You are on page 1of 14

CÂU HỎI ÔN TẬP VẬN TẢI GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

I. Chương 1: Tổng quan về vận tải, gioa nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cước- phí vận
tải:
1. Thuật ngữ tàu mẹ ( Mother vessel) nhằm chỉ loại tàu nào?
Tàu mẹ: Tàu cont loại lơn- công suât 3000-10000 TEU- vận chuyển container
giữa các cảng trung chuyển (Tàu khai thác chặng vận tải chính)
2. Thuật ngữ tàu con (Feeder) nhằm chỉ loại tàu nào?
Feeder ship- tàu con: tàu vận tải container nhỏ có sức chứa khoảng 300-400 TEU,
hoạt động trên tuyến vận chuyển nhanh tư cảng lẻ đi về tập kêt tại cảng trung chuyển.
3. Hệ số xếp hàng của tàu là gì?
Coefficient of Loading (CL)
Là mối quan hệ giữa dung tích chứa hàng của tàu (dung tích tịnh) và trọng tải tịnh
của tàu (còn gọi là tỉ khối của tàu).
4. Quốc tịch tàu được quy định bởi?
Được quy định bởi nơi đăng kí quốc tịch tàu. Cờ tàu theo quốc tịch tàu.
VD: Tàu biển VN có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch VN. Chỉ có tàu biển VN mới
được mang cờ quốc tịch VN.
5. Mớn nước của tàu là gì?
Draught/Draft
Mớn nước chuyên chở là đường thẳng của mặt nước tiếp xúc với thân tàu, dùng làm
dấu đo chiều cao mạn khô (Freeboard) và mớn nước (Draft) của con tàu.
6. Thế nào là tàu treo cờ bình thường và treo cờ phương tiện?
– Tàu treo cờ thường : Là tàu của nước nào thì đăng ký và treo cờ của nước đó.
– Tàu treo cờ phương tiện: Là tàu của nước này nhưng lại đăng ký tại nước khác và treo
cờ của nước đó. Ví dụ: Tàu Mỹ đăng ký tại Panama và treo cờ của Panama.
7. Ký hiệu DWT (Deadweight Tonnage) có nghĩa là gì?
DWT (deadweight tonnage) : Là trọng tải của tàu có thể chịu được. Bao gồm tất cả
: thủy thủ, hàng hóa, vật dụng, nhiên liệu.. nhưng khôngtính trọng lượng của con tàu.
8. Nơi tiến hành các hoạt động giao nhận và lưu chứa container tại cảng là gì ?
Bãi container– Container Yard (C.Y): nơi tiến hành bảo quản và giao nhận container có
hàng và container rỗng.
9. Chức năng chính của cảng biển
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.

- Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng
hóa, đón trả hành khách.

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.

- Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.

CĐKDXK22E3 1
- Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết
trong trường hợp khẩn cấp.

- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.

10. ICD là gì?


ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa( Depot).Là một
bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa
bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu
đường bộ, đường sắt quốc tế.
11. Thuật ngữ CFS là viết tắt của cụm từ nào?
Container Freight Station
12. Kênh đào Panama kết nối những hành trình nào?
Đại Tây Dương sag Thái Bình Dương
13. Kênh đào Suez kết nối giữa những vùng biển nào ?
Địa Trung Hải – Biển Đỏ
14. Các hình thức của vận tải đa phương thức quốc tế?
− Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea/air) (áp dụng trong việc
chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính
thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép.
− Mô hình vận tải ôtô – vận tải hàng không (Road – Air) (Người ta sử dụng ôtô để tập
trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở
các địa điểm khác).
− Mô hình vận tải đường sắt – vận tải ôtô (Rail – Road) (người ta đóng gói hàng trong
các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo
lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các
trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho người nhận).
− Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ – vận tải đường biển (Rail
/Road/Inland waterway/sea).
- Mô hình cầu lục địa (Land Bridge) (hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt
qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường
trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác).
15. Các điều kiện Incoterms liên quan tới trách nhiệm giao nhận vận tải của người bán,
người mua, dành quyền vận tải giữa người bán, người mua:
E,F: NM giành quyền vận tải
C,D: NB giành quyền vận tải
16. Nếu điều kiện Incoterm trên các hợp đồng ngoại thương là FAS,FOB thì thông tin
về cước tàu trên Vận tải đơn sẽ được thể hiện là gì?
Freight collect ( cước trả sau)
17. Nếu điều kiện Incoterms trên các hợp đồng ngoại thương là CFR, CIF thì thông tin
về cước tàu trên Vận tải đơn sẽ được thể hiện là gì?

