You are on page 1of 7

“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI MÔN HỌC
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Tài liệu này gồm 6 phần:


PHẦN 1: NHIỆM VỤ CÁN BỘ LỚP THỰC HIỆN
PHẦN 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
PHẦN 3: MINH HỌA ĐỀ CƯƠNG CỦA 1 ĐỀ TÀI CỤ THỂ
PHẦN 4: MINH HỌA TRÌNH BÀY TRANG MỤC LỤC
PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT KẾT LUẬN KHOA HỌC
PHẦN 6: DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
------------------------------------------------------

PHẦN 1: NHIỆM VỤ CÁN BỘ LỚP THỰC HIỆN


- Cán bộ lớp share văn bản này đến tất cả SV trong lớp.
- Cán bộ lớp lập danh sách đăng ký số đề tài có 3 cột:
+ Cột 1 – Số thứ tự đề tài từ 1 đến hết để sinh viên đăng ký.
+ Cột 2 - Họ tên sinh viên đăng ký đề tài;
+ Cột 3 – Mã sinh viên
Số thứ tự đề tài Sinh viên thực hiện Mã sinh viên
Đề tài số 1 Nguyễn Văn Xuân 123456
Đề tài số 2 Trần Thị Tú Oanh 234567
Đề tài số 3 Lê Trung Hiếu Nghĩa 345678
………… …………………….. …………………….
- Mỗi SV đăng ký 1 đề tài, mỗi đề tài chỉ chấp nhận 1 SV đăng ký thực hiện. Cán bộ lớp
ưu tiên SV nào đăng ký số đề tài sớm nhất, những người đăng ký muộn phải đăng ký lại đề
tài khác.
- Cán bộ lớp công bố danh sách đăng ký đề tài cho lớp mình biết để thực hiện và gửi
danh sách cho Giảng viên theo dõi, chấm điểm.
- Thời hạn nộp tiểu luận: cán bộ lớp thu tiểu luận và nộp giảng viên 1 lần duy nhất theo
yêu cầu cụ thể của giảng viên.

1
“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

PHẦN 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN


- Tiểu luận cuối môn là văn bản khoa học, có cấu trúc gồm các mục và tiểu mục, nội
dung tiểu luận được viết tay trong khoảng từ 7 đến 12 trang nội dung (Không tính trang Bìa,
trang Mục lục, trang Lời nói đầu, trang Kết luận và Tài liệu tham khảo - nếu có).
- Viết tiểu luận trên giấy khổ A4. Định lề trang văn bản: Lề trên: cách mép trên từ 20 -
25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30mm; Lề phải:
cách mép phải từ 15 - 20 mm.
- Tiểu luận không tách Phần, Chương, mà là tách thành các Mục và tiểu mục.
- Không được sử dụng chữ cái A, B, C để tách Mục, tiểu mục; Không được sử dụng
số La mã (I;II;III…) để ký hiệu Mục, tiểu mục
- Chỉ được sử dụng số Ả Rập (1;2;3…) để đặt thứ tự MỤC và ký hiệu (1.1; 1.2; 1.3…;
2.1; 2.2; 2.3…) đặt thứ tự TIỂU MỤC.
- Trật tự trình bày tiểu luận: (1) Bìa ngoài (bìa có đầy đủ tên Trường, môn học,
Semina lần mấy, tên đề tài, họ tên, lớp, mã sinh viên, tên giáo viên hướng dẫn); (2) trang
Mục lục (có mục, tiểu mục, tên mục/tiểu mục và số trang của mục/tiểu mục đó); (3) trang
Lời nói đầu; ( 4) các trang mục và tiểu mục viết nội dung tiểu luận; (5) Trang Kết luận và
trang Tài liệu tham khảo (nếu có).
- Phải tách riêng các trang Mục lục, Lời nói đầu và Kết luận.
- Không được tách trang, không được tách dòng, phải viết liền trang, dòng nội
dung mục, tiểu mục.
- Chỉ sử dụng màu mực xanh để viết tiểu luận.
- Cấu trúc tiểu luận phải kết cấu từ 2 mục trở lên, tối đa là 4 mục (tùy độ phức tạp của
nội dung), mỗi mục phải có tối thiểu từ 2 tiểu mục trở lên đến 4 tiểu mục (không nên quá
nhiều tiểu mục).
- Đặt tên mục, tiểu mục: Không được dùng câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu khẩu
hiệu và câu phủ định. Dùng câu khẳng định đặt tên các mục/tiểu mục và tên mục/tiểu mục
phải đủ 2 bộ phận: (1) hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu và (2) đối tượng nghiên
cứu của mục/tiểu mục đó.
Xem kỹ ví dụ đặt tên 1 mục và 3 tiểu mục dưới đây:
1. Định nghĩa cương lĩnh, hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu

2
“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam


1.1. Định nghĩa cương lĩnh chính trị
1.2. Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta
1.3. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta
Trong ví dụ trên, những chữ in nghiêng là hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu;
những chữ béo không nghiêng là đối tượng nghiên cứu của mục/tiểu mục.
Trong ví dụ trên, những chữ in nghiêng là hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu;
những chữ béo không nghiêng là đối tượng nghiên cứu của mục/tiểu mục.
- Trang Mục lục: Tên Mục và tên các Tiểu mục phải đầy đủ, rõ ràng, phải có cột
trang cho các mục và tiểu mục.
- Trang Lời nói đầu: phải viết rõ được vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài; những
nội dung lớn trong đề tài; mục tiêu đặt ra của việc nghiên cứu đề tài đó.
- Các nội dung trong mục/tiểu mục: phải giải quyết được vấn đề mà tên mục/tiểu
mục đặt ra. Tổng thể nội dung trong tất cả các mục phải giải quyết được vấn đề mà tên đề
tài đặt ra.
Trang Kết luận: Trang kết luận phải thể hiện được: (1) Kết luận được những nội dung
lớn đã phân tích trong phần mục và tiểu mục; (2) Nội dung của mỗi kết luận phải rõ ràng,
tường minh (3) Thứ tự các kết luận phải logic chặt chẽ, hệ thống; (4) Không kết luận cho
những vấn đề ngoài nội dung ở mục/tiểu mục.
- Tiểu luận đóng bìa xanh.
- Copy tiểu luận sẽ bị xử lý cấm thi.
PHẦN 3: MINH HỌA ĐỀ CƯƠNG 1 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CỤ THỂ
Tên đề tài:
THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA
Lời nói đầu
1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân
1.1. Khái niệm thuật ngữ thành phần kinh tế tư nhân
1.2. Những đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân trong so sánh với thành phần
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ở nước ta

3
“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập ở nước ta
2.1. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập kinh tế
2.2. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập văn hóa
2.3. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, phát triển con người
2.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư nhân hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo

PHẦN 4: MINH HỌA TRÌNH BÀY TRANG MỤC LỤC


MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: Thành phần kinh tế tư nhân và vai trò của nó trong hội nhập quốc tế ở nước ta

MỤC TÊN MỤC TRANG


Lời nói đầu 1
1 Khái niệm, đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân 2
1.1 Khái niệm thuật ngữ thành phần kinh tế tư nhân 2
1.2 Những đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân trong so sánh với thành phần 3
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ở nước ta
2 Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập ở nước ta 4
2.1 Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập kinh tế 5
2.2 Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập văn hóa 6
2.3 Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, phát triển con người 7
2.4 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư nhân hiện nay 8
Kết luận 9
Tài liệu tham khảo 10

PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT KẾT LUẬN KHOA HỌC


Trang KẾT LUẬN của tiểu luận là trang khái quát kết quả nghiên cứu của toàn bộ nội
dung đã hiện diện ở MỤC và TIỂU MỤC. Không được phép kết luận những vấn đề bên
ngoài nội dung đã hiện diện trong MỤC và TIỂU MỤC. Để viết KẾT LUẬN dễ dàng, rõ
ràng, hiệu quả, sinh viên nên thực hiện theo cách viết sau:

4
“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

Xây dựng khổ văn dẫn vào kết luận {khổ văn dẫn vào kết luận khoảng 5 đến 7 dòng},
và dẫn vào ý: Sau khi nghiên cứu đề tài (nhắc lại tên đề tài) ………………….., với các nội
dung chủ yếu là (nhắc lại tên các mục lớn) ………………cho phép tác giả rút ra một số kết
luận cơ bản sau:
Thứ nhất là: ………………………… …(tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Thứ hai là,…………………………….. (tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Thứ ba là,……………………………… (tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Thứ tư là,……………………………….(tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Cuối cùng là, (kết luận tổng quát cho đề tài)…….. (4 đến 6 dòng)
Chú ý: kết luận không phải là nhắc lại nội dung, nếu phải nhắc lại một nội dung nào
đó thì việc đó chỉ là cơ sở cho một kết luận mới liên quan đến nội dung đó)
TRANG KẾT LUẬN VIẾT TỪ 1 ĐẾN 2 TRANG, GỌN, ĐẸP, CÁC KẾT LUẬN
ĐỀU TÁCH KHỔ RÕ NÉT, DỄ NHÌN, DỄ ĐỌC, DỄ HIỂU

PHẦN 6: DANH SÁCH 30 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN


Số 1/ Giá trị và hạn chế trong tư tưởng Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX – Liên hệ
thực tiễn hiện nay.
Số 2/ Những điểm giống nhau và khác biệt giữa Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa
xã hội khoa học.
Số 3/ Quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về sự thay thế tất yếu chế độ Tư bản chủ
nghĩa bằng chế độ Xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 4/ Quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về lực lượng xã hội thực hiện sự thay thế
Chế độ Tư bản chủ nghĩa bằng Chế độ Xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 5/ Những dự báo của Chủ nghĩa xã hội khoa học về xã hội Cộng sản chủ nghĩa tương lai.
Cơ sở khoa học và tính chất của những dự báo đó. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 6/ Quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về hai giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa
Cộng sản. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 7/ Những quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa Tư
bản lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 8/ Quan điểm của Mác - Ăng-ghen về thời kỳ quá độ trực tiếp từ Chủ nghĩa Tư bản lên

5
“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thực tiễn hiện nay.


Số 9/ Quan điểm của Mác, Ăng-ghen và Lê nin về thời kỳ quá độ gián tiếp từ Chủ nghĩa Tư
bản lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 10/ Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội do
Lê nin tiến hành từ năm 1917 đến năm 1921. Những bài học lớn Lê nin đã rút ra trong giai
đoạn này. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 11/ Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô giai đoạn 1924 đến 1991. Những bài học lớn có thể rút ra trong giai đoạn này. Liên
hệ thực tiễn hiện nay.
Số 12/ Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1986. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 13/ Đánh giá quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô từ 1917
đến 1991 và tại Việt Nam từ 1954 đến 1986. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 14/ Những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ hiện thực hóa quan điểm Mác - Lênin về Chủ
nghĩa xã hội. Liên hệ thực tiễn hiện nay.
Số 15/ Sự đổi mới quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ đi lên Chủ
nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa trong
Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986).
Số 16/ Sự đổi mới quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ đi lên Chủ
nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được nêu trong Văn
kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991).
Số 17/ Những đổi mới cơ chế kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của
nó trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Số 18/ Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và ảnh hưởng của nó trong quá trình xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Số 19/ Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của nó trong quá trình xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Số 20/ Thực hiện công bằng xã hội và kiềm chế sự gia tăng bất bình đẳng xã hội trong quá
trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Số 21/ Tính tất yếu của hội nhập quốc tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

6
“Nếu bộ óc không được tổ chức khoa học thì mọi khát vọng đều chỉ là trò đùa”- 00371

Số 22/ Tính tất yếu của xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
Số 23/ Tính tất yếu của chống tham nhũng, lãng phí trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay.
Số 24/ Hiện thực xóa đói giảm nghèo ở ………… và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã
hội người dân nơi đây. (SV tự chọn một địa phương cụ thể và ghi rõ địa phương đó vào
phần in nghiêng trong tên đề tài).
Số 25/ Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nước ta và tác động của nó đến phát triển hạnh
phúc của nhân dân hiện nay.
Số 26/ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và ảnh hưởng của nó đến thúc đẩy quyền làm
chủ của nhân dân trong quá độ lên CNXH, hội nhập quốc tế hiện nay.
Số 27/ Quyền tự do tín ngưỡng và tác động của nó đến tự do, hạnh phúc của một bộ phận
người dân ở nước ta.
Số 28/ Xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo dân chủ xã hội chủ nghĩa ở ……….(SV tự chọn
một địa phương cụ thể và ghi rõ địa phương đó vào phần in nghiêng trong tên đề tài).
Số 29/ Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo và chủ trương tự do tôn giáo
của nước ta.
Số 30/ Vai trò của gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở
nước ta hiện nay.

You might also like