You are on page 1of 40

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------ooo0ooo----------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH ỨNG DỤNG ĐẶT XE GHÉP CARPOOL

Lớp: DIM703_231_1_D08

Môn: Khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số


Nhóm: 16
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Thy

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ & Tên Mã số sinh viên Mức độ
hoàn thành
1 Hồ Thị Thanh Trúc 030137210586 100%

2 Trần Ngọc Thu Giang 030137210166 100%

3 Lương Thị Huyền 030137210214 100%

4 Phạm Thị Trúc Mai 030137210284 100%

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Đánh giá tính khả thi của ngành công nghệ đặt
xe.......................................3 Bảng 8.1. Mô hình
SWOT ..........................................................................................21 Bảng 9.1.
Bảng giá cơ bản ..........................................................................................27
Bảng 10.1. Bảng trang thiết
bị ....................................................................................34 Bảng 11.1. Bảng dự
báo giá trị gia tăng......................................................................36 Bảng 11.2.
Bảng dự cơ cấu nguồn vốn của công ty....................................................36 Bảng
11.3. Bảng ước tính tổng chi phí đầu tư ban đầu...............................................37
Bảng 11.4. Bảng ước tính doanh thu qua các
năm......................................................38 Bảng 11.5. Bảng ước tính chi phí qua
các năm...........................................................39 Bảng 11.6. Bảng ước tính khấu
hao qua các năm.......................................................40 Bảng 11.7. Lịch trả
nợ.................................................................................................40 Bảng 11.8.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................41 Bảng
11.9. Bảng lưu chuyển tiền tệ ............................................................................41
Bảng 11.10. Bảng cân đối kế
toán...............................................................................42 Bảng 12.1. Chi phí thiết
kế ứng dụng .........................................................................43 Bảng 12.2. Chi phí
văn phòng.....................................................................................43 Bảng 12.3.
Máy móc thiết bị dụng cụ .........................................................................44 Bảng
12.4. Vật dụng nội thất ......................................................................................44
Bảng 12.5. Các khoản đầu tư và nguồn vốn ban
đầu..................................................44 Bảng 12.6. Bảng kế hoạch sử dụng nguồn
vốn năm 2025..........................................46 Bảng 12.7. Bảng chi phí sử dụng vốn
năm 2025 ........................................................46 Bảng 12.8. Bảng các nền tảng
chủ đầu tư phổ biến tại Việt Nam ..............................46 Bảng 12.9. Bảng kế
hoạch sử dụng vốn năm 2026.....................................................47 Bảng 12.10.
Bảng chi phí sử dụng vốn năm 2026 ......................................................47 Bảng
12.11. Bảng kêu gọi nhà đầu tư .........................................................................48
Bảng 12.12. Bảng các ngân hàng và ví điện tử liên
kết..............................................48 Bảng 12.13. Bảng kế hoạch sử dụng vốn
2027...........................................................49 Bảng 12.14. Bảng chi phí sử dụng
vốn năm 2028 ......................................................50 Bảng 12.15. Bảng các nhà
đầu tư................................................................................50 Bảng 12.16. Bảng kế
hoạch sử dụng vốn năm 2028...................................................51
Bảng 12.17. Bảng chi phí sử dụng vốn năm
2028 ......................................................51 Bảng 12.18. Bảng các nhà đầu
tư................................................................................52 Bảng 13.1. Bảng rủi ro
của dự án................................................................................53
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Thị phần dịch vụ gọi xe trực tuyến tại Việt
Nam..........................................6 Hình 3.1. Kết quả khảo sát - Khi ứng dụng của
chúng tôi có mặt trên thị trường, anh/chị có sẵn sàng sử dụng
không?...........................................................................7 Hình 3.2. Kết quả khảo
sát - Anh/Chị thường tìm kiếm các ứng dụng đặt xe công nghệ ở
đâu? .....................................................................................................................8
Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công
ty.....................................................................13 Hình 6.1. Logo ứng
dụng ............................................................................................14 Hình 6.2. Giao
diện ứng dụng.....................................................................................15 Hình 6.3.
Màn hình giao diện ứng dụng khi truy cập .................................................16 Hình
6.4. Màn hình giao diện tính năng......................................................................16
Hình 9.1. Logo ứng
dụng ............................................................................................24 Hình 9.2. Kết
quả khảo sát câu hỏi Anh/Chị cảm thấy sản phẩm Ứng dụng đặt xe ghép ForC
của chúng tôi như thế nào?.................................................................................24
Hình 9.3. Kết quả khảo sát khách hàng về chi phí phải trả cho mỗi chuyến
đi..........27 Hình 9.4. Kết quả khảo sát khách hàng về kênh phân
phối ........................................29 Hình 10.1. Bản vẽ thiết kế quan
trọng ........................................................................34
1. TÓM TẮT Ý TƯỞNG
1.1. Sản phẩm
Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe công nghệ ngày càng nhiều, nhất là ở các thành phố lớn như Hồ
Chí Minh, Hà Nội…và chi phí chi trả cho mỗi chuyến đi là khá lớn. Chính vì vậy, ý tưởng khởi
nghiệp “EcoCarpool” được thực hiện nhằm tạo ra một ứng dụng xe công nghệ cho phép chia sẻ
chuyến đi bằng xe ô tô giữa những hành khách có cùng tuyến đường hoặc điểm đến gần nhau,
nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính giao lưu kết nối cộng đồng và đặc biệt là giảm thiểu lượng khói
bụi thải ra gây ô nhiễm môi trường, giảm số lượng xe lưu thông trên đường để hạn chế tắc nghẽn
giao thông.
Dịch vụ này được hoạt động thông qua ứng dụng tải về trên điện thoại. Người dùng tải
ứng dụng sau đó đăng nhập vào ứng dụng, xác minh các thông tin cần thiết, chọn địa
điểm hiện tại và nơi muốn đến, sau đó chọn chức năng đồng ý ghép chuyến xe và chọn
người đồng hành trong chuyến đi của mình.
1.2. Khách hàng mục tiêu
- Độ tuổi: 18-25
- Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng , học sinh, sinh viên
- Giới tính: cả nam và nữ
- Địa lý: thành phố Hồ Chí Minh
- Thu nhập: Có thu nhập thấp đến trung bình
- Hành vi:
+ Sử dụng điện thoại thông minh, tìm kiếm ứng dụng xe công nghệ để đưa họ đến nơi họ
muốn.
+ Họ sẵn sàng thử nghiệm các dịch vụ mới và công nghệ tiên tiến.
+ Quan tâm đến giá cả, tính an toàn và chất lượng dịch vụ.
+ Ưa thích giá rẻ và khuyến mãi
- Tâm lý: Muốn tìm cách tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo về độ an toàn cao, tính tin
cậy, xu hướng chọn ứng dụng được nhiều người sử dụng và đánh giá cao. Đồng thời,
hiện nay họ có ý thức cao trong bảo vệ môi trường và chọn những giải pháp góp phần
xây dựng cuộc sống xanh và ít khí thải hơn.

1.3. Điểm mới


- Khách hàng có thể chọn chức năng ghép chuyến xe với người lạ trên cùng 1 app -
Các tiện ích thông minh:
+ Định vị được những ai đang có nhu cầu đi xe ghép trên tuyến đường mình đi
+ Chức năng tự động chia khoản tiền cho những người cùng chuyến xe
+ Chức năng tự động tìm kiếm các tài xế trong khu vực gần đó và gửi thông báo đến tài
xế phù hợp nhất
+ Chức năng tự động định vị vị trí của những người phù hợp để có thể ghép xe với
khách hàng, cung cấp các thông tin về đối tượng muốn ghép xe.

1.4. Yếu tố kỹ thuật số


- Ứng dụng công nghệ định vị GPS: giúp khách hàng theo dõi được lộ trình của tài xế,
xác định được vị trí của những người có nhu cầu ghép xe và xác minh được thông tin
của họ.
- Người dùng tải ứng dụng từ CH Play hoặc App Store bằng điện thoại thông minh và
đăng ký tài khoản, xác minh thông tin (tất cả đều được bảo mật) là có thể bắt đầu sử
dụng
- Đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc email cá nhân
- Quảng bá ứng dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram,
Youtube hoặc Google Ads
- Áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến như chuyển khoản qua ngân hàng, các ví
điện tử..

2. TÍNH KHẢ THI CỦA NGÀNH

STT Tiêu chí đánh giá Khả thi thấp Khả thi Khả thi cao
trung
bình
1 Số lượng đối thủ cạnh tranh Nhiều