CĐKDXK22E3 2
Freight prepaid ( cước trả trước)
18. Nếu điều kiện Incoterms trên các hợp đồng ngoại thương là EWX,FCA thì thông tin
về cước tàu trên Vận tải đơn sẽ được thể hiện là gì?
Freight collect ( cước trả sau)
19. Nếu điều kiện Incoterm trên các hợp đồng ngoại thương là CPT, CIP, DAT, DAP
thì thông tin về cước tàu trên Vận tải đơn sẽ được thể hiện là gì?
Freight prepaid ( cước trả trước)
20. Phí T.H.C (Terminal Handling Charge) được áp dụng trong vận tải hàng hóa
đường biển bằng container là gì?
THC - Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi
phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu
tàu...
21. Phí C.I.C (Container Imbalance Charge) được áp dụng trong vận tải hàng hóa
đường biển bằng container là gì?
Phụ phí mất cân đối vỏ container (Container Imbalance Charge) hay ( Equipment
Imbalance Surcharge) có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ rỗng.
22. Phí phạt lưu bãi quá hạn (Demurrage) được áp dụng đối với hàng hóa vận chuyển
đường biển bằng container là gì?
Phí DEM: DEMURAGE – Phí phạt lưu conainer hàng hóa tại cảng (Hãng tàu sẽ
thu của chủ hàng). Phí này hãng tàu sẽ thu khi khách hàng lưu container hàng của mình
tại cảng quá thời gian FREE mà hãng tàu cho khách hàng hưởng ưu đãi.

23. Phí phạt container quá hạn (Detention) được áp dụng đối với hàng hóa vận chuyển
đường biển bằng container là gì?
Phí DET: DETENTION – Phí phạt chiếm dụng vỏ container của hãng tàu quá lâu
(Hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng). Phí này hãng tàu sẽ thu nếu chủ hàng lấy vỏ container ra
khỏi bãi của hãng tàu quá thời gian FREE mà hãng tàu cho khách hàng hưởng ưu đãi.
II. Nghiệp vụ thuê tàu chợ, tàu chuyến
24. Tàu chợ và thuê tàu chợ là gì?
− Tàu chợ( Liner)- tàu vận tải biển chuyên chở hàng hóa chạy thường xuyên trên một
tuyến đường cố định và ghé qua những cảng quy định và theo một lịch trình định trước. (
trang 43)
− Thuê tàu chợ (Booking Shipping Space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý
của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng
khác.( trang 45)
25. Đặc điểm Phương thức thuê tàu chợ
Thường được áp dụng trong các trường hợp: Khối lượng hàng hóa không lớn, chủ
yếu là những lô hàng lẻ giữa cảng đi và cảng đến, có tuyến đường tàu chợ chạy theo một
luồng nhất định, có lộ trình định trước nên chủ hàng có thể dự kiến thời gian giao hàng
đồng thời tính toán được chi phí vận chuyển vì giá cước thuê tàu chợ đã được quy định
sẵn trong biểu mẫu.

CĐKDXK22E3 3
26. Chứng từ điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và người vận chuyển trong
phương thức thuê tàu chợ là gì?
Vận đơn B/L (Bill of lading)
27. Vận đơn sạch( Clean Bill of Lading) có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa: Trên B/L không có các phê chú xấu của hãng tàu về tình trạng bên ngoài của
bao bì,đóng gói chứng tỏ hàng hóa khi được gửi trong tình trạng bình thường.
28. Vận đơn đã xuất trình (Surrendered Bill of Lading) có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa :Là cách thức chuyển B/L gốc sang Surrendered thường được xuất trình cho
hãng tàu ở đầu cảng gửi hàng để giúp cho việc nhận hàng tại cảng dỡ được thuận lợi mà
không cần xuất trình bản gốc.
29. Điện giao hàng (Telex Release)được sử dụng đối với Vận dơn đã xuất trình
(Surrendered Bill of Lading) có ý nghĩa gì?
Khái niệm Surrendered B/L đi kèm với khái niệm điện giao hàng (Telex Release), đơn
giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng đến
văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến và
yêu cầu thả hàng (release) cho người nhận hàng (consignee).
30. Giấy gửi hàng đường biển (Seawaybill): so sánh các chức năng của Seawaybill với
các chức năng của Bill of lading? Trường hợp sử dụng Seawaybill trong thực tế
− Giống: đều là một chứng từ vận tải mà hãng tàu cấp cho shipper sau khi người này hoàn
thành việc giao hàng.
− Khác:

