You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


GIẢNG VIÊN: THẠC SĨ NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 22C1HCM51000424
HỆ CHÍNH QUY
KHÓA 2021

Nhóm 7

Lê Kim Quyên - 31211023622 Đậu Anh Tài - 31211020637


Lê Giang Sơn - 31211024811 Lâm Mỹ Tâm - 31211020587
Nguyễn Trường Sơn – 31211023087 Phạm Ngọc Trà Thanh - 31211021347
Nguyễn Bá Hoàng Sơn - Nguyễn Huỳnh Phương Thảo -
31211020358 31211020847

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
Khi nhắc đến đất nước hình chữ S mang tên Việt Nam, đất nước ta luôn được bạn
bè quốc tế nhớ đến với hình ảnh của một đất nước gắn liền với các cuộc chiến tranh
thảm khốc - những cuộc xâm lăng hung bạo đã lấy đi người cha của những đứa con
thơ ngơ ngác, cướp mất người chồng vững chãi để người phụ nữ có thể nương tựa
vào, đã tàn nhẫn giành mất đi những người con trai khỏi tay bà mẹ già đã quá tuổi lo
âu đang ngóng chờ mòn mỏi ở nơi hậu phương với tâm trạng lo lắng, thấp thỏm.
Không dừng lại ở những thanh niên trai tráng, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”,
người già với đôi mắt yếu, đôi bàn tay cứ run rẩy liên hồi vẫn sẵn sàng đứng lên
chống lại bọn giặc ngoài, bọn trẻ con dẫu ngây thơ nhưng vẫn luôn giữ tình yêu đất
nước, luôn cuộn trào trong mình dòng màu con rồng cháu tiên thiêng liêng. Trải qua
bao nhiêu năm ròng rã không ngừng đương đầu chống lại lũ quân xâm lược với niềm
tin dai dẳng, niềm hy vọng chưa bao giờ bị dập tắt về một tương lai tươi sáng, “hòa
bình, ấm no” - ở đó, trẻ con sẽ được học tập đầy đủ, gia đình sẽ không phải chịu cảnh
chia cắt, ly biệt, đất nước Việt Nam ta sẽ sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Lịch sử Việt Nam ta đã ghi nhận những cột mốc lịch sử đầy tự hào như: thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (ngày 30/8/1945), là thắng lợi đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam; ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Hồ
Chủ tịch đã khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; ngày 07/5/1954,
Việt Nam ta vẻ vang với chiến thắng lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ, kể từ đó,
dân tộc ta chính thức chấm dứt các cuộc chiến tranh như vũ bão từ bọn cường quốc
hung ác và thống nhất đất nước. Với tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt,
khát vọng ghi danh hai chữ “Việt Nam” lên bản đồ thế giới, nhân dân ta đã cùng nhau
dựng xây nên một đất nước phát triển, đoàn kết, vững mạnh. Nhưng quan trọng hơn
hết là sự nỗ lực, sự cống hiến cao cả của vị Chủ tịch vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh
kính yêu, những đóng góp của Người được thể hiện từng chút một qua 30 năm bôn ba
nơi đất khách càng khiến ta thêm yêu lối sống giản dị, thanh tao, thêm khâm phục
lòng yêu nước mãnh liệt của Bác.

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................................................3
I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH...................................4
II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VẺ VANG CỦA CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH.............................................................................................................4
1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động yêu nước
và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng
định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920)..................................................5
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo Đường lối của
V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Chính
Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 - 1930)...............................................8
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức lãnh đạo Cách mạng Tháng tám thắng lợi
và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền
cách mạng và Kháng chiến Chống thực dân Pháp xâm lược (1930 - 1945).............12
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu
tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1969)
...................................................................................................................................18
III. CẢM NHẬN KHI THAM QUAN BẢO TÀNG................................................23
IV. BÀI HỌC RÚT RA..............................................................................................24
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................26
TÀI LIÊU THAM KHẢO..........................................................................................27

I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

3
Bến Nhà Rồng, nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một
chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong cả nước.

Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế
(Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây
dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến
cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai
con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu
trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công
ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà
Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển
giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà
và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 3 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần
chỉnh lý (năm 1990 và 1995) lúc này đã có 9 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng
bày; 2 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời.
Trong 9 phòng trưng bày hiện tại, có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao
gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 3 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.
Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham
quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến
thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật
(nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3.300 đầu sách chuyên đề về
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VẺ VANG CỦA CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH

4
1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động yêu
nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920)
Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm
là làng Chùa), nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai
làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn.
Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng
không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng
này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn,
kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.
Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929),
từng đỗ Phó bảng. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Nguyễn Sinh Cung
có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn
Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai
mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901).

5
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau
khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn. Không lâu sau
thì cha ông đỗ Phó bảng, ông liền theo cha về quê nội. Tại quê nội, cha ông đã làm "lễ
vào làng" cho hai người con trai với tên mới là "Tất Đạt" cho Nguyễn Sinh Khiêm và
"Tất Thành" cho Nguyễn Sinh Cung từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu
học Pháp - Việt Đông Ba. Ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp -
Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
Tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường
Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào
chống thuế ở Trung Kỳ.