2 Độ tuổi của ngành Trẻ

3 Tốc độ tăng trưởng Cao

4 Lợi nhuận của ngành Cao

5 Mức độ tập trung Cao

6 Mức độ thiết yếu Cao

7 Số lượng sản phẩm mới xuất hiện Ít

8 Triển vọng lâu dài Mạnh

Bảng 2.1. Đánh giá tính khả thi của ngành công nghệ đặt xe

Số lượng đối thủ cạnh tranh


Ứng dụng ghép xe thông minh ForC là một sản phẩm cái tiến với tính năng mới
là cho phép đi ghép xe với người lạ để giảm chi phí đi lại. Những đối thủ cạnh tranh lớn
trước mắt có thể kể đến các ứng dụng đặt xe công nghệ đã hoạt động lâu dài trên thị
trường Việt Nam như Grab, Be, Gojek và được cho “ra mắt” gần đây nhất là Xanh SM.
Bên cạnh đó, nhiều công ty taxi hiện nay đã phát triển và nâng cấp hơn với ứng dụng
đặt xe riêng của hãng, chuyển đổi sang mô hình taxi công nghệ. Vì vậy, số lượng đối
thủ cạnh tranh cùng ngành với ForC đang ở một con số khá nhiều.
Độ tuổi của ngành
Ngành công nghệ đặt xe, đặc biệt là dịch vụ đặt xe công nghệ xuất hiện và phát
triển nhanh chóng trong thập kỷ gần đây. Giai đoạn từ 2010 đến nay, công nghệ nói
chung và công nghệ di động nói riêng ngày càng phát triển, cùng với đó là nhu cầu đi
lại ngày càng cao nên mô hình kinh doanh này cũng ngày càng phát triển và trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Sau 7 năm phát triển, thị trường gọi xe trực tuyến Việt Nam đã có sự bùng nổ với
hơn 20 nền tảng khác nhau ra đời. Đến nay, có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp
đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù hiệu. Hiện tại ngành vận tải Việt Nam là
một môi trường trẻ và năng động khi công nghệ đang dẫn đầu xu thế và vẫn còn rất
nhiều sự đổi mới trong ngành.
Tốc độ tăng trưởng
Theo đại diện Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), thị
trường ứng dụng đặt xe đạt doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35%/năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay.
Theo số liệu từ Vụ Vận tải (Bộ GTVT), sau nhiều năm phát triển, thị trường đặt
xe trực tuyến tại Việt Nam đã có sự tham gia của khoảng 20 nền tảng khác nhau. Hiện
có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù
hiệu. Lợi nhuận của ngành
Dự báo của Google và Temasek, thị trường ứng dụng đặt xe Việt Nam có thể đạt
tốc độ tăng bình quân hơn 40%/năm; đến năm 2025, thị trường này có thể đạt giá trị 4
tỷ USD. Do đó, thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn,
được ví như một “chiếc bánh hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư trong nước và ngoài
nước.
Mức độ tập trung
Ngành công nghệ đặt xe có mức độ tập trung cao với các khía cạnh như cạnh
tranh thị trường, nghiên cứu và phát triển công nghệ, quy định và chuẩn mực khắt khe,
cũng như tiếp cận thị trường. Điều này đảm bảo sự cải tiến và đa dạng hóa của các dịch
vụ đặt xe, đồng thời đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dùng.
Mức độ thiết yếu
Xe công nghệ ngày nay đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày của nhiều người, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu vực đô thị. Khi các
ứng dụng đặt xe công nghệ được sử dụng rộng rãi tạo việc làm cho nhiều người, góp
phần giúp đời sống của người dân được nâng cao và đáp ứng các nhu cầu cần thiết của
họ. Đồng thời, sự phát triển của ngành này không những đem đến sự linh hoạt và thuận
tiện cho khách hàng mà còn góp phần làm giảm áp lực đối với giao thông và ô nhiễm
môi trường.
Số lượng sản phẩm mới xuất hiện
Ngày nay, không khó để chúng ta có thể bắt gặp các tài xế của các ứng dụng xe
công nghệ chở khách trên đường. Dễ thấy nhất là các ứng dụng như Grab, Be và Gojek.
Đặc biệt gần đây, sự xâm nhập của SM Xanh đã gây áp lực cho thị trường xe công nghê
với hệ thống xe sẵn có. Có thể nói là không có quá nhiều ứng dụng đặt xe trên thị trường
ngày nay nhưng họ đã có một “vị trí vững vàng” trong lòng khách hàng. Vì lý do đó mà
rất ít các ứng dụng đặt xe mới ra đời. Mặc dù số lượng sản mới xuất hiện ở ngành này
khá ít, tuy vậy tồn tại sự cạnh tranh lớn đến từ các ứng dụng đã xuất hiện từ lâu đời. Sự
cạnh tranh giữa các ứng dụng này đã tạo ra một thị trường mang đầy tính cạnh tranh.
Chính điều này đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành để thu hút
khách hàng thông qua chất lượng, tính năng độc đáo và chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Triển vọng lâu dài
Ngành công nghệ đặt xe được dự đoán tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Xu
hướng chia sẻ chuyến đi có thể tiếp tục phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường
ý thức về môi trường và sự cần thiết của việc giảm ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó,
một số yếu tố khác sẽ là “bước đà tăng trưởng” của ngành như đổi mới công nghệ, tích
hợp tự động hóa và AI, các chính sách và quy định của Chính Phủ,... Khi nhu cầu đi lại
và chia sẻ chi phí không ngừng tăng cao, các yếu tố này sẽ được áp dụng nhiều hơn
nhằm đáp ứng các nhu cầu đó một cách nhanh chóng và linh hoạt. Đồng thời, các chiến
dịch sống xanh được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ GenZ năng động,
vậy nên ý thức bảo vệ môi trường ngày nay đặc biệt được chú trọng. Việc đi xe ghép và
giảm mật độ xe cộ trên đường cũng là một hình thức sống xanh khi mà có thể giúp giảm
thiểu lượng khói bụi thải ra.
Với những yếu tố trên, có thể nói xu hướng phát triển của ngành công nghệ đặt
xe là tích cực và có triển vọng phát triển lâu dài.
Tổng quan thị trường ngành công nghệ đặt xe hiện nay
Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất
trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam gồm Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%.
Như vậy, có khoảng 17 ứng dụng gọi xe “made in Vietnam” còn lại chia nhau hơn 1%
thị phần.
Một khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021 dựa trên số lượng khách hàng
sử dụng dịch vụ gọi xe 2 bánh tại Việt Nam thì Grab chiếm khoảng 60% thị phần,
Gojek chiếm 19%, Be chiếm 18%. Đối với ô tô, thị phần của Grab áp đảo với 66%, Be
chiếm 22% và phần còn lại chia cho các ứng dụng khác.

Hình 2.1. Thị phần dịch vụ gọi xe trực tuyến tại Việt Nam

3. TÍNH KHẢ THI CỦA THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU


3.1. Phân khúc khách hàng chính
Thông qua kết quả khảo sát, nhóm nhận thấy đối tượng chủ yếu tham gia khảo sát
là học sinh - sinh viên ở độ tuổi từ 18-25 với mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng.
Điều này có nghĩa là các dịch vụ của ForC cần hướng một mức giá phù hợp với mức
thu nhập của nhóm khách hàng chính mà ứng dụng nhắm đến. Đồng thời, đa số khách
hàng là học sinh - sinh viên nên họ sẵn sàng bỏ thời gian chờ đợi để có được một mức
giá thấp hơn so với giá phải bỏ ra. Bên cạnh các thông tin trên, khách hàng còn cung
cấp thông tin rằng đa số đều sống ở nội thành các thành phố lớn có thể kể đến như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…
Qua các thông tin thu thập được bằng bảng khảo sát, nhóm quyết định tập trung
vào nhóm khách hàng chính có các đặc điểm như sau: là học sinh - sinh viên ở độ tuổi
từ 18-25 là những bạn trẻ GenZ năng động, là những người trẻ thích sự mới mẻ, thích
gặp gỡ và giao lưu với mọi người, đồng thời còn tăng cơ hội trong việc mở rộng kiến
thức. Họ quan tâm nhiều đến sự việc tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích. Bên
cạnh đó, ForC cũng chú trọng đến nhóm khách hàng này vì họ có nhiều thời gian trong
ngày, sẵn sàng chờ đợi và có nhu cầu đi lại khá nhiều ở các khu vực nội và ngoại thành
của các thành phố lớn.
3.2. Đánh giá thị trường
Hình 3.1. Kết quả khảo sát - Khi ứng dụng của chúng tôi có mặt trên thị trường,
anh/chị có sẵn sàng sử dụng không?

Sau khi nhóm thực hiện khảo sát, thu được kết quả như biểu đồ trên. Tỷ lệ sẵn
sàng chấp nhận sử dụng ứng dụng ghép xe được phân chia một cách chi tiết: có 33.3%
người dùng đã có sự phản hồi tốt (Nhất định sử dụng) đối với dịch vụ của ứng dụng
ghép xe thông minh ForC. Điều này cho thấy có một số lượng nhất định người dùng đã
có niềm tin và sẵn sàng chấp nhận chi trả để sử dụng dịch vụ này ngay từ lúc đầu. Bên
cạnh đó, với một tỷ lệ tương đương với mức phản hồi tốt, 33.3% người dùng phản hồi
rằng họ sẽ cân nhắc lựa chọn ứng dụng ForC và 31.6% phản hồi rằng họ có thể sử
dụng.
Có thể thấy rằng tỷ lệ tổng cộng của khách hàng sẵn sàng chấp nhận sử dụng ứng
dụng ghép xe ở mức tốt (Nhất định sử dụng và Có thể sử dụng) là 64.9% trên thị
trường. Điều này gợi ý cho nhóm một cơ hội lớn cho ứng dụng ghép xe thông minh
ForC tồn tại và phát triển trên thị trường ngành này trong tương lai. Sự hấp dẫn của ứng
dụng này đối với cả những người sẵn sàng và có thể sử dụng đã thể hiện tiềm năng phát
triển mạnh mẽ, từ kết quả khảo sát đã cung cấp một hình ảnh tích cực về sự chấp thuận
ứng dụng này trong nhóm ngành công nghệ đặt xe.

3.3. Giá trị mang lại cho khách hàng

Nếu như so với những chuyến đi công nghệ hiện có, họ phải trả một số tiền nhất định. Nhưng
với Ecocarpool, khách hàng có cơ hội chi trả một số tiền thấp hơn so với số tiền bình thường
họ bỏ ra cho một chuyến đi.Đối với sinh viên, từng đồng tiền đều rất có giá trị, đó có thể để
chi trả cho vé xe bus, hay một ly nước, thậm chí là một dĩa cơm. Không những tiết kiệm
được một số tiền cho việc đi lại, họ còn được gặp gỡ nhiều người, biết thêm những câu
chuyện, những người đồng hương, giúp tăng khả năng cởi mở, giao tiếp với cộng đồng của
những người trẻ.

3.4. Xúc tiến và kênh truyền thông chính


Hình 3.2. Kết quả khảo sát - Anh/Chị thường tìm kiếm các ứng dụng đặt xe công
nghệ ở đâu?
Theo kết quả khảo sát mà nhóm thu được, có đến 78.9% người dùng nói rằng họ
tìm kiếm và biết các thông tin về các ứng dụng đặt xe thông qua các trang mạng xã
hội như Facebook, Tiktok… và 63.2% họ được người thân, bạn bè giới thiệu. Từ
những con số này, nhóm quyết định thực hiện những hình thức marketing thông
qua các nền tảng mạng xã hội, thông qua các viral clip hay các KOL có sức ảnh
hưởng. Bên cạnh đó, nhóm cũng đặc biệt chú ý đến trải nghiệm và phản hồi sau lần
đầu sử dụng ứng dụng bằng những khảo sát đánh giá chuyến đi của họ; có những
ưu đãi và các chương trình dành cho khách hàng thường xuyên sử dụng để họ có
thiện cảm với ứng dụng ghép xe ForC của chúng tôi nhằm nâng cao mức độ nhận
diện thương hiệu và họ cũng sẽ sẵn sàng giới thiệu ForC đến người thân và bạn bè.

