You are on page 1of 8

Buổi 4- Đơn chất Nitrogen

LÝ THUYẾT

I. Trạng thái tự nhiên của nguyên tố Nitrogen

- Kí hiệu hóa học: N.

- Số hiệu nguyên tử: 7.

- Độ âm điện: 3,04

- Trong tự nhiên: tồn tại ở cả đơn chất và hợp chất.

- Trong khí quyển: chủ yếu dưới dạng đơn chất N2.

- Trong đất và nước: ion NO3-, NO2-, NH4+.

- Trong cơ thể sinh vật: amino acid, protein…

II. Đơn chất Nitrogen

1. Đặc điểm liên kết

- Phân tử N2 có liên kết ba giữa hai nguyên tử nitrogen. ( :N ≡ N: )

2. Tính chất cơ bản

a, Tính kém hoạt động hóa học (tính trơ) ở nhiệt độ thấp

- Liên kết ba có năng lượng rất lớn ( 946 kj/mol) nên khó bị phá vỡ và tham gia
phản ứng. Do vậy nên đơn chất nitrogen kém hoạt động hóa học.

b, Tính hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao

+ Nitrogen thể hiện tính oxi hóa, tính khử khi tác dụng với oxigen
( đi sâu vào tính chất hơn)

III. Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn
không khí, hóa lỏng ở -1960C; rất ít tan trong nước; không duy trì sự sống, sự cháy

IV. Tính chất hoá học

+Nitơ có các số oxi hoá: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

+ N2 có số oxi hoá 0 nên vừa thể hiện tính oxi hoá và tính khử

1. Tính oxi hóa

a) Tác dụng với kim loại:

6Li + N2 → 2Li3N

(Nito tác dụng với Liti ở nhiệt độ thường)

- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại.

3Mg + N2 → Mg3N2 magie nitrua

b) Tác dụng với hidro:

2. Tính khử

Nito thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có độ âm điện lớn hơn:

- Ở nhiệt độ cao (3000oC) Nitơ phản ứng với oxi tạo nitơ monoxit.

N2 + O2 ↔ 2NO (không màu)

- Ở điều kiện thường, nitơ monoxit tác dụng với oxi không khí tạo nitơ đioxit màu
nâu đỏ.
2NO + O2 → 2NO2

V.ĐIỀU CHẾ

- Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

- Trong phòng thí nghiệm:

VI. Ứng dụng

- Được sử dụng để thay thế một phần hay toàn bộ không khí nhằm tạo môi trường
trơ, hạn chế cháy nổ, hạn chế sự oxi hóa thực phẩm…

- Nitrogen lỏng được dùng làm môi trường lạnh để bảo quản mẫu vật trong ý tế và
nghiên cứu khoa học …

BÀI TẬP

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ

A. NH4NO2. B. HNO3. C. không khí. D. NH4NO3.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí N2 bằng cách đun nóng dung
dịch nào dưới đây ?

A. NH3 B. NaNO2 C. NH4Cl D. NH4NO2

Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitơ ?

A. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp.


B. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.

C. Sản xuất axit nitric.

D. Sản xuất phân lân.

Câu 4: Vị trí của nitơ (N) trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. ô 7, chu kỳ 2, nhóm VA. B. ô 14, chu kỳ 3, nhóm IIIA.

C. ô 14, chu kỳ 2, nhóm VA. D. ô 7, chu kỳ 3, nhóm IIIA.

Câu 5: Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do

A. trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.

B. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.

C. nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi.

D. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ.

Câu 6: Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây:

A. Li, CuO và O2 B. H2 và O2

C. NaOH, H2 và Cl2 D. HI, O3 và Mg

Câu 7: Nitơ là chất khí phổ biến trong khí quyển trái đất và được sử dụng chủ yếu
để sản xuất amoniac. Cộng hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố N trong phân tử
N2 là :

A. 1 và 0 B. 0 và 0 C. 3 và 0 D. 3 và 3

Câu 8: Người ta sản xuất khi nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

A. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.

B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.

C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.


D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.

Câu 9: Kí hiệu hóa học của nitrogen là?

