You are on page 1of 21

1/9/2024

ẢNH HƯỞNG THỰC PHẨM LÊN


DƯỢC ĐỘNG HỌC
VÀ TÁC DỤNG CỦA THUỐC

TS. Nguyễn Quốc Hòa


Bộ môn Dược lâm sàng – Đại học Y Dược TP. HCM
Email: nqhoa@ump.edu.vn

MỤC TIÊU

1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về dược động


học và tác dụng (dược lực học) của thuốc

2. Mô tả được cơ chế thực phẩm ảnh hưởng đến dược động


học và tác dụng của thuốc

3. Liệt kê và đưa ra hướng xử trí một số tương tác thuốc -


thực phẩm tiêu biểu.

1
1/9/2024

NỘI DUNG BÀI HỌC


Khái niệm cơ bản về Dược động học – Dược lực học
• Định nghĩa
• Dược động học
• Dược lực học (tác dụng của thuốc)
Ảnh hưởng của thực phẩm lên dược động học của thuốc
• Cơ chế tương tác
• Thực phẩm và dược động học
Ảnh hưởng của thực phẩm lên dược lực học của thuốc
• Cơ chế tương tác
• Thực phẩm và dược lực học
Một số tương tác thuốc-thực phẩm tiêu biểu
• Tương tác có lợi
• Tương tác bất lợi

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ


DƯỢC ĐỘNG HỌC – DƯỢC LỰC HỌC

2
1/9/2024

ĐỊNH NGHĨA

Dược động học: nghiên cứu về tác động của cơ


thể đến thuốc (gồm hấp thu, phân bố, chuyển hóa,
thải trừ thuốc).

Dược lực học (tác dụng của thuốc): nghiên cứu về


tác động của thuốc lên cơ thể (tác dụng chính, tác
dụng không mong muốn)

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Gồm 4 quá trình của thuốc trong cơ thể (ADME):


• Hấp thu (Absorption): quá trình thuốc hấp thu
vào hệ tuần hoàn.
• Phân bố (Distribution): quá trình thuốc di
chuyển trong hệ tuần hoàn và bạch huyết.
• Chuyển hóa (Metabolism): quá trình thuốc bị
biến đổi bởi enzym (ở gan, ruột,…)
• Thải trừ (Elimination/Excretion): quá trình
thuốc bị đào thải khỏi cơ thể (thận, gan,…)

3
1/9/2024

DƯỢC ĐỘNG HỌC (2)

GIAI ĐOẠN HẤP THU VÀ ĐƯỜNG DÙNG THUỐC:


+ Đưa thuốc theo đường tiêu hóa: đường uống (PO), đường đặt dưới lưỡi,
đường trực tràng  tác dụng chủ yếu trên toàn cơ thể.
+ Đưa thuốc theo đường tiêm: tiêm/truyền tĩnh mạch (IV – hấp thu 100%), tiêm
bắp (IM), tiêm dưới da (SC)  tác dụng trên toàn cơ thể.
+ Đưa thuốc theo đường khác: đường hô hấp, đường mắt, đường mũi, đường
tai, đường đặt âm đạo, đường dùng ngoài da  đa số tác dụng tại chỗ.

DƯỢC ĐỘNG HỌC (3)

GIAI ĐOẠN HẤP THU VÀ THUẬT NGỮ:


+ Cmax: Nồng độ thuốc cao nhất trong máu sau khi dùng thuốc.
+ Tmax: Thời gian từ lúc đưa thuốc vào cơ thể đến lúc đạt Cmax.
+ AUC: Diện tích dưới đường cong của nồng độ thuốc trong máu theo thời gian.
+ Sinh khả dụng (F): Tỷ lệ AUC của một đường dùng thuốc (thường là PO) so với IV,
hoặc tỷ lệ AUC của hai đường dùng thuốc (thử và đối chứng).