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy thể dục và chữ Quốc
ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành. Từ nhỏ
Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sớm được cha giáo dục lòng yêu nước
thương nòi và thường được nghe cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước. Mặc dù
rất kính trọng các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… những nhà yêu nước lúc bấy
giờ nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết
định sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật
hiện đại.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,
Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu
nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Ngày 05/6/1911 với tên Văn Ba, Người làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche
Tréville, Nguyễn Tất Thành rời thương cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình tìm
đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu,
qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng để ý xem xét tình

6
hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão
cao cả của mình.

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp
hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, cùng lúc này cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng 10 Nga bùng nổ làm chấn động thế giới. Cuộc cách mạng này đã mở ra
một kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ
nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Phấn khởi và tin tưởng vào
tương lai tươi sáng của Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới, Nguyễn Tất
Thành quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng 10 Nga - con đường của
Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp hội nghị ở Versailles nhằm chia lại thị
trường thế giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại
Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” yêu cầu chính phủ Pháp
thực hiện các quyền tự do, dân chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

7
Tháng 7/1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc, từ đây
Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Tháng 12/1920, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội
Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách chính thức và duy nhất của các nước
thuộc địa Đông Dương. Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, trở thành
một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người
Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ một người với lý tưởng
yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cách mạng đúng
đắn cho dân tộc Việt Nam: kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản
cao cả.

8
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo Đường lối của
V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Chính
Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 - 1930)
Một sự kiện quan trọng vào giữa tháng 7/1920, khi tờ Nhân đạo đăng Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin,
Nguyễn Ái Quốc đã đọc được và tìm thấy hướng đi của cách mạng Việt Nam. Trong
“Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm
cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát
khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần
chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng chúng ta!”

Báo Nhân đạo

(L’Humanité) đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của V.I.Lênin (Ảnh tư liệu)

Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XVIII của Đảng xã hội Pháp, trở thành người Việt Nam đầu tiên tham gia Đại hội của
một chính đảng tại Pháp và tại Đại hội Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham
9
gia Quốc tế III (Quốc tế cộng sản) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đây là
một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh
dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng
và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một
chiến sĩ cộng sản. Một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trên các lĩnh
vực bắt đầu, đặc biệt là các diễn đàn, các Đại hội quốc tế và trên báo chí, nhằm lên án
tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân

các nước thuộc địa, hướng họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn ái Quốc đã cùng
với đại biểu các thuộc địa của Pháp có mặt ở Pari đứng ra vận động thành lập Hội
Liên hiệp thuộc địa, một hình thức mặt trận của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân
Pháp thống trị, liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân.
Bản Tuyên ngôn của “Hội Liên Hiệp thuộc địa”, do Nguyễn ái Quốc viết, được
Hội đồng nhất trí thông qua trong cuộc họp ngày 28/5/1922.Hội Liên Hiệp thuộc địa
cho xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của Hội, Nguyễn ái Quốc được
Ban Chấp hành Hội phân công làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo.

10
Báo người cùng khổ

11
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách tờ báo từ số 1 đến số 15 (6/1923). Trước khi
rời nước Pháp đi Liên Xô, người vẫn còn chuẩn bị bài để lại cho các số sau. Trong
thời gian đó, người đã cho đăng trên 30 bài viết và tranh vẽ ký tên Nguyễn Ái Quốc
hoặc các bút danh đã được xác định. Có số người viết tới 4 bài, có bài dài đăng liền
trong hai số.
Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đến Liên Xô, quê hương của Cách mạng
Tháng Mười (30/6/1923), bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về
chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ
đại.
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và
phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân;
tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp
tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V
Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.
Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ
thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học
phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở Nga,
hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân
lao động, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước
thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, về vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng… ngày
càng sâu sắc và có những luận điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo.