A. S B. N C. O D. F

Câu 10: Câu nào sau đây là phát biểu đúng về nitrogen

A. Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất

B. Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

C. Trong khí quyển nitrogen tồn tại ở dạng đơn chất N

D. Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở cả hai dạng đơn chất và hợp chất

Câu 11: Khí nitrogen chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với thể tích không khí?

A. 22% B. 56% C. 78% D. không đáng kể

Câu 14: Vì sao người ta phải bơm khí nitrogen vào các khoang chứa của tàu chở
dầu sau khi chuyển dầu ra khỏi khoang?

A. nitrogen thay thế không khí trong khoang, hạn chế gây cháy nổ

B. nitrogen có tính trơ

C. nitrogen không oxi hóa đa số các chất khác ở nhiệt độ thường

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 15: Đâu là ứng dụng của nitrogen?

A. thay thế không khí khi rút xăng dầu ra khỏi khoang chứa

B. thay thế không khí khi đóng gói thực phẩm

C. phục vụ nghiên cứu sự biến đổi chất ở môi trường

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 16: Chọn phát biểu sai


A. Nitrogen tồn tại ở dạng rắn B. Nitrogen tồn tại ở dạng lỏng

C. Nitrogen tồn tại ở dạng khí D. B và C đều đúng

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khí nitơ có thể được tạo thành bằng phản ứng hoá học nào sau đây ?

A. Nhiệt phân NH4NO3

B. Nhiệt phân AgNO3

C. Nhiệt phân NH4NO2

D. Đốt cháy NH3 trong oxi khi có mặt chất xúc tác Pt

Câu 2: Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ?

A. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

B. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm.

C. Nhiệt phân muối bạc nitrat.

D. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.

Câu 3: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng trực tiếp với oxi tạo
ra hợp chất X. Công thức của X là

A. N2O. B. NO2. C. N2O5. D. NO.

Câu 4: Trong không khí chứa chủ yếu hai khí nào sau đây?

A. N2,O2 B. N2,CO2 C. CO2,O2 D. O2,NH3

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí N2, người ta đun
nóng dung dịch muối X bão hòa. Muối X là

A. NH4NO2 B. NaNO3 C. NH4Cl D. NH4NO3

Câu 6: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu
A. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. B. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.

C. giảm áp suất, giảm nhiệt độ. D. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.

Câu 7: Đâu là ứng dụng của nitrogen lỏng?

A. bảo quản mẫu vật trong nghiên cứu B. đông lạnh thực phẩm

C. A và B đều đúng D. A và B đều sai

Câu 8: Ở nhiệt độ cao, nitrogen có tạo phản ứng với?

A. hydrogen B. oxygen

C. A và B đều đúng D. A và B đều sai

Câu 9: Người ta hóa lỏng ni tơ bằng cách nào ?

A. hạ nhiệt độ xuống dưới 0oC B. hạ nhiệt độ xuống dưới -196oC

C. hạ nhiệt độ xuống dưới -136oC D. hạ nhiệt độ xuống dưới -240oC

Câu 10: Phản ứng của nitrogen với hydrogen là phản ứng

A. thuận B. nghịch C. đảo D. thuận nghịch

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Nung nóng X một
thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối
đối với H2 là 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là

A. 50%. B. 36%. C. 25% D. 40%.

Câu 2: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt
độ toC. Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng
KC của phản ứng tổng hợp NH3 là :

A. 6,75 B. 4,125 C. 1,278 D. 3,125


Câu 3: Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một
thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với
áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là

A. 37,5%. B. 25,0%. C. 50%. D. 75%.

Câu 4: Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một
thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là:

A. 75% B. 56,25% C. 75,8% D. kết quả khác

Câu 5: Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 40 gam NH4NO2 là

A. 14 lít B. 44,8 lít C. 22,4 lít D. 4,48 lít

Câu 6: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và
H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6.
Hiệu suất phản ứng là.

A. 50% B. 80% C. 70% D. 85%

Câu 7: Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Nitơ tác dụng trực tiếp với oxi tạo ra
hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxi trong không khí tạo thành hợp chất Y.
Công thức của X, Y lần lượt là

A. N2O, NO. B. NO2, N2O5.

C. NO, NO2. D. N2O5, HNO3.

Câu 8: Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một
thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với
áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là

A. 37,5%. B. 50%. C. 75%. D. 25,0%.

You might also like