4
1/9/2024

DƯỢC ĐỘNG HỌC (4)

GIAI ĐOẠN PHÂN BỐ:


Quá trình vận chuyển thuốc từ máu đến các nơi khác nhau trong cơ thể.
Thuốc vào hệ tuần hoàn có thể liên kết với protein trong máu (như albumin):
Thuốc-protein máu ⇄ Thuốc tự do ⇄ Đích tác động
(không có tác dụng) (có tác dụng)

Holt K. et al. Curr Pharmacol Rep 5, 391–399 (2019) 9

DƯỢC ĐỘNG HỌC (5)

GIAI ĐOẠN CHUYỂN HÓA:


Là quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể nhờ enzym thành chất có thể bài tiết
qua thận hay mật.
Enzym chuyển hóa thuốc có nhiều nơi trong cơ thể, chủ yếu tại gan và ruột.
Enzym có thể chuyển hóa thuốc thành các sản phẩm sau:
+ Thuốc có hoạt tính  chất không hoạt tính
+ Thuốc có hoạt tính  chất có hoạt tính (mạnh/yếu)
+ Thuốc không hoạt tính (tiền dược)  chất có hoạt tính Thuốc D

Hiệu ứng chuyển hóa lần đầu (first pass metabolism)

10

10

5
1/9/2024

DƯỢC ĐỘNG HỌC (6)

GIAI ĐOẠN THẢI TRỪ:


Thuốc thải trừ khỏi cơ thể có thể còn nguyên hoặc đã được chuyển hóa.
Cơ quan thải trừ thuốc: thận, gan-mật, phổi, da-mồ hôi,…
+ Độ thanh lọc (Cl): khả năng lọc thuốc trong một đơn vị thời gian.
+ Thời gian bán thải (T½): thời gian cần để nồng độ thuốc trong máu giảm đi
một nửa, hoặc lượng thuốc đã vào cơ thể giảm đi một nửa.

11

11

DƯỢC LỰC HỌC

Nghiên cứu cơ chế tác động của thuốc lên cơ thể:


+ Đích tác động của thuốc: của cơ thể (enzym, thụ thể,…), ngoại lai (vi khuẩn,…)
+ Thụ thể (receptor) – phối tử (ligand): tương tự ổ khóa – chìa khóa
Các thuật ngữ:
+ Chủ vận: thuốc gắn vào thụ thể gây tác động tương tự ligand của cơ thể.
+ Đối vận: thuốc gắn vào thụ thể không cho ligand gắn vào gây tác động.
+ Đối vận ~ chẹn thụ thể ~ ức chế thụ thể
+ Thuận nghịch ≠ không thuận nghịch

12

12

6
1/9/2024

ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC PHẨM LÊN


DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC

13

13

CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC

Thực phẩm/ chất dinh dưỡng có thể làm thay đổi dược động học của thuốc tại
các giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ:
 Tăng tác dụng của thuốc (có thể gây độc tính), hoặc
 Giảm tác dụng của thuốc (giảm hiệu quả điều trị bệnh).

14

14

7
1/9/2024

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC


GIAI ĐOẠN HẤP THU: chủ yếu tác động đến thuốc đường uống
+ Bữa ăn làm chậm hấp thu (↑ Tmax) và/hoặc giảm hấp thu một số thuốc.
Vd: viên nang azithromycin (↓ 50%), digoxin (chậm hấp thu).
+ Bữa ăn làm tăng hấp thu/ sinh khả dụng một số thuốc (↑ Cmax hoặc AUC).
Vd: Amoxicillin/clavulanat, fenofibrat.
+ Bữa ăn là giảm kích ứng/ TDKMM trên tiêu hóa của một số thuốc.
Vd: NSAID, metformin, kháng sinh, corticoid.
+ Chất dinh dưỡng làm giảm hấp thu một số thuốc:
• Giàu Ca, Fe, Zn (như sữa): ↓ nhóm biphosphonat, KS nhóm tetracyclin, quinolon.
• Giàu protein: ↓ levodopa (điều trị bệnh Parkinson)
15
• Cà phê, trà: ↓ viên Fe (điều trị thiếu máu)
15

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC (2)

GIAI ĐOẠN HẤP THU:


Cơ chế tương tác:
+ Phản ứng hóa học: thuốc + chất dinh dưỡng  chất không hấp thu
+ Tính chất bữa ăn (nhiều chất béo, hoặc có độ nhớt cao)
+ Thực phẩm gián tiếp ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa (pH acid, vi sinh đường ruột)
+ Thực phẩm cạnh tranh hấp thu thuốc (ví dụ: protein và levodopa)

16

16

8
1/9/2024

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC (3)

GIAI ĐOẠN CHUYỂN HÓA VÀ PHÂN BỐ:


+ Bữa ăn giàu protein làm tăng chuyển hóa một số thuốc
Vd: theophylin, propranolol  ↓ tác dụng
+ Nước ép bưởi chùm ức chế enzym chuyển hóa thuốc
Vd: statin, chẹn kênh calci (felodipin, nifedipin)  ↑ tác dụng
+ Cỏ St. John (Hypericum perforatum) cảm ứng enzym
chuyển hóa thuốc
Vd: thuốc ngừa thai uống, digoxin, cyclosporin, theophylin
 ↓ tác dụng
+ Vitamin B6 tăng chuyển hóa levodopa ở ngoại biên
 ↓ tác dụng 17

17

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC (4)

GIAI ĐOẠN CHUYỂN HÓA:


Cơ chế tương tác:

Thuốc có hoạt tính Chất không có hoạt tính

Ức chế

Thuốc có hoạt tính Chất không có hoạt tính

Cảm ứng
18

18

9
1/9/2024

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC (5)

GIAI ĐOẠN CHUYỂN HÓA:


Cơ chế tương tác:
Hàng rào máu não

Levodopa Levodopa Dopamin


Điều trị
Vitamin B6
Parkinson
Dopamin
TDKMM

19

19

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC (6)

GIAI ĐOẠN CHUYỂN HÓA:


+ Ethanol (thức uống có cồn) và một số thuốc
(kháng sinh, hạ đường huyết sulfonylurea)
 hội chứng acetaldehyd

+ Ethanol và paracetamol
 độc gan CYP2E1 (enzym)

Tanaka et al. (2008) 20

20

10
1/9/2024

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC (7)

GIAI ĐOẠN THẢI TRỪ:


+ Bữa ăn ít protein có thể tăng tái hấp thu một số chất tại (ống) thận.
Vd: ↑ oxypurinol (chất chuyển hóa alopurinol)  ↑ TDKMM
+ Vitamin C (liều cao) gây kết tinh kháng sinh sulfonamid tại thận (??)
+ Trà/cà phê (cafein) gây lợi tiểu  tăng thải trừ vitamin và muối khoáng

21

21

ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC PHẨM LÊN


DƯỢC LỰC HỌC CỦA THUỐC

22

22

11
1/9/2024

CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC

Thực phẩm/ chất dinh dưỡng có thể làm thay đổi dược lực học (tác dụng)
của thuốc:
 Tăng tác dụng chính của thuốc (có thể gây độc tính), hoặc
 Tăng TDKMM của thuốc (có thể gây nguy hiểm tính mạng), hoặc
 Giảm tác dụng của thuốc (giảm hiệu quả điều trị bệnh).

23

23

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC LỰC HỌC

TƯƠNG TÁC LÀM TĂNG TÁC DỤNG CHÍNH CỦA THUỐC:


+ Ethanol (thức uống có cồn) và thuốc gây hạ huyết áp (thuốc trị THA, dãn mạch)
 tăng tác dụng hạ huyết áp (tư thế).
+ Tỏi, gừng, nước ép nam việt quất, đương quy và warfarin/ acenocoumarol
 tăng tác dụng chống đông máu (nguy cơ xuất huyết).

24

24

12
1/9/2024

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC LỰC HỌC (2)

TƯƠNG TÁC LÀM TĂNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:
+ Thực phẩm giàu kali và thuốc gây tăng kali máu (thuốc trị THA: lisinopril,
ramipril; losartan, valsartan; spironolacton)
 tăng kali máu  loạn nhịp tim
+ Ethanol và sildenafil, thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt  gây hạ huyết áp (tư thế).
+ Ethanol và opioid, kháng histamin H1 thế hệ 1  ức chế TKTW (buồn ngủ).
+ Thực phẩm giàu tyramin (phô mai, muối dưa) và thuốc ức chế MAO (điều trị
trầm cảm)
 gây cơn tăng huyết áp kịch phát (hội chứng “pho mai”)

25

25

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC LỰC HỌC (3)

TƯƠNG TÁC LÀM TĂNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:
Các loại thực phẩm giàu kali:

26

26

13
1/9/2024

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC LỰC HỌC (4)

TƯƠNG TÁC LÀM TĂNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:
Thuốc ức chế MAO và hội chứng “pho mai”:

27

27

THỰC PHẨM VÀ DƯỢC LỰC HỌC (5)

TƯƠNG TÁC LÀM GIẢM TÁC DỤNG CHÍNH CỦA THUỐC:


+ Muối, cam thảo và thuốc gây hạ huyết áp (thuốc trị THA, dãn mạch)
 giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc
+ Đậu nành, thực phẩm nhiều Vit K và warfarin/ acenocoumarol
 giảm tác dụng chống đông máu (nguy cơ tạo huyết khối).