12
Khoảng tháng 9 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô và đến Quảng Châu,
Trung Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 1924. Mục đích của chuyến đi là xây dựng
phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam. Trước mắt là xúc tiến việc thành lập chính
đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Tháng 6 năm 1925, tại Quảng Châu,
Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – Đây
là tổ chức cộng sản đầu tiên của nước ta và là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
sau này.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, để
có tiếng nói rộng rãi trong quần chúng nhân dân, ngày 21 tháng 6 năm 1925, Báo
Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, do
Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đồng thời là cây bút chủ chốt. Những
bài viết của Báo Thanh niên đều ngắn gọn, lời văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu, thường
đề cập những vấn đề chính: đế quốc và thuộc địa; cách mạng và cải lương; thực tiễn
của cách mạng Việt Nam; đảng cách mạng và Đảng Cộng sản; cách mạng dân tộc và
cách mạng thế giới; cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất; học tập lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin…
Đây là tờ báo vô sản đầu tiên ở nước ta và được bí mật đưa về phát hành ở trong
nước, góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam.
Tháng 7/1925, Người sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức với sự tham gia
của các nhà cách mạng châu Á mà Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một chi
hội hoạt động có hiệu quả cho tổ chức quốc tế này.
Thời kỳ năm 1925 - 1929, hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên đã đẩy phong trào cách mạng Việt Nam lên bước phát triển mới, tạo nên làn sóng
cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ. Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và
những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thâm nhập vào phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
Tháng 6/1929, Kỳ bộ Bắc Kỳ thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng; tháng
8/1929, Kỳ bộ Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản Đảng; tháng 01/1930, cánh tả
trong Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuy nhiên, do
không thống nhất về tổ chức, dẫn đến ba tổ chức Đảng không thống nhất về tư tưởng
và hành động, nếu để kéo dài tình trạng này sẽ làm yếu phong trào. Thống nhất các tổ
chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất là đòi hỏi cấp bách của cách mạng
Việt Nam. Nhiệm vụ trọng đại đó lại được đặt lên vai Nguyễn Ái Quốc và lịch sử
cũng một lần nữa xác nhận vai trò to lớn, tài ba và uy tín tuyệt đối của Người.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Thái Lan, được biết tình hình
không thống nhất giữa ba tổ chức cộng sản ở trong nước, Người lập tức đến Hồng
Kông. Với tư cách đại diện Quốc tế Cộng sản, Người triệu tập Hội nghị đại biểu ba tổ
chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

13
Năm 1930, việc hợp nhất thành công các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng
sản duy nhất là công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam, nhất là đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn (qua Chánh cương, Sách
lược), có hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ, rộng khắp cả nước, là một bước ngoặt
quyết định của lịch sử cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc - Người tìm ra con
đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; người tổ chức, sáng
lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Người rèn luyện, cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực của
Đảng Mác

14
- Lênin chân chính, trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người
đầy tớ trung thành của nhân dân.

Tái hiện hình ảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Ảnh: Nhân dân.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức lãnh đạo Cách mạng Tháng tám thắng
lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính
quyền cách mạng và Kháng chiến Chống thực dân Pháp xâm lược (1930 - 1945)
Từ ngày 03 đến 07/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), dưới sự chủ
trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam
là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, theo sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng
sản, cuối tháng 4/1930 Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan) và Malaysia. Tháng
5/1930, Người qua Singapore rồi trở lại Hồng Kông. Tháng 10/1930 tại Hồng Kông,
Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam (đến tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông
Dương). Nguyễn Ái Quốc lúc đó tên là Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông, hoạt
động cách mạng. Người ở lại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long - Hương
Cảng và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng
chí khác.

15
Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc), năm 1931

Kể từ khi thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, ký tên vào bản
yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây - Pháp, cho đến khi sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một nhân vật quan
trọng trong kế hoạch lùng bắt của thực dân Pháp. Người hoạt động cách mạng bí mật
giữa vòng vây của nhiều kẻ thù, kèm theo một án tử hình vắng mặt của tòa Đại hình
tại Vinh theo phán quyết số 115 (10/10/1929), cùng lệnh truy nã ráo riết của thực dân
Pháp, luôn là những khó khăn, là những hiểm nguy cận kề đối với Nguyễn Ái Quốc.
Trong khi những bản tin hàng tuần của Cảnh sát hình sự Bắc Kỳ, luôn phát lệnh truy
nã Nguyễn Ái Quốc, đăng tin và ảnh của Người như “Tin tình báo: đã ở lâu năm tại
Mỹ, Anh, Pháp và Nga, hiện nay có lẽ đang ở Viễn Đông, có thể là Đông Dương” luôn
được đăng trong Bản tin hàng tuần của Cảnh sát hình sự Bắc Kỳ, số 1 ngày 16/3/1931
(trong tài liệu tiếng Pháp đang lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam).
Ngày 2 tháng 6 năm 1931, Ônraet (R.H.Onraet) là Giám đốc tình báo hình sự cảnh
sát Anh tại Singapo, chỉ huy bắt đồng chí Secgiơ Lơphơrăng (Serge Lefranc), phái
viên người Pháp được Quốc tế Cộng sản cử theo dõi và giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông
Dương bị suy yếu sau những vụ đàn áp đẫm máu của chính quyền Pháp. Trong số giấy
tờ thu được ở đồng chí Lơphơrăng, cảnh sát Anh thu được bức thư của đồng chí
Lơphơrăng gửi cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Cảnh sát Anh lập tức gửi ngay bức thư
đó cho chính quyền Pháp, từ đó địa chỉ và nơi ở của Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông
bị tiết lộ.
Cuộc mặc cả giữa mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông,
kèm theo những điều kiện có lợi cho cả hai bên đã dẫn đến cuộc vây ráp và bắt lén
đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ.
Ngày 6 tháng 6 năm 1931, cảnh sát Anh ở Hồng Kông bí mật bắt Tống Văn Sơ.
Tống Văn Sơ được giam tại nhà tù ở Victoria, thủ phủ của Hồng Kông. Nhà giam có
ba tầng, mỗi tầng hai dãy xà lim… bề cao 3 thước tây, bề ngang hơn 1 thước, bề dọc
không đầy hai thước…chỉ vừa một người nằm xiên xiên. Cao chót vót trên đầu tường
16
chỉ có một cửa sổ nhỏ hình nửa mặt trăng, xung quanh bịt song sắt và lưới sắt bưng
bít. Cửa xà lim bằng ván gỗ dày độ một gang tay và bọc sắt.