SWB B/L
Không thể chuyển nhượng Có thể chuyển nhượng
Nhận Có thể nhận ngay khi tàu đến cảng Chưa nhận đc Bill thì
hàng dỡ mà ko cần phải xuất trình B/L không đc lấy hàng
gốc.
Bản gốc Không bao giờ có bản gốc. Tối thiếu một bộ phải có
Chỉ cần 1 bản SWB 3 bản gốc

1.Seaway bill: chủ yếu được sử dụng trong trường hợp khi người mua và người bán hàng
có mối quan hệ rất tốt (công ty mẹ - công ty con, có hợp đồng mua bán hàng lâu dài,...) vì
trong trường hợp lô hàng được sử dụng seaway bill thì người nhận hàng chỉ cần xuất
trình bản copy seaway bill cũng có thể nhận được hàng mà không cần phải xuất trình bản
gốc như đối với trường hợp lô hàng dùng B/L.
2. Sự tiện lợi khi sử dụng seaway bill trong vận tải cũng giảm được chi phí cho các bên:
phí surrenderred B/L, telex release, chi phí gửi chứng từ (B/L gốc) cho người mua
hàng…
3. Tuy nhiên, khi lô hàng sử dụng SWB sẽ có những bất lợi trong việc kinh doanh như
sau:

CĐKDXK22E3 4
- Không thể chuyển nhượng lô hàng theo hình thức ký hậu chuyển nhượng (B/L
endosement)
- Ngân hàng thường không chấp nhận SWB đối với các lô hàng mua bán theo phương
thức L/C.
31. Chức năng của vận đơn đường biển B/L ?
B/L có 3 chức năng cơ bản:
– B/L là biên lai của người chuyên chở xác nhận đã nhận hàng để chở.
– B/L là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
– Chức năng quan trọng nhất: B/L là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa
sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép người mua bán hàng hóa bằng cách chuyển
nhượng B/L.
32. B/L nhận để xếp có ý nghĩa gì?
Khi cấp vận đơn nếu người vận tải chỉ mới nhận xong lô hàng, hàng còn để trong kho
người vận tải hay còn để trên bến, chưa được xếp lên tàu thì vận đơn này được gọi là vận
đơn nhận để xếp. Trên vận đơn này có ghi rõ ràng là “nhận để xếp”, nếu không ngươi ta
sẽ suy diễn đó là vận đơn đã xếp hàng.
33. Khi kí hậu vào B/L phải kí hậu bằng ngôn ngữ nào?
Ký hậu bằng ngôn ngữ của chính người hưởng lợi trên B/L
34. Phê chú (Remarks) nào của thuyền trưởng trên vận đơn đường biển làm mất tính
hoàn hảo của vận đơn?
Bao bì rách, mục nát

