You are on page 1of 7

PHÂN LOẠI KÍNH VIỄN VỌNG THEO NGUYÊN TẮC

QUANG HỌC

1.Kính viễn vọng khúc xạ


Kính thiên văn khúc xạ hoạt động dưa trên nguyên lý khúc xạ
ánh sáng (và cả nguyên lý truyền thẳng), sử dụng một thấu kính
để thu nhận và hội tụ ánh sáng.

Cấu tạo của kính viễn vọng khúc xạ :

Kính viễn vọng khúc xạ bao gồm 1 vật kính và 1 thị kính đều
cấu tạo từ thấu kính hội tụ , được đặt đồng trục với nhau . Vật
kính có tiêu cự lớn giúp hứng được nhiều tia sáng tới hơn , thị
kính có tiêu cự nhỏ có chức năng biến ảnh được tạo qua vật kính
thành ảo ảo lớn gấp nhiều lần .

Nguyên tắc tạo ảnh : Các tia sáng tới vật kính sẽ hội tụ thành 1
điểm , tạo thành ảnh thật , cùng chiều và bé hơn vật ; lúc này thị
kính sẽ được đặt sao cho ảnh này được hình thành tại tiêu điểm
của thị kính , lúc này thị kính sẽ tạo ra ảnh ảo , ngược chiều và
phóng đại ảnh vừa nãy lên nhiều lần
Độ phóng đại: G = a/ao

Cách ngắm chừng của kính viễn vọng là thay đổi khoảng cách
giữa vật kính và thị kính bằng cách dịch chuyển thị kính , sao
cho ảnh ảo cuối cùng đc tạo ra phải nằm trong khoảng nhìn rõ
của mắt , do đó để mắt đỡ điều tiết thì ta phải ngắm chừng ở vô
cực sao cho tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm của
thị kính ( như hình trên )

Nhược điểm của loại kính này là hiện tượng nhòe ảnh ( tán sắc )
Lý do nằm ở chỗ, hầu hết các ánh sáng ta thu được là ánh sáng
trắng, khi đi qua lăng kính sẽ xảy ra hiện tượng sắc sai
(chromatic aberration). Sắc sai là hiện tượng khi ánh sáng trắng
đi qua lăng kính sẽ bị sai lệch, biến thành một chùm sáng với
phân bố từ đỏ đến tím. Nguyên nhân của hiện tượng này là khi
ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều loại màu khác nhau (7 màu)
phân bố dựa theo các bước sóng khác nhau, khi qua lăng kính sẽ
có các góc khúc xạ khác nhau nên không hội tụ cùng một điểm,
gây ra hiện tượng sắc sai. =>> Dẫn tới sự ra đời của kính viễn
vọng phản xạ

2. Kính viễn vọng phản xạ


Kính viễn vọng phản xạ hoạt động dựa trên sự tạo ảnh của vật ở
xa bằng các gương, thông qua hiện tượng phản xạ các bức xạ
điện từ.
Cấu tạo kính viễn vọng phản xạ :

Trong kính viễn vọng phản xạ , vật kính là gương cầu hoặc
parobol lõm có tiêu cự dài , thị kính là một thấu kính hội tụ có
tiêu cự nhỏ . Kính viễn vọng phản xạ còn có một gương nhỏ
thường được gọi là gương Newton , giúp phản chiếu ánh sáng
thu được từ vật kính vào thị kính

Với mọi kính viễn vọng, số photon thu được tỷ lệ thuận với diện
tích phần thu , đồng thời độ phân giải tỷ lệ với đường kính của
phần thu . Ví dụ, khi dùng gương có bán kính gấp đôi, khả năng
thu gom ánh sáng lên gấp bốn lần và độ phân giải tăng hai lần.
Việc tăng kích thước gương có thể được thực hiện dễ dàng hơn
so với tăng kích thước thấu kính.

Ưu điểm của kính viễn vọng phản xạ : không bị hiện tượng tán
sắc , giúp người quan sát có trải nghiệm về hình ảnh chân thật
hơn do sử dụng gương làm vật phản xạ.
Nhược điểm : Do sử dụng vật phản xạ là gương nên dễ bị bụi
bặm tích tụ , nếu lau chùi không cẩn thận còn có thể làm cho
gương bị xước dẫn tới chất lượng hình ảnh bị giảm sút.

3. Kính viễn vọng tổ hợp

Kính viễn vọng tổ hợp là một sự kết hợp giữa kính thiên văn
khúc xạ (thấu kính) và phản xạ (gương) trong hệ thống quang
học của kính. Hệ thống quang học này được tối ưu hóa để tạo ra
hình ảnh của các vật thể ở khoảng cách vô hạn. Việc sử dụng cả
gương và kính quang học tạo ra những lợi thế nhất định về hiệu
suất cũng như trong quá trình sản xuất.
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy đường đi của ánh sáng như
sau:

Thấu kính là bộ phận tiếp nhận ánh sáng đầu tiên, hướng ánh
sáng đi đến gương chính.

Gương chính tiếp tục điều hướng đường truyền đến gương phụ
(tương tự trong kính phản xạ)

Ánh sáng được phản xạ qua gương phụ đi đến thị kính và mắt
người xem hay có thể là máy ảnh.

Nó được thiết kế để kết hợp ưu điểm của hai loại kính và hầu
như loại bỏ được nhược điểm của cả hai loại kính. Kính thiên
văn tổ hợp có thể đủ khả năng để có một khu vực thu thập ánh
sáng lớn.

You might also like