Nhà tù Victoria, nơi giam giữ Tống Văn Sơ, năm 1931

Khi biết tin Tống Văn Sơ bị bắt, đồng chí Hồ Tùng Mậu qua Liên đoàn Quốc tế
cứu tế đỏ và đến gặp luật sư Losebi (Francis Henry Loseby), một luật sư tiến bộ người
Anh ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ. Việc bắt lén người trái luật đã bị bại lộ khi báo chí
đồng loạt đưa tin những sự kiện Tống Văn Sơ bị bắt. Và để hợp pháp hóa việc bắt giữ,
Thống đốc Hồng Kông đã phải ra lệnh bắt giam Tống Văn Sơ nhiều lần, khi đó sở
cảnh sát Hồng Kông buộc phải đồng ý để luật sư vào gặp Tống Văn Sơ vào ngày 26
tháng 6 năm 1931.

17
Cho đến ngày 31/7/1931 luật sư F.H.LOSEBY cùng với luật sư JENKIN bào chữa
trước tòa cho Tống Văn Sơ,vạch ra những điểm sai trái, vi phạm pháp luật của chính
quyền Hồng Kông.

Nguyễn Ái Quốc được thả tự do vào đầu năm 1933


Từ Hồng Kông, Người tới Hạ Môn, Thượng Hải rồi trở về Liên Xô. Nhưng từ năm
1934 đến 1938 vẫn là những tháng ngày khó khăn của Người. Sau gần 2 năm bị giam
giữ trong tù, 1 năm không bắt được liên lạc với tổ chức, luôn bị ốm đau cùng những
nỗi lo về phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc gần như kiệt sức. Bà

18
Vaxilieva, cán bộ của Quốc tế Cộng sản (QTCS) là người đã trực tiếp đón Nguyễn Ái
Quốc những ngày đầu tiên vào tháng 6/1934.
Dù đã trở về trung tâm phong trào cộng sản quốc tế, sống giữa những người đồng
chí, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn phải đối mặt với sự nghi kỵ về nhiều lý do khác
nhau. Đó là vì sự xuất hiện những chủ trương mang tính chất “tả khuynh” trong tư
tưởng và lý luận của QTCS, vấn đề dân tộc và giai cấp trong đường lối chiến lược và
sách lược của Đảng, đặc biệt là sự bất đồng quan điểm giữa Nguyễn Ái Quốc với
QTCS về phương pháp cách mạng, như có lần Người đã phê phán việc dùng vũ lực
giải thoát đồng chí hoặc bắn lại cảnh sát trong một lá thư đánh máy bằng tiếng Anh:
“Những hành động mà các đồng chí chúng ta đã làm không nhận được sự ủng hộ và
tự cô lập với quần chúng nhân dân, sẽ không bao giờ mang lại thành công mà trái lại
sẽ chỉ làm hỏng tính cách anh hùng của chúng ta”.
Cũng trong một lá thư viết bằng tiếng Pháp gửi QTCS, Người đã thẳng thắn nhận
xét: “Các đồng chí Đông Dương hầu như không biết chữ. Như vậy nghĩa là thay vì sự
dũng cảm và hy sinh, họ sẽ làm việc rất tốt do trình độ tư tưởng và chính trị quá
thấp... kết quả này biểu hiện trong công việc hàng ngày: Các đồng chí công nhân và
nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào các đồng chí trí thức”.
Thậm chí đầu năm 1935, một lá thư gửi Vụ Hải ngoại QTCS còn đề nghị: “Về vấn
đề liên quan đến Quốc, thì trong vòng hai năm, đồng chí ấy phải nghiêm túc tu dưỡng
bản thân trong học tập và không bố trí công tác khác. Sau khi kết thúc học tập, chúng
ta sẽ có kế hoạch giao công việc riêng”. Đó là nguyên nhân trong thời gian này Người
không được giao một nhiệm vụ quan trọng nào. Nỗi khổ tâm nặng trĩu trong lòng
Nguyễn Ái Quốc khi phải đối diện và tự mình giải tỏa những ngờ vực này.
Nguyễn Ái Quốc tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức lý luận và
thực tiễn cho các cán bộ, đảng viên của Đông Dương, cũng như các nước khác trong
khu vực. Tháng 8/1935, đúng ra Nguyễn Ái Quốc đi dự Đại hội VII QTCS tại
Mátxcơva “với tư cách là đại biểu của Ban phương Đông của QTCS”. Đảng Cộng sản
Đông Dương đã đề nghị đại biểu chính thức Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội VII QTCS
và là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh QTCS nhưng không được
chấp nhận. Người chỉ được tham gia Đại hội với tư cách là đại biểu tư vấn và được
cấp thẻ mang số đăng ký 154.
Sau Đại Hội Quốc Tế lần thứ VII quốc tế cộng sản,Nguyễn Ái Quốc tiếp tục công
việc tại trường quốc tế LêNin,phụ giảng bộ môn về Đông Dương tại trường Phương
Đông giúp đỡ bà Vaxilileva trong công việc tại trường quản lý bộ phận Đông
Dương.Trong thời gian đó Nguyễn Ái Quốc viết một bức thư gửi mặt trận bình dân
Pháp bằng chữ quốc ngữ, đòi thực hiện những quyền cơ bản về tự do dân chủ.