35. Người ký phát B/L là ?


− Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển , người ký phát
chứng từ có thể là người chuyên chở hay đại lý hoặc người thay mặt người chuyên chở ,
thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng.
- Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, người ký có thể là thuyền trưởng hay đại
lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng ; chủ tàu hay đại lý hoặc người thay mặt chủ tàu ;
người thuê tàu hay đại lý hoặc người thay mặt người thuê tàu ( người thuê tàu thường
được gọi là người chuyên chở )
36. Vận đơn được ký phát “…as agent for the carrier”. Khi hàng hóa bị tổn thất khi
vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng sẽ khiếu nại ai?
Đại lí người chuyên chở.
37. Ý nghĩa của “on board date” (ngày hàng được xếp lên tàu) và “date of issue” (ngày
phát hành) B/L?
Ngày xếp hàng lên tàu (on board date) chính là ngày giao hàng (delivery date). Còn
ngày phát hành chứng từ vận tải (date of issue) sẽ được coi như ngày giao hàng nếu như
chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu.
Trong thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành B / L có thể trước hoặc sau
ngày xếp hàng lên tàu. Như vậy, sẽ không được coi ngày phát hành B / L là ngày giao hàng
.
CĐKDXK22E3 5
38. Một bộ B/L thường gồm mấy bản
Vận đơn có 3 bản gốc + 3 bản copy
39. Trên vận đơn theo lệnh, ở mục Consignee (Người nhận hàng) sẽ ghi như thế nào?
To order: theo lệnh người gửi hàng
To order of: theo lệnh của shipper
Theo lệnh của ngân hàng (To order of XYZ Bank) (Được sử dụng trong thanh toán bằng
L/C)
40. Nếu trên vận đơn, ở mục Consignee ghi là “ to order” thì để nhận hàng tại cảng đích
cần có điều kiện gì?
( Ký hậu)
− To order of consignee (Theo lệnh của người nhận hàng):
- Hàng sẽ được giao theo lệnh của người nhận hàng;
- Ở mục"Consignee" trên vận đơn sẽ ghi:
"To order of [ghi rõ tên, địa chỉ và số điện thoại/fax của consignee]".
− To order of shipper (Theo lệnh của người gửi hàng):
Hàng sẽ được giao theo lệnh của người gửi hàng.
Ở mục"Consignee" trên vận đơn sẽ ghi "To order of shipper” hay chỉ ghi “To order".
41. Vận đơn đã xuất trình (Surrendered Bill of lading) có ý nghĩa gì?
Surrendered Bill of Lading – Vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng (Port of Loading):
Khi chủ hàng (shipper) yêu cầu Surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến
hãng tàu (shipping line) hay Công ty giao nhận (forwarder) yêu cầu trả hàng (release
cargo) cho người nhận hàng (consignee) mà không cần B/L gốc nộp tại cảng đến (Port of
Discharge). Trong trường hợp này bill gốc sẽ được thu hồi và hãng tàu hay công ty giao
nhận sẽ làm một điện giao hàng - Telex Release yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở
cảng đến trả hàng cho người nhận hàng (consignee) mà không cần vận đơn gốc.
Như vậy Surrendered B/L phát sinh khi đã phát hành B/L gốc (Original) cho
shipper và hình thức này chỉ áp dụng cho B/L đích danh (Straight B/L).
Lý do vì sao chủ hàng (shipper) sử dụng Surrendered B/L:
Người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng (consignee) có mối quan hệ tốt, có thể là
các chi nhánh của nhau nên không cần phải sử dụng B/L gốc.
Một vài trường hợp người gửi hàng (shipper) không gửi B/L gốc kịp cho người nhận
hàng (consignee) trong khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng thì họ sẽ yêu cầu hãng tàu hay
công ty giao nhận làm Telex release để tránh các chi phí phát sinh.
42. Điện giao hàng (Telex Release) được sử dụng đối với vận đơn đã xuất
trình(Surrendered Bill of lading) có ý nghĩa gì?
Khái niệm Surrendered B/L đi kèm với khái niệm điện giao hàng (Telex Release),
đơn giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng
đến văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến
và yêu cầu thả hàng (release) cho người nhận hàng (consignee).
Ngày nay Telex Release được gửi bằng Fax/Email nhưng tên gọi vẫn duy trì như
cách nó thực hiện ở thời điểm ban đầu.

CĐKDXK22E3 6
43. Giấy gửi hàng đường biển (Seawaybill) có chức năng nào giống và khác với chức
năng của Bill of lading?
- Giống: đều là một chứng từ vận tải mà hãng tàu cấp cho shipper sau khi người này hoàn
thành việc giao hàng.
- Khác:
SWB B/L
Không thể chuyển nhượng Có thể chuyển nhượng
Nhận Có thể nhận ngay khi tàu đến cảng Chưa nhận đc Bill thì
hàng dỡ mà ko cần phải xuất trình B/L không đc lấy hàng
gốc.
Bản gốc Không bao giờ có bản gốc. Tối thiếu một bộ phải có
Chỉ cần 1 bản SWB 3 bản gốc

