You are on page 1of 2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC

PHẨM CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH


1.Hoàn cảnh ra đời
Năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta đang trong
giai đoạn khó khăn, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Lê Quyết
Thắng đã viết 4 bài báo Cần, Kiệm, Liêm, Chính đăng trên báo Cứu quốc vào các
ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949, nhằm quán triệt cán bộ, đảng viên về tu dưỡng,
rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tích cực tham gia phong trào 'Thi đua ái
quốc', góp phần đưa sự nghiệp 'kháng chiến kiến quốc' đến thắng lợi. Trong bối
cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị,
ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện 'tự
diễn biến, 'tự chuyển hóa', thì việc thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính theo tư
tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.

“Cần, kiệm, liêm, chính” là tác phẩm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luận bàn về cần,
kiệm, liêm, chính một cách đầy đủ nhất. Không chỉ kế thừa những nghĩa vốn có
của những khái niệm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đưa vào trong bốn khái niệm
đó những nội dung có tính đổi mới và cách mạng về những đức tính cần có của
một con người trong một xã hội giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một xã hội
văn minh, tiến bộ.

Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa những tinh hoa tư
tưởng đạo đức của dân tộc ta và của Nho giáo, đồng thời được đổi mới phát triển
trên lập trường cách mạng, trở thành những đức tính căn bản của con người Việt
Nam.

2.Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Trong tác phẩm này, Người đã coi “tứ đức” là nền tảng của Đời
sống mới, là nền tảng của Thi đua ái quốc và luận giải “tứ đức”
trong tổng thể của trời, đất, con người và mối quan hệ của mùa –
trời; của phương – đất; của đức – người. Mỗi người đều phải tự
thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính, cán bộ, đảng viên càng cần
thiết phải tu dưỡng bản thân theo những chuẩn mực đạo đức
mới. Đó là bốn đức tính của một con người, “Thiếu một đức thì
không thành người”.
3. Kết cấu
*Về mặt hình thức: Nội dung của tác phẩm này đã được
đăng trên Báo Cứu Quốc trong 04 số liên tiếp gồm:
1. “Thế nào là Cần” báo ngày 30/5/1949.
2. “Thế là nào Kiệm” báo ngày 31/5/1949.
3. “Thế nào là Liêm” báo ngày 01/6/1949.
4. “Thế nào là Chính” báo ngày 02/6/1949.
*Về mặt nội dung:
1. Cần, kiệm, liêm, chính
 Thế nào là Cần?
 Thế là nào Kiệm?
 Thế nào là Liêm?
 Thế nào là Chính?
2. Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính: HCM chỉ ra
rằng,các đức tính cần, kiệm liêm, chính,có quan hệ chặt chẽ với
nhau:
+ Cần và kiệm
+ Cần, Kiệm, Liêm
+ Cần, Kiệm, Liêm, Chính

You might also like