You are on page 1of 3

ĐỊA LÍ THẦY TÙNG x TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU 2024

CHUYÊN ĐỀ 9: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Câu 1: (ĐLTT) Vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta là
A. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
B. mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên.
C. sự biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái.
D. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
Câu 2: (ĐLTT) Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái ở nước ta là
A. khoáng sản cạn kiệt. C. thiên tai gia tăng.
B. rừng bị suy thoái. D. đất đai bị bạc màu.
Câu 3: (ĐLTT) Vùng đồi trung du nước ta là nơi thường có
A. nhiễm mặn đất. C. xói mòn đất.
B. sạt lở bờ biển. D. sóng thần.
Câu 4: (ĐLTT) Vùng đồng bằng nước ta thường xảy ra
A. ngập lụt. B. lũ quét. C. động đất. D. sóng thần.
Câu 5: (ĐLTT) Vùng đồi núi nước ta thường xảy ra
A. Lụt úng. B. Ngập mặn. C. Cát bay. D. Lũ nguồn.
Câu 6: (ĐLTT) Vùng ven biển nước ta thường xảy ra
A. Lũ quét. B. Sóng thần. C. Trượt đất. D. Cát bay.
Câu 7: (ĐLTT) Khi có mưa bão lớn, vùng ven biển nước ta thường xảy ra
A. ngập mặn. B. sóng thần. C. lũ nguồn. D. sương muối.
Câu 8: (ĐLTT) Mưa tập trung trên địa hình núi nhiều sườn dốc và mất lớp phủ thủ vật là nguyên
nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
A. Lũ quét. B. Bão. C. Động đất. D. Hạn hán.
Câu 9: (ĐLTT) Thiên tai nào sau đây ở nước ta không phải do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
mang lại?
A. Hạn hán. B. Ngập lụt. C. Động đất. D. Lũ quét.
Câu 10: (ĐLTT) Thiên tai thường xảy ra trên phạm vi rộng lớn là
A. Lốc. B. Mưa đá. C. Bão. D. Sương muối.
Câu 11: (ĐLTT) Thiên tai nào sau đây hình thành trực tiếp trên vùng biển?
A. Động đất. B. Lũ quét. C. Bão. D. Hạn hán.
Câu 12: (ĐLTT) Thiên tai nào sau đây thường xảy ra trong mùa đông ở vùng đồi núi phía Bắc?
A. Hạn hán. B. Cát bay. C. Sương muối. D. Ngập lụt.
Câu 13: (ĐLTT) Thiên tai nào sau đây ở nước ta có thể được dự báo khá chính xác nhờ vào các
thiết bị vệ tinh khí tượng?
A. Động đất. C. Bão nhiệt đới.
B. Lũ nguồn. D. Sạt lở đất.
Câu 14: (ĐLTT) Thiên tai nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở đồng bằng sông
Hồng?
A. Lũ quét. B. Hạn hán. C. Ngập lụt. D. Sương muối.
Câu 15: (ĐLTT) Dải đồng bằng ven biển miền Trung là vùng chịu tác động mạnh của
A. xâm nhập mặn. B. lũ quét. C. bão nhiệt đới. D. sương muối.
Câu 16: (ĐLTT) Ở nước ta, lụt úng thường xảy ra ở
A. sơn nguyên. B. đồng bằng. C. hải đảo. D. núi cao.
Câu 17: (ĐLTT) Hiện tượng lũ nguồn ở nước ta thường xảy ra ở nơi nào sau đây?
A. Miền núi. B. Cửa sông. C. Đồng bằng. D. Vùng biển.
Câu 18: (ĐLTT) Hiện tượng xâm nhập mặn thường xảy ra ở nơi nào sau đây ở nước ta?
A. Ven biển. B. Gò đồi. C. Trung du. D. Thung lũng.
Câu 19: (ĐLTT) Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng XI. B. Tháng X. C. Tháng VIII. D. Tháng IX.
Câu 20: (ĐLTT) Mùa bão của nước ta chậm dần theo chiều
A. bắc vào nam. C. đông sang tây.
B. nam ra bắc. D. tây sang đông.
Câu 21: (ĐLTT) Hoạt động bão ở nước ta ngày càng thất thường, khó lường do
A. phá rừng đầu nguồn. C. công tác dự báo kém.
B. biến đổi khí hậu. D. ô nhiễm môi trường.
Câu 22: (ĐLTT) Vùng nào sau đây ở nước ta ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 23: (ĐLTT) Khu vực nào sau đây có mùa khô kéo dài nhất nước ta?
A. Tây Nguyên. C. Đồng bằng Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 24: (ĐLTT) Ở miền Bắc nước ta, hạn hán thường xảy ra ở
A. các thung lũng khuất gió. C. các cao nguyên đá vôi.
