You are on page 1of 11

Mô phỏng mô hình xe điện kiểu BEV bằng phần mềm

Matlab/Simulink dựa trên xe Hyundai Kona Electric 2023


Nguyễn Phạm Thanh Tú, Hồ Tuấn Phát
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Tp.HCM, Việt Nam

Tóm tắt: Từ những đặc điểm thân thiện với môi trường của xe điện, nhóm thực
hiện mô phỏng xe điện BEV bằng phần mềm matlab/simulink, dựa vào các tính
năng của xe điện nhóm nghiên cứu thực hiện các tính toán mô hình hóa, và mô
phỏng. Bài báo này sẽ trình bày về khả năng tiêu thụ pin, sức mạnh động cơ,
và quãng đường hoạt động dựa trên chu trình chạy thử nghiệm. Từ đó đánh
giá được khả năng hoạt động, thời gian vận hành, và độ linh hoạt của xe điện.
Từ khóa: Xe điện, động cơ điện, Matlab/Simulink

Simulation of BEV Electric Vehicle Model Based on 2023 Hyundai


Kona Electric using Matlab/Simulink

Abstract: Leveraging the environmentally-friendly features of electric


vehicles, the team conducts a simulation of a Battery Electric Vehicle (BEV)
using Matlab/Simulink software, based on the characteristics of the electric
vehicle. The research team performs modeling calculations and simulations.
This paper will present insights into battery consumption, motor power, and
operational range based on test drive cycles. From this, the operational
capabilities, runtime, and flexibility of the electric vehicle are evaluated.
Keywords: Electric Vehicle, Electric Motor, Matlab/Simulink
2 Mô phỏng mô hình xe điện kiểu BEV bằng phần mềm Matlab/Simulink dựa trên xe
Hyundai Kona Electric 2023

1. Giới thiệu
Ngày nay, ô tô đã trên thế giới đã đạt được những thành tựu cao về khoa học kĩ thuật.
Theo quy hoạch ngành ô tô, ngành công nghiệp ô tô được coi là một ngành công nghiệp mũi
nhọn, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, bởi công nghiệp ô tô thúc đẩy nhiều
ngành công nghiệp liên quan khác như: cao su, luyện kim, chế tạo máy thủy tinh và chất dẻo,
xăng dầu, điện, điện tử… Nhưng hiện nay các vấn đề về năng lượng và các tiêu chuẩn khí
thải trên ô tô đang được đặt lên hàng đầu, do trữ lượng dầu mỏ trên thế giới là có hạn và vấn
đề về ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Với tình trạng như vậy, bài toán năng
lượng và các tiêu chuẩn khí thải là những vấn đề nan giải đối với nền công nghiệp ô tô tại
Việt Nam trong tương lai. Có nhiều giải pháp đã được công bố trong những năm gần đây,
như: sử dụng các loại nhiên liệu không truyền thống cho ô tô như LPG, khí thiên nhiên,
methanol, biodiesel, điện, pin nhiên liệu, năng lượng mặt trời, ô tôlai (hybrid), …Ô tô điện
xuất hiện chính là giải pháp thích hợp của các nhà sản xuất ô tô để đáp ứng yêu cầu ngày
càng khắt khe hơn về phát thải khí carbon do Liên hợp quốc đề ra và bài toán năng lượng
được giải quyết.
Vậy nên việc tìm hiểu về hệ thống ô tô điện là cần thiết để bắt kịp xu thế, thích ứng với
con đường phát triển của ngành công nghệ kĩ thuật ô tô.
Trong nghiên cứu này tính toán khảo sát đặc tính hoạt động của mô hình mô phỏng
tham khảo của dòng xe Hyundai Kona Electric 2023 dựa trên kết quả về quãng đường di
chuyển, trạng thái điện tích, mômen xoắn động cơ và dòng điện trên Matlab/Simulink

2. Giới thiệu về xe điện (BEV)


Xe chạy bằng pin, còn được gọi là BEV và thường được gọi là EV, là xe chạy hoàn toàn
bằng điện với pin sạc và không có động cơ xăng. Toàn bộ năng lượng để xe chạy đều lấy từ
bộ pin được sạc từ lưới điện. BEV là phương tiện không phát thải vì chúng không tạo ra bất
kỳ khí thải độc hại nào từ ống xả hoặc nguy cơ ô nhiễm không khí do các phương tiện chạy
bằng xăng truyền thống gây ra.
Nguyên lý hoạt động xe điện (BEV):
Các pin trong một chiếc xe điện sử dụng dòng điện một chiều. Nhưng, khi đến động cơ
chính của xe điện (cung cấp lực kéo cho xe), năng lượng DC này phải được chuyển hóa thành
AC thông qua một bộ biến tần.
Khi bạn nhấn bàn đạp ga, những điều này sẽ xảy ra:
• Nguồn điện được chuyển đổi từ DC thành AC
• Bàn đạp ga gửi tín hiệu đến bộ điều khiển để điều chỉnh tốc độ của xe bằng cách
thay đổi tần số của nguồn điện xoay chiều từ biến tần đến động cơ
• Động cơ kết nối và quay các bánh xe thông qua một bánh răng
• Khi nhấn phanh hoặc xe giảm tốc, động cơ sẽ trở thành máy phát điện và tạo ra năng
lượng, được gửi trở lại pin.

3. Tính toán thông số động học


Tải trọng phân bố lên cầu trước và cầu sau được xác định như sau:
1 1
Fz1 = 2 . 40%. G = 2 . 40%. 1740.9,81 = 3413,88 N (1)
1 1
Fz2 = 2
. 60%. G = 2
. 60%. 1740.9,81 = 5120,82 N (2)
Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu trước:
Nguyễn Phạm Thanh Tú, Hồ Tuấn Phát 3
2.L.Fz2 2.2600.5120,82
a= G
= 1740.9,81
= 1,56 (m) (3)
Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu sau:
2.L.Fz1 2 .2600.3413,88
b= G
= 1740.9,81
= 1,04 (m) (4)
Mô men quán tính của bánh xe
4
I = 3 . 𝑚. 𝑅 2 = 0,864(𝑘𝑔. 𝑚2 ) (5)
Chiều cao trọng tâm xe: Trọng lượng của xe trên mặt phẳng nằm ngang:
2.I.Fz1
h= R+(b - G
)cos= 0,71 (m) (6)
Diện tích cản chính diện :
𝐴 = 0,9. 1,8.1.555 = 2,5191(𝑚2 ) (7)
1,8 và 1,555 lần lượt là chiều rộng và chiều cao của xe
Dung lượng pin(Wh) 64000
Dung lượng pin định mức (Ah)= = =179,8 (Ah) (8)
điện áp(V) 356
Số lượng pin của xe: 294
Bao gồm:
Number of cells in series (Ns) : 3 in series (3 nối tiếp)
Number of cells in series (Np): 98 in parallel (98 song song)
Bảng 1. Thông số cơ bản của xe Hyundai Kona Electric 2023
Nhiên liệu Điện
Tên động cơ Permanent magnet synchronous
motor

Chiều dài cơ sở (mm) 2600 mm


Kích thước tổng thể (DxRxC) (mm) 4180 x 1800 x 1555
Khối lượng xe không tải (kg) 1740 kg
Khối lượng xe toàn tải (kg) 2160 kg
Công suất động cơ 150 kW
Momen xoán cực đại 395 Nm
Tốc độ động cơ 3600 v/p
Tốc độ tối đa 167 km/h
Dung lượng pin 64 kWh
Điện áp 356 V
Mô men xoắn cực đại (Nm) 395 Nm
Tốc độ động cơ (RPM) 3600 RPM
Tốc độ tối đa (km/h) 167 km/h
Thông số lốp xe 215/55R17
4 Mô phỏng mô hình xe điện kiểu BEV bằng phần mềm Matlab/Simulink dựa trên xe
Hyundai Kona Electric 2023
4. Xây dựng mô hình xe điện Hyundai Kona Electric 2023

Mô hình hóa xe điện

Xây dựng khối mô hình khối pin


Dùng để mô hình pin Lithium - ion,
Lithium – polymer hoặc pin chì axit dựa
trên các đặc tính phóng điện được thực
hiện ở các nhiệt độ khác nhau

Xây dựng khối mô hình động cơ


Nguyễn Phạm Thanh Tú, Hồ Tuấn Phát 5
Dùng để mô hình động cơ
đồng bộ nam châm vĩnh
cửu của xe ô tô điện. Đây là
động cơ ứng dụng nhiều
trong xe điện giúp xe điện
chạy nhanh, ít phát sinh
nhiệt và tiết kiệm điện.

Mô hình bộ biến tần nguồn


điện áp ba pha thực hiện bộ
biến tần nguồn điện ba pha
tạo ra các lệnh điện áp trung
tính cho tải ba pha cân bằng
và khối điều khiển các trạng
thái chuyển đổi điện áp 1
chiều thành điện áp xoay
chiều 3 pha lý tưởng.

Mô phỏng một động cơ


đồng bộ nam châm vĩnh
cửu ba pha (PMSM) bên
trong. Sử dụng điện áp đầu
vào ba pha để điều chỉnh
dòng điện từng pha, cho
phép điều khiển mô-men
xoắn hoặc tốc độ của động
cơ.
6 Mô phỏng mô hình xe điện kiểu BEV bằng phần mềm Matlab/Simulink dựa trên xe
Hyundai Kona Electric 2023
Xây dựng khối mô hình khối thân xe

Mô hình thân xe cứng ba bậc tự do (DOF) với độ cứng


có thể tính toán chuyển động theo chiều dọc, dọc và
cao độ. Khối này tính đến khối lượng thân xe, lực cản
khí động học, độ nghiêng của đường và sự phân bổ
trọng lượng giữa các trục do gia tốc và mặt đường.
Khối này sử dụng chuyển động của thân xe cứng, lực
của hệ thống treo, lực gió và lực cản để tính toán các
lực pháp tuyến trên trục trước và sau.

Xây dựng khối mô hình điều khiển hệ thống truyền lực


Nguyễn Phạm Thanh Tú, Hồ Tuấn Phát 7
Xây dựng khối mô hình phanh tái sinh

Xây dựng khối mô hình quản lý năng lượng

Xây dựng khối mô hình hệ thống quản lý pin lưu trữ (BMS)
8 Mô phỏng mô hình xe điện kiểu BEV bằng phần mềm Matlab/Simulink dựa trên xe
Hyundai Kona Electric 2023
Xây dựng khối mô phỏng điều khiển động cơ

Thực hiện theo đõi tốc độ dọc. Dựa trên vận tốc tham chiếu và phản hồi, khối tạo ra các lệnh
phanh và tăng tốc chuẩn hóa có thể thay đổi từ 0 đến 1.
Xây dựng khối mô phỏng tốc độ tham chiếu đầu vào

Chu kỳ lái xe ( Driving cycle ) là một chuỗi các điểm dữ liệu đại diện cho tốc độ của một
chiếc xe so với thời gian.

5. Thực hiện mô phỏng và kết quả mô phỏng


Thực hiện mô phỏng
Có 2 quá trình kiểm tra của NEDC:
• Chu trình lái xe trong đô thị (ECE-15): gồm 4 chu kỳ được lặp lại 4 lần, mỗi lần trải qua
195s với quãng đường lý thuyết là 994,03 mét với tốc độ trung bình là 18,35 km/h.
• Chu trình lái xe ngoài đô thị (EUDC): xe chạy với tốc độ trung bình là 62,6 km/h trong 400s
với quãng đường lý thuyết là 6956 mét.
Kết quả mô phỏng
Đồ thị mô phỏng

Hình 1. Đồ thị tiêu thụ pin


Nguyễn Phạm Thanh Tú, Hồ Tuấn Phát 9
Đồ thị tiêu thụ pin thể hiện mức độ giảm của pin và khả năng sạc pin ngược lại bằng phanh
tái sinh.

Hình 2. Đồ thị quãng đường đi được


Từ đồ thị hình 1 và 2 ta có thể thấy trong khoảng thời gian khảo sát là 1180s thì quãng đường
xe có thể đi được là gần 11km và phần trăm pin còn lại là gần 98.13% ( chênh lệch 20-30km
so với thực tế).

Hình 3. Đồ thị dòng điện


Từ đồ thị hình 3 ta có thể thấy được dòng điện có lúc âm lúc dương và bằng 0. Dòng điện
dương: đại diện cho ba pha bằng nhau lệch pha 120° và có trình tự pha giống như các pha
ban đầu. Xác định rằng dòng điện đang chạy qua nguồn để tải.
Dòng điện âm: Đại diện cho ba pha bằng nhau, pha dịch chuyển nhau 120° và có trình tự pha
ngược lại với chuỗi pha ban đầu. Chỉ rõ rằng dòng điện đang chạy từ tải tới nguồn.
Dòng điện bằng 0: Đại diện cho ba pha bằng nhau và song song với độ lệch pha bằng 0. Chỉ
rõ rằng dòng điện đang chạy từ nguồn xuống ground.
10 Mô phỏng mô hình xe điện kiểu BEV bằng phần mềm Matlab/Simulink dựa trên xe
Hyundai Kona Electric 2023

Hình 4. Đồ thị Mô men xoắn động cơ


Từ đồ thị hình 4 Mômen xoắn ta thấy được cả giá trị dương, âm và bằng 0. Mômen xoắn âm
điều này có nghĩa là động cơ đang chạy quá nhanh và sẽ giảm tốc. Nếu chạy quá chậm, động
cơ sẽ tạo ra Moomen xoắn dương và tăng tốc. Điểm vận hành ở trạng thái ổn định là nơi
Mômen xoắn bằng 0.

Hình 5. Đồ thị sự khác nhau khi có phanh tái sinh và không có phanh tái sinh
Xe không sử dụng phanh tái sinh:
Khi phanh, năng lượng động cơ không được hồi sinh và hoàn toàn trở thành nhiệt năng do
phanh cơ. Điều này dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và tạo áp lực phanh lớn hơn, gây
mòn nhanh hơn cho hệ thống phanh cơ.
Do đó xe điện sử dụng phanh tái sinh có thể giữ pin ổn định hơn và giảm tình trạng tuột pin
so với xe không sử dụng tính năng này và đó là lý do vì sao trên đồ thị tình trạng tuột pin ở
xe không sài phanh tái sinh diễn ra nhanh hơn so với xe có phanh tái sinh.
Nguyễn Phạm Thanh Tú, Hồ Tuấn Phát 11

Hình 6. Đồ thị tiêu hao nhiên liệu


6. KẾT LUẬN
Từ kết quả của mô phỏng, ta thấy mô phỏng có thể cho thấy hiệu suất năng lượng của xe điện
trong các điều kiện khác nhau, bao gồm hiệu suất khi tăng tốc, khi duy trì tốc độ và khi phanh
regenerative (tái tạo năng lượng). Giúp xác định mức tiêu hao nhiên liệu tương đương (đối
với xe xăng/diesel) hoặc điểm sạc lại pin cần thiết.
Mô phỏng có thể ước tính phạm vi đi của xe điện trên một lượng nhiên liệu điện (được biết
đến là kWh hoặc kilowatt-giờ). Giúp người dùng biết được mức tiêu thụ năng lượng của xe
và có thể xác định liệu nó có đủ để đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày hay không. Có thể
ước tính thời gian cần thiết để sạc đầy pin từ một trạng thái trống đến đầy, dựa trên công suất
sạc và dung lượng pin.
Đánh giá khả năng tái tạo năng lượng khi phanh, tức là việc chuyển năng lượng từ quá trình
phanh trở lại thành năng lượng lưu trữ trong pin. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất
tổng thể của xe và giúp tiết kiệm năng lượng.
Cung cấp thông tin về hiệu suất của động cơ điện, bao gồm công suất tối đa, mô-men xoắn
và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo


[1] Ali Emadi (2014): Advanced Electric Drive Vehicle
[2] Wikipedia. Electric vehicle
[3] Iqbal Husain (2021): Electric and Hybrid Vehicle
[4] Joao Vitor Fernandes Serra (2012) : Electric Vehicles

You might also like