44. Để nhận hàng tại cảng đích , người nhận hàng có tên trên Vận tải đơn cần có chứng
từ gì do hãng tàu / người vận chuyển đường biển phát hành ?
B/L - Bill of Lading
45. Đặc điểm của phương thức thuê tàu chuyến là gì? (trang 107)
Đặc điểm phương thức thuê tàu chuyến
− Không chạy theo một hành trình hoặc một lịch trình sẵn.
− Văn bản điều chỉnh giữa các bên gồm có hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn đường
biển. Trong đó mối quan hệ giữa người đi thuê tàu (chủ hàng) và người cho thuê tàu (chủ
tàu) được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter party = C/P). Mặc
dù đã có hợp đồng nhưng khi nhận hàng để chở, người chuyên chở vẫn phát hành vận
đơn (Charter Party Bill of Lading - vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến). Vận đơn
điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người cầm giữ vận đơn khi người này
không phải là người ký hợp đồng thuê tàu.
− Các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể tự do thoả thuận các điều khoản, điều
kiện chuyên chở, giá cước…
Cước phí: khác với tàu chợ, cước tàu chuyến do người đi thuê và người cho thuê thoả
thuận và được ghi rõ trong hợp đồng thuê tàu, có thể bao gồm chi phí xếp dỡ hay không
là tuỳ quy định. Có thể tính cước theo khối lượng, giá cước thuê bao hoặc theo tấn dung
tích đăng ký tịnh (net register tonnage = NRT)
46. NOR( Notice of Readiness) được chủ tàu trao cho ai?
Trao NOR cho người thuê tàu hay người nhận hàng tại nơi tàu sẵn sàng xếp/dỡ
hàng (Cảng và người thuê tàu).
47. Trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến, tiền thưởng xếp/dỡ nhanh (Despatch) là gì?
Số tiền mà chủ tàu thưởng cho người đi thuê tàu khi họ hoàn thành công việc bốc dỡ
hàng trước thời gian cho phép.
48. Trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến, tiền phạt xếp/dỡ chậm (Demurrage) là gì?
Khi người đi thuê tàu hoàn thành công việc xếp hoặc dỡ hàng chận hơn thời gian cho phép
thì bị phạt số tiền xếp/dỡ hàng chậm (Demurrage Money) nộp cho chủ tàu.
CĐKDXK22E3 7
49. Nguyên tắc của thưởng xếp dỡ nhanh/ phạt xếp dỡ chậm trong phương thức thuê
tàu chuyến là?
Mức tiền thưởng thông thường chỉ bằng 1/2 mức tiền phạt.
Nguyên tắc của phạt bốc dỡ chậm là “Khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt” (once on
demurrage, always on demurrage), tức là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả
ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày xấu trời đều bị phạt.
Tiền thưởng lại có thể quy định theo hai trường hợp: thưởng cho tất cả thời gian
tiết kiệm được (for all time saved) hoặc chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được
(for working time saved).
50. Nguyên tắc của phạt xếp/dỡ hàng chậm trong phương thức thuê tàu chuyến là?
Mức tiền thưởng thông thường chỉ bằng 1/2 mức tiền phạt.
Nguyên tắc của phạt bốc dỡ chậm là “Khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt” (once on
demurrage, always on demurrage), tức là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả
ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày xấu trời đều bị phạt.
51. Mốc tính Laytime theo mẫu hợp đồng GENCON 1994?
Thời han xếp dỡ hàng bắt đầu tính từ 01 giờ chiều nếu thông báo sẵn sàng xếp dỡ
được trao và chấp nhận trước 12 giờ trưa; bắt đầy tính từ 6 giờ sáng ngày làm việc hôm
sau, nếu NOR xếp dỡ được trao trong giờ làm việc buổi chiều ngày hôm trước ( sau 12h).
52. Thuật ngữ CQD trong hợp đồng thuê tàu chuyến có nghĩa là?
CQD( Customary Quick Despatch) : Bốc/ dỡ theo mức nhanh thường lệ của cảng
53. Theo qui định về thời gian làm hàng thì WWDSHEX có nghĩa gì?
Weather working days Sundays holidays excepted : Thời gian cho phép bốc và dỡ
hàng là những ngày làm việc tốt trời cho phép tiến hành công việc bốc hoặc dỡ hàng ,
những ngày mưa bão ,thời tiết xấu sẽ không được tính vào thời gian bốc dỡ, Ngày chủ
nhật hoặc những ngày lễ do nhà nước quy định cũng sẽ không được tính vào thời gian
bốc dỡ
54. Ý nghĩa của các quy định WWDSHEXEIU ( WWDSHEXEU)và WWDSHEXUU
trên hợp đồng thuê tàu chuyến?
− WWDSHEXEIU: Weather Working Days, Sunday and Holidays, Excepted Even If Used
= Ngày làm việc tốt trời, CN và ngày lễ không tính, thậm chí có làm cũng không tính.
− WWDSHEXUU: Weather Working Days, Sunday and Holidays, Excepted Unless Used
= Ngày làm việc tốt trời, CN và ngày lễ không tính, nhưng nếu làm thì tính.
55. Chi phí xếp dỡ trong thuê tàu chuyến ( Voyage chartering) là do ai chịu ?
− Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms): người vận chuyển phải
chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu (loading), sắp xếp hàng hóa trong
tàu (Stowage), chèn lót (Dunnage), ngăn cách (Separation) và dỡ hàng (Discharging).
− Theo điều kiện miễn xếp hàng FI (Free in): người vận chuyển được miễn trách nhiệm và
chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng
ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FILO (Free in Liner out).
− Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out): người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và
chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ

CĐKDXK22E3 8
hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI (Free out
Liner in).
Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO (Free in and out): người vận chuyển được miễn
trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và
56. Trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến, thuật ngữ MOLOO, MOLCO, MOLCHOPT có
nghĩa gì?
-> Quyền chọn dung sai.
− MOLOO = More or Less Owners Option: nhiều hay ít hơn lựa chọn của chủ tàu ( tức là
xếp nhiều hay ít hàng hơn theo quyết định của chủ tàu).
− MOLCO = More Or Less Charterer Option: nhiều hay ít hơn lựa chọn của người thuê tàu.
− MOLCHOPT = More Or Less Charterers Option.
57. Điều kiện Free in and out (FIO); Free in and out,stowage, trimming (FIOST) trong
hợp đồng thuê tàu có nghĩa là gì ?
- Free in and out (FIO): Là điều kiện miễn chi phí bốc và dỡ hàng. Tức là Người vận tải
không có trách nhiệm bốc và dỡ hàng ra khỏi tàu ở 2 đầu cảng. Freight = Carriage Cost.
- Free in and out,stowage, trimming (FIOST) : miễn toàn bộ chi phí xếp, dỡ, sắp xếp,
cào san.
III. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
58. Để nhận hàng tại cảng đích , người nhận hàng có tên trên Vận tải đơn cần có chứng
từ gì do hãng tàu / người vận chuyển đường biển phát hành ?
B/L- Bill of Lading. Vận đơn gốc.
59. Người cấp lệnh giao hàng (D/O) trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường
biển là ai?
− D/O của forwarder: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển có thể hiểu là đại lý vận
chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận
(doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết Bill
nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có những chứng từ
kèm theo.
− D/O của hãng tàu: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu phát hành để yêu cầu
người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu
yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee thực sự
(doanh nghiệp nhập khẩu). Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho
mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận
hàng.
60. Kích thước của container 20 GP, 40 GP, 40HC là?
− DC (Dry Container) là cách viết cũ của GP (General Purpose) (GP=DC)
− HC (High cube): ký hiệu Cont cao.
− RE (Reefer): ký hiệu Cont lạnh. Hoặc là RS (Reefer Standard).
− HR (Hi-Cube Reefer): Cont lạnh, cao.
− OT (Open Top): Cont có thế mở nắp.
− FR (Flat Rack): Cont có thể mở nắp, mở cạnh.
− RH: lạnh cao

CĐKDXK22E3 9
61. Số hiệu container được các hãng tàu in trên vỏ bên ngoài container có ký hiệu gì ?
Số hiệu cont: 4 chữ và 7 số
62. Người nhận hàng cần phải làm thủ tục cược container (mượn container) với hãng
tàu chở hàng trong những trường hợp nhận hàng nào?
− Trong trường hợp người nhận hàng muốn nhận hàng theo phương án GIAO THẲNG. (
Mình thuê xe vào CY của cảng, chở Container đi, FWD hoặc đại lí hãng tàu đóng dấu lên
D/O là “HÀNG GIAO THẲNG” và mình sẽ nộp phí cược Cont).
− Một phương án nhận hàng nữa là RÚT RUỘT, trên D/O sẽ đc đóng dấu là “HÀNG RÚT
RUỘT” => đương nhiên phương án này không phải cược Cont.
63. Booking confirmation được phát hành bởi ai?
Hãng tàu
64. Trong phương thức gửi hàng FCL/FCL vận chuyển bằng đường biển, ai sẽ có trách
nhiệm đóng hàng vào container và bấm Seal hãng tàu vào container tại đầu cảng
xếp hàng?
Người gửi hàng ( shipper)
65. Trong phương thức gửi hàng FCL/FCL vận chuyển bằng đường biển, ai sẽ có trách
nhiệm rút hàng ra khỏi container tại đầu cảng dỡ hàng?
Người nhận hàng (Consignee)
66. Trong phương thức gửi hàng FCL/FCL vận chuyển bằng đường biển, hàng hóa
được giao cho người vận chuyển tại đâu?
Tại bãi Container Yard (C.Y)
67. Trong phương thức gửi hàng LCL/LCL vận chuyển bằng đường biển, ai sẽ có trách
nhiệm đóng hàng vào container và bấm Seal hãng tàu vào container tại ho C.F.S
đầu cảng xếp hàng?
Người chuyên chở thực (người gom hàng-consolidator)