B. các núi cao trên 2000m. D. các sườn núi đón gió.
Câu 25: (ĐLTT) Khu vực nào sau đây ở nước ta chịu tác động mạnh nhất của động đất?
A. Đông Bắc. B. Nam Bộ. C. Tây Bắc. D. Trung Bộ.
Câu 26: (ĐLTT) Các loại thiên tai xảy ra kèm theo bão ở nước ta là
A. ngập úng, sóng lừng, sạt lở đất. C. mưa đá, dông lốc, sương muối.
B. hạn mặn, ngập úng, trượt lở đất. D. lũ ống, sóng thần, sạt lở bờ biển.
Câu 27: (ĐLTT) Hạn hán ở nước ta thường gây ra nguy cơ
A. sóng thần. B. cháy rừng. C. sương muối. D. rét đậm.
Câu 28: (ĐLTT) Biện pháp giảm thiệt hại do bão mạnh gây ra ở nước ta là
A. chống xói mòn. C. tìm nơi trú ẩn.
B. sơ tán dân cư. D. củng cố đê biển.
Câu 29: (ĐLTT) Biện pháp giảm thiệt hại do bão gây ra ở vùng núi nước ta là
A. phòng chống lũ quét. C. đắp đê các sông.
B. chống ngập mặn. D. củng cố đê biển.
Câu 30: (ĐLTT) Biện pháp để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra ở nước ta là
A. quy hoạch dân cư. C. củng cố đê biển.
B. phát triển thủy lợi. D. cải tạo môi trường.
Câu 31: (ĐLTT) Biện pháp giảm thiểu tình trạng ngập lụt ở các đồng bằng nước ta là xây dựng
công trình
A. thoát lũ. C. giao thông.
B. thủy điện. D. thủy lợi.
Câu 32: (ĐLTT) Việc thực hiện biện pháp kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm
A. chống xâm nhập mặn. C. bảo vệ diện tích rừng.
B. hạn chế xói mòn đất. D. tích nước ở hồ chứa.
Câu 33: (ĐLTT) Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. C. thực hiện tốt công tác dự báo.
B. tạo ra các giống cây chịu hạn. D. xây dựng các công trình thủy lợi.
Câu 34: (ĐLTT) Biện pháp hạn chế thiệt hại của bão đối với đồng bằng ven biển nước ta là
A. trồng rừng đầu nguồn, củng cô đê biển.
B. củng cố hạ tầng, bảo vệ rừng phòng hộ.
C. quy hoạch điểm dân cư, chống xói mòn.
D. sơ tán dân, xây dựng công trình thủy lợi.
Câu 35: (ĐLTT) Biện pháp quan trọng nhằm chống ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. quy hoạch các điểm dân cư thích hợp.
B. phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
C. cải tạo đất, phát triển hệ thống thủy lợi.
D. xây dựng công trình thoát lũ, ngăn triều.
Câu 36: (ĐLTT) Nguyên nhân làm cho Trung Bộ xảy ra ngập lụt vào tháng IX - X là do
A. mưa lớn và triều cường. C. không có đê sông ngăn lũ.
B. địa hình tương đối thấp. D. mưa bão lớn, lũ nguồn về.
Câu 37: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. mưa lớn và triều cường. C. mưa bão lớn, lũ nguồn về.
B. địa hình thấp, nhiều bão. D. không có đê sông đê biển.
Câu 38: (ĐLTT) Vùng trũng ở Bắc Trung Bộ ngập lụt mạnh chủ yếu do
A. lũ nguồn, mặt đất thấp, đê biển. C. giáp biển, mưa bão, địa hình thấp.
B. địa hình dốc và chia cắt, mưa lớn. D. mưa bão, lũ nguồn, nước biển dâng.
Câu 39: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là
A. địa hình thung lũng khuất gió. C. Tín phong Đông Bắc hoạt động.
B. nhận lượng bức xạ Mặt trời lớn. D. tác động của gió phơn Tây Nam.
Câu 40: (ĐLTT) Đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng nghiêm trọng chủ yếu do tác động kết hợp
của
A. lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, diện mưa bão rộng.
B. mặt đất thấp, có đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.
C. mặt đất thấp, đê bao bọc, mưa bão rộng, mức độ đô thị hóa cao.
D. dân cư tập trung đông, mặt đất thấp, mưa bão rộng, đê bao bọc.

------ HẾT-------

Tài liệu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Không sao chép, chia sẻ mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Địa lí thầy Tùng.
Hãy là người học, người làm giáo dục văn minh

You might also like