3.5. Cách thức thiết lập mối quan hệ khách hàng


Bước 1: Xác định đúng đối tượng khách hàng thông qua form khảo sát
Bước 2: Ghi nhận, lắng nghe các phản hồi và ý kiến đóng góp của khách hàng
Bước 3: Xây dựng niềm tin với khách hàng bằng cách tạo ra các chiến dịch trải nghiệm
dịch vụ với mức giá thâm nhập thị trường; tiếp cận khách hàng bằng các cuộc phỏng vấn
nhỏ sau khi khách hàng đã trải nghiệm và giải quyết các khúc mắc nếu có để khách hàng
cảm thấy hài lòng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

4. TUYÊN BỐ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU


4.1. Tầm nhìn
" Trở thành biểu tượng xe ghép công nghệ hàng đầu Việt Nam và xây dựng một
cộng đồng di chuyển chung sôi động, bền vững, tạo nên một thế giới nơi mọi người chia
sẻ chuyến đi, tiết kiệm chi phí và chăm sóc môi trường cùng nhau."

4.2. Sứ mệnh
"Chúng tôi cam kết tạo ra trải nghiệm di chuyển tốt nhất, nơi mọi người có thể
kết nối với những người khác trên cùng tuyến đường, chia sẻ chuyến đi an toàn, tiết
kiệm chi phí, và góp phần vào một hành trình bền vững vì môi trường. EcoCarpool
không chỉ là ứng dụng di chuyển, mà là sứ mệnh kết nối con người và định hình tương
lai xanh sạch."
4.3. Mục tiêu
Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và
đạt mức doanh thu 600 USD trong vòng 5 năm tới. Đến năm 2035, chiếm lĩnh thị
trường ứng dụng đặt xe công nghệ Việt Nam với hơn 30% thị phần.

5. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU CÔNG TY


5.1. Những mốc quan trọng trong kế hoạch hình thành công ty
• Lên ý tưởng và khảo sát thị trường (Tháng 1 - Tháng 3/2024)
Theo quan sát và tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ xe ghép công nghệ, các thành viên trong
nhóm đưa ra ý tưởng, xây dựng, góp ý và hoàn thiện ý tưởng với mong muốn đem đến cho
khách hàng trải nghiệm mới, giá trị mới sau mỗi chuyến đi.
Sau khi xây dựng ý tưởng về xe ghép thông minh tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường,
chúng tôi cùng nhau khảo sát thị trường bằng hình thức khảo sát online thông qua bảng khảo
sát “Phiếu khảo sát ý kiến của khách hàng về Ứng dụng đặt xe ghép EcoCarpool”.
• Xác định hình thức kinh doanh (Tháng 4/2024)
Ứng dụng xe ghép EcoCarpool tích hợp nhiều tính năng mới lạ, vượt trội như: tìm kiếm
người có cùng chung quãng đường đi, chọn người đồng hành bạn thích, chia sẻ chi phí
chuyến đi,... giúp khách hàng có trải nghiệm thoải mái, thuận tiện và dễ dàng sử dụng
• Đăng ký kinh doanh (Tháng 5/2024)
Sau khi nhóm đã thống nhất được tên công ty, tháng 5 năm 2024 tiến hành đăng ký kinh
doanh quyền sử dụng tên “EcoCarpool” để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
• Hoàn thành cơ cấu nhân sự (Tháng 6/2024)
Xác định nhu cầu nhân sự hiện tại và tuyển dụng những bộ phận thiết yếu nhất vào tháng 06
năm 2024.
• Thiết kế giao diện người dùng (Tháng 7 - Tháng 9/2024)
Người lập trình web thiết kế ứng dụng và kiểm định với người dùng để đảm bảo giao diện dễ
sử dụng, trực quan, thu hút và sửa đổi phù hợp với thị hiếu khách hàng. Dự kiến hoàn thành
vào tháng 9 năm 2024
• Triển khai ứng dụng (Tháng 12/2024)
Dự kiến hoàn thành mọi công đoạn, đưa ứng dụng lên các nền tảng như CH Play và App
Store. Công ty chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2024.

5.2. Sự liên quan giữa chiến lược và yêu cầu với nhân sự
Chiến lược kinh doanh trong thời đại số của ứng dụng đặt xe ghép “EcoCarpool” là sử
dụng hình thức kinh doanh trực tuyến Internet thông qua ứng dụng. Vì vậy yêu cầu với
nhân sự cần có khả năng:
• Am hiểu về công nghệ, IT, phần mềm, lập trình web,...
• Khả năng làm việc với máy tính tốt
• Khả năng chăm sóc khách hàng tốt: hướng dẫn, quy trình, cách thức sử dụng ứng
dụng,...
• Khả năng xử lý, ứng biến tình huống nhanh nhẹn, đưa ra phương án hỗ trợ khách hàng
nhanh chóng
Với những yêu cầu trên, đội ngũ nhân sự mà “EcoCarpool” cần có đó chính là biết cách
tận dụng tối đa công nghệ kỹ thuật và kỹ năng marketing, chăm sóc khách hàng để đem
đến cho khách hàng trải nghiệm hài lòng nhất khi sử dụng ứng dụng. Đây chính là điểm
tựa để “EcoCarpool” trở thành một người bạn thân thiết với người dùng trong hiện tại và
tương lai.

5.3. Cơ cấu tổ chức


 Ban lãnh đạo và quản lý dự án
Nhiệm vụ: người đứng đầu và chịu trách nhiệm chung về chiến lược kinh doanh, tài
chính của ứng dụng. Trực tiếp điều hành, giám sát và đưa ra quyết định cuối cùng cho
công ty
Người đảm nhiệm: Hồ Thị Thanh Trúc - chức vụ giám đốc điều hành
Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ năng, kinh nghiệm: có khả năng quản lý doanh nghiệp, có tính quyết đoán, hiểu biết
sâu về thị trường.
• Quản lý dự án:
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về tiến độ, nguồn lực và điều phối, giao tiếp giữa các bộ
phận
Người đảm nhiệm:
Trần Ngọc Thu Giang: chức vụ trưởng quản lý dự án
Lương Thị Huyền: chức vụ phó quản lý dự án
Trình độ chuyên môn: cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ năng, kinh nghiệm: có khả năng quản lý, quan sát đánh giá khách quan các bộ phận,
đưa ra hướng khắc phục nhanh nhất.
● Bộ phận kỹ thuật - công nghệ phát triển
Trưởng nhóm phát triển: chịu trách nhiệm về kiến thức chuyên môn, hướng dẫn các
nhóm phát triển dự án về các quy trình công nghệ, kỹ thuật mới
Người đảm nhiệm: Trống - Công ty sẽ quyết định tuyển dụng
● Nhóm phát triển Front-end,Back-end:
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống giao diện người dùng
Người đảm nhiệm: Trống - Công ty sẽ quyết định tuyển dụng
● Bộ phận tiếp thị, quảng cáo
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược tiếp thị trên các nền tảng truyền thông,
mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và quảng cáo tìm kiếm; tạo nội dung truyền thông,
video quảng cáo và bài viết blog để tăng tầm nhìn của ứng dụng.
Người đảm nhiệm: Phạm Thị Trúc Mai: chức vụ chuyên gia tiếp thị và sáng tạo nội
dung
Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh - chuyên ngành Marketing,
trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh nghiệm, kỹ năng: có kiến thức về marketing, nắm vững nền tảng truyền thông xã
hội, có kỹ năng viết và thiết kế, có sự sáng tạo.
● Bộ phận hỗ trợ và chăm sóc khách hàng:
Nhiệm vụ :Phản hồi và giải quyết mọi vấn đề của người dùng, cung cấp hỗ trợ qua email,
điện thoại hoặc trò chuyện trực tuyến; hướng dẫn người dùng về cách sử dụng ứng
dụng.
Kinh nghiệm, kỹ năng: có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề, có khả năng
thương lượng và đàm phán, linh hoạt và tự giác.
Người đảm nhiệm: Trống - Công ty sẽ quyết định tuyển dụng
● Bộ phận kế toán:
Nhiệm vụ: Theo dõi ngân sách, lên kế hoạch tài chính và đánh giá hiệu quả chi phí và
thu nhập
Kinh nghiệm, kỹ năng: có kỹ năng tính toán, phân tích số liệu, kỹ năng sử dụng excel
tốt, kiên nhẫn và có tinh thần trách nhiệm cao.
Người đảm nhiệm: Trống - Công ty sẽ quyết định tuyển dụng

● Bộ phận tài xế:


Các nhân viên tài xế công ty sẽ tuyển dụng.
Kinh nghiệm, kỹ năng: có bằng lái xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ còn trong thời hạn đúng chuẩn do
Tổng Cục đường bộ Việt Nam cấp phép. Có kinh nghiệm lái xe và kỹ năng giao tiếp
khách hàng tốt
5.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty


6. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC PHÁP LÝ, ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT CÔNG TY

6.1. Địa điểm và hình thức pháp lý


Địa điểm dự kiến: 48 Hoàng Diệu 2, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ
Đức. Hình thức pháp lý:
● Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ForC
13
● Lĩnh vực kinh doanh: vận tải hành khách
● Mã ngành: 49321
Hình thức kinh doanh: “ForC” là một là một nền tảng kết nối người sử dụng có
chung hành trình để chia sẻ chuyến đi. Người dùng có thể dễ dàng đăng ký và xác minh
thông tin cá nhân, tìm kiếm chuyến đi phù hợp, chia sẻ chi phí vận chuyển, và đánh giá
người đồng hành trong chuyến đi của mình để xây dựng cộng đồng xe ghép tích cực.
6.2. Đặc điểm nhận biết công ty
Tên công ty: EcoCarpool
Tên "EcoCarpool" là một sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và sinh thái.
Chữ Eco mang hai ý nghĩa trong một, lấy cảm hứng từ 2 tên tiếng anh “economic” và
“ecological”. “Eco” trong “ economic ” thể hiện cho việc tối ưu hóa việc sử dụng nguồn
lực kinh tế, giúp người dùng tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa tiện ích từ chuyến đi
của họ. “Eco” trong “ Economical” , đại diện cho cam kết của ứng dụng đối với việc
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc chia sẻ chuyến đi và giảm
lượng xe cá nhân trên đường.
Trong "EcoCarpool," "Carpool" là phần chính của tên, tập trung vào mục tiêu chính của
ứng dụng: tạo ra một cộng đồng kết nối người chia sẻ chuyến đi, tăng cường trải nghiệm
cá nhân và tiết kiệm chi phí.
"EcoCarpool" không chỉ là một ứng dụng gặp gỡ giữa người chia sẻ cùng một tuyến
đường, mà còn là một cam kết với việc giảm lượng khí thải và tạo ra một lối sống kinh
tế và bền vững.
Slogan: “ EcoCarpool - Ghép chung lối - Tiết kiệm chung đồng ”
Ý nghĩa: Với mong muốn tạo ra một nền tảng kết nối người sử dụng có chung
hành trình để chia sẻ chuyến đi, không chỉ hướng đến mục tiêu tiết kiệm chi phí, tạo ra
sự kết nối cộng đồng và nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường. Ứng dụng này cung cấp
một giải pháp di chuyển hiệu quả, an toàn để khách hàng có được hành trình như ý.
Logo
Hình 6.1. Logo ứng dụng

Logo mang phong màu chủ đạo là màu xanh lá cây dịu nhẹ, thể hiện mục tiêu
hướng đến những giá trị “xanh” cả về một chuyến xe ý nghĩa, kết nối mà còn góp phần
nâng cao ý thức người trẻ trong hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí
trong lành của Trái đất. .
Mô phỏng giao diện
ForC dựa trên những ứng dụng tương tự để để mô phỏng giao diện cũng như các
bước cơ bản để người dùng có thể sử dụng.

Hình 6.2. Giao diện ứng dụng

Ứng dụng ForC sẽ có mặt ở nền tảng CH Play và App Store, người dùng tìm
kiếm tên ứng dụng “ForC” trên thanh công cụ tìm kiếm rồi tìm biểu tượng logo như
trên. Bấm nút tải về và chờ hoàn tất quá trình.
Bước 1: Đăng kí tài khoản mới nếu đây là lần đầu tiên sử dụng: nhập thông tin cá
nhân, số điện thoại đang sử dụng,… vào những ô gợi ý.
Bước 2: Nhập vị trí bạn muốn bắt đầu hành trình và chọn điểm đến.
Hình 6.3. Màn hình giao diện ứng dụng khi truy cập
Bước 3: Chọn người đồng hành và quá trình di chuyển theo mong muốn của bạn.

Hình 6.4. Màn hình giao diện tính năng


Bước 4: Lựa chọn hình thức thanh toán. Bắt đầu chuyến đi.

7. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH


a) Liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Dịch vụ đi xe ghép đang ngày càng phổ biến và được nhiều người sử dụng hơn ở thị trường Việt Nam
trong vài năm trở lại đây. Do đó, ứng dụng đặt xe ghép ForC cũng sẽ đối mặt với nhiều đối thủ cạnh
tranh trong ngành như ứng dụng đặt xe ghép – Vicar, xe ghép tiện chuyến – DiChung, ứng dụng đặt xe
tiện chuyến – Carback,…Đây là một số đối thủ cạnh tranh hoạt động trước ứng dụng ForC và đem lại
nhiều trở ngại cho ForC trong việc thâm nhập thị trường đi xe ghép ở Việt Nam.

Yếu ForC Vicar Dichung Carback


tố
Giới Là ứng dụng xe Vicar là ứng dụng xe Đây là hình thức Carback tận dụng
thiệu công nghệ cho phép ghép đầu tiên do chuyển đổi từ xe khách những cuốc xe
ghép chuyến xe của người Việt xây dựng đường dài sang dịch trống của tài xế
nhiều người lại với nên. tại Vicar bạn có vụ xe ghép tiện đang không chờ
nhau trong khu vực thể chia sẻ chuyến xe chuyến. Dịch vụ này ra khách và tìm những
thành phố Hồ Chí ngay lập tức hoặc tìm đời xuất phát từ nhu khách hàng phù hợp
Minh , việc ghép và đặt chuyến xe đi cầu đi lại của hành có cùng nhu cầu di
chuyến xe diễn ra chung với giá vô cùng khách giữa các tỉnh chuyển trên cung
đối với những khách rẻ chỉ bằng vài thao thành với chi phí rẻ. đường đó, kết nối
có cùng tuyến tác đơn giản. Đặc biệt là khách hàng giữa khách hàng và
đường hoặc điểm có nhu cầu đưa rước ở tài xế một cách dễ
đến gần nhau, từ đó sân bay. dàng và nhanh
giúp họ chia sẻ tiền chóng.
xe nhằm tiết kiệm
ngân sách.

Giá Khoảng cách dưới Giá cước xe cho 50km Taxi trung tâm đi sân Không công bố
cả 5km đầu tiên, không vượt bay Nội Bài chỉ từ
quá 5.000đ/km. 110.000 đồng (Đi
4-7 chỗ: 12.000 - ghép) và 180.000 đồng
15.000 VND/km Chặng đường trên (Đi riêng).
50km đến 100km, giá
Khoảng cách từ 5km cước không quá Taxi từ sân bay Nội
đến 10km 4-7 chỗ: 4.000đ/km. Bài về Hà Nội chỉ
10.000-12.000 180.000 đồng (Đi
VND/km Chặng trên 100km, ghép) và 250.000 đồng
giá cước không vượt (Đi riêng).
Khoảng cách từ quá 3.000đ/km.
10km trở lên 4-7
chỗ: 8.000-10.000
VND/km.
Chất ForC là một sự lựa Vicar đã tạo ra một Với tinh thần chia sẻ, giúp khách hàng
lượng chọn an toàn, tiện trào lưu mới, định cả tài xế cũng như trải nghiệm dịch vụ
lợi, giúp tiết kiệm nghĩa lại cách di hành khách sẽ chia đưa đón bằng xe
túi tiền cho khách chuyển của người nhau chi phí đi lại bao con đường dài với
hàng khi sử dụng Việt. Hành khách gồm chi phí xăng dầu chi phí rẻ như xe
dịch vụ đi xe ghép ở không còn phải ngồi hoặc điện, chi phí cầu khách, đồng thời
khu vực nội và trên những chiếc xe đường và chi phí hao tận dụng những chỗ
ngoại thành của các khách chất lượng kém mòn của xe, qua đó cả trống trên xe giúp
thành phố lớn như trước, hành khách hai bên đều có lợi khi giảm thiểu tắc
Vicar được trải chia sẻ chi phí. Đi đường và ô nhiễm
nghiệm dịch vụ trên chung cũng là cơ hội môi trường. Bạn sẽ
những chiếc xe hơi bạn làm quen và kết được bao hoàn toàn
chất lượng cao với giá bạn với những người chuyến mà bạn đặt,
rẻ. Vicar chúng tôi dự đồng hành, làm cho tài xế có trách
kiến sẽ giảm khoảng chuyến đi trở nên vui nhiệm đón bạn tận
50% khí thải carbon vẻ hơn, có ý nghĩa nơi đưa về tận
ra môi trường, giảm hơn. điểm.
20% ùn tắc giao thông
ở các thành phố lớn
hiện nay.

Phục Dịch vụ chăm sóc Tài xế tận tâm, nhiệt Dịch vụ vận chuyển Chuyên nghiệp, tận
vụ khách hàng tốt, tài tình. tốt, tài xế chuyên tâm, chu đáo
xế tận tâm, chuyên nghiệp
nghiệp, lịch sự.

Danh Là ứng dụng mới ra Ứng dụng xe ghép có Đi Chung đã có mặt tại Số lượng tài xế
tiếng mắt và còn khá lạ mặt đầu tiên tại Việt hơn 20 sân bay và 40 đăng ký làm đối tác
với khách hàng. Nam tỉnh thành trên toàn của Carback đang
nước và mở rộng thị ngày càng tăng cao,
trường sang các nước có mặt ở rất nhiều
Nhật Bản, Trung tỉnh thành Việt
Quốc, Nga, Hàn và các Nam, nhưng tập
nước nói Tiếng Anh. trung chủ yếu vẫn là
ở Hà Nội và Hồ Chí
Minh.
Tiện Chuyên về xe ghép Chuyên về tiện ích đặt Giao hàng nhanh, thuê Xe riêng, đưa đón
ích bổ trong nội ô thành xe ghép tài xế. sân bay
bổng phố.

Dựa theo thang điểm 5, chúng tôi đánh giá mức độ hoàn thiện của các ứng dụng sau:

THƯƠNG HIỆU

Ecocarpoo Vica Dichun Carbac


l r g k

Giá 5 5 4 3
cả

Chất 5 5 4 5
lượn
g

Phục 5 4 5 5
vụ

Dan 4 5 4 4
h
tiếng

Tiện 4 5 5 5
ích
bổ
sung

Tổng 23 24 22 22

c) Kết luận
Nhìn chung, ForC cần phải khắc phục các điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh và hoàn
thiện công nghệ kỹ thuật cho ứng dụng. Từ bảng trên thấy được những điểm như độ danh
tiếng, kĩ thuật,.. cần cải thiện. Tuy nhiên, có thể đánh giá rằng ứng dụng ForC có nhiều tiềm
năng phát triển hơn nữa trong tương lai bởi mức giá cạnh tranh so với các loại xe công nghệ
hiện nay, sự tiện lợi của dịch vụ đi xe ghép và tiêu chí tiên phong bảo vệ môi trường. Tóm
lại, việc phát triển và vận hành ứng dụng đặt xe ghép đòi hỏi giải quyết nhiều khó khăn như
cạnh tranh, quản lý tài xế, vấn đề pháp lý, an ninh và an toàn, cùng với các yếu tố kỹ thuật
và hạ tầng. Để thành công, cần có một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ và khả năng thích
ứng nhanh chóng với môi trường thay đổi.
8. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
8.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Để đưa ra chiến lược phù hợp cho sản phẩm, chúng tôi đi vào phân tích 5 yếu tố
có thể gây áp lực cho sự phát triển của sản phẩm thông qua phân tích mô hình 5 áp lực
cạnh tranh và chấm điểm mức độ áp lực của 5 nhân tố trên.
 Áp lực từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp của EcoCarpool chủ yếu là các công ty thiết kế phần mềm như
FPT Software, Bravo, Asana…Những nhà cung cấp này sẽ giúp công ty thiết kế ứng
dụng với đầy đủ các tính năng cũng như là xây dựng các phần mềm phục vụ cho hoạt
động kinh doanh như quản lý nhân sự, kế toán…Ngoài ra, để phát triển được ứng dụng
thì doanh nghiệp còn cần nhà cung ứng về các công cụ và giao diện để đăng tải và phát
triển nền tảng như Google Ads, App Store, CH Play…
Nhìn chung, sự hợp tác giữa…và các nhà cung ứng là hợp tác đôi bên cùng có
lợi, nên các nhà cung cấp không phải là áp lực quá lớn đối với sự phát triển của doanh
nghiệp trong tương lai.
→ Đánh giá: Áp lực từ nhà cung cấp thấp, đạt thang điểm 1/5
 Áp lực từ phía khách hàng
Khi sử dụng ứng dụng xe công nghệ, khách hàng thường đặt ra nhiều yêu cầu
mà công ty phải đáp ứng như:
Vừa nhanh vừa tiết kiệm chi phí: Trước khi tiến hành đặt một chuyến xe, thường
thì các khách hàng sẽ so sánh giá giữa các hãng xe, xem hãng xe nào có mức giá rẻ hơn
và thời gian chờ ít hơn thì sẽ chọn hãng đó.
Chuyến đi an toàn: Tính năng chính của ứng dụng chính là chia sẻ chuyến đi với
người lạ. Điều này khiến khách hàng đặt ra sự nghi ngờ về sự an toàn của chuyến đi khi
đi chung với những người mà mình không quen biết. Đòi hỏi công ty phải đảm bảo được
tính minh bạch, an toàn để khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng
Ứng dụng dễ dàng sử dụng và bảo mật thông tin :Đối với phân khúc khách hàng
là người trẻ thì họ luôn muốn truy cập và sử dụng ứng dụng một cách nhanh chóng,
không muốn thông tin của mình bị tiết lộ ra bên ngoài. Đòi hỏi công ty phải thiết kế ứng
dụng với các thao tác và tính năng dễ dàng thực hiện và có các chính sách bảo mật.
→ Đánh giá: Áp lực từ phía khách hàng là tương đối lớn, đạt thang điểm 4/5
 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của ForC là một bài toán
lớn mà người sáng lập cần phải tính toán cẩn thận. ForC là một ứng dụng mới gia nhập
ngành dịch vụ vận tải hành khách nên việc có được sự nhận diện thương hiệu từ khách
hàng là khá khó khăn. ForC phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị
trường có thể kể đến như Vicar, Dichung, Carback,.. hoặc những đối thủ gián tiếp lớn
mạnh hơn là Grab, Gojek, Be, Mai Linh… Họ đều là những công ty đã lâu đời, có nhiều
kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và quy mô rất lớn. Ngoài ra các sản phẩm của họ đều có
chất lượng tốt và thiết kế hấp dẫn. Các chiến dịch quảng cáo cũng được tung ra rầm rộ
và tạo nên một môi trường cạnh tranh cao trong ngành.
→ Đánh giá: Áp lực từ đối thủ cạnh tranh lớn, đạt thang điểm 5/5
 d. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế cũng gây ra một áp lực lớn đến ForC. Những ứng dụng xe
ghép trước đó ra mắt phần nào đã tạo được tâm lí quen thuộc đến khách hàng. Hoặc đối
với ác nhà xe lớn, bến xe có những dịch vụ xe trung chuyển đưa đón khách tận nơi với
chi phí thấp (đôi khi miễn phí) cũng sẽ hạn chế lượng khách có mong muốn ghép xe giá
rẻ về nhà.
Áp lực đến từ xe ôm truyền thống cũng là vấn đề cần đặt ra vì đối tượng khách
hàng mà ứng dụng hướng tới là nhóm có thu nhập thấp – trung bình, vì thế nên họ sẽ cân
nhắc về việc chi phí giá cả với mỗi chuyến đi. Xe ôm truyền thống có mức giá không cố
định, họ sẵn sàng hạ giá thấp nhất để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
→ Đánh giá: Áp lực từ sản phẩm thay thế là tương đối lớn, đạt thang điểm 4/5
e. Áp lực từ đối thủ tiềm năng

8.2. Chiến lược khác biệt hoá của doanh nghiệp


Với áp lực từ đối thủ cạnh tranh cao cũng như là áp lực đến từ sản phẩm thay thế
trong tương lai, chúng tôi lựa chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Với mong muốn
đem đến trải nghiệm mới cho khách hàng, tạo ra nhiều giá trị hơn cho tệp khách hàng và
còn là hướng đến giá trị cộng đồng bền vững.
ForC là một ứng dụng xe ghép có đầy đủ những tính năng ưu việt. Ngoài việc
đơn thuần là ghép xe tiện chuyến để người dùng tối ưu được chi phí, xe ghép
ForC còn phát triển thêm tính năng lựa chọn bạn đồng hành giúp người đi có thể
làm quen, kết nối cộng đồng. Đây là một tính năng còn khá mới mẻ ở thị trường
Việt Nam, vì thế ForC đã xây dựng giao diện, thiết kế thân thiện, bắt kịp xu
hướng của người dùng để khác biệt hoá, cạnh tranh với đối thủ.cũng như dễ dàng
thâm nhập thị trường.
Tính năng khác biệt hoá kết nối cộng đồng
Với thế mạnh là địa điểm kinh doanh ở trung tâm thành phố, nguồn nhân lực
nhiệt huyết, có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng không ngừng nghiên cứu và
phát triển thêm các tính năng hữu ích của sản phẩm. Ngoài ra cơ hội về sự nhu cầu của
khách hàng về thị

21
trường xe công nghệ ngày càng tăng do chi phí rẻ, tiện lợi của nó ngày càng mở rộng. Vì
vậy chiến lược S-O mà nhóm đưa ra tập trung chủ yếu vào việc phát triển, mở rộng thị
trường, cải tiến sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng đồng thời quảng bá,
xây dựng thương hiệu để thu hút được khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ của
mình. Những chiến lược này còn giúp cho ForC khắc phục được những điểm yếu như
độ tin cậy của ứng

9. KẾ HOẠCH MARKETING
9.1. Mối quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch marketing
Dựa vào mô hình kinh doanh bằng ứng dụng và chiến lược của doanh nghiệp thì sẽ đưa
ra những kế hoạch Marketing phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp như
sau:
Chiến lược thu hút khách hàng:
 Tăng cường tiếp thị và chiến dịch quảng cáo: Sử dụng các loại quảng cáo ngoài
trời như bảng quảng cáo trên tuyến đường, trên các màn hình led, trên các tuyến
xe buýt và quảng cáo thông qua KOLs…để đưa ứng dụng đến với khách hàng
 Xây dựng nền tảng mạng xã hội cho sản phẩm như Facebook, Tiktok, Google Ads
và tạo sự kết nối tương tác với khách hàng qua đó.
 Tạo chương trình khách hàng thân thiết, cung cấp các mã giảm giá và ưu đãi độc
quyền dành cho khách hàng thường xuyên sử dụng ứng dụng EcoCarpool
 Tăng cường sự tin cậy và hỗ trợ khách hàng: Cung cấp hỗ trợ khách hàng chuyên
nghiệp và vui vẻ, lắng nghe ý kiến phản hồi và giải quyết khiếu nại một cách
nhanh chóng.
Chiến lược mở rộng thị trường
 Xem xét thiết lập hợp tác các đối tác với các công ty hoặc tổ chức có liên quan
trong lĩnh vực vận tải hoặc du lịch (các hãng xe taxi, khách sạn, công ty du lịch..)
để tăng khả năng tiếp cận đến công chúng.
 Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường và quảng cáo đến với người tiêu dùng.

9.2. Sản phẩm


9.2.1. Sản phẩm và USP
9.2.1.1. Sản phẩm cốt lõi và sản phẩm thực tế

 Sản phẩm cốt lõi:


Ứng dụng EcoCarpool của là sản phẩm với tính năng chính là chia sẻ chuyến đi giữa
những khách hàng có chung hành trình.
 Sản phẩm thực tế:
Ứng dụng EcoCarpool được thiết kế với logo có màu chủ đạo là cam và xanh lá cây dịu
nhẹ mang màu sắc riêng của công ty và được tích hợp nhiều tính năng để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng như lựa chọn người bạn đồng hành, hình thức thanh toán…
9.2.1.2. Điểm mới của sản phẩm (USP - Unique Selling Point)
 Định vị: Nhờ vào tính năng chia sẻ chuyến đi với chi phí rẻ (theo đánh giá của
khách hàng), ứng dụng đi xe ghép – EcoCarpool hơn hẳn so với các đối thủ cạnh
tranh.
Một trong những lợi ích chính của ứng dụng đặt xe ghép ForC là chi phí rẻ, vì số tiền
khách hàng thanh toán cho chuyến đi được tính toán dựa trên nguyên tắc chia sẻ giữa các
hành khách cùng chung một hành trình. Thay vì phải trả mức giá cố định cho mỗi
chuyến đi, người dùng có thể hưởng lợi từ việc chia sẻ chi phí di chuyển, giúp giảm bớt
gánh nặng tài chính cá nhân.

9.2.3. Mức giá

Đầu tiên chúng mình đã thực hiện khảo sát để chọn ra mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi
trả cho sản phẩm trên:

Hình 9.3. Kết quả khảo sát khách hàng về chi phí phải trả cho mỗi chuyến
đi

Theo khảo sát thì số tiền khách hàng thường phải chi trả cho mỗi chuyến đi dao động từ
20.000 – 100.000 VNĐ, số tiền này thường là khá cao so với đối tượng học sinh, sinh
viên.
Qua mức giá khảo sát trên khách hàng và ứng dụng xe ghép của đối thủ cạnh tranh,
EcoCarpool đã đưa ra mức giá cho mỗi chuyến đi như sau:
Giá cơ bản
Mức giá Xe 4 chỗ Xe 7 chỗ

Khoảng cách dưới 5km 12.000 VND/km 15.000 VND/km.

Khoảng cách từ 5km đến 10km 10.000 VND/km 12.000 VND/km.


Khoảng cách từ 10km trở lên 8.000 VND/km. 10.000 VND/km.

Bảng 9.1. Bảng giá cơ bản

Ví dụ, nếu người dùng đi 8km, EcoCarpool sẽ tính giá cơ bản là: 5km x 12.000 VND + 3km x
10.000 VND = 90.000 VND. Và giá xe ghép sẽ chia cho bình quân đầu người.
Giá cho thời gian chờ
 Giá mỗi phút chờ: 1.000 VND
 Áp dụng tính phí chờ sau số phút đợi là 5 phút

Biểu đồ giá theo thời gian và giao thông:


 Giá cao điểm (được áp dụng trong khung giờ cao điểm): Tăng 20% so với giá cơ
bản
 Giá thông thường (được áp dụng trong khung giờ thông thường): Giá cơ bản - Giá
đặc biệt (được áp dụng vào các ngày lễ, sự kiện đặc biệt): Tăng 30% so với giá cơ
bản
Mức giá đặc biệt cho các gói cước hoặc người dùng thường xuyên:
 Gói cước hàng ngày (10 chuyến): Giảm giá 10%
 Gói cước hàng tuần (30 chuyến): Giảm giá 20%
 Người dùng thường xuyên (đã sử dụng ứng dụng từ 10 lần trở lên): Giảm giá
15%
Ngoài ra mức giá còn có thể liên quan đến thuế, các mã giảm giá qua các sự kiện đặc
biệt… Sau khi định giá được mức giá của EcoCarpool thì mức giá này sẽ được thử
nghiệm mức giá ban đầu với một số khách hàng mẫu. Qua đó ta theo dõi và đánh giá
phản hồi của khách hàng để điều chỉnh giá cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm và
dịch vụ (nếu cần).
9.2.4. Phân phối
EcoCarpool đưa sản phẩm đến tay người dùng thông qua các nền tảng phân phối chính
thức như App Store (hệ điều hành IOS), CH Play (hệ điều hành Android), trang web
chính thức của ứng dụng (www.ecocarpool.com) , Microsoft trên hệ điều hành Windows
và Mac OS.
Dưới đây là chi tiết cụ thể của chiến lược phân phối:
Nền tảng App Store và CH Play:
● Tiến hành đăng ký và đưa ứng dụng EcoCarpool lên App Store và CH Play. Chú trọng
đảm bảo ứng dụng tuân thủ các quy định và chính sách của nền tảng này.
● Tối ưu hóa thông tin ứng dụng, mô tả và hình ảnh để thu hút sự chú ý của người dùng.
● Tối ưu hóa từ khóa (ASO) để ứng dụng xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm trên App
Store và CH Play.
Trang web chính thức của ứng dụng:
● Xây dựng và phát triển trang web chính thức của ứng dụng EcoCarpool để cung cấp
thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ.
● Thông qua trang web cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng và các tài liệu quảng cáo,
giúp khách hàng và đối tác hiểu rõ hơn về giá trị sản phẩm của EcoCarpool.
Kết hợp kênh truyền thông xã hội
 Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và Twitter để tiếp cận đối tượng
khách hàng mục tiêu và tạo ra sự lan tỏa thông tin về ứng dụng EcoCarpool.
 Chia sẻ các bài viết, hình ảnh và video về các tính năng và lợi ích của sản phẩm để tăng
sự tò mò và quan tâm từ cộng đồng mạng.
9.2.5. Chiến lược xúc tiến
9.2.5.1 Kế hoạch thu hút tài xế tham gia vào ứng dụng
Theo như tìm hiểu thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều tài xế xe công nghệ như Grab, Gojek,
Be…muốn chạy nhiều hãng khác nhau để tăng thêm nguồn thu nhập. Vì vậy, công ty sẽ xây
dựng các chiến lược để thu hút các tài xế này về làm việc cho công ty thông qua các chính sách
sau đây:
Tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn:
 Đưa ra một tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn cho tài xế, cao hơn so với các dịch vụ khác trên thị
trường như Grab, Gojek, Be…
 Cân nhắc áp dụng các chính sách tăng hoa hồng dựa trên hiệu suất và sự trung thành của
tài xế.
 Đưa ra chiến dịch khen thưởng cuối mỗi tháng cho tài xế chạy được nhiều chuyến xe và
nhận được nhiều đánh giá phản hồi tích cực nhất từ phía khách hàng.
Hỗ trợ xe và nhiên liệu:
 Cung cấp các chính sách hỗ trợ cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe
 Hỗ trợ chi phí nhiên liệu để giảm bớt gánh nặng tài chính cho tài xế
Tính minh bạch và công bằng:
 Duy trì mô hình hoạt động minh bạch đề tài xế có thể hiểu rõ về cách họ được thanh toán
và các chính sách liên quan.
Hỗ trợ đào tạo:
 Cung cấp các khóa đào tạo miễn phí hoặc chi phí thấp để nâng cao kỹ năng lái xe, giao
tiếp với khách hàng và sự am hiểu về hoạt động của công ty

9.2.5.2 Kế hoạch xúc tiến để phát triển ứng dụng


Khi bắt đầu gia nhập vào thị trường, công ty EcoCarpool sẽ xây dựng nhận thức thương
hiệu và tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua các hình thức như:
Quảng cáo:
● Tạo bộ logo, bộ nhận diện thương hiệu và trang web chính thức của EcoCarpool
● Sử dụng quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok….
và Google Ads để tạo nhận thức về ứng dụng và tạo lưu lượng trang web.
● Tạo nội dung hấp dẫn như video giới thiệu về ứng dụng, hướng dẫn sử dụng và bài
viết tiện ích của việc sử dụng đi xe ghép.
Khuyến mãi: Công ty sẽ tặng cho khách hàng những mã giảm giá cho mỗi chuyến đi và
chương trình tích điểm thành viên để đổi lấy những voucher hấp dẫn
Và khi đã có được thị phần lớn trong thị trường thì công ty sẽ có những có những chiến
lược xúc tiến để phát triển trong dài hạn:
Mở rộng phạm vi và hợp tác đối tác
● Mở rộng ứng dụng EcoCarpool vào các khu vực khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải
Phòng…và tìm kiếm các đối tác tiềm năng để mở rộng mạng lưới vận chuyển.
● Hợp tác quảng cáo và tiếp thị với các công ty, tổ chức, cộng đồng để tăng sự nhận biết
và tương tác cộng đồng.
Tận dụng tích hợp xã hội và giao diện người dùng:
● Phát triển tính năng chia sẻ trực tiếp lên mạng xã hội từ ứng dụng
● Liên tục cải tiến giao diện người dùng để đảm bảo trải nghiệm tối ưu, dễ dàng và hấp
dẫn Duy trì thương hiệu và tạo sự trung thành:
● Cung cấp giá trị liên tục qua nội dung, khuyến mãi và sự tương tác.
● Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để thúc đẩy sự trung thành và thường
xuyên sử dụng ứng dụng.

10. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH


10.1. Mối liên hệ giữa chiến lược và kế hoạch vận hành
Nhận thấy điểm yếu và thách thức của ForC trước các đối thủ trong ngành, ForC
đã dựa vô chiến lược mà doanh nghiệp nêu trên để đưa ra các bước đi để vận hành công
ty giảm thiểu những rủi ro như sau:
Chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng của sản phẩm
- Ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ: Đảm bảo rằng tài xế được đào tạo và
có kiến thức về các quy tắc giao thông và ý thức văn minh phi phục vụ khách
hàng, đồng thời kiểm tra và duy trì chất lượng của phương tiện để đảm bảo
sự thoải mái và an toàn của khách hàng.
- Không ngừng kiểm tra, thu thập ý kiến của người dùng nhằm cập nhật, thay đổi
theo hướng tiên tiến hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo dõi sát sao sản
phẩm để phát triển, cập nhật không để sản phẩm bị tụt lại so với đối thủ.
- Sử dụng các công nghệ và thiết bị hiện đại để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện
nhất để cung ứng cho khách hàng.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
- Tham khảo, học hỏi kế hoạch vận hành của các đối thủ cạnh tranh cũng như
các công ty thiết kế phần mềm khác từ đó có thể đưa ra kế hoạch vận hành
cho mình.
- Tạo nên các điểm khác biệt, mới lạ trong kế hoạch vận hành để thu hút khách
hàng và cạnh tranh với đối thủ, tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Kế hoạch vận hành phải được thiết kế gần gũi, thân thiện, phù hợp với nhu cầu
khách hàng.

10.2. Địa điểm cung ứng


Địa chỉ: 48 Hoàng Diệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức.
Hoạt động chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh sau đó mở rộng ra các thành phố
lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, …

10.3. Quy trình cung ứng dịch vụ đến khách hàng


Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Thực hiện thu thập thông tin từ thị trường về khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh
tranh, sản phẩm thay thế, mức giá bằng cách gửi bảng khảo sát với mọi người để tìm ra
nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như điểm mạnh điểm yếu của đối thủ.
Bước 2: Lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm
Sau khi có thông tin từ bảng khảo sát, bắt đầu vạch ra các bước cần làm để cung
ứng sản phẩm đến cho khách hàng và thiết kế sản phẩm phù hợp với các thông tin đó.
Bước 3: Lựa chọn đối tác
Tìm kiếm các đối tác tiềm năng dựa vào mục đích kinh doanh, sự phù hợp và
tương lại của cả hai bên. Ngoài ra còn phải dựa vào độ tin cậy, sự uy tín, chất lượng
dịch vụ mà họ đem lại.
Bước 4: Thương lượng hợp đồng
Sau khi đã tìm được đối tác phù hợp, bắt đầu triển khai thỏa thuận hợp đồng gồm
giá cả, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, thời gian thực hiện và các chi tiết khác. Nếu đạt
được sự đồng thuận giữa hai bên sẽ đi đến việc ký kết hợp đồng.
Bước 5: Triển khai sản phẩm
Tiến hành cài đặt ứng dụng ForC vào cấu hình IOS và Android.
Bước 6: Xây dựng chiến lược Marketing
Bắt đầu quảng cáo sản phẩm đến khách hàng bằng mạng xã hội, quảng cáo trực
tuyến, chia sẻ thông điệp ý nghĩa, sự khác biệt hoá của sản phẩm.
Bước 7: Xây dựng đội ngũ nhân viên
Thực hiện tuyển dụng tài xế có chuyên môn, kinh nghiệm, training lại để đào tạo
họ cách để cung ứng sản phẩm với khách hàng cũng như thái độ chăm sóc khách hàng
để tránh có sự cố ngoài ý muốn.
Bước 8: Theo Dõi và Điều Chỉnh
Trong quá trình cung ứng dịch vụ, ForC phải luôn liên tục thu thập các ý kiến
của khách hàng và nhân viên, theo dõi tiến độ chất lượng dịch vụ nhằm tiến hành điều
chỉnh và cải thiện phần mềm để đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu suất.

10.4. Nhà cung ứng nguyên vật liệu tham gia vào quy trình này
- FPT Software: cung cấp về dịch vụ thiết kế, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc
cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ, bao gồm cả thiết kế phần mềm
- Microsoft Azure: cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để lưu trữ thông tin khách
hàng. - IBM Security: Cung cấp giải pháp bảo mật dữ liệu IBM QRadar SIEM, quản
lý rủi ro và phát hiện xâm nhập để bảo mật thông tin khách hàng.
- BRAVO: Một trong những nhà cung cấp phần mềm “Quản trị doanh nghiệp - Tài
chính kế toán”
- ASANA :phần mềm quản lý công việc và dự án trực tuyến, hỗ trợ người dùng sắp xếp
các công việc hiệu quả, quản lý các dự án thông minh.
- Công ty Cổ phần FPT: là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ hàng đầu
Việt Nam.
- Các ứng dụng tài chính: cung cấp dịch vụ thanh toán tiện lợi cho khách hàng.

10.5. Nhà phân phối tham gia vào quy trình này
- Thông qua App store (Hệ điều hành IOS), CH play (Hệ điều hành Android), Trang
web chính thức của ứng dụng, tùy vào nhu cầu của khách hàng họ có thể cài đặt ứng
dụng bằng những cách trên.
- KOLs/Blogger/Youtuber trên Social Media: Họ sẽ trải nghiệm và đưa ra đánh giá,
giới thiệu sản phẩm tới mọi người và họ có thể cài đặt ForC qua link cung cấp.
- Khách hàng cũ giới thiệu cho khách hàng mới cài đặt và sử dụng ứng dụng
ForC. - Hợp tác với các đối tác liên quan.

10.6. Trang thiết bị quan trọng, nguồn gốc

 Thiết bị điện tử (Smartphone, Máy tính bảng) từ APPLE, SAMSUNG, OPPO…


 Dịch vụ lưu trữ đám mây : Microsoft Azure
 Phần mềm quản lý dự án: ASANA
 Thiết bị ghi âm, Webcam, Camera : Công ty Cổ phần FPT
 Google Maps: GOOGLE
 Thanh toán trực tuyến từ MoMo, VnPay, ZaloPay

10.7. Bản vẽ thiết kế tổng quát

Hình 10.1. Bản vẽ thiết kế quan trọng


Bản thiết kế của văn phòng làm việc ForC gồm các bộ phận như sau:
34
1. Phòng họp (MEETING ROOM): là nơi tổ chức các cuộc họp lớn, nhỏ của
phòng ban, bộ phận.
2. Phòng kế toán (ACCOUNTING DEPARTMENT): là nơi phụ trách công
việc ghi chép, thu thập, lưu trữ, cung cấp và xử lý các thông tin về tài chính.
3. Phòng quản lý dự án (PROJECT MANAGEMENT ROOM): nơi điều
phối giao tiếp giữa các bộ phận, theo dõi tiến độ dự án.
4. Phòng kỹ thuật-công nghệ phát triển (TECHNICAL DEPARTMENT): quản
lý và phát triển phần mềm.
5. Phòng chăm sóc khách hàng (CUSTOMER SERVICE ROOM): giải quyết các
vấn đề, khó khăn của khách hàng.
6. Phòng tiếp thị, quảng cáo (MARKETING DEPARTMENT): chịu trách nhiệm
lên kế hoạch, xây dựng các chiến lược quảng cáo tiếp thị.
7. Nhà kho (STORAGE): nơi lưu trữ các thiết bị dụng cụ, hồ sơ dự án và dữ
liệu…
8. Phòng ban lãnh đạo (PRESIDENT ROOM): nơi làm việc của ban lãnh đạo,
nơi tiếp đón các đối tác của công ty.
9. Lễ tân (RECEPTION AREA): có nhiệm vụ tiếp đón khách hàng và đối tác,
quản lý cuộc họp, điện thoại, email…
10. Nhà vệ sinh (BATHROOM).

11. CÁC DỰ BÁO VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH


11.1. Các dự báo về Báo cáo tài chính
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu của dự án được nhóm quyết định là 10% dựa theo tốc
độ tăng trưởng của ngành công nghệ đặt xe trung bình
- Bảng dự báo giá trị gia tăng:
Đơn vị: Triệu đồng
CHI TIÊU GIÁ TRỊ GIA TĂNG SAU CÁC NĂM
2024 2025 2026 2027 2028
Lương Giám đốc (1 người) - 4% 4% 4% 4%
Nhân viên phát triển sản phẩm (3 người) 2% 2% 2% 2%

Nhân viên kỹ thuật (4 người) 2% 2% 2% 2%

Nhân viên triển khai, vận hành (2 người) 2% 2% 2% 2%


Tăng trưởng doanh thu - 10% 10% 10% 10%
Chi phí dịch vụ - 0,001 0,001 0,001 0,001

Bảng 11.1. Bảng dự báo giá trị gia tăng

- Bảng dự báo cơ cấu nguồn vốn của công ty:


CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng vốn Chi phí sử dụng vốn
Vốn chủ sở hữu 686,525 70% 15%
Vốn vay 294,225 30% 12%
Lãi suất 12%
Phương thức trả nợ Gốc đều, lãi theo số dư giảm dần
Số kỳ 5

Bảng 11.2. Bảng dự cơ cấu nguồn vốn của công ty

11.3. Tổng doanh thu của công ty


Bảng ước tính doanh thu qua các năm:
- Theo số liệu từ Vụ Vận tải (Bộ GTVT), sau nhiều năm phát triển, thị trường
gọi xe trực tuyến tại Việt Nam đã có sự tham gia của khoảng 20 nền tảng
khác nhau. Hiện có khoảng 80.000 xe taxi, xe hợp đồng đã đăng ký kinh
doanh và được cấp phù hiệu (cafef, 2023).
- Trong đó tỷ lệ phục vụ (đo lường khả năng của một xe trong việc tìm và phục
vụ các yêu cầu đặt xe từ tài khoản khách hàng trong một khu vực và thời gian
cụ thể) chiếm 93,75%
- Tỷ lệ thâm nhập thị trường dự kiến vào khoảng 8%
- SOM = 80.000 x 93,75% x 8% = 6.000 (tài khoản)
- Doanh thu (năm 2024) = 6.000 x 5.000 x 15 x 12 = 5.400.000.000
(VND) Chúng tôi dựa theo tốc độ tăng trưởng của ngành xuất bản phần mềm trung bình
là 10% và chi phí phục vụ trên một giao dịch tăng 1.000 một năm để tính doanh thu của
năm 2025, 2026, 2027 và 2028.
- Doanh thu (năm 2025) = 6.000 x (1+ 10%) x 6.000 x 15 x 12 = 7.128.000.000
(VND)
- Doanh thu (năm 2026) = 6.000 x (1+ 10%) x 7.000 x 15 x 12 = 9.147.600.000
(VND)
- Doanh thu (năm 2027) = 6.000 x (1+ 10%) x 8.000 x 15 x 12 = 11.499.840.000
(VND)
- Doanh thu (năm 2028) = 6.000 x (1+ 10%) x 9.000 x 15 x 12 = 14.231.052.000
(VND) Đơn vị: Triệu đồng
ƯỚC TÍNH DOANH THU
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Số tài khoản hoạt động của người có 6000,000 6600,000 7260,000 7986,000 8784,600
xe

Số lượt sử dụng 180,000 180,000 180,000 180,000 180,000


Phí dịch vụ (Triệu đồng) 0,005 0,006 0,007 0,008 0,009
DOANH THU (triệu đồng) 5400,000 7128,000 9147,600 11499,840 14231,052

Bảng 11.4. Bảng ước tính doanh thu qua các năm
11.4. Tổng chi phí của công ty
Bảng ước tính chi phí qua các năm:
Đơn vị: Triệu đồng

38
ƯỚC TÍNH CHI PHÍ
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Duy trì app 35,000 35,000 35,000 35,000 35,000
Thuê Google map 120,000 120,000 120,000 120,000 120,000
Giám đốc 300,000 312,000 324,480 337,459 350,958
Nhân viên phát triển sản phẩm 648,000 660,960 674,179 687,663 701,416
Nhân viên triển khai, vận hành 288,000 293,760 299,635 305,628 311,740
Nhân viên kỹ thuật 720,000 734,400 749,088 764,070 779,351
Nhân viên chăm sóc khách hàng 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000
Nhân viên Marketing 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000
Tiền điện nước 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000
Thuê văn phòng 240,000 240,000 240,000 240,000 240,000
Chi phí quảng cáo 200,000 200,000 50,000 50,000 50,000
Chi phí khác 500,000 500,000 500,000 500,000 500,000
TỔNG CHI PHÍ 3441,000 3486,120 3382,382 3429,820 3478,465

Bảng 11.5. Bảng ước tính chi phí qua các năm

11.5. Tổng khấu hao và lịch trả nợ của công ty


Bảng ước tính khấu hao qua các năm:
Đơn vị: Triệu đồng
KHẤU HAO
Năm 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029
Nguyên giá văn phòng 150,000
Giá trị đầu kì 150,000 120,000 90,000 60,000 30,000
Khấu hao trong kì 30,000 30,000 30,000 30,000 30,000
Giá trị cuối kì 150,000 120,000 90,000 60,000 30,000 0,000
Nguyên giá TSCĐ 618,650
Giá trị đầu kì 618,650 556,785 494,920 433,055 371,190 309,325
Khấu hao trong kì 61,865 61,865 61,865 61,865 61,865 0,000
Giá trị cuối kì 618,650 556,785 494,920 433,055 371,190 309,325 309,325
Nguyên giá nội thất 19,100

39
Giá trị đầu kì 19,100 15,280 11,460 7,640 3,820
Khấu hao trong kì 3,820 3,820 3,820 3,820 3,820
Giá trị cuối kì 19,100 15,280 11,460 7,640 3,820 0,000
TỔNG KHẤU HAO 95,685 95,685 95,685 95,685 95,685 0,000

Bảng 11.6. Bảng ước tính khấu hao qua các năm
Lịch trả nợ qua các năm:
Đơn vị: Triệu đồng
LỊCH TRẢ NỢ VAY
Năm 2023 2024 2025 2026 2027 2028
Dư nợ đầu kỳ 294,225 235,380 176,535 117,690 58,845
Vay trong kỳ 294,225
Tổng trả 94,152 87,091 80,029 72,968 65,906
Gốc 58,845 58,845 58,845 58,845 58,845
Lãi 35,307 28,246 21,184 14,123 7,061
Dư nợ cuối kỳ 294,225 235,380 176,535 117,690 58,845 0,000

Bảng 11.7. Lịch trả nợ

11.6. Lập các bảng báo cáo

❖ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng


BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Doanh thu 5400,000 7128,000 9147,600 11499,840 14231,052
Chi phí 3441,000 3486,120 3382,382 3429,820 3478,465
Khấu hao 95,685 95,685 95,685 95,685 95,685
EBIT 1863,315 3546,195 5669,533 7974,335 10656,902
I 35,307 28,246 21,184 14,123 7,061
EBT 1828,008 3517,949 5648,348 7960,213 10649,840
T 365,602 703,590 1129,670 1592,043 2129,968

EAT 1462,406 2814,360 4518,679 6368,170 8519,872


Bảng 11.8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

❖ Bảng lưu chuyển tiền tệ:


Đơn vị: Triệu đồng
2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029
Dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ (a) -981 1.959 3.642 5.765 8.070 10.753 313
+ (b) + (c)
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh = (1) - 0 1.959 3.642 5.765 8.070 10.753 0
(2) = (a)
Dòng tiền vào (1) 0 5.400 7.128 9.148 11.500 14.231 0
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 0 1.863 3.546 5.670 7.974 10.657 0
Dòng tiền ra (2) 0 3.441 3.486 3.382 3.430 3.478 0
Tiền lãi vay đã trả 0 35 28 21 14 7 0
Thuế TNDN đã nộp 0 366 704 1.130 1.592 2.130 0
2. Hoạt động đầu tư = (3) - (4) = (b) -981 0 0 0 0 0 313
Dòng tiền vào (3) 0 0 0 0 0 0 313
Dòng tiền ra (4) 981 0 0 0 0 0 0
3. Hoạt động tài chính (c) = (5) - (6) = c 0 0 0 0 0 0 0
Dòng tiền vào (5) 0 0 0 0 0 0 0
Dòng tiền ra (6) 0 0 0 0 0 0 0

Bảng 11.9. Bảng lưu chuyển tiền tệ


❖ Bảng cân đối kế toán:

Đơn vị: Triệu đồng


31/12/2024 31/12/2025 31/12/2026 31/12/2027 31/12/2028
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 1.702 3.054 4.759 6.608 8.760
Tiền & Tương đương tiền 1.462 2.814 4.519 6.368 8.520
Tài sản ngắn hạn khác 240 240 240 240 240
B. Tài sản dài hạn 788 788 788 788 405
Tài sản cố định 96 96 96 96 96
Tài sản dài hạn khác 692 692 692 692 309
Tổng tài sản 2.490 3.842 5.547 7.396 9.165
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 330 264 198 132 66
Nợ ngắn hạn 94 87 80 73 66
Nợ dài hạn 235 177 118 59 0
B. Vốn chủ sở hữu 2.160 3.578 5.350 7.264 9.099
Vốn đầu tư CSH 698 764 831 896 579
Lợi nhuận giữ lại 1.462 2.814 4.519 6.368 8.520
Tổng nguồn vốn 2.490 3.842 5.547 7.396 9.165

Bảng 11.10. Bảng cân đối kế toán

12. KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN NĂM ĐẦU TIÊN


ForC đã thống kê được các nguồn huy động phù hợp nhất trong giai đoạn chỉ mới
hình thành ý tưởng khởi nghiệp để thực hiện mô hình kinh doanh thì nhóm quyết định
sẽ huy động tổng cộng 980.750.000 đồng trong đó bao gồm các chi phí sau:
• Chi phí thiết kế ứng dụng ForC
Đơn vị: Triệu đồng

42
KHOẢN MỤC THÀNH TIỀN

Chi phí khảo sát, phát triển ý tưởng phần mềm trực tiếp 20,000
Chi phí xây dựng phần mềm 60,000
Chi phí chạy thử sản phẩm 3,000
Đăng ký thương hiệu, bản quyền 55,000
Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải 40,000

Tổng 178,000
Bảng 12.1. Chi phí thiết kế ứng dụng

• Chi phí văn phòng


Đơn vị: Triệu đồng
KHOẢN MỤC THÀNH TIỀN

Chi phí tu sửa văn phòng 150,000


Lắp đặt hệ thống điện nước 6,000
Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị 9,000
TỔNG 165,000

Bảng 12.2. Chi phí văn phòng

• Máy móc thiết bị dụng cụ


Đơn vị: Triệu đồng
KHOẢN MỤC THÀNH TIỀN

Máy vi tính 364,000


Máy điều hoà 23,200
Máy in 7,200
Máy photocopy 14,500
Camera quan sát 6,900
Máy chiếu 2,850
Máy chủ (Server) 200,000

43
TỔNG 618,650
Bảng 12.3. Máy móc thiết bị dụng cụ

• Vật dụng nội thất


Đơn vị: Triệu đồng
KHOẢN MỤC THÀNH TIỀN

Bàn, ghế làm việc cụm 6 người 9,600


Tủ đựng hồ sơ 1,500
Bàn họp 2,000

Ghế họp 6,000


TỔNG 19,100

Bảng 12.4. Vật dụng nội thất

• Các khoản đầu tư và nguồn vốn ban đầu


Đơn vị: Triệu đồng
TỔNG CỘNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU THÀNH TỶ LỆ
TIỀN

Vay Ngân hàng 294,225 30%

Vốn tự có 1. Huỳnh Hà Khánh Ly 340,000 686,525 70%


(Cổ phần
2. Hồ Thị Thanh Trúc 100,500
góp vốn)

3. Phan Nguyễn Quỳnh 135,500


Như

4. Huỳnh Khánh Vân 110,525

TỔNG 980,750 100%

Bảng 12.5. Các khoản đầu tư và nguồn vốn ban đầu


Chúng tôi dự định huy động vốn từ 2 nguồn sau đây:
 VỀ NGUỒN VỐN SẴN CÓ
Nguồn vốn sẵn có của các thành viên trong nhóm bao gồm tiền mặt và tiền tiết kiệm.
Điều này cho phép nhóm giảm bớt áp lực trả lãi vay trong tình huống kinh tế biến động
và lãi suất tăng cao. Tuy nhiên, vì các thành viên trong nhóm là các startup trẻ, điều kiện
tài chính chưa ổn định. Mỗi thành viên trong nhóm đã đặt ra kế hoạch để đóng góp
686.525.000 VNĐ, chiếm 70% trên tổng vốn cần khởi nghiệp.
 VỀ VỐN VAY NGÂN HÀNG
Trên cơ sở uy tín và đáng tin cậy của BIDV, khả năng hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, điều
kiện thế chấp và lãi suất hợp lý, nhóm đã quyết định chọn BIDV làm ngân hàng đối tác
để vay vốn. Trong đó, kế hoạch là vay 294.225.000 VNĐ từ ngân hàng, chiếm khoảng
30% tổng nguồn vốn. Thời hạn vay là 5 năm, với lãi suất 12% mỗi năm và hình thức thế
chấp tài sản.
13. RỦI RO
Loại Cụ thể Xác suất Tác động tiêu cực Phương án giải
rủi ro xảy ra quyết
Số lượng khách hàng Cao Doanh thu Thiết lập khoản dự
sử dụng sản phẩm ít không đủ duy phòng để bù lỗ khi ngân
hơn dự kiến trì hoạt sách bị âm
động sản phẩm

52
Rủi ro thị Nhiều đối thủ Cao Cạnh tranh cao, khó Tìm hiểu và khai thác
trường cạnh tranh khăn trong việc thu điểm yếu của đối thủ
hút khách hàng sử
dụng sản phẩm Đẩy mạnh chiến lược
marketing

Rủi ro công Sản phẩm có Thấp Ảnh hưởng đến Thường xuyên
nghệ thể bị lỗi hệ khả năng hoạt động kiểm tra và thử
thống của ứng dụng nghiệm kỹ thuật

Có thể bị đánh cắp Phát triển các biện pháp


thông tin khách bảo mật
hàng thông tin
Tụt hậu công Cao Khó cạnh tranh với Liên tục cập nhật và
nghệ so với đối các đối thủ khác nâng cấp hệ thống
thủ cạnh tranh

Rủi ro thanh Hạn chế về Thấp Không đủ tiền để trả Xây dựng chi tiết kế
khoản nguồn vốn ban lương và thanh toán hoạch tài chính và
đầu các khoản nợ phương án thu hút
nguồn tài trợ
Bảng 13.1. Bảng rủi ro của dự án

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khánh Vy. (2023) . 'Miếng bánh' gọi xe công nghệ rơi vào tay ông lớn ngoại, công
ty của ông Phạm Nhật Vượng hợp sức với Be liệu có vẽ lại thị trường?. Trích từ
<https://cafef.vn/mieng-banh-goi-xe-cong-nghe-roi-vao-tay-ong-lon-ngoai-cong-ty
cua-ong-pham-nhat-vuong-hop-suc-voi-be-lieu-co-ve-lai-thi-truong
188230329091535389.chn>
2. Ái Nhiên. (2022). Thị trường gọi xe công nghệ: Thiết lập môi trường cạnh tranh
bình đẳng. Trích từ
<https://thoibaonganhang.vn/thi-truong-goi-xe-cong-nghe-thiet-lap-moi-truong-
canh tranh-binh-dang-126479.html >

3. Vũ Khoan (2022), Ô nhiễm không khí, 70% do phương tiện giao thông. Trích từ:
<https://kinhtedothi.vn/o-nhiem-khong-khi-70-do-phuong-tien-giao-thong.html >
4. Quang Vũ. (2020). Carback: Đặt xe con đi tỉnh, du lịch, về quê giá bằng đi xe
khách!. Trích từ
<https://kenh14.vn/carback-dat-xe-con-di-tinh-du-lich-ve-que-gia-bang-di-xe-
khach 20200526164801154.chn>

5. IQAIR, Chất lượng không khí tại Việt Nam. Truy cập tại:
https://www.iqair.com/vi/vietnam
6. Truy cập web:
https://vnexpress.net/khoa-hoc/cuoc-thi-sang-kien-khoa-hoc/san-pham/vicar-
ung dung-xe-ghep-1003256373
7. Truy cập web: https://top-driver.net/xe-di-chung-xe-quay-dau/

You might also like