19
Kết thúc khóa học ở trường Quốc Tế Lênin Nguyễn Ái quốc được chuyển đến công
tác tại viện nghiên cứu các vần đề dân tộc và thuộc địa với tư cách là giáo viên phòng
Đông Dương 11/1936.
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục viết một bức thư nói về nguyện vọng: “Các đồng chí thân
mến! Hôm nay kỷ niệm lần thứ 7 tôi bị bắt ở Hồng Kông và cũng là khởi đầu năm thứ
8 tôi không hoạt động gì.Tôi viết thư này để yêu cầu các đồng chí thay đổi hoàn cảnh
đau buồn này. Hãy cử tôi đến nơi nào đó hoặc cứ giữ tôi ở lại đây nhưng giao cho tôi
những việc mà các đồng chí thấy có ích. Những gì tôi yêu cầu là các đồng chí đừng để
tôi ngừng hoạt động quá lâu và chỉ ở bên cạnh,phía ngoài Đảng”
Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Cuối năm 1940,
Người về sát biên giới Việt - Trung, bắt liên lạc được với tổ chức Đảng.
Ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm căn cứ địa
xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng và chủ trì Hội nghị lần VIII của
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.

Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước
"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết
lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa
20
nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác
một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp
sức, người có tài nǎng góp tài nǎng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các
bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không
nề".
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các
lực lượng cách mạng của người Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền địa
phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 9/1943, sau khi ra khỏi nhà tù, Người
tiếp tục tham gia các hoạt động với các tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người
Việt Nam ở Liễu Châu, đồng thời nối lại liên lạc với Đảng ta để tổ chức về nước tiếp
xúc lãnh đạo phong trào.
Tháng 9/1944, Người trở lại Cao Bằng, tháng 12/1944 Người ra chỉ thị thành lập
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó
về Tân Trào để trực tiếp chỉ đạo phong trào trong cả nước. Tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ
trang trong cả nước.

Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng bào
yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới
đang ganh nhau tiến bước giành độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến
lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên". Ngày 19/8, khởi nghĩa
thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23/8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.
Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người tuyên bố
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

4. Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu
tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1969)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam đang bị

21
đế quốc Mỹ xâm lược. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương
Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
vừa tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm đánh đuổi Mỹ,
thống nhất đất nước.
Trở lại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
rõ nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng Hiệp định Genève nǎm 1954 về
Đông Dương; củng cố hoà bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng
Tổng tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt; mở rộng và củng cố Mặt trận dân
tộc thống nhất trong cả nước. Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, Người nhắc
nhở đảng viên phải phấn đấu, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là nền
tảng của mỗi đảng viên để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chuyến đi thực tế địa phương
(giai đoạn 1954 - 1969)
Tháng 01/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại thủ đô Hà Nội, cùng toàn dân thi
hành đúng Hiệp định Genève về Đông Dương, củng cố hòa bình, đấu tranh để thực
hiện thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do, củng cố miền Bắc về mọi mặt,
đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng. Ngoài ra, thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn đi thăm các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa để thắt chặt mối
quan hệ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới.