CĐKDXK22E3 10
68. Trong phương thức gửi hàng LCL/LCL vận chuyển bằng đường biển , thông
thường hàng hóa sẽ được giao nhận và làm thủ tục tại đâu ?
Kho hàng lẻ ( CFS - Container Freight Station)
69. Estimated time of departure, Estimated time of arrival được viết tắt bởi thuật ngữ?
ETD: Estimated Time Of Departure: Thời gian dự kiến khởi hành
ETA: Estimated time of arrival: dự kiến tàu đến
IV. Trách nhiệm của người vận chuyển đường biển theo công ước quốc tế
70. Trách nhiệm chứng minh lỗi gây tổn thất cho hàng hóa trong công ước Hamburg
thuộc về ai?
Người chuyên chở.
71. Trách nhiệm của người chuyên chở về mất mát, hư hỏng của hàng hóa được gọi là?
Cơ sở trách nhiệm
72. Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo các quy tắc Hague, Hague-Visby,
Hamburg?
Theo quy tắc Hague, Hague-Visby là: từ móc cẩu đến móc cẩu (from tackle to tackle).
Theo Hamburg: từ khi nhận hàng đến khi giao hàng.
*Theo bộ luật hàng hải VN: từ khi nhận hàng đến khi giao hàng.
73. Giới hạn trách nhiệm bồi thường (Số tiền giới hạn trách nhiệm bồi thường) của
người vận chuyển theo các quy tắc Hague, Hague-visby, Hamburg, COGSA là bao
nhiêu?
− Hangue 1924: Duoi 100GBP/ kiện hay đơn vị hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
− Visby 1968: 10.000 Franc vàng /kiện, đơn vị hàng hóa hoặc 30 Franc vàng/ kg hàng hóa
cả bì
− Hamburg 1978: 835 SDR/kiện, đơn vị hoặc 2.5SDR/kg hàng hóa cả bì
- COGSA Mỹ: không quá 500 USD
V. Vận chuyển giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
74. Trong vận tải hàng hóa bằng đường Hàng không, cước phí vận chuyển được tính
theo công thức nào?
− Vận chuyển bằng đường hàng không, nếu kích thước tính bằng CM :
Trọng lượng thể tích tính theo kg = ( Dài x Rộng x Cao ) / 6000
(Hàng không: 1CBM = 167 kgs, Đường bộ: 1CBM = 333 kgs, Đường biển: 1 CBM =
1000 kgs)
75. Công thức tính cước trong vận tải hàng hóa đường hàng không?
Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước
Nhìn công thức có thể thấy: để tính số tiền cước cho mỗi lô hàng, bạn cần quan tâm tới 2
đại lượng: Đơn giá và Khối lượng
76. Trong vận tải hàng hóa bằng đường Hàng không, trọng lượng tính cước
(Chargeable Weight – C.W) sẽ được tính như thế nào?
[( Dài x Rộng x Cao )x Số lượng]/ 6000
77. Giấy gửi hàng đường hàng không (AWB) có những chức năng nào giống và khác
với chức năng của vận đơn đường biển B/L?

CĐKDXK22E3 11
− Giống: Đều là chứng từ vận tải do người chuyên chở phát hành
Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và
người gửi hàng
Là bằng chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng

− Khác :
AWB B/L
Không thể chuyển nhượng được Chuyển nhượng được (Nếu được
phát hành loại theo lệnh)
Được phát hành sau khi nhận được Được phát hành sau khi lô hàng đã
lô hàng hoàn chỉnh đc đưa lên tàu và cùng một con tàu
Có ít nhất 9 bản copy Đc phát hành full set (3 gốc/3 copy)
Được sử dụng khi vc bằng đường Đc sử dụng khi vc bằng đường biển
hàng không
Không được áp dụng với FAS, FOB, Có thể sử dụng tất cả các điều kiện
CFR và CIF Incoterms Incoterms 2010
Tuân theo công ước Warsaw, nghị Tuân theo quy tắc Hague, quy tắc
định thư Hague, công ước Montreal Hague – Visby và US COGSA
78. Những chức năng của vận đơn đường hàng không (AWB) có những chức năng nào
giống với vận đơn đường biển B/L?
− Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và
người gửi hàng
− Là bằng chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng
79. Chức năng của AWB?
− Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,
− Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Chú ý: AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như
vận đơn đường biển (loại theo lệnh).
80. AWB được phát hành có bao nhiêu bản gốc, bản gốc AWB được phân bố như thế
nào?
AWB thường có ít nhất là 9 bản, trong đó có 3 bản gốc (original), và 6 bản copy trở lên.
Phân bổ 3 bản gốc như sau:
− Bản gốc số 1, màu xanh lá cây (green), dành cho người chuyên chở, dùng làm bằng
chứng của hợp đồng vận chuyển, và được người chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại
làm chứng từ kế toán. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.
− Bản gốc số 2, màu hồng (pink), dành cho người nhận hàng, được gửi cùng lô hàng tới nơi
đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.
− Bản gốc số 3, màu xanh da trời (blue), dành cho người gửi hàng, là bằng chứng của việc
người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở.
Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.

81. Vận đơn hàng không có thể được lập bởi ai?
CĐKDXK22E3 12
− Căn cứ vào người phát hành:
+ (Airline AWB) do Hãng hàng không phát hành,trên có ghi biểu tượng và mã nhận
dạng của người chuyên chở (issuin carrier indentification).
+ (Neutral AWB) Do người khác(đại lý của hhk/người giao nhận) chứ không phải do
người chuyên chở phát hành, trên vđ không có biểu tượng và mã nhận dạng của người
chuyên chở.
− Căn cứ vào việc gom hàng:
+ HAWB - House Air Waybill (vận đơn nhà), do người giao nhận cấp
+MAWB - Master Air Waybill (vận đơn chủ), do hãng hàng không cấp
82. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo công ước Vacsava 1929 về mất
mát, chậm giao hàng?
− Cơ sở trách nhiệm: người chuyên chở chịu mọi trách nhiệm về những thiệt hại do mất
mát, hư hỏng và chậm giao hàng xảy ra trong quá trình vận tải hàng không.
− Miễn trách: nếu người chuyên chở chứng minh được:
+ Anh ta, người làm công hoặc đại lý của anh ta đã áp dụng các biện pháp cần thiết hợp lý
để tránh thiệt hại hoặc không thể áp dụng những biện pháp phòng tránh như vậy
+ Thiệt hại do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận hành máy bay.
83. Theo công ước Vacsava 1929, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong
trường hợp hàng hóa bị tổn thất là bao nhiêu?
− Hàng có kê khai giá trị: bồi thường theo giá trị kê khai
− Hàng không kê khai giá trị:
+ Hàng hóa: 250Fr vàng/kg hoặc tương đương 1kg kể cả phụ phí
+ Hành lý ký gửi: bồi thường như hàng hóa
+ Hàng lý xách tay và tư trang: 5000Fr vàng/hành khách
+ Hành khách: 125 000Fr vàng/hành khách
84. Trong vận chuyển hàng không, đối với hàng bách hóa, cước hàng bách hóa thông
thường (GCR-N) sẽ được áp dụng như thế nào?
Cước hàng bách hoá được chia làm hai loại:
− Ðối với hàng bách hoá từ 45 kg trở xuóng thì áp dụng cước hàng bách hoá thông thường
(GCR-N: normal general cargo rate)
− Ðối với những lô hàng từ 45 kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo số lượng (GCR-Q:
quanlity general cargo rate).
85. Trong trường hợp giá trị hàng hóa có kê khai trên AWB thì người chuyên chở sẽ
bồi thường như thế nào?
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn. Nếu trị giá
hàng người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thực tế của hàng hoá lúc giao
hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị của hàng hoá lúc giao hàng nếu
họ chứng minh được như vậy.
86. Theo nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava- Nghị định Hague 1955, thời hạn
khiếu nại người chuyên chở hàng không trong trường hợp hàng hóa tổn thất là?

CĐKDXK22E3 13
Theo nghị định thư Hague 1955, thời gian khiếu nại người chuyên chở về tổn thất
hàng hóa và giao chậm theo công ước Vacsava 1929 thời gian là 7 days và 14 days được
nâng lên là 14 đến 21 ngày kể từ ngày nhận hàng.

CĐKDXK22E3 14

You might also like