28

28

14
1/9/2024

MỘT SỐ TƯƠNG TÁC THỰC PHẨM –


THUỐC TIÊU BIỂU

29

29

TƯƠNG TÁC CÓ LỢI

Viên bổ sung sắt và thực phẩm có vitamin C


Vấn đề:
+ Fe2+ hấp thu tốt hơn Fe3+
+ Viên sắt có thể gây kích ứng nếu uống lúc đói
+ Ion sắt dễ tạo phức với phytat (rau, trà, cà phê)
 làm giảm hấp thu sắt.

Vai trò vitamin C:


+ Khử Fe3+ thành Fe2+
+ Ngăn sắt tạo phức với phytat

Pergola et al. (2019)

30

30

15
1/9/2024

TƯƠNG TÁC CÓ LỢI (2)

Bữa ăn nhiều chất béo và thuốc trị giun sán (albendazol, mebendazol),
kháng nấm (griseofulvin)
Vấn đề:
+ Các thuốc kể trên ít tan trong nước, hấp thu kém khi uống lúc bụng rỗng.

Bữa ăn nhiều chất béo:


+ Làm tăng độ hòa tan và sinh khả dụng albendazol, mebendazol, griseofulvin
 hấp thu tốt hơn  tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý: nếu muốn thuốc có tác dụng tại chỗ (vd: trị giun trên đường tiêu hóa)
 uống lúc bụng rỗng (trước khi ăn 1 tiếng).

31

31

TƯƠNG TÁC CÓ LỢI (3)

Bữa ăn và các kháng sinh, các thuốc giảm đau nhóm NSAID (diclofenac,…)
Vấn đề:
+ Các kháng sinh (như clarithromycin, amoxicillin/clavulanat) thường gây rối loạn
tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy) khi uống lúc bụng rỗng.
+ Các NSAID (như diclofenac, ibuprofen) có thể gây loét dạ dày.

Vai trò bữa ăn:


+ Giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu
hóa của các thuốc trên.
+ Có thể làm tăng sinh khả dụng một số thuốc KS.
+ Một số thực phẩm giúp hạn chế tiêu chảy do KS
(yogurt, rau xanh)  Duy trì hệ VSV đường ruột.

32

32

16
1/9/2024

TƯƠNG TÁC BẤT LỢI

Thực phẩm giàu ion kim loại đa hóa trị và một số thuốc
Cơ chế:
Tạo phức chelat với thuốc  giảm hấp thu thuốc
Ion kim loại Thuốc có thể tạo phức chelat
đa hóa trị
Ca2+, Mg2+, KS tetracyclin, doxycyclin
Fe2+, Fe3+,… KS ciprofloxacin, levofloxacin
Levodopa (trị Parkinson)
Levothyroxin (trị suy giáp)

Xử trí:
+ Tránh dùng thực phẩm/ chế phẩm giàu ion kim loại đa hóa trị, hoặc
+ Dùng thuốc cách xa ít nhất 2 giờ

33

33

TƯƠNG TÁC BẤT LỢI (2)

Thực phẩm/ chế phẩm có cồn (ethanol) và tương tác thuốc


Cơ chế:
+ Các kháng sinh  tích tụ acetaldehyd
 Tim nhanh, đau đầu, đỏ bừng mặt,…
+ Thuốc dãn mạch, thuốc trị tăng HA  tụt HA, té ngã
+ Thuốc ức chế TKTW  buồn ngủ, té ngã
+ Paracetamol  nguy cơ gây độc gan

Xử trí:
+ Tránh dùng thực phẩm/ chế phẩm có cồn khi dùng thuốc
34

34

17
1/9/2024

TƯƠNG TÁC BẤT LỢI (3)