22
Sau 1954, Mỹ vào miền Nam, xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và
tiến hành các chiến lược chiến tranh. Tháng 9/1954, tại hội nghị Bộ Chính trị, Người
khẳng định: "Đế quốc Mỹ và tay sai đang phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài
đất nước ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam là khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ đó cách mạng miền Nam tiến lên giành nhiều
chiến thắng như phong trào Đồng Khởi Bến Tre.
Nǎm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng", trong đó
Người nêu lên tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thành tuyệt đối với
Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho
Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên
lợi ích của cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh;
23
gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê
bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và đồng chí
mình tiến bộ.
Về phần mình, lời nói đi đôi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là gương
sáng về thực hành đạo đức cách mạng. Những kỷ vật của Người để lại được giới thiệu
trong bảo tàng (như bộ quần áo gụ, đôi dép cao su,...) không chỉ nói về cuộc sống giản
dị, đức khiêm tốn của một con người mà còn nói lên nhân cách của một vị lãnh tụ của
nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một ngày Tổ quốc chưa thống nhất, miền Nam chưa
được giải phóng là một ngày tôi ǎn không ngon, ngủ không yên".
Người luôn dành tình cảm sâu đậm với miền Nam, quan tâm theo dõi và cổ vũ từng
bước tiến của cách mạng miền Nam. Trong Thư gửi đồng bào cả nước ngày 6 tháng 7
nǎm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thống nhất nước nhà là con đường sống của
nhân dân ta. Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng". Đồng bào miền Nam luôn
hướng về Bác Hồ, về Thủ đô Hà Nội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc. Những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Người được trưng bày đã nói lên tình
cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Người.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 nǎm
1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà". Chủ tịch Hồ Chí Minh
được đại hội bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III miền Bắc bước
vào thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên toàn Đảng toàn dân vừa xây dựng, phát triển
kinh tế, giữ gìn và phát triển nền vǎn hoá dân tộc, vừa chǎm lo đến đời sống hàng
ngày của nhân dân. Người cổ vũ nhân dân miền Nam ruột thịt đang chiến đấu anh
dũng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới, Người nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Người đặc biệt quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Trong công tác giáo dục phải luôn luôn kết hợp
chặt chẽ giữa lý luận và thực hành, giữa giáo dục với lao động, vǎn hoá với đạo đức
cách mạng; phải đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt: Dạy thật tốt và học thật tốt ".
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn đề cao nhiệm vụ miền Bắc phải là nền tảng, là niềm tin đối với đồng
bào miền Nam.

24
Nhân dân Pác Bó - Hà Quảng đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm
(20/02/1961)

Ngày 20/10/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam lần đầu tiên ra thăm miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
"Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi". Người mong muốn miền
Nam sớm được giải phóng để vào thǎm đồng bào, cán bộ và chiến sĩ thân yêu. Nǎm
1963 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị tặng Huân chương Sao
vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị: "Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Quốc hội cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi
Huân chương cao quý đó. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".
Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", và từ tháng 2 nǎm
1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt đưa
quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam: "Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ
thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước". Tháng 7 nǎm 1966 Mỹ đã dùng
máy bay ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hy sinh gian khổ và kêu gọi: "Chiến tranh có
thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!
Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại
đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!".
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ của nhân dân thế giới đối
với nhân dân Việt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Trong những nǎm kháng chiến cứu nước gian khổ, Người nói với nhân dân
Việt Nam: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của
25
mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hòa bình thế giới". Tháng 11
nǎm 1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã được tổ chức tại Thủ
đô Hà Nội với sự tham dự của 64 đoàn đại biểu của 52 nước và tổ chức quốc tế là sự
cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.
Về quan hệ với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn phân biệt sự khác nhau
giữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ; Người thông cảm sâu sắc với nỗi
đau của những gia đình, những người phụ nữ Mỹ có người thân tham gia cuộc chiến
tranh xâm lược ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi nhân dân
Mỹ, coi họ là những người bạn thân thiết. Trong bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1
nǎm 1962, Người viết: "Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gì nhau.
Nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực
dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn".
Từ nǎm 1965, khi tròn 75 tuổi, chuẩn bị cho cuộc "ra đi" của mình, Bác Hồ bắt đầu
viết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Trong những nǎm còn lại, cứ đến tháng
5, Bác Hồ lại sửa chữa và viết thêm vào vǎn kiện "tuyệt đối bí mật" này. Trong Di
chúc Người viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân... Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, vǎn
hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân...".
Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 nǎm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè
quốc tế. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về những ngày tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà
Nội:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.... "

