạc
như điện trở, tụ điện, đến các mạch tích hợp kỹ thuật số và analog. Nó cũng
hỗ trợ mô phỏng thời gian thực, cho phép người dùng theo dõi và phân tích
các thông số mạch như dòng điện và điện áp trong quá trình mô phỏng.
- ARES (Advanced Routing and Editing Software): Là công cụ thiết kế PCB,
cho phép người dùng chuyển đổi sơ đồ nguyên lý đã vẽ trong ISIS sang bản
vẽ PCB. ARES hỗ trợ thiết kế PCB lên đến 14 lớp, với các tùy chọn định
tuyến tự động và thủ công, giúp tối ưu hóa bố trí linh kiện và đường mạch
 Ưu điểm của Proteus
- Tiết Kiệm Chi Phí: Mô phỏng mạch trên Proteus giúp giảm thiểu chi phí sản
xuất mẫu thử nghiệm, do không cần phải sử dụng linh kiện thực tế.
- Giảm Sai Sót: Mô phỏng trên phần mềm cho phép phát hiện và sửa chữa lỗi
trước khi chuyển sang sản xuất thực tế.
- Thời Gian Phát Triển Ngắn: Việc thiết kế và mô phỏng mạch trên Proteus tốn
ít thời gian hơn so với việc xây dựng mạch thực tế.
- An Toàn: Không có nguy cơ đốt cháy hoặc làm hỏng linh kiện trong quá trình
mô phỏng.
- Tính Năng Mô Phỏng Mạnh Mẽ: Cung cấp khả năng mô phỏng các linh kiện
điện tử và mạch điện tử với độ chính xác cao.

23
Ứng Dụng của Proteus Proteus được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và công
nghiệp. Trong giáo dục, nó giúp sinh viên kỹ thuật điện tử hiểu rõ hơn về cách thức hoạt
động của các mạch điện tử thông qua việc mô phỏng và thiết kế. Trong công nghiệp,
Proteus là công cụ hỗ trợ thiết kế mạch, kiểm tra và xác minh trước khi sản xuất, giúp
tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Proteus không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người dùng phải có kiến thức cơ bản về
điện tử và thiết kế mạch. Các bước cơ bản bao gồm việc khởi động chương trình, chọn
linh kiện từ thư viện, vẽ sơ đồ nguyên lý trong ISIS, và sau đó chuyển sang ARES để
thiết kế PCB.

Hình 3.8 Giao diện của phần mềm proteus

1.3.2 Thiết kế sơ đồ mạch


Sau khi thiết kế sơ đồ nguyên lý hoàn tất, giai đoạn tiếp theo là thiết kế mạch in.
Dưới đây là hình ảnh minh họa của sơ đồ mạch in

24
Hình 3.9 Sơ đồ mạch ở 2D

Hình 3.10 Sơ đồ mạch 3D

2. Thi công mạch


 Các bước thi công mạch in:
- In phần layout bảng mạch ra bằng máy in trên giấy bóng. Chọn màu đen trên
phần mềm thiết kế PCB cũng như khi cài đặt máy in để in ra màu đen.

25
- Chà phần cạnh miếng đồng bằng miếng rửa chén để loại bỏ lớp oxit trên phíp
đồng. Bề mặt nhám cũng giúp cho hình ảnh từ giấy dính tốt hơn.
- Sau khi in trên giấy bóng, đặt hình mạch in xuống tấm đồng và chỉnh bàn ủi
lên nhiệt độ cao nhất.
- Đặt bảng và giấy in lên miếng đồng. Sử dụng kẹp để giữ một đầu cố định. Sau
đó đặt bàn ủi nóng lên đầu còn lại trong 10 giây. Tiếp đến, ủi nhẹ dọc theo
mặt giấy in bằng mũi bàn ủi từ 5 đến 15 phút. Sau khi ủi xong, đặt tấm in vào
nước ấm trong 10 phút. Giấy sẽ mềm ra và bạn có thể gỡ ra nhẹ nhàng.
- Hòa 2-3 muỗng bột FeCl3 vào nước. Nhúng bảng mạch in vào dung dịch ăn
mòn trong 30 phút.
- Chà nhẹ lớp mực in thì thu được đường đồng.
- Ráp linh kiện và hàn mạch
- Kiểm tra mạch