Thực phẩm giàu vitamin K và warfarin/ acenocoumarol


Warfarin/ acenocoumarol: dùng trong bệnh lý tim mạch, ngăn
ngừa huyết khối (như rung nhĩ).
Cơ chế:
+ Warfarin/acenocoumarol kháng đông vì đối kháng vitamin K
+ Thực phẩm giàu vit K (rau xanh đậm)  giảm tác dụng thuốc

Xử trí:
+ Duy trì ổn định lượng rau xanh (vit K) mỗi ngày

35

35

TƯƠNG TÁC BẤT LỢI (4)

Nước ép bưởi chùm (≥ 200mL) và một số thuốc


Bưởi chùm (grapefruit – Citrus paradisi)
Cơ chế:
+ Nước ép bưởi chùm có các dẫn chất furanocoumarin
 Ức chế enzym chuyển hóa một số thuốc
 Tăng nồng độ thuốc, gây độc tính
+ Tiêu biểu: statin (trị RLLM), felodipin (trị THA), chất
ức chế miễn dịch như cyclosporin, tacrolimus.
Xử trí:
+ Tránh dùng nước ép bưởi chùm khi dùng thuốc, hoặc Joseph I. Boullata & Vincent T. Armenti. (2010)

+ Đổi thuốc khác ít/ không bị tương tác


36

36

18
1/9/2024

TƯƠNG TÁC BẤT LỢI (5)

Nước ép bưởi chùm và một số thuốc


Các nước ép trái cây khác thì sao?
+ Bưởi tại VN (Citrus grandis) có hàm lượng furanocoumarin cao,
≥ 240mL làm tăng nồng độ felodipin, cyclosporin, tacrolimus.
+ Chanh xanh: có furanocoumarin, có thể gây tương tác với
felodipin nếu dùng ≥ 250mL.
+ Cam đắng (Seville orange): ≥ 240mL có thể gây tương tác
tương tự nước ép bưởi chùm.

37

37

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

2) Chọn nhiều đáp án đúng:


Thực phẩm nào sau đây có thể giảm tác dụng của warfarin nếu dùng nhiều?
A. Bông cải
B. Nước cam
C. Chuối
D. Cải xoăn
E. Rau chân vịt

38

38

19
1/9/2024

TÓM TẮT

 Dược động học nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ thể lên thuốc; dược lực học
nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên cơ thể.
 Thực phẩm ảnh hưởng lên dược động học của thuốc xảy ra chủ yếu ở giai
đoạn hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc.
 Thực phẩm ảnh hưởng lên dược lực học của thuốc bằng cách tăng tác dụng
chính/ tác dụng không mong muốn, hoặc giảm tác dụng chính của thuốc.
 Hiểu rõ cơ chế tương tác liên quan đến dược động học/ dược lực học của
thuốc để đưa ra hướng xử trí phù hợp.

39

39

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 1

Bệnh nhân nam, 20 tuổi, được kê kháng sinh tetracyclin để điều trị mụn
trứng cá. Sau hai tuần tái khám, tình trạng bệnh nhân không đỡ.
Qua hỏi thăm, BN luôn tuân thủ việc dùng thuốc và uống theo đơn: sáng 1
viên, chiều 1 viên. BN uống thuốc cùng với một hộp sữa nhỏ vì lo sợ thuốc
gây cào ruột, và cho biết thêm không có thói quen ăn vào buổi sáng hay
chiều. BN không dùng thêm thuốc nào khác trong khi điều trị.

40

40

20
1/9/2024

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 2

Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, nhập viện sau bữa tiệc trái cây với bạn bè. BN được
vào phòng hồi sức tích cực do bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Qua thăm hỏi, bệnh nhân chủ yếu ăn lê, chuối, dưa hấu, và đu đủ. Sau khi
ăn khoảng 1 giờ, bệnh nhân có than tê tay, tức ngực sau đó ngất xỉu.
Khai thác tiền sử dùng thuốc, bệnh nhân có dùng lisinopril và spironolacton
cho điều trị tăng huyết áp.
Kết quả xét nghiệm máu sau đó cho thấy nồng độ kali máu tăng cao:
Kali 7.97 mmol/L (Bình thường: 3.9 – 5.0)

41

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Ngọc Khôi (2021). Dược lâm sàng đại cương.
Nhà xuất bản Y học.
2) Joseph I. Boullata, Vincent T. Armenti (2010). Handbook Of Drug-nutrient
Interactions, 2nd Edition. Humana Press.

42

42

21

You might also like