26
Nhân dân các dân tộc huyện Hà Quảng tổ chức lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pác Bó
(9/1969)

III. CẢM NHẬN KHI THAM QUAN BẢO TÀNG


Đúng như lời Bác dạy: “Học phải đi đôi với hành”, chúng tôi tiếp bước hành trình
khám phá và tìm hiểu thêm về môn học Tư Tưởng Hồ Chí Minh tại bảo tàng Hồ Chí
Minh tọa lạc ngay Bến Nhà Rồng - nơi Bác bắt đầu hành trình ra đi tìm đường cứu
nước. Đây là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật, tranh ảnh về cuộc đời, sự nghiệp cách
mạng của Hồ Chủ Tịch tại Việt Nam và quốc tế. Chuyến đi này khiến chúng tôi phát
hiện ra một điều thật cảm động đó là cả cuộc đời của Bác là dành trọn cho dân cho
nước!
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi “Bến Cảng Nhà Rồng”, nằm
tại Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh, là chi nhánh nằm
trong hệ thống các bảo tàng di tích lưu niệm về cuộc đời sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh. Bước vào khuôn viên của Bến Nhà Rồng, tôi như bị choáng ngợp trước
khung cảnh thật yên bình ngay giữa lòng thành phố đông dân và sầm uất nhất cả nước.
Gió từ bờ sông Sài Gòn thổi vào làm dịu bớt cái nóng bức giữa trưa hè của miền Nam.
Cây cối ở đây cũng được chăm sóc rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cảnh quan và sự uy
nghiêm của nơi này. Đập vào mắt tôi là bức tượng đồng uy nghi của người thanh niên
Nguyễn Tất Thành quay mặt ra bờ sông, hướng sang trung tâm TPHCM. Trước đây
tôi đọc khá nhiều sách và tài liệu viết về cuộc đời Bác nhưng không thể nào hiểu hết
được sự vĩ đại của Bác. Sau một hồi xếp hàng để ổn định, chúng tôi được đưa lên tầng
hai để nghe hướng dẫn viên nói vài lời về lịch sử cũng như cuộc đời Bác. Tôi có thể
tóm tắt buổi thuyết trình chỉ với hai từ duy nhất đó là tự hào và xúc động. Tự hào vì
lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta quá hào hùng và hoành tráng và xúc
động vì những công lao quá lớn của Bác cho nhân dân và cho đất nước. Sau buổi
thuyết trình chúng tôi chia ra thành nhiều tốp nhỏ đi tham quan toàn bộ bảo tàng.
Trong bảo tàng trưng bày rất nhiều tranh, ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác với
hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác họa cuộc đời và sự nghiệp
của Bác, có thể nói rằng nơi đây như là một bộ phim chiếu chậm về toàn bộ cuộc đời
cách mạng của Bác. Thật sự khi đến đây, tôi đã được tận mắt chứng kiến những bài
báo, bài thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta vẫn thường được nghe trên giảng
đường. Ngoài ra, bảo tàng còn chứa đựng nhiều bức thư của Bác gửi cán bộ, gửi nhân
dân, gửi Đảng ta và mỗi bức thư dù việc công hay tư, đều chứa đựng tình cảm dạt dào
và đây chính là động lực mà động viên nhân dân ta quyết tâm, đoàn kết kháng chiến,
chống đế quốc. Đặc biệt thay, du khách tham quan nơi này không chỉ có người Việt
Nam mà còn có cả những người nước ngoài đến và tham quan một cách rất chăm chú
và tôn trọng các giá trị lịch sử của dân tộc ta. Có thể nói, Bác Hồ không chỉ là một
lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới, khiến ai biết về Bác cũng đều
phải ngả mũ kính phục.
Mặc dù là lãnh tụ của đất nước nhưng có lẽ chẳng ai có thể tưởng tượng được sự
giản dị trong trang phục cũng như đời sống của Bác. Bộ quần áo kaki chắp vá, nón cối
27
cũ kĩ, đôi dép cao su là trang phục mà Bác mang lên mình hàng ngày. Khi ra nước
ngoài, Bác cũng chỉ mặc bộ quần áo dạ màu đen; trong mùa đông lạnh giá cái áo
bông, áo len… cũng là đủ đối với Bác để tạo ra những điều phi thường mà đến những
người mặc vest cũng không thể làm được. Hình ảnh chiếc dép cao su có lẽ thân quen
hơn cả với người dân ở vùng quê Việt Nam, nhưng cũng chả có ai tin được vào mắt
mình khi biết rằng chiếc dép ấy Bác dùng được tận hơn 20 năm, khi đế mòn thì Bác
lấy miếng cao su khác và vào, khi quai đứt hay tuột thì đóng đinh vào giữ. Bộ quần áo
kaki Bác mặc đến khi bạc cả màu vẫn không thay. Khi người giúp việc bảo Bác thay
thì Bảo bảo mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải
thay”.
Đây thực sự là hoạt động vô cùng ý nghĩa và cần thiết đối với học sinh, sinh viên và
tất cả những người mang trong mình dòng máu Việt. Để hiểu được rằng được sống
trong một xã hội, đất nước tự do, độc lập như ngày hôm nay không phải là dễ, đó là
công sức của biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ đã chấp nhận đổ mồ hôi máu
và nước mắt, tiêu biểu đó là quá trình tìm đường cứu nước và giành được độc lập dân
tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với tư cách là một sinh viên, một công dân của đất nước, tôi xác định rõ ràng được
nhiệm vụ của mình là phải góp phần phát triển và xây dựng đất nước, để một ngày nào
đó con cháu tôi có thể tự hào “sánh vai với các cường quốc năm châu” đúng như ước
nguyện của Bác, để xứng đáng với những gì mà Bác đã làm cho dân, cho nước.

IV. BÀI HỌC RÚT RA

Để có được sự nghiệp vĩ đại như ngày hôm nay chỉ bắt đầu từ một ý nghĩ rất đơn
giản và quyết định táo bạo của Bác từ thời còn là một vị thanh niên không ai biết đến.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại là một hình ảnh mang tính biểu trưng rất đậm nét về
tinh thần lao động của Người; ẩn chứa đằng sau hành động ấy, là cả một hành động
yêu nước thiết tha, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, quyết chí đi tìm con
đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà
bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người biết, con đường ở
phía trước còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường
chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Chúng ta càng thấy rõ ý chí
quyết tâm của Bác về hướng đi và ý chí căm thù giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê
hương đất nước.
Chúng ta học được nơi Bác Hồ lối sống giản dị, tiết kiệm. Dù ở địa vị càng cao
nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một đời không xa xỉ, hoang phí. Cuộc đời
của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nếp
sống giản dị của Bác chính là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm
cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ
thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo,
28
tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn
cảm hứng vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.
Bác Hồ là người bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn giữ lời hứa với mọi
người, đặc biệt là với các em nhỏ. Chúng ta phải biết tôn trọng chữ tín bởi nó là nền
tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay: “Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm
đậu rồi lại bay”. Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc
bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác.Ông bà ta
có dạy "một lần bất tín, vạn lần bất tin". Chúng ta phải thực hiện tốt lời mình đã hứa
để hoàn thiện nhân cách. Lòng tin bắt nguồn từ xã hội hướng tới cái thiện, chữ tín trở
thành phạm trù đạo đức trong quan hệ ứng xử. Chúng ta rút ra được rằng nên sống và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác để xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi
người.
Lúc nào cũng vậy, Bác không muốn mình làm quan mà chỉ muốn làm đầy tớ của
nhân dân, Bác luôn muốn mình được bình đẳng như bao người xung quanh. Cả cuộc
đời vì dân, vì nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gần như quên đi những gì thuộc về bản
thân mình. Bác không đặt ra một quyền lợi đặc biệt nào cho bản thân mà luôn ân cần
quan tâm đến những điều nhỏ nhoi, bình dị nhất của mọi người, trong đó có các cán
bộ, chiến sĩ. Bác từng tâm sự: “Một cán bộ muốn có uy thì rất dễ tạo ra nhưng muốn
có tín thì rất khó xây dựng”. Bác đã nêu một tấm gương sáng ngời không chỉ cho dân
tộc ta, cho nhân loại, cho hôm nay, mai sau và mãi mãi. Đó là mình vì mọi người, mọi
người vì mình. Chúng ta cần biết san sẻ cùng nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn,
đừng dựa vào quyền cao chức rộng mà đàn áp kẻ yếu thế. Sống phải công bằng với
nhân dân!
Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn...
Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt
là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu,
vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi
người dân đều ấm no, hạnh phúc.

29
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh, em nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ rất nhiệt tình của cô. Cô đã giúp em tích lũy được rất nhiều kiến
thức đến từ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là một tư tưởng hết sức quan trọng,
đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh nƣớc nhà. Qua đó chúng em có thể nhận
thức một cách đầy đủ và toàn diện cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp và vai trò của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng rộng lớn và bao quát mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xây dựng nên trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Vậy nên,
với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểu chúng em không
tránh khỏi thiếu sót, mong thầy và các bạn tận tình góp ý để chúng em hoàn thiện hơn
nữa những kiến thức của mình.
Kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc trên con đường sự nghiệp giảng dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

30
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu
nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng
định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920). Truy xuất 13/9/2022, từ
http://baotanghochiminh-nr.vn/trng-bay/hot-ng-trng-bay/52-ch-th-nht.html

2. (04/3/2014). Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức, lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng
lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1930-1945). Truy xuất 13/9/2022,
từ https://camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath
%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/
hoctapvalamtheotamguongdaoduchcm/gioithieuvebac/hochiminhlanhdaocmthangtam

3. Minh Duyên (17/08/2021). Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng tháng Tám. Truy
xuất 13/9/2022, từ http://www.mod.gov.vn/wps/portal?
1dmy&page=mod.news.detail&urile=wcm%3Apath%3A/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-
tt-tn/555e201d-25cf-4460-82ba-c107380a3e5b

4. (04/03/2014). Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính
quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -1954). Truy
xuất 13/9/2022, từ https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/
gioithieu/chuyende/hoctapvalamtheotamguongdaoduchcm/gioithieuvebac/
hochiminhlanhdaocuocdautranh

5. Văn Thanh Mai – Đỗ Hoàng Linh (Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh). (21/01/2017).
Nguyễn Ái Quốc - Những năm tháng gian khó. Truy xuất 13/9/2022, từ
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/5781-nguyen-ai-quoc-nhung-nam-
thang-gian-kho.html

6. TS. Nguyễn Văn Khoan. Nguyễn Ái Quốc và vụ án ở Hồng Kông 1931. Truy xuất
13/9/2022, từ https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/16485/6-6-1931-nguyen-ai-
quoc-tong-van-so-bi-bat-o-hong-kong.html

7. Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh: Di Tích Lịch Sử Văn Hóa. Truy xuất
13/9/2022, từ http://thienphuwater.vn/dia-danh-tp.hcm/ben-nha-rong---bao-tang-ho-
chi-minh-di-tich-lich-su-van-hoa-quan-4-175.html

8. (10/06/2011). Hành trình theo chân Bác. Truy xuất 13/9/2022, từ


http://www.quan11.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?
List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=2042

31

You might also like