Hình 3.11 Mạch chưa chà lớp mực in

26
Hình 3.12 Mạch đã chà lớp mực in

Hình 3.13 Mạch hoàn chỉnh

Hình 3.14 Đường in của mạch

27
KẾT LUẬN
Qua đề tài lần này, nhóm chúng em đã hoàn thành dự án xây dựng mạch đồng hồ số.
Hoàn thành những mục tiêu của đề tài đề ra ban đầu. Trong quá trình thực hiện, nhóm
chúng em đã về được các kết quả :
-Thành công thiết kế một mạch đồng hồ số hiển thị bằng led 7 đoạn . Tuy có
nhiều sai sót trong quá trình thi công nhưng nhóm chúng em đã cố gắng và
khắc phục được vấn đề .
- Có thêm kinh nghiệm thiết kế và thi công mạch điện tử.
- Tìm hiểu thêm được về các kiến thức về linh kiện, kĩ thuật hàn mạch.
 Ưu điểm:
- Sản phẩm tương đối hoàn thiện.
- Hiển thị tương đối chính xác với thời gian thực , có thể điều chỉnh bằng cách
nhấn các nút nhấn.
- Giá thành hợp lý, ứng dụng vào thực tiễn tương đối tốt.
 Nhược điểm:
- Do quá trình thi công có xảy ra một số sai sót nên chi phí thực hiện đề tài phải
tăng lên so với dự tính.
- Về mặt mỹ thuật , mạch có bố cục đơn giản nhưng vẫn chưa đảm bảo về độ
đồng đều giữa các linh kiện ( xảy ra việc một số linh kiện hở chân lên cao ,
một số linh kiện bị chèn ép vào nhau dẫn đến linh kiện nhanh bị nóng lúc
mạch hoạt động).
- Đường mạch in bị rỉ sét trong thời gian sử dụng lâu.
 Nội dung chưa làm được :
- Mạch chưa thiết kế nút reset, hạn chế trong việc điều chỉnh thời gian
- Bố trí linh kiện trên mạch chưa mang tính thẩm mỹ
- Chưa tạo được tính khác biệt so với các sản phẩm khác ( cài đặt báo thức, hiển
thị ngày tháng năm,...)
- Mạch tương đối, chưa chính xác so với thời gian thực
 Hướng phát triển:
Vì chỉ có 10 tuần để nghiên cứu hoàn thiện, thời gian thực hiện đề tài là có hạn
và lượng kiến thức cá nhân mỗi thành viên của nhóm còn hạn chế nên đề tài thực
hiện xong vẫn còn một vài hạn chế như nhóm đã làm được nút nhấn chỉnh giờ nhưng
vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, để đề tài này thêm hoàn thiện và phong phú hơn, mang

28
nhiều tính thực tế hơn nữa, có khả năng ứng dụng cao hơn thì đề tài cần đưa thêm
vào những yêu cầu như sau:
- Hoàn thiện các nút reset, chỉnh được hàng chục của phút, giờ
- Thêm các tính năng cho mạch như là cài đặt báo thức, hiển thị ngày tháng
năm, nhiệt độ
- Sử dụng bộ dao động thạch anh để có tính chính xác với thời gian thực
- Chúng ta có thể kết hợp giữa đếm và giải mã BCD bằng duy nhất 1 IC, ví dụ
như CD40110,…

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt:

[1] Giáo trình mạch điện tử nâng cao / Bùi Thư Cao. - TP. Hồ Chí Minh: Đại học Công
nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2023
[2] Mạch điện tử 1 / Lê Tiến Thường. - Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, 2015
[3] Mạch điện tử 2 / Lê Tiến Thường. - Tái bản lần thứ tư. - Tp. Hồ Chí Minh : Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2016
[4] Giáo trình linh kiện điện tử / Lưu Thế Vinh, Nguyễn Ngọc Sơn. - Tp. Hồ Chí Minh :
Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 2019
[5] Giáo trình Kỹ thuật số - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, tác giả Nguyễn Đình Phú -
Nguyễn Trường Duy, NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH.
[6] Giáo trình thực hành xung - số. - Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Công nghiệp Tp. Hồ
Chí Minh, 2008
2. Tài liệu tiếng Anh:
[1] Electronic devices and circuit theory / Robert L. Boylestad, Louis Nashelsky.—11th
ed. p. cm.
[2] Circuit Analysis with Multisim / David Báez-López and Félix E. Guerrero-Castro
2011
[3] Microcontroller Programming and Interfacing Texas Instruments MSP430, Part I /
Steven F. Barrett and Daniel J. Pack – 2011
[4] Microcontroller Programming and Interfacing Texas Instruments MSP430, Part II /
Steven F. Barrett and Daniel J. Pack – 2011
[5] Pragmatic Electrical Engineering: Systems and Instruments William Eccles – 2011
[6] Digital System Verification: A Combined Formal Methods and Simulation
Framework / Lun Li and Mitchell A. Thornton – 2010
[7] Progress in Applications of Boolean Functions Tsutomu Sasao and Jon T. Butler –
2009

30
[8] Embedded Systems Interfacing for Engineers using the Freescale HCS08
Microcontroller I: Assembly Language Programming / Douglas H.Summerville – 2009
[9] Digital systems : principles and applications / Ronald J. Tocci, Neal S. Widmer,
Gregory L. Moss.—10th ed.
[10] Pragmatic Circuits: Frequency Domain William J. Eccles 2006

3. Các tài liệu trên web


[1] https://123docz.net/document/12914643-do-an-1-thiet-ke-mach-dong-ho-so-dung-ic-
cd40110.htm
[2] https://123docz.net/document/95021-thiet-ke-mach-dong-ho-hien-thi-ngay-thang-
nam-gio-phut-giay-dung-ic-so.htm
[3] https://tailieu.vn/doc/de-tai-mach-dong-ho-so-dung-ic555-312282.html
[4] https://xemtailieu.net/tai-lieu/mach-dong-ho-so-dung-ic555-292170.html
[5] https://luanvan.co/luan-van/thiet-ke-va-thi-cong-mach-dong-ho-so-dung-7490-
31283/
[6] https://www.alldatasheet.vn/datasheet-pdf/pdf/26905/TI/CD4511.html
[7] https://www.alldatasheet.vn/datasheet-pdf/pdf/66466/INTERSIL/CD4518.html
[8] https://www.circuits-diy.com/cd4030-quad-exclusive-or-gate-datasheet/
[9] https://www.alldatasheet.vn/datasheet-pdf/pdf/161279/TI/NE555.html
[10]https://www.alldatasheet.com/datasheetpdf/pdf/50863/FAIRCHILD/CD4071.